nghiên cứu động thái cấu trúc đường kính của rừng tự nhiên nhiệt đới hỗn loài lá rộng rụng lá theo mùa ưu hợp họ dầu (rừng khộp) ở tây nguyên

108 501 6
nghiên cứu động thái cấu trúc đường kính của rừng tự nhiên nhiệt đới hỗn loài lá rộng rụng lá theo mùa ưu hợp họ dầu (rừng khộp) ở tây nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN ĐỨC MẠNH NGHIÊN CỨU ĐỘNG THÁI CẤU TRÚC ĐƢỜNG KÍNH CỦA RỪNG TỰ NHIÊN NHIỆT ĐỚI HỖN LOÀI LÁ RỘNG RỤNG LÁ THEO MÙA ƢU HỢP HỌ DẦU (RỪNG KHỘP) Ở TÂY NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN ĐỨC MẠNH NGHIÊN CỨU ĐỘNG THÁI CẤU TRÚC ĐƢỜNG KÍNH CỦA RỪNG TỰ NHIÊN NHIỆT ĐỚI HỖN LOÀI LÁ RỘNG RỤNG LÁ THEO MÙA ƢU HỢP HỌ DẦU (RỪNG KHỘP) Ở TÂY NGUYÊN Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRẦN VĂN CON THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7 1.1. Khái quát về động thái rừng 7 1.2. Nghiên cứu ngoài nƣớc 7 1.1.1. Các nghiên cứu về tái sinh và diễn thế rừng 7 1.1.2. Các nghiên cứu về sinh trƣởng rừng 12 1.1.3. Các nghiên cứu về rừng khộp 14 1.3. Nghiên cứu trong nƣớc 16 1.3.1. Các nghiên cứu về tái sinh và diễn thế rừng 16 1.3.2. Các nghiên cứu về tăng trƣởng rừng 18 1.3.3. Các nghiên cứu về rừng Khộp 21 1.4. Thảo luận và xác định vấn đề nghiên cứu 24 Chƣơng 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, GIỚI HẠN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 2.1. Mục tiêu 30 2.1.1. Mục tiêu lý luận 30 2.1.2. Mục tiêu thực tiễn 30 2.2. Nội dung và giới hạn nghiên cứu 30 2.2.1. Nội dung nghiên cứu 30 2.2.2. Giới hạn nghiên cứu 30 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 30 2.3.1. Phƣơng pháp tiếp cận chung 30 2.3.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu 31 2.3.3. Các phƣơng pháp xử lý thông tin và công cụ sử dụng 37 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Chƣơng 3 GIỚI THIỆU ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN VÙNG NGHIÊN CỨU 40 3.1. Điều kiện tự nhiên 40 3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình 40 3.1.2. Khí hậu 40 3.1.3. Đất đai 41 3.1.4. Hệ thực vật 41 Chƣơng 4 KẾT QUẢ, THẢO LUẬN 43 4.1. Bảng cấu trúc lâm phần của các ô tiêu chuẩn 43 4.1.1. Bảng cấu trúc N-D 43 4.1.2. Cấu trúc tổ thành và đa dạng loài 53 4.2. Các quá trình động thái rừng khộp 56 4.2.1. Động thái tái sinh tự nhiên 59 4.2.2. Động thái sinh trưởng và chuyển cỡ kính 61 4.2.3. Quá trình chết tự nhiên hoặc/và khai thác 64 4.3. Xây dựng mô hình dự đoán cấu trúc rừng khộp 67 4.4. Một số đề xuất áp dụng kết quả nghiên cứu 74 Chƣơng 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ 81 5.1.Kết luận 81 5.2. Tồn tại 83 5.3. Khuyến nghị 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 PHỤ LỤC LUẬN VĂN 89 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 MỞ ĐẦU Rừng là tài nguyên quý giá có khả năng tái tạo, rừng không những là cơ sở của sự phát triển kinh tế mà còn giữ chức năng sinh thái rất quan trọng. Song nó là một hệ sinh thái phức tạp bao gồm nhiều thành phần với các quy luật sắp xếp khác nhau trong không gian và thời gian. Trong quản lý rừng, tác động lâm sinh là biện pháp kỹ thuật then chốt để cải thiện và làm cho rừng có cấu trúc phù hợp nhất với mục đích quản lý, nhằm đáp ứng đƣợc các yêu cầu đặt ra cho từng loại hình kinh doanh rừng. Thực tiễn đã chứng minh rằng các giải pháp nhằm phục hồi rừng, quản lý rừng bền vững chỉ có thể giải