Báo Cáo Khoa H cọ Giáo Viên H ng D n: Nguy n Chí Th ngướ ẫ ễ ắ Tên: Duy Khen L p: i n T 8Đỗ ớ Đ ệ ử MSSV:13D520201022 NGHIÊN C U V TI M N NG PHÁT TRI NỨ Ề Ề Ă Ể I N GIÓ VI T NAMĐ Ệ Ở Ệ Theo Bộ Công Thương, nguồn năng lượng truyền thống không tái tạo đang ngày càng cạn kiệt. Nếu không nhanh chóng tìm ra phương án bù đắp vào sự thiếu hụt nguồn năng lượng này thì giai đoạn tới, nước ta sẽ rơi vào tình trạng thiếu điện nghiêm trọng. Đầu tư vào phát triển bền vững năng lượng tái tạo, trong đó có năng lượng gió để kịp thời tạo nguồn bổ sung điện năng giai đoạn 2010- 2020 đang là hướng đi đầy tiềm năng và nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ. Tiềm năng lớn Số liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, tiềm năng sản xuất điện gió của Việt Nam lên đến 513.360 MW/năm. Các nhà khoa học cũng khẳng định, Việt Nam có khoảng 17.400 héc ta rất thích hợp cho các dự án, công trình phát triển năng lượng gió. Chỉ tính riêng địa bàn tỉnh Thừa Thiên –Huế đã có lượng gió đạt tới vận tốc gió > 7m/s, xuất hiện ở cả vùng núi phía Tây và vùng ven biển. Một số khu vực thuộc phía Đông của dãy Trường Sơn ở độ cao từ 800-1200 m so với mực nước biển có vận tốc gió lên tới 8,5 - 9,5 m/s. Khu vực đồng bằng ven biển ở phía Bắc Huế và Mũi Chân Mây trên độ cao 30m có vận tốc gió ở là 5,5- 6,0m/s. Điều đó cho thấy, tiềm năng phát triển các loại tua bin gió cỡ nhỏ và vừa ở địa bàn Thừa Thiên Huế là rất khả thi. Tỉnh Bình Thuận cũng có trên 75 nghìn ha có tiềm năng đưa vào quy hoạch sản xuất điện gió, tương đương tổng công suất có thể lắp đặt khoảng 5.030 MW. Riêng các khu vực có vận tốc gió trung bình tối thiểu 6,5 m/giây cũng tới hơn 23 nghìn ha với tổng công suất có thể lắp đặt ước khoảng 1570 MW. Hiện nay, Bình Thuận đã dự kiến công suất lắp đặt điện gió đến năm 2015 khoảng 1500 MW và sẽ đạt khoảng 3000 MW vào năm 2020. Ngoài ra, các vùng đảo ngoài khơi như Bạch Long Vĩ, đảo Phú Quý, Trường Sa là những địa điểm gió có vận tốc trung bình cao, tiềm năng năng lượng gió tốt, có thể xây dựng các trạm phát điện gió công suất lớn để cung cấp năng lượng điện cho dân cư trên đảo. Phát triển chưa xứng với tiềm năng Mặc dù được đánh giá là một trong những nước có nguồn năng lượng gió khá dồi dào, nhưng đến nay sự phát triển nguồn năng lượng này vẫn chưa phát triển xứng với tiềm năng. Theo số liệu từ Bộ Công Thương, hiện ứng dụng điện gió ở Việt Nam mới ở dạng ban đầu, với tổng công suất lắp đặt khoảng 9 MW, trong đó 7,5 MW đã nối lưới nhưng chưa có giá bán. Các tuabin nhỏ quy mô gia đình (150-200 W) chủ yếu lắp đặt ở khu vực ngoài lưới tại các đảo. Ngoài 2 dự án điện gió tại Bạc Liêu và Gia Lai đã lập báo cáo đầu tư, nước ta đang có 21 dự án điện gió quy mô nối lưới đang được nghiên cứu triển khai, phổ biến có công suất 30MW. Các dự án này tập trung ở những tỉnh có tiềm năng điện gió như Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Định và Lâm Đồng với tổng công suất thiết kế khoảng trên 2.000 MW. Công nghệ đo gió của Việt Nam thuộc loại lạc hậu nên chưa có cơ sở dữ liệu tin cậy và đầy đủ để đánh giá được tiềm năng thực tế về năng lượng gió. Chúng ta cũng chưa có được những công nghệ phù hợp, tiên tiến để