1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập nghiệp vụ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện mộc châu

57 383 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 8,62 MB

Nội dung

- Số hiệu TK chỉ tiết gồm 02 phần: + Phần 1: Số hiệu TK tổng hợp và ký hiệu tiền tệ thực hiện theo nguyên tắc: L¡_ Đa tệ: TK tổng hợp chỉ sử dụng TK nội tệ cấp V quy định trong hệ thốn

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Là một chi nhánh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mộc Châu trải qua

20 năm hoạt động đã đạt tăng trưởng đáng kể trong mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh Đặc biệt Ngân hàng No&PTNT huyện Mộc Châu hoạt động trên một địa bàn có nền kinh tế còn rất khó khăn, kém phát triển, đời sống người dân còn nghèo đói, lạc hậu, dân trí thấp, nhưng với chức năng hoạt động chính của ngân hàng nông nghiệp là hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao đời sống người nông dân và phát triển kinh tế nông nghiệp nên Ngân hàng Nông nghiệp huyện Mộc Châu đã vượt mọi khó khăn, thách thức để góp phần đầu tư vốn cho phát triển kinh tế nông nghiệp, từ đó cải thiện đời sống nhân dân trong huyện

Việc thực tập tại chi nhánh NHNo huyện Mộc Châu đã giúp người viết hệ thống hoá và củng có những kiến thức đã học, vận dụng những kiến thức đó vào thực tế, làm quen và tăng cường kỹ năng thực tế, năng lực chuyên môn về nghiệp

vụ ngân hàng nói chung, đặc biệt là nghiệp vụ tín dụng Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ công nhân viên tại Chi nhắnh NHNo&PTNT Huyện Mộc

Châu đã giúp đỡ tác giả hoàn thành bài viết này

Bài viết có kết cầu gồm 2 chương:

Chương I: Khát quát về tô chức và hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Mộc Châu

Chuong II: Phần thực tập nghiệp vụ tại Chi nhánh.

Trang 2

Chuong I: KHAI QUAT VE TO CHUC VA HOAT DONG CUA CHI

NHANH NHNo&PTNT HUYEN MOC CHAU

1 Giới thiệu chung

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp huyện Mộc Châu được hình thành vào năm 1988, là chi nhánh cấp 3 trực thuộc chỉ nhánh cấp 2 là Ngân hàng No&PTNT Tỉnh Sơn La, có trụ sở chính đặt tại trung tâm huyện là Thị trần Mộc Châu, là đơn

VỊ trực tiếp kinh doanh và nhận khoán tài chính với NHNo&PTNT tỉnh Sơn La theo quy định 946A của NHNo&PTNT Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp huyện Mộc Châu có một Phòng giao dịch trực thuộc mình là Phòng giao dịch Thảo nguyên đặt tại thị trấn Nông trường Mộc Châu

Hoạt động của Chi nhánh được chia làm ba giai đoạn chính như sau:

Giai đoạn thứ nhất: Từ năm 1988 - 1990: Ra đời và định hình, đây là giai đoạn cam go nhất vì bước đầu đổi mới trên mọi phương diện từ tổ chức cán bộ, nghiệp vụ kinh doanh, cơ chế chính sách và nhất là về tư tưởng cán bộ

Giai đoạn thứ hai: Từ năm 1991 — 1996: Tiếp tục củng cố, ồn định bộ máy, tìm kiếm khách hàng, cải tiến nghiệp vụ giai đoạn này 3 năm đầu tuy đã có nhiều

đề xuất, cải tiến nhưng tài chính vẫn bị lỗ Từ năm 1994 thực hiện khoán tài chính,

cơ chế kế hoạch, mở rộng cho vay kinh tế hộ nên đã có lãi, có lương cho cán bộ Giai đoạn thứ ba: Từ năm 1997 đến nay: Đây là giai đoạn mở rộng thị trường, đổi mới công nghệ, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật một cách mạnh mẽ nhằm đưa vị thế ngân hàng ngày càng cao, phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế của huyện

2 Phạm vi hoạt động

Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Mộc Châu hoạt động chủ yếu trên địa bàn huyện Mộc Châu Mộc Châu là huyện cửa ngõ của tỉnh Sơn La thuộc địa bàn vùng núi cao của miền Tây Bắc, có đường Quốc lộ 6 chạy dọc theo chiều đài của huyện khoảng 68 km Toàn huyện có 29 xã, thị tran, trong đó có 6 xã, thị trấn thuộc khu vực I, I5 xã thuộc khu vực II (4 xã thuộc diện các xã vùng đồng bào dân tộc khó khan), va 8 xa thuộc khu vực II Trung tâm là thị trấn Mộc Châu, diện tích tự

nhiên 2.025 km”, phần lớn là đất lâm nghiệp, còn đất nông nghiệp chỉ chiếm

16,7% Dân số là 131.462 người, mật độ bình quân 64 người/1knỶ.

Trang 3

Địa bàn kinh tế động lực của huyện gồm 2 thị trấn, các xã vung I, vung doc Quốc lộ 6, có thế mạnh về một số cây con chủ lực như: bò sữa, chè, cây ăn quả, cây lương thực, chắn nuôi đại gia súc, chế biến nông sản, một số ngành dịch vụ cũng khá phát triển như khách sạn, nhà hàng, cửa hàng tạp hoá, cửa hàng ô tô, xe máy, Đây là vùng tập trung chủ yếu các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ gia đình, cá

nhân có nhu cầu lớn về vốn để tập trung cho đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Đây là thị trường để ngân hàng đầu tư tín dụng

Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Mộc Châu có mạng lưới tín dụng rộng khắp 29/29 xã, thi tran Chi nhánh và Phòng giao địch Thảo nguyên trụ sở đều đặt tai hai thi tran là trung tam kinh tế - văn hoá - xã hội của huyện Tuy nhiên trên địa bàn huyện Mộc Châu còn có Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng chính sách xã hội, dịch vụ tiết kiệm của Bưu điện huyện và

ba Quy tin dụng nhân dân là những đối thủ cạnh tranh của Chỉ nhánh Do đó cạnh tranh luôn diễn ra rất quyết liệt cả về mặt huy động vốn lẫn đầu tư tín dụng

3 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

3.1 Cơ cấu tố chức

Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Mộc Châu thực hiện quy trình sắp xếp, bố trí các phòng, tổ nghiệp vụ từ trung tâm huyện đến PGD, công tác quy hoạch cán

bộ theo đúng quyết định số 646/QĐ-HĐQT-TCCB của chủ tịch HĐQT

NHNo&PTNTVN va chi đạo trực tiếp của giám đốc NHNo&PTNT Tỉnh Sơn La

Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức của NHNo&PTNT huyện Mộc Châu

