TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẢN THƠ ˆ -
KHOA MOI TRUONG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
NGUYÊN VĂN CHƯƠNG TIÊN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
_ DANH GIA CHAT LUQNG
NUOC SINH HOAT TAI AP THANH HUNG 1 (xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Tho)
Cán bộ Hướng dẫn:
Trang 2TRUONG DAI HOC CAN THO “
KHOA MOI TRUONG & TAI NGUYEN THIEN NHIEN
NGUYEN VAN CHUONG TIEN
LUAN VAN TOT NGHIEP DAI HOC
Chuyên ngành KHOA HỌC MOI TRƯỜNG
_ DANH GIA CHAT LUQNG
NUOC SINH HOAT TAI AP THANH HUNG 1
(xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ)
Cán bộ Hướng dẫn:
BUI THI NGA LE ANH KHA
Can Tho, 05/2010
Trang 3ñ
PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐÔNG
Luận văn kèm theo đây, với tựa đề là “Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại ấp Thạnh Hưng I, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phô Cân Thơ”, do Nguyên Văn Chương Tiên thực hiện và báo cáo đã được hội đông châm luận văn thông qua
Cán bộ phản biện 1 Cán bộ phản biện 2
ThS Trần Chấn Bắc TS Nguyễn Văn Công
Cán bộ hướng dẫn
Trang 4iii
LOI CAM TA
Em xin chan thanh cam on:
Cô Bùi Thi Nga, Thay Lé Anh Kha — B6 Khoa hoc Môi trường
— Trường Đại học cần Thơ đã tận tình hướng dẫn em thực hiện đề tài, hướng
dẫn em những ký năng phân tích mẫu trong phịng thí nghiệm và hồn thành
tơt luận văn tốt nghiệp
Thầy Nguyễn Văn Công, Thầy Trần Chấn Bắc đã cho em những đóng góp ý kiến quý báu trong việc hiệu chỉnh và hoàn thiện luận văn
Xin chân thành cảm ơn những người thân và tat ca bạn bè đã động viên, hồ trợ và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập trên giảng đường đại học và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Trang 5MỤC LỤC
Trang bìa phụ ‹ i
Phê duyệt của hội đông ii
Loi cam ta iii
Tom luge iv
Danh sách hình V
Danh sách bảng vi
Phu luc vii
CHƯƠNG 1:MO DAU sssssssssssssssssssssssssssssssessssnussssssssssssssssssuusssssssesssseceessusnsasssecessssseeessseea 1
CHUONG 2:LUQC KHAO TAI LIEU 2
2.1 Khái niệm về nước sinh h0Ạ( . -s ss°s<VssEEVsss©tEvvsssetvvvsssesrvssssesrvsse 2 2.2 Tình hình sử dụng nước sạch trên thế giới lệt ÏNam 5-5< <5 se se sessse 2
2.2 Vai trò của nước uống và sinh hoạt „4
2.3 Tiêu chuẩn về số lượng nước sinh hoạt cho sinh hoạf . -css-cssss<ccs+ 5 2.4 Các bệnh liên quan đến chất lượng nưóc . s-s<sssssseesssesvssev2ssse 6
2.5 Sơ lược một số chỉ tiêu phân tích nước sinh hoạt
2.6 Tổng qua về xã Trung Hưng, huyện Cờ Đó, thành phố Cần Thơ 9 2.6.1 Vị trí địa lý
2.7 Sơ lược về quy trình xử lý nước ngầm phân phối đến hộ dân
CHƯƠNG 3:NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU “
CHƯƠNG 4:KÉT QUÁ THẢO LUẬN .-2 22s se Ssse2+ss2sseeezsseovvssrse
4.1 Hiện trạng sử dụng và bảo quản nước sinh hoạt ở ấp Thạnh Hưng 1 18
4.1.1 Hiện trạng sử dụng nước sinh h0ạ( .e-«-«-s-scss=s=sesesese 18
4.2 Chat lwong nwéc sinh hoat 6 Ap Thanh Hung 1 . «<< se 22
4.2.2 Chat long nue sinh hoat tai hO CAN sssscssssssessssssseccsssseccssssseccssssseessssseccessssecessese 23
4.2.2.1 Gia tri PH ccssssssssssesessessscessssessssessssessssessssessessssssessesessessssesnssessssessssnssssessssnssesesseseese 23
4.2.2.2 Hàm lượng độ cứng (theo CAO) - 5-5-5 s5 sss999 4595998985 889856 24
4.2.2.3 Hàm lượng Amoni NH¿” 4.2.2.4 Hàm lượng Sắt tông số (Fe”*,
4.2.2.5 Hàm lượng Nitraf (ÏN 3`) 5-5 5c 1 Họ HH H0 0H 00808000 80808.08096
4.2.2.6 Hàm lượng Nitrit (ÑNOz) “ “
4.2.2.7 Vi oi ch
CHƯƠNG 5:KÉT LUẬN KIÊN NGHỊ, .5 ss°2vss©EEvvsseEEvvssservvrssserre 32
Trang 6
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Ban đồ hành chính xã Trung Hưng Hình 2.2 Hệ thống xử lý nước đến người tiêu dùng
Hình 3.1 Bản đồ vị trí thu mẫu nước sinh hoạt tại ấp Thạnh Hưng 1, xã Trung Hưng, huyện
Cờ Đó, thành phố Cần Thơ Lỗ
Hình 4.1 Tỉ lệ các nguồn nước được sử dụng cho mục đích sinh hoat
ở ấp Thạnh Hưng I, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ 18
Hình 4.2 Biêu đồ tỉ lệ phân trăm cách sử dụng nước sinh hoạt tại âp Thạnh Hưng I, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cân ThhƠ .- << 55565 St +x+E+xekeEererkrkekeeerersree 20 Hình 4.3 Tỉ lệ phản ánh của người đân về hiện trạng nước của trạm cấp tại ấp Thạnh Hưng 1, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phô Cân Thơ
Hình 4.4 Hiện trạng bảo quản nước sinh hoạt tại hộ dân tại âp Thạnh Hưng 1, xã Trung
Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ -22222+++2222222222222322222errrrrrrr 21
Hình 4.5 Giá trị pH của nước cấp sinh hoạt lưu trữ tại nhà đân ở 4p Thanh Hung 1, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ qua 2 đợt khảo sát - -‹-<- 24 Hinh 4.6 Biến động độ cứng của nước cấp tại vòi và lưu trữ tại hộ dân qua 2 đợt khảo sát
ở ấp Thạnh Hưng l, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ - 25
Hình 4.7 Biến động hàm lượng amoni của nước cập tại vòi và lưu trữ tại hộ dân qua 2 đợt khảo sát ở ấp Thanh Hung 1, xa Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ 26
Hình 4.8 Biến động hàm lượng sắt tổng của nước sinh hoạt tại nhà đân qua 2 đợt khảo sát
ởấp Thạnh Hưng l, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ 27
Hình 4.9 Biến động hàm lượng nitrat của nước cấp lưu trữ tại hộ đân qua 2 đợt khảo sát ở ấp Thanh Hưng I, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phơ Cần Thơ . - 28
Hình 4.10 Biến động hàm lượng nitrit trong nước cấp lưu trữ tại hộ dân qua 2 đợt khảo sát
Trang 7vỉ
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1 Vật chứa, điều kiện bảo quản và thời gian bảo quản nước Bảng 3.2 Phương pháp phân tích chất lượng nước
Bảng 4.1 Giá trị bình quân đầu người của thành phố Cần Thơ và chất lượng nước mặt và nước ngâm ở sông Thốt Nót qua các năm
Bảng 4.2 Mục đích sử dụng và nhu cầu sử dụng nước trạm cấp tại ấp Thạnh Hưng 1, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.3 Biến động chất lượng nước từ trạm cấp đến vòi nhà dân tại 4p Thanh Hung 1, x4
Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ . :222e2trrrerrrreee 23
Trang 8iv TÓM LƯỢC
Đề tài “Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tai 4p Thanh Hung 1, xã Trung
Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ” được thực hiện từ ngày 29/12/2009 đến
ngày 30/04/2010 với mục tiêu đánh giá chất lượng nước sinh hoạt ấp Thạnh Hưng I theo tiêu chuẩn Bộ Y tế và xác định các yếu tố làm ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt của người dân Các nội dung nghiên cứu chính của đề tài bao gồm:
+ Chọn ngẫu nhiên 30 hộ dân ở ấp Thạnh Hưng 1, xã Trung Hưng để phỏng vấn về tình hình sử dụng nước sinh hoạt và các yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng nước sinh hoạt
+ Thu mẫu và phân tích chất lượng nước ở một số chỉ tiêu lý hóa và vi sinh
(pH, độ cứng, hàm lượng sat tong số, hàm lượng amomi, hàm lượng mtrIt,
hàm lượng nitrat, tổng số Coliform và E.Coli
# Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại ấp Thạnh Hưng I so với quy chuẩn
Bộ Y tế năm 2009
Qua 2 đợt khảo sát, phân tích và đánh giá một số chỉ tiêu lý hóa và vi sinh trong nước sinh hoạt của người dân ấp Thạnh Hưng 1 cho thấy phần lớn người dân đã ý thức được việc sử dụng nước sạch phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt, 100% người dân ấp Thạnh Hưng 1 có sử dụng nước của trạm cấp nông thôn (trạm XN04 và trạm TN04) và có lưu trữ nước trong các vật chứa
Hệ thống lưu dẫn nước từ trạm cấp phân phối đến hộ dân không làm ảnh
hưởng đến chất lượng nước trong hệ thống và đạt tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng nước phục vụ cho sinh hoạt và ăn uống theo quy chuẩn của Bộ Y tế năm 2009
Chat lượng nước sinh hoạt tại ấp Thạnh Hưng 1 có sự biến động Biên độ
dao động của các chỉ tiêu lý hóa nước sinh hoạt được lưu tữ tại hộ dan tir 8,1 dén
8,3 đối với pH; từ 126 đến 165 mg/L đối với độ cứng; từ 0,043 đến 0,044 mg/L đối với sắt tổng: từ 0,021 đến 0,050 mg/L đối với amoni; từ 0,004 đến 0,006 mg/L đối
với nitrit; từ 1,023 đến 3,256 mg/L đối với nitrat và nằm trong khoảng giới hạn cho
phép của Bộ Y tế về chất lượng nước sinh hoạt và ăn uống năm 2009
Trong quá trình lưu trữ và bảo quản nước trong vật chứa (lu, khạp) của người
dân làm ảnh hưởng đến chất lượng nước, được thê hiện ở việc phát hiện E.Coli và
