1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Bảy lời khuyên hữu ích khi thực hiện các giao dịch hàng đổi hàng

2 495 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 15,98 KB

Nội dung

Chủ nhà hàng, các hoạ sĩ, nha sĩ và người bán hoa tươi đều thực hiện hoạt động này. Với tên gọi là trao đổi hàng hoá, đây là hình thức thương mại cổ xưa nhất của thế giớ

Bảy lời khuyên hữu ích khi thực hiện các giao dịch hàng đổi hàngChủ nhà hàng, các hoạ sĩ, nha sĩ và người bán hoa tươi đều thực hiện hoạt động này. Với tên gọi là trao đổi hàng hoá, đây là hình thức thương mại cổ xưa nhất của thế giới (hàng đổi hàng). Tồn tại hẳn hoi một nghệ thuật để đổi những gì bạn có lấy những gì bạn muốn có. Một nha sĩ có thể mời chào việc lấy cao răng để đổi lấy phiếu ăn tại nhà hàng. Người bán hoa có thể bán dịch vụ bó hoa với một nhân viên kế toán để đổi lấy dịch vụ tính thuế. Các cá nhân và công ty thuộc mọi quy mô, từ cửa hàng ăn đến nhà xuất bản, thực hiện trao đổi để tiết kiệm tiền mặt và giải quyết lượng hàng tồn kho mà không ảnh hưởng đến tình hình thị trường mặt hàng mình kinh doanh. Theo ước tính, khoảng hơn 500 công ty có mặt trong danh sách Forbes 500 đều dùng phương thức trao đổi này. Ngay cả doanh nghiệp lớn như General Electric, Marriott và Carnival Cruise Lines cũng sử dụng phương thức trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Sự trao đổilợi đối với bất kỳ công ty nào có công suất thừa và có thể đổi sản phẩm đó đi để lấy một sản phẩm hay dịch vụ nào đó mà nó cần. Ai mà muốn chi trả bằng lợi nhuận sau thuế hơn so với chi bằng chính hàng hoá mình có sẵn cơ chứ? Có một cách để trao đổi trực tiếp với đối tác. Để giúp các cá nhân và doanh nghiệp có được những gì họ muốn và những khi họ muốn, người ta đã thành lập các tổ chức gọi là sở giao dịch trao đổi (barter exchange). Các sở giao dịch này cho phép thành viêc chào mời sản phẩm hoặc dịch vụ để đổi lấy thẻ giao dịch. Sau đó, các thành viên này lại sử dụng thẻ giao dịch như một dạng tiền tệ để có được các sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ mong muốn. Và như vậy, một nghệ sĩ đồ hoạ có thể thiết kế một cuốn sách quảng cáo cho một cửa hàng hoa để đổi lấy thẻ trao đổi, rồi trả thẻ đó cho nha sĩ để được chăm sóc răng. Các bạn có thể hiểu và có thêm kinh nghiệm trong hoạt động trao đổi bằng cách tham khảo những lời khuyên sau đây: 1. Hãy linh hoạt Nếu bạn đang muốn đổi lấy một sản phẩm nào đó, chẳng hạn như ti vi, ca-mê-ra hay điện thoại di động, có thể bạn sẽ không có được đúng loại hàng bạn thích. Giám đốc Bellevue, Sở trao đổi ITEX Retail Trade Exchange, ông Alan Zimmelman, nói: “Ta khó có thể hy vọng những mặt hàng mới nhất có trên thị trường trao đổi này.” Nói một cách khác, mặc dù bạn không đổi được một sản phẩm iPod, nhưng bạn có thể có được một phiên bản Palm Plot của năm ngoái. 