Trang 4

3.2.1 Phòng tín dung (t6 tin dung):

Nghiên cứu, thâm định dự án của KH, hướng dẫn KH vay vốn Kiểm tra,

quản lý, thu thập, phân tích thông tin kinh tế-xã hội cũng như thông tin về KH, đánh giá và xếp loại KH Xây dựng kế hoạch tín dụng và đề xuất phương án, dự án của KH Phân loại nợ đồng thời phòng ngừa rủi ro tín dụng

3.2.2 Phòng kế toán — ngân quỹ (tổ KT-NQ): Thực hiện các nghiệp vụ kế

toán ngân hàng, hạch toán, thanh toán, phát hành thẻ, giải ngân , xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch, thu chi tài chính, quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng Chịu

trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát,lưu trữ chứng từ, bảo vệ kho tiền, đảm bảo an toàn

trong hoạt động tiền tệ Xử lý các nghiệp vụ thừa, thiếu quỹ trong ngày Thực hiện nguyên quy tắc ra vào, bảo quản kho tiền theo đúng trình tự và phương thức quy định

3.2.3 Phòng hành chính: Quản lý nhân sự, làm công tác hậu cần, nhận công văn, tiếp dân, phục vụ phương tién di lai, kiểm tra theo dõi việc chỉ trả lương cho các cán bộ viên chức trong Ngân hàng Đảm bảo việc tổ chức và đào tạo cán bộ theo đúng quy định của nhà nước, của ngành đã ban hành

3.2.4 TỔ Kiểm tra — kiểm soát nội bộ: Chịu trách nhiệm kiểm tra công tác

điều hành của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc Chấp hành nghiệp vụ kinh doanh, các quy định của NHNN về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ

4 Khái quát các hoạt động tại Chỉ nhánh NHNo&PTNT Huyện Mộc Châu năm 2009

Trang 5

(Nguồn vốn phân theo thời gian)

(Nguồn số liệu lấy từ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh doanh năm 2008-2009)

Bảng 2: Kết quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Huyện Mộc Châu

(Phân theo tính chất nguồn vốn)

Trang 6

(Nguồn vốn phân theo loại tiên tệ)

4.2 Hoạt động cho vay

Tổng dư nợ đến ngày 31/12/2009 đạt 305.537 triệu đồng, tăng 46.618 triệu đồng so với cuối năm 2008, tốc độ tăng trưởng 18%, vốn thông thường là 291.446 triệu đồng đạt 100% kế hoạch

Hình thức cho vay của Chi nhánh Huyện Mộc Châu khá đa dạng và phong phú, bao gồm: Cho vay hộ gia đình, cá nhân và hợp tác xã; Cho vay thông qua tổ, nhóm thuộc các tổ chức xã hội; Cho vay tiêu dùng; Cho vay xuất khâu lao động; Bảo lãnh, bảo hiểm, thế chấp, trả góp, uỷ thác cũng đang được nâng cao và phát triên

Trang 7

Thực hiện quy trình thu, chi, chuyển tiền điện tử, thanh toán bù trừ, kinh

doanh ngoại hối, chỉ trả kiều hối, trả lương qua tài khoản, bố trí phân công cán bộ (trong đó có 01 cán bộ tin học làm công tác kế toán kiêm chịu trách nhiệm quản trị

hệ thống mạng, mở rộng mạng lưới thanh toán)

Từ đầu tháng 10/2008 triển khai chương trình IPCAS giai đoạn II, hoạt động thanh toán chuyển tiền điện tử, gửi một nơi rút nhiều nơi, ghi Có ngay vào tài khoản KH Doanh số hoạt động thanh toán đến cuối năm 2008 là 2.895 tỷ đồng, tăng 844 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 41% so với năm 2007

4.4 Hoạt động ngân quỹ

Doanh số thu tiền mặt: 2.065.895 triệu đồng, tăng 840.047 triệu đồng so với năm 2008; Doanh số chỉ tiền mặt: 2.060.779 triệu đồng, tăng 834.297 triệu đồng so

với năm 2008; Số tiền trả KH khi KH nộp thừa: 149 món (tương đương 185.684 ngàn đồng), món cao nhất là 14 triệu đồng: Thu giữ 79 tờ tiền giả, tổng mệnh giá:

11.190 ngàn đồng

Trong năm công tác kho quỹ ở Ngân hàng cơ sở đã thực hiện nghiêm túc chế

độ quản lý chìa khoá kho tiền, ra vào kho tiền, chế độ giao nhận và vận chuyên tiền

trên đường đi, chế độ uỷ quyền, bàn giao hệ thống kho tiền đảm bảo đủ tiêu chuẩn

Thực hiện bảo vệ 24/24h trong ngày (kế cả ngày nghỉ, ngày lễ)

4.5 Các hoạt động khác

Ngoài những hoạt động cơ bản trên, NHNo&PTNT cơ sở còn có một sỐ hoạt động kinh doanh khác như: làm đại lý bảo hiểm, đại lý mạng Viettel

5 Kết quả tài chính của Chi nhánh năm 2009

Tổng thu 58.630 triệu đồng (trong đó lãi dự thu 5.362 triệu đồng, thu nợ đã

xử lý rủi ro 3.162 triệu đồng, thu địch vụ 866 triệu đồng)

Tổng chi phí 52.157 triệu đồng (trong đó lãi dự chi 4.630 triệu đồng, trả lãi

tiền vay 18.180 triệu đồng, trả lãi tiền gửi 12.996 triệu đồng, chỉ dự phòng 9.696 triệu đồng, chi mua sắm công cụ lao động 382 triệu đồng)

Quỹ thu nhập: 14.469 triệu đồng

Bình quân lãi suất đầu vào: 0,813%

Bình quân lãi suất đầu ra: 1,256%

Chênh lệch lãi suất đạt: 0,443%

Đạt hệ số lương theo quy định

Trang 8

Chương II: PHÀN THỰC TẬP NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG

A Tình hình thực hiện các nghiệp vụ chung tại Chỉ nhánh

I Nghiệp vụ kế toán tại Chi nhánh

Cùng với xu hướng phát triển của đất nước NHNo&PTNT Huyện Mộc Châu cũng thực hiện đổi mới chính sách kinh doanh, chuyên từ “ giao dịch nhiều cửa ” sang ““ giao dịch một cửa ” - IPCAS - nâng cao chất lượng giao dịch và chất lượng phục vụ KH

