1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Góp phần nghiên cứu sinh trưởng phát triển của loài kim giao (Nageia Fleuryi (hickel) de laub.) trồng tại trạm đa dạng sinh học Mê Linh

51 318 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 13,75 MB

Nội dung

Trang 1

NGUYEN THI THU HANG

GOP PHAN NGHIEN CUU SINH TRUONG PHAT TRIEN CUA LOAI KIM GIAO (NAGEIA

FLEURYI (HICKEL) DE LAUB.) TRONG TAI TRAM DA DANG SINH HOC ME LINH

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Thực vật học

Trang 2

TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI 2 KHOA SINH-KTNN

NGUYEN THI THU HANG

GOP PHAN NGHIEN CUU SINH TRUONG PHAT TRIEN CUA LOAI KIM GIAO (NAGEIA

FLEURYI (HICKEL) DE LAUB.) TRONG TAI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Thực vật học

Người hướng dẫn khoa học:

TS Lê Đồng Tấn: Viện nghiên cứu khoa học Tây Bắc

TS Hà Minh Tâm: Trường ĐHSP Hà Nội 2

Trang 3

LOI CAM ON

Đề hoàn thành khố luận này, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và

sâu sắc nhất đến 7;$ Lê Đồng Tấn và TS Hà Minh Tâm là những người đã

trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

và hoàn chỉnh luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, trạm Đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện

thuận lợi cho tôi trong việc nghiên cứu, thu thập số liệu

Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn tới anh Trịnh Xuân Thành (Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc), cùng các thầy cô ở Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người thân và bạn bè đã luôn ở bên động viên, giúp đỡ và khích lệ tôi trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2013

Sinh viên

Trang 4

LOI CAM DOAN

Dé dam bao tinh trung thực của khóa luận, tôi xin cam đoan:

Khóa luận “Góp phần nghiên cứu sinh trướng phát triển cúa loài Kim giao (Nageia fleuryi (Hickel) de Laub.) trong tai Tram Da dang sinh

học Mê Linh” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới

sự hướng dẫn của TS Lê Đồng Tấn và TS Hà Minh Tâm Các số liệu nêu

trong đề tài là trung thực, được thu thập từ thực nghiệm và qua xử lí thống kê Các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được ghi rõ nguồn gốc

ĐHSP Hà Nội 2, ngày 05/05/2013

Sinh viên

Trang 5

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

D : Đường kính thân cây

AD : Tăng trưởng đường kính thân cây Dtan : Đường kính tán cây

ADtan : Tăng trưởng đường kính tán cây

DDSH : Da dang sinh hoc

H : Chiều cao

AH : Tăng trưởng chiều cao HDC : Chiều cao dưới cành HVN : Chiều cao vút ngọn

IUCN : Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

KH&KT : Khoa học và kĩ thuật NCKH : Nghiên cứu khoa học

Nxb : Nhà xuất bản

TTV : Tham thuc vat

Trang 6

MUC LUC

Trang

LOI CAM ON LOI CAM DOAN

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

MUC LUC

DANH MUC BANG

DANH MỤC HÌNH

CHƯƠNG I TÔNG QUAN TÀI LIỆU 2-5-5+2+2+E+E+E+EzEzEzzecrererses 04

1.1 Tình hình nghiên cứu về sinh trưởng của cây rừng 04

1.2 Những nghiên cứu về loài Kim giao (Nageia fleuryi (Hickel) de Laub.)

DQ Trén tnd SiGb eececccccccccsesesssesessesesssesessesesessssssesesssscsesassesesessesesesseseseees 05 1.2.2 O Viét NAM oeeceseescesseescesseeseeseeeseeseseessesesesenesessetesessetsassseteeessteseeeeeen 06

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2¿- 2©5£++zExtzxerxerrrrke 08

2.1 Đối tượng nghiÊn CỨU .cc Sen TT re 08 2.2 Phạm vì nghiÊH CỨI Ăn kg 08

2.2.1 Vị trí địa lý, địa hÌHh: SG HH ng kg 08

2.2.2 Dia ChAt— TNO ANUGNG ccccccccsccsescssesessssesessssesessssesesscsssesessssesessesesesseee 09

2.2.3 Khí hậu — Thủy VĂN KH nryy 09

2.2.4 Tài nguyên đỘng VẬI TỪ Ăn vn ve 09 2.3 Thời gian nghiÊn CỨU -.- S119 ng tr 12 2.4 Phương pháp nghiên CỨU 5232331111 ng ve rrg 12

Trang 7

2.4.2 Phwong php xt I) 86 GU ccececececccecesesesesesescsvsesssesesesesesesesesesesesececs 15 CHUONG 3 KET QUA NGHIEN CỨU ciecececscsssscssssssessesssestsecsesesscseseeueeeee 17

3.1 Một số théng tin phan loai loai Kim giao (Nageia fleuryi (Hickel) de II 17 3.1.1 Danh pháp và vị trí phân ÏOqlÌ -ccssss+ssekekssrrkeeerse 17 3.1.2 Đặc điểm hình thái -ác+ St St TT HH re 17 3.2.3 Đặc điểm sinh thái o.Sc Ặc St St TS re 18 EU Ti 6h 19

3.2 Khả năng thích nghi của các cá thể Kim giao trồng tại Trạm Đa dạng sinh

học Mê Linh — Vĩnh Phúc . 55 << <5 << << << 23232311111 EEEkksssesesse 19

3.2.1 Khả năng sống SÓI Ặ- 55c St SE TS E11 2112111112111 111 re 19 3.2.2 Chất lượng cây trỖng . cSccScSeSkSSS SE re 20

3.3 Khả năng sinh trưởng của các cá thê Kim giao trồng tại Trạm Đa dạng

sinh học Mê Linh — Vĩnh Phúc .- 222213 1311111111 1111155555555 8 sex reg 21

3.3.1 Sinh trưởng về chiỀU €đ0 .-c:ScSc St S22 21 3.3.2 Sinh trwdng vé Aung kinh than cccccccccccscscsccsesvsseseevssssesvssscstsesescsesees 23 3.3.3 Sinh trirdng vé Aung Kink tA teccccccccccceccscsvsssssssssesesssssscsvssescssssssescseess 24 3.4 Mô hình hóa quá trình sinh trưởng phát triển của các cá thể Kim giao trong điều kiện trồng tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh— Vĩnh Phúc 25 3.5 Đề xuất giải pháp trồng và chăm sóc các cá thê Kim giao tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh — Vĩnh Phúc . - +55 +-<c*£++++eeee+reereersee 28