2. Hãy nghiên cứu thị trường Hãy nghiên cứu kỹ trước khi quyết định thoả thuận để chắc rằng bạn có được một thứ có giá trị tương đương với thứ bạn mời chào. Còn nếu không, bạn có thể phải cho đi nhiều hơn nhiều so với những gì bạn nhận được. Ông Zimmelman nói: “Bạn cần biết giá trị thị trường thực là gì. Trước tiên hãy đi một vòng qua các cửa hàng. Hãy tìm hiểu xem chiếc ca-mê-ra đó có thực sự đáng giá như vậy không. Có thể nó bị một khiếm khuyết nào đó mà ai cũng biết trừ bạn ra.” 3. Quy mô là rất quan trọng Hãy tìm xem có bao nhiêu thành viên ở một sở trao đổi trước khi ghi tên. Một sở trao đổi càng có nhiều thành viên thì càng dễ có những thứ bạn muốn vào những lúc bạn cần. Hãy hỏi sở trao đổi để tìm ba hay bốn thành viên giới thiệu sở đó với bạn. Hãy so sánh số thành viên của sở giao dịch đó giữa thời điểm hiện tại và năm ngoái. Nếu con số nhỏ hơn thì đó là một dấu hiệu không tốt. Ngoài ra, hãy tìm xem các thành viên chỉ gom góp các thẻ trao đổi hay thực sự sử dụng các thẻ đó. Một sở trao đổi tốt sẽ có các thành viên tích cực hoạt động. Hãy tìm hiểu kỹ để biết chắc rằng sở trao đổi này có phát hành tài liệu về báo cáo thuế thu nhập. 4. Hãy xem xét về mặt địa lý Khoảng 80% các giao dịch trao đổi đều diễn ra trong cùng một khu vực địa lý, vì thế hãy đăng ký vào một sở trao đổi gần nơi ở của bạn. Hãy tìm hiểu xem liệu sở giao dịch này có trao đổi với các sở khác, đặc biệt là những sở thuộc khu vực khác không, nhờ đó bạn có thể mở rộng sự lựa chọn về hàng hoá và dịch vụ của mình. 5. Tìm hiểu quy định của sở trao đổi Một sở trao đổi tốt sẽ có các chính sách nghiên khắc nhằm đề phòng và ngăn chặn các hoạt động kinh doanh xấu diễn ra, chẳng hạn như lừa đảo về giá cả hoặc các chiến thuật đeo bám. Sở giao dich này cần nêu rõ hình phạt áp dụng với thành viên vi phạm và thực hiện hiệu quả các quy định đã đề ra. 6. Biết giới hạn để dừng lại Hãy cẩn thận, đừng mua những gì bạn không cần, đặc biệt là các món hàng dễ hỏng. Theo Zimmelman, giá trị bạn trao đổi không nên vượt quá 10% tổng doanh số của hàng hoá, dịch vụ mà bạn cung cấp. 7. Hãy cảnh giác với các vấn đề về thuế Các giao dịch trao đổi có thể không bằng tiền mặt, nhưng nó không cho bạn lợi thế nào về thuế cả. Cục thuế xem xét giá trị bán lẻ trên thị trường rồi áp thuế thu nhập vào đó. Các sở giao dịch bị yêu cầu phải cung cấp các doanh nghiệp tham gia một loại thuế đặc biệt để báo cáo các giao dịch trao đổi (gọi là 1099-B). Ngoài ra, nếu bạn trao đổi để lấy mặt hàng nào đó sử dụng cho cá nhân hay để cấp cho nhân viên, thì giá trị các mặt hàng đó phải được khai rõ với tư cách là thu nhập cá nhân. Để chắc chắn hơn, bạn có thể yêu cầu một cố vấn thuế chuyên nghiệp giúp đỡ. . Bảy lời khuyên hữu ích khi thực hiện các giao dịch hàng đổi hàngChủ nhà hàng, các hoạ sĩ, nha sĩ và người bán hoa tươi đều thực hiện hoạt động. lập các tổ chức gọi là sở giao dịch trao đổi (barter exchange). Các sở giao dịch này cho phép thành viêc chào mời sản phẩm hoặc dịch vụ để đổi lấy thẻ giao

Ngày đăng: 19/10/2012, 08:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w