Tổng quan về hệ thống IPCAS tại NHNo&PTNT Huyện Mộc Châu:

+ Xử lý công việc hiệu quả và năng suất cao

Xử lý giao dịch trực tuyến: tất cả các bút toán giao dịch do giao địch viên thực hiện đều được cập nhập tại trụ sở chính và được quản lý tập trung tại trụ sở chính

Thiết kế mở dễ dàng và thích hợp với các hệ thống khác

Đặc tính: Hỗ trợ trực tuyến cho GDV, quản lý theo tham số, đa ngôn ngữ, quản lý về tin nhắn, quản lý về ngày nghỉ ngày lễ, quản lý các khoản mục đồn tích, báo cáo theo lô, hạch toán tự động, quản lý kỳ hạn, giao diện với hệ thống khác

1 Hệ thống tài khoản kế toán:

1.1 Đặc điểm của hệ thống tài khoản kế toán:

Hiện nay NHNo&PTNT Huyện Mộc Châu áp dụng hệ thống TK kế toán Ngân hàng ban hành theo Quyết định số 1161/ NHNo - TCKT ngày 03/ 08/ 2004

Trang 9

- Hệ thống TK kế toán gồm các TK trong bảng cân đối kế toán và các TK ngoải bảng cân đối kế toán, được chia thành 09 loại:

+ Các TK trong bảng cân đối kế toán gồm 08 loại (từ loại 01 - 08);

+ Các TK ngoài bảng cân đối kế toán gồm 09 loại (loại 09)

- Các TK được bố trí theo hệ thống số thập phân nhiều cấp từ TK cấp I đến TK cấp V, ký hiệu từ 2 - 6 chữ số:

+ TK cấp I, II, II là những TK tổng hợp do Thống đốc NHNN quản lý làm

cơ sở để hạch toán và lập báo cáo gửi NHNN;

+TK cấp V được mở trên cơ sở TK cấp IL, II của NHNN phù hợp với yêu

cầu hạch toán kế toán của NHNo&PTNT VN;

+ TK cấp V ký hiệu bằng 06 chữ số, 03 số đầu (từ trái sang phải) là ký hiệu

TK cấp II, số thứ 04 là số thứ tự TK cấp III trong TK cấp II, ký hiệu từ 01 — 09 (những TK NHNN chỉ mở đến cấp II thì số thứ tự là số 0), 02 số thứ 05 và thứ 06 bắt đầu từ 01 — 99 (chữ số cuối cùng khác 0) là số thứ tự của TK cấp V (NHNo&PTNT không mở TK cấp IV)

- Định khoản ký hiệu TK chỉ tiết: TK chỉ tiết (tiêu khoản) đùng để theo đối phản

ánh chỉ tiết các đối tượng hạch toán của TK tổng hợp

- Số hiệu TK chỉ tiết gồm 02 phần:

+ Phần 1: Số hiệu TK tổng hợp và ký hiệu tiền tệ thực hiện theo nguyên tắc: L¡_ Đa tệ: TK tổng hợp chỉ sử dụng TK nội tệ cấp V quy định trong hệ

thống TK của NHNo&PTNT VN, không phân biệt nội tệ và ngoại tệ;

0) TK cho vay chi mo TK ng cho vay hoac ng kho doi, không phân chia

TK tong hợp theo thời gian nợ quá hạn;

4 TK cho vay không mở theo thành phần kinh tế, tính chất nguồn vốn

mà chỉ mở theo thời hạn vay vốn (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn);

(1 Cac TK da té cap V vé cho vay, huy động vốn, thanh toán được lập

từ TK cấp II (trường hợp NHNN chỉ mở đến cấp II) hoặc TK cấp III nội tệ của NHNN, ghi thêm vào bên phải 3 hoặc 2 chữ số bắt đầu từ 001 hoặc 01;

[' Khi lập bảng cân đối kế toán hàng tháng, định kỳ, năm phải thực hiện tách nội tệ, ngoại tệ, phân chia thời gian nợ quá hạn, thành phần kinh tế, nguồn

Trang 10

vốn theo đúng hệ thống TK của NHNo&PTNT VN để tổng hợp cân đối toàn ngành

và gửi NHNN

+ Phần 2: Số thứ tự tiêu khoản trong TK tổng hợp:

> Néu 01 TK tổng hợp có dưới 10 tiểu khoản, số thứ tự tiêu khoản được ký hiệu bằng 01 chữ số từ 01 - 09;

> Nếu 01 TK tổng hợp có dưới 100 tiêu khoản, số thứ tự tiểu khoản

>_ Số thứ tự tiểu khoản được ghi vào bên phải của số hiệu TK tổng hợp

và ký hiệu tiền tệ, giữa số hiệu TK tổng hợp, ký hiệu tiền tệ và số thứ tự tiểu khoản,

ghi thêm dấu châm (.) để phân biệt Hệ thống hạch toán theo IPCAS việc phan anh

chỉ tiết đối tượng hạch toán của TK tổng hợp không mở số thứ tự tiểu khoản mà theo dõi bằng mã nghiệp vụ của đối tượng hạch toán;

> Hệ thống TK kế toán đa tệ không tách riêng các TK hạch toán

nghiệp vụ nội tệ Các nghiệp vụ liên quan đến các loại tiền tệ được theo dõi mã

ngoại tệ Hệ thống TK kế toán không được sử dụng đề hạch toán thống kê, không

có TK lưỡng tính, TK chỉ thuộc tài sản Có (dư Nợ) và TK nợ (dư Có) Các nghiệp

vụ kinh tế tăng phản ánh vào số cái dựa trên cơ sơ liên kết giữa mã nghiệp vụ và

mã tổng hợp Mã số KH và mã số TK khách hàng do hệ thống tự động tạo ra Hệ thống TK kế toán đơn giản, phản ánh đầy đủ các khoản tài sản Nợ — Có, phù hợp thông lệ quốc tế

1.2 Kết cấu cúa hệ thống tài khoản kế toán:

- Hệ thống TK kế toán chia thành 6 nhóm:

+ Nhóm TK phản ánh TS Nợ: Loại 4;

+ Nhóm TK phản ánh TS Có: Loại I, 2, 3, 5;

Trang 11

+ Nhóm TK phản ánh nguồn vốn: Loại 6;

+ Nhóm TK phản ánh thu nhập: Loại 7;

+ Nhóm TK phản ánh chi phí: Loại 8;

