1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng ứng dụng cho phân hệ kế toán tiền mặt – gửi tại doanh nghiệp

65 457 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOANEm xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: Xây dụng ứng dụng cho phân hệ kế toán tiền mặt – gửi tại doanh nghiệp kinh doanh sắt thép Hoàng Triều là kết quả của quá trình bản thân

Trang 1

Khóa luận tốt nghiệp cũng thể hiện một phần kết quả học tập của em tại khoa hệthống thông tin kinh tế thuộc trường đại học Công nghệ thông tin và Truyền thôngsau bốn năm vì thế em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trongkhoa đã truyền thụ cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý giá trong lĩnh vục kếtoán và công nghệ phần mềm là nền tảng vững chắc trong quá trình làm luận văn vàcông việc sau này.

Để hoàn thành luận văn em đã hết sức cố gắng nhưng thiếu sót là điều không thểtránh khỏi, em rất mong được đóp góp ý kiến, nhận xét của quý thầy cô và các bạn

để đề tài hoàn thiện hơn

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2012

Sinh viên

Nguyễn Thị Duyên

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: Xây dụng ứng dụng cho phân hệ kế toán tiền mặt – gửi tại doanh nghiệp kinh doanh sắt thép Hoàng Triều là kết quả

của quá trình bản thân em cố gắng tìm hiểu, học tập và nghiên cứu trong thời gianlàm khóa luận Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong khi làm đề tài đã đượcnêu rõ trong phần tài liệu tham khảo Các kết quả và số liệu và nội dung được trìnhtrong khóa luận hoàn toàn chính xác, trung thực không sao chép từ các đề tài khác,nếu sai em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước hội đồng

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2012

Sinh viên

Nguyễn Thị Duyên

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH vii

MỞ ĐẦU viii

1 Tính cấp thiết của đề tài viii

2 Mục tiêu thiết thực của đề tài ix

3 Nội dung của khóa luận ix

4 Phương pháp nghiên cứu ix

5 Phạm vi nghiên cứu .ix

6 Cơ sở dữ liệu cho đề tài x

7 Ý nghĩa đề tài x

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Các khái niệm cơ bản trong kế toán tiền mặt và tiền gửi 1

1.2 Tiền mặt 2

1.2.1 Nguyên tắc kế toán tiền mặt 2

1.2.2 Các chứng từ sử dụng trong kế toán tiền mặt 2

1.2.3 Tài khoản sử dụng và kết cấu tiền mặt 4

1.3 Tiền gửi ngân hàng 7

1.3.1 Nguyên tắc kế toán gửi ngân hàng 7

1.3.2 Chứng từ sử dụng trong kế toán tiền gửi ngân hàng 7

1.3.3 Tài khoản sử dụng và kết cấu của tiền gửi ngân hàng 8

1.4 Ngôn ngữ lập trình 11

1.4.1 Thiết kế giao diện với Visual Basic 12

1.4.2 Viết lệnh cho các đối tượng trong Visual Basic 13

1.4.3 Hàm và thủ tục do người dùng định nghĩa 14

1.4.4 Điều khiển DAO (Data Access Object) 14

1.4.5 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access 15

1.5 Khảo sát thực tế tại Doanh nghiệp Hoàng Triều 16

1.5.1 Quá trình hình thành và phát triển 16

1.5.2 Cơ cấu tổ chức quản lí của Doanh nghiệp 18

Trang 4

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG

2.1 Quy trình hoạt động kế toán tiền mặt và tiền gửi 19

2.2 Phân tích thiết kế hệ thống 23

2.2.1 Biểu đồ phân cấp chức năng 23

2.2.2 Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh 24

2.2.3 Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 26

2.2.4 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng quản lý chung 28

2.2.5 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng quản lý tiền mặt 30

2.2.6 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng quản lý tiền gửi 31

2.2.7 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng báo cáo 32

2.2.8 Thiết kế cơ sở dữ liệu 33

CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG ỨNG DỤNG CHO PHÂN HỆ KẾ TOÁN TIỀN MẶT – GỬI TẠI DOANH NGHIỆP KINH DOANH SẮT THÉP HOÀNG TRIỀU 3.1 Đặt vấn đề 44

3.2 Giải quyết vấn đề 44

3.3 Giao diện của chương trình 45

3.2.1.Giao diện đăng nhập hệ thống 45

3.2.2.Giao diện chính hệ thống 46

3.2.3.Giao diện quản lí khách hàng 47

3.2.4.Giao diện cập nhật thông tin tài khoản 48

3.2.5 Giao diện cập nhân thông tin chứng từ 49

3.2.6 Giao diện nhật ký thu tiền tài khoản 111 50

3.2.7 Giao diện sổ quỹ tiền mặt 51

3.2.8 Giao diện sổ tiền gửi ngân hàng 52

KẾT LUẬN 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

Trang 5

DMTK : Danh mục tài khoản

NVKT: Nhân viên kế toán

TK : Tài khoản

TGNH : Tiền gửi ngân hàng

SXKD : Sản xuất kinh doanh

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Phiếu thu tiền mặt theo mẫu 01-TT quyết định

48 3

Hình 1.2: Phiếu chi tiền mặt theo mẫu 02-TT theo quyết định 48 4

Hình 1.3: Sơ đồ nghiệp vụ kế toán tiền mặt 6

Hình 1.4: Ủy nhiệm chi mẫu 01 8

Hình 1.5: Sơ đồ nghiệp vụ kế toán tiền gửi ngân hàng 9

Hình 1.6: Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp 18

Hình 2.1: Quy trình thu tiền mặt

19 Hình2.2: Quy trình chi tiền mặt 20

Hình 2.3: Quy trình thu tiền gửi ngân hàng

21 Hình 2.4: Quy trình chi bằng tiền gửi ngân hàng

22 Hình 2.5: Biểu đồ phân cấp chức năng 23

Hình 2.6: Biểu đồ luồng mức khung cảnh 24

Hình 2.7: Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 26

Hình 2.8: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng quản lí chung 28

Hình 2.9: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng quản lí tiền mặt 30

Hình 2.10: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng quản lí tiền gửi 31

Hình 2.11: Biểu đồ mức dưới đỉnh chức năng báo cáo 32

Hình 2.12: Mô hình lược đồ quan hệ 36

Hình 3.1: Giao diện chính đăng nhập 45

Hình 3.2: Giao diện chính của chương trình 46

Hình 3.3: Giao diện chính thông tin kháchhàng 47

Hình 3.4: Giao diện tài khoản 48

Trang 8

Hình 3.5: Giao diện cập nhật chứng từ 49 Hình 3.6: Giao diện nhật ký thu tiền tài khoản 111 50 Hình 3.7: Giao diện sổ quỹ tiền mặt 51 Hình 3.8: Giao diện sổ tiền gửi ngân

hàng 52

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, nguồn vốn đối với mọi doanh nghiệp đều khó khăn đặc biệt trong năm

2012, phần lớn các doanh nghiệp đều khan hiếm nguồn vốn Mặc dù chính phủ đã

có các chính sách hỗ trợ giảm lãi suất vay, gia hạn các khoản nợ hay khoanh tròn nợgiúp cho doanh nghiệp tránh được nợ quá hạn, nợ xấu, miễn thuế, gia hạn thuế chocác doanh nghiệp vừa và nhỏ

Mặc dù có nhiều chính sách ưu đãi như vậy nhưng để tiếp cận được nguồn vốnđối với các doanh nghiệp vẫn còn rất khó khăn đó là phải đáp ứng rất nhiều yếu tốrất khắt khe

Như vậy, để có được nguồn vốn bên ngoài phục vụ cho sản xuất rất khó khănđặc biệt vốn lưu động của doanh nghiệp được sử dụng hợp lí, tránh láng phí cầnphải có cơ chế quản lí, giám sát chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn tại doanh nghiệptrong đó có tiền mặt và tiền gửi ngân hàng

Tiền mặt – gửi đóng vai trò quan trọng và là mẫu chốt giải quyết cho các phân

hệ kế toán trong doanh nghiệp Nó quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp Do đó,

để giúp cho người quản lí nhanh chóng nắm bắt thông tin kịp thời và chính xác vềtiền mặt – tiền gửi thì cần phải tin học hóa việc quản lí nó trong việc lưu trữ sổ sáchchứng từ cũng như hiểu rõ hơn về trình tự lưu chuyển chứng từ, trình tự ghi chépvào sổ sách và cách thức lập phiếu thu, phiếu chi, lên các báo cáo tình hình thu chi,tồn quỹ tiền mặt và tiền gửi

Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại Doanh nghiệp Hoàng Triều về nghiệp vụ kếtoán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, là một sinh viên Tin học Kinh tế với mục đíchchính là áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế công việc, đồng thời được sựgiúp đỡ của nhân viên kế toán của doanh nghiệp, được sự đồng ý của Ban chủnhiệm Khoa hệ thống thông tin kinh tế và hướng dẫn tận tình của giáo viên hướngdẫn là Tiễn sĩ Vũ Thị Minh Luận và thầy giáo Nguyễn Văn Giáp, em quyết định

chọn đề tài "Xây dựng ứng dụng cho phân hệ kế toán tiền mặt - gửi tại doanh nghiệp kinh doanh sắt thép Hoàng Triều" làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

Trang 10

2 Mục tiêu thiết thực của đề tài

Xây dựng ứng dụng cho phân hệ kế toán tiền mặt – gửi tại doanh nghiệp kinh

doanh sắt thép Hoàng Triều

3 Nội dung của khóa luận

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Nội dung chính của phần này là giới thiệu sơ lược về kế toán tiền mặt và kếtoán tiền gửi ngân hàng, ngữ lập trình ứng dụng vào xây dựng ứng dụng cho phân

hệ kế toán tiền mặt – gửi tại doanh nghiệp

Chương 2: Khảo sát và phân tích thiết kế hệ thống

Trong chương này sẽ trình bày cụ thể những vấn đề : Quá trình hình thành cơcấu tổ chức và phát triển của doanh nghiệp, xây dựng ứng dụng cho phân hệ tiềnmặt – gửi, đồng thời xây dựng sơ đồ chức năng, biểu đồ luồng và cơ sở dữ liệu chobái toán

Chương 3: Xây dựng chương trình

Xây dựng chương trình ứng dụng cho phân hệ kế toán tiền mặt – gửi tại doanhnghiệp kinh doanh sắt thép Hoàng Triều dựa trên ngôn ngữ lập trình visuabasic 6.0

và hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access xây dựng một số chức năng cơ bản dùng hạchtoán các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt – tiền gửi như giấy báo có, giấy báo nợ,phiếu thu, phiếu chi

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tổng hợp tài liệu: Tiến hành thu thập tài liệu có liên quan đến

doanh nghiệp Hoàng Triều Thu thập các số liệu và chứng từ có liên quan phân hệ

kế toán tiền mặt và tiền gửi trong doanh nghiệp

Phương pháp Top -Down: Là phương pháp dùng trong quá trình thiết kế hệ

thống.Theo phương pháp này, quá trình thiết kế hệ thống chia các chức năng chínhcủa hệ thống thành các chức năng nhỏ hơn, các chức năng này sẽ được phân chiathành các chức năng nhỏ hơn nữa cho đến khi các chức năng đủ nhỏ

5 Phạm vi nghiên cứu

TX.Sông Công – Thái Nguyên

Trang 11

6 Cơ sở dữ liệu cho đề tài

- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp năm 2011 trở về trước

- Chứng từ kế toán hiện có của doanh nghiệp từ năm 2011 trở về trước

- Các tài liệu tìm hiểu về các vấn đề chung như kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, nguồn vốn lưu động…

7 Ý nghĩa đề tài

Đề tài sử dụng ngôn ngữ lập trình Visuabasic và hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Access, phương pháp phân tích thiết kế hệ thống Top - Down trong xây dựng ứng dụng cho phân hệ kế toán tiền mặt – gửi tại doanh nghiệp kinh doanh sắt thép Hoàng Triều có ý nghĩa rất lớn cho ta cách nhìn tổng quan và chi tiết về chức năng của hệ thống này Đồng thời, kết quả của đề tài là cơ sở khoa học giúp cho doanh nghiệp có thể quản lý, nắm bắt kịp thời thông tin về quá trình sử dụng tiền mặt – gửi

và đề tài giúp cho bản thân em tổng hợp được những kiến thức được học trong trường và

Trang 12

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Các khái niệm cơ bản trong kế toán tiền mặt và tiền gửi

- Kế toán: Theo luật kế toán Việt Nam là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân

tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thờigian lao động của con người[6]

- Kỳ kế toán: là khoản thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu

ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khoá sổ kế toán để lập báocáo tài chính theo kỳ kế toán phù hợp với doanh nghiệp

- Phân hệ kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: thực hiện và quản lý các hoạt

động thu, chi, thanh toán, chuyển khoản, liên quan đến tiền mặt hoặc tiền gửingân hàng bằng đồng nội tệ hoặc ngoại tệ để đưa ra các báo cáo về quỹ tiền mặt vàtiền gửi

- Tiền mặt: Tiền mặt là số vốn bằng tiền do thủ quỹ bảo quản tại quỹ của doanh

nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc[4]

- Tiền gửi ngân hàng: là số tiền mà doanh nghiệp gửi tại các ngân hàng, kho

bạc nhà nước hoặc các công ty tài chính bao gồm tiền Việt Nam, vàng bạc, đá quýgiúp việc thanh toán một cách an toàn và tiện dụng[4]

Tiền gửi có thể được phân chia theo nhiều cách ví dụ như phân chia theo mụcđích sử dụng thì có hai hình thức đó là tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi thanh toán: là loại hình tiền gửi không kỳ hạn được sử dụng với mục

đích chủ yếu là thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng bằng các phươngtiện thanh toán như: séc lĩnh tiền mặt, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, chuyển tiền điệntử nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh nhất của quý khách Ngoài ra, đối vớikhách hàng là các tổ chức có thể sử dụng kèm dịch vụ thấu chi trên tài khoản tiền gửithanh toán[1]

Thấu chi trên tài khoản: là khoản vay linh hoạt dành cho khách hàng có nhu cầu

chi tiêu vượt quá số tiền trên tài khoản Khách hàng chỉ trả lãi trên số tiền vượt quá và

số ngày thực tế sử dụng Số tiền thấu chi có thời hạn 12 tháng và giá trị có thể lên đến

100 triệu đồng

Phiếu chi: Nhằm xác định các khoản tiền mặt, ngoại tệ thực tế xuất quỹ và

làm căn cứ để thủ quỹ, ghi sổ quỹ và kế toán ghi sổ kế toán[1]

Trang 13

Giấy báo có: là chứng từ thể hiện nội dung, nguyên nhân phát sinh khi số tiền

trong tài khoản của doanh nghiệp tăng lên, là căn cứ để kế toán ghi sổ kế toán tiềngửi và các sổ kế toán liên quan đến nghiệp vụ thu tiền gửi[1]

Giấy báo nợ: Giấy báo cho chủ doanh nghiệp biết nội dung và số tiền trong tàikhoản đã giảm đi một khoản tiền là căn cứ để kế toán ghi sổ kế toán tiền gửi và các

sổ kế toán liên quan đến nghiệp vụ chi tiền gửi[1]

1.2 Tiền mặt

1.2.1 Nguyên tắc kế toán tiền mặt

- Phản ánh vào tài khoản “Tiền mặt” số tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc,nhập xuất quý tiền mặt

- Đối với khoản tiền thu được chuyển ngay vào Ngân hàng thì không ghi vàobền nợ tài khoản “Tiền mặt” mà ghi bên nợ tài khoản tiền đang chuyển

- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý do doanh nghiệp khác và cánhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lí và hạch toán như các loại tàisản bằng tiền của doanh nghiệp

- Khi tiến hành xuất nhập quỹ phải có đầy đủ các chứng từ theo quy định

1.2.2 Các chứng từ sử dụng trong kế toán tiền mặt

Phiếu thu Mẫu 01 – TT và Phiếu chi Mẫu 02 – TT

Các chứng từ sau khi được kiểm tra đảm bảo tính hợp lệ được ghi chép phản ánhvào các sổ kế toán liên quan bao gồm:

- Sổ quỹ tiền mặt

- Sổ kế toán chi tiết tiền mặt

Mục đích: dùng để phả ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại doanh nghiệp

Phiếu thu: Nhằm xác định số tiền mặt, ngoại tệ,…thực tế nhập quỹ và làm căn

cứ để thủ quỹ thu tiền, ghi sổ quỹ, kế toán ghi sổ các khoản thu có liên quan Mọikhoản tiền Việt Nam, ngoại tệ nhập quỹ đều phải có phiếu thu Đối với ngoại tệtrước khi nhập quỹ phải được kiểm tra và lập “ Bảng kê ngoại tệ” đính kèm vớiphiếu thu

Phiếu thu do kế toán lập thành 3 liên, ghi đầy đủ các nội dung và ký vào phiếuthu, gửi lên cho kế toán trưởng kiểm tra ký duyệt và chuyển cho thủ quỹ làm thủ tụcnhập quỹ Sau khi đã nhận đủ số tiền, thủ quỹ ghi số tiền thực tế nhập quỹ ( bằngchữ ) vào phiếu thu trước khi ký và ghi rõ họ tên Thủ quỹ giữ lại 1 liên để ghi sổquỹ (liên 2), 1 liên giao cho người nộp tiền (liên 3), 1 liên lưu nơi lập phiếu (liên 1).Cuối ngày toàn bộ phiếu thu kèm theo chứng từ gốc chuyển cho kế toán để ghi sổ

kế toán

Trang 14

Ví dụ phiếu thu: Ngày 10/08/2011 doanh nghiệp rút tiền gửi ngân hàng về nhập

quỹ tiền mặt theo phiếu thu số 597, số tiền 14.995.200 đồng

Hình 1.1: Phiếu thu tiền mặt theo mẫu 01-TT quyết định 48

Phiếu chi: Nhằm xác định các khoản tiền mặt, ngoại tệ thực tế xuất quỹ và làm

căn cứ để thủ quỹ, ghi sổ quỹ và kế toán ghi sổ kế toán

Phiếu chi được lập thành 3 liên và chỉ sau khi có đủ chữ ký ( ký theo từng liên)của người lập phiếu, kế toán trưởng, giám đốc, thủ quỹ mới được xuất quỹ Sau khi

đã nhận đủ số tiền, người nhận tiền phải ghi số tiền đã nhận ( bằng chữ ), ký tên vàghi rõ họ tên Liên 1 lưu ở nơi lập phiếu, liên 2 thủ quỹ dùng để ghi sổ quỹ vàchuyển cho kế toán cùng với chứng từ gốc để vào sổ kế toán, liên 3 giao cho ngườinhận tiền

Ví dụ phiếu chi: Ngày 10 tháng 8 năm 2011 doanh nghiệp thanh toán tiền hàng cho

doanh nghiệp Hồng Xuân thep phiêu chi số 266 số tiền 100.000.000 đồng

Trang 15

Hình 1.2: Phiếu chi tiền mặt theo mẫu 02-TT theo quyết định 48

Phiếu thu, phiếu chi được đóng thành từng quyển và phải ghi số từngquyển dùng trong 1 năm và theo từng tháng Trong mỗi phiếu thu, phiếuchi, số của từng phiếu thu, phiếu chi phải đánh liên tục trong một kì kế toán

1.2.3 Tài khoản sử dụng và kết cấu tiền mặt

- Tài khoản 111 “Tiền mặt”

- Kết cấu của tài khoản tiền mặt:

Bên nợ tài khoản 111

- Số dư đầu kì: phản ánh số hiện còn tại quỹ

- Phát sinh trong kì: Thu tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc kim khí quý đá

quý nhậpquỹ, số tiền mặt thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê, chênh lệch tỉgiá ngoại tệ tăng khi điều chỉnh

Bên có tài khoản 111

- Phát sinh trong kì: Các loại tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạckim khí quý, đá quý xuất quỹ, số tiền mặt thiếu tại quỹ, chênh lệch tỷ giágiảm khi điều chỉnh

Trang 16

Số dư cuối kỳ: phản ánh số tiền mặt tồn lại cuối quỹ của doanh nghiệp và có số

dư ghi bên nợ tài khoản 111(TM)

Hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu của tiền mặt

- Thu tiền bán thành phẩm là thép các loại

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111 – Tiền mặt ( tổng tiền thanh toán)

- Xuất quỹ tiền mặt mua nguyên vât liệu hàng hóa về nhập kho

Nợ TK 152– Nguyên liệu, vật liệu

Nợ TK 156 – Hàng hóa

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111 – Tiền mặt ( tổng tiền thanh toán)

- Xuất quỹ tiền mặt thanh toán các khoản nợ phải trả

- Xuất quỹ tiền mặt cho hoạt động tài chính, hoạt động khác doanh nghiệp

Nợ TK 635 – Chi phí hoạt động tài chính

Nợ TK 811- Chi phí khác

Trang 17

Băng tiền mặt chính, và hoạt động khác

Nhận ký cược, ký quỹ của Thanh toán các khoản

đơn vị khác nợ phải trả bằng tiền

Trang 18

1.3 Tiền gửi ngân hàng

1.3.1 Nguyên tắc kế toán gửi ngân hàng

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm sốtiền trong khoản tại ngân hàng của doanh nghiệp

Tiền gửi vào ngân hàng có những nguyên tắc cần phải tuân theo:

- Khi gửi tiền vào ngân hàng bằng ngoại tệ thì phải được quy đổi ra đồng Việt Namtheo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Nhà nướcViệt Nam công bố tại thời điểm phát sinh

- Khi mua ngoại tệ gửi vào ngân hàng thì phải được phản ánh theo tỷ giá mua thực

1.3.2 Chứng từ sử dụng trong kế toán tiền gửi ngân hàng

Ủy nhiệm chi mẫu, báo nợ, báo có của ngân hàng

Các chứng từ sau khi được kiểm tra đảm bảo tính hợp lệ được ghi chép phản ánhvào các sổ kế toán liên quan bao gồm:

- Sổ tiền gửi

- Sổ nhật ký chi tiền gửi ngân hàng

- Sổ nhật ký thu tiền gửi ngân hàng

Mục đích: dùng để phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quanđến tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp trong kỳ kế toán Nó cung cấp thông tincho chủ DN kiểm soát được tình hình hoạt động tài chính của mình và đưa ra quyếtđịnh phù hợp, kịp thời giúp cho mọi quá trình sản xuất trong DN được liên tục

Trang 19

Hình 1.4: Ủy nhiệm chi mẫu 01

Đây là mẫu phiếu ủy nhiệm chi khi DN thanh toán, chi trả cho khách hàng,lương công nhân, nộp thuế … bằng chuyển khoản Khi thanh toán bằng chuyểnkhoản dùng ủy nhiệm chi phải tuân theo nguyên tắc như sau:

+ Đối với ngân hàng đầu tư: cùng là ngân hàng đầu tư (BIDV) trong tỉnh TháiNguyên thì phải là ủy nhiệm chi mẫu 3 liên còn lại BIDV khác tỉnh hay chuyển tàikhoản ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh TháiNguyên, ngân hàng thương mại cổ phần công thương Thái Nguyên (VietinBank) + Đối vơi ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông chi nhánh TháiNguyên nếu tài khoản của khách hàng cùng ngân hàng dùng phiếu chi 3 liên còn lạidùng phiếu chi 2 liên

+ Đối với ViettinBank chi nhánh Thái Nguyên nếu cùng tài khoản của kháchhàng là VietinBank chi nhánh Sông Công dùng ủy nhiệm chi có 3 liên còn lại dùng

ủy nhiệm chi có 2 liên

1.3.3 Tài khoản sử dụng và kết cấu của tiền gửi ngân hàng

Tài khoản 112 “Tiền gửi Ngân hàng”

Đây là tài sản dùng để theo dõi số hiện có và tình hình viến động tăng, giảmcủa tiền gửi Ngân hàng (Kho bạc Nhà nước hay công ty tài chính)

Trang 20

Kết cấu của tài khoản 112:

Bên nợ tài khoản 112:

- Số dư đầu kì: Phản ánh số tiền hiện có tại ngân hàng của tài khoản

- Phát sinh trong kỳ: Các khoản tiền gửi vào ngân hàng

Bên có:

- Các khoản tiền rút ra từ ngân hàng

- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối kỳ

Dư cuối kì phản ánh số tiền hiện có tại ngân hàng của doanh nghiệp và có số dư ghibên nợ tài khoản 112(TGNH)

Sơ đồ nghiệp vụ kế toán tiền gửi ngân hàng

Hình 1.5: Sơ đồ nghiệp vụ kế toán tiền gửi ngân hàng [4]

Trang 21

Hạch toán một nghiệp vụ kinh tế chủ yếu tiền gửi Ngân hàng

- Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản Ngân hàng:

Nợ TK 1121 – Tiền gửi Ngân hàng

Có TK 1111 – Tiền mặt

- Nhận được tiền khách hàng trả trước hoặc thanh toán nợ bằng chuyển khoản:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng

Có TK 131 – Phải thu khách hàng

- Thu lãi tiền gửi Ngân hàng:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

- Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt:

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng

- Thanh toán tiền mua nguyên vật liệu, hàng hóa về dùng vào hoạt động sản xuấtkinh doanh bằng chuyển khoản:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Nợ TK 156 – Hàng hóa

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng

- Thanh toán tiền mua TSCĐ phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa bằng hìnhthức chuyển khoản:

Nợ TK 211 – Tài sản cố định hữu hình

Nợ TK 213 – Tài sản cố định vô hình

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng

- Thanh toán các khoản nợ phải trả bằng chuyển khoản:

Nợ TK 311 – Vay ngắn hạn

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng

- Thanh toán các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại cho người muabằng chuyển khoản:

Nợ TK 531 – Hàng bán bị trả lại

Nợ TK 532 – Giảm giá hàng bán

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra phải nộp

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng

Trang 22

- Chi bằng tiền gửi Ngân hàng liên quan đến các khoản chi phí sử dụng chi phí sảnxuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp, hoạt động tài chính:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 641, 635 – Chi phí bán hàng, chi phí tài chính

Nợ TK 642– Chi phí quản lí doanh nghiệp

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng

1.4 Ngôn ngữ lập trình

Visual Basic là một ngôn ngữ thảo chương hoàn thiện và hoạt động theo kiểuđiều khiển bởi sự kiện ( Event – Driven programming language ) nhưng lại giốngngôn ngữ thảo chương có cấu trúc ( Structured programming language )

Ưu điểm khi dùng Visual Basic chính là ở chỗ tiết kiệm thời gian và công chức

so với ngôn ngữ lập trình khác khi xây dựng cùng một ứng dụng

Visual Basic gắn liền với khái niệm lập trình trực quan (Visual), nghĩa là khithiết kế một chương trình, ta nhìn thấy ngay kết quả qua từng thao tác và giao diệnkhi chương trình thực hiện Đây là thuận lợi lớn so với các ngôn ngữ lập trình khác,Visual Basic cho phép ta chỉnh sửa đơn giản, nhanh chóng màu sắc, kích thước,hình dáng của các đối tượng trong ứng dụng

Một khả năng khác của Visual Basic chính là khả năng kết hợp các thư viện liênkết động DLL ( Dynamic Link Library ) DLL chính là phầm mở rộng cho VisualBasic tức là khi xây dựng một ứng dụng nào đó đã có một số yêu cầu mà VisualBasic chưa đáp ứng đủ, ta viết thêm DLL phụ trợ

Khi viết chương trình bằng Visual Basic, chúng ta phải qua hai bước:

Thiết kế giao diện ( Visual Programming )

Viết lệnh ( Cade Programming )

Nó cùng hỗ trợ các cấu trúc:

- Cấu trúc IF… THEN …ELSE

- Các cấu trúc lặp (Loops)

- Cấu trúc rẽ nhánh ( Select Case )

- Hàm ( Function ) và chương trình con ( Subroutines )

Visual Basic có sẵn các công cụ như: Các hộp văn bản, các nút lệnh, các nút tuỳchọn, các hộp kiểm tra, các hộp liệt kê, các thanh cuộn, các hộp thư mục và tập

Trang 23

tin… có thể dùng các khung kẻ ô để quản lý dữ liệu theo dạng bảng, liên lạc với cácứng dụng Windows khác, truy nhập các cơ sở dữ liệu gọi chung là điều khiển thôngqua công nghệ OLE của Microsoft.

1.4.1 Thiết kế giao diện với Visual Basic

Do Visual Basic là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng nên việc thiết kế giaodiện rất đơn giản bằng cách đưa các đối tượng vào Form và tiến hành thay đổi một

số thuộc tính của các đối tượng đó

FORM: Form là biểu mẫu của mỗi ứng dụng trong Visual Basic Ta dùng

Form (như là một biểu mẫu ) nhằm định vị và sắp xếp các bộ phận trên nó khi thiết

kế các phần giao tiếp với người dùng

Ta có thể xem Form như là bộ phận mà nó có thể chứa các bộ phận khác Formchính của chúng tạo nên giao tiếp cho ứng dụng Form chính là giao diện chính củaứng dụng, các Form khác có thể chứa các hộp thoại, hiện thị cho nhập dữ liệu vàhơn thế nữa

Trong nhiều ứng dụng Visual Basic, kích cỡ và vị trí của biểu mẫu vào lúchoàn tất thiết kế ( thường mệnh danh là thời gian thiết kế, hoặc lúc thiết kế ) là kích

cỡ và hình dáng mà người người dùng sẽ gặp vào thời gian thực hiện, hoặc lúcchạy Điều này có nghĩa là Visual Basic cho phép ta thay đổi kích cỡ và di chuyển

vị trí của Form cho đến bất kỳ nơi nào trên màn hình khi chạy một đề án, bằng cách

thay đổi các thuộc tính của nó trong cửa sổ thuộc tính đối tượng (Properties Windows) Thực tế, một trong những tính năng thiết yếu của Visual Basic đó là khả

năng tiến hành các thay đổi để đáp ứng các sự kiện của người dùng

TOOLS BOX ( Hộp công cụ ): Bản thân hộp công cụ này chỉ chứa các biểu

tượng biểu thị cho các điều khiển mà ta có thể bổ sung vào biểu mẫu là bảng chứacác đốI tượng được định nghĩa sẵn của Visual Basic Các đối tượng này được sửdụng trong Form để tạo thành giao diện cho các chương trình ứng dụng của VisualBasic Các đối tượng trong thanh công cụ sau đây là công dụng nhất:

Scroll Ba: (Thanh cuốn): Các thanh cuốn được dùng để nhận nhập liệu hoặc

hiện thị kết xuất khi ta không quan tâm đến giá trị chính xác của đối tượng nhưnglại quan tâm sự thay đổi đó nhỏ hay lớn Nói cách khác, thanh cuốn là đối tượng cho

phép nhận từ người dùng một giá trị tuỳ theo vị trí con chạy (Thumb ) trên thanh

cuốn thay cho cách gõ giá trị số

Trang 24

Option Button Control (Nút chọn ): Đối tượng nút chọn cho phép người dùng

chọn một trong những lựa chọn đưa ra Như vậy, tại một thời điểm chỉ có một trongcác nút chọn được chọn

Check Box (Hộp kiểm tra ): Đối tượng hộp kiểm tra cho phép người dùng

kiểm tra một hay nhiều điều kiện của chương trình ứng dụng Như vậy, tại một thờiđiểm có thể có nhiều hộp kiểm tra được đánh dấu

Label ( Nhãn ): Đối tượng nhãn cho phép người dùng gán nhãn một bộ phận

nào đó của giao diện trong lúc thiết kế giao diện cho chương trình ứng dụng Dùngcác nhãn để hiện thị thông tin không muốn người dùng thay đổi Các nhãn thườngđược dùng để định danh một hộp văn bản hoặc một điều khiển khác bằng cách mô

tả nội dung của nó Một công cụ phổ biến nhất là hiện thị thông tin trợ giúp

Image( Hình ảnh ): Đây là đối tượng image cho phép người dùng chèn hình

ảnh vào Form

1.4.2 Viết lệnh cho các đối tượng trong Visual Basic

Điểm mẫu chốt cần phải nhận thức rõ trong khâu lập trình Visual Basic là:Visual Basic xử lý mã chỉ để đáp ứng các sự kiện Thực vậy, không như nhiều ngônngữ lập trình khác, các dòng mã thi hành trong một chương trình Visual Basic phảinằm trong các thủ tục hoặc các hàm, các dòng mã bị cô lập sẽ không làm việc

Cửa sổ code: Cửa sổ Code luôn là nơi để viết mã Cửa sổ Code có một thanh

tách (Split bar ) nằm bên dưới thanh tiêu đề, tại đầu thanh cuộn dọc Thanh cuộn

này có tác dụng tách cửa sổ Code thành hai cửa sổ Code con để có thể xem cả haiphần cửa sổ Code cùng một lúc

Hộp liệt kê Object: Hộp liệt kê bên trái cửa sổ Code là hộp Object, nó liệt kê

mọi đối tượng trên Form, cùng với một đối tượng trên General lưu trữ mã chung màtất cả mọi thủ tục dính kèm với Form có thể sử dụng

Hộp liệt kê Procedure: Hộp liệt kê bên phải cửa sổ Code là hộp liệt kê

Procedure Hộp liệt kê này cung cấp mọi sự kiện mà đối tượng đã lựa trong hộp liệt

kê Object nhận ra

Intellisense: Intellisense là một công nghệ bổ sung hoàn thành phức hợp của

hãng Microsoft, nó cho phép đỡ mất công gõ và tra cứu Intellisense bật ra các hộpnhỏ với các thôg tin hữu ích về đối tượng mà ta đang làm việc Nó có ba thành phầnnhư mô tả dưới đây:

Trang 25

- QuickInfo: Đây là nơi có thông tin về cú pháp của một toán tử Visual Basic.MỗI khi nhập một khoá theo sau là một dấu cách hoặc dấu ngoặc đơn mở, một gợi ýthủ thuật hiện ra cung cấp cú pháp của thành phần đó

- List Properties/ Methods: Tính năng Intellisense này đưa ra một danh sáchcác tính chất và phương pháp của một đối tượng ngay sau khi bạn gõ dấu chấm

- Available Constants: Tính năng Intellisense tiện dụng này cung cấp một danhsách các hằng sẵn có

Tóm lại, dẫu chọn thủ tục Function hay thủ tục Sub, điểm chủ yếu vẫn là: cácthủ tục Function và Sub thực hiện một hay nhiều nội dung dưới đây:

- Giúp tách nhỏ các công việc lớn thành các phần việc nhỏ

- Tự động hoá các tác vụ lặp lại

1.4.4 Điều khiển DAO (Data Access Object)

DAO Cho phép thi hành các câu truy vấn, cập nhật dữ liệu trong bảng cơ sở

dữ liệu và cho phép tạo cấu trúc cơ sở dữ liệu bao gồm: các bảng, các câu truy vấn,

và các mối quan hệ giữa các bảng

DAO có rất nhiều ưu điểm, đó là:

- Giao diện của DAO rất mạnh mẽ và dễ sử dụng

- Với các cơ sở dữ liệu Jet của Microsoft, qua DAO có thể truy cập các tínhnăng không có sẵn của SQL hay ADO (đối tượng dữ liệu ActiveX – ActiveX Data

Trang 26

Object) DAO có thể sử dụng để truy nhập các cơ sở dữ liệu trên máy cá nhân hayClient/Server.

Thông qua tập hợp các sở hữu, đối tượng Database có thể thao tác trên dữ liệu

và cấu trúc của một cơ sở dữ liệu, tạo các đối tượng cơ sở dữ liệu mới, kiểm tra cấutrúc và dữ liệu chứa trong một cơ sở dữ liệu

Trong lập trình DAO, có một tập hợp cốt lõi gồm các kĩ thuật thông dụng được

sử dụng gần như cho mọi chương trình, bao gồm các công việc sau:

- Thi hành câu truy vấn SELECT để lấy các dữ liệu từ cơ sở dữ liệu

- Thi hành câu truy vấn hành động (bao gồm các câu truy vấn Update, Delete)

- Duyệt từng mẩu tin trong một RecordSet

- Xử lí lỗi phát sinh bởi truy cập cơ sở dữ liệu

- Sửa đổi cấu trúc cơ sở dữ liệu

1.4.5 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access

Access cung cấp những thông tin quản lý CSDL quan hệ thực sự, hoàn thiệnvới những định nghĩa khoá (Primary key) và khoá ngoại (Foreign key), các loại luậtquan hệ (một - một, một - nhiều), các mức kiểm tra mức toàn vẹn của dữ liệu cũngnhư định dạng và những định nghĩa mặc định cho môi trường (Filed) trong mộtbảng Bằng việc thực hiện sự toàn vẹn dữ liệu ở mức database engine, Access ngănchặn được sự cập nhật và xoá thông tin không phù hợp

Access cung cấp tất cả các kiểu dữ liệu cần thiết cho trường, bao gồm văn bản(text), kiểu số (number), kiểu tiền tệ (currency), kiểu ngày/tháng (data/time), kiểumeno, kiểu có/không (yes/no) và các đốI tượng OLE.Nó cũng hỗ trợ cho các giá trịrỗng ( Null) khi các giá trị này bị bỏ qua

Việc xử lý quan hệ trong Access đáp ứng được những đòi hỏi với kiến trúcmềm dẻo của nó Nó có thể sử dụng như một hệ quản lý CSDL độc lập, hoặc theo

mô hình Client/ Server Thông qua ODBC (Open Database Connectivity), chúng ta

có thể kết nối với nhiều dạng dữ liệu bên ngoài, ví dụ như: Oracle, Sybase, thậm chívới cả những CSDL trên máy tính lớn như DB/2

Với Access chúng ta cũng có thể phân quyền cho người sử dụng và cho cácnhóm trong việc xem và thay đổi rất nhiều các kiểu đối tượng dữ liệu

Tóm lại: Microsoft Access là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu tương tác với người

sử dụng chạy trên môi trường Windows, nó tăng thêm sức mạnh trong công tác tổ

Trang 27

chức, tìm kiếm và tổ chức thông tin Các quy tắc kiểm tra dữ liệu, giá trị mặc định,khuôn nhập dữ liệu … của Microsoft Access hoàn toàn đáp ứng yêu cầu

1.5 Khảo sát thực tế tại Doanh nghiệp Hoàng Triều

1.5.1 Quá trình hình thành và phát triển

Doanh nghiệp Hoàng Triều thành lập ngày 24 tháng 1 năm 2002 đến năm

2005 đồi tên thành doanh nghiệp Tư nhân Hoàng Triều(DNTN)

- Tên Doanh nghiệp: Doanh nghiệp Tư nhân Hoàng Triều

- Địa chỉ: P Mỏ Chè – Sông Công – Thái Nguyên

- Giám đốc: Ông Nguyễn Hải Triều

- Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh sắt thép, gia công kết cấu thép cácloại và buôn bán vật liệu xây dựng,…

- Để đáp ứng nhu cầu kinh doanh năm 2003 DNTN Hoàng Triều đã nâng tổng

số vốn kinh doanh của mình lên 3.602.045.000đ; doanh thu năm 2003 DN đạt được11.436.210.000đ, đồng thời giải quyết việc làm cho 20 người với thu nhập bìnhquân là 800k/người/tháng, đóng góp vào ngân sách nhà nước 35.000.000đ

Đặc biệt đến năm 2005 từ chỗ đi thuê mặt bằng để hoạt động kinh doanh thìdoanh nghiệp đã có được mặt bằng để xây dựng nhà xưởng phục vụ chỗ ăn ở chocông nhân và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

Trang 28

Sau đây là bảng thống kê doanh thu của doanh nghiệp qua từng năm như sau:

Bảng 1.1: Doanh thu doanh nghiệp qua các năm

Trang 29

1.5.2 Cơ cấu tổ chức quản lí của Doanh nghiệp

- Giám đốc: Là người quản lý cao nhất, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Kế toán trưởng: là người có trách nhiệm tổ chức điều hành toàn bộ hệ thống

kế toán, chỉ đạo trực tiếp toàn bộ nhân viên kế toán, làm tham mưu cho giám đốc vềhoạt động kinh doanh, tổ chức kiểm tra kế toán nội bộ trong doanh nghiệp

- Trưởng phòng kinh doanh: Tổng hợp theo dõi đánh giá số liệu do kế toán

trưởng cung cấp lập kế hoạch triển và khai quá trình sản xuất

- Trưởng phòng kỹ thuật: Quản lí kỹ thuật công nghệ và môi trường, chất lượng

sản phẩn kế hoạch bảo dưỡng, nghiên cứu ứng dụng phát triển sản phẩm

- Thủ kho: Tìm kiếm vật liệu thay thế, nguồn cung cấp nguyên vật liệu đảm bảo

tiến độ sản xuất, theo dõi tình hình xuất nhập kho vật tư

- Nhân viên bán hàng: Là người trực tiếp giao dịch với khác hàng quản lí về số

lượng hàng hóa giao cho khách, thời gian và địa điểm mà khách hàng yêu cầu nhậnhàng hóa và cũng có thể thỏa thuận về hình thức thanh toán khi bán hàng

- Nhân viên kế toán: trực tiếp ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Trong

nhân viên kế toán có kế toán thanh toán(KTTT), kế toán ngân hàng và thủ quỹ liênquan đến quá trình hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền mặt vàtiền gửi ngân hàng

- Công nhân sản xuất: là bộ phận quan trọng của doanh nghiệp trực tiếp tham

gia quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm

Hình 1.6: Sơ đồ tổ chức Doanh nghiệp

Trang 30

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG 2.1 Quy trình hoạt động kế toán tiền mặt và tiền gửi

Tại doanh nghiệp hình thức thanh toán tiền mặt và tiền gửi khá phổ biến, cácnghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền mặt chia thành hai hình thức đó là thu bằngtiền mặt và chi bằng tiền mặt Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng tại doanh nghiệp

sử dụng hình thức nhật ký chung để hạch toán và hạch toán theo quyết định 48 làquy định về chế độ kế toán dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đối với thu bằng tiền mặt: Khi nhận tiền từ khách hàng KTTT dựa vào các

chứng từ liên quan như hóa đơn, tạm ứng, công nợ … kiểm tra đối chiếu với kháchnếu thấy đã hợp lí lập phiếu thu (2 liên) chuyển cho kế toán trưởng(KTT) ký duyệtsau đó nhận lại và đưa cho khách hàng ký, nộp tiền Khi nhận tiền KTTT kiểm tratiền nếu đủ ký nhận gửi cho khách hàng 1 liên, liên còn lại cùng tiền được chuyểncho thủ quỹ hạch toán vào sổ quỹ tiền mặt, dùng để lên sổ liên quan đến tiền mặt

Nhận phiếu thu và thu tiền

Ghi sổ quỹ

Ghi sổ kế toán tiền mặt

Hình 2.1: Quy trình thu tiền mặt [4]

Trang 31

Đối với chi bằng tiền mặt: Một bộ phận trong doanh nghiệp cần tạm ứng tiền

đi công tác, giao hàng hoặc mua nguyên vật liệu hay là khách hàng yêu cầu doanhnghiệp thanh toán các khoản nợ thì lập giấy đề nghị tạm ứng, giấy yêu cầu thanhtoán khi đó KTTT tiếp nhận yêu cầu kiểm tra đối chiếu chứng từ để lâp phiếu chi(lập thành 3 liên) chuyển cho KTT xem xét kiểm tra lại nếu đồng ý ký duyệt thìphiếu chi chuyển lên cho giám đốc ký Sau đó, KTTT nhận lại phiếu chi chuyển chothủ quỹ nhận phiếu chi và xuất tiền cho người đề nghị chi Người này sẽ ký phiếuchi và nhận tiền Phiếu chi sau khi ký thủ quỹ dùng ghi sổ quỹ để theo dõi tiền mặtđồng thời cơ sở lên các sổ liên quan tiền mặt

Hình2.2: Quy trình chi tiền mặt [4]

Trang 32

Đối với thu bằng tiền gửi ngân hàng: Khi trong tài khoản của doanh nghiệp

có thêm một khoản về ngân hàng gửi cho doanh nghiệp giấy báo có (trong đó ghi rõdoanh nghiệp được báo có với nội dung gì) Khi nhận được chứng từ trên kế toánngân hàng tại doanh nghiệp lập chứng từ thu tiền gửi ngân hàng chuyển cho kế toántrưởng ký duyệt Sau đó, bộ phận này nhận lại chứng từ thu và hạch toán vào sổ tiềngửi ngân hàng sử dụng theo dõi tiền gửi ngân hàng và lên các báo cáo cuối kỳ kếtoán

Lập giấy báo có Ký duyệt báo có

Ghi sổ tiền gửi

Hình 2.3: Quy trình thu tiền gửi ngân hàng [4]

Ngày đăng: 03/10/2014, 21:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.3: Sơ đồ nghiệp vụ kế toán tiền mặt[4] - Xây dựng ứng dụng cho phân hệ kế toán tiền mặt – gửi tại doanh nghiệp
Hình 1.3 Sơ đồ nghiệp vụ kế toán tiền mặt[4] (Trang 16)
Hình 1.4: Ủy nhiệm chi mẫu 01 - Xây dựng ứng dụng cho phân hệ kế toán tiền mặt – gửi tại doanh nghiệp
Hình 1.4 Ủy nhiệm chi mẫu 01 (Trang 18)
Sơ đồ nghiệp vụ kế toán tiền gửi ngân hàng - Xây dựng ứng dụng cho phân hệ