1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu sự biến động thành phần, sự phân bố và thích nghi của các loài nhện (Araneae) trong hệ sinh thái đô thị Hà Nội

50 458 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 14,49 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN

NGÔ THÙY CHI

NGHIÊN CỨU VÈ THÀNH PHÀN,

SU PHAN BO VA THICH NGHI CUA CAC LOAI NHEN ( ARANEAE) TRONG

HE SINH THAI DO THI HA NOI

KHOA LUAN TOTN GHIEP DAI HOC Chuyén nganh: Sinh thai hoc

Người hướng dẫn khoa học TS Phạm Đình Sắc

TS Dao Duy Trinh

HA NOI - 2013

Trang 2

LOI CAM ON

Trong suốt thời gian thực hiện khóa luận và tiễn hành nghiên cứu đề tài

tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, cũng như học tập tại trường đại học Sư phạm Hà Nội 2, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện

của các thầy cô công tác tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, các thầy cô

giáo trong khoa Sinh —KTNN - trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, cùng với sự động viên khích lệ của gia đình và các bạn sinh viên Em xin chân thành

cảm ơn sự giúp đỡ quý báu này

Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS Phạm Đình Sắc cơng tác tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và TS Đào Duy Trinh giảng viên trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua để em có thể hồn thành khóa luận

Trong quá trình nghiên cứu dé tài, do điều kiện hạn hẹp về thời gian và

do sự hạn chế về kiến thức của bản thân nên em không tránh khỏi những thiếu sót khi hồn thành bài khóa luận Vì vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cơ giáo và của các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2012

Sinh viên thực hiện

Ngô Thùy Chỉ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn tận tình của TS Phạm Đình Sắc và TS Đào Duy Trinh

Kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm

Hà Nội, tháng 05 năm 2013

Sinh viên

Ngô Thùy Chỉ

Trang 4

CAC THUAT NGU VIET TAT

cs: Cong su

CV: Công viên HCD: Hang cay don

TCCP: Tiêu chuẩn cho phép

VH: Vườn hoa

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Tên bảng Trang Bảng 3.1 Thành phần và số lượng cá thể các loài nhện bắt gặp tại

điểm nghiên cứu - 22c 2s 22x 2 xE2E12211221127112711221111E 01.011.111 kcre

Bảng 3.2 Số loài và số lượng cá thể thuộc các họ nhện bắt gặp tại

khu vurc nOi dO Ha NOI occ

Bảng 3.3 Số lượng cá thể của các loài nhện phổ biến trong tổng số lượng

cá thê nhện bắt gặp tại ở khu vực nội đô thành phố Hà Nội

Bảng 3.4 Số lượng cá thể nhện bắt gặp ở các điểm nghiên cứu của

1Ä 181 o0) 7 DE g

Bảng 3.5 Sự đa dạng của các loài nhện tại vườn hoa và công viên

[40040 /0:108:0900s.80)/2 100177

Bảng 3.6 Số lượng loài nhện của các họ gặp tại năm điểm nghiên cứu

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Tên hình Trang

Hình 3.1 Số lượng cá thé nhện của các quần thé tại các điểm khác nhau

của các loài nhện phổ biến - 2-2 ©+£+EEE£+EEEESEEEEEEEEEEErEkerrrkerrek

Hình 3.2 Sự phân bố các loài nhện trong các họ tại 5 điểm nghiên cứu

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN

CAC THUAT NGU VIET TAT DANH MUC BANG

DANH MUC HINH

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên CỨU - 5 + ++ x2 EEsEeeeeerseeseekrerere 2.2_ Nhiệm vụ nghiÊn CỨU - 5 +1 x vs vseeeerserereereree

3 Nội dung nghiÊn CỨU - +5 xxx EkEEEkekerkeekeerkereree

4 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn . -¿e¿©+++cxevcrxevrrxeerrecee

Chương 1: TƠNG QUAN TÀI LIỆU . - se ssessecsssess

1.1 Lược sử nghiên cứu nhỆN - 5 «+ +x++x+Esvxsxseeeeeesers 1.2 Tình hình nghiên cứu nhện (Araneae) trên thé ĐIỚI

1.2.1 Về thành phân lồi nhện c-©ccccckccEkerrrrrrrrrrrrrrrres

1.2.2 Vé sinh hoc, sinh thái học, tập tính và vai trị của nhện

1.3 Tình hình nghiên cứu nhện (Araneae) ở Việt Nam

1.3.1 Về thành phân loài nhện . c-©cccSckccrerrrrrrrrrrrrrrrres

1.3.2 Về sinh học, sinh thái học, tập tính và vai trò của nhện

Chương 2: ĐÓI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIÊM VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU .-e-s°ss£ese©Svsss©Svsssevxssesrxasstrseserrse 2.1 Đối tượng nghiên cu -ô+â++2+e+crxevrrxevrreerrkerrrvee

2.2 Thi g1an nghiấn CỨU - 5 + xxx EEEsEskeekerskrseekkrerere

2.3 Địa điểm nghiên cứu . s¿e+©+++2rx++crxevrrxevrreerrkerrrvee

2.4 Phương pháp nghiên CỨU - - 55555 * + ++eseeereereeeeerereere

Trang 8

2.4 1 Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa ccccccccccee 2.4.2 Phương pháp phân tích mẫu vật trong phịng thí nghiệm 2.4.3 Xử lí và phân tích số liỆM -e- 2e ©ceccccrxeerrerrrerrresrkee

2.5 Một vài nét khái quát về thành phố Hà Nội .

2.5.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên thành phô Hà Nội

2.5.2 Hiện trạng môi trường chung trong nội đô thành phố Hà

Chương 3: KÉT QUÁ VÀ THẢO LUẬN . -s-cccsecccsecee

3.1 Thành phần và số lượng các loài nhện (Araneae) đã gặp ở

khu vực nội đô Hà NỘI . + nh ng HH thiet

3.1.1 Thành phân lồi nhện ©-s-©cecSxeEEEEEEEkrrrrrkerrkeerkee

3.1.2 Số lồi và số lượng cá thể của các họ nhện bắt gặp

3.1.3 Các loài nhện chiếm tu thể về số lượng cá thể bắt gặp 3.2 Tương quan giữa số lượng loài nhện theo số cá thể bắt gặp ở khu vực nội đô Hà Nộii - - 5 5G 5c 3223221121121 1112111151111 czxe

3.3 Sự phân bố và thích nghi của các lồi nhện ở khu vực nội đô

3.3.1 Phân bố ở các sinh cảnh nghiên CỨU -©ceccsscsescse+

3.3.2 Phân bồ theo vị trí hoạt động của nhỆN «-s«+s«<s<+

KÉT LUẬN VÀ KIÉN NGHỊ

1.Két luận

2 Kiến nghị

TAT LIEU THAM KHẢO -ss<2cssevcvvvesseervvsassesrrrsssrrrr

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nhện được mệnh danh là một trong những sát thủ vô cùng nguy hiểm

trong giới động vật Nhện là loài động vật săn mỗi không xương sống Bộ nhện (Araneae) là một trong những nhóm động vật Chân khớp cổ Nhện được tìm thấy ở mọi nơi: trong nhà, trong rừng, vườn cây, trên cánh đồng lúa, công viên, bụi cây, ven sông, ven suối Nhện không chỉ đa dạng về số loài mà còn chiếm ưu thế về mặt số lượng trong quần thể các nhóm chân khớp Trên thế

giới đã xác định được 38.998 loài, 3.607 giống thuộc 110 họ nhện khác nhau

(Platmck N.I., 2005) [20]