+ Nhóm TK phản ánh nghiệp vụ ngoại bảng: Loại 9

- Cac TK trong bảng cân đối kế toán được chia thành 9 loại:

+ Loại 1: Vốn khả dụng và các khoản đầu tư;

+ Loại 2: Hoạt động tín dụng;

+ Loại 3: TSCĐ và TS Có khác;

+ Loại 4: Các khoản phải trả;

+ Loại 5: Thanh toán;

+ Loại 6: Vốn chủ sở hữu;

+ Loại 7: Thu nhập;

+ Loại 8: Chi phi:

+ Loai 9: Ngoai bang

2 Hệ thống chứng từ, số sách:

2.1 Chứng từ sử dụng:

a, Đặc điểm chung của chứng từ:

Sử dụng chủ yếu là chứng từ điện tử Chứng từ chủ yếu được lưu trữ trên

máy

Quy trình luân chuyển chứng từ ngắn gọn, dễ sử dụng, tiện lợi Giao dịch

viên vừa làm kế toán vừa làm thủ quỹ và trực tiếp giao nhận chứng từ với KH

Chữ ký trên chứng từ chủ yếu là 2 chữ ký: 01 chữ ký của thanh toán viên và

01 chữ ký của kiểm soát viên

Chứng từ gồm có nhiều loại: Chứng từ gốc, chứng từ ghi số, chứng từ tiền mặt, chứng từ chuyển khoản, giấy nộp tiền, giấy lĩnh tiền, bảng kê các loại tiền nộp, bảng kê các loại tiền lĩnh, giấy uỷ quyền, giấy báo và các chứng từ hạch toán nội bảng

b, Quy trình lập chứng từ:

Việc ghi chép số sách của kế toán phải dựa trên các chứng từ đã giao dịch hợp pháp, hợp lệ Chứng từ phải được lập đúng mẫu và ghi đầy đủ, rõ rang, khong tay xoá, không ghi 2 loại mực theo các yếu tố đã quy định Không được sử dụng chứng

Trang 12

từ in lại hoặc dùng chứng từ của Ngân hàng khác Các chứng từ nhiều liên phải viết lồng giấy than hoặc lập một lần trên máy vi tính

Đối với các chứng từ viết tay không được dùng mực đỏ viết lên chứng từ và phải viết cùng màu mực trên 01 liên Các thông tin trên chứng từ phải điền đầy đủ, chính xác, rõ ràng Số tiền ghi trên chứng từ phải viết cả bằng chữ và bằng số, khi xuống dòng phải viết vào đầu dòng (không được bỏ cách viết ra giữa dòng), chữ cái đầu của số tiền phải viết hoa

Trên chứng từ phải có đầy đủ họ tên, chữ ký, đóng dấu (nếu có) của các bên có liên quan Không được ký hộ, ký thay, lồng giấy than khi ký

Các chứng từ viết sai thanh toán viên phải huỷ và lập chứng từ mới theo đúng quy định

Đối với séc yêu cầu KH phải lập trên mẫu in sẵn của Ngân hàng và số seri trên séc phải phù hợp với số seri của Ngân hàng (nơi mở TK) đã bán cho KH

c, Kiểm soát chứng từ:

Đây là một khâu quan trọng trong công tác kế toán

Sau khi lập chứng từ, kế toán viên phải kiểm tra, kiểm soát chứng từ xem các thông tin trên chứng từ đã đầy đủ, chính xác chưa? Có hợp pháp, hợp lệ không? Nếu sai thì chứng từ phải được lập lại Nếu đúng thì thanh toán viên mới được hạch toán, thanh toán theo quy định và chương trình giao dịch mới

2.2 Số sách sứ dụng:

a, Số cái:

e - Khái niệm:

Số cái là phần hành nghiệp vụ có chức nằn quản lý duy trì hệ thống tài

khoản kế toán dùng để hạch toán trong hệ thống nói chung (bao gồm các TK hạch toán tự động và các TK hạch toán thủ công) Các báo cáo tài chính liên quan đến các nghiệp vụ của Ngân hàng, tất cả các nghiệp vụ đều được phản ánh vào số cái và được quản lý theo các tài khoản liên quan

e - Nhập giao dịch số cái:

Nhập giao dịch số cái là có thể hạch toán nhiều Nợ nhiều Có nhưng chỉ có

thể hạch toán đơn tệ

Ví dụ: Chỉ thanh toán hợp đồng xăng dầu, số tiền: 11.000.000đ trong đó

VAT đầu vào là: 1.000.000đ KH yêu cầu chỉ bằng TM

Trang 13

Hạch toán: Nợ TK loại 8 - 10.000.000

Nợ TK loại 3 - 1.000.000

Có TK loại l - 11.000.000 IPCAS: Vào G/L (Số cải) -> chon G/L Entry (hạch toán vào TK hệ thống)

~-> chọn loại tiền -> SỐ số tiên -> chọn kiểu trả / nhận -> mã KH -> số KH -> chọn Debit / Credit (dự Nợ / dự Co)

¢ Huy nhap giao dịch số cái:

Khi TTV phát hiện sai sót như: sai loại tiền, số tiền trong TK, mã KH, sai

nội dụng hạch toán sẽ thực hiện bút toán huỷ giao dịch

Vào G/L -> G/L Entry -> chọn Cancel G/L Entry -> gõ ngày giao dịch -> chọn bút toán cần huỷ -> OK Chọn từng dòng -> Huỷ bỏ -> nhắn Chấp nhận

e - Khoá số hàng ngày của TTV:

Điều kiện khoá số:

- Việc nhập - xuất của TTV băng xuất — nhập của TTV đối ứng

- TK CCA (TK thanh toán bù trừ của TTV) bằng 0

- Tồn quỹ TM của TTV phải nộp về quỹ chính theo quy định

- Xác nhận các giao dịch đã thực hiện trong ngày của TTV

Vao G/L -> Daily Closing -> User Daily Account Close

Trên màn hình giao dịch vào G/L (Số cái) -> chon Cash (TK tiền mặt)/

Check (TK thanh toán Séc)/ CCA (TK thanh toán bù trừ của TTV) -> chọn Inquiry Cash Transaction Reprot -> chọn Loại tiền -> nhấn Tìm kiếm

3 Phương pháp hoạch toán trên các tài khoản:

- Phương pháp sử dụng đề hạch toán là phương pháp hạch toán kép Nợ — Có cho cả nghiệp vụ nội bảng và ngoại bảng: Các TK ngoại bảng cân đối kế toán luôn