.4108009.90/.65):0io 0 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC I

Trang 8

DANH MUC BANG Tén bang Trang Bang 1: Cấu trúc hệ thực vật tại Trạm da dang sinh học 10 Mê Linh

Bảng 2: Bảng mẫu thu thập số liệu 15

Bảng 3: Tỷ lệ sống và chết của các cá thể Kim giao trằng 19

tại Trạm ĐDSH Mê Linh

Bảng 4: Chất lượng các cá thể Kim giao trắng tại Trạm 21 ĐDSH Mê Linh

Bang 5: Sinh trưởng chiều cao trung bình của các cá thể 22 Kim giao từ năm 2002 - 2013

Bảng 6: Sinh trưởng đường kính thân trung bình của các

23 cá thể Kim giao từ năm 2002 - 2013

Bảng 7: Sinh trưởng đường kính tán của các cá thể Kim 25 giao từ năm 2002 - 2013

27

Trang 9

DANH MỤC HÌNH Tên hình Trang Hình 1 Bản đồ địa hình Trạm ĐDSH Mê Linh, tỉnh Vĩnh 9 Phúc

Hình 2 Ban dé da dang thực vật Trạm ĐDSH Mê Linh 12

Hình 3 Cách đo chiều cao vút ngọn 13

Hình 4 Cách đo đường kính thân cây 14 Hình 5 Đường cong sinh trưởng chiều cao của các cá thể 23

Kim giao tuổi ] - 12

Hình 6 Đường cong sinh trưởng đường kính của các cá thể 24 Kim giao tudi 6 - 12

Hình 7 Đô thị tăng trưởng chiều cao của các cá thể Kim 28

giao

Trang 10

MO DAU

Lý do chọn đề tài

Nageia fleuryi (Hickel) de Laub (Podocarpus fleuryi Hickel) — Kim giao, Kim giao đá vôi, Báng súng thuộc họ Kim giao (Podocarpaceae) Cây gỗ to, cao 15-25 m Mọc trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa âm,

trên núi đá vôi hay núi đất, ở độ cao 50-1000 m Ở nước ta kim giao mọc ở rừng các tỉnh Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Giang, Phú Thọ, Hà Tây, Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên — Huế, Quảng Nam, Ninh Thuận và Lâm đồng Gỗ có giá trị cao dùng làm nhạc cụ,

đũa, đồ mĩ nghệ và các công cụ gia đình Lá có thê dùng trong phương pháp chữa ho truyền thống, và cây đẹp trồng làm cảnh Loài phân bố rất rộng nhưng số lượng cá thê ít, lại bị khai thác để lấy gỗ làm đũa bán trong nước và xuất khâu chính vì vậy đã làm cho số lượng cây trong tự nhiên còn lại rất ít Hiện nay loài đang là đối tượng bảo vệ của các vườn quốc gia

Cho đến nay, có ít tài liệu trong và ngoài nước nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học cá thể và sinh trưởng phát triển của loài cây này

Xuất phát từ những cơ sở khoa học và thực tiễn trên, chúng tôi đã tiến

hành nghiên cứu đề tài: “Góp phần nghiên cứu sinh trưởng phát triển của loai Kim giao (Nageia fleuryi (Hickel) de Laub.) tréng tai Tram Da dang

Trang 11

Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái làm cơ sở cho công tác bảo tồn

chúng ở một số tỉnh ở Việt Nam và phục vụ cho những nghiên cứu có liên

quan

Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu đặc điểm hình thái sinh thái

- Nghiên cứu sự thich nghi của các cá thể Kim giao trồng tại Trạm Đa dạng

sinh học Mê Linh — Vĩnh Phúc

- Nghiên cứu sinh trưởng của các cá thể Kim giao trồng tại Trạm Đa đạng

sinh học Mê Linh

- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của các cá thể Kim giao trồng tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh

- Đề xuất biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc các cá thể Kim giao trồng tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghĩa khoa học: Góp phần bỗ sung dẫn liệu (sinh học, sinh thái ) về

loài Kim giao (Nageia fleuryi) 6 Viét Nam

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp cho các ngành ứng dụng và sản xuất lâm nghiệp, y dược, sinh thái và tài nguyên sinh vật

Điểm mới của đề tài

Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên đánh giá sự sinh trưởng phát triển của các cá thể thuộc loài Kim giao (Nageia fleuryi) tại trạm Đa dạng

sinh học Mê Linh — Vĩnh Phúc

Tác giả đã công bố một bài báo khoa học tại hội nghị sinh viên NCKH

Trang 12

Bố cục của khóa luận

Khóa luận gồm 31 trang, 13 hình ảnh, 8 báng được chia thành các phần chính như sau: Mở đầu (3 trang), chương 1 (Tổng quan tài liệu: 4 trang), chương 2 (Đối tượng, phạm vi, thời gian và phương pháp nghiên cứu: 9 trang), chương 3 (Kết quả nghiên cứu: 14 trang), kết luận và kiến nghị (1 trang) Ngoài ra còn có các phần: Danh mục các chữ viết tắt, mục lục; danh

Trang 13

CHUONG 1

TONG QUAN TAI LIEU 1.1 Tinh hinh nghién ctru vé sinh trwéng của cây rừng

Sinh vật sống luôn luôn có xu hướng sinh trưởng để đạt kích thước tối đa, nhưng khả năng này lại bị kìm hãm đo các yếu tố môi trường sống và đặc tính đi truyền của chúng Nói cách khác, quá trình sinh trưởng của sinh vật ln ln được kiểm sốt bởi hai xu hướng trái ngược nhau: tăng trưởng để