Nhện còn được sử dụng như chỉ thị sinh thái học để đánh giá chất

lượng môi trường sống, điển hình là nhóm nhện thuộc họ Clubionidae rất mẫn

cảm với các kim loại nang nhu chi va kém (Clausen I.H.S, 1986) [9]

Các lồi nhện lớn góp phần tích cực vào việc hạn chế sự phát triển của

côn trùng gây hại trên các cây trồng nông nghiệp Con môi của nhện là nhiều lồi cơn trùng và sâu hại như rệp, rầy các loại, ruồi đục quả, bọ nhảy, châu chau ăn lá, sâu non và trưởng thành các loài thuộc bộ cánh vay, (Song D.X và Zhu M.S., 1999) [22]

Tính tới nay, nhiều nước trên thế giới đã công bố các cơng trình nghiên

cứu về nhện có tầm quan trọng đặc biệt cho khoa học và thực tiễn Các nghiên cứu cơ bản về khu hệ nhện của mỗi nước đã và đang được hoàn thiện, chuyển sang nghiên cứu ở các lĩnh vực sâu hơn (nghiên cứu nọc độc, nghiên cứu tơ

nhện ở cấp độ phân tử, .)

Khu hệ nhện Việt Nam được đánh giá là có mức đa dạng sinh học cao, nhưng chưa được tập trung nghiên cứu Trong những năm gần đây đã có một số cơng trình nghiên cứu về nhện Các nghiên cứu này mới chỉ tập trung trên

Trang 10

một số cây trồng nông nghiệp như lúa, đậu tương, nhãn vải Trong danh sách

275 loài đã được ghi nhận ở Việt Nam hiện nay, có 68 lồi mới cho khoa học [4] Đặc biệt, nghiên cứu về nhện ở khu vực Hà Nội từ trước đến nay còn rất ít, tản mạn Việc nghiên cứu đa dạng sinh vật nói chung và đa dạng thành

phần lồi nhện nói riêng ở nhiều sinh cảnh khác nhau có ý nghĩa quan trọng

trong việc đánh giá chất lượng môi trường tại các vùng nghiên cứu Nghiên cứu của tôi nhằm đưa ra những dẫn liệu mới về đa dạng thành phần loài và

đặc điểm phân bố của chúng trong các sinh cảnh đặc thù của khu vực nội đô

Hà Nội, góp phần khơi phục, bảo vệ tính đa dạng sinh học trong các thị xã, thành phố đang và sẽ được quy hoạch, mở rộng và phát triển Vì vậy tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu về thành phân, sự phân bố và thích nghỉ của các loài nhện (Araneae) trong hệ sinh thái đô thị Hà Nội ”

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu

- Bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, xây dựng lòng say mê học tập, làm tiền đề để phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu sau này

- Bước đầu nghiên cứu, xác định thành phần loài, đặc trưng phân bố, và

tính thích nghi của các loài nhện (Araneae) tại khu vực nội đô Hà Nội

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tiến hành khảo sát, điều tra, nghiên cứu phân loại nhóm nhện tại một

số vườn hoa, công viên của khu vực nội đô Hà Nội

- Phân tích mẫu vật thu thập được sau khảo sát để xác định thành phần

loài nhện

- Nghiên cứu đặc trưng phân bố và tính thích nghi của nhện tại các điểm nghiên cứu

Trang 11

3 Nội dung nghiên cứu

- Xác định thành phần loài nhện (Araneae) ở một số vườn hoa, công

viên khu vực nội đô thành phố Hà Nội

- Bước đầu nhận xét về đặc trưng phân bố và đặc điểm thích nghỉ của

nhện (Araneae) ở khu vực nội đô thành phố Hà Nội 4 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn

- Ý nghĩa lí luận: Nhằm góp phần bố sung vào nguồn tài liệu nghiên

cứu thành phần và phân bố nhện ở đô thị Hà Nội

- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài sẽ góp phần khơi phục, bảo vệ tính đa dạng sinh học trong các thị xã, thành phố đang và sẽ được quy hoạch, mở rộng và phát triển

Trang 12

Chuong 1 TONG QUAN TAI LIEU

1.1 Lược sử nghiên cứu nhện Khái quát về nhện

Tên khoa học: Araneae

Tên tiếng Anh: Spider Tên Việt Nam: Nhện

Bộ nhện Araneae thuộc lớp hình nhện Arachnida, ngành động vật chân

đốt Arthropoda Theo Platnick N.I.,(2005) [20], bộ nhện chiếm ưu thế về số

loài và số lượng cá thé trong II bộ của lớp hình nhện (11 bộ bao gồm: Acari,

Amblypygi, Araneae, Opiliones, Palpigradi, Pseudoscorpiones, Ricinulei, Schizomida, Scorpioides, Solifugae, Thelyphonida)

Việc đặt tên khoa học cho nhện được bắt đầu từ năm 1757, tác gia Ovid

và Clerek đã đưa ra tên của bộ nhện là Araneae và Aranel Đến năm 1801, Latreille đưa ra tên bộ nhện là Araneida Năm 1862, Dallas cũng nêu ra tên của bộ nhện là Araneida Năm 1938, Bristowe đưa tên bộ nhện là Araneae và tên này được sử dụng cho đến ngày nay (Platnick N.I., 2005) [20]

Cơ thể nhện chia ra 2 phần: phần giáp đầu ngực (Cephalothorax) và phan bung (Abdomen), hai phần này được nối với nhau bởi cuống bụng Phần giáp đầu ngực bao gồm tắm lưng ngực và tấm bụng ngực Phía trên đầu của giáp đầu ngực có miệng và 1 đôi chân kìm, bên cạnh chân kìm là 1 đôi chân xúc giác Các mắt nằm trên tắm lưng ngực, thơng thường có 8 mắt đơn Bộ phận sinh dục con cái nằm ở phần giữa mặt dưới của bụng Cuối bụng có 1

đến 4 đôi núm tơ (bộ phận nhả tơ) Nhện có 4 đơi chân bị nằm trên phần giáp

đầu ngực Nhện đực và nhện cái phân biệt với nhau qua đốt ngồi cùng của đơi chân xúc giác (đốt này gọi là xúc biện) Xúc biện nhện đực phình rat to 6

Trang 13

đầu, chân xúc giác nhện cái thuôn dài Nhện phát triển qua các giai đoạn: trứng- nhện non - nhện trưởng thành

Việc phân loại nhện chỉ tiến hành trên nhện trưởng thành, đặc điểm cơ bản nhất sử dụng trong phân loại là xúc biện của con đực (đốt ngoài cùng của

chân xúc giác) và bộ phận sinh dục của con cái

1.2 Tình hình nghiên cứu nhện (Araneae) trên thế giới

Nhận thức rõ tầm quan trọng của các loài nhện trong khoa học và thực

tiễn đời sống, năm 1999 một tổ chức với tên gọi là Hội nhện Quốc tế

(International Society of Arachnology) đã được thành lập với sự tham gia của

hơn 600 nhà khoa học từ 60 nước khác nhau trên toàn thế giới Từ sau hội nghị nhện quốc tế lần thứ XV năm 2001, nghiên cứu về nhện đã thực sự trở thành một môn khoa học (Arachnology - Nhện học)