quyết thoả đáng một khi có sự hiểu biết đầy đủ về bản chất quy luật sống của hệ sinh thái rừng (HSTR), trong đó có quy luật sinh trƣởng và các nhân tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng, phát triển của rừng. Nghiên cứu động thái của rừng tự nhiên là một công việc rất khó khăn nhƣng cần thiết để nắm bắt đƣợc các qui luật phát triển của rừng để có các quyết định điều chỉnh hợp lý và kịp thời trong từng giai đoạn phát triển của rừng. Các quá trình động thái diễn ra trong rừng có thể chia thành 3 nhóm quá trình: (i) tăng trƣởng của cây dẫn đến sự chuyển cấp trong tầng cây cao; (ii) quá trình tái sinh bổ sung; và (iii) quá trình chết tự nhiên trong các cỡ kính, hai quá trình sau làm thay đổi tổ thành loài và cấu trúc của lâm phần. Các nghiên cứu về cấu trúc và động thái của rừng tự nhiên đã đƣợc các nhà khoa học lâm nghiệp quan tâm từ lâu, và có rất nhiều công trình đã đƣợc công bố, nhiều kiến thức và kinh nghiệm đã đƣợc tích luỹ làm cơ sở cho các biện pháp kỹ thuật trong quản lý và sử dụng rừng. Tuy nhiên để có cơ sở xây dựng đƣợc mô hình rừng "mục đích" và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm dẫn dắt rừng đạt đƣợc sự bền vững cần phải tiếp tục nghiên cứu bổ sung để có những hiểu biết sâu hơn về các quy luật cấu trúc và động thái của rừng. Ở Việt Nam, các nghiên cứu định vị còn rất hạn chế. Trong chƣơng trình theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, bắt đầu từ chu kỳ 2 (1985-1990), Viện Điều tra quy hoạch rừng đã thiết lập khoảng 100 ô định vị nghiên cứu sinh thái và đã thu thập đƣợc một nguồn dữ liệu rất phong phú, tuy nhiên việc phân tích đánh giá nguồn số liệu này để nghiên cứu các vấn đề sinh thái rừng và lâm học còn rất hạn chế do nhiều nguyên nhân rất khác nhau. Trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 khuôn khổ đề tài “nghiên cứu các đặc điểm lâm học của một số HSTR chủ yếu ở Việt Nam” của Viện Khoa học Lâm nghiệp giai đoạn I từ năm 2006-2010, đã thiết lập thêm 54 ô tiêu chuẩn định vị cho 4 kiểu rừng khác nhau trên các vùng sinh thái của toàn quốc, trong đó có 6 ô tiêu chuẩn đƣợc lập cho kiểu thƣa rụng lá ƣu hợp họ Dầu (rừng khộp) ở Tây Nguyên. Hệ thống ô tiêu chuẩn định vị (ÔTCĐV) này là cơ sở cho các nghiên cứu sâu hơn về các quá trình động trong các HSTR khác nhau ở Việt Nam. Trong khuôn khổ của một luận văn cao học, tôi thực hiện đề tài: "Nghiên cứu động thái cấu trúc đường kính của rừng tự nhiên nhiệt đới hỗn loài lá rộng rụng lá theo mùa ưu hợp họ dầu(rừng khộp) ở Tây Nguyên ". Đây là một trong những nội dung nghiên cứu thuộc đề tài “nghiên cứu các đặc điểm lâm học của một số HSTR chủ yếu ở Việt Nam” do nhóm nghiên cứu của PGS.TS. Trần Văn Con, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam thực hiện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái quát về động thái rừng Động thái rừng là một khái niệm rất rộng và bao gồm nhiều quá trình rất phức tạp. Nghiên cứu động thái rừng là một công việc hết sức khó khăn và càng đặc biệt khó khăn hơn đối với rừng tự nhiên nhiệt đới bởi tính phức hợp của nó. Các công trình nghiên cứu về động thái rừng tự nhiên nhiệt đới ở trên thế giới và ở Việt Nam đã đƣợc công bố cho đến nay là không kể đƣợc. Sau đây chỉ cập nhật một số công trình nghiên cứu quan trọng nhất liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài luận văn, đặc biệt là các công trình nghiên cứu các quá trình động thái của quần thụ cây gỗ trên 3 vấn đề chính: tái sinh, diễn thế và tăng trƣởng. 