đạt kích thước tối đa và ngược lại là kìm hãm chúng Đó là một hệ thống điều

khiển hoàn chỉnh tinh tế đến mức mà tạo ra một thế giới sinh vật vô cùng đa

dạng và phong phú mà cho đến nay con người chưa thể khám phá hết được Đối với những loại cây trồng do có sự chăm sóc của con người nên chúng ít bị cạnh tranh gay gắt về không gian sống và chất dinh đưỡng trong

suốt quá trình sinh trưởng, phát triển từ khi gieo trồng đến khi khai thác

Trong điều kiện đó các cá thể hầu như sinh trướng, phát triển đạt tới kích thước tối đa so với khả năng của chúng trên nền lập địa được gieo trồng Tuy nhiên, khi không gian sống bị vi phạm thì ngay lập tức có sự cạnh tranh xảy ra giữa các cá thể Dấu hiệu đầu tiên của hiện tượng này là sự giảm sút về

sinh trưởng, cây còi cọc đi, tiếp theo là quá trình tỉa thưa

Trang 14

Đối với cây tái sinh tự nhiên, đặc biệt những cây tái sinh trên vùng đất bạc màu, không chỉ sinh trưởng trong điều kiện nghèo chất dinh dưỡng mà còn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với nhiều cây cỏ khá phong phú và đa dạng nên chúng ít nhiều cũng bị hạn chế về sự sinh trưởng, phát triển

Một số nghiên cứu trong lĩnh vực phytoxit cho thấy mối quan hệ tương hỗ giữa các loài cây trong quần xã không chỉ có tính chất loại trừ lẫn nhau mà còn tính chất tương hỗ cùng nhau phát triển Tuy nhiên, tính chất này chỉ có ở mức độ giới hạn nhất định Trong trường hợp “lợi ích” của một trong hai cá

thể hay loài (hoặc nhiều hơn) bị vi phạm thì quá trình cạnh tranh hay đào thải sẽ xảy ra và dấu hiệu đầu tiên là sự suy giảm về sinh trưởng, phát triển như đã

trình bày ở trên

Như vậy, sinh trưởng của thực vật, ngoài yếu tố di truyền nó còn chịu

tác động của nhiều yếu tố sinh thái trong môi trường sống Đây là một đề tài khá mới và thú vị Khi hiểu biết được quy luật sống của thực vật, người ta có

thể tác động trực tiếp để điều khiển quá trình sinh trưởng, phát triển của chúng sao cho có lợi nhất Vì vậy việc nghiên cứu sinh trưởng, phát triển của cây rừng cũng như cây trong điều kiện nuôi trồng là hết sức cần thiết [13] 1.2 Những nghiên cứu về loài Kim giao (Nageia /leuryi (Hickel) de

Laub.)

1.2.1 Trên thế giới

Cho đến nay, những nghiên cứu về loài Kim giao (Nageia fleuryi

(Hickel) de Laub.) còn rất hạn chế Những công trình đã được công bố chủ

yếu là các nghiên cứu về hệ thống thực vật học để sắp xếp loài cây vào hệ

thống thực vật

Người đầu tiên đề cập đến loài Kim giao là Hickel Trong công trình

Trang 15

dựng bản mơ tả, đặt tên lồi là Podocarpus fleuryi Hickel va xép trong ho Podocarpaceae Sau đó tác giả de Laubenfels đã công bố tên mới là Nageia fleuryi (Hickel) de Laub dựa vào mẫu chuẩn và bản mô tả của Hickel vào

năm 1987 trong tài liệu Blumea 32 (1) : 210 [17], [18] [19]

Sau này có một số công trình đề cập đến phân loại lồi Kim giao như: Cơng trình “Flore Cambodge du Laos et du Vietnam ” của Nguyễn Tiến Hiệp & Jules E Vidal, công trình “Thực vật chí đại cương Đông Dương” của Lecomte et al (1905-1952) bao gồm 7 tập trong đó thống kê mô tả hơn 7.000 loài thực vật ở Đông Dương

1.2.2 Ở Việt Nam

Việt Nam có 34 loài Thông được xếp vào 18 chi, thuộc 4 họ: họ Hồng

đàn, họ Thơng, họ Kim giao và họ Thông đỏ Thông Việt Nam phân bố chủ

yếu ở 4 vùng chính: 1 Bắc và đông Bắc, 2 Dãy Hoàng Liên Sơn, 3 Tây Bắc,

4 Tây Ngun Các lồi Thơng nói chung thường có tỷ lệ tái sinh tự nhiên thấp, sinh trưởng và phát triển chậm, giá trị kinh tế và làm cảnh cao nên chúng đã trở thành các đối tượng ưa thích bị săn lùng và khai thác quá mức, thêm nữa là việc môi trường sống ngày càng bị thu hẹp, dẫn tới tình trạng 22 trên tổng số 34 lồi Thơng ở Việt Nam bị đe dọa, trong đó có loài Kim

giao ( Nageia fleuryi) [8]

Loai Kim giao — Nageia fleuryi (Hick) de Laubenf da va dang la déi tượng nghiên cứu của nhiều nhà thực vật học Tuy nhiên các nghiên cứu phần lớn tập trung vào mô tả đặc điểm hình thái mà ít quan tâm đến việc xác định các yếu tổ khác như vùng phân bố, mùa ra hoa kết quả, giá trị sử dụng

Trang 16

Võ Văn Chỉ (1997) trong tập “7# điển cây thuốc Việt Nam ” đã mô tả

đặc điểm sinh thái, sinh học, chí rõ nơi sống, cách thu hái, bộ phận sử dụng và cong dung cua loai Kim giao (Nageia fleuryi) [4]

Phạm Hồng Hộ (1999) trong cơng trình “Cây cỏ Việt Nam ” đã mô tả

đặc điểm hình thái và những nơi phân bố chính của loài [9]

Phan Kế Lộc (2001) đã công bố “Danh lục các loài thực vật Việt Nam ”

trong đó mô tả đặc điểm hình thái, sinh học, phân bố và các cơng dụng chính

của lồi [12]

Võ Văn Chi (2004) trong tập “Từ điển thực vật thông dụng” đã mô tả

đặc điểm sinh thái học, nơi phân bố và công dụng của loai [5]

Năm 2004, Nguyễn Tiến Hiệp cùng tập thể nghiên cứu đã công bố công trình “?hông Việt Nam — Nghiên cứu hiện trạng bảo tần 2004” trong đó mô tả

đặc điểm sinh thái học, nơi phân bố, công dụng, các mối đe dọa và hiện trạng

bảo tồn của loài ở Việt Nam và trên thế giới [8]

Triệu Văn Hùng & Cộng sự (2007) đã nêu lên cách trồng và chăm sóc lồi này trong cơng trình “Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam ” [11]