Coliform trong nước lưu trữ tại nhà dân
Trang 9CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước; mặt khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường (Luật Tài nguyên nước, 1998) Hiện nay, tinh trang tang dan số, đơ thị hóa nhanh, ơ nhiễm môi
trường, nạn phá rừng bừa bãi, đất đai bị thối hóa và thiếu chính sách bảo vệ nguồn
nước là những nguyên nhân chính đang làm cạn kiệt nguồn tài nguyên nước, làm tác động đến trữ lượng và chất lượng nước phục vụ cho sinh hoạt Theo báo cáo của Liên hiệp quốc thì hiện nay trên địa cầu có gần một tỷ người khơng có nguồn nước uống và hai tý rưỡi người trên tổng số sáu tỷ không có nước sinh hoạt (Nguồn: Liên
Hiệp quốc, 2009; Trích dẫn Tú Anh, 2009) Theo thống kê của tô chức Y tế thế giới
(WHO) thì mỗi năm, ở Việt Nam có trên 20.000 người bị chết do tình trạng thiếu nước sạch và vệ sinh môi trường Tình trạng thiếu nước sạch và vệ sinh môi trường
luôn là một van dé cap thiết liên quan đến sức khỏe tại Việt Nam
Cần Thơ là một trong những vựa lúa lớn của cả nước, tuy nhiên trong q trình sản xuất nơng nghiệp và sự xâm nhập mặn đã làm cho diện tích nước ngọt ngày càng giảm đi Theo dự báo của Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ, tình trạng khan hiếm nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô ngày cảng nghiêm trọng hơn; nước mặn sẽ xâm nhập sâu vào đất liền
VỚI nồng độ mặn ngày càng tăng
(http://www.sggp.org.vn/moitruongdothi/2009/3/183780/) Điều này sẽ lam de doa đến nguồn nước và chất lượng nước sinh hoạt của người dân
Thạnh Hưng 1 là đơn vị hành chính cấp ấp cả xã Trung Hưng, nguồn nước sinh hoạt của người dân chủ yếu là nước của trạm cấp Tuy nhiên, do thói quen người dân lưu trữ nước, bảo quản nước phục vụ cho sinh hoạt và hoạt động vệ sinh, xúc rửa bồn chứa nước ở trạm cấp chưa được quan tâm, điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt của người dân Từ những van đề trên, đề tài “Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại ấp Thạnh Hưng 1, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ,
thành phố Cần Thơ” được thực hiện với mục tiêu đánh giá chất lượng nước sinh
hoạt ấp Thanh Hung | theo tiêu chuẩn Bộ Y tế và xác định các yếu tố làm ảnh
Trang 10CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Khái niệm về nước sinh hoạt
Theo luật Tài nguyên nước năm 1998, “nước sinh hoạt” là nước dùng cho ăn uống, vệ sinh của con người Nguồn nước sinh hoạt là nguồn có thể cung cấp nước sinh hoạt hoặc nước có thể xử lý thành nước sạch một cách kinh tế
Nước sạch là nước đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước sạch của Tiêu chuẩn Việt Nam
2.2 Tình hình sử dụng nước sạch trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Trên thế giới
Nước có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người Tuy nhiên, hiện nay
có khoảng l,I tỉ người không được sử dụng nước sạch; 2,6 tỷ người khơng có đủ các điều kiện vệ sinh thích hợp Ở khu vực Châu Á — Thái Bình Dương, các nước đang phát triển mỗi năm có khoảng 830 triệu người khơng có đủ nguồn nước sinh
hoạt hợp vệ sinh Theo Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc (UNICEE, 2008), có khoảng
88 % các loại bệnh tật đều có liên quan đến môi trường nước bị nhiễm ban Hang năm có hàng tỷ người mắc bệnh và hàng triệu người chết do sử dụng nước bị ô nhiễm Khả năng tiếp cận với nước sinh hoạt là nhu cầu căn bản nhất của con người và là trọng tâm phát triển của thiên niên kỷ Tuy nhiên, hệ thống quản lý nước yếu kém khiến cho việc thiếu nước sạch trở thành một trong những nguyên nhân gây tử vong trên thế giới Liên Hiệp Quốc cho rằng vào năm 2020, lượng nước cung cấp cho mỗi người trên thế giới giảm 1/3 so với hiện nay
Cuộc khủng hoảng nước ngày càng trở nên tồi tệ hơn do chính phủ chưa ý thức được vấn đề nước sạch và chưa hành động để bảo vệ nguồn nước sạch (WHO, UNICEF, 2000) Hội đồng thế giới về nước cho rằng tình trạng tăng dân số, đơ thị
hóa nhanh, ô nhiễm môi trường, nạn phá rừng bừa bãi, đất đai bị thối hóa và thiếu
chính sách bảo vệ nguồn nước là những nguyên nhân chính đang làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này (Trung tâm thông tin khoa học và công
nghệ quốc gia, 2006) Diễn đàn thế giới về nước lần thứ 4 diễn ra tại thủ đơ Mexico
có sự tham gia của hơn 11.000 đại biểu đến từ 130 nước, đã cảnh báo tình trạng thiếu nước nghiêm trọng xảy ra trên phạm vi toàn cầu Báo cáo về nguồn nước nhân
Ngày nước thế giới hàng năm (22/3) cho biết có khoảng 16% dân số thế giới không
được dùng nước sạch, 49% dân số không được hưởng các điều kiện vệ sinh tối
thiểu, trong đó hơn 50% sống ở Trung Quốc và Ấn Độ; nhiều khu vực trên thế giới có tới 40% nguồn nước bị lãng phí, hoặc bị khai thác bừa bãi, gây ô nhiễm (Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, 2006) Trước tình trạng sử dụng
Trang 11Quốc đề ra là giảm 50% số người không được sử dụng nước sạch và các điều kiện
vệ sinh tối thiểu vào năm 2015 có thể khơng thê thực hiện được (WHO, UNICEF,
2002)
2.2.2 Ở Việt Nam
Tính đến cuối năm 2005, trên địa bàn cả nước đã có khoảng 62% sé dan
nông thôn được cấp nước sinh hoạt; khoảng 50% số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ
sinh; nhiều chuồng trại chăn nuôi được cải tạo và xây mới đảm bảo quản lý chất thải; khoảng 70% tổng số trường học, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, 58% tổng số trạm xá xã, 17% tông số chợ ở khu vực nông thôn được cung cấp nước sinh hoạt và có cơng trình vệ sinh đủ tiêu chuẩn Để tăng nhanh tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch và số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hiện mục tiêu cải thiện điều kiện sống và sức khoẻ của người dân nông thơn, nhằm góp phần thực hiện cơng cuộc xố đói giảm nghèo và từng bước hiện đại hố nơng thơn, từ năm 1999,
Việt Nam đã triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn giai đoạn 1999 — 2005 theo Quyết định số 237/1998/QĐ-
TTG, ngày 03 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ (Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường, 2005) Qua gần 7 năm thực hiện, với sự tham gia của nhiều Bộ, Ngành ở Trung ương và nỗ lực phấn đấu của 64 tỉnh, thành phố trong cả nước, đến nay các mục tiêu chính của Chương trình đề ra đều đã cơ bản hoàn thành
Theo số liệu của Cục Y tế Dự phòng Việt Nam — Bộ Y Tế, tồn quốc chỉ có
khoảng 20 —- 30% dân số được sử dụng nước sạch, trung bình tồn quốc có 12% hộ
gia đình sử dụng nguồn nước bề mặt không được đâm bảo vệ sinh làm nước ăn uống và sinh hoạt Tỷ lệ này có sự chênh lệch rất lớn giữa các vùng: Đồng bằng sơng Cửu Long có từ 42 — 47% dân số nông thôn sử dụng nguồn nước mặt không đâm báo vệ sinh làm nước ăn uống hàng ngày, cao nhất là Đồng Tháp, Vĩnh Long và An Giang với tỷ lệ tương ứng là 88%, 81% và 70% (Bộ Y tế, 2002) Hơn 80% hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam tức là khoảng gần 50 triệu người, trong đó có 18
triệu trẻ em không được sử dụng nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, số này còn cao hơn
trong cộng đồng các dân tộc thiểu số và các vùng sâu vùng xa Cụ thể 87% cộng đồng cư dân thuộc các dân tộc thiêu số không được tiếp cận với nước sạch, 10% trẻ em khu vực nội thành chưa tiếp cận với các phương tiện vệ sinh so với 40% ở khu vực nông thôn (UNICEE, 2008) Và hậu qua là vi khuẩn, vi-rút và ký sinh trùng đã
nhiễm vào đất, nước, thức ăn cộng với thói quen khơng rửa tay đã dẫn đến việc
người dân dễ bị mắc các bệnh đường tiêu hóa như tả và ly, các bệnh nhiễm ký sinh
trùng, giun sán và đau mắt hột Bệnh tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp là hai
Trang 12và gần một nửa trẻ em Việt Nam bị nhiễm các bệnh giun sán, một bệnh có liên quan
đến tình trạng vệ sinh yếu kém (UNICEE, 2008)
Theo điều tra chất lượng nước sinh hoạt nông thôn các tỉnh phía nam (Tiền Giang, An Giang, Tây Ninh, Bà Rịa —- Vũng tàu) của Viện Vệ sinh Y tế Cơng cộng
thành phó Hồ Chí Minh năm 2006, tỷ lệ người dân tiếp cận với nước máy cao nhất là tại tỉnh An Giang 45,37%, thấp nhất là tỉnh Tây Ninh chỉ có 9,13%, tỷ lệ người