Trang 14

có số dư Có; Loại TK đối ứng có số dư Nợ; Các TK trong bảng cân đối kế toán (được chia làm 3 loại):

+ Loại TK thuộc TS Có: luôn có số dư Nợ;

+ Loại TK thuộc TS Nợ: luôn có số dư Có;

+ Loại TK thuộc TS Nợ - Có: lúc có số dư Có, lúc có số dư Nợ, lúc có cả 2

số dư

Khi lập bảng cân đối TK tháng, năm phải phản ánh đầy đủ và đúng tính chất

số dư của các loại TK nói trên (đối với TK thuộc TS Có - TK thuộc TS Nợ) và

không được bù trừ giữa 2 số đư Nợ - Có (đối với TK thuộc TS Nợ - Có)

- Phương pháp hạch toán kinh doanh ngoại tệ:

+ Hệ thống IPCAS đánh giá kết quả kinh doanh ngoại tệ (lỗ, lãi) theo từng bút toán

+ Đánh giá chênh lệch tỷ giá vào thời điểm cuối tháng theo tỷ giá cuối tháng

do Trung ương thông báo:

> Ty gia thuc mua;

> Ty gia thuc ban;

> Ty giaco ban

- Phương pháp hạch toán vàng: Hạch toán vàng như l ngoại tệ, hạch toán bằng hiện vật vàng tiêu chuân 99,99% và giá trị khi hạch toán tông hợp phải quy đổi ra

VND theo ty giá vàng thực tế mua vào tại thời điểm lập báo cáo

- Phương pháp hạch toán các khoản mục dồn tích (có 4 khoản mục dồn tích): + Lãi dự thu;

+ Lãi dự chĩ;

+ Chi phí chờ phân bổ;

+ Doanh thu chờ phân bổ

II Dich vu tai Chi nhánh

1 Dich vu bảo lãnh:

NHNo&PTNT Huyện Mộc Châu thực hiện nhiều hình thức bảo lãnh như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh công trình xây dung nhưng chủ yếu là 2 hình thức: bảo lãnh bằng tài sản (Không gắn liền với QSD đất) và bảo lãnh bằng tài sản (Gắn liền với QSD đất) Trong năm 2008, NHNo cơ sở đã tiến hành bảo lãnh cho hơn 500 món với tông số tiền trên 3.000 triệu đồng và chưa xây ra trường hợp rủi ro trong

Trang 15

bảo lãnh Đây là một dấu hiệu đáng mừng để thúc đầy dịch vụ này ngày càng phát triển

2 Dịch vụ tín chấp:

Tín chấp là việc tổ chức chính tri — xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình bảo đảm cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền theo lãi suất thương mại tại NHNG để sản xuất, kinh doanh, làm dich vu

Trên địa bàn của Huyện có khá nhiều hộ gia đình nằm trong danh sách hộ nghèo khó Các hộ không đủ điều kiện đề trực tiếp đến vay vốn Ngân hàng đã được

các tổ chức chính tri - xã hội tại cơ sở như: Hội nông dân VN, Mặt trận Tổ quốc

VN đứng ra giúp đỡ các hộ sản xuất kinh doanh, xoá đói giảm nghèo

3 Dịch vụ báo hiểm:

Ngoài những dịch vụ trên NHNo&PTNT cơ sở còn làm đại lý bảo hiểm với các loại hình như: bảo hiểm tài sản, bảo hiểm phi nhân thọ và đã góp phần làm tăng khoản thu nhập mới cho Ngân hàng

HH Tình hình thực hiện nghiệp vụ tín dụng tại Chỉ nhánh

1 Kết quả thực hiện mục tiêu cho vay

Năm 2009 kết quả thực hiện mục tiêu kinh doanh tại Ngân hàng cơ sở tiếp

tục tăng thể hiện trên tổng dư nợ, so với năm 2008 tổng dư nợ tăng 46.618 triệu

đồng, tốc độ tăng trưởng là 18% và vượt chỉ tiêu đã đề ra

Ta có bảng phân tích cơ cấu đư nợ như sau:

Trang 16

Bang 4: Két qua du no tin dung tai NHNo&PTNT Huyén Méc Chau

(Dư nợ phân theo thời gian)

Đơn vị: Triệu đồng NĂM 2008 NĂM 2009 SO SÁNH

2 Dư nợ cho vay

56.653 21,88 44.420 14,54 | - 12.203 | - 21,5

(Nguôn số liệu lay từ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh doanh năm 2008-2009)

Bang 5: Kết quả dự nợ tín dụng tại NHNo@PTNT Huyện Mộc Châu

(Dư nợ phân theo ngành kinh tê)

Don vị: Triệu đồng

on , Tỷ lệ CHÍ TIÊU Sô tiên | trọng | Sô tiên | trọng , | lý ca | Tang(+) sẻ % x

Giam Téng du ng 258.919 | 100 | 305.537 | 100 | +46.618 | +18

1 Ngành nông-lâm | 193 góc | 40,1 | 246.550 | 80,7 | +142.684 | +137,4 nghiệp

2.Nganh thong | 3746 | 1s | 3.578 | 12 nghiêp-dịch vụ - 168 -4,5

3 Cho vay nhụ câu |; so | 13 đời sông 708 0,2 | -2.651 | -78,9

4 Cho vay nganh | 147 948 | 57,1 | 54.701 | 179 | -64205 | -434 nghê khác

(Nguồn số liệu lấy từ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh doanh năm 2008-2009)

Trang 17

* Nợ cơ cấu lại và nợ xấu:

Tổng số nợ xấu: Tính đến ngày 31/12/2009 là 221 triệu đồng, giảm 229 triệu đồng so với năm 2008, tỷ lệ nợ xấu là 0.07% Trong đó:

+ Nợ nhóm III: 115 trigu đồng =52%/ Tổng nợ xấu

+ Nợ nhóm IV: 0 triệu đồng

+ Nợ nhóm V: 106 triệu đồng = 48% / Tổng nợ xấu

Nợ đã xử lý rủi ro: Số nợ đã xử lý rủi ro năm 2009: là 9.677 triệu đồng Dư

nợ xử lý rủi ro đến ngày 31/12/2009: là 14.857 triệu đồng Trong đó hộ sản xuất và

cá nhân là 11.705 triệu đồng

+ Kết quả thu nợ đã xử lý rủi ro năm 2009: 3.162 triệu đồng, đạt 117% kế

hoạch Trong đó, thu nợ rủi ro của hộ sản xuất và cá nhân là 3.112 triệu đồng

2 Hạn chế:

Bên cạnh những mặt mạnh trong kinh doanh còn những mặt yếu kém tổn tại trong NHNo&PTNT Huyện Mộc Châu như sau: Mức độ tăng trưởng dư nợ chưa tương xứng với thực tế, còn thụ động trong việc tìm kiếm dự án khả thi dé tinh toán đầu tư vốn có hiệu quả Chưa khai thác hết tiềm năng vay vốn của người dân sống

