một vài lời khuyên hữu ích khi đi phỏng vấn một vài lời khuyên hữu ích khi đi phỏng vấn một vài lời khuyên hữu ích khi đi phỏng vấn một vài lời khuyên hữu ích khi đi phỏng vấn một vài lời khuyên hữu ích khi đi phỏng vấn một vài lời khuyên hữu ích khi đi phỏng vấn một vài lời khuyên hữu ích khi đi phỏng vấn một vài lời khuyên hữu ích khi đi phỏng vấn một vài lời khuyên hữu ích khi đi phỏng vấn một vài lời khuyên hữu ích khi đi phỏng vấn một vài lời khuyên hữu ích khi đi phỏng vấn một vài lời khuyên hữu ích khi đi phỏng vấn một vài lời khuyên hữu ích khi đi phỏng vấn
Khi bạn tham gia phỏng vấn tuyển dụng, các yếu tố tự tin, khả năng ăn nói lưu loát và kỹ thuật đàm phán khéo léo có vai trò quyết định đến sự thành công. Do vậy, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và quan trọng hơn cả cần giải thoát bản thân khỏi tâm lý lo lắng, hồi hộp. Dưới đây là một vài lời khuyên hữu ích giúp bạn có thể trang bị đầy đủ những kỹ năng cần thiết, tự tin bước vào một cuộc phỏng vấn tìm việc làm và nhanh chóng trở thành ứng cử viên số một của nhà tuyển dụng. 1. Chuẩn bị kỹ lưỡng Bạn hãy chuẩn bị cẩn thận những số liệu và thông tin chứng minh năng lực và giá trị của bạn với nhà tuyển dụng. Bạn cần đánh giá đúng năng lực và giá trị của mình trên thị trường lao động là phù hợp với những vị trí công việc nào. Do vậy, việc nghiên cứu, so sánh các vị trí công việc khác nhau đối với bạn sẽ trở nên rất quan trọng và cần thiết. Các yêu cầu và nhiệm vụ cần thiết đối với các vị trí đó của công ty tuyển dụng sẽ khiến bạn lựa chọn chính xác việc nộp đơn vào vị trí nào là thích hợp. 2. Thể hiện rõ ràng rằng mục tiêu của bạn là sự công bằng và cơ hội thăng tiến Hãy biết cách thể hiện và khẳng định việc bạn tham gia phỏng vấn là muốn tìm kiếm một môi trường làm việc tốt, sự công bằng và cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp tại công ty này. Đồng thời, trên cơ sở những nghiên cứu ban đầu của bạn về nhà tuyển dụng, hãy hỏi về trách nhiệm của bạn nếu được tuyển dụng liên quan tới các mục tiêu và kế hoạch phát triển trong tương lai của công ty. Các nhà tuyển dụng thường có ấn tượng đặc biệt với những ứng viên thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về công ty và có những chuẩn bị kỹ lưỡng trước buổi phỏng vấn. 3. Cho thấy việc tuyển dụng bạn không phải là mất đi một khoản chi phí, mà là một khoản đầu tư Hãy chứng minh rằng bạn hoàn toàn có khả năng và kinh nghiệm giúp công ty tìm ra các giải pháp tăng trưởng doanh số bán hàng, giảm thiểu chi phí, đẩy mạnh hiệu suất công việc Bạn nên đưa ra các bảng biểu hay sơ đồ minh họa cho những ý tưởng của mình. Hãy sử dụng những dữ liệu thực nếu có thể. Việc tìm hiểu kỹ lưỡng vị trí công việc mà bạn nộp đơn xin tuyển dụng rất quan trọng, vì nó sẽ giúp bạn chứng minh mình có đủ kinh nghiệm, khả năng và các điểm mạnh cần thiết đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng. Nhiều nhà tuyển dụng muốn biết rõ ràng rằng tại sao họ nên tuyển dụng bạn. Hãy chứng minh bạn là sự lựa chọn tốt nhất của họ. CANON - HÀNG CHÍNH HÃNG - BẢO HÀNH CHÍNH HÃNG 4. Đừng bao giờ hé lộ các con số thực về lương và thưởng mong muốn của bạn hay mức lương hiện tại của bạn Sau khi đã chứng minh được năng lực và giá trị của bạn với nhà tuyển dụng, cách tốt nhất nói về mức lương là bạn cần phải biết rõ công việc yêu cầu những gì. Sau đó, bạn có thể đưa ra một phạm vi nhất định để thỏa thuận về lương, thưởng, phụ cấp và các