1.2. Nghiên cứu ngoài nước 1.1.1. Các nghiên cứu về tái sinh và diễn thế rừng Có rất nhiều phƣơng pháp đã đƣợc sử dụng để nghiên cứu quá trình diễn thế rừng, phƣơng pháp đƣợc sử dụng nhiều nhất là mô hình hóa các quy luật biến đổi tầng cây cao và tầng cây bụi thảm tƣơi dƣới các tác động thay đổi điều kiện môi trƣờng. Hiện tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau trong nghiên cứu về lý thuyết diễn thế của các hệ sinh thái, trong đó có thể chia thành hai trƣờng phái cơ bản: (i) Các lý thuyết về diễn thế dựa trên phản ứng của các cá thể sinh vật và quan niệm diễn thế là kết quả của các chiến lược thích nghi của các cá thể đối với môi trƣờng. (ii) Các lý thuyết diễn thế dựa trên phản ứng của toàn bộ HSTR (Shugart, H.H.1984) [52]. Diễn thế dƣới quan điểm của nhiều nhà sinh thái học, bao gồm sự biến đổi của các hệ tự nhiên và hiểu biết về nguyên nhân cũng nhƣ xu hƣớng của các biến đổi đó. Trong kho tàng tài liệu về sinh thái học, đã có quá nhiều các công trình viết về diễn thế đến nỗi rất khó cho ai đó muốn tổng quan để đƣa đến một sự phân loại hay tổng hợp về các lý thuyết, trƣờng phái về diễn thế cũng nhƣ các mô hình toán đã đƣợc ứng dụng để nghiên cứu về diễn thế. Shugart H.H. (1984) [52] đã sử dụng một loạt các mô hình máy tính về diễn thế rừng (gọi là mô hình lỗ trống) để Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 nghiên cứu phản ứng động thái lâu dài của HSTR. Các nghiên cứu này tập trung vào việc ứng dụng các mô hình để phát triển lý thuyết và giải quyết các vấn đề trong hiểu biết của chúng ta về diễn thế. Một loạt các mô hình động thái rừng dựa trên cây cá thể đã đƣợc thảo luận trong công trình này nhƣ: mô hình cho rừng đồng loài đều tuổi, mô hình cho rừng hỗn loài đều tuổi, mô hình cho rừng đồng loài khác tuổi và mô hình cho rừng khác loài khác tuổi. Các mô hình này lại đƣợc chia theo cách tiếp cận có chú ý đến không gian và không chú ý đến không gian. Ngoài các phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu diễn thế bằng mô hình hóa toán học, các phƣơng pháp nghiên cứu mô tả trên cơ sở nghiên cứu định vị lâu dài (thông qua hệ thống ô tiêu chuẩn sinh thái định vị) hoặc thông qua một hệ thống các ô nghiên cứu với các giai đoạn diễn thế khác nhau tồn tại cùng một thời điểm trên các địa điểm không gian khác nhau (phƣơng pháp lấy không gian thay thế thời gian). Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của HSTR, biểu hiện của nó là sự xuất hiện của một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng: dƣới tán rừng, chỗ trống trong rừng, đất rừng sau khai thác, đất rừng sau nƣơng rẫy. Vai trò lịch sử của lớp cây con này là thay thế thế hệ cây già cỗi. Vì vậy tái sinh từng hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình phục hồi thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả tái sinh rừng đƣợc xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lƣợng cây con, đặc điểm phân bố. Sự tƣơng đồng hay khác biệt giữa tổ thành lớp cây tái sinh và tầng cây gỗ lớn đã đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm (Mibbre-ad, 1930; Richards, 1933; 1939; Aubreville, 1938; Beard, 1946; Lebrun và Gilbert, 1954; Joné, 1955-1956; Schultz, 1960; Baur, 1964; Rollet, 1969, dẫn