1.2.1 Về thành phân loài nhện

Theo thống kê của Platnick N.I., (2005) [20] trên thế giới đã ghi nhận

được 38.998 loài thuộc 3.607 giống của 110 họ nhện Tác giả đã tổng hợp tat cả các công bố về khu hệ nhện của các nước trên toàn thế giới, bắt đầu từ cơng trình của Clerck năm 1757

Trong đó họ nhện nhảy Salticidae có số loài cao nhất trong các họ

thuộc bộ nhện Tác gia Proszynski J., [19] (2003) da xây dựng cơ sở dữ liệu

về họ Salticidae trên thế giới bao gồm hình vẽ, các synonym và phân bố của 4080 loài nhện nhảy

Tại các nước khu vực Đông Nam châu Á, sắp xếp theo thứ tự số lượng

loài nhện đã ghi nhận được từ cao đến thấp là: Inđơnêxia (660 lồi), Malaixia (463 loài), Myanma (455 lồi), Philíppin (426 lồi), Singgapo (308 loài), Thái Lan (156 loài), Việt Nam (230 loài) (Theo F.M.Murphy và J.A.Murphy (2000)) [17] Theo tác giả, khu hệ nhện của 3 nước thuộc khu vực này bao

gồm Brunei, Campuchia và Lào chưa được nghiên cứu

Trang 14

Ở Trung Quốc, nghiên cứu về nhện bắt đầu từ năm 1798 Năm 1999,

Song D.X và Zhu M.S., [22] đưa ra danh sách 2361 loài thuộc 450 giỗng của

56 họ nhện đã ghi nhận được ở nước này

Tác gia Davies V.T., (1988) [12] đã nghiên cứu và xây dựng khoá định

loại tới họ của bộ nhện và khoá định loại tới loài của nhóm nhện chăng lưới đã ghi nhận được tại Ôxtrâylia

1.2.2 Về sinh học, sinh thái học, tập tính và vai trò của nhện

Theo Foelix R.F., (1996) [14] nhện phát triển qua 3 giai đoạn là trứng, nhện non và nhện trưởng thành Giai đoạn nhện non có thể đạt tới 15 tuổi về

kích thước cơ thể thì nhện cái luôn luôn lớn hơn nhện đực Hầu hết con đực bị

chết sau khi giao phối Vịng đời của nhện có thời gian phát dục khác nhau tuỳ từng loài Sinh trưởng của nhện non phải qua các lần lột xác Tinh dịch

của nhện được cất g1ữ tại chân xúc giác nhện đực

Nghiên cứu đặc tính sinh học của lồi Cheiracanthium melanostoma,

Sebastian P.A và cs (2002) [21] đã kết luận: thời gian phát triển qua các tuổi

của nhện đực là 163-200 ngày, của nhện cái là 226-299 ngày

Các loài thuộc họ nhện nhảy Salticidae có tập tính xây tổ (Foelix R.F., 1996) [14], tổ nhện là nơi nghỉ ngơi, lột xác và đẻ trứng của chúng

Khi thời tiết lạnh, các loài nhện trong vườn cây ăn quả thường tìm nơi trú ân để qua đơng, chúng bị lên cây và trú ân qua đông ở các vị trí ít bị tác động của các yếu tổ môi trường xung quanh ví dụ như khe hở tách ra từ vỏ

của thân cây hoặc vỏ cành cây (Foelix R.F., 1996) [14]

Trong tự nhiên, các yếu tố ngoại cảnh và con người ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của các loài nhện có tập tính chăng lưới Gió to làm cây đổ, cành gãy hay con người chặt phá cây rừng và đốt rừng làm mạng nhện bị

phá dẫn đến nhện mắt nơi cư trú (Davies V.T., 1988) [12]

Trang 15

Nhện có vai trị đặc biệt quan trọng trong phòng trừ tổng hợp sâu hại trên các cây trồng nông nghiệp Theo Song D.X và Zhu M.S., (1999) [22], so với côn trùng ký sinh và các loài thiên địch khác nhện có nhiều ưu thế hơn

Thứ nhất, nhện có kích thước quần thể lớn Thứ hai, nhện là loài phầm ăn

Thứ ba, nhện xuất hiện trên cây trồng sớm hơn các loài thiên địch khác Thứ tư, trong điều kiện thiếu thức ăn nhện vẫn có thể tồn tại trong thời gian dài

Thứ năm, khả năng sinh sản của nhện cao

Tại Trung Quốc, Liang SP va cs (2000) [15] đã phân tích nọc của loài

nhện độc Ornithoctonus huwena Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có thê sử

dụng nọc của nhện trong y học, như tách chiết các chất từ nọc để làm thuốc

gây tê hay chữa một số bệnh liên quan đến hệ thần kinh

Tất cả các loài nhện đều có bộ phận sản xuất tơ Bản chất của tơ nhện

là protein, được cấu thành bởi nhiều amino acid, trong đó có một số amino

acid đặc biệt, nên tơ nhện có độ bền rất vững chắc đã được nghiên cứu sử dụng trong sản xuất áo quân sự và kính chống đạn So sánh các vật liệu tự nhiên và vật liệu nhân tạo thì tơ nhện là vật liệu đáng chú ý: nó có độ bền và

sự đẻo dai gap 2 đến 3 lần xenlulo, cao su, xương, gân và bằng 1/2 độ bền của sắt thép Vải sản xuất từ tơ nhện cũng như tơ tam dé thay thé mot số loại vải từ sợi hoá học gây ô nhiễm môi trường (Foelix R.F., 1996) [14]

Nhện còn được sử dụng như chỉ thị sinh thái học để đánh giá chất

lượng môi trường sống, điển hình là nhóm nhện thuộc họ nhện cuốn tổ Clubionidae rất mẫn cảm với các kim loại nặng như chì và kẽm (Clausen

LHLS., 1986) [9]

1.3 Tình hình nghiên cứu nhện (Araneae) ở Việt Nam

1.3.1 Về thành phần lồi nhện

Những cơng bố về nhện đầu tiên ở Việt Nam bởi Simon (1886, 1896,

1903, 1904, 1906, 1908), và Hogg (1922) Hai tác gia trên đã công bố ra 20

Trang 16

loài nhện mới cho khoa học được phát hiện ở Việt Nam (Zabka M., 1985)

[24]

Zabka M., (1985) [24] da cong bé két qua chuyén khao sat của mình

vé họ nhện nhảy Salticidae ở Việt Nam Tác giả đã ghi nhận được 100 loài

nhện nhảy, trong đó bao gồm 51 loài va 8 giống mới cho khoa học

Bùi Hải Sơn (1995) [8] đã ghi nhận được 34 loài nhện trên lúa vùng

ngoại thành Hà Nội

Qua việc phân tích các mẫu vật thu được ở Việt Nam, Ono H., (2003) [18] đã phát hiện 7 loài nhện mới cho khoa học thuộc các họ Zodaridae và

Liphistidae

Khu hệ nhện ở các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của Việt

Nam rất ít được nghiên cứu Tại vườn quốc gia Ba Bề, Phạm Đình Sắc (2003)

[3] bước đầu đã công bố danh sách 82 loài thuộc 23 họ nhện

Phạm Đình Sắc và cs (2004) [6] đã cho công bố danh sách và phân bố

của 108 loài nhện nhảy họ Salticidae ở Việt Nam

Phạm Đình Sắc và cs (2005) [7] đã bổ sung thêm 5 loài nhện nhảy Salticidae cho khu hệ nhện Việt Nam