Như vậy, cho đến nay những nghiên cứu về loài Kim giao (Wageia fleuryi) con rất ít, những nghiên cứu đã thực hiện chủ yếu là nhằm phân loại và xác định vùng phân bố để phục vụ cho công tác bảo tồn Chính vì vậy, công trình nghiên cứu của chúng tôi sẽ là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách đầy đủ và chỉ tiết về khả năng sinh trưởng, phát triển của loài Kim giao (Nageia fleuryi (Hickel) de Laub.) trong điều kiện trồng bảo tồn tại Trạm Đa

Trang 17

CHUONG 2

DOI TUONG, PHAM VI, THOI GIAN VÀ PHUONG PHAP NGHIEN CUU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Các ca thé thuéc lodi Kim giao (Nageia fleuryi (Hick) de Laubenf.) trồng theo phương thức tăng cường tính đa dạng thực vật tại Trạm Đa đạng sinh học Mê Linh — Vĩnh Phúc thuộc Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật từ

năm 2001 đến năm 2007

2.2 Phạm vi nghiên cứu

2.2.1 Vị trí địa lí, địa hình [13]

Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh — Vĩnh Phúc nằm trong địa phận của xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (trước thuộc huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc) Trạm Đa dạng sinh học cách trung tâm thị xã Phúc Yên khoảng 35 km về phía Bắc

Với diện tích trên 170 ha trong đó chiều dài khoảng 3000 m, chiều rộng

Trang 18

Phía Đông và phía Nam giáp hợp tác xã Đồng Trầm, xã Ngọc Thanh, thị

xã Phúc Yên

Phía Tây giáp vùng ngoại vi Vườn Quốc gia Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

Địa hình khu vực nghiên cứu phần lớn là đất đốc, độ chia cắt sâu với

nhiều dông phụ gần như vuông góc với đông chính, độ đốc trung bình từ 15-

30°, nhiều nơi dốc đến 30-35, điểm cao nhất là 520 m (điểm cực đông thuộc

Trang 19

TRAM DA DANG SINH HOc! ME LINH 105*424ã 106400 1054318 105°4aa0% 10843145 212448" la 2124730" 21°24'18" B1°24'08 21°24'08 21-2400" 212348" bon 240" 2129305 seuss 212818 1°2391ã% 105*424ã 106400 1054318 105°43a0% 10843145 500 ° 500 4000 4500 Meters TY LE 1: 10,000

Hình 1 Bản đồ địa hình Trạm ĐDSH Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.2 Dia chat — Thổ nhưỡng [13]

Theo nguồn gốc phát sinh trong vùng có hai loại đất chính sau:

Ở độ cao trên 300 m là đất Feralit mùn đỏ vàng Đất có màu vàng ưu thế

do d6 4m cao, ham luong sat di động và nhôm tích luỹ cao

Ở độ cao dưới 300 m là đất Feralit vàng đỏ phát triển trên nhiều loại đá

khác nhau, đất có khả năng hấp phụ không cao do có nhiều khoáng sét phổ

Trang 20

biến là Kaolinit

2.2.3 Khí hậu —- Thuỷ văn [13]

Đây là vùng nhiệt đới gió mùa, nằm trong vùng khí hậu chung của đồng

bằng Bắc Bộ, nhiệt độ trung bình hàng năm là 22-23°C

Lượng mưa từ 1100-1600 mm/năm, phân bố không đều, tập trung vào mùa hè từ tháng 6-8 hàng năm Độ ẩm trung bình là 80%

2.2.4 Tài nguyên động thực vật rừng [13]

Khu hệ động vật: Theo kết quả điều tra năm 2003 của phòng động vật có xương sống — Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, đã xác định thành phần

phân loại của 5 lớp: thú, chim, bò sát, ếch nhái, côn trùng thuộc 25 bộ, 99 họ,

461 loài

Khu hệ thực vật: Theo Vũ Xuân Phương & Cộng sự (2001) trong “Đa dạng sinh học của hệ thực vật tại trạm sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc”

Bang 1: Cấu trúc hệ thực vật tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh Ngành Số họ Số chỉ Số lồi Thơng đất (Lycopodiophita) 2 3 6 Có tháp bút (Equisetophyta) 1 1 1 Dương xỉ (Polypodiophyta) 19 35 67 Thông (Pinophyta) 2 2 4 Ngọc Lan (Magnoliophyta) 147 628 1148 Tống 171 669 1226 Thảm thực vật

Theo Lê Đồng Tắn và cộng sự, rừng nguyên sinh trong khu vực nghiên cứu đã bị phá huỷ hoàn toàn, thay thế vào đó là các trạng thái thám thực vật thứ sinh nhân tạo từ trảng cỏ, trảng cây bụi đến rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên hay rừng trồng nhân tạo Khu vực rừng trồng (khoảng 100 ha) với

Trang 21

phương thức rừng trồng thuần loại 1 trong 5 lồi (khơng phải là cây bản địa) là: Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana Lamb.), Thông nhựa (Pinus merkusii Jungh & Vriese), Keo tai tuong (Acacia auriculiformis A Cunn ex Benth.), Keo 14 tram (Acacia confusa Merr.), Bach dan (Eucalyptus globulus Labill.)

Rừng trồng gồm có: Rừng thuần loại (rừng Bạch đàn, Keo tai tượng, Keo lá tràm, Thông nhựa) và rừng hỗn giao (Bạch đàn - Keo tai tượng, Bạch

đàn — Keo lá tràm, Thông — Keo lá tràm)

Như vậy, rừng trồng chủ yếu là cây nhập nội với phương thức trồng

thuần loại hay hỗn giao đơn giản Rừng chưa khép tán nên khả năng chống

xói mòn bảo vệ đất rất hạn chế Nhiều nơi phần lớn đã khai thác nhưng không

được trồng lại hay chăm sóc nên chất lượng rừng rất thấp Trên những điện

tích này khả năng phục hồi lại thảm thực vật là rất khó khăn do đất đai bạc

màu và đã bị suy thoái nghiêm trọng Thảm thực vật tự nhiên

Trong khu vực nghiên cứu có các quần hệ và kiểu thảm thực vật sau:

Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp Rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp Trảng cây bụi thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp

Trang 22

BAN DO DA DANG THUC VAT TRAM DA DANG SINH HOC ME LINH Te ee we ae eae Te eer Te oe cHUTHICH 5IISINE lIB R š š š § š ï $5 š 5 EEEEšEEEZEEEEEEE “nee Tp đau HE u16" 198g “peas 0.7 0 0.7 Kilometers TY LE: 1/10.000

Hinh 2 Ban do da dạng thực vật Trạm ĐDSH Mê Linh

2.3 Thời gian nghiên cứu

Từ năm 2011-2013

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu

Dé nghiên cứu sinh trưởng, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu phố biến về thực vật học theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007)

[14] và Vũ Tiến Hinh (2003), các bước cụ thể như sau:

Trang 23

Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu, số liệu có liên quan đến cây trồng, trong đó có loài Kim giao (Wageia ƒleuryi) do các đề tài nghiên cứu

khoa học và các số liệu do cán bộ của Trạm đa dạng sinh học Mê Linh — Vĩnh

Phúc thu thập trong thời gian từ năm 2001-2010 Phương pháp thu thập số liệu:

s* Đo chiều cao cây

Chiều cao là chí tiêu điều tra quan trọng, nó phản ánh kích thước cây, là một nhân tố dé tinh thể tích cây, để phân chia sản phâm gỗ

Những cây có chiều cao dưới 4 m được đo trực tiếp bằng thước sào có

chia vạch đến 0,1 m Những cây cao hơn 4 m được đo bằng máy Blume —

leiss có kiểm tra bằng phương pháp đo trực tiếp

Các thông số cần thu thập gồm: Chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hde)

Trang 24

Đo chiều cao đưới cành (Hdc)

Chiều cao dưới cành là chiều cao thân cây từ dưới đất lên đến độ cao

của cành sống mà có tán lá tham gia vào tán cây đứng

s* Đo đường kính cây

Dụng cụ đo đường kính thân cây thường được sử dụng gồm:

(1) Thước kẹp đo đường kính theo hai chiều vuông góc với nhau và lấy trị số bình quân

(2) Thước dây: Dùng thước dây có ghi sẵn giá trị đường kính khi đo thân cây theo chu vi cây ở vị trí I,3 m Đường kính được tính qua chu vi và được ghi sẵn lên thước để người sử dụng đọc trực tiếp giá trị đường kính cây Nếu dùng thước dây khắc vạch cm thông thường thì tính đường kính bằng cách lấy

chu vi chia cho 3,1416

d=(d¡ + d;)/2

1,3m Hình 4 Cách ảo đường kính thân cây

s* Đo đường kính tán

Đường kính tán cây được đo thông qua hình chiếu của nó trên mặt đất Sử dụng thước dây đo hai đường vuông góc qua gốc cây theo hình chiếu tán cây trên mặt đất, sau đó lấy giá trị bình quân

Trang 25

Thu thập số liệu sinh trưởng:

Căn cứ vào sơ đồ và số hiệu cây trồng, thực hiện đo các chỉ tiêu về sinh trưởng chiều cao, đường kính Các nội dung thu thập được ghi theo mẫu sau:

Bảng 2: Bảng mẫu thu thập số liệu R Độ tàn che , Tuôi Chât STT HDC (m) | D(cm) | của TTV Ghi chú (năm) lượng (%) 1 2 3 Trong đó: HVN: Chiều cao vút ngọn HDC: Chiều cao dưới tán D_ : Đường kính 2.4.2 Phương pháp xử lý số liệu

Phân tích số liệu điều tra để mô tả các đặc điểm hình thái và sinh thái:

phân bố (phân bố địa lý: độ cao, độ vĩ, đặc điểm địa hình, địa phương nơi có

cây sinh trưởng), sinh cảnh (kiêu thảm thực vật), cấu trúc quần thé Sử dụng phần mềm excel để xử lý và tính toán số liệu

Đánh giá tình trạng bảo tồn của loài cây theo sách đó Việt Nam 2007

và danh lục do IUCN 2009

Đánh giá chất lượng cây trồng theo 3 cấp:

Trang 26

Cây tốt: Cây gỗ khỏe mạnh, thân thắng, đều, tán cân đối, không sâu

bệnh hoặc rỗng ruột

Cây trung bình: Cây có đặc điểm như thân hơi cong, tán lệch, có thể có u biếu hoặc một số khuyết tật nhỏ nhưng vẫn có khả năng sinh trưởng và

phát triển đạt đến độ trưởng thành; hoặc cây đã trưởng thành, có một số

khuyết tật nhỏ nhưng không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh trưởng hoặc lợi dụng gỗ

Cây xấu: Là những cây đã trưởng thành, bị khuyết tật nặng (sâu bệnh, cong queo, rỗng ruột, cụt ngọn ) hầu như không có khả năng lợi dụng gỗ;

hoặc những cây chưa trưởng thành có nhiều khiếm khuyết (sâu bệnh, cong

queo, rỗng ruột, cụt ngọn, sinh trưởng không bình thường ) khó có khả năng tiếp tục sinh trưởng và phát triển đạt đến độ trưởng thành

Sử dụng các phương trình toán học để mô hình hóa quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng

Trang 27

CHUONG 3

KET QUA NGHIEN CUU

3.1 Một số thông tin phân loại loài Kim giao (Wageia ƒleuryi (Hickel) de

Laub.)

3.1.1 Danh pháp và vị trí phân loại

Kim giao — Nageia fleuryi (Hickel) de Laub (Podocarpus fleuryi Hickel) hay còn gọi là Kim giao đá vôi, Báng súng thuộc họ Kim giao (Podocarpaceae), ngành Thông (Pinophyta)

3.1.2 Đặc điểm hình thái

Cần chú ý phân biệt 2 loài Nageia fleuryi và N wallichiana vì chúng có những đặc điểm giống nhau rất dễ nhằm Đặc điểm phân biệt chính là

N fleuryi có các lỗ khí ở mặt dưới lá, không có dé hat phinh ra va cac cap

chồi ngọn thường kéo dài qua cặp lá gần nhất, còn M.wallichiana có các lỗ khí

ở cả hai mặt lá , các chỗi ngọn nằm gần nách lá của cặp lá gần nhất và bên

dưới hạt có đế phình ra

Cây cao tới 25 m với đường kính ngang ngực tới 70 cm Dạng cây: mọc đứng với tán hình tháp Vỏ: nhẫn, tím nâu, bóc thành các mảng Lá : mọc