ở những vùng xa trung tâm

3 Kế hoạch đầu tư năm 2010:

Căn cứ mục tiêu, định hướng, giải pháp của NHNo&PTNT Tỉnh Sơn La và

tình hình thực tế ở cơ sở, chỉ nhánh NHNo&PTNT Huyện Mộc Châu đề ra kế

hoạch phát triển năm 2010 theo mục tiêu như sau:

Bang 6: Két qua dau tu tin dung nam 2009 va kế hoạch năm 2010

Đơn vị: Triệu đồng

T CHÍ TIÊU NAM 2009 | vx v4 2010 ĐO %

Tổng nguồn vốn 207.693 238.847 31.154 | 15%

Trong đó: Nguôn vôn 207.224 238308 | 31.084 | 15%

huy động tại địa phương

I Tống dư nợ cho vay 305.537 336.091 30.554 | 10%

Du ng CV nong nghiép, | 545 676 nông dân, nông thôn 289.734 | 44.058 | 18%

Dư nợ nông nghiệp, 245.676 289.734 -44.058 18%

Trang 18

Dư nợ nông nghiệp,

V nông dân, nông thôn 245.676 289.374 -44.058 18%

phân theo thời gian

Dư nợ CV ngắn hạn 205.883 246.788 40.905 20% Trong đó: Doanh nghiệp 8.374 20.374 12.000 143%

Dư nợ nông nghiệp,

nông dân, nông thôn phân theo đôi tượng 245.676 289.374 | -44.058 | 18%

vién

Du ng binh quan | thanh

Trang 19

Hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Huyện Mộc Châu ngày càng phong phú và phát triển mạnh mẽ, điều ấy chứng tỏ Ngân hàng đang dần lớn mạnh và khẳng định tầm quan trọng của mình trên địa bàn Không chỉ dừng ở việc cho vay đơn thuần, NHNo&PTNT cơ sở đã thật sự tạo trở thành người bạn tin cậy của mỗi

người đân và quả thật đã làm tốt khẩu hiệu của ngành: “AGRIBANK MANG PHON THINH DEN VOI KHACH HANG”

B Nghiép vu tin dung tai Chi nhanh

I Một số quy định về cho vay tại NHNo&PTNT Huyện Mộc Châu: (Theo Quyết định số 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/03/2002 của Chú tịch HĐỌT NHNo&PTNT Việt Nam)

1 Nguyên tắc vay vốn

Khách hàng vay vốn của NHNo Việt Nam phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

- Hoan tra nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tin dụng

2 Điều kiện vay vốn

2.1 Đối với khách hàng là cá nhân và pháp nhân Việt Nam:

NHNG nơi cho vay xem xét và quyết định cho vay khi KH có đủ các điều

kiện sau:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết

+ Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống

+ Kinh đoanh có hiệu quả: có lãi; trường hợp lỗ thì phải có phương án khả thi khắc phục lỗ đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết

- Đối với khách hàng vay vốn nhu cầu đời sống, phải có nguồn thu ổn định

để trả nợ ngân hàng

- Không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại NHNo Việt Nam

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có đự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi

Trang 20

- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN VN và hướng dẫn của NHNo&PTNT VN

2.2 Đối với KH vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài:

Khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định

3 Thế loại cho vay:

NHNo nơi cho vay xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các thê loại ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các dự án đầu tư phát triển:

- Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng;

- Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 thang đến 60 tháng;

- Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên

4 Thời hạn cho vay

NHNG nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào:

Chu kỳ sản xuất, kinh doanh;

Thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư;

Khả năng trả nợ của khách hàng;

- Nguồn vốn cho vay của NHNo Việt Nam

Đối với các pháp nhân Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động còn lại tại Việt Nam; đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam

5 Lãi suất cho vay

- Mức lãi suất cho vay đo NHNo nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của Tổng giám đốc NHNo Việt Nam

Trang 21

- Mức lãi suất áp đụng đối với khoản nợ gốc quá hạn giao cho giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh cấp 1 ấn định nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay ap dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng, theo quy định của NHNN Việt Nam và hướng dẫn của Tổng giám đốc NHNo Việt Nam

6 Mức cho vay:

- NHNo nơi cho vay quyết định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, giá trị tài sản làm bảo đảm tiền vay (nếu khoản vay áp dụng bảo đảm bằng tài sản), khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của NHNo Việt Nam

- Vốn tự có được tính cho tổng nhu cầu vốn sản xuất kinh đoanh trong kỳ hoặc từng lần cho một dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống Mức vốn tự có tham gia của khách hàng vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống, cụ thể như sau:

+ Đối với cho vay ngắn hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 20%

trong tổng nhu cầu vốn

+ Đối với cho vay trung hạn, dài hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 30% trong tổng nhu cầu vốn

-_ Trường hợp khách hàng có tín nhiệm (được xếp loại A theo tiêu thức phân loại khách hàng của NHNo Việt Nam); khách hàng là hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, điêm nghiệp vay vốn không phải bảo đảm bằng tài sản; nếu vốn tự có thấp hơn quy định trên, giao cho giám đốc NHNo nơi cho vay quyết định

-_ Đối với khách hang duoc NHNo noi cho vay lựa chọn áp dụng cho vay có bảo đâm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, mức vốn tự có tham gia theo quy định hiện hành của Chính phủ, Thống đốc NHNN Việt Nam

II Tóm tắt quy trình xét duyệt cho vay tại chỉ nhánh

- Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thâm định các điều kiện vay vốn theo quy định

- Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thầm định đo cán bộ tín dụng lập, tiễn hành xem xét, tái thâm định (nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thâm định trong trường

Trang 22

hợp kiêm làm cán bộ tín dụng, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu

+ Nếu không cho vay thì thông báo cho khách hàng biết

- Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay đựơc chuyền cho kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán, chuyền thủ quỹ để giải ngân cho

KH

- Thời gian thâm định cho vay:

+ Các dự án trong quyền phán quyết: Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá IŠ ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kế từ khi NHNo nơi cho vay nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ

và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của NHNo Việt Nam, NHNo nơi cho vay phải quyết định và thông báo việc cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng

+ Các dự án, phương án vượt quyền phán quyết: Trong thời gian không quá

5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ khi NHNo nơi cho vay nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của NHNo Việt Nam, NHNG nơi cho vay phải làm đầy đủ thủ tục trình lên NHNo cấp trên Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và 15 ngày làm việc đối với cho vay trung, đài hạn kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trình, NHNo cấp trên phải thông báo chấp thuận hoặc không chấp thuận

- Quy trình nghiệp vụ cho vay đối với pháp nhân và cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thực hiện theo hướng dẫn của Tổng giám đốc NHNo Việt Nam, phù hợp với Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN và quy định này

Trang 23

III Quy trình cho vay cụ thể

- _ Quy trình cho vay được bắt đầu từ khi CBTD tiếp nhận hồ sơ khách hàng

và kết thúc khi kế toán viên tất toán - thanh lý hợp đồng tín dụng

1 Lập hồ sơ tín dụng

1.1 Hồ sơ do khách hàng lập và cung cấp

a, Đối với pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh

* Hồ sơ pháp lý: Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp, nếu thiết lập quan hệ tín dụng lần đầu phải gửi đến NHNo&PTNT nơi cho vay các giấy tờ (bản sao công chứng) sau:

- Quyết định thành lập DN;

- Điều lệ DN( Trừ DN tư nhân);

- Quyết định bồ nhiệm Chủ tịch hội đồng quản trị (nếu có), Tổng giám đốc

(Giám đốc), kế toán trưởng, quyết định công nhận Ban quản trị, chủ nhiệm hợp tác

xa;

- Dang ky kinh doanh;

- Giấy phép hành nghề (nếu có);

- Giấy phép đầu tư ( Đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài);

- Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (công ty cô phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh);

- Báo cáo tài chính hai năm gần nhất

* Hồ sơ kinh tế:

- Kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong kỳ;

- Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh kỳ gần nhất

* Hồ sơ vay vốn:

- Giấy đề nghị vay vốn;

- Dự án, phương án SXKD, dịch vụ;

Các chứng từ có liên quan (xuất trình khi vay vốn);

Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định;

Các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thế chấp, cầm

b, Đối với hộ gia đình, cá nhân, tô hợp tác:

Hồ sơ pháp lý:

Trang 24

Đăng ký kinh đoanh đối với cá nhân phải đăng ký kinh đoanh;

+ Giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn;

Hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác (trừ hộ gia đình được quy định tại điểm

+ Giấy đề nghị vay vốn;

+ Dự án, phương án SXKD, dịch vụ;

+ Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định

Ngoài các hồ sơ đã quy định như trên, đối với:

Hộ gia đình cá nhân vay qua tổ vay vốn phải có thêm:

+ Biên bản thành lập tổ vay vốn;

+ Hợp đồng làm dịch vụ

Hộ gia đình, cá nhân vay thông qua DN phải có thêm:

+ Hợp đồng làm dịch vụ

DN vay đề chuyền tải vốn cho hộ gia đình, cá nhân phải có thêm:

+ Hợp đồng cung ứng vật tư, tiền vốn cho hộ gia đình, cá nhân nhận khoán; + Danh sách hộ gia đình, cá nhân đề nghị ngân hàng cho vay

c, Khách hàng vay nhu cầu đời sống:

Giấy đề nghị vay vốn

Riêng khách hàng là người hưởng lương vay vốn nhu cầu đời sống phải có xác nhận của cơ quan quản lý lao động hoặc cơ quan quản lý chi trả thu nhập NHNo&PTNT nơi cho vay có thể thoả thuận với người vay vốn và cả cơ quan quản

lý nói trên về việc người vay uỷ quyền cho cơ quan đơn vị trả nợ cho NHNo&PTNT VN từ các khoản thu nhập của mình

Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định ( nếu phải thực hiện vay vốn có bảo đảm bằng tài sản)

1.2 Hồ sơ do ngân hàng lập:

- Bao cáo thấm định, tái thẩm định;

Trang 25

- _ Biên bản họp hội đồng tín dụng (Trường hợp phải qua hội đồng tin dung); -_ Các loại thông báo: Thông báo từ chối cho vay, thông báo nợ quá hạn; -_ Số theo dõi cho vay- thu nợ dùng cho cán bộ tín dụng

1.3 Hồ sơ do khách hàng và ngân hàng cùng lập:

- Hop déng tin dung;

- Số vay vốn;

- Giấy nhận nợ;

- Hợp đồng bảo đảm tiền vay;

- Biên bản kiểm tra sau khi cho vay;

- Biên bản xác định nợ rủi ro bất khả kháng (trường hợp nợ bị rủi ro)

1.4 Cho vay theo chỉ định, quyết định của Chính phú, NHNN VN:

Thực hiện bộ hồ sơ cho vay theo quyết định của Chính phủ, NHNN VN: Trường hợp Chính phủ, NHNN VN không quy định thì thực hiện theo Quyết định

sỐ 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/3/2002 của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT VN

2 Quy trình thấm định tín dụng:

2.1 Thắm định hồ sơ pháp lý của KH:

a, Đối với KH doanh nghiệp:

Xem xét trụ sở của DN, cơ quan cấp đăng ký kinh doanh, thời hạn hiệu lực của quyết định thành lập, giấy phép kinh doanh, giấy phép hành nghề (trong trường hợp cần thiết)

Nghiên cứu kỹ điều lệ của DN và các quyết định bổ nhiệm

Kiểm tra biên bản góp vốn, đanh sách thành viên sáng lập và một sé giấy tỜ, thủ tục kế toán cần thiết như: báo cáo kết quả kinh doanh, tình hình hoạt động những nắm gần đây, uy tín của DN

b, Đối với KH hộ gia đình, cá nhân, tô hợp tác:

Xem xét đăng ký kinh doanh đối với cá nhân phải đăng ký kinh đoanh, hợp đồng hợp tác đối với tổ hợp tác, và giấy uỷ quyền cho người đại diện đối với những người được uỷ quyền

Phân tích, thâm định khách hàng vay vốn: Tìm hiểu và phân tích về khách hàng, tư cách và năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, năng lực điều hành quan ly, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động

Trang 26

2.2 Thâm định tình hình tài chính của KH:

a, Đối với KH doanh nghiệp:

Tình hình tài chính của DN được thê hiện qua một số báo cáo như sau:

+ Bảng cân đối kế toán;

+ Bảng kết quả kinh doanh;

+ Báo cáo lưu chuyên tiền tệ (nếu cần);

+ Thuyết minh tài chính (nếu cần);

Dựa vào các bản báo cáo trên cán bộ tín dụng phải thâm định, đánh giá năng lực tài chính của DN đó thông qua các hệ số sau:

+ Tỷ suất tài trợ:

Nguôn vốn chủ sở hữu

TỦ suất tài tro = - x 100

Tong nguon von

Tỷ lệ này càng cao thì khả năng tự tài trợ của DN càng lớn, DN sé chủ động hơn trong kinh đoanh, phần tài trợ vốn từ bên ngoài càng nhỏ và ngược lại

+ Hệ số thanh toán ngắn hạn (Hệ số khả năng thanh khoản):

Tổng số vốn lưu động

Hệ số thanh toán ngắn han = -

Tổng số nợ ngắn hạn

Hệ số thanh khoản này < 01: Biểu hiện tài chính của DN khó khăn

Hệ số thanh khoản này > 01: Biểu hiện tài chính của DN ồn định

Hệ số thanh toán ngắn hạn này càng lớn hơn 1 càng tốt, điều ấy cho thấy khả năng thanh toán của DN thuận lợi, các khoản phải thu không bị tồn đọng

+ Hệ số thanh toán nhanh:

Tổng số vốn bằng tiền (Tiền+Nợ phải thu)

Hệ số thanh toán nhanh = -~~~~ -~~ ~~~~-====~~~=====~======~~~====~~-

Tổng số nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán này < 05: Biểu hiện tài chính của DN khó khăn

Hệ số thanh toán này > 05: Biểu hiện tài chính của DN ồn định

Chỉ số này phản ánh khả năng thanh toán tức thời của DN Nếu hệ số này quá cao sẽ không có lợi vì khi số vốn bằng tiền lớn dẫn đến giảm hiệu quả của việc

sự dụng vốn.

Trang 27

+ Tỷ suất lợi nhuận:

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận = -

Doanh thu thuan Tình hình tài chính của DN được đánh giá là tốt khi:

Tỷ suất lợi nhuận

~-~~~~=~~=~==~~==~~~~~~~~~~~~==~~ >_ lãi suất cho vay của Ngân hàng Doanh thu

Ngoài ra còn các chỉ tiêu đánh giá khả năng tài chính khác của DN như: dòng tiền của dự án, vòng quay hàng tồn kho Tất cả những tính toán trên sẽ giúp cán bộ tín dụng thâm định được nguồn vốn tự có tham gia dự án, phương án và khả năng thanh toán vợ vay của KH

b, Đối với KH hộ gia đình, cá nhân, tô hợp tác:

Khả năng tài chính của KH là hộ gia đình, cá nhân, tô hợp tác được các cán

bộ tín dụng thâm định đánh giá qua một số chỉ tiêu như sau:

+ Tài sản lưu động Trong đó: Tiền mặt là bao nhiêu? Hàng tồn kho là bao nhiêu? Nợ phải thu bao nhiêu? Nợ phải trả bao nhiêu?

+ Tài sản có định Trong đó: Giá trị tài sản trên đất là bao nhiêu? Giá trị đất

là bao nhiêu?

Từ những số liệu đó cán bộ tín dụng rút ra nhận xét hộ vay có đủ khả năng tài chính dé thực hiện phương án, dự án và đảm bao nguồn trả nợ Ngân hàng khi đến hạn hay không?

2.3 Thắm định phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư

- Đi thực tế để tìm hiểu về giá cả, tình hình cung cầu trên thị trường đối với sản phẩm của PASXKD/DAĐT

- Tìm hiểu qua các nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào, các nhà

tiêu thụ sản phẩm tương tự của (PASXKD/DAĐT) để đánh giá tình hình thị trường

đầu vào, đầu ra

- Tìm hiểu từ các phương tiện đại chúng (báo, đài, mạng máy tính );

- Tìm hiểu qua các báo cáo, nghiên cứu, hội thảo chuyên đề về từng ngành nghề

- _ Tìm hiểu từ các PASXKD/DAĐT cùng loại.

Trang 28

Mục tiêu của phân tích, thẩm định phương án vay vốn/dự án đầu tư nhằm:

- Đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả về mặt tài chính của phương án sản

xuất kinh doanh , khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xẩy ra để phục vụ cho việc

quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay

- Làm cơ sở tham gia góp ý, tư vấn cho khách hàng vay, tạo tiền đề để đảm

bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc đúng hạn, hạn chế, phòng ngừa rủi ro

- Làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý, các điều kiện cho vay; tạo tiền để cho khách hang hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của Ngân hàng

2.4 Tham định các biện pháp bảo đảm tiền vay

Bảo đảm tiên vay là việc khách hàng vay vôn của NHNo&PTNT VN dùng các loại tài sản của mình hoặc bên thứ ba để cầm có, thế chấp, bảo lãnh nhằm bảo

đảm thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân hàng Tài sản bảo đảm là cơ sở để xác lập trách nhiệm người vay; giảm thấp rủi ro tín đụng, mặc dù đây không phải là điều kiện duy nhất để quyết định cho vay; không xem là phương tiện duy nhất để đảm bảo an toàn vay vốn

2.4.1 Phạm vi bảo đảm tiền vay

Ngân hàng có thể áp dụng một hoặc nhiều biện pháp bảo đảm tiền vay đối với một khoản vay

- Giá trị TSBĐ được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm và phải lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp Ngân hàng và khách hàng vay thoả thuận bảo đảm bằng tài sản như một biện pháp bổ sung đối với khoản vay không có bảo đảm bằng tài sản

- Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm cho nhiều khoản vay khác nhau

tại một ngân hàng

- Mot tai sản có thể được dùng để bảo đảm cho các khoản vay khác nhau

tại các ngân hàng khác nhau nhưng phải đáp ứng các điều kiện nêu tại các khoản 1,2,3 của nghị định số 85/2002/NĐ-CP của Chính phủ

- Một khoản vay có thể được bảo đảm bằng nhiều tài sản khác nhau

- Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các ngân hàng cho vay được xác định theo thứ tự đăng kí giao dịch bảo đảm Trường họp các ngân hàng cho vay cùng nhận bảo đảm thoả thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán thì phải đăng kí việc thay đổi

đó tại cơ quan đăng kí giao dịch bảo đảm

Ngày đăng: 04/10/2014, 12:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w