dân sử dụng nước ngầm ở Đông Nam bộ là 72,5% cao hơn so với Đồng bằng sông Cửu Long là 7,9%, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ đạt coljorm tổng số tính trung bình 72,5% thấp hơn so với vùng Đông Nam Bộ là 90,4% Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm là nhà tiêu và nguồn ô nhiễm gần giếng (94,3% và 46,5%) Các nguy cơ đối với nước mặt có tần suất xuất hiện cao là khơng có rào ngăn gia súc và gần nguồn ô nhiễm (78,8% và 96,3%) (Nguyễn Xuân Mai và cs, 2006)
Kết quả điều tra trên diện rộng về Y tế quốc gia được Bộ Y tế phối hợp với Tổng cục Thống kê thực hiện trên 36.000 hộ gia đình trong phạm vi 1.200 phường, xã trên toàn quốc đã được công bố ngày 25 tháng 9 năm 2003 cho thấy tỷ lệ hộ sử dụng nước máy là 16%, tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh là 21% Như vậy, còn một phần lớn các hộ gia đình vẫn đang phải sử dụng các loại nhà tiêu khác không hợp vệ sinh như nhà tiêu cầu, nhà tiêu đào, nhà tiêu ao cá Đó là những nguy cơ cao gây ô nhiễm các nguồn nước bề mặt, trong đó có các nguồn nước sinh hoạt ở cộng đồng
hiện đang là vấn đề môi trường và sức khỏe ở nhiều vùng nông thôn hiện nay (Bộ Y
tế, 2002) Kết quả điều tra thực trạng đời sống người dân nông thôn cho thấy, hơn 50% số hộ dùng nước giếng đào, số khác dùng nước mưa chứa trong lu hũ không che đậy kỹ, giếng khoan có đường kính nhỏ chủ yếu dùng bơm tay, chất lượng nước không đạt tiêu chuẩn vệ sinh (Sở Tài nguyên Môi trường Bến Tre, 2007) Thực tế cho thấy có hơn 80% các bệnh có liên quan đến nguồn nước, chủ yếu là tiêu chảy, thương hàn, giun sán, viêm gan; nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm bản chất hữu cơ và vi sinh vật, từ đó tác động trực tiếp đến sức khỏe con người đặc biệt ở người già và trẻ em
2.2 Vai trò của nước uống và sinh hoạt
Cuộc sống trên Trái Đất phụ thuộc vào nước Lịch sử văn minh nhân loại cho thấy nhu cầu về nước và sự văn minh đi đôi với nhau Ở nhiều nước, đặc biệt là các nước phát triển đã loại trừ được nhiều bệnh tật truyền qua đường nước sinh hoạt Sự hiểu biết về tính chất và vai trò của nước trong đời sống sẽ giúp ta giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến môi trường nước Nước cũng như không khí và thực phẩm rất cần thiết cho sự sống của con người, những vai trị chính của nước như sau:
Trang 13huyết tương: 90%) Dưới hình thức hịa tan trong nước, các chất bố dưỡng được đưa vào cơ thể và cũng do hình thức này, các chất cặn bã được đào thải ra khỏi cơ
thể Nước còn là yếu tố điều hòa thân nhiệt, điều hòa áp lực thâm thấu, ảnh hưởng
đến q trình chun hóa các chat
Nhu cầu nước uống của người lớn (60kg): 2 lít/ngày Nhu cầu nước uống của thiếu niên (10kg): 1 lít/ngày Nhu cầu nước uống của trẻ em (5kg): 0,75 lít/ngày
Khi hoạt động nhiều thì nhu cầu cao hơn, có khi đến 3 - 4 lít/ngày
Nước cung cấp cho cơ thể những yếu tổ cần thiết như: F, L Mn, Zn Khi thiếu hay thừa những nguyên tố vi lượng này sẽ dẫn đến bệnh lý
Nước cịn là mơi trường trung gian để lưu truyền các bệnh dịch như: tả, ly, thương hàn, xoắn khuẩn vàng da, bại liệt, viêm gan A Nước cịn có thẻ truyền các bệnh về giun, sán Ngoài ra cũng do môi trường nước mà một số chất độc như: Pb, Cu, Hg, As, các hóa chất bảo vệ thực vật, những chất gây ung thư có thể xâm nhập vào cơ thê và gây tác hại đến sức khỏe
Nước là yếu tố: để đảm bảo vệ sinh các nhân, nhà cửa, chuẩn bị thức ăn và
vệ sinh cơng cộng: nước cịn cần thiết cho cứu hỏa và cho sản xuất 2.3 Tiêu chuẩn về số lượng nước sinh hoạt cho sinh hoạt
Nước dùng đề ăn uống và sinh hoạt phải đảm bảo hai yêu cầu cơ bản:
- Đủ về số lượng: tiêu chuẩn từ 60 - 100 lít cho một người một ngày
- Đảm bảo an toàn về chất lượng: khơng có các yếu tơ gây độc hại Căn cứ vào nhu cầu sử đụng nước, vào khả năng cung cấp nước từng vùng Sau đây là những tiêu chuẩn lượng nước cung cấp cho một người trong một ngày:
- Thành phố lớn : 100 lít/ ngày - Thành phố vừa : 60 lít/ ngày
- Thị tran và nông thôn : 40 lít/ ngày - Hải đảo và vùng núi cao: I0 lít/ ngày
Tình hình cung cấp nước sạch ở Việt Nam và trên thế gIỚI: Việt nam:
+ Đến cuối 1992 ở nông thôn nước ta chỉ có 23,3% dân số được cung cấp nước sạ ch
+ Năm 1994 Việt Nam có 521 điểm dân cư đơ thị, trong đó chỉ có 119 điểm
dân cư có hệ thống nước máy - chiếm 22,8%
Thế giới
Trang 142.4 Các bệnh liên quan đến chất lượng nước
Nước là môi trường truyền bệnh, đặc biệt là các bệnh đường tiêu hóa với các
dịch bệnh lớn như dịch tả, thương hàn Theo báo cáo của UNICEF, hàng năm tại các
nước đang phát triển có khoảng l4 triệu trẻ em dưới 5 tuôi bị chết, hơn 3 triệu trẻ
em bị tàn tật do hậu quả của nước nhiễm bần, của điều kiện vệ sinh kém và ô nhiễm môi trường Theo WHO, ở các nước đang phát triển có khoảng 340 triệu trẻ em
dưới 5 tuổi bị tiêu chảy với khoảng 1 tỷ lượt /năm Những thống kê nghiên cứu gần đây cho thấy khoảng 750 triệu trẻ em dưới 5 tuổi ở châu Á, Phi, Mỹ La Tỉnh đã bị
tiêu chảy cấp trong 1 năm và khoảng 3 - 6 triệu trẻ ở nhóm tuổi đó bị chết hàng
năm, 80% chết trong 2 năm đầu sau khi ra đời (WHO, UNICEF, 2008 — Trích dẫn
Việt, 2009) Nguyên nhân chủ yếu do suy dinh dưỡng, thiếu sữa mẹ, hấp thụ kém, do thiếu nước hoặc nước không sạch và nhiễm phân
Ở Việt Nam, nước không sạch là nguyên nhân gây nên các bệnh đường tiêu hóa Năm 2006 có 16.304 ca tiêu chảy, năm 2007 tăng lên 19.681 ca (báo cáo Trung
tâm Y tế dự phòng Thành phố Cần Thơ, 2007) Bên cạnh đó, một loại bệnh nguy hiểm khác là bệnh dịch tả cũng có nguồn gốc từ ô nhiễm nước: năm 1993 dịch tả
xây ra ở 21 tỉnh, thành với 3.460 người mắc bệnh; năm 1994 dịch xảy ra ở cả ba
miền Bắc, Trung, Nam với 4123 trường hợp mắc bệnh; năm 1995, 29 tỉnh thành
phố báo cáo có bệnh nhân tả với 6088 trường hợp mắc bệnh; năm 1996 cả nước có
630 trường hợp mắc bệnh tả ở 19 tỉnh thành phố; năm 2000 có 176 trường hợp mắc,
2 trường hợp tử vong, năm 2002 có 321 người mắc tả; năm 2003 có 342 trường hợp mắc, năm 2004 có 67 trường hợp mắc; năm 2007 tăng lên 1991 trường hợp mắc tiêu chảy cấp nguy hiểm trong đó có 295 trường hợp đương tính với phây khuẩn tả
(Bộ Y Tế, 2007) Việc người nông dân được cấp đủ nước với chất lượng an tồn có
một ý nghĩa quan trọng, giúp giảm bớt 25% số trường hợp bị tiêu chảy, qua đó giúp
giảm từ 16 — 30% số trường hợp nhiễm giun đũa ở trẻ em Giảm thiểu tác động do
điều kiện cấp nước và vệ sinh gây ra đối với sức khỏe của dân cư nông thôn là một trong những mục tiêu chính của Chương trình Quốc gia về nước sạch và Vệ sinh môi trường Nông thôn Việt Nam
2.5 Sơ lược một số chỉ tiêu phân tích nước sinh hoạt
Trang 15cho biết có rất nhiều chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá chất lượng nước, đối với
nước sinh hoạt các chỉ tiêu có thể chia làm 4 nhóm:
+ Chỉ tiêu vật lý cảm quan: gồm màu, mùi vị, độ trong và nhiệt độ của nước
+ Chỉ tiêu hóa học: gồm các chỉ tiêu vệ sinh gián tiếp đánh giá mức độ ô
nhiễm, các chỉ tiêu về các chất gây cán trở sinh hoạt và gây khó khăn cho việc cải tạo nâng cao chất lượng nước
+ Chỉ tiêu hóa học gây độc và tác hại đến sức khỏe
+ Chỉ tiêu sinh học như vi khuẩn, ký sinh trùng, virut Ở các nước đang phát
triển đặc biệt là các nước nghèo thì chỉ số Coliform lại rất quan trọng để đánh giá chất lượng nước cho sinh hoạt (Feachem, 2005)
Nước ăn uống là nước phục vụ cho mục đích ăn uống của con người Loại nước này đi vào cơ thể con người qua đường ăn uống và có tác dụng trực tiếp đến
sức khỏe của con người Sau đây là một số chỉ tiêu phân tích chất lượng nước phục
vụ cho ăn uống
+ Độ pH: pH là đại lượng toán học biểu thị nồng độ hoạt tính ion H” trong nước (pH = -log[H”]) Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá tính axit hay tính kiềm của dung dịch nước, bùn pH ảnh hưởng đến các hoạt động sinh học trong nước, liên quan đến tính hịa tan và tính ăn mịn pH có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp xử lý nước Giá trị độ pH cho
phép trong nước phục vụ cho ăn uống là từ 6.5 — 8.5 (Bộ Y tế, 2009)
+ Độ cứng: Độ cứng là đại lượng đo tổng các cation đa hóa trị có trong nước,
nhiều nhất ion Ca”và Mg”* Nước mặt thường khơng có độ cứng cao như
nước ngầm, tùy theo độ cứng của nước người ta chia thành các loại sau: nước mềm, nước hơi cứng và nước cứng (WHO, 2003) Độ cứng làm tiêu hao xà bông khi giặt giũ, đóng rắn trong các thành ống dẫn của nồi hơi làm giảm khả năng trao đổi nhiệt của thiết bị, làm tăng tính ăn mòn do tăng nồng độ
ion H” Độ cứng bao gồm 3 loại:
- Độ cứng toàn phan: biểu thị tổng hàm lượng ion Ca” “và Mg”” có trong
nước
- Độ cứng tạm thời: là hàm lượng các muối của ion HCOx, CO¿” với
2+ 2+
Ca“” và Mg””
- Độ cứng vĩnh cửu: là hàm lượng các muối của ion CI, SO,’, HSO/ với
Trang 16+ Nitơ: Là một trong những nguyên tố quan trọng của sự sống vì nó là hợp
phần của protein Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng đến sức
khỏe do sự hiện diện của nitrat trong nước khi mitrat chuyên hóa thành nitrit Nitrit có thể oxy hóa hemoglobin thành methemoglobin, là loại huyết sắc tố khơng có khả năng vận chuyên oxy trong máu và có khả năng gây tử vong ở trẻ em (Bộ Khoa học Công nghệ và Mơi trường, 2001) Ngồi ra nitrit có thể tác dụng với các acid amin dé tạo thành øiirosamin là chất có khả năng gây độc và ung thư (Đặng Kim Chi, 2001) Khi động vật và thực vật chết, protein
của chúng được các vi sinh vật như nấm, vi khuân phân giải tiếp thành các
axit amin Sau đó, các axit amin này lai bi khử amin bởi các vi sinh vật để tạo ra các sản phẩm cuối cùng của amoni (NH¿”) Tiếp theo, nhờ một số quá
trình nữa xảy ra trong điều kiện hiểu khí mà NH¿Ÿ được chuyền thành nitrat
(NO; ) qua hai bước (quá trình nitrit hóa) và oxy hóa nitrit thanh nitrat (NO; ) (quá trình nitrat hóa) Nhờ q trình phan nitrat hóa (xảy ra trong điều kiện
hiếm khí) mà nitrat bị khử qua nhiều bước, cuối cùng thành Nitơ phân tử (Ñ;) Nitơ phân tử nhờ một số loài như: vi khuẩn lam, vi khuẩn quang đưỡng
và hóa tự dưỡng có khả năng cố định Nitơ mà Nitơ tự do được chuyền thành NH¿* góp phần khép kín chu trình Hàm lượng nitrat và nitric trong nước ăn
uống có giá trị là 50 và 3 mg/L (BộY tế, 2009)
+ Sắt tổng: là nguyên tố thường gặp trong nước tự nhiên Nước bề mặt có hàm lượng sắt khoảng 0,7 mg/L Trong nước ngầm, hàm lượng sắt từ 0,5 — 10 mg/L, và có thé lên tới 50 mg/L Giếng khơi có hàm lượng sắt hòa tan thấp
hơn giếng khoan, thường nhỏ hơn 5mg/L Nước có hàm lượng sắt cao tuy
không độc hại đối với sức khỏe nhưng có mùi tanh khó chịu và nổi ván bề
mặt, làm vàng quần áo khi giặt, hư hỏng sản phẩm của các ngành đệt, sản xuất giấy, phim ảnh, đồ hộp Sắt cịn gây đóng cặn trong đường ống và các
thiết bị trao đổi nhiệt Theo Thông tư 05/2009/TT - BYT ngày 17 tháng 6
năm 2009, lượng sắt cho phép có trong nước ăn uống tối đa là 0,3 mg/L (Bộ Y tế, 2009)
+ Coliform là nhóm vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn đường ruột
(Enterobacteriaceae) co kha năng lên men đường lacto ở 37°C (bao gồm E coli, Citrobacter, Klebsiella) có thê dùng như chỉ điểm vệ sinh về phương diện vi sinh thể hiện hiệu quả của việc xử lý nước (Feachem r.g, 2005) Nhom Coliform chiu nhiệt phát triển được ở nhiệt độ 44 + 0.5C, có khả
năng lên men đường lacto Trong nhóm này có tới 95% là Coliform chịu
Trang 17là bằng chứng rất quan trọng, báo hiệu sự ô nhiễm phân đối với nguồn nước
Theo QCVN 01 — BYT, 2009 thi khơng được phép có E.Coli, Coliform hoặc Coliform chịu nhiệt trong nước phục vụ cho ăn uống (Bộ Y tế, 2009)
2.6 Tống qua về xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ 2.6.1 Vị trí địa lý
Trung Hưng là đơn vị hành chính cấp xã của huyện Cờ Đỏ, được tách ra từ
huyện Vĩnh Thạnh theo Nghị định số I2NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ Về vị trí địa lý, xã Trung Hưng tiếp giáp với các xã sau:
Hình 2.I Bản đồ hành chính xã Trung Hưng
(nguồn: Báo cáo diễn biễn mơi trường, 2009)
+ Phía Bắc: giáp với xã Trung An + Phía Nam: giáp với xã Thạnh Phú + Phía Đông: giáp với xã Thạnh Phú + Phía Tây: giáp với xã Thạnh Lộc
Hiện nay, xã Trung Hưng gồm 7 ấp: Thạnh Hưng I, Thạnh Hưng 2, Thạnh
Trang 18Tổng diện tích đất tự nhiên ấp Thanh Hưng 1 là 446.28 ha, trong đó diện tích đất nơng nghiệp là 412.34 ha Với số hộ 533 tổng số nhân khâu là 2.553 nhân
khẩu (Nguồn: UBND xã Trung Hưng, 2009)
2.6.2 Kinh tế - xã hội
Tốc độ phát triển bình quân đạt 9.63 % Cơ cấu kinh tế tiếp tục phát triển Tỉ
trọng nông nghiệp là 58.13%, thương mại dịch vụ 24.50%, công nghiệp — tiểu thủ công nghiệp đạt 17.36%
+ Kinh tế:
>_Sán xuất nông nghiệp: Tông sản lượng lúa đạt được 37.883 tấn Cây công nghiệp ngắn ngày: gieo trồng đạt 152.07/138.90 ha Về ni trồng
thủy sản có nhiều hình thức khác nhau Cá ao: với năng suất 230 tan/ha,
sản lượng đạt được 1989.5 tắn/ha Các hình thức mi khác: cá lóc nuôi đạt 23.1 tấn, ếch nuôi đạt 2.4 tan, lươn nuôi đạt 1.2 tắn Công tác tuyên
truyền khuyến nông, bảo vệ thực vật được thường xuyên chỉ đạo Cải tạo
vườn tạp: cải tạo được 02 ha, nâng tổng số lên 107/211 ha Hiện các vườn cây được phát triển tốt Về cơng tác phịng chống lụt bão, ban chỉ huy phòng chống lụt bão cùng với lực lượng tại chỗ đã kịp thời đến hiện trường khắc phục hậu quả và hỗ trợ số tiền 31.1 triệu đồng Đến nay cuộc
sống của bà con đã được ồn định Về công tác triển khai, chương trình hỗ
trợ vốn vay Chính phủ: Đến nay đã phát vay I1 tỷ 713 triệu đồng cho 435 hộ dân, được hưởng lãi suất theo quy định của Chính phủ
> Xây dựng, giao thông, thủy lợi: Xã đã cất mới 06 nhà thông tin ấp,
01 nhà văn hóa xã, 01 trường mầm non Về giao thông, nghiệm thu và đưa vào sử dụng 5.531/1000 m đường bêtơng với kinh phí 1.037 tỷ đồng Trải cát núi 5.950m với kinh phí 117 triệu Xây dựng mới 04/04
cầu bêtơng với kinh phí 156 triệu đồng, sửa chữa 11 cây cầu với kinh phí 35 triệu đồng
> Thương mại dịch vụ: Hoạt động thương mại dịch vụ, công nghiệp — tiêu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển Tình hình mua bán cao hơn
năm 2008 Tồn xã có 363 cơ sở thương mại dịch vụ, thu hút 1.90 lao
động Công nghiệp - tiêu thủ cơng nghiệp có 74 cơ sở hoạt động chủ yếu ở các ngành nghề: xay xát, sản xuất nước đá, tàu hủ, ánh mì, may mặc, cơ khí, đóng xuồng thu hút hơn 1.046 lao động
* Lăn hóa xã hội
> Giáo dục, y tế: Duy trì sĩ số của các bậc học khá cao, tuy nhiên vẫn
còn học sinh bỏ học Tỉ lệ duyy tì sĩ số ở các bậc học khác nhau, mẫu giáo 100%, tiêu học 99.20%, trung học cơ sở 98.60% Duy trì 2 lớp phơ cập 01 lớp 8 và 01 lớp 9 Hoạt động khuyến học ngày càng có
Trang 19hiệu quả Hôi đã vận động được 35 triệu và 2.750 quyền tập giúp cho học sinh nghèo vượt khó
Chất lượng y tế được nâng cao Trong năm khám và điều trị
36.060 lượt, đạt 102%, tiêm miễn dịch cho tre đạt 98.18%, VAT2 dat
98.48%, tiêm ngừa sởi cho học sinh đạt 100%, viêm gan đạt 96.60% Công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em luôn được quan tâm Thực hiện
tốt chiến dịch truyền thông dân số xã được công nhân khơng có người
sinh co thứ 3 trở lên
Nghiên cứu về số ca bị tiêu chảy của trạm Y tế xã Trung Hưng cho thấy số ca bị tiêu chảy vẫn còn cao Trong năm 2009, tổng số ca bị tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi là 320 ca, các ấp có số ca bị tiêu chảy cao do la Thanh Pht 1, Thanh Quoi 1, Thanh Trung, Thanh Hung 2 (Nguồn: Trạm Y tế xã Trung Hưng, 2009)
Văn hóa thơng tin — thế thao: Văn hóa thơng tin tập trung tuyên truyền chào mừng lễ tết và các ngaỳy lễ lớn trong năm Tồn xã có 4750/4750 hộ đăng ký đời sống văn hóa, đạt tỉ lệ 100% Xã đã được Ban chỉ đạo Công tác xây dựng văn hóa thành phố Cần Thơ công nhận danh hiệu “Xã văn hóa” (ngày 22/12/2009) Phong trào văn nghệ, thể dục thể thao đựoc duy trì và phát huy tốt xã đã tổ chức
nhiều hoạt động với nhiều chủ đề thiết thực nhằm phục vụ nhân dân
đại phương Tham gia hội thi văn nghệ cấp huyện: 1 giải diễn viên xuất sắc, 1 giải dàn dựng xuất sắc, I giải khuyến khích bóng đá và I
giải nhất mơn múa lân
Chính sách xã hội: Kịp thời giải quyết đúng các chế độ xã hội cho
các đối tượng xã hội Công tác từ thiện cũng quan tâm, vận động giúp 07 hộ nghèo gặp khó khăn trong lốc xoáy với 15kg gạo/hộ Hũ gạo tình thương đạt 3.900 kg gạo giúp cho Hoạt động của đội xe từ thiện
ngày càng hiệu quả đề đưa rước bệnh nhân đi điều trị hoàn toàn miễn
phí vận chuyên Tổng chi phí vận chuyển là 334.6 triệu đồng Cơng tác xóa đói giảm nghèo đựoc chỉ đạo thực hiện tốt Xã đã kết hợp với Trung tâm dạy nghề huyện mở được 2 lớp dạy nghề cho các đối tượng
tại xã Xã thực hiện tốt chính sách xã hội khá đồng bộ, chăm lo cho
các đối tượng chính sách và hộ nghèo kịp thời Hoạt động tôn giáo được thực hiện đúng chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước Các hoạt động tôn giáo diễn ra đúng chương trình đăng ký
và quy định của pháp luật Nhân dân thực hiện an cư lập nghiệp, tích cực tham gia các hoạt động từ thiện
(Nguồn: UBND xã Trung Hưng, 2009)
Trang 202.7 Sơ lược về quy trình xử lý nước ngầm phân phối đến hộ dân
Nước ngầm được bơm lên từ giếng khoan hay giếng đào và được làm thoáng ở dàn mưa, làm thoáng cững bức đẻ làm thống nước Q trình làm thoáng ở đây chủ yếu là cung cấp oxy cho nước Nước sau khi làm thoáng được dẫn vào bê khuấy trộn và lắng cặn, trước khi đi vào bể nước tiếp xúc với hóa chất có tác dụng đây mạnh q trình oxy hóa sắt hoàn tan thành sắt (III) Nước từ bể lắng được dẫn qua
bể lọc, bể lọc có chứa nhiều lớp vật liệu Nước sạch sau khi qua bể lọc được khử
gia đình Đến hộ
1: Trạm bơm giếng, 2: Làm thoáng cưỡng bức, 3:Bê lắng tiếp xúc, 4: Bê lọc nhanh,
5: Thùng chứa dung dich chlorine, 6: Bề chứa nước sạch, 7: Quạt, 8: Bom
Hình 2.2 Hệ thống xử lý nước đến người tiêu dùng
Trang 21CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
+ Chọn ngẫu nhiên 30 hộ dân ở ấp Thạnh Hưng 1, xã Trung Hưng để phỏng
vấn về tình hình sử dụng nước sinh hoạt và các yếu tố ánh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt
+ Thu mau và phân tích chất lượng nước ở một số chỉ tiêu lý hóa và vi sinh (pH, độ cứng, hàm lượng sat tong số, hàm lượng amoni, hàm lượng nitrit, hàm lượng nitrat, tổng số Coliform và E.Coli
# Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại ấp Thạnh Hưng I so với quy chuẩn
Bộ Y tế năm 2009
3.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu
Đê tài được thực hiện từ ngày 29/12/2009 đến ngày 30/04/2010 tại ấp Thạnh
Hưng 1, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ Mẫu nước được thu
ngẫu nhiên ở các trạm và các hộ dân có sử dụng nước của hai trạm Sau khi thu mẫu, nước được bảo quản và phân tích tại phịng thí nghiệm bộ môn Khoa học
Môi trường (Đại học Cần Thơ)
3.3 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu: 3.3.1 Phương tiện nghiên cứu
+ Thu thập thông tin
+ Phiếu phỏng vấn, số tay ghi chép, bút, máy ánh để thu thập thông tin trực tiếp
từ người dân
+ Máy tính, máy ảnh, thu thập thông tin trên website của các cơ quan nhà nước
+ Bản đồ xã Trung Hưng + Thu mẫu nước
+ Can nhựa (PE), chai thuy tinh + Thùng trữ lạnh
+ Các dụng cụ và các hóa chất phục vụ cho các cho các chỉ tiêu đưa ra
+ Phương tiện và pháp phân tích mẫu nước:
+pH: Máy đo pH Mettler Toledo SG 78, Thụy Sỹ + Độ cứng:
* Dụng cụ, thiết bị: erlen, ống nhỏ giọt, bình định mức, bình tam giác, buret
* Hóa chất: NH„CI, NH/OH, MgSO,.7H;O, Na;S, KCN, hydroxylamine,
EDTA, Black T
+ Sắt tổng số (Phương pháp Thiocianate)
* Dụng cụ, thiết bị: erlen, bình định mức,bộ ống nghiệm, cuvet, máy so màu UV-2800 (Hitachi)
Trang 22* Hóa chất: dung dịch HCI đặc, hydroxylamine, amon acetate, phenanthroline,
stock sat, KSCN, K,S,0s
+ Amonia (Phuong phap so mau Indophenol Blue)
* Dung cu, thiết bị: erlen, bình định mức, cuvet,máy so màu UV-2800 (Hitachi) * Hóa chất: sodium nitroferricyanide, Trisodium citrate, dung dich chuẩn NH," + Nitrit (Phuong phap Diazonium)
* Dung cu, thiét bi: erlen, cuvett, may so mau UV-2800 (Hitachi) * Hóa chất: dung dịch sulfanilamide, hiện màu, stock nitrite, + Nitrat (Phuong phap Ultraviolet spectrophotometric screening) * Dung cu, thiét bi: erlen, cuvett, may so mau UV-2800 (Hitachi) * Hóa chất: HCI đặc, stock nitrat
+ E.Coli, Coliform (Phương pháp đếm khuẩn lạc)
* Dụng cụ, thiết bị: ống nghiệm, pipetfe, auto clause vô trùng, tủ cấy, tủ ủ, đĩa petri
* Môi trường nuôi cấy Chromocult 3.3.2 Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp phân thu mẫu
Chọn ngẫu nhiên 2 trạm, tiến hành thu mẫu tại trạm và chọn 1 hộ có khoảng cách xa trạm cấp nhất để thu mẫu tại vòi Ứng với mỗi trạm tiến hành thu mẫu nước sinh hoạt của người dân được lưu trữ trong các vật chứa (lu) Tiến
hành thu mẫu trong 2 đợt Như vậy tổng số mẫu phải thu trong 2 đợt là 28 mẫu
(1 mẫu trạm + I mẫu vòi + 5 mẫu lưu trữ) x 2 trạm x 2 đợt = 28 mau
Trang 23
AO, B0: Nước tại trạm cấp A, B;
AI, A2, A3, A4, A5,:Mẫu nước được lưu trữ tại hộ dân của trạm A: BỊ, B2, B3, B4, B5:Mẫu nước được lưu trữ tại hộ dân của trạm B;
Hình 3.1 Bán đồ vị trí thu mẫu nước sinh hoạt tại ấp Thạnh Hưng I, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đó, thành phố Cần Thơ
Trang 24Nguyên tắc thu mẫu: Nước được thu là nước đã được người dân xử lý sơ
bộ hoặc được trữ cho mục đích phục vụ ăn uống Thể tích mẫu để phân tích được ước lượng như sau:
*Visinh: 500mL
* Hóa lý: 1000mL
Thu mẫu được thu theo trình tự lý hóa trước, vi sinh sau Trước khi thu
mẫu vi sinh phải xả bỏ 1 ít nước trong ống nếu thu tại vòi Trước khi thu mẫu
hóa lý phải trán mẫu 3 lần Mẫu được chứa trong chai, việc cố định mẫu được
apps dụng theeo tiêu chuẩn Việt Nam 4556-88 và chuyền về phòng thí nghiệm
khoa Mơi trường và Tài nguyên thiên nhiên bảo quản ngay trong ngày + Phương pháp bảo quản
Vật chứa, điều kiện bảo quản và thời gian bảo quản được áp dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam 4556-88
Bang 3.1 Vật chứa, điều kiện bảo quản và thời gian bảo quản nước
sTT Thông số Chai Điều kiện Thời gian bảo
đựng bảo quản quản tôi đa
1 pH PE Lanh 4°C 6 gid
D6 citng (theo CaCO3) PE Lanh 4°C 7 ngày
3 Nitrat PE Lanh 4°C 24 giờ
Nitric PE Lạnh 4°C 24 giờ
Hàm lượng sắt tông
5 (Fe Fe"*) PE 2ml HNO:đ 1 tháng
6 — Coliform tong số PE/TT Lanh 4°C Tối đa 8 giờ
E.Coli hoặc Colift -———N.:“ Lạnh 4°C Tối đa 8 giờ
chịu nhiệt
PE: Chai nhựa TT: Thuy tỉnh
Trang 25
+ Phương pháp phân tích
Bảng 3.2 Phương pháp phân tích chất lượng nước
STT Thông số om Phương pháp
1 pH mg/L May do pH
2 D6 cig (theo mg/L Phuong phap EDTA
CaCO3)
3 Ham luong sắt tổng mg/L Phương pháp Thiocianate
(ŒFe?* Ee°*)
4 _ Hàm lượng amoni mg/L Phương pháp so màu Indophenol Blue
5 Nitrit mg/L Phuong phap Diazo
6 Nitrat mg/L Phuong phap Ultraviolet
spectrophotometric screening
7 Coliform tổng số CFU/100ml_ Phương pháp đếm khuẩn lạc
8 E.Coli hoac Coliform CFU/1I00ml Phương pháp đếm khuẩn lạc
chịu nhiệt
+ Phương pháp xứ lý số
u
Tổng hợp số liệu đã phỏng vấn, sau đó số liệu được xử lý thống kê trên
phần mềm MS Excel
Trang 26CHƯƠNG 4 KÉT QUÁ THÁO LUẬN
4.1 Hiện trạng sử dụng và bảo quản nước sinh hoạt ở ấp Thạnh Hưng 1
4.1.1 Hiện trạng sứ dụng nước sinh hoạt
a.Các nguồn nước được sử dụng cho mục đích sinh hoạt
Qua kết quá phỏng vấn cho thấy nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt trong
vòng 10 năm trở lại đây đã thay đổi Trước kia, người dân sử dụng nguồn nước từ
giếng khoan khoảng 53%, từ sông rạch chiếm 44% và nước trạm cấp khoảng 3%
(hình 4.1) 100% 1 oI & 80% | 2 2 ni 5 60% vội 2 L oi B 40%) ơi ” ¿ +1] E 20% | oy 0%
Nước sông | Nước giêng
El Trước kia (<10 năm) | 44% 52% 0% 3%
Hiện nay 0% 0% 0% 100%
Nguồn nước
Hình 4.1 Tỉ lệ các nguồn nước được sử dụng cho mục đích sinh hoạt 6 dp Thanh Hưng 1, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đó, thành phố Cần Thơ Điều này có thể là đo chất lượng nước mặt và nước ngầm chưa ô nhiễm đáng
ké (bang 1), mat khác điều kiện kinh tế người dân cịn khó khăn, GPD bình qn
đầu người cịn thấp (1999 là 3.355 nghin/ngudi/nim; 2000 là 4.208
nghìn/người/năm) (nguồn: Báo cáo diễn biến chất lượng môi trường thành phố Cần Thơ 10 năm 1999-2008, UBND Thành phô Cần Thơ) và chưa được sự hỗ trợ của chương trình nước sạch của tổ chức ƯNICEE năm 1993 (phóng vấn nơng hộ)
Hiện nay, tỉ lệ người đân sử đụng nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt đã thay đổi, hầu hết người dân đều sử dụng nước từ trạm cấp chiếm tỉ lệ 100% hộ sử dụng, tuy nhiên người dân vẫn kết hợp sử dụng các nguồn nước sông, nước giếng, nước mưa để phục vụ cho việc tắm giặt, rửa chén bát nhưng không đáng kể Điều
này do chất lượng nước mặt đã thay đồi theo chiều hướng ô nhiễm, một số chỉ tiêu
lý hóa và vi sinh hầu như vượt chuẩn cho phép về chất lượng nước mặt và nước ngầm (bảng 4.1), gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, cùng với chương trình
Trang 27mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nơng thơn nên tồn ấp được
xây dựng 3 hệ thống cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt của người dân vào năm
2004, bên cạnh đó bình qn thu nhập của người dân đã được tăng lên, chất lượng
cuộc sống được cải thiện nên mọi nhà đều có xu hướng dùng nước của trạm cấp hay
nước sạch
Bảng 4.1 Giá trị bình quân đầu người của thành phố Cần Thơ và chất lượng nước mặt và nước ngầm ở sông Thốt Nỗt qua các năm
1999 2000 2004 2005 2006 2007 2008 GDP* wey 3.355 4.208 6.544 7.528 8.657 9.960 11.357 (nghin/ngwoi/nam) Nước mặt (QCVN06:2008) COD (/0mg/L) 4.5 78 12.9 134 143 142 15.00 SS (20 mg/L) 47 105 125 93 93 60 31 Fe, (0,5 mg/L) 0,73 1,63 1,09 121 1,24 0,08 0,42 NH," (0,1 mg/L) 0,053 0,361 0,369 0,541 0,641 0,652 0,514 Coliform (1000M PN/100ml) 245 16 17 86 96 116 44 Nước ngâm (QCVN09:2008) cr (250 mg/L) - 145 167 100 67 108 82 Fe, (5 mg/L) - 257 1,09 2,59 0,81 3,18 1,61 Coliform (3MPN/100ml) 205 485 125 698 205 485 0 (Nguồn: Báo cáo diễn biên chất lượng môi trường
thành phố Cần Thơ 10 năm 1999-2008, 2009)
b Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt ở ấp Thanh Hung 1
Qua kết quá phỏng vấn, việc nối đường dẫn nước từ hệ thống của trạm đến
nhà dân được nhân viên của trạm cấp nước lắp đặt và chỉ lắp I vòi nước cho 1 nha
Trung bình mỗi thang | hộ dân ở ấp Thanh Hưng 1 cần 9,07 mỶ nước và bình quân
một người sử dụng hết 82 lít/tháng nước của trạm cấp, nhu cầu này phục vụ chú yếu cho mục đích sinh hoạt sinh hoạt ăn uống và tắm giặt (bảng 2) Theo Nguyễn Duy
Thiện (2000), trung bình mỗi ngày cơ thể người cần 3-10 lít nước trong ngày tùy
thuộc vào khí hậu và loại cơng việc Như vậy, nhu cầu sử dụng nước trạm cấp phục
vụ cho sinh hoạt ở ấp Thạnh Hưng 1 là không quá lớn
Trang 28Bang 4.2 Mục đích sử dụng và nhu cầu sứ dụng nước trạm cấp tại ấp Thạnh
Hưng 1, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đó, thành phố Cần Thơ
Sw dung Trị số Ăn uống (%) 100 Tắm giặt (%) 100 Bình quân sử dụng (m /tháng/hộ) 8.4
Cách xử lý các nguồn nước phục vụ cho ăn uống và tắm giặt cũng có nhiều hình thức khác nhau, trong đó có 33% hộ dân khơng xử lý nước trước khi dùng cho
ăn uống (chỉ đề lắng) và có đến 93% hộ dân chỉ để lắng tự nhiên để phục vụ cho
sinh hoạt tắm giặt (hình 2) điều này sẽ làm tăng nguy cơ ánh hưởng xấu đến sức khỏe của đân do không xứ lý và kiểm soát chất lượng nước sinh hoạt trước khi tiếp xúc hoặc đi vào cơ thể người Theo thống kê của trạm y tế xã Trung Hưng thì trung bình mỗi năm trạm tiếp nhận hơn hơn 320 trường hợp bị tiêu chảy ở trẻ em (dưới 5
tuổi), trong đó có Thanh Hưng 1 có hơn 15 ca Việc cải thiện chất lượng nước đề cung cấp cho cộng đồng dan cu sẽ là cơ bản đề phòng được các bệnh lị, tả, thương
hàn và bệnh sán lá Tuy nhiên, khi cung cấp nước phát triển mà không kèm theo những cải thiện khác về vệ sinh cá nhân, chuẩn bị và bảo quản thực phẩm, chăm sóc sức khỏe ban dau thi khơng có khả năng phòng bệnh (Thiện, 2000)
Dun sơi Lóng phèn 2 1% Lọc hoặc sử dụng
nước đóng chai Lắng tự nhiên
40% 93%
Nước cho mục đích ăn uống Nước cho mục đích sinh hoạt
Hình 4.2 Biễu đồ tí lệ phần trăm cách sử dụng nước sinh hoạt tại ấp Thạnh Hưng I, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đó, thành phố Cần Thơ
Trang 29c Phán ánh cúa người dân về hiện trạng nước cúa trạm cấp
Kết quả hình 4 cho ta thấy có 37% hộ dân phản ánh nước bị đục do có màu
vàng hoặc cặn rong; và 3% là dấu hiệu còn lại chủ yếu là mùi tanh Đây cũng là cơ
sở cho việc nghiên cứu đánh giá lại chất lượng nước và bảo quản nước từ trạm cấp
Khác, 3% Duc, 27% _- Khơng đục, 70%
Hình 4.3 Tỉ lệ phản ánh của người dân về hiện trạng nước của trạm cấp tại ấp Thạnh Hưng 1, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
4.1.2 Hiện trạng bảo quản nước sinh hoạt
Từ hình 4.4 cho thấy, tại ấp Thạnh Hưng 1 có nhiều hình thức bảo quản nước
rất đa dạng, có hộ lưu trữ nước trong lu, bồn chứa và có cả sử dụng trực tiếp nguồn nước từ trạm cấp, trong đó phần lớn người dân lưu trữ trong lu với tỉ lệ chiếm 70% và bồn chứa 17%, số hộ sử dụng trực tiếp nguồn nước chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ 7% và số
hộ không sử dùng các phương thức lưu trữ nước chiếm 6% mà chỉ lưu trữ nước
trong thùng nhỏ để sử dụng (hình 4.4) Bên cạnh đó, có đến 13% hộ dân có lưu trữ nước nhưng không được đậy kín, tạo điều kiện cho các vi sinh vật các mầm móng
gây bệnh cho con người, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây nên
15 ca mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ em trong ấp Thạnh Hưng 1 (Nguồn: Trạm Y tế xã
Trung Hưng, 2009)
Không lưu trữ, 7% Khác, 6%
Lu, 70%
Lưu trữ nước Đậy kín nước lưu trữ
Hình 4.4 Hiện trạng bảo quản nước sinh hoạt tại hộ dân tại dp Thanh Hung 1, xa
Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Trang 304.2 Chất lượng nước sinh hoạt ớ ấp Thạnh Hưng 1
4.2.1 Biến động chất lượng trong đường dẫn nước từ trạm cấp đến tại vòi chứa
của hộ dân
Kết quả phân tích cho thấy một số chỉ tiêu lý hóa nước (pH, độ cứng, sắt
tổng, amoni, nitrit, nitrat) tại trạm cấp và nước của tại vòi ở nhà dân có sự biến động Các chỉ tiêu lý hóa pH và nitrat có xu hướng tăng lên từ trạm đến vòi, giá trị pH dao động trong khoảng 7,0-7,2 ở trạm A và 7,1-7,5 ở trạm B; nitrat dao động trong khoảng 0,452-1,047 ở trạm A va 0,494-1,371 mg/L Còn đối với các chỉ tiêu độ cứng, sắt tổng số, amoni, nitrit có xu hướng giảm xuống từ trạm cấp đến vòi tại
nhà dân (giá trị thể hiện ở bảng 4.3) Đối với chỉ tiêu vi sinh (E.Coli va Coliform)
đều không phát hiện trong mẫu nước của trạm cấp và tại vịi của nhà đân Nhìn chung, biến động của các các chỉ tiêu lý hóa và vi sinh này không đáng kể (F<F crit
„ P-value>0,05), điều này cho thấy chất lượng nước từ trạm cấp đến nhà dân vẫn đảm bảo về mốt số chỉ tiêu lý hóa, vi sinh va nam trong khoảng giới hạn cho phép
của bộ Y tế về chất lượng nước ăn uống (QCVN01:2009/BYT) và chất lượng nước
sinh hoạt (QCVN02:2009/BYT) ở một số chỉ tiêu (ngoại trừ sắt tổng số)
Công suất hoạt động của trạm là 6m”/giờ, hệ thống vận hành hoàn toàn tự
động và chiều đài đường dẫn nước tối đa là 2000m ở mỗi trạm nên chất lượng nước
từ trạm cấp đến vòi tại nhà dân thay đổi là hoàn toàn hợp lý và đạt tiêu chuẩn về
chất lượng nước Riêng chỉ tiêu sắt tổng vượt giới hạn cho phép so với quy chuẩn nước sinh hoạt và nước ăn uống từ 4 đến 7 lần, điều này do trong đợt 2, đây là thời điểm súc rửa bồn chứa và vệ sinh hệ thống vừa xong, hàm lượng sắt tích tụ được khuấy động còn lại và hòa lẫn vào nước làm tăng hàm lượng sắt tổng trong nước tại
trạm cấp Theo Nguyễn Văn Việt (2009), hàm lượng sắt tổng nước cấp trong
khoảng 0,3-0,52 mg/L, 4,2% trạm cấp có hàm lượng sắt vượt giới hạn cho phép của
quy chuẩn
Với các kết quả vừa mới trình bày ở trên cho thấy trong điều kiện bình thường (khơng bị ảnh hưởng tại thời điểm vệ sinh đường ống) thì chất lượng nước
từ trạm cấp đến vòi tại nhà dân khơng có sự biến động và đạt giới hạn cho phép về
chất lượng nước sinh hoạt và nước ăn uống theo quy định của Bộ Y tế (năm 2009)
Trang 31Bảng 4.3 Biến động chất lượng nước từ trạm cấp đến vòi nhà dân tại ấp Thạnh Hưng 1, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Node Rade Tram A Tram B
ảnh — căm Sai Sai
hoạt — ống Trạm Vòi (hộ dân) khác Trạm Vòi (hộ dân) khác 60- 65- pH N5 gs 70+00 72403 + 7104 75+ 0/1 * Độ cứn SẺ s0 300 126% 1 126 + leat 11 1667 * (mg/L) Fe (mg/L) 05 03 20772724 0114F0060 * 2/2834+3,154 0081+0037 ** Amoni 3 3 -0,386+0,300 01030100 * 0,730+ 0,134 0,356£0,005* (mg/L) Nitrit - 30,0404 0,001 0,020 + 0,025 0,002+ 0,001 0,001 + 0,000 * (mg/L) Nitrrat (mg/L) - 50 04520583 1047# 1424 0.494 + 0,573 1,371 + 1,880 I * E.Coli 0 0 KPH KPH - KPH KPH - (VK/100ml) Coliform (VK/100ml) 0 KPH KPH ° KPH KPH -
* Sai khác khơng có ý nghĩa thống kê bằng phương pháp phân tích phương sai ANOVA (F < Feri; P-value > 0,05)
** Sai khác có ý nghĩa thống kê bằng phương pháp phân tích phương sai ANOVA (E > F„„¡, P-value 0,05)
KPHI_ Không phát hiện (bằng phương pháp đếm khuẩn lac, don vj CFU/ml)
VK Vikhudn
Các chỉ tiêu được so sánh với quy chuẩn hiện hành của Bộ Y tế 2009 (QCVN 01, QCVN 02)
4.2.2 Chất lượng nước sinh hoạt tại hộ dân
4.2.2.1 Giá trị pH
Từ kết quả phân tích cho thấy giá trị pH của nước tại vòi và nước được lưu
trữ tại hộ dân có sự biến động và có sự khác biệt ở 2 trạm cấp và 2 đợt khảo sát
(hình 4.5) Giá trị pH tại vòi của hộ dân ở 2 trạm dao dong trong khoang 7,2 + 0,3
đến 7,5+0,1 tuy nhiên dao động này không có khác biệt (F = 0,869 < Ferit = 18,513; P-value = 0,450 > 0,05) và đạt chuẩn cho phép của Bộ Y tế về chất lượng
nước sinh hoạt và ăn uống (từ 6,0 đến 8,5 đối với nước sinh hoạt và 6,5 đến 8,5 đối
với nước ăn uống)
Đối với nước được lưu trữ ở hộ dân, giá trị pH qua 2 đợt khảo sát cá hai tram không có sự khác biệt (F = 0,348 < F crit = 4,414; P-value = 0,563), dao động trong khoảng 8.1+0,5 đến 83+ 0,4 Giá trị pH trong nước có xu hướng tăng lên từ trạm
cấp, đến vòi ở nhà dân và lưu trữ tại nhà dân, kết quả này phù hợp với nghiên cứu
của Bé (1987) và Chi (1999) cho rắng pH của nước phụ thuộc vào nhiệt độ và tác động của con người Giá trị pH trong nước sinh hoạt lưu trữ tại nhà dân có sự biến động và một số hộ vượt giới hạn cho phép về chất lượng nước sinh hoạt và ăn uống của bộ Y tế, tuy nhiên giá trị vượt giới hạn cho phép so với quy chuẩn (giá trị pH
cao hơn giá trị cho phép) chỉ dao động trong khoảng từ 0,1-0,4% Kết quả phân tích
Trang 32phương sai (ANOVA) cho thấy giá trị pH của nước tại vòi và nước được lưu trữ tại nha dân có sự khác biệt (F = 13,109 > F crit = 4,301; P-value = 0,002)
9 8 Vòi - Đợt 1 8 Vòi - Đợt 2 m Lưu trữ - Đợt 1 Lưu trữ - Đợt2 8 2 8 bị Zz a7 3 o 6) Ee Eu EE FW REM De 5+ B1 B2 B3 B4 BS Hộ dân
AI, A2, A3, A4, A5,:Mẫu nước được lưu trữ tại hộ dân của trạm Á; BỊ, B2, B3, B4, BŠ:Mẫu nước được lưu trữ tại hộ dân của trạm B;
Hình 4.5 Giá trị pH của nước cấp sinh hoạt lưu trữ tại nhà dân ở ấp Thạnh Hưng
1, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đó, thành phố Cần Tho qua 2 đợt khảo sát
Nhìn chung, qua 2 đợt khảo sát thì giá trị pH ở 2 trạm không có sự khác biệt, giá trị pH trong nước tại vòi của hộ dân và nước được lưu trữ tại nhà dân có sự khác biệt và giá trị pH có xu hướng từ trạm cấp đến vòi tại hộ dân và lưu trữ tại hộ dân và đạt chuẩn cho phép về chất lượng nước sinh hoạt và ăn uống của bộ Y tế (2009)
4.2.2.2 Hàm lượng độ cứng (theo CaCOa)
Qua 2 đợt khảo sát, độ cứng của nước được lưu trữ tại hộ dân qua 2 đợt khảo sắt có sự biến động, sự biến động này dao dong trong khoang 141 +20 mg/L đến 149+22 mg/L Độ cứng của nước tại hộ dân của hai trạm cũng có sự biến động lớn,
biến động dao động 126 +7 mg/L đến 165+7 mg/L Kết quả phân tích phương sai
(ANOVA)cho thấy F = 159,025 > F crit = 4,414; P-value <0,05, điều này chứng tỏ sự sai khác này có ý nghĩa thống kê hay độ cứng của nước sinh hoạt lưu trữ tại hộ dân có sự khác biệt Độ cứng của nước cấp sinh hoạt lưu trữ tại nhà hộ dân đều nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép và thấp hơn ngưỡng cho phép khoảng 2 lần so với quy định của bộ Y tế về chất lượng nước sinh hoạt và ăn uống (giới hạn độ cứng trong nước tối đa cho phép của Bộ Y tế là 350 mgCaCO;/L đối với nước sinh hoạt
va 300 mgCaCO,/L đối với nước ăn uống)
Trang 33380 2 ' 1 300 At suis m2? Si S Vòi - Đợt 1 S15 xi ¬ B'S E Vòi - Đợt2 8280] ỞI, Ở ði - Đợt = 5 on E Lưu trữ - Đợt 1 Š E Lưu trữ - Đợt 2 &?00 150 H tt 100 ñ fe A af BÌ AL A2 A3 A4 A5 B2 B3 B4 B5 Hộ dân
AI, A2, A3, A4, A5,:Mẫu nước được lưu trữ tại hộ dân của tram A; BI, B2, B3, B4, B5:Mẫu nước được lưu trữ tại hộ dân của trạm B;
Hình 4.6 Bi hộ dân qua 2 đợt
khảo sát ở ấp Thạnh Hưng 1, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ Từ kết quá phân tích cho thấy, độ cứng của nước tại trạm cấp và độ cứng của nước tại vòi hộ dân khơng có sự khác biệt (bảng 4.3), điều này cho thấy quá trình xử lý độ cứng của trạm không dạt hiệu quả Độ cứng của nước tại vòi so với nước
động độ cứng của nước cấp tại vòi và lưu trữ
được lưu trữ tại hộ dân qua hai đợt có sự biến động, tuy nhiên sự sai khác này khơng có ý nghĩa thống kê (F = 0,099 < F crit = 4,965; P-value = 0,760 ở tram A va F = 0,032 < F crit = 4,965; P-value = 0,862 ở trạm B) Kết qua nay phi hop voi nghiên cứu của Việt (2009) và Mai (2006) độ cứng ít có khá năng thay đôi do việc xứ lý độ cứng tại các trạm cấp nước nông thôn hiện nay khơng có hiệu quả và điều kiện bảo quản, vệ sinh, sự chứa nước trong các vật chứa của các hộ dân không anh hưởng đến độ cứng nước sinh hoạt và ít biến động so với nước đầu nguồn và nước phân phối
Nhìn chung, độ cứng trong nước cấp sinh hoạt được lưu trữ tại hộ dân có sự biến động và biên độ dao động này nằm trong khoàng cho phép và thấp hơn khoảng
2 lần so với quy chuẩn của Bộ Y tế về chất lượng nước sinh hoạt và ăn uống
Trang 344.2.2.3 Hàm lugng Amoni NH,*
Qua kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng amoni trong nước cấp sinh hoạt ở
vòi tại nhà đân cao hơn nước được lưu trữ tại nhà dân Trung bình hàm lượng amoni của nước tại vòi và nước lưu trữ tại nhà dân sai kém nhau 6,5 lần (0,228+0,302 và 0,035+ 0,035 mg/L) với kết quả phân tích phương sai là F = 9,259 > F crit = 4,301; P-value = 0,006 3.0 aA E Vòi - Đợt 1 R Vòi - Đợt 2 Lưu trữ - Đợt 1 #Ø Lưu trữ - Đợt 2 -5 QCVN 01, 02 0.4 Amoni (mg/L) soi R8, m EL Ï Ũ AI A2 A3 A4 A5 BỊ B2 Hộ dân
AI, A2, A3, A4, A5,:Mẫu nước được lưu trữ tại hộ dân của trạm 4;
BỊ, B2, B3, B4, BŠ:Mâu nước được lưu trữ tại hộ dân của trạm B;
Hình 4.7 Biên động hàm lượng amoni của nước cấp tại vòi và lưu trữ tại hộ dân qua 2 đợt khảo sát ở ấp Thạnh Hưng 1, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đó, thành phố Cần Thơ
Hàm lượng amoni trong nước sinh hoạt lưu trữ tại nhà dân là rất thấp, trung bình đao động trong khoảng 0,002-0,115 mg/L ở 2 trạm, thấp hơn ngưỡng giới hạn
cho phép của Bộ Y tế về nước sinh hoạt và nước ăn uống (năm 2009) khoảng 26 lần
(giới hạn hàm lượng amoni trong nước tối đa cho phép của Bộ Y tế là 3 mg/L đối
với nước sinh hoạt và đối với nước ăn uống) Hàm lượng amoni ở 2 trạm cũng khác
nhau, trung bình cả 2 đợt khảo sát là 0,021 + 0,000 mg/L và 0,049 + 0,002 mg/L, tuy
nhiên sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5% (F = 3,447 <
F crit = 4,412; P-value = 0,080)
Trang 354.2.2.4 Hàm lượng Sắt tổng số (Fe, Fe")
Qua 2 đợt khảo sát cho thấy, hàm lượng sắt tổng số qua hai đợt khơng có sự
biến động lớn, trung bình dao động trong khống 0,043+0,027 mg/L đến
0,044+ 0,025 mg/L Hàm lượng sắt tổng trong nước tại vòi cao hơn hàm lượng sắt tổng trong nước được lưu trữ tại nhà dân (hình 4.8) và có xu hướng giảm dần khi
nước được phân phối xuống hộ dân Theo tài liệu phân tích một số chỉ tiêu lý hóa
trong nước và nước thái của phòng thí nghiệm xử lý nước (bộ môn Kỹ thuật Môi
trường — Dai hoc cần Thơ) thì sắt (II) dé bi oxy hóa thành sắt (IID và bị thủy giải,
sau đó bền ở dang sat (III) hydroxit, day 1a hinh thái thường gặp của sắt trong các
mẫu nước được đưa đến phịng thí nghiệm phân tích Như vậy hàm lượng sắt trong
nước tại vòi sẽ cao hơn trong nước được lưu trữ tại hộ dân vì trong nước lượng sắt (ID hydroxit kết tủa đã lắng xuống đáy vật lưu trữ nước, mà trong khi khảo sát chỉ
thu mẫu theo cách sử dụng nước thường nhật của người dân, tức là tránh làm khuấy
động nước
Hàm lượng sắt tống số của nước tại vòi cao gấp 12 lần so với hàm lượng sắt
tổng của nước lưu trữ tại hộ dân, điều này do trong đợt 2, đây là thời điểm súc rửa
và hệ sinh hệ thống nhưng chưa sạch nên lượng kết tủa sắt (III) hydroxit được tích tụ lâu ngày đã đi vào hệ thống làm tăng hàm lượng sắt tổng số trong nước tại trạm
cấp tăng lên (từ 0,151 đến 4,004 mg/L ở trạm A và 0,053 đến 4,513 mg/L 6 tram
B) 07 Vòi - Đợt 1 8 8 Vòi - Đợt 2 | 0.6 Bl Lưu trữ - Đợt 1 = Ñ Lưu trữ - Đơt2 205 a cS got 20.3 s ‘B02 } 01 } no , Aon [Nua fs B1 B2 B3 B4 B5 Hộ dân
AI, A2, A3, A4, A5,:Mẫu nước được lưu trữ tại hộ dân của trạm A; BỊ, B2, B3, B4, BŠ:Mẫu nước được lưu trữ tại hộ dân của trạm B;
Hình 4.8 Biến động hàm lượng sắt tổng của nước sinh hoạt tại nhà dân qua 2 đợt khảo sát ở ấp Thạnh Hưng 1, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Trang 36Đối với nước được lưu trữ tại hộ dân, hàm lượng sắt có sự biến động ở hộ dân của 2 trạm và 2 đợt khảo sát, hàm lượng này dao động trong khoảng 0,011-
0,088 mg/L và biến động này sai khác khơng có ý nghĩa thống kê với mức độ tin
cậy 95% (F = 0,002 < F crit = 4,414; P-value = 0,961) Kết quả phân tích cho thấy
hàm lượng sắt tổng số đạt chuẩn cho phép của bộ Y tế về chất lượng nước sinh hoạt và nước ăn uống của bộ Y tế (giới hạnhàm lượng sắt tổng trong nước tối đa cho
phép của Bộ Y tế là 0,5 mg/L đối với nước sinh hoạt và 0,3 mg/L đối với nước ăn
uống)
4.2.2.5 Hàm lượng Nitrat (ÑO;)
Qua 2 đợt khảo sát, hàm lượng nitrat có sự biến động lớn, hàm lượng này
biến thiên trong khoảng từ 1,023 + 0,953 đến 3,267 + 0,087 mg/L (F =29,436 < Ferit
= 4,414; P-value < 0,05) (hình 4.9) Theo Đặng Kim Chỉ (1999), nước chứa chủ yêu
hợp chat nitơ ở dạng nitrat (NO;) chứng tỏ q trình ơxy hố đã kết thúc và các
nitrat (NOx) chỉ bền ở điều kiện hiếu khí, điều này cho thấy việc súc rửa hệ thống
cấp nước có làm tăng hàm lượng nitrat trong nước tại vòi và nước lưu trữ tại hộ dan, tuy nhiên biên độ dao động này nằm trong giới hạn cho phép của Bộ Y tế về quy chuẩn nước ăn uống (giới hạn nitrat trong nước tối đa cho phép của Bộ Y tế là 50 mg/L đối với nước ăn uống, không quy định cho nước sinh hoạt) Hàm lượng nitrat
có xu hướng tăng lên từ nước tại vòi và nước lưu trữ tại nhà dân từ 1,206 + 1,343
đến 2,140 + 1,455 mg/L RE Vòi - Đợt 1 EVòi - Đợt 2 mLưu trữ - Đợt 1 Lưu trữ - Đơt 2 QCVN 01 Nitrat (mg/L) Hộ dân
AI, A2, A3, A4, A5,:Mẫu nước được lưu trữ tại hộ dân của trạm A;
BI, B2, B3, B4, B5:Mẫu nước được lưu trữ tại hộ dân của trạm B;
Hình 4.9 Biến động hàm lượng nitrat của nước cấp lưu trữ tại hộ dân qua 2 đợt khảo sát ở ấp Thạnh Hưng 1, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đó, thành phó Cần Thơ
Trang 374.2.2.6 Hàm lượng Nitrit (NO; )
Qua kết quả phân tích 2 đợt, hàm lượng nitrit trong nước cấp được lưu ở 2
trạm có sự biến động trong khoảng 0,006 + 0,005 đến 0,004+ 0,004 mg/L va su biến
động này khơng có ý nghĩa thống kê Hàm lượng nitrit trong nước cấp được lưu trữ tại hộ dân không có ở 2 đợt khảo sát khơng có sự sai khác qua phép phân tích
phương sai (F =29,436 < Fcrit = 4,414; P-value < 0,05) Tuy nhiên, hàm lượng nitrit của nước cấp được lưu trữ tại hộ dân đều nằm trong giới hạn cho phép của Bộ Y tế về nước ăn uống (giới hạn nitrit trong nước tối đa cho phép của Bộ Y tế là 3 mg/L đối với nước ăn uống, không quy định cho nước sinh hoạt)
à ' ' Vòi - Đợt 1 0.04 IS BVOi - Dot 2 iz Lưu trữ - Đợt 1 0.03 lộ mốLưu trữ - Đợt 2 16 0.02 Nitrit (mg/L) 0.01 0.00 -0.01 Hộ dân
AI, A2, A3, A4, A5,:Mẫu nước được lưu trữ tại hộ dân của tram A; BI, B2, B3, B4, B5:Mẫu nước được lưu trữ tại hộ dân của trạm B;
Hình 4.10 Biến động hàm lượng nitrit trong nước cấp lưu trữ tại hộ dân qua 2 đợt
khảo sát tại ấp Thạn Hưng I, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đó, thành phố Cần Thơ
4.2.2.7 Vi sinh vật
Từ kết quả phân tích cho thấy, qua 2 đợt khảo sát không phát hiện vi sinh vật
Coliform và E.Coli trong trong nước cấp tại vòi của hộ dân Tỉ lệ phát hiện coliform trong nước lưu trữ tại hộ dân qua 2 đợt là 30%, tỉ lệ phát hiện coliform trong nước cấp lưu trữ tại hộ dân ở mỗi trạm cũng khác nhau, trạm A phát hiện được 10% và tram B phát hiện được 50% (bảng 4.5) Điều này cho thấy việc lưu trữ nước lại có thể làm tăng mật số coliform hiện diện trong nước lưu trữ tại hộ dân Đối với chỉ tiêu E.coli, tỉ lệ phát hiện vi sinh vật trong nước cấp lưu trữ tại hộ dân thấp hơn so với khá năng phát hiện Coliform, tỉ lệ phát hiện ở 2 trạm biến thiên trong khoảng 10-20% Điều này cho thấy, khả năng phát hiện vi sinh vật (Coliform và E.Coli) trong nước cấp được lưu trữ tại hộ dân là khác nhau và phát hiện nhiều đối với những hộ thuộc trạm B Việc chứa nước và bảo quản nước có khả năng làm tăng
mật số vi sinh vật Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Viét (2009)
Trang 38Bảng 4.4 Kết quá phân tích tổng Coliform của nước cấp lưu trữ tại hộ
dân qua 2 đợt khảo sát bằng phương pháp đếm khuẩn lạc (CFU/100ml)
Hộ dân AI A2 A3 A4 A5 Bi B2 B3 B4 B5 Tổng Coliform ., Dol - - - - KPH - - KPH - - Voi Đợi2 - - - - KPH - - KPH - - Luu tre 271 KPH KPH KPH KPH KPH 4.10" KPH 6.10" 9.10" KPH Dot2 KPH KPH KPH 10° KPH KPH KPH 10° 10° KPH E.Coli Vòi Đợi! - - - - KPH - - KPH - - Dot 2 - - - -
Luu tri Dot! KPH KPH KPH 10‘ KPH KPH KPH 10° 10° KPH
Dot2 KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH
OCVN 01:2009 + E.Coli: Quy dinh 0 vi khudn/100mL
+ Coliform: Quy dinh Ovi khudn/100mL OCVN 02:2009 + E.Coli: Quy dinh 0 vi khudn/100mL
+ Coliform: Quy dinh 50 vi khudn/100mL
AI, A2, A3, A4, A5,:Mẫu nước được lưu trữ tại hộ dân của tram A;
BỊ, B2, B3, B4, B5:Mẫu nước được lưu trữ tại hộ dân của trạm B;
Trang 39Nhìn chung, qua 2 đợt phân tích chất lượng nước sinh hoạt tại ấp Thạnh
Hưng 1 có sự biến động từ trạm cấp, đến vòi và hộ dân và nằm trong khoảng cho
phép chủa Bộ Y tế về chất lượng nước sinh hoạt và ăn uống năm 2009 ở một số chỉ tiêu lý hóa và vi sinh Tuy nhiên, tại thời điểm súc rửa bồn và vệ sinh hệ thống thi hàm lượng sắt tổng có biến động và vượt giới han cho phép của Bộ Y tế Việc lưu
trữ và bảo quản nước tại hộ dân làm phát hiện mật số vi sinh vật (E.Coli và Coliform tổng số) (Bảng 4.6)
Bảng 4.5 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu lý hóa và vi sinh vật trong nước
Nguồn nước tại QCVN 2009 Trạm cấp* Vòi" Lưu trữ ở hộ dân*” QCVN02 QCVN0I pH() 70+01 72+043 8,1+05 6085 6085 2) 71+04 7.5+0,1 83+04 Độ cứng (mg/L) (1) 126+I 122+6 126+ 48 350 300 (2) 168+ 6 166+ 7 1654 47 Fee (mg/L) (1) 2,076+ 2,724 0,111 + 0,056 0,043 + 0,027 05 03 (2) 2,283+ 3,154 0,080+0,038 0,044+ 0,025 Amoni (mg/L) (1) 0,388 0,299 — 0,103+ 0,107 0,021 0,021 3 3 (2) 0/730#0,135 0,356+ 0,445 0,050+ 0,042 Nitrit (mg/L) (1) 0,041£ 0,001 0,019 0,025 0,006+ 0,005 - 3 (2) 0,002+0,001 — 0,001+ 0,000 0,004+ 0,005 Nitrrat (mg/L) (1) 0,452£ 0,538 1,047% 1.424 1,023£ 0,953 - 50 (2) 0,494+0,573 1365+ 1812 3,256+ 0,887 E.Coli** (1) KPH KPH 10% 0 0 (2) KPH KPH 20% Coliform** (1) KPH KPH 10% 50 0 (2) KPH KPH 40% * Trung bình+ Độ lệch
** Bằng phương pháp đếm khuẩn lạc CEFU/100ml
KPH Không phát hiện (1), (2): Đợt 1, đợt 2
Trang 40
CHUONG 5
KET LUAN KIEN NGHI
5.1 Kết luận
Qua 2 đợt khảo sát, phân tích và đánh giá một số chỉ tiêu lý hóa và vi sinh
trong nước sinh hoạt của người đân ấp Thạnh Hưng | cho thấy hiện nay, phần lớn
người dân đã ý thức được việc sử dụng nước sạch phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt, 100% người dân ấp Thạnh Hưng 1 có sử dụng nước của trạm cấp nông thôn (trạm XN04 và trạm TN04) và có lưu trữ nước trong các vật chứa
Hệ thống lưu dẫn nước từ trạm cấp phân phối đến hộ đân không làm ảnh hưởng đến chất lượng nước trong hệ thống và đạt tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng
nước phục vụ cho sinh hoạt và ăn uống theo quy chuẩn của Bộ Y tế năm 2009 Tuy
nhiên, một số trạm cấp có đầu hiệu quan lý và vệ sinh hế thống xử lý nước không tốt được thể hiện ở chất lượng nước ở trạm B kém hơn chất lượng nước ở trạm A
Chất lượng nước sinh hoạt tại ấp Thạnh Hưng 1 có sự biến động Biên độ
dao động của các chỉ tiêu lý hóa nước sinh hoạt được lưu tữ tại hộ dân từ 8,l đến
§,3 đối với pH; từ 126 đến 165 mg/L đối với độ cứng; từ 0,043 đến 0,044 mg/L đối với sắt tổng; từ 0,021 đến 0,050 mg/L đối với amoni; từ 0,004 đến 0,006 mg/L đối
với nitrit; từ 1,023 đến 3,256 mg/L đối với nitrat và nằm trong khoảng giới han cho
phép của Bộ Y tế về chất lượng nước sinh hoạt và ăn uống năm 2009
Trong quá trình lưu trữ và bảo quản nước trong vật chứa (lu, khạp) của người dân làm ảnh hưởng đến chất lượng nước, được thể hiện ở việc phát hiện E.Coli và
Coliform trong nước lưu trữ tại nhà dân, tuy nhiên sự biến động các chỉ tiêu lý hóa
khơng đáng kể 5.2 Kiến nghị
Trong điều kiện không bị ảnh hướng bởi việc xúc rửa bồn của trạm cấp, nồng độ một số chỉ tiêu lý hóa (pH, độ cứng, sắt tổng, amoni, nitrit, nitrat) va mat số vi sinh (E.coli va Coliform) trong nuéc tram cp tai voi ở nhà dân thấp hơn trong nước sinh hoạt được lưu trữ tại nhà dân và nằm giới hạn cho phép của Bộ Y tế về chất lượng nước sinh hoạt và ăn uống năm 2009, tuy nhiên do công suất trạm cấp không
đủ đáp ứng cho người đân ở những giờ cao điểm (giờ thường xuyên người dân cần
sử dụng nước nhiều, sáng sớm và buổi chiều), do đó cần biện pháp mở rộng hệ thống đường ống, khắc phục tình trạng thiếu nước, đồng thời súc rửa và vệ sinh hệ
thống hiệu quả hơn và có thông báo trước nhằm khuyến khích người dân có thể sử
dụng nước đạt chất lượng trực tiếp tại vòi, đảm bảo sức khỏe và ít tốn kém
Cần có kiểm định chất lượng nước sinh hoạt định kỳ, đồng thời cần tập huấn
cho cán bộ trạm quan lý và có chế độ khuyến khích nhằm giúp cán bộ quản lý trạm
thực hiện tốt công tác kiểm tra, vận hành và bảo quản hệ thống