Lần đầu tiên ở Việt Nam, một loài nhện có nọc độc họ Theraphosidae

đã được tìm thấy ở vườn quốc gia Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc và khu bảo tồn

thiên nhiên Hữu Liên tỉnh Lạng Sơn (Phạm Đình Sắc và Vũ Quang Côn,

2005) [5]

Cho đến năm 2005, Việt Nam đã ghi nhận được 275 loài thuộc 144

giống của 30 họ nhện (Phạm Đình Sắc, 2005) [4]

1.3.2 Về sinh học, sinh thái học, tập tính và vai trò của nhện

Các nghiên cứu về sinh học sinh thái của nhện ở Việt Nam cịn rẤt Ít

Cho đến nay, 2 loài được nghiên cứu về đặc tính sinh học sinh thái bao gồm nhện sói Pardosa pseudoannulata và nhện linh miêu Oxyopes javanus Kết

Trang 17

quả nghiên cứu của Bùi Hải Sơn (1995) [§] cho thấy: loài nhện Pardosa pseudoannulata giai đoạn con non có 8 tuổi; thời gian phát dục của nhện non

đực từ 76,2 - 155,7 ngày, của nhện non cái từ 92,6 - 167,7 ngày; vòng đời của

nhện từ 122,9 - 219 ngày Lồi nhện Oxỳpes javanus giai đoạn con non có 9

tuổi; thời gian phát dục của nhện non đực từ 152,9 - 204,0 ngày, của nhện non

cái từ 159,6 - 223,7 ngày; vòng đời của nhện từ 185,0 - 238,5 ngày Nhện Pardosa pseudonnulata có khả năng ăn 9,4 - 22,5 con ray nau trong một ngày, nhện Oxyopes javanus có khả năng ăn 0,32 - 0,48 sâu non cuốn lá nhỏ trong một ngày

Nghiên cứu nhện trên cây bông ở Đồng Nai và Ninh Thuận, Vũ Quang

Cơn và nhóm nghiên cứu (1996) [1] kết luận: nhện ăn thịt có vai trò quan trọng trong việc kìm hãm mật độ sâu hại, đặc biệt là sâu xanh trên cây bơng Thuốc hố học có ảnh hưởng xấu đến mật độ nhện trên cánh đồng bông

Phạm Văn Lầm (2004) [2] đã tiến hành thí nghiệm tìm hiểu phổ vật

mỗi của một số loài nhện trên cánh đồng lúa, cho rằng: các loài Pardosa pseudonnulata và Oxyopes javanus biểu hiện tính đa thực Loài Dyschiriognatha tenera va Theridium octomaculatum chỉ sử dụng 4 loài ray nâu hại lúa trong phịng thí nghiệm để làm thức ăn Cịn lồi Myrmaracha elongafa và Clubiona japonicola không ăn các lồi bọ xít hại lúa

Nhện là nhóm có số lượng loài lớn, phân bố rộng, có vai trị trong nhiều lĩnh vực do đó các nghiên cứu về khu hệ bổ sung thành phần loài và sinh học

sinh thái là việc làm cần thiết

Như vậy, có thể thấy rằng, các cơng trình nghiên cứu về thành phần loài, đặc điểm sinh học sinh thái của nhện trên thế giới khá phong phú Tuy

nhiên, thành phần loài nhện ở Việt Nam vẫn ít so với con số thực tế Các

nghiên cứu về sinh học, sinh thái học và khả năng lợi dụng chúng cịn rất ít

Trang 18

Chương 2 ĐÓI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là tất cả các loài thuộc bộ Nhện (Araneae), lớp

Hình nhện (Arachnida), ngành Chân khớp (Arthropoda) phân bố tại các vườn hoa, công viên trong khu vực nội đô thành phố Hà Nội

2.2 Thời gian nghiên cứu

- Từ 8/2012 đến 11/2012: thu thập và định loại mẫu vật, nghiên cứu

sinh học sinh thái ngoài thực địa và trong phịng thí nghiệm

- Từ 12/2012 đến 1/2013: tiếp tục công tác định loại mẫu vật

- Từ 2/2013 đến 3/2013: so sánh với mẫu vật tại Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật

2.3 Địa điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện tại một số địa điểm vườn hoa, công viên trong

khu vực nội đô thành phố Hà Nội

Năm địa điểm được chọn để nghiên cứu là:

+ Cơng viên Thống Nhất

Vị trí: Được bao quanh bởi bốn phố Trần Nhân Tông, Lê Duẩn, Đại Cồ Việt, Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội

Với diện tích trên 50ha, cơng viênThống Nhất là một thắng cảnh thiên

nhiên tươi đẹp giữa lịng thủ đơ Hà Nội Tại đây có đảo Hồ Bình yên tĩnh giữa hồ Bảy Mẫu, có nhiều khu vực trồng hoa, cây cảnh [29]

+ Công viên Nghĩa Đô

Vị trí: Nguyễn Văn Huyên — Cầu Giấy — Hà Nội

Với tổng diện tích lên tới gần 47ha, trong đó có nhiều hạng mục vườn hoa, đôi cỏ, cây xanh, hô nước rộng, đường dạo uôn lượn có cảnh quan đẹp,

Trang 19

công viên Nghĩa Đô thực sự là lá phổi xanh góp phần điều hịa, tạo được mơi trường xanh sạch, không gian thoáng đãng yên tĩnh cho cửa ngõ ln sơi động phía Tây Thủ đô Hà Nội [26]

+ Vườn hoa Hàng Đậu

Vị trí Đường Phan Đình Phùng — Ba Đình — Hà Nội + Vườn hoa Pasteur

Vị trí: Đường Nguyễn Huy Tự - Hai Bà Trưng - Hà Nội + Hàng cây đơn dọc đường Hoàng Quốc Việt

Vị trí: Đường Hồng Quốc Việt - Cầu Giấy — Hà Nội

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa

- Địa điểm thu mẫu: Nhện được thu thập qua đợt điều tra, tại một số

vườn hoa và công viên khu vực nội đô của Hà Nội, bao gồm: công viên

Thống Nhat, công viên Nghĩa Đô, vườn hoa Hàng Đậu, vườn hoa Pasteur,

Hàng cây đơn dọc đường Hoàng Quốc Việt

- Thu nhện hoạt động trên cây: dùng tắm nilon (1,2m x 1,2m) hứng dưới tán lá và đập mạnh vào tán lá, nhện sẽ rơi xuống Kết hợp dùng vợt côn trùng và bắt bằng tay

- Phương pháp thu mẫu định tính: Thu nhện hoạt động trên mặt đất theo

phương pháp của Curtis D.J (1980) [11] và Millar I.M (2000) [16], dùng bẫy

bằng các ly nhựa (kích thước (Sem x 12 cm)) chôn ngập xuống đất sao cho bề

mặt ly nhựa bằng với mặt đất, trong ly nhựa cho 100 mi dung dịch hỗn hợp cồn 70° va 5% formalin Két hợp với quan sát bằng mắt và thu bắt bằng tay

- Phương pháp thu mẫu định lượng: Sử dụng các bẫy hố để điều tra

định lượng Các ly nhựa đặt cách nhau l mét Tai mỗi vườn hoa hay công viên chọn 3 điểm nghiên cứu, mỗi điểm dat 9 ly nhựa

Trang 20

- Thu nhện thuộc nhóm chăng tơ: bắt trực tiếp trên tơ bằng tay Điều tra bổ sung vào ban đêm: dùng đèn ắc quy soi đề thu bắt

Bay hé

2.4.2 Phương pháp phân tích mẫu vật trong phịng thí nghiệm

Mẫu nhện thu thập tại điểm nghiên cứu bảo quản trong cồn 70° , lưu trữ tại phịng Sinh thái Mơi trường đất, thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh

vật

Mẫu vật được định loại và kiểm tra tại Viện Sinh thái và Tài nguyên

sinh vật

Định loại nhện theo các tài liệu Zabka M (1985) ; Davies V.T 1988; Feng Z.Q (1990); Song D.X và cs (2004); Zhu M.S và cs ( 2003) [24], [12]

{13] [23] [25]

Mẫu nhện được soi dưới kính hiển vi điện tử đề định loại

Chỉ các mẫu nhện trưởng thành được sử dụng để định loại, bởi vì việc định loại nhện ở giai đoạn con non đến cấp độ giống và loài là rất khó

Trang 21

2.4.3 Xứ lí và phân tích số liệu

- Mẫu thu được xử lí và bảo quản trong dung dịch hỗn hợp cồn 70° và 5% formalin

- Số liệu được xử lí dựa trên chương trình phần mềm PRIMER5 Các

biểu đồ được vẽ bằng phần mềm Excel 5.0

2.5 Một vài nét khái quát về thành phố Hà Nội

2.5.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên thành phố Hà Nội

Vị trí

Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ

sơng Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến

106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía

Bắc; Hà Nam, Hịa Bình ở phía Nam; Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng n ở

phía Đơng; Hịa Bình cùng Phú Thọ ở phía Tây Ngoài ra, Hà Nội còn cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km (đi qua Hưng Yên, Hải Dương) Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phó có diện tích 3.324,92 km2, nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên

hữu ngạn [27]

Địa hình

Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây

sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chỉ lưu các con sông khác Khu vực

nội thành có một số gị đơi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng [27]

Thúy văn

Sông Hồng là con sơng chính của thành phó, bắt đầu chảy vào Hà Nội

ở huyện Ba Vì và ra khỏi thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên tiếp giáp

Hưng Yên Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km, chiếm khoảng một

Trang 22

phần ba chiều đài của con sông này trên đất Việt Nam Hà Nội cịn có Sơng Đà là ranh giới giữa Hà Nội với Phú Thọ, hợp lưu với dịng sơng Hồng ở phía Bắc thành phố tại huyện Ba Vì Các sông nhỏ chảy trong khu vực nội thành như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu là những đường tiêu thoát nước thải của Hà Nội

Hà Nội cũng là một thành phố đặc biệt nhiều đầm hồ, dấu vết còn lại

của các dịng sơng cơ Trong khu vực nội thành, hồ Tây có diện tích lớn nhất, khoảng 500 ha, đóng vai trò quan trọng trong khung cảnh đô thị, ngày nay được bao quanh bởi nhiều khách sạn, biệt thự Hồ Gươm nằm ở trung tâm lịch

sử của thành phố, khu vực sầm uất nhất, ln giữ một vị trí đặc biệt đối với Hà Nội Trong khu vực nội ô có thể kế tới những hồ nỗi tiếng khác như Trúc Bạch, Thiền Quang, Thủ Lệ [27]

Khí hậu

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu cận nhiệt đới ầm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa Thuộc vùng cận nhiệt đới ầm, thành phố quanh nam tiếp nhận lượng bức xạ Mặt

Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao Và do tác động của biên, Hà Nội có độ âm

và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm Một đặc điểm rõ

nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh

Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1 °C Từ tháng I1 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình 18,6 °C Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và

tháng 10 thành phó có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông [27]

2.5.2 Hiện trạng môi trường chung trong nội đô thành phố Hà Nội

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, tình trạng ơ nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố đang có xu hướng gia tăng và ngày càng trở nên

nghiêm trọng, nhất là đối với chất thải rắn, nước thải và không khí Điều này

Trang 23

đang gây bức xúc, ảnh hưởng xấu tới đời sống sinh hoạt của nhân dân tại

nhiều khu vực Chất thải rắn

Theo thống kê chưa đầy đủ, chất thải rắn công nghiệp ở Hà Nội mỗi

ngày có khoảng 750 tấn, trong đó mới thu gom 85-90% và xử lý được khoảng 60% lượng thu gom này Công tác xử lý, tiêu hủy, tái chế chủ yếu dựa vào

chôn lấp hợp vệ sinh tại một số bãi rác Trong khi đó, phế thải xây dung (trên

1000 tắn/ngày) chưa được thu gom triệt đề

Trong khi đó, các bãi chơn lấp chất thải rắn hiện đã sắp đầy gây nên

tình trạng thiếu bãi chôn lấp Đây thực sự là một khó khăn rất lớn của thành

phố [28]

Môi trường nước mặt

Hiện nay, tổng khối lượng nước thải công nghiệp trên địa bàn thành

phố khoảng từ 100.000 đến 120.000m”/ngày đêm Lượng nước thải của các

cơ sở công nghiệp cũ nằm phân tán mới được xử lý 20-30%, chỉ có 3 khu

công nghiệp tập trung mới (Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Phú Nghĩa và Quang Minh 1), 2 cụm công nghiệp (Ngọc Hồi và Phùng Xá) có hệ thống xử

lý nước thải tập trung Còn lại phần lớn các cơ sở sản xuất đều khơng có trạm xử lý nước thải

Ô nhiễm nước mặt ngày càng trở nên nghiêm trọng do lượng nước chưa được xử lý

Kết quả quan trắc tại 13 hồ của Hà Nội cho thấy, hầu hết các chỉ số

cũng đều vượt TCCP nhiều lần, đặc biệt là các hồ Thủ Lệ, Hoàn Kiếm, Trúc

Bạch, Ba Mẫu và Thành Công bị ô nhiễm nặng vào mùa khơ

4 con sơng thốt nước chính của thành phố cũng đang bị ô nhiễm nặng

bởi các chất hữu cơ, vô cơ, các hợp chất nito, vi sinh vat, chất rắn lơ lửng, dầu

Trang 24

mỡ Một số vị trí phát hiện kim loại nặng vượt TCCP, nước có màu đen, mùi

hơi thối, đặc biệt là vào mùa hè [28] Khơng khí

Theo số liệu quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thì

hiện tại, khơng khí ở hầu hết các khu vực dân cư do hoạt động giao thông trong vùng nội đô đều bị ô nhiễm Đặc biệt, các khu vực như Trung tâm Hội

nghị quốc gia, đường Xuân Thủy, đường Khuất Duy Tiến, ô nhiễm bụi đang ở mức cao nhất Hà Nội và xu hướng ngày càng gia tăng Các khu vực ngã tư có mật độ xe cộ lưu thông cao, độ ồn cũng vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP)

Về nồng độ bụi mịn có 23/24 ngã tư có nồng độ trung bình vượt TCCP

do lưu lượng và mật độ xe cộ qua lại quá lớn

Các chỉ tiêu về CO, SO¿, NO¿, CạHạ cũng đều vượt TCCP tại hầu hết các điểm đo kiểm, trong đó 32/34 ngã tư có nồng độ CạH, vượt TCCP, có nơi vượt tới 3 lần [28]

Trang 25

Chương 3 KÉT QUÁ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Thành phần và số lượng các loài nhện (Araneae) đã gặp ở khu vực nội đô Hà Nội

3.1.1 Thành phân loài nhện

Chúng tôi đã điều tra và xác định được 57 loài nhện (bảng 3.1) thuộc 10 họ Bao gồm các họ: họ nhện nhảy Salticidae 18 loài, họ nhện bụng tròn chăng lưới Araneidae 15 loài, họ nhện hàm dài Tetragnathidae 6 lồi, họ nhện sói Lycosidae 5 loài , họ nhện càng cua Thomicidae có 4 lồi, 5 họ có số lồi ít, mỗi họ có I đến 2 loài bao gồm các họ nhện lưới phéu nho Hexathelidae, ho nhén cuốn tổ Clubionidae, họ nhện linh miêu Oxyopidae, họ nhện lùn

Linyphiidae, và họ Therididae

Bang 3.1 Thành phần và số lượng cá thế các loài nhện bắt gặp tại điểm

nghiên cứu

STT Tên khoa học Số lượng cá thế nhện thu Tổng được và bắt gặp ở các điểm số nghiên cứu _ 9 “Ss = ‹© = Ce & Exo g Z j1 4 | 8 š oS ey = op a & 5 S cs šŠ l3 ã lễ |Š = Zz |= ep seas 3 g=~ = > = x = ca > © > > = a=] © aos = 1 Họ Araneidae 84 1 | Araneus inustus (C.L.| 12 4 _ _ _ 16 3,58 Koch, 1871)

Trang 26

2 |Argiope bruennichi 2 1 - 3 0,67 (Scopli, 1772) 3 | Argiope minuta BroP 4 1 - 5 1,12 Karsch, 1879 4 |Argiope catenulata step 1 - - 1 0,22 (Doleschall, 1859) 5 | Cyclosa bifida > if 1 - - 1 0,22 (Doleschall, 1859) 6 | Cyclosa insulana 1 1 - 2 0,45 (Costa, 1834) 7 | Cyrtophora oe 18 11 - 29 6,5 muluccensis (Doleschall, 1857) 8 | Eriovixia laglaizei - 2 - MÀ 0,45 (Simon, 1877) 9 | Hypsosinga alboria “ 5 1 - - 1 0,22 Yin et al., 1990 10 | Hypsosinga pygmaea *P BO PYS 2 - - 2 0,45 (Sundevall, 1831) 11 | Hypsosinga sanguinea 1 - - 1 0,22 (C.L.Koch, 1844) 12 | Gea subarmata - 1 - 1 0,22 Thorell, 1890

Trang 27

13 | Gasteracantha diadesmia 6 - 6 1,34 Thorell, 1887 14 | Gasteracantha kuhli 8 - 10 2,24 C.L Koch, 1837 15 | Neoscona theisi 4 - 4 0,9 (Walckenaer, 1841) 2 Ho Clubionidae 7 16 | Cheracanthium catindigae 1 - 5 1,12

Barrion & Litsinger,

1995 17 | Clubiona japonicona Boesenberg &| 2 - 2 0,45 Strand, 1906 3 Ho Hexathelidae 19 18 | Macrothele holsti 13 - 19 4,25 Pocock, 1901 4 Ho Linyphiidae 10 19 | Atypena adelinae

Barrion & Litsinger, 2 - 8 1,78

1995 20 | Ummeliata inseciceps (Boesenberg & 2 - 2 0,45 Strand, 1906) 5 Ho Lycosidae 80

Trang 28

21 | Pardosa birmanica - 2 - 2 0,45 Simon, 1884 22 | Pardosa pseudoanulata 37 24 4 73 16,33 (Boesenberg & Strand, 1906) 23 |Pardosa sumairana 1 2 - 3 0,67 (Thorell, 1890) 24 | Pirata blabakensis

Barrion & Litsinger, 1 - - 1 0,22

1995 25 | Pirata subpiraticus Boesenberg et Strand, 1 - - 1 0,22 1906 6 Ho Oxyopidae 30 26 | Oxyopes lineatipes ~ „ 6 4 3 13 2,91 (C.L Koch, 1847) 27 | Oxyopes javanus NOP J 11 6 - 17 3,8 Thorell, 1887 7 Ho Salticidae 187 28 | Bianor hotingchiehi 8 4 - 12 2,68 Schenkel, 1963 29 | Burmattus sinicus 4 - - 4 0,9 Proszynski, 1992 30 | Carrhotus sannio 1 - - 1 0,22 (Thorell, 1877)

Trang 29

31 Epeus glorius Zabka, 1985 32 EpocHla cancarata (Karsch, 1880) 10 33 Evarcha flavocincta (C.L Koch, 1846) - 2 0,45 34 Harmochirus brachiatus (Thorell, 1877) - 1 0,22 35 Hasarius adansoni

(Savigny & Audouin,

1827) - 1 0,22 36 Marpissa (Karsch, 1879) magister - 2 0,45 37 Myrmaracha _ legon Wanless, 1978 - 1 0,22 38 Phintella lucai

Barrion & Litsinger, 1995 - 2 0,45 39 Phintella versicolor (C.L Koch, 1846) 41 73 3 117 26,2 40 Phintella vittata (C.L Koch, 1845) 41 Plexippus paykulli (Savigny & Audouin,

1827) - 10 2,24

Trang 30

42 | Plexippus petersi 2 - - - - 2 0,45 (Karsch, 1878) 43 | Plexippus setipes pp „ - 1 - - - 1 0,22 Karsch, 1879 44 | Telamonia festiva 1 - - - - 1 0,22 Thorell, 1887 45 | Thiania bhamoensis 4 1 - - - 5 1,12 Thorell, 1887 8.Ho Tetragnathidae 17 46 | Dyschiriognatha tenara 2 - - - - 2 0,45 Karsch, 1879 47 | Tetragnatha javana (Thorell, 1890) 2 2 - - - 4 0,9 48 | Tetragnatha mandibulata 1 - - - - 1 0,22 Walckenaer, 1842 49 | Tetragnatha 7 1 - - - 8 1,78 maxillosa Thorell, 1895 50 | Tetragnatha nitents| - 1 - - - 1 0,22 (Audouin, 1826) 5I | Tefragnatha virescens _ | _ _ _ | 0,22 Okuma, 1979 9.Họ Therididae 6

Trang 31

52 Coleosoma blandum Cambridge, 1882 1,12 53 Theridium octomaculatum Boesenberg et Strand, 1995 0,22 0 Ho Thomicidae 54 Runcinia acuminata (Thorell, 1881) 0,22 55 Misumenoides matinikus

Barrion & Litsinger,

1995

0,45

56 Thomisus italongus

Barrion & Litsinger,

1995

0,22

57 Xysticus palawanicus

Barrion & Litsinger,

1995 0,67 Tổng số cá thé (loài) 240 (46) 189 (34) 5 () 3 ) 10 | 447 (3) | 67) 100

Kết quả bảng 3.1 cho thấy: số lượng loài nhện đã ghi nhận được cao

nhất ở CV Thống Nhất (46 lồi), CV Nghĩa Đơ (34 lồi), trong khi đó số

lượng loài rất thấp ở các điểm khác: VH hang Dau (1 loai), VH Pasteur (1

loai), HCD doc dwong Hoàng Quốc Việt (3 loài)

Trang 32

Cũng như số lượng loài, nhện thu được số lượng cá thể lớn ở CV Thống Nhất (240 cá thể) và CV Nghĩa Đô (189 cá thể), trong khi đó số lượng

cá thể rất thấp ở các điểm còn lại: VH hang Dau (5 ca thé), VH Pasteur (3 ca

thé), HCD doc duong Hoang Quốc Việt (10 cá thê)

3.1.2 Số loài và số lượng cá thể của các họ nhện bắt gặp

Trong số 10 họ nhện đã xác định được thì họ có số lồi nhiều nhất là họ

nhện nhảy Salticidae (18 loài, chiếm 31,58%), tiếp đến là họ nhện bụng tròn chăng lưới Araneidae (15 loài, chiếm 26,31 %) Hai họ nhện này chiếm ưu thế

về số lượng loài tại điểm nghiên cứu Họ nhện hàm dài Tetragnathidae có 6 lồi chiếm 10,53 % Họ nhện sói Lycosidae có 5 lồi chiếm 8,77 % Họ nhện càng cua Thomicidae có 4 lồi chiếm 7,02 % Họ nhện cuốn tổ Clubionidae, họ nhện lùn L¡nyphiidae và họ nhện linh miêu Oxyopidae và họ Therididae, mỗi họ có 2 lồi chiếm 3,5 % Họ nhện lưới phéu nhỏ Hexathelidae có | loài

chiếm 1,75%

Bảng 3.2 Số loài và số lượng cá thế thuộc các họ nhện bắt gặp tại khu vực nội đô Hà Nội

STT Họ Số loài | Tỷ lệ(%) | Số cá thể | Tỷ lệ (%) 1 Ho Araneidae 15 26,31 84 18,79 2 Ho Clubionidae 2 3,50 7 1,57 3 Ho Hexathelidae 1 1,75 19 4,25 4 Ho Linyphiidae 2 3,50 10 2,24 5 Ho Lycosidae 5 8,77 80 17,90 6 Ho Oxyopidae 2 3,50 30 6,71 7 Họ Salticidae 18 31,58 187 41,83 8 Ho Tetragnathidae 6 10,53 17 3,80 9 Ho Therididae 2 3,50 6 1,34 10_ | Họ Thomicidae 4 7,02 7 1,57 Tông sô 57 100 447 100

Trang 33

Kết quả bảng 3.2 còn cho thấy: Trong số 10 họ nhện đã xác định tại

khu vực khu vực nội đô thành phố Hà Nội, họ nhện nhảy Salticidae khơng chỉ có số lồi cao nhất trong các họ nhện mà còn chiếm ưu thế về số lượng cá thể

(187 cá thể, chiếm 41,83 % tổng số cá thể nhện bắt gặp) Họ Nhện bụng trịn

chăng lưới Araneidae có số lượng cá thể đứng thứ hai (chiếm 18,79 % tổng số

cá thể nhện bắt gặp) tiếp đến là họ nhện Lycosidae (chiếm 17,90% tổng số cá thể nhện bắt gặp), họ nhện Oxyopidae (6,71 %), họ nhện lưới phéu nho Hexathelidae (4,25 %) Cac họ cịn lại có sỐ lượng cá thể nhện bắt gặp rất Ít

3.1.3 Các lồi nhện chiễm ưu thế về số lượng cá thể bắt gặp

Trong tổng số 57 loài nhện bắt gặp ở khu vực nội đô thành phố Hà Nội,

chỉ có 1 lồi được chúng tôi ghi nhận là phơ biến, có số lượng cá thể bắt gặp

cao (bắt gặp trên 100 cá thể / 1 loài), kết quả ở bảng 3.3

Chiếm ưu thế về số lượng cá thể bắt gặp tại điểm nghiên cứu là loài

nhện nhảy vằn xám Phimfella versicolor (chiếm 26,20 % tông số cá thể nhện

bắt gặp) Tiếp đến là loài nhện sói Pardosa pseudoanulata (chiêm 16,33 %

tổng số cá thé nhén bat gap), Cyrtophora muluccensis (chiếm 6,50 % tông số

cá thé nhện bắt gặp), Macrothele holsti (chiễm 4,25 % tông số cá thể nhện bắt

gặp) Epocilla cancarata và Oxyopes javanus (mỗi loài chiếm 3,80 % tổng số

cá thể nhện bắt gap), Araneus inustus (chiém 3,60 % tong số cá thé nhện bắt

gặp) Các lồi cịn lại chiếm tỷ lệ rất thấp (bao gồm 50 lồi, mỗi lồi trung bình chiếm tỷ lệ 0,71 % tổng số cá thê)

Trang 34

Bang 3.3 Số lượng cá thể của các loài nhện phố biến trong tổng số lượng cá thế nhện bắt gặp tại ở khu vực nội đô thành phố Hà Nội

STT Tên loài Số lượng cá thể Tý lệ

1 Phintella versicolor 117 26,20 2 Pardosa pseudoanulata 73 16,33 3 Cyrtophora muluccensis 29 6,50 4 Macrothele holsti 19 4,25 5 Epocilla cancarata 17 3,80 6 Oxyopes javanus 17 3,80 7 Araneus inustus 16 3,60

8 Các lồi cịn lại (50 loài) 159 35,52 Tong so 447 100

Diéu tra tại 5 CV và VH khu vực nội đô Hà Nội, chúng tơi nhận thấy

kích thước quần thể của mỗi loài rất khác nhau ở từng điểm nghiên cứu (xem bảng 3.4 và hình 3.1)

Trang 35

STT Tên loài Số lượng cá thê nhện bắt gặp ở các điểm nghiên cứu Tông số CV Thông CV Nghĩa VHHàng | VH Pasteur | Hàng cây Cá thể của

Nhất Đô Đậu đơn loài

1 Phintella versicolor 4I 73 - - 3 117 (35,04%) (62,39%) (2,57%) (100,00%) 2_ | Pardosa 37 24 5 3 4 73 pseudoanulata (50,68%) (32,88%) (6,85%) (4,11%) (5,48%) (100,00%) 3 Cyrtophora 18 11 - - - 29 muluccensis (62,07%) (37,93%) (100,00%) 4_ | Macrothele holsti 13 6 - - - 19 (68,42%) (31,58%) (100,00%) 5 | Epocilla cancarata 10 7 - - - 17 (58,82%) (41,18%) (100,00%) 6 Oxyopes javanus 11 6 - - - 17 (64,71%) (35,29%) (100,00%) 7 | Araneus inustus 12 4 - - - 16 (75,00%) (25,00%) (100,00%)

Trang 36

80 70 60 50 4u 30 20 10 ly | 0 oul Eninn a = =m

Công viên Thống Nhất Công viên Nghĩa Đô Vườn hoa Hàng Vuron hoa Paster Hàng cây đơn Đậu

@ Phintella versicolor @ Pardosa pseudoanulata mCyrtophora muluccensis mw Macrothele holsti Pocock m Epocilla cancarata m Oxyopes javanus @Araneus inustus

Hình 3.1 Số lượng cá thể nhện cúa các quần thé tại các điểm khác nhau của các loài nhện phổ biến

Kết quả bảng 3.4 và hình 3.1 cho thấy:

Loài nhện nhảy Phinrella versicolor chiêm ưu thế về số lượng cá thể ở CV Nghĩa Đô, bao gồm có 73 cá thể, chiếm 62,39% trên tổng số 117 cá thể lồi này được tìm thấy ở 5 sinh cảnh

Trong 5 sinh cảnh nghiên cứu, loài nhện Pardosa pseudoanulata

chiếm ưu thế ở CV Thống Nhất với 50,68% Sau đó tới CV Nghĩa Đô, VH

hàng Đậu, HCĐ và cuối cùng là VH Pasteur

Loài nhện Cyrtophora muluccensis có số lượng cá thê bắt gặp ở CV Thống Nhất là cao nhất Số lượng cá thể Cyzfophora muluccensis bắt gặp

nhiều thứ 2 tại CV Nghĩa Đô Ở những nơi khác không thấy xuất hiện

Loai nhén Macrothele holsti có số lượng cá thể bắt gặp ở CV Thống Nhất là cao nhất chiếm 68,42%, xuất hiện ở CV Nghĩa Đô chiếm 31,58% Các nơi khác không thấy xuất hiện

Trang 37

Tương tự như loài Macroihele holsti, Epocilla cancarafa có số lượng

cá thể bắt gặp ở CV Thống Nhất là cao nhất chiếm 51,82%, ở CV Nghĩa Đơ

chiếm 41,18% Cịn các nơi khác không thấy xuất hiện Chúng chăng lưới ở

độ cao dưới 0,5 mét so với mặt đất, trên cây cỏ hay cây bụi

Loài Oxyopes javanus xuất hiện ở CV Thống Nhất là cao nhất, có thấy

xuất hiện ở CV Nghĩa Đơ, cịn các nơi khác không thấy xuất hiện

Loài Araneus inustus được tìm thấy ở CV Thống Nhất với 12 cá thé va

ở CV Nghĩa Đô có 4 cá thể

3.2 Tương quan giữa số lượng loài nhện theo số cá thế bắt gặp ở khu vực nội đô Hà Nội

Kết quả phân tích sự đa dạng của các loài nhện (bảng 3.5) cho thấy: tại

các điểm nghiên cứu có tới 19 loài chỉ bắt gặp 1 cá thể trong suốt thời gian thu mẫu Theo Coddington và cs (1996) [10], những loài bắt gặp duy nhất 1 cá thể tại vùng nghiên cứu thuộc tình trạng đơn độc (singlefon stafus) rất có ý nghĩa cho khoa học đặc biệt trong công tác bảo tồn, những vùng có nhiều lồi trong tình trạng này tương ứng với một hệ sinh thái chưa ổn định có nhiều tác động gây suy giảm sự phong phú của loài

Trang 38

Bảng 3.5 Sự đa dạng của các loài nhện tại VH và CV khu vực nội đô Hà Nội Số cá thể / loài Số cá thể bắt gặp Số loài 1 19 19 2 24 12 4 20 5 5 20 4 3 9 3 17 34 2 10 20 2 8 16 2 6 6 1 12 12 1 13 13 1 16 16 1 19 19 1 29 29 1 73 73 1 117 117 1 Tong cong 447 57

Từ bảng số liệu trên có thể chia mức đa dạng của các loài nhện tại khu

vực nghiên cứu ra 3 nhóm:

Nhóm 1 c6 su da dạng cao về loài với 12 hoặc 19 loài (bao gồm 31 loài)

và có kích thước quần thể nhỏ, mỗi lồi có 1 hoặc 2 cá thé

Nhóm 2 có sự đa đạng trung bình về lồi với 2 đến 5 loài (bao gồm 20

lồi) có kích thước quần thể trung bình 3 đến 17 cá thể

Trang 39

và duy trì hơn so với nhóm 2 và 3

Nhóm 3 ít đa đạng, với 1 loài (bao gồm 8 loài), và có kích thước quần thé lớn, 6 đến 117 cá thể

Như vậy, về mặt bảo tồn những loài nằm trong nhóm 1 cần phải bảo vệ 3.3 Sự phân bố và thích nghỉ của các loài nhện ở khu vực nội đô Hà Nội 3.3.1 Phân bố ở các sinh cảnh nghiên cứu

Dựa vào số loài nhện đã bắt gặp, chúng tôi đánh giá sự phân bố của khu

hệ nhện trong vùng nghiên cứu theo 5 điểm đã được lựa chọn (xem bảng 3.6

và hình 3.2 )

Bảng 3.6 Số lượng loài nhện của các họ gặp tại năm điểm nghiên cứu

Số lượng loài ở các sinh cảnh

STT Họ CV CV | VH VH_ | Hàng | Tổng

Thống | Nghĩa | hàng | Pasteur| cây sô

Nhất | Đô | Đậu đơn

1 Araneidae 13 8 - - - 15 2_ | Clubionidae 2 1 - - - 2 3 | Hexathelidae 1 1 - - - 1 4 | Linyphiidae 2 1 - - - 2 5_ | Lycosidae 4 3 1 1 1 5 6_ |Oxyopidae 2 2 - - 1 2 7 | Salticidae 14 10 - - 1 18 8 | Tetragnathidae 4 4 - - - 6 9 | Therididae 2 1 - - - 2 10 | Thomicidae 2 3 - - - 4 Tổng số 46 34 1 1 3 57

Trang 40

Kết quả bảng 3.6 cho thấy: sỐ lượng loài nhện đã ghi nhận được cao

nhất là ở CV Thống Nhất (46 loài), tiếp đến là CV Nghĩa Đơ (34 lồi), thấp

nhất là ở VH hàng Đậu và VH Pasteur (mỗi điểm chỉ ghi nhận được I1 loài),

HCD là 3 loài

Một họ nhện ghi nhận được ở cả 5 sinh cảnh nghiên cứu là họ nhện

Lycosidae 16 - MAraneicae 5 Cluionidae ° #Hexathelidae 10 ILinyphiidae 8 fLycosidae 6 @ Oxyopidae 4 M@Salticidae 2 M@Tetragnathidae 0 I : | mm , _ Iherididae

CV [hông Nhât_ CV NghĩaĐÐô Vườn hoa Vườnhoa Hàng cây đơn Thomicidae

hàng Đậu Pasteur

Hình 3.2 Sự phân bố các loài nhện trong các họ tại 5 điểm nghiên cứu

CV Thống Nhất: chiếm ưu thế về số lượng loài nhện đã bắt gặp ở điểm

này là họ nhện nhảy Saltcidae (14 loài) và nhện bụng tròn chăng lưới

Araneidae (13 loài) Loài nhện chiếm ưu thế về số lượng cá thê bắt gặp ở

điểm nghiên cứu này là loài nhén nhay van x4m Phintella versicolor

CV Nghĩa Đô: cũng như tại CV Thống Nhất, các họ có số lượng loài

cao nhất đã bắt gặp ở CV Nghĩa Đô là họ nhện Salticidae (10 loài), tiếp đến là

họ Araneidae (8 loài), và loài nhện chiếm ưu thế về số lượng cá thể bắt gặp ở

điểm nghiên cứu này cũng là loài nhện nhảy văn xám Phinfella versicolor

Các điểm nghiên cứu còn lại số lượng loài nhện ghi nhận được rất thấp: VH Hàng Đậu (I loài), VH Pasteur (I loài), HCĐ (3 loài)

Ngày đăng: 06/10/2014, 17:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w