theo [5]). Do tính chất phức tạp về tổ thành loài cây, trong đó chỉ có một số loài có giá trị nên trong thực tiễn, ngƣời ta chỉ khảo sát những loài cây có ý nghĩa nhất định. Quá trình tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới vô cùng phức tạp và còn ít đƣợc nghiên cứu. Phần lớn tài liệu nghiên cứu về tái sinh tự nhiên của rừng mƣa thƣờng chỉ tập trung vào một số loài cây có giá trị kinh tế dƣới điều kiện rừng đã ít nhiều bị biến đổi. Van steenis (1959)[54] đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến của rừng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 mƣa nhiệt đới là tái sinh phân tán liên tục của các loài cây chịu bóng và tái sinh vệt của các loài cây ƣa sáng. Vấn đề tái sinh rừng nhiệt đới đƣợc thảo luận nhiều nhất là hiệu quả các cách thức xử lý lâm sinh liên quan đến tái sinh của các loài cây mục đích ở các kiểu rừng. Từ đó các nhà lâm sinh học đã xây dựng thành công nhiều phƣơng thức chặt tái sinh. Công trình của Bernard (1954, 1959), Wyatt Smith (1961) dẫn theo [2] với phƣơng thức rừng đều tuổi ở Mã Lai; Nicholson (1958) ở Bắc Borneo; Donis và Maudoux (1951, 1954) dẫn theo [2] với công thức đồng nhất hoá tầng trên ở Zaia; Taylor (1954), Jones (1960) với phƣơng thức chặt dần tái sinh dƣới tán ở Nijêria và Gana; Barnarji (1959) với phƣơng thức chặt dần nâng cao vòm lá ở Andamann. Nội dung chi tiết các bƣớc và hiệu quả của từng phƣơng thức đối với tái sinh đã đƣợc Baur (1962) [2] tổng kết trong tác phẩm: Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mƣa. Nghiên cứu tái sinh ở rừng nhiệt đới Châu Phi, A.Obrevin (1938) nhận thấy cây con của các loài cây ƣu thế trong rừng mƣa là rất hiếm. A.Obrevin đã khái quát hoá các hiện tƣợng tái sinh ở rừng nhiệt đới Châu Phi để đúc kết nên lý luận bức khảm tái sinh, nhƣng phần lý giải các hiện tƣợng đó còn bị hạn chế chƣa đƣa ra đƣợc những đề xuất cụ thể. Vì vậy, lý luận của ông còn ít sức thuyết phục, chƣa giúp ích cho thực tiễn sản xuất để điều khiển tái sinh rừng theo những mục tiêu kinh doanh đã đề ra. Tuy nhiên, những kết quả quan sát của Davit và P.W Risa (1933), Bơt (1946), Sun (1960), Role (1969) ở rừng nhiệt đới Nam Mỹ lại khác hẳn với nhận định của A.Obrevin. Đó là hiện tƣợng tái sinh tại chỗ và liên tục của các loài cây và tổ thành loài cây có khả năng giữ nguyên không đổi trong một thời gian dài. Các công trình nghiên cứu về phân bố tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới đáng chú ý là công trình nghiên cứu của Richards, P.W (1952), Bernard Rollet (1974), tổng kết các kết quả nghiên cứu về phân bố số cây tái sinh tự nhiên đã nhận xét: trong các ô có kích thƣớc nhỏ (1 x 1m, 1 x 1.5m) cây tái sinh tự nhiên có dạng phân bố cụm, một số ít có phân bố Poisson. Ở Châu Phi trên cơ sở các số liệu thu thập Tayloer (1954), Barnard (1955) xác định số lƣợng cây tái sinh trong rừng nhiệt đới thiếu hụt cần thiết phải bổ sung bằng trồng rừng nhân tạo. Ngƣợc lại, các tác giả nghiên cứu về tái sinh tự nhiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 rừng nhiệt đới Châu Á nhƣ Budowski (1956), Bava (1954), Atinot (1965) lại nhận định dƣới tán rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ số lƣợng cây tái sinh có giá trị kinh tế, do vậy các biện pháp lâm sinh đề ra cần thiết để bảo vệ và phát triển cây tái sinh có sẵn dƣới tán rừng (dẫn theo Nguyễn Duy Chuyên, 1996) [5]. Đối với rừng nhiệt đới thì các nhân tố sinh thái nhƣ nhân tố ánh sáng (thông qua độ tàn che của rừng), độ ẩm của đất, kết cấu quần thụ, cây bụi, thảm tƣơi là những nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình tái sinh rừng, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề cập đến vấn đề này. Baur G.N. (1962)[2] cho rằng, sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hƣởng đến phát triển của cây con còn đối với sự nảy mầm và phát triển của cây mầm, ảnh hƣởng này thƣờng không rõ ràng. Thảm cỏ, cây bụi có ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của cây tái sinh. Ở những quần thụ kín tán, thảm cỏ và cây bụi kém phát triển nhƣng chúng vẫn có ảnh hƣởng đến cây tái sinh. Nhìn chung ở rừng nhiệt đới, tổ thành và mật độ cây tái sinh thƣờng khá lớn. Nhƣng số lƣợng loài cây có giá trị kinh tế thƣờng không nhiều và đƣợc chú ý hơn, còn các loài cây có giá trị kinh tế thấp thƣờng ít đƣợc nghiên cứu, đặc biệt là đối với tái sinh ở các trạng thái rừng phục hồi sau nƣơng rẫy. H. Lamprecht (1989)[46] căn cứ vào nhu cầu ánh sáng của các loài cây trong suốt quá trình sống để phân chia cây rừng nhiệt đới thành nhóm cây ƣa sáng, nhóm cây bạn chịu bóng và nhóm cây chịu bóng. Kết cấu của quần thụ lâm phần có ảnh hƣởng đến tái sinh rừng. I.D.Yurkevich (1960) đã chứng minh độ tàn che tối ƣu cho sự phát triển bình thƣờng của đa số các loài cây gỗ là 0,6 - 0,7. Độ khép tán của quần thụ ảnh hƣởng trực tiếp đến mật độ và sức sống của cây con. Trong công trình nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa cây con và quần thụ, V.G.Karpov (1969) đã chỉ ra đặc điểm phức tạp trong quan hệ cạnh tranh về dinh dƣỡng khoáng của đất, ánh sáng, độ ẩm và tính chất không thuần nhất của quan hệ qua lại giữa các thực vật tuỳ thuộc đặc tính sinh vật học, tuổi và điều kiện sinh thái của quần thể thực vật (dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 1992)[29]. [...]... dự đoán cấu trúc đƣờng kính của rừng lá rộng rụng lá theo mùa, ƣu hợp họ dầu ở Đắc Lắc làm cơ sở cho việc quản lý rừng theo hƣớng bền vững 2.2 Nội dung và giới hạn nghiên cứu 2.2.1 Nội dung nghiên cứu + Thiết lập bảng cấu trúc lâm phần rừng hỗn loài khác tuổi theo cỡ kính và loài/ nhóm loài cho hai thời điểm điều tra trên ô tiêu chuẩn định vị + Nghiên cứu các quá trình động thái trong bảng cấu trúc lâm... cơ bản của một mô hình sinh trƣởng (Vanclay, 1992 [55]) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn có 30 Chƣơng 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, GIỚI HẠN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu 2.1.1 Mục tiêu lý luận Góp phần hoàn thiện các phƣơng pháp xây dựng mô hình động thái cấu trúc của rừng tự nhiên nhiệt đới hỗn loài lá rộng rụng lá ƣu hợp họ dầu (rừng Khộp) ở Tây Nguyên. .. kiểu rừng khác nhƣ rừng lá kim và rừng thƣờng xanh, các nghiên cứu về cấu trúc N/D của rừng Khộp chƣa có nhiều Theo Hồ Viết Sắc (1984) [24] thì phân bố số cây theo cấp kính của rừng Khộp tuân theo qui luật giảm, đặc trƣng của rừng hỗn loài khác tuổi Bằng số liệu của 40 ô tiêu chuẩn (mỗi ô 1 ha) đại diện cho các vùng rừng Khộp đặc trƣng ở Tây Nguyên, Trần Văn Con (1991) [6] chỉ ra rằng phân bố N/D của rừng. .. trƣởng, quá trình chuyển cấp, quá trình tái sinh vào cấp kính đầu tiên, quá trình chết/hoặc khai thác) + Nghiên cứu thiết lập các mô hình dự đoán cấu trúc cấp kính (mô hình bảng tính dựa trên tăng trƣởng ở các cấp kính, mô hình chuyển đổi trạng thái trên cơ sở ma trận tham số, mô hình mô phỏng 2.2.2 Giới hạn nghiên cứu Giới hạn nghiên cứu của đề tài là rừng tự nhiên nhiệt đới hỗn hoài lá rộng ƣu hợp họ. .. thể khai thác của các loài cây gỗ kinh doanh tuỳ thuộc tốc độ sinh trƣởng và đặc tính sinh học của từng loài trên các vùng sinh thái với hơn 60 loài ở Bắc Trung bộ, 22 loài ở Tây Nguyên và 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 loài ở Duyên Hải Nam trung bộ Sắp xếp các loài cây theo tốc độ sinh trƣởng (chậm, trung bình, nhanh ) và kết hợp theo nhóm gỗ (Đỗ... theo dõi diễn biến động thái rừng Một mô hình sinh trƣởng là sự tổng hợp dữ liệu của kiểm kê động để biểu thị sinh trƣởng và diễn biến của rừng Các mô hình sinh trƣởng có thể có vai trò rất lớn trong quản lý rừng và thể hiện các chính sách lâm nghiệp Tận dụng đƣợc các ƣu thế của mô hình sinh trƣởng và kết hợp với các nguồn dữ liệu khác về tài nguyên và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên. .. trở ngại rất lớn cho tái sinh rừng (Xannikov, 1967; Vipper, 1973) (dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 1992)[29] Nhƣ vậy, các công trình nghiên cứu đƣợc đề cập ở trên đã phần nào làm sáng tỏ việc đặc điểm tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới Đó là cơ sở để xây dựng các phƣơng thức lâm sinh hợp lý Tái sinh tự nhiên của thảm thực vật sau nƣơng rẫy đƣợc một số tác giả nghiên cứu Saldarriaga (1991) nghiên cứu tại rừng. .. cấu trúc Trần Văn Con (1991) [6] nghiên cứu về cấu trúc tổ thành rừng Khộp ở Tây Nguyên đã dùng phƣơng pháp mô phỏng cấu trúc tổ thành loài rừng khộp bằng phƣơng trình entropie có dạng: h = H’(1-exp(-ks)) của Stocker/Bergmann (1977) và đã phân biệt đƣợc 5 kiểu ƣu hợp chính dựa theo các loài ƣu thế chính có tầm quan trọng nhất(>30%) và 16 kiểu ƣu hợp phụ dựa theo các loài ƣu thế phụ (>10-30%) - Cấu trúc. .. quy hoạch rừng) đã nghiên cứu tăng trƣởng rừng tự nhiên lá rộng thƣờng xanh đã qua tác động Đây là đề tài nghiên cứu cấp Bộ Năm 2001-2005, nhóm đề tài do Đỗ Đình Sâm chủ trì đã xây đƣợc 1 số dạng phƣơng trình tăng trƣởng đƣờng kính lâm phần ở các vùng sinh thái và tính đƣợc tăng trƣởng rừng cho một số ô tiêu chuẩn trên các trạng thái rừng phổ biến hiện nay Trên cơ sở đó đã xác định đƣờng kính thành... lên thay thế những loài tiên phong tạm thời có tuổi thọ ngắn Quá trình tái sinh và diễn thế của rừng tự nhiên là những vấn đề hết sức quan trọng trong nghiên cứu sinh thái rừng nhiệt đới Mỗi sự phá hoại rừng nguyên sinh đều dẫn đến quá trình diễn thế theo xu hƣớng trở lại trạng thái ban đầu Sự thay đổi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 nhƣ vậy thƣờng đƣợc . ĐƢỜNG KÍNH CỦA RỪNG TỰ NHIÊN NHIỆT ĐỚI HỖN LOÀI LÁ RỘNG RỤNG LÁ THEO MÙA ƢU HỢP HỌ DẦU (RỪNG KHỘP) Ở TÂY NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2010. ĐƢỜNG KÍNH CỦA RỪNG TỰ NHIÊN NHIỆT ĐỚI HỖN LOÀI LÁ RỘNG RỤNG LÁ THEO MÙA ƢU HỢP HỌ DẦU (RỪNG KHỘP) Ở TÂY NGUYÊN Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. loài lá rộng rụng lá theo mùa ưu hợp họ dầu (rừng khộp) ở Tây Nguyên ". Đây là một trong những nội dung nghiên cứu thuộc đề tài nghiên cứu các đặc điểm lâm học của một số HSTR chủ yếu ở

Ngày đăng: 04/10/2014, 06:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan