Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 98 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
98
Dung lượng
1,49 MB
Nội dung
MỤC LỤC 3.2.4. Một số giải pháp khác DANH MỤC BẢNG, BIỂU - Giải pháp về thị trường, marketing vi - Giải pháp về chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch vii - Giải pháp về ứng dụng khoa học và công nghệ vii - Giải pháp về phát triển chất lượng đội ngũ nhân viên vii * Giải pháp khác vii * Giải pháp về thị trường, marketing 76 - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thâm nhập và mở rộng thị trường, coi đây là yếu tố quan trọng tăng cường năng lực cạnh tranh 76 - Gắn thị trường, marketing với phát triển sản phẩm du lịch 76 - Cung cấp thông điệp rõ ràng và minh bạch về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Thực sự đây không chỉ là chính sách tốt nhất mà là cách nhanh chóng thu lợi tốt nhất 76 - Phát triển chiều sâu các loại hình dịch vụ để thoả mãn khách du lịch bởi điều đó làm cho họ trung thành và không tẩy chay sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Mở rộng thị trường du lịch quốc tế, khuyến khích các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, phù hợp thị hiếu của du lịch quốc tế và nội địa 76 - Biết linh hoạt trong việc cung cấp sản phẩm du lịch và dịch vụ cho khách du lịch, biết lắng nghe khách du lịch, và biến đổi sản phẩm và dịch vụ phù hợp với thị hiếu của nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách. Các doanh nghiệp tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu và thị hiếu của từng thị trường khách khác nhau để có chiến lược phát triển thu hút khách 77 - Chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, kết hợp với việc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước để tạo lập, mở rộng tour, nối tuyến, thu hút khách và mở rộng, phát triển thị trường. Tham gia các hội chợ, sự kiện du lịch ở các thị trường quốc tế mục tiêu để phát triển, mở rộng thị trường 77 - Xây dựng chương trình marketing điểm đến cho thành phố Huế, chương trình này cần được thực hiện một cách chuyên nghiệp để có thể khai thác các thị trường du lịch quốc tế và thị trường du lịch cao cấp trong nước đồng thời đảm bảo tính thống nhất trong hình ảnh của du lịch thành phố Huế trên thị trường .77 * Giải pháp về chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch 77 * Giải pháp về ứng dụng khoa học và công nghệ 77 * Giải pháp về phát triển chất lượng đội ngũ nhân viên 78 3.2.4. Một số giải pháp khác DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Đồ thị 1.1: Số lượt khách du lịch đến Việt Nam (2000 -2009) Error: Reference source not found Đồ thị 1.2: Số lượt khách du lịch đến TTHuế giai đoạn 2000 – 2009 Error: Reference source not found Đồ thị 1.3: Cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh phân theo khu vực kinh tế năm 2008 Error: Reference source not found Đồ thị 2.1: Cơ cấu khách du lịch quốc tế và nội địa đến TTHuế giai đoạn 2000 – 2009 Error: Reference source not found Đồ thị 2.2: Số lượt khách du lịch quốc tế đến TTHuế giai đoạn 2000 - 2009 Error: Reference source not found Đồ thị 2.3: Cơ cấu lượt khách quốc tế đến TTHuế Error: Reference source not found Đồ thị 2.4: Số lượt khách du lịch nội địa đến TTHuế giai đoạn 2000 - 2009 Error: Reference source not found Sơ đồ 2.1: Hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch đang được sử dụng tại TTHuế Error: Reference source not found Sơ đồ 2.2: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả hoạt động kinh doanh Du lịch tại TTHuế Error: Reference source not found DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT GO Tổng giá trị sản xuất KHTSCĐ Khấu hao Tài sản cố định KL/TW Kết luận / Trung ương M Thu nhập lần đầu của doanh nghiệp NĐ - CP Nghị định - Chính phủ NVA Giá trị gia tăng thuần QĐ Quyết định QH Quốc hội SWOT Ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức TCDL Tổng Cục Du lịch TSA Tài khoản vệ tinh du lịch TTHuế Thừa thiên Huế UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc USD Đồng Đôla Mỹ V Thu nhập lần đầu của người lao động VA Giá trị gia tăng VH- TT và DL Văn hoá - Thể thao và Du lịch VNĐ Việt nam đồng UNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới WTO Tổ chức Thương mại thế giới TÓM TẮT LUẬN VĂN Thừa thiên Huế là một trong ít địa phương có tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, với quần thể di tích cố đô và nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa của nhân loại. Trong những năm qua, với nguồn tài nguyên du lịch và vị trí địa lý thuận lợi, du lịch Thừa thiên Huế đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả tích cực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thế mạnh tiềm năng đã tạo điều kiện giúp Thừa thiên- Huế phát triển nhiều loại hình du lịch văn hóa chất lượng cao kết hợp du lịch biển, du lịch sinh thái, thể thao mạo hiểm, nghỉ dưỡng…, phát triển kinh doanh du lịch theo hướng bền vững, trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, bảo vệ tốt môi trường và cảnh quan. Tuy nhiên, những kết quả đạt được của ngành du lịch Thừa thiên Huế vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng sẵn có, hiệu quả kinh tế chưa cao. Để có những luận cứ khoa học cho việc đề ra những giải pháp cụ thể nhằm phát triển hoạt động kinh doanh du lịch tại Thừa thiên Huế, việc nghiên cứu thống kê, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh du lịch là hết sức cần thiết. Trong thời gian qua, đã có một số tài liệu, công trình nghiên cứu về kết quả hoạt động kinh doanh du lịch, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ về thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch ở Thừa thiên Huế. Việc chọn đề tài “ Nghiên cưú thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tại Thừa thiên Huế giai đoạn 2000- 2009” nhằm góp phần giải quyết vấn đề đó. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở đánh giá khái quát hoạt động kinh doanh du lịch tại Thừa thiên Huế; thực trạng công tác thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tại Thừa thiên Huế giai đoạn 2000 – 2009; phân tích những hạn chế và nguyên nhân trong lĩnh vực kinh doanh du lịch tại Thừa thiên Huế hiện nay, để từ đó đề xuất một số kiến nghị trong công tác thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch và các giải pháp phát triển kinh doanh du lịch tại Thừa thiên Huế trong thời gian tới. i Để phù hợp với nội dung, yêu cầu và mục đích nghiên cứu đề tài đã đề ra, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học, bao gồm: - Phương pháp thu thập dữ liệu thông qua các số liệu thứ cấp từ các tài liệu, báo cáo đã công bố như Niên Giám Thống Kê của Tổng Cục Thống Kê; Niên Giám Thống Kê tỉnh Thừa thiên Huế, các báo cáo tổng kết của Sở Văn Hoá Thể Thao và Du Lịch Thừa thiên Huế, Trung Tâm Bảo Tàng Di tích Cố đô Huế; các số liệu đã được công bố của Tổng Cục Du Lịch và các tài liệu trên mạng internet ; - Phương pháp phân tổ thống kê ứng dụng trong việc nghiên cứu cơ cấu khách du lịch, cơ cấu ngày khách du lịch, doanh thu du lịch ; - Phương pháp trình bày dữ liệu gồm các bảng và đồ thị thống kê; - Phương pháp tính dãy số thời gian để nghiên cứu đặc điểm biến động của khách du lịch; doanh thu du lịch, và số ngày khách du lịch; - Phương pháp dự đoán thống kê trong việc dự đoán số lượt khách du lịch đến Huế và doanh thu du lịch trong thời gian tới. Trong quá trình thực hiện luận văn đã đạt một số kết quả sau: Thứ nhất, đề tài đã đánh giá một cách khái quát về hoạt động kinh doanh du lịch tại Thừa thiên Huế. Trong phần này đã nêu bật lên được những mặt thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng tại Thừa thiên Huế cũng như hệ thống các cơ sở kinh doanh phục vụ du lịch tại Thừa thiên Huế. Qua đó phần nào cho thấy Thừa thiên Huế có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh doanh du lịch. Và đây cũng được coi là một trong những thế mạnh trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Hoạt động du lịch trong những năm qua đã và đang mang lại nhiều tác động tích cực đối với nền kinh tế như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế và góp phần trong việc tăng GDP của địa phương; khuyến khích và thu hút đầu tư trong và ngoài nước; góp phần tích cực trong công tác bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống tại Thừa thiên Huế; tăng thêm tầm hiểu biết chung về xã hội, về phong cách sống, ẩm thực, thẩm mỹ của người dân. Luận văn cũng đã nêu lên được các yếu tố tác động đến sức cạnh tranh của du lịch Thừa thiên Huế trong giai đoạn hiện nay. Để đánh giá chung về kết quả hoạt ii động kinh doanh du lịch tại Thừa thiên Huế, luận văn sử dụng ma trận SWOT, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những thách thức trong phát triển kinh doanh du lịch tại Thừa thiên Huế. Thứ hai, qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về thực trạng công tác thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tại Thừa thiên Huế trong giai đoạn hiện nay thì thấy rằng mặc dù đã thu được nhiều kết quả tích cực trong những năm qua, tuy nhiên hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh du lịch còn thể hiện một số hạn chế như: - Các chỉ tiêu trên chưa đảm bảo tính hệ thống, một số chỉ tiêu về số lượng khách du lịch quốc tế không có mối quan hệ với nhau, khó cho việc so sánh, phân tích. - Các chỉ tiêu số lượng khách còn tính trùng hoặc bỏ sót. Đây là một việc hết sức khó khăn không chỉ ở Việt Nam nhất là đối với chỉ tiêu số lượng khách du lịch trong nước. - Hệ thống chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh du lịch chủ yếu là qui mô lượng khách du lịch, ngày khách du lịch, doanh thu du lịch còn thiếu các chỉ tiêu giá trị khác như: giá trị tăng thêm (VA), giá trị gia tăng thuần (NVA),… nên bị hạn chế ở phạm vi toàn ngành trong việc so sánh kết quả hoạt động kinh doanh du lịch với các ngành khác một cách đầy đủ. - Phạm vi tính toán của các chỉ tiêu trong hệ thống chưa thống nhất nên khó khăn cho việc so sánh và tính các chỉ tiêu phân tích. Chẳng hạn, chỉ tiêu doanh thu của Tổng cục du lịch là doanh thu của các đơn vị thuộc Tổng cục nhưng không phải tất cả doanh thu đó đều thu được từ hoạt động phục vụ khách du lịch. Vì vậy, đứng trên giác độ đánh giá doanh thu từ việc phục vụ khách du lịch là chưa chính xác và cũng vì vậy mà không thể so sánh với số khách đã phục vụ để tính các chỉ tiêu phân tích. Mặt khác khách du lịch có thể tiêu dùng loại hình dịch vụ nào đó không phải từ các đơn vị thuộc ngành du lịch - Kết cấu của các chỉ tiêu thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch không giống nhau nên cũng khó khăn cho việc phân tích, so sánh. iii Do vậy, cần có một hệ thống chỉ tiêu đầy đủ và hoàn thiện hơn đáp yêu cầu nghiên cứu, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh du lịch nhằm phục cho công tác quản lý nói chung hoạt động du lịch. Trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả kinh doanh du lịch đang được sử dụng tại Thừa thiên Huế hiện nay, đề tài đề xuất hướng hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu trên cơ sở sử dụng các chỉ tiêu đã có và bổ sung thêm một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh du lịch . Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh du lịch đề xuất đưa vào sử dụng bao gồm 3 nhóm: thứ nhất, nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô kết quả hoạt động kinh doanh du lịch; thứ hai, nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu kết quả hoạt động kinh doanh du lịch; thứ ba, nhóm chỉ tiêu phản ánh quan hệ giữa các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh du lịch, nhằm phản ánh một cách đầy đủ hệ thống các chỉ tiêu trong việc nghiên cứu kết quả kinh doanh du lịch, phù hợp với việc so sánh, phân tích và hoạch định chiến lược của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân liên quan đến lĩnh vực du lịch. Thứ ba, trên cơ sở số liệu thu thập được, đề tài sử dụng một số phương pháp thống kê trong việc nghiên cứu một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh du lịch tại Thừa thiên Huế. Phân tích biến động về mặt thời gian của một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh du lịch như: Số lượt khách quốc tế, số lượt khách nội địa, tổng số ngày khách và doanh thu du lịch giai đoạn 2000 – 2009. Đối với chỉ tiêu tổng lượt khách quốc tế, cũng như tổng lượt khách nội địa, đề tài đã phân tích tính mùa vụ để thấy được qui luật biến động của khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa đối với các tháng trong năm và dự đoán lượt khách quốc tế, khách nội địa đến 2012. Qua đó các tổ chức, đơn vị liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch có thể chủ động trong việc điều hành hoạt động kinh doanh của mình. Riêng đối với chỉ tiêu khách quốc tế, trên cơ sở nguồn số liệu thu thập được, đề tài cũng đã phân tích được một số thị trường truyền thống của du lịch Thừa thiên Huế như Pháp, Thái lan, cũng như một số thị trường cần khai thác để thu hút hơn nữa khách du lịch quốc tế đến Huế như: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan trong những năm tới. iv Trên cơ sở số liệu điều tra chi tiêu khách du lịch do Tổng Cục Thống kê tiến hành năm 2005 và 2006, tác giả đã tính toán được doanh thu xã hội về du lịch. Số liệu cho thấy chi tiêu bình quân 1 ngày khách quốc tế gấp 2, 78 lần so với khách nội địa (số liệu 2006), do vậy doanh thu từ nguồn khách quốc tế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu xã hội từ du lịch (chiếm 65,69%). Thứ tư, trên cơ sở phân tích thực trạng công tác thống kê kết quả kinh doanh du lịch tại Thừa thiên Huế nói riêng và ở Việt nam nói chung, và để công tác thống kê du lịch trở thành công cụ đắc lực cho công tác quản lý đề tài xin đề xuất, kiến nghị một số vấn đề sau: - Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Tổng Cục Thống Kê và Tổng Cục Du Lịch (Cục Thống kê các tỉnh thành, và Sở văn Hoá Thể thao và Du lịch) trong việc hoàn thiện phương pháp thu thập số liệu kết quả kinh doanh du lịch. - Thống nhất việc thống kê và lưu trữ các thông tin về khách du lịch (bao gồm cả khách nội địa và khách quốc tế) theo các tiêu thức khác nhau làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược phát triển du lịch tron thời gian tiếp theo. - Trong tương lai, cần đầu tư thêm cho việc nghiên cứu hoàn thiện phương pháp suy rộng số liệu, cải tiến và hoàn thiện số liệu từ nguồn xuất nhập cảnh và các vấn đề khác để có được những số liệu chính xác, chi tiết hơn nữa. Cụ thể: + Nghiên cứu và hoàn thiện thu thập số liệu về số lượng xuất nhập cảnh và thời gian ở lại Việt Nam + Nghiên cứu và tổ chức điều tra thu thập số liệu về khách đến trong ngày + Nghiên cứu và tổ chức điều tra thu thập số liệu về một số điểm du lịch quan trọng; + Nghiên cứu phương pháp tính chỉ tiêu xuất khẩu dịch vụ du lịch cho địa phương; + Nghiên cứu, xây dựng và đề xuất lộ trình sử dụng tài khoản vệ tinh du lịch. - Mặc dù chúng ta đã biết những lợi ích của việc xây dựng tài khoản vệ tinh du lịch (TSA) là rất rõ, tuy nhiên trong điều kiện hiện tại của Việt nam là khó khăn về nguồn lực, khả năng hiện tại của các Cục Thống kê địa phương về thu thập đầy đủ, v đúng phạm vi và các thông tin liên quan. Do vậy cần xác định rõ danh mục ưu tiên, những công việc nào nên làm trước, những công việc nào làm sau. Việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch theo các chuẩn mực về phương pháp luận, tổ chức luồng thông tin, phát triển điều tra thống kê trong lĩnh vực du lịch. Qua nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng công tác thống kê kết quả kinh doanh du lịch chúng ta thấy được sự cần thiết phải xây dựng hệ thống thống kê với hướng dẫn cụ thể về phương pháp luận, phù hợp với chuẩn mực quốc tế và phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt nam cũng như tổ chức hệ thống trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thống kê nhà nước, các Bộ, ngành, các tổ chức và doanh nghiệp. Cuối cùng, tác giả đề xuất các nhóm giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh du lịch tại Thừa thiên Huế bao gồm: * Nhóm giải pháp cơ chế chính sách, đầu tư cơ sở hạ tầng và vật chất, quảng bá và tiếp thị - Tạo hành lang pháp lý, môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch - Hoạch định chính sách và nâng cao năng lực bộ máy tổ chức - Vấn đề môi trường và an toàn cho khách du lịch - Nâng cấp cơ sở hạ tầng, hình thành các khu trung tâm mua sắm, trung tâm giải trí. - Đổi mới chính sách đầu tư - Quảng bá, tiếp thị * Nhóm giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị về nguồn lực văn hóa – di sản, nguồn lực tự nhiên và nguồn nhân lực - Bảo tồn, phát huy nguồn văn hóa - di sản - Phát huy giá trị nguồn tự nhiên sẵn có để phát triển du lịch nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố như không được phá vỡ kiến trúc của Huế - Đào tạo nguồn nhân lực * Nhóm các giải pháp hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch - Giải pháp về thị trường, marketing vi [...]... nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ về thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch ở TTHuế Việc chọn đề tài “ Nghiên cưú thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tại Thừa thiên Huế giai đoạn 2000- 2009 nhằm góp phần giải quyết vấn đề đó 2 Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá khái quát hoạt động kinh doanh du lịch tại TTHuế; Thực trạng công tác thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tại. .. năm tiếp theo 25 CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH TẠI THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2000 – 2009 2.1 Thực trạng công tác thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tại Thừa thiên Huế trong giai đoạn hiện nay Hiện nay ở Việt nam, các số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh du lịch chủ yếu do 2 cơ quan là Tổng Cục Thống kê (GSO) và Tổng Cục Du lịch công bố Nhìn chung 2 cơ... kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tại TTHuế đến 2012 - Đánh giá thực trạng công tác thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tại TTHuế trong giai đoạn hiện nay; qua đó kiến nghị, đề xuất một số giải pháp đối với công tác thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch - Đề xuất một số giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh du lịch đối với tỉnh TTHuế 3 Kết quả nghiên cứu của luận văn... triển kinh tế xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân liên quan đến lĩnh vực du lịch 6 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát Du lịch Thừa thiên Huế Chương 2: Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tại Thừa thiên Huế giai. .. khách du lịch; doanh thu du lịch, và số ngày khách du lịch; - Phương pháp dự đoán thống kê trong việc dự đoán số lượt khách du lịch đến Huế và doanh thu du lịch trong thời gian tới 5 Những đóng góp của luận văn - Giới thiệu khái quát du lịch TTHuế; - Vận dụng một số phương pháp thống kê trong việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tại TTHuế giai đoạn 2000 -2009 ; Dự báo kết quả hoạt động kinh. .. TTHuế giai đoạn 2000 – 2009; Phân tích những hạn chế và nguyên nhân trong lĩnh vực kinh doanh du lịch tại TTHuế hiện nay Qua đó đề xuất một số kiến nghị trong công tác thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch và các giải pháp phát triển kinh doanh du lịch tại TTHuế trong thời gian tới 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là hoạt động kinh doanh du lịch. .. của ngành du lịch TTHuế vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng sẵn có, hiệu quả kinh tế chưa cao Để có những luận cứ khoa học cho việc đề ra những giải pháp cụ thể nhằm phát triển kinh doanh du lịch tại TTHuế, việc nghiên cứu thống kê, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh du lịch là hết sức cần thiết Trong thời gian qua, đã có một số tài liệu, công trình nghiên cứu về kết quả kinh doanh du lịch, tuy... nhiều cấp quản lý cũng như cộng đồng dân cư trong việc xây dựng phát triển du lịch TTHuế 1.3.5 Đánh giá chung về kết quả kinh doanh du lịch tại Thừa thiên Huế Đánh giá chung về kết quả kinh doanh dịch vụ du lịch tại TTHuế thông qua phân tích ma trận SWOT nhằm phát huy điểm mạnh sẵn có của địa phương, hạn chế, khắc phục những điểm yếu đang tồn tại, nắm bắt các cơ hội để thúc đẩy phát triển du lịch và... của du lịch Thừa thiên Huế Sức cạnh tranh du lịch của TTHuế dựa vào 4 trụ cột chính sau: * Chiến lược, cấu trúc và đối thủ của doanh nghiệp Nhìn vào dòng khách du lịch hiện nay, hệ thống doanh nghiệp du lịch của Huế ở mức độ trung bình Các cơ sở lưu trú, đại lý du lịch và các doanh nghiệp lữ hành chưa mạnh dạn mở rộng hoạt động Trong khi các chương trình du lịch đến Huế không chỉ phụ thuộc vào Huế, ... số liệu thống kê về khách du lịch trong các khoảng thời gian trên Từ 1957 đến 1975, các cơ sở đó ngừng hoạt động do chiến tranh Sau thời gian đó hoạt động du lịch TTHuế được phục hồi kể từ khi có quyết định thành lập Công ty Du lịch TTHuế (07/1976) Cơ sở ban đầu của Công ty Du lịch TTHuế là khách sạn Hương Giang với qui mô nhỏ, chỉ có 20 phòng và 30 cán bộ, nhân viên Du lịch TTHuế cũng như du lịch Việt . kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tại TTHuế giai đoạn 2000 -2009 ; Dự báo kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tại TTHuế đến 2012. - Đánh giá thực trạng công tác thống kê kết quả hoạt động kinh. Khái quát Du lịch Thừa thiên Huế Chương 2: Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tại Thừa thiên Huế giai đoạn 2000-2 009 Chương 3: Mục tiêu phát triển du lịch Thừa thiên Huế và. sở đánh giá khái quát hoạt động kinh doanh du lịch tại Thừa thiên Huế; thực trạng công tác thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tại Thừa thiên Huế giai đoạn 2000 – 2009; phân tích những