đối, hình mác hay hình bầu dục, đài tới 1§ cm rộng 5 cm, ráp, đỉnh nhọn, màu xanh đậm và mặt trên bóng, các lỗ khí chỉ có ở mặt dưới, các chỗi ngọn có

vảy nhọn thường vươn dài ra xa cặp lá gần nhất Món: phân tính khác gốc

Nón cái đơn độc, ở nách lá, mọc trên cuống dài tới 3 cm, không có đề (khác với N wallichianus), phần bao quanh hạt màu xanh sau đó chuyên sang sẵm,

nón có đường kính tới 2,5 cm Nón đực ở các nách lá, hình trụ và mọc thành

cụm 3-6, mỗi nón dài 5 cm Hạt hình cầu, đường kính tới 2 cm (ảnh 4, 5, 6)

Trang 28

3.1.3 Dac diém sinh thai

Kim giao là loài cây ưa sáng, có phân bố rộng ở độ cao từ 50 m (ở Cát

Bà) đến 1000 m (ở Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, Tuyên Quang) Cây

có thể mọc trên núi đất và núi đá, nhưng các quần thể thường gặp lại chủ yếu phân bố trên núi đá (vườn quốc gia Cát Bà) Cây mọc trong vùng nhiệt đới

gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 20-24°C, lượng mưa trên 1400 mm

Ngoài tự nhiên, cây thường mọc cùng với các loài cây lá kim khác như Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri), Pomu (Fokienia hodginsii), Thong đỏ Trung Quốc (7axuschinensis), Thiết sam gia (Pseudotsuga sinensis); cac

loài cây lá rong thudc ho Dé (Fabaceae), ho Cheo (Jungdlandaceae), ho Re

(Lauraceae), ho Méc Lan (Magnoliaceae)

Loài phân bố rộng nhưng số lượng cá thể ít, lại bị khai thác quá nhiều

nên sẽ bị nguy cấp nếu không được bảo vệ

Sự hiện diện trong các khu bảo tồn: Hai quần thể lớn nhất được biết

gặp ở vườn quốc gia Cúc Phương và Cát Bà Một quần thê lớn khác thấy ở

vườn quốc gia Bái Tử Long Tại những khu này Kim giao núi đá (N fleuryi) được dùng trong các chương trình trồng rừng và trồng phục hồi Các quần thể khác ở vườn quốc gia Tam Đảo, vườn quốc gia Bạch Mã và từ những khu bảo tồn thiên nhiên đề xuất như Thăng Heng, Phong Nha — Kẻ Bàng Một số quần

thể này có thể là Kim giao núi đất

Khả năng tái sinh tự nhiên yếu Cho đến nay chưa có tài liệu nào nghiên cứu về quần thể và tình hình tái sinh tự nhiên của cây Kim giao

Trong điều kiện trồng bảo tổn tại Trạm đa dang sinh hoc Mé Linh —

Vĩnh Phúc, cây trồng đến tuổi 9-10 đã ra nón, nghĩa là cây đã đến tuổi thành

thục

Trang 29

Ở nước ta, Kim giao mọc ở rừng các tỉnh Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Giang, Phú Thọ, Hà Tây, Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An,

Quảng Bình, Thừa Thiên — Huế, Quảng Nam, Ninh Thuận va Lâm đồng

Thế giới: Trên thế giới Kim giao núi đá (N ƒleuryi) được biết có ở nam

Trung Quốc và có thể có ở Lào 3.1.4 Giá trị kinh tế

Gỗ nhẹ, có thớ thẳng, mịn, màu vàng nhạt, đẹp, làm đồ dùng trong nhà, đề đạc văn phòng, nhạc cụ và làm đũa Nhân hạt chứa 50-55% dầu béo

Trước đây, người ta cho là đũa làm bằng gỗ cây này có thể phát hiện

những vết chất độc trộn lẫn với thức ăn

Lá cây sắc uống chữa ho ra máu và sưng cuống phôi, cũng dùng làm

thuốc giải độc

Lá cây có tán đẹp, đã có nơi trồng làm cảnh, làm cây bóng mát Có thể trồng làm cảnh trong các vườn hoa

3.2 Khả năng thích nghỉ của các cá thể Kim giao trồng tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh —- Vĩnh Phúc

3.2.1 Khá năng sống sót

Điều tra thống kê toàn bộ số cây trồng, đánh giá khả năng sống sót, sinh trưởng phát triển từ năm 2001 đến năm 2013 Số liệu được trình bày trong bảng 3 Bảng 3: Tỷ lệ sống và chết của các cá thể Kim giao trồng tại Trạm ĐDSH Mê Linh ¬¬ Cá thể sống Cá thé chết

Năm Tông sô - -

Trang 30

Những số liệu thu thập về điều kiện lập địa trồng cây Kim giao là vùng

đất bằng, ở chân núi, đất đỏ vàng phát triển đá phiến, đất chua có độ pH 7,5

Một số cây ở gần suối có thể bị ngập nước về mùa mưa do lũ Tuy nhiên thời gian ngập không lâu, chỉ mang cục bộ Điều đáng chú ý là sau khi trồng, quá trình chăm sóc chỉ được thực hiện bằng làm cỏ trong 1-2 năm đầu và sau đó hoàn toàn để cây phát triển tự nhiên Kể từ khi trồng không có bón phân dưới bất kỳ hình thức nào

Số liệu trình bày trong bảng 3 cho thấy cây Kim giao có khả năng sống và thích nghi cao với điều kiện lập địa tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh,

tỉnh Vĩnh Phúc Sau 10 năm, toàn bộ 27 cây trồng đều sống và sinh trưởng

phát triển, đến năm 2013 có 01 cây chết Nguyên nhân cây chết là đo bị tác động của động vật (trâu, bò dẫm đạp)