sản xuất điện gió hiệu quả. Vì vậy, đến thời điểm hiện nay, việc phát triển điện gió ở Việt Nam còn rất khiêm tốn. Khó khăn từ nhiều phía Đầu tư điện gió ở Việt Nam chậm phát triển vì nhiều lý do: điều kiện tự nhiên, thời tiết, công nghệ và đặc biệt là chi phí đầu tư cao dẫn tới giá thành, giá bán điện cao (mức cao nhất là 2,77 triệu USD/MW, thấp nhất là 1,77 triệu USD/MW và trung bình là 2,2 triệu USD/MW). Tiên phong trong lĩnh vực đầu tư vào điện gió là Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo (REVN) đã đưa công trình điện gió ở huyện Tuy Phong, Bình Thuận bắt đầu vận hành vào tháng 10-2009. Một chuyên gia về năng lượng tái tạo của Bộ Công thương cho biết, Bộ vẫn chủ trương nghiên cứu về mặt khoa học công nghệ đối với điện gió, nhưng rất khó phát triển đại trà vì giá điện quá đắt (khoảng 3.000 đồng/kWh). Vì vậy, dù là nguồn năng lượng sạch nhưng người dân không thể chấp nhận bởi mức giá quá cao. Bên cạnh đó, chúng ta chưa có chính sách và các quy định, trợ giá trong việc mua điện từ nguồn năng lượng gió. Việc thu xếp vốn của các nhà đầu tư còn khó khăn do còn thiếu các dịch vụ và khả năng tài chính để có thể vay vốn từ ngân hàng hoặc từ tổ chức tài chính cho việc phát triển điện gió; Chưa có qui hoạch và chính sách minh bạch, rõ ràng, thống nhất từ trung ương đến địa phương, chưa có văn bản quy phạm pháp luật về khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo nói chung và điện gió nói riêng, đặc biệt là những quy định cụ thể nhằm quản lý hoạt động đầu tư phát triển điện gió. Chưa kể sự hạn chế về trình độ kỹ thuật để thiết kế, thi công, kể cả dịch vụ bảo quản, bảo trì, điều hành và quản lý công trình. Việc cấp phép, triển khai đến nay vẫn còn thiếu quy hoạch cụ thể cũng như việc bổ sung quy hoạch điện lực chung của địa phương và khu vực. Sẽ có chính sách hợp lý Hiện nay, hơn 60 quốc gia trên thế giới đã thành lập được cơ chế hỗ trợ cho lĩnh vực điện gió. Đan Mạch là đất nước có sản lượng điện gió chiếm đến 30% lượng điện của quốc gia đã có chính sách khuyến khích rất cụ thể: thời gian đầu, Chính phủ trợ giá khoảng 3 cent/kWh, (giá điện của Đan Mạch ở mức 25 cent/kWh). Sau khi doanh nghiệp hòa vốn, Chính phủ bắt đầu giảm hỗ trợ, doanh nghiệp cũng bắt đầu giảm giá bán điện để cạnh tranh. Còn ở Việt Nam, lĩnh vực năng lượng tái tạo vẫn được khuyến khích chủ yếu ở dạng “kêu gọi” mà chưa có nhiều chính sách hỗ trợ cần thiết. Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ) tại Hà Nội đã ký thỏa thuận hỗ trợ 1 triệu Euro cho Việt Nam thực hiện dự án “Xây dựng khung pháp lý và hỗ trợ kỹ thuật cho điện gió nối lưới tại Việt Nam” trong giai đoạn 2009-2011. Dự án sẽ giúp triển khai một số chương trình như xây dựng khung pháp lý cho điện gió nối lưới và quy trình quy hoạch điện gió, chương trình thúc đẩy tiến bộ khoa học về điện gió và tư vấn các dự án điện gió tại Việt Nam. Đề xuất các cơ chế hỗ trợ phù hợp như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn thuế nhập khẩu thiết bị cho các dự án điện gió; có chính sách trợ giá cho điện sản xuất từ gió và các nguồn năng lượng tái tạo khác. Mới đây, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo Bộ Công Thương sớm hoàn thiện cơ chế trình Chính phủ ban hành quy định hỗ trợ, tạo điều kiện, khuyến khích các dự án đầu tư điện gió tại Việt Nam được thuận lợi, hiệu quả. Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ những cơ chế ưu đãi cụ thể, giúp nhà đầu tư tính toán, triển khai các dự án điện gió tại Việt Nam có tính khả thi cao. Đưa ra các chính sách hỗ trợ giá điện thu mua, thuế, đất đai… và đặc biệt là việc tạo Quỹ hỗ trợ năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường– một trong những nguồn thu quan trọng để hỗ trợ sản phẩm năng lượng tái tạo như điện gió nối lưới. Đặc biệt, tạo hành lang pháp lý thống nhất về cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư điện gió nói riêng cũng như các dự án năng lượng tái tạo nói chung, tạo cơ sở để các địa phương, các khu vực quy hoạch được các nguồn năng lượng mới, đồng bộ trong hệ thống quy hoạch điện lực, minh bạch hóa thủ tục đầu tư phát triển điện gió tại Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp, các ngành và chủ đầu tư các dự án điện gió; Thúc đẩy các hoạt động đầu tư phát triển nguồn điện gió nhằm bổ sung, thay thế nguồn nhiên liệu hoá thạch đang dần cạn kiệt. Ví Dụ Nghiên Cứu Ứng Dụng Nghiên cứu phát triển và ứng dụng một số chế phẩm có nguồn gốc sinh học trong canh tác chè, cà phê, hồ tiêu theo hướng phát triển bền vững tại Tây Nguyên Chè, cà phê và hồ tiêu từ lâu đã được xác định là những cây trồng chiến lược trên đất Tây Nguyên. Do đó, việc hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất ổn định cho các loại cây trồng này là cần thiết nhằm phát triển kinh tế – xã hội Tây Nguyên theo hướng bền vững. Một trong những khâu quan trọng không thể thiếu của quy trình công nghệ là việc ứng dụng các chế phẩm vi sinh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng trên cơ sở đảm bảo duy trì và phát triển chất lượng đất. Xuất phát từ mục tiêu đó, các nhà khoa học của Trung tâm Phát triển Công nghệ cao thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN đã triển khai đề tài TN3/C01 “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng một số chế phẩm có nguồn gốc sinh học trong canh tác chè, cà phê, hồ tiêu theo hướng phát triển bền vững tại Tây Nguyên”. Trọng tâm của đề tài là phát triển và chuyển giao Quy trình kỹ thuật ứng dụng dòng chế phẩm bảo vệ thực vật Anisaf SH, chế phẩm vi sinh xử lý phế thải đồng ruộng Vixura và một số chế phẩm vi sinh đa chức năng trong canh tác chè, cà phê, hồ tiêu theo hướng phát triển bền vững tại Tây Nguyên. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ chế tạo Polylactic axit từ phế liệu nông lâm nghiệp Trên thế giới hiện nay, các loại bao bì an toàn và thân thiện với môi trường được phát triển mạnh mẽ, các loại nhựa có nguồn gốc sinh học đang dần thay thế các loại nhựa có nguồn gốc dầu mỏ. Các nghiên cứu nhằm tạo ra các loại bao bì có khả năng phân hủy sinh học và thân thiện với môi trường đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhóm nghiên cứu. Các loại vật liệu phân hủy sinh học như polylactic axit (PLA), polyhydroxybutyrat (PHB) được xem là các ứng cử viên cho hướng phát triển này do có khả năng phân hủy trong tự nhiên, không gây ô nhiễm môi trường, không phụ thuộc vào tăng giá do quá trình khan hiếm dầu mỏ. Polylactic axit (PLA)/polylactide là một loại polyme nhiệt dẻo bán tinh thể, giòn và rắn, có nhiệt độ thủy tinh hóa tương đối thấp (~60oC) và có nhiệt độ chảy mềm 175-180 o C. PLA đang là đối tượng được quan tâm và phát triển nhiều nhất trên thế giới bởi dễ dàng được gia công trong các thiết bị gia công chất dẻo thông thường và cũng dễ dàng phân hủy theo con đường sinh học, thích hợp để chế tạo ra bao bì, màng gói thực phẩm, các sản phẩm sử dụng một lần. Ví Dụ Về Nghiên Cứu Cơ Bản Đo cao vệ tinh trong nghiên cứu cấu trúc địa chất biển Đông Việt Nam Biển Đông Việt Nam là một khu vực rộng lớn, có cấu trúc địa chất đa dạng, phức tạp và có một tiềm năng khoáng sản rất lớn. Mặc dù đã trải qua nhiều năm thăm dò khảo sát nhưng trong khu vực vẫn còn rất nhiều nơi mà cấu trúc địa chất chỉ mới được biết đến rất ít, hoặc mới được khảo sát ở mức độ rất sơ lược. Sự hạn chế đó thường gây ra bởi bề dày lớp nước biển cũng như là do các vấn đề nhạy cảm giữa các nước trong khu vực. Vào những năm 80 của thế kỷ trước, đo cao vệ tinh đã bắt đầu trở thành một hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu biển. Từ đó đến nay đã có một số công trình nghiên cứu nhằm xây dựng mạng lưới, cải thiện mức độ chính xác của số liệu đo cao vệ tinh. Tiêu biểu là Sandwell D.T., và W.H.F.Smith (1997, 2009), GETECH (1996) tập hợp số liệu qua nhiều năm đo đạc bởi các vệ tinh như GEOSAT, ERS-1, TOPEX/POSEIDON và đã xây dựng được một mạng lưới số liệu đo cao vệ tinh 1’ x 1’ phủ đầy các đại dương. Nguồn số liệu đo cao vệ tinh đã và đang được khai thác một cách có hiệu quả để lấp đầy những khoảng trống số liệu mà khảo sát bằng tàu trên biển chưa thực hiện được Nghiên cứu sinh học, sự phân bố và nơi sống của các loài bọ xít hút máu ở một số tỉnh, thành phố của Việt Nam. Bọ xít hút máu thuộc giống Triatoma đã được ghi nhận ở nước ta từ trước, nhưng hiện nay chúng đang có xu hướng phát triển ở nhiều địa phương trong cả nước và di chuyển sống gần với con người đặc biệt là trong các khu dân cư của một số thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh. Bọ xít hút máu gây ảnh hưởng, phiền nhiễu đến sinh hoạt và cuộc sống, gây nên tâm lý lo ngại về sức khỏe của người dân khi chúng phát tán vào nhà tấn công, chích hút máu người và để lại vết thương sưng to thậm chí còn gây sốt sau khi hút máu. Hiện nay, các nghiên cứu về bọ xít hút máu với các dẫn liệu khoa học còn rất ít ỏi đặc biệt là các nghiên cứu về phân bố, sinh học, dịch tễ học, mối quan hệ giữa chúng với con người và động vật nuôi ở Việt Nam. . quả. Vì vậy, đến thời điểm hiện nay, việc phát triển điện gió ở Việt Nam còn rất khiêm tốn. Khó khăn từ nhiều phía Đầu tư điện gió ở Việt Nam chậm phát triển vì nhiều lý do: điều kiện tự nhiên,. những địa điểm gió có vận tốc trung bình cao, tiềm năng năng lượng gió tốt, có thể xây dựng các trạm phát điện gió công suất lớn để cung cấp năng lượng điện cho dân cư trên đảo. Phát triển chưa. xứng với tiềm năng Mặc dù được đánh giá là một trong những nước có nguồn năng lượng gió khá dồi dào, nhưng đến nay sự phát triển nguồn năng lượng này vẫn chưa phát triển xứng với tiềm năng. Theo