quyền lợi khác… Nhưng nếu như người phỏng vấn nhất định yêu cầu bạn đưa ra một con số cụ thể thì bạn nên làm một cuộc điều tra trước khi đi phỏng vấn. Hãy hỏi những người làm ở vị trí tương đương để bạn có thể đưa ra con số gần đúng, chứng tỏ bạn biết giá trị sức lao động của mình và sự công bằng mà bạn muốn có của nhà tuyển dụng. 5. Luôn bình tĩnh và giữ vững lập trường, quan điểm của bạn trong suốt buổi phỏng vấn Trước khi vào phỏng vấn, bạn phải biết chính xác lý do và cái giá phải trả để có được cơ hội làm việc tại đây, ví dụ như: Cơ hội việc làm này có giá trị như thế nào với bạn? Bạn sẽ phải từ bỏ những gì để có nó? Bạn phải đánh đổi những gì để đảm bảo sẽ thành công với công việc mới? Liệu có những yêu cầu bắt buộc nào không? Trong quá trình phỏng vấn, hãy tỏ ra luôn bình tĩnh và giữ vững lập trường khi trả lời các câu hỏi cũng như khẳng định các giá trị của bản thân. Tuy nhiên, bạn cũng nên mềm dẻo các nhu cầu của bản thân với khả năng đáp ứng của nhà tuyển dụng. Hãy nghĩ đến thời gian làm việc & mức lương, thưởng, cơ hội học hỏi & khả năng tham dự các cuộc họp bàn quan trọng mà bạn sẽ có nếu được tuyển dụng. 6. Nhớ rằng đây là cơ hội hai bên cùng có lợi đối với cả bạn và nhà tuyển dụng Bạn cần thể hiện cho nhà tuyển dụng biết bạn muốn có công việc này và tự tin khẳng định việc nhà tuyển dụng đồng ý nhận bạn sẽ là một quyết định sáng suốt. Bạn hoàn toàn có thể giúp ích cho họ rất nhiều. Hãy khoan nói đến vấn đề tiền lương, thưởng và coi đó không phải là vấn đề quan trọng nhất đối với bạn. Vấn đề quan trọng nhất là bạn có cơ hội để khẳng định mình tốt hơn, có thể giúp đỡ nhà tuyển dụng trong việc tìm kiếm các giải pháp tăng trưởng kinh doanh, nâng cao hiệu quả các hoạt động bán hàng, tiếp thị… và mang lại kết quả kinh doanh cao hơn. Việc tập trung quá nhiều vào các đòi hỏi lương bổng và đề cập ngay lập tức về mức lương có thể khiến bạn mất điểm trong sự nhìn nhận, đánh giá từ phía nhà tuyển dụng. Các chủ đề về lương bổng chắc chắc sẽ được bàn tới, theo dẫn dắt của người phỏng vấn. Nhà tuyển dụng có thể để chủ đề này được bàn bạc vào cuối buổi phỏng vấn. 7. Quan tâm nhiều tới “sếp” tương lai của bạn hơn là những nhà quản lý nhân sự Sẽ thật tuyệt vời nếu người “sếp” tương lai của bạn biết rõ các nhu cầu và sẽ tự mình quyết định tuyển dụng bạn. Tìm kiếm được người tài sẽ mang lại “lợi nhuận” cho “sếp”. Do vậy, bạn hãy thể hiện các kỹ năng thích hợp nhất ngay từ lúc đầu và bằng khả năng đàm phán, thương lượng để mang lại những điều khoản có lợi nhất cho bản thân bạn khi được tuyển dụng. Sau cùng, cuộc phỏng vấn tuyển dụng luôn là cơ hội để bạn tỏa sáng, vì vậy đó không phải là lúc để thể hiện tính khiêm nhường. Hãy thể hiện sự tự tin, nhiệt tình và đặc biệt không quên dành một thời gian nhất định để đánh bóng bản thân. Những điều cần chuẩn bị khi phỏng vấn Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx? ArticleID=103883&ChannelID=4 Trước khi gặp ứng viên, bạn hãy liệt kê tất cả các kỹ năng của ứng viên cần phải có để đáp ứng các yêu cầu của vị trí tuyển dụng trong công ty bạn, ở thời điểm hiện tại và cả trong tương lai. Khôn g nên tỏ thái độ xa cách với các ứng viên. Cần xem xét không chỉ các kỹ năng chuyên môn mà còn những kỹ năng hỗ trợ khác như: khả năng thích ứng nhanh với môi trường làm việc, khả năng giao tiếp… của ứng viên. Dựa vào bản liệt kê này, hãy chuẩn bị những câu hỏi nhằm nắm bắt những thông tin quan trọng. Điều đó là cơ sở cho việc bạn có quyết định tuyển dụng ứng viên đó hay không. Ví dụ như bạn cần một người cho vai trò là người lãnh đạo thì câu hỏi có thể là: “Hãy chia sẻ một vài kinh nghiệm trong việc dẫn dắt một đội ngũ mà trong đó tồn tại rất nhiều những mâu thuẫn nội bộ. Bạn sẽ làm thế nào để tạo nên tinh thần đồng đội nếu bạn đảm nhiệm vị trí đó?”. Hãy nghĩ đến những vấn đề đang tồn tại ở công ty bạn, tổng hợp chúng thành những tình huống đặt ra cho các ứng viên, qua đó đánh giá họ có thể giải quyết các vấn đề đó đến mức độ nào. Linh hoạt trong bố trí các cuộc hẹn Sắp xếp linh hoạt thời gian phỏng vấn theo đề nghị của ứng viên. Một số ứng viên có thể sẽ không sắp xếp được thời gian để tham dự phỏng vấn đúng như theo yêu cầu của nhà tuyển dụng. Nếu bạn muốn tìm được người giỏi nhất cho vị trí mà bạn đang cần , hãy kiên nhẫn và linh hoạt trong việc bố trí lịch hẹn phỏng vấn. Dẫn dắt cuộc phỏng vấn Sau đây là một vài kinh nghiệm dành cho phỏng vấn viên khi ứng xử trong phỏng vấn. - Không để các ứng viên chờ đợi quá lâu trước khi được phỏng vấn, - Không nên có thái độ xa cách, lạnh lùng, ngay cả khi bạn là ông chủ, - Không độc diễn khi phỏng vấn. Một nguyên tắc hiệu quả là hãy để 80% thời gian để các ứng viên tự nói về bản thân và các mục tiêu nghề nghiệp của họ - Mỉm cười và tạo cho ứng viên tâm lý thoải mái, cho dù bạn đã có một ngày làm việc tồi tệ đi chăng nữa. - Nhớ tên của người mình sẽ dự định phỏng vấn vì có như vậy mới tạo cho các ứng viên hiểu rằng bạn đang thực sự quan tâm đến họ. - Chăm chú lắng nghe ứng viên bộc lộ mình - Nếu ứng viên không hiểu câu hỏi của bạn, hãy nhắc lại một cách rõ ràng hơn. Kết thúc phỏng vấn Đừng quên hỏi các ứng viên xem họ có muốn hỏi điều gì về công ty hoặc công việc không. Hãy đảm bảo rằng ứng viên sẽ rời khỏi nơi phỏng vấn với một tâm trạng thoải mái, bởi vì rất có thể một ngày nào đó họ sẽ trở thành người phỏng vấn chính bạn . 7 điều cần làm khi đi phỏng vấn ở công ty lớn Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: http://dantri.com.vn/vieclam/7-dieu-can-lam-khi- di-phong-van-o-cong-ty-lon/2008/5/230662.vip (Dân trí) - Nếu bạn đang ứng tuyển vào một vị trí cao cấp của một tập đoàn lớn, quá trình phỏng vấn sẽ hoàn toàn khác với những gì bạn đã từng gặp hay tưởng tượng. Người phỏng vấn có rất nhiều cách để tìm ra được những ứng viên tài năng nhất. Có vài điểm sau mà bạn cần lưu ý: Chứng tỏ bạn có tầm nhìn rộng Ứng viên nào tham gia phỏng vấn cũng đều am hiểu những lĩnh vực cụ thể có giá trị với doanh nghiệp nhưng ứng viên nào biết vượt qua giới hạn chỉ thuần tuý am hiểu kiến thức và thể hiện khả năng vận dụng kiến thức tốt nhất sẽ giành được công việc. Các nhà quản lý cấp cao nói chung thường muốn tuyển những người chú tâm và am hiểu tầm bao quát. Mẹo: Thể hiện rõ rằng bạn tường tận các khía cạnh của vấn đề và hiểu tầm quan trọng của chúng; rằng bạn biết cách sử dụng và tổng hợp thông tin. Hiểu rõ những vấn đề họ đang quan tâm Bạn nên tìm hiểu trước ở nhà để hiểu rõ không chỉ thông về công việc hay cơ hội thăng tiến ở vị trí bạn đang ứng tuyển mà còn cả công việc của người quản lý ở cấp cao hơn. Bạn có biết người này phải báo cáo công việc với ai không và sếp của sếp đó quan tâm đến những vấn đề gì. Mẹo: Sử dụng những điều đã tìm hiểu được đó trong cuộc trò chuyện khi phỏng vấn. Hãy tỏ thái độ quan tâm không chỉ tới những điểm cụ thể của công việc mà còn tới sản phẩm và thị trường của công ty đó. Hãy hỏi những câu mang tính mở rộng như “Ông/bà nghĩ như thế nào và sự phát triển ở thị trường Ấn Độ?” Tìm kiếm những câu trả lời Các sếp luôn tìm kiếm những ứng viên là người tư duy sáng tạo, có thể tập trung vào việc tìm ra những giải pháp. Việc chứng tỏ bạn am hiểu các chi tiết của vấn đề mà công ty đó đang phải đương đầu không quan trọng bằng việc bạn thể hiện thái độ sẵn sàng tìm kiếm các lựa chọn và giải pháp để giải quyết khó khăn đó. Mẹo: Hãy nghĩ về những khó khăn trong quá khứ bạn đã tìm ra và cố gắng giải quyết. Bạn cần thể hiện thái độ sẵn sàng đảm trách những vấn đề nan giải. Thể hiện tinh thần gan góc và có bản lĩnh Dù người phỏng vấn bạn là ai thì bạn cũng nên chứng tỏ mình là người có bản lĩnh. Những người đứng đầu một tổ chức luôn cần và muốn có xung quanh họ những người không ngại nói ra chính kiến và tự tin khẳng định ý tưởng của mình. Mẹo: Hãy chuẩn bị sẵn một ví dụ về khoảng thời gian bạn không ngại phải tự lực cánh sinh và những hành động của bạn đã tạo ra thay đổi thực sự. Thể hiện bạn cũng là người mềm mỏng khi cần thiết Tất nhiên là bạn nên nói rõ và khẳng định ý tưởng của mình nhưng cũng có những lúc các sếp của bạn lại muốn, và thậm chí rất cần bạn biết chấp nhận quyết định đã được đưa ra ngay cả khi bạn không đồng ý. Mẹo: Hãy nghĩ về những kinh nghiệm trong quá khứ bạn có thể thảo luận để chứng tỏ bạn hoàn toàn thoải mái khi đương đầu với những thách thức của một môi trường năng động. Lắng nghe Cũng giống như việc bạn cố gắng chứng tỏ mình trong khi phỏng vấn không phải là người quá nhút nhát tới mức không dám nói điều gì, bạn cũng cần phải thể hiện cụ thể bạn không phải là người quá tự tin hoặc chỉ chăm chăm lấn át người khác. Hãy thể hiện bạn biết lắng nghe người khác và không quá nóng vội tới mức cắt ngang lời người khác. Mẹo: Đặt ra những câu hỏi thể hiện sự quan tâm của người hỏi với tinh thần xây dựng. Chẳng hạn nếu bạn được hỏi rằng sẽ làm gì trong một tình huống cụ thể, hãy cố gắng kiềm chế mong muốn trả lời ngay trước khi bạn hỏi thêm một vài câu hỏi của bạn. Giữ thái độ lạc quan, tích cực Nếu có một điều nào đó mà hầu như các sếp đều không thích thì đó chính là sự than vãn, rên rỉ. Tất cả nhà tuyển dụng đều muốn thu dụng những nhân viên có thái độ lạc quan và chủ động thực sự trong công việc. Hãy chuẩn bị sẵn các ví dụ đề xuất tích cực về các vấn đề và khó khăn bạn đã xem xét trước để thể hiện kỹ năng của bạn. Mẹo: Lờ đi mọi chỉ trích của những người sếp cũ, ngay cả khi nhà tuyển dụng chủ động khuyến khích bạn nói ra. Một buổi phỏng vấn nơi công cộng Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: http://dantri.com.vn/vieclam/Mot-buoi-phong- van-noi-cong-cong/2008/5/232523.vip (Dân trí) - Phỏng vấn thường rất căng thẳng, kể cả với những người đã có thâm niên đi xin việc. Buổi phỏng vấn sẽ còn căng thẳng hơn nếu nó được tiến hành ở một nơi công cộng (nhà hàng, quán cà phê) chứ không phải tại công ty. Có nhiều lý do khiến nhà tuyển dụng muốn hẹn phỏng vấn ứng viên tại nhà hàng. Đó là cách để họ đánh giá kỹ năng giao tiếp, ứng xử xã hội của các ứng viên. Dưới đây là vài lời khuyên cho bạn khi gặp tình huống như vậy: Trước bữa ăn Hãy tìm hiểu trước về nhà hàng nơi bạn sẽ hẹn để phỏng vấn. Biết chính xác mình muốn gọi món gì ngay khi xem thực đơn, và bạn biết chính xác vị trí của toilet ở đâu sẽ ghi điểm trước nhà tuyển dụng. Hãy nhớ luôn nói “cảm ơn” và “làm ơn” với người phục vụ. Bạn cũng cần học cách sử dụng đúng chức năng từng loại dụng cụ trên mặt bàn. Một cách rất dễ nhớ đối với nhiều nhà hàng lớn và sang trọng, họ bày lên rất nhiều những dụng cụ phục vụ cho món ăn và bạn hãy dùng từng thứ một từ ngoài vào trong. Với món salat, dĩa sẽ để ngoài cùng bên trái. Món tráng miệng sẽ là thìa và dĩa ở phía trên của đĩa. Đồ uống bên phải và những thứ như bánh, hoa quả ở bên trái. Ví dụ, họ sẽ để cốc nước của bạn bên phải và đĩa bánh mỳ sẽ để bên trái của bạn. Để khi mọi người đã ổn định chỗ ngồi, bạn mới lấy khăn ăn trên bàn phủ lên chân hoặc cài trước ngực. Ngồi thẳng, không để khuỷu tay lên bàn, và đặc biệt không được nói chuyện khi có thức ăn trong miệng. Trong bữa ăn - Không nên gọi những món ăn “rắc rối” như mỳ ý với quá nhiều nước sốt, những đồ ăn có xương (như gà, sườn) hay một chiếc bánh kẹp lớn. - Hãy dùng những thực phẩm mà bạn có thể dễ dàng cắt nhỏ - Không nên gọi những món khai vị quá đắt tiền. - Nếu bạn cần rời bàn trong bữa ăn, hãy để khăn ăn của bạn trên ghế ngồi hoặc thành ghế tuyệt đối không đặt lên mặt bàn - Hãy cố gắng thưởng thức món ăn một cách thoải mái nhất, như đang dùng bữa và nói chuyện thông thường với một người bạn - Đồ uống: Bạn đặc biệt không nên chọn những đồ uống chứa cồn, thậm chí là những ly cocktail hoa quả. Chất kích thích sẽ làm bạn không sáng suốt. Một cốc nước lọc luôn là lựa chọn thông minh. Sau bữa ăn - Đặt khăn ăn cạnh ngay đĩa đồ ăn của bạn - Để nhà tuyển dụng lấy hóa đơn. Họ chính là người đề nghị được phỏng vấn bạn tại đây nên họ sẽ rất vui nếu được trả hóa đơn cho bữa ăn đó. - Hãy nhớ nói lời cảm ơn sau khi kết thúc bữa ăn. Nếu có thể hãy gửi một bức thư tới họ để khẳng định một lần nữa sự hứng thú của bạn tới vị trí công việc này 5 điều “tiết lộ” sự thiếu chuyên nghiệp của bạn Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: http://dantri.com.vn/vieclam/5-dieu-tiet-lo-su- thieu-chuyen-nghiep-cua-ban/2008/7/241807.vip Có những điều bạn cho là dễ thương, hài hước, nhưng người khác lại thấy thật ngớ ngẩn. (Dân trí) - Ở hầu hết những trường hợp bổ nhiệm công việc, nhà tuyển dụng luôn chọn những ứng viên ưu tú nhất. Tuy nhiên, quyết định của họ có thể thay đổi bởi những thứ nhỏ nhặt tưởng chừng vô hại. Hãy đảm bảo rằng bạn không mắc phải một trong những sai lầm dưới đây nhé. 1. Sử dụng địa chỉ mail thiếu chuyên nghiệp Ví dụ: địa chỉ mail của bạn là bánhtáodễthương@yahoo.com hay mèoconquyếnrũ@gmail.com. Bạn nghĩ: Đây là một địa chỉ thư rất hay và dễ thương, vui nhộn. Nhà tuyển dụng nghĩ: Không thể tin được ai đó lại có thể dùng địa chỉ email như vậy để liên lạc trong công việc, trao đổi với khách hàng… 2. Cài những lời nhắn ngốc nghếch trong máy trả lời tự động Ví dụ: Chữ H ở từ “học thuật”, chữ B có trong từ “bia” - và đó là lý do vì sao tôi không có mặt ở nhà. Vì thế bạn hãy để lại lời nhắn được chứ? Bạn nghĩ: Tin nhắn trả lời tự động của mình là tin nhắn hài hước nhất. Bạn bè, người thân chắc chắn ai cũng thích nó. Nhà tuyển dụng nghĩ: Trời ơi, người này có thể đang sống ở “khu nhà vui vẻ”. Phỏng vấn đã là điều không thể chứ đừng nói đến nhận cô ta vào làm. 3. Gửi thư xin việc và sơ yếu lý lịch mà không kiểm tra lại Bạn nghĩ: Mọi người ai cũng mắc sai lầm, thậm chí cả nhà tuyển dụng. Vì thế nếu có một hoặc hai lỗi cũng không phải là vấn đề gì lớn. Nhà tuyển dụng sẽ không để ý đến. Nhà tuyển dụng nghĩ: Không ai là hoàn hảo, kể cả mình. Mắc hơn một lỗi trong sơ yếu lý lịch hay thư xin việc là điều không thể chấp nhận, huống chi lại có quá nhiều lỗi như thế này. Làm sao mình có thể biết được người này có kiểm tra lại trước khi gửi đi không? Nếu người này vô tình để thêm một hoặc hai số 0 đằng sau bản kê khai tài chính thì như thế nào chứ? Mình nên loại hồ sơ này và tìm kiếm người cẩn thận và chính xác hơn. 4. Không chuẩn bị kỹ càng cho buổi phỏng vấn Bạn nghĩ: Mình có thể tự xoay sở nếu vướng phải câu hỏi khó bằng ứng đáp theo cách hiểu của mình. Thêm vào đó, nhà tuyển dụng không thể mong chờ mình biết tất cả về công ty. Nhà tuyển dụng nghĩ: Người này không hề biết một chút về công ty, hoặc họ không quan tâm tìm hiểu về công ty ra sao. Có thể họ cũng không quan tâm việc mình có được nhận hay không. Mình cần một người hiểu biết rõ về công ty. Và người tiếp theo có thể sẽ tốt hơn. 5. Quên không gửi lời cảm ơn sau buổi phỏng vấn Bạn nghĩ: Một lời cảm ơn ư? Nhà tuyển dụng sẽ cho rằng mình có ý xu nịnh, “luồn cửa sau”, mình không thích thế. Nhà tuyển dụng nghĩ: Người này hẳn không nắm rõ kỹ năng tiếp theo của phỏng vấn. Anh ta chỉ gửi cho mình một địa chỉ hòm thư như bao người khác. Có chắc anh ta muốn nhận công việc này không? Ngọc Linh Theo carrer-advice 8 câu nói tồi tệ nhất trong cuộc phỏng vấn Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: http://dantri.com.vn/vieclam/8-cau-noi-toi-te- nhat-trong-cuoc-phong-van/2008/7/239175.vip Cuộc phỏng vấn sẽ bị thất bại nếu bạn hành động một cách thiếu suy nghĩ. Hãy thể hiện một dáng vẻ chuyên nghiệp, phong thái tự tin và cân nhắc kỹ trước khi trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng. Nếu bạn đang chuẩn bị đi phỏng vấn xin việc, hãy chắc chắn rằng bạn biết mình cần nói gì và tuyệt đối không nói những câu sau đây: 1. “Tôi ghét công việc trước đây” Sếp trước là một người khắt khe và khó tính, người luôn gây ức chế, căng thẳng cho bạn. Tất nhiên, bạn chẳng có chút thiện cảm và lời nói tốt đẹp nào dành cho anh ta cả, song, đừng quá thật thà mà tuôn ra hết những cảm nhận của mình bởi nhà tuyển dụng chắc chắn nghĩ rằng khi không làm việc ở công ty này nữa, bạn cũng sẽ nói về họ như vậy mà thôi! Nếu thực sự không ưa sếp cũ, bạn nên chuẩn bị nối kết lý do tại sao công ty và các mối quan hệ trước không phù hợp với bạn. Sau đó giải thích kiểu công ty mà bạn sẽ lựa chọn và phong cách quản lý thích hợp nhất. 2. “Tôi không biết bất cứ điều gì về công ty này” Theo một lẽ tất nhiên của bất kỳ cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ hỏi rằng bạn biết gì về công ty của họ. Nếu bạn nói mình chẳng biết gì về nó cả, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn nộp đơn xin việc vào đây chỉ vì tiền chứ không phải vì sự nghiệp. Với công nghệ ngày nay, không có một nhà tuyển dụng nào lại chấp nhận một lời xin lỗi vì việc thiếu thông tin về công ty mà các ứng viên đang xin tuyển. 3. “Không. Tôi không còn câu hỏi nào nữa” Câu nói này thể hiện bạn thiếu sự quan tâm đến công việc và công ty. Nhà tuyển dụng nghĩ rằng, nếu bạn quan tâm thì bạn đã có thể suy nghĩ về những điều cần phải hỏi rồi! Cho nên, hãy nghiên cứu về công ty trước khi có ý định nhắm vào một vị trí nào đó. Hiểu chiến lược, mục tiêu cũng như văn hóa làm việc của công ty đó. Có thông tin, bạn sẽ hoàn toàn giữ thế chủ động trong bất kỳ mọi cuộc phỏng vấn. 4. “Tôi rất cần những ngày nghỉ” Tất cả chúng ta đều có cuộc sống riêng và bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng hiểu điều này. Nhưng cuộc phỏng vấn không phải là lúc để bạn thương lượng về bổn phận cá nhân mà là dành ưu tiên cho công việc. Tốt hơn hết, thay vì nói rằng bạn cần có những ngày nghỉ thì hãy chú trọng vào việc đàm phán về lương. Vì sao? Nếu đề cấp đến những ngày nghỉ quá sớm, người phỏng vấn sẽ nghĩ rằng bạn quá tự tin như thể bạn biết mình chắc chắn sẽ được tuyển dụng. Và điều này không mấy có lợi cho bạn. 5. “Bao lâu thì tôi sẽ được thăng chức?” Khi chưa thể hiện mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của mình và những đóng góp cho công ty, bạn không nên đề cấp đến chuyện thăng tiến bởi thực tế bạn chưa có quyết định tuyển dụng. Có rất nhiều cách khéo léo để đưa ra câu hỏi này và thể hiện những tham vọng phía trước của bạn với nhà tuyển dụng. Ví dụ, hãy yêu cầu nhà tuyển dụng chỉ ra tương lai phát triển của vị trí bạn đinh xin tuyển. Đối với những vị trí khác, hãy hỏi nhà tuyển dụng xem tại sao nó lại có nhiều cơ hội mở như vậy. Bằng cách này bạn sẽ biết được cần làm gì để được thăng tiến và có thể sử dụng những thông tin đó tạo cơ hội cho mình. 6. “Anh có phải là một thành viên hoạt động tích cực trong nhà thờ không?” Khi nói chuyện với người phỏng vấn, không nên hỏi những câu không liên quan đến công việc. Tránh những chủ đề có thể gây tranh cãi và đi quá xa mục đích của buổi phỏng vấn. 7. “Tôi cho rằng….” Các câu trả lời được đọc như là một kịch bản viết sẵn mặc dù các thông tin đó đúng nhưng điều ấy lại không để lại ấn tượng cho người phỏng vấn. Nó không chỉ nghe giống như một kiểu đọc thuộc lòng và cứng nhắc mà còn làm cho cuộc nói chuyện trở nên nhàm chán và kém hấp dẫn. 8. “Và những thứ tôi không thích…” Hãy hạn chế tất cả những lời lẽ trút giận giống như khi bạn viết blog. Bạn không nên có những cách nhìn tiêu cực về vấn đề gì đó. Nhà tuyển dụng sẽ không chấp nhận thái độ xấu của bạn. Nếu có vấn đề bức xúc, hãy giữ trong mình và luôn thể hiện ra ngoài sự lạc quan. Nếu than phiền nhiều, bạn sẽ bị loại ngây lập tức. Nhớ rằng, nhà tuyển dụng không thích tuyển một nhân viên suốt ngày kêu ca và phàn nàn. Khi phỏng vấn, bạn có biết “kể chuyện”? [...]... thư đi n tử, gọi đi n thoại hoặc để lại lời nhắn qua đi n thoại để cảm ơn họ vì đã dành thời gian cho bạn Tham dự buổi phỏng vấn khác ngay khi có thể: Bạn cần lấy lại tự tin vào thời đi m này là yếu tố rất quan trọng, và cách tốt nhất để làm đi u đó là tham dự một buổi phỏng vấn khác Tham dự xong một buổi phỏng vấn không có nghĩa rằng bạn được phép dừng lại Bạn cần liên tục tìm kiếm và nộp hồ sơ đi. .. trí đang trống Chẳng hạn như khi công việc yêu cầu bạn lãnh đạo một nhóm làm việc, hãy nói về những kĩ năng làm lãnh đạo mà bạn có trước đây Chớ có nói về những thành tích đạt được trong thể thao Sự phù hợp là một chìa khóa dẫn tới thành công trong trả lời phỏng vấn 6 "Đi m yếu của bạn là gì?" Bạn chỉ nên trả lời qua loa thôi Hãy đưa ra một vài ví dụ về một vài khuyết đi m của bạn nhưng những lỗi này... câu trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào của người phỏng vấn Đối với người phỏng vấn, đi u quan trọng không phải là chính câu trả lời của bạn, mà là cách tư duy và tiếp cận vấn đề, cách xử lý tình huống Bởi vậy, nếu bạn không biết câu trả lời, nên thẳng thắn thừa nhận đi u đó, và đưa ra giả thuyết của mình, chứ hoàn toàn không nên giả bộ là bạn biết lời giải đáp chính xác Và cuối cùng, người phỏng vấn rất... “mất đi m” và từ đó bạn sẽ có phương án cải thiện trong lần tới Luyện tập phỏng vấn trước khi tham gia chính thức: Trước khi tham dự bất kỳ buổi phỏng vấn nào bạn nên thực tập trước ở nhà Mọi người thường chủ quan và nghĩ rằng luyện tập trước ở nhà là vô ích vì họ không biết nhà tuyển dụng sẽ hỏi gì Hoàn toàn sai lầm, vì việc phỏng vấn thử trước ở nhà sẽ cho bạn hiểu qua về phương thức phỏng vấn và... http://dantri.com.vn/vieclam /Khi- buoi-phongvan-khong-tot-nhu-mong-doi/2008/5/230914.vip (Dân trí) - Không phải ai cũng đều có được một buổi phỏng vấn thành công Nếu buổi phỏng vấn vừa qua kết thúc không tốt đẹp, chúng tôi tặng bạn vài lời khuyên sau: Cảm ơn những người đã phỏng vấn bạn: Buổi phỏng vấn không tốt không có nghĩa rằng bạn bị loại ngay lập tức Những nhà tuyển dụng có thể thấy bạn hợp với vị trí nào đó... Trước tiên, xin chúc mừng bạn vì đã lọt qua vòng phỏng vấn đầu tiên Bạn đã ghi đi m với nhà tuyển dụng nên được lọt vào vòng trong Tuy nhiên, ở vòng hai, hãy chuẩn bị những đi u thật mới, đừng “nhắc lại” những đi u ở vòng một Dưới đây là vài thông tin về vòng phỏng vấn thứ hai mà bạn nên biết: Quan đi m của nhà tuyển dụng Với các nhà tuyển dụng, phỏng vấn lần hai là cơ hội để họ có thể đánh giá khả... năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc và thông minh TAGS: tuyen dung, phỏng vấn, kỹ năng, hồ sơ, nhà tuyển dụng, ứng viên, tìm việc làm ạn có cảm thấy hồi hộp mỗi khi đi phỏng vấn xin việc làm không? Không nên quá căng thẳng, bạn sẽ trả lời tốt những câu hỏi khó nếu bạn biết người nghe mong đợi câu trả lời thế nào Sau đây là một số câu hỏi phỏng vấn xin việc làm mà các công ty trên toàn thế giới sử dụng rất... như người phỏng vấn nhất định đòi bạn đưa ra một con số thì bạn nên làm một cuộc đi u tra trước khi đi phỏng vấn Hỏi những người làm ở vị trí tương đương để bạn có thể đưa ra con số gần đúng, chứng tỏ bạn rất biết giá trị sức lao động của mình Khi buổi phỏng vấn không tốt như mong đợi… Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: http://dantri.com.vn/vieclam /Khi- buoi-phongvan-khong-tot-nhu-mong-doi/2008/5/230914.vip... có phần hơi yểu đi u Giống như màu tím màu này cũng được coi là hợp với phái nữ hơn cả nên đặc biệt phái nam nên tránh mặc màu này khi đi phỏng vấn Buổi phỏng vấn lần hai: Những đi u bạn chưa biết Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: http://dantri.com.vn/vieclam/Buoi-phong-van-lanhai-hung-dieu-ban-chua-biet/2008/6/235553.vip Ở vòng phỏng vấn này, bạn có thể bị "quay" bởi 3-4 người một lúc (Dân trí)... kiếm và nộp hồ sơ đi cho đến khi bạn nhận được lời mời chính thức từ các công ty Việc tìm kiếm và tham gia buổi phỏng vấn khác sẽ giúp bạn nhận ra và cải thiện ngay lập tức những sai lầm của buổi phỏng vấn trước Chỉ ra đi u sai và đúng: Sau buổi phỏng vấn không hoàn hảo này, bạn cần chỉ ra được đi u gì đã dẫn đến sai lầm đó Ví dụ như, bạn đã không có được kinh nghiệm thích hợp như họ yêu cầu? Trang . lịch hẹn phỏng vấn. Dẫn dắt cuộc phỏng vấn Sau đây là một vài kinh nghiệm dành cho phỏng vấn viên khi ứng xử trong phỏng vấn. - Không để các ứng viên chờ đợi quá lâu trước khi được phỏng vấn, -. đều có được một buổi phỏng vấn thành công. Nếu buổi phỏng vấn vừa qua kết thúc không tốt đẹp, chúng tôi tặng bạn vài lời khuyên sau: Cảm ơn những người đã phỏng vấn bạn: Buổi phỏng vấn không. hộp. Dưới đây là một vài lời khuyên hữu ích giúp bạn có thể trang bị đầy đủ những kỹ năng cần thiết, tự tin bước vào một cuộc phỏng vấn tìm việc làm và nhanh chóng trở thành ứng cử viên số một của nhà