3.2.2 Chất lượng cây trồng

Số liệu đánh giá chất lượng cây trồng từ năm 2005 đến năm 2011 được

kế thừa từ số liệu theo dõi của Trạm đa dạng sinh học Mê Linh — Vĩnh Phúc;

số liệu từ năm 2012 và 2013 là do chúng tôi đo đếm thu thập Kết quả được

trình bày trong bảng 4

Số liệu bảng 4 cho thấy chất lượng cây trồng được cải thiện hàng năm

Sau trồng 4 năm (từ năm 2001 đến 2005) tỷ lệ cây tốt, cây trung bình và cây

xấu theo thứ tự là 14, 7, và 6 cây với tỷ lệ tương ứng là 51,85%, 25,93% và

22,22% Con số này thay đổi đến năm 2012 là 17, 5 và 5 cây, tương ứng với tỷ lệ 62,96%, 18,52% và 18,52% Đến năm 2013 có một cây chết (cây có chất

lượng xấu) và số lượng cây còn là 26 cây và có I cây tốt được bổ sung, nâng tổng số cây tốt lên 18 cây, tương ứng 69,23%

Qua số liệu thu được cho thấy cây trồng cần một thời gian để sinh trưởng phát triển bộ rễ Sau trồng 3 năm cây sinh trưởng chậm, chất lượng

Trang 31

thấp Đến năm thứ 4 trở đi, đo bộ rễ phát triển đầy đủ cây sinh trưởng và đạt

đến một kích thước nhất định thì gia tăng sinh trưởng Dấu hiệu của sự sinh

trưởng là cây ra nhiều cành lá, mỗi năm cây có thể ra 2-3 đợt lá, màu sắc lá cũng xanh tươi đo đó chất lượng cây được tăng lên

Bảng 4: Chất lượng của các cá thể Kim giao trồng tại Trạm ĐDSH Mê Linh Chat lượng - Tổng Tốt Trung bình Xấu Năm , sô : z : Sô Sô Sô % % % lượng lượng lượng 2001 27 - - - - 2005 27 14 51,85 7 25,93 6 22,22 2009 27 16 59,26 5 18,52 6 22,22 2011 27 17 62,96 5 18,52 5 18,52 2012 27 17 62,96 5 18,52 5 18,52 2013 26 18 69,23 4 15,38 4 15,38

3.3 Kha năng sinh trướng của các cá thể Kim giao trồng tại Trạm Da dang sinh hoc Mê Linh — Vĩnh Phúc

3.3.1 Sinh trưởng về chiều cao

Số liệu sinh trưởng chiều cao của các cá thể Kim giao được trình bày trong bảng 5

Số liệu bảng 5 cho thấy các cá thể Kim giao 1 nim tuôi (trồng năm 2001) có chiều cao trung bình là 1 m Trong giai đoạn từ tuổi 1 đến tuôi 4 có mức tăng trưởng chiều cao 0,12 m/năm, đến tuổi 4 đạt chiều cao trung bình

Trang 32

1,5 m; tương tự, giai đoạn tuổi 4 dén tuéi 6 tang trung binh 0,17 m/năm, đến

đến tuổi 6 đạt chiều cao trung bình 2,01 m; từ tuổi 6 đến tuổi 10 có mức tăng cao nhất, đạt trung bình 0,51 m/năm, tuổi 10 đạt trung bình chiều cao 4,58 m;

từ tuổi 10 đến tuổi 12 mức tăng chậm lại, đạt 0,18 m/năm, chiều cao trung bình 5,14 m Như vậy, so với các loài cây khác, khả năng sinh trưởng của cây không cao, và thuộc nhóm cây sinh trưởng chậm Nói chung chiều cao cây là tương đối đồng đều, nhất là ở nhóm cây có chất lượng tốt

Bảng 5: Sinh trưởng chiều cao trung bình của các cá thể Kim giao từ năm 2002-2013 Chỉ tiêu Tuổi (năm trồng đo) nghiên cứu 1 (2002) 4 (2005) 6(2007) 10 (2011) 12 (2013) H (m) 1,00 1,50 + 0,17 2,01 + 0,20 4,58 + 0,30 5,14 + 0,30 AH - 0,12 + 0,02 0,17 + 0,03 0,51 + 0,03 0,18 + 0,02 (m/năm)

Chiều hướng sinh trưởng được biểu thị trong hình 5 cho thấy giai đoạn từ tuổi 1 đến tuổi 6 cây sinh trưởng chậm, đường cong sinh trưởng có độ nghiêng thấp, từ tuổi 6 đến tuối 10 tốc độ sinh trưởng cao, đường cong sinh

trưởng dốc, đến tuổi 12, tốc độ sinh trưởng có chiều hướng chậm lại Như

vậy, trong giai đoạn từ tuôi 1 đến tuổi 10 cây có đường cong sinh trưởng theo hình chữ Z

Trang 33

Z 1 —— Tuổi 1 Tuổi 4 Tuổi 6 Tuổi 10 Tuổi 12 Hình 5 Đường cong sinh trưởng chiều cao của các cá thể Kim giao tuổi 1-12

3.3.2 Sinh trướng về đường kính thân

Sinh trưởng đường kính thân được chia thành 2 giai đoạn:

- Giai đoạn từ tuối 1 đến tuôi 4: Giai đoạn này đường kính cây được đo

ở độ cao 10 cm trên mặt đất Số liệu cho thấy đến tuổi 4 cây đạt trung bình đường kính 3,6 cm, tương ứng với mức tăng trưởng 0,5 lcm/năm

Trang 34

â'+> C ơi (O0 CC Tui 6 Tuổi 10 Tuổi 12 Hình 6 Đường cong sinh trưởng đường kính thân của các cá thể Kim giao tuổi 6-12

Số liệu trong bảng 6 cho thấy sinh trưởng đường kính cây tăng dần từ

tuổi 6 đến tuổi 12 Tuổi 6 cây có đường kính trung bình 3,06 cm; đến tuổi 10

đạt 7,32 cm, tương đương với mức tăng trưởng 0,33 cm/năm; đến tuổi 12 dat 8,79 cm, tương đương mức tăng 0,40 cm/năm Như vậy, sinh trưởng đường kính của cây kim giao cũng thuộc nhóm cây sinh trưởng chậm với mức tăng

trung bình chỉ đạt 0,43 cm/năm

3.3.3 Sinh trưởng về đường kín tán

Đường kính tán là một chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của cây Kết quả theo đõi cho thấy tán cây Kim giao có hình tháp, sinh trưởng đồng đều về các hướng nếu không bị ảnh hưởng che khuất của tán Tán cây sinh trưởng phụ thuộc vào độ dài cành mang lá hàng năm Số liệu sinh trưởng đường kính tán cây được trình bày trong bảng 7

Số liệu bảng 7 cho thấy, sinh trưởng đường kính tán lá khá đều với mức tăng trung bình từ 40-60 cm/năm Đến tuổi 12, đạt đường kính trung bình

3,74 m

Trang 35

Bảng 7: Sinh trưởng đường kính tán của các cá thể Kim giao Chỉ tiêu Tuổi (năm trồng đo) nghiên cứu 1 (2002) 4 (2005) 6 (2007) 10 (2011) 12 (2013) Dián (m) - 0,80 + 0,20 1,64 + 0,20 2,88 + 0,30 3,74 + 0,30 ADtan - - 0,42 + 0,03 0,62 + 0,05 0,40 + 0,02 (m/năm)

3.4 Mô hình hóa quá trình sinh trướng phát triển của các cá thể Kim giao trong điều kiện trồng tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh — Vĩnh Phúc

Do điều kiện thời gian và căn cứ vào số liệu thu thập được, chúng tôi chỉ nghiên cứu mô hình hóa sinh trưởng chiều cao cây trong giai đoạn từ tuổi

1 đến tuôi 12

Để nghiên cứu mô hình hóa quá trình sinh trưởng của các cá thể Kim giao, chúng tôi sử dụng các phương trình sinh trưởng đã được tính toán trên phần mềm Excel Theo đó các phương trình sau đã được sử dụng:

Ham Polynomial (da thirc bac n)

Hàm Power (hàm số mũ ax mũ b)

Ham Exponential (ham e mii x)

Kết quả nghiên cứu như sau:

Trang 37

e Ham Exponential (hàm e mũ x) y= 0 628e04293 Tăng trưởng chiều cao 9 9 RẺ = 0.9573 ; TZ — Expon a Chiều cao vút ngọn (m) wo 2002 2005 2007 2011 2013 Nam

Kết quả khảo sát các hàm được tổng kết trong bảng sau: Bảng 8: Kết quả khảo sát các hàm sinh trưởng Phương trình Hệ số tương quan R? y = 0,1567x? + 0,1971x + 0,5322 0,934 y = 0,8505 x!°?” 0,9 y=0,628 e?419* 0,9573

Hệ số tương quan RŸ cho biết sự biến động y do x gây nên Với R” lớn nhất mối quan hệ giữa thời gian và chiều cao vút ngọn là chặt nhất

Vậy phương trình sinh trưởng về chiều cao của cây là:

y = 0,628 e”* (Ham Exponential véi R? = 0,9573 )

Trang 38

Đồ thị tăng trưởng: ý = (L628g)⁄991 Tăng trưởng chiều cao R? = 0.9573 ; œ \ ; TZ — Expon aes Chiều cao vút ngọn (m) c5 ° 2002 2005 2007 2011 2013 Nam

Hình 7 Đồ thị tăng trưởng chiều cao của các cá thể Kim giao

3.5 Đề xuất giải pháp trồng và chăm sóc các cá thế Kim giao tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh —- Vĩnh Phúc

Trong điều kiện trồng bảo tồn tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh cây

Kim giao sinh trưởng khá chậm Sau 12 năm cây đạt chiều cao trung bình

5,18 m với mức tăng trung bình 0,4 m/năm; về đường kính đạt 8,79 cm với

mức tăng trung bình 0,70 cm/năm Cây sinh trưởng chậm đặc biệt trong 2

năm đầu, mỗi năm chỉ cao được 40-50 cm, hoặc hơn, tùy thuộc vào điều kiện

môi trường Vì vậy để đảm bảo sự sinh trường phát triển của cây cần có các biện pháp trồng và chăm sóc hợp lý, cụ thể như sau:

Tiêu chuẩn cây con:

Tuổi: Từ 6-12 tháng

Chiều cao 15-20 em cho mục đích trồng rừng

Trang 39

Duong kinh cổ rễ: 0,3-0,5 cm

Sinh lực: Sinh trưởng tốt, cây thắng, không bị sâu bệnh Trồng và chăm sóc:

Thời vụ: Thích hợp trồng vào mùa mưa Vụ xuân hè Nơi có mưa phùn có thể

trồng vào tháng 2-3 Nơi có mùa mưa muộn hoặc kéo đài có thế trồng vào

tháng 8-9

Mật độ trồng: Trồng thành từng đám theo mật độ 400-500 cây/ha, với cự ly 5 x 5 m hoặc 4 x 4 m Trồng thành rừng thuần loại có cây che bóng hay không, trồng mật độ 2500-3300 cây/ha, với cự ly 2 x 2 m hoặc 2 x 1.5 m

Làm đất và trồng cây:

Đào hồ kích thước 30 x 30 x 30 em (cây nhỏ) hoặc 60 x 60 x 60 cm cho cây lớn Trồng nơi dốc phân bố theo đường đồng mức, trong hàng theo hình so le nanh sấu

Đào hố có đủ độ sâu và bề rộng để lọt được bầu Xé vỏ bầu, đặt cây

ngay ngắn vào hó, lấp đất đầy, ấn chặt quanh bầu, lấp đất tiếp, cao hơn miệng hố 4-5 em, cào thảm mục và cây cỏ phủ kín gốc

Nếu trồng trong bóng mát phải chọn cây trên 20 tháng tuôi, với chiều

cao trên 2 m, tán hẹp, sinh lực tốt, không sâu bệnh Trồng thành hàng, cây

cách cây 6-10 m Hồ trồng có kích thước 40 x 40 x 40 em, có bón lót phân

chuồng hoại Trồng xong, tốt nhất là rào bao vây xung quanh để tránh gia súc hoặc trẻ con tác động đến cây

Chăm sóc cây:

Cần chăm sóc cây liên tục từ 3-5 năm liền, mỗi năm 1-2 lần, phát dọn

thực bì xâm lấn và vun xới đất quanh gốc đường kính 0,8-1,0 m

Trang 40

Ở nơi có tầng cây cao, điều chỉnh duy trì độ tàn che 0,3-0,5; nơi có cây trồng che bóng, cần phát bỏ cành ở phía trồng cây để mở sáng cho cây giai đoạn 4-5 tuôi

Hàng năm cần đo đếm thu thập số liệu sinh trưởng và tình hình phát triển của cây để có thê đánh giá chính xác quá trình sinh trưởng của cây [11]

Ngày đăng: 08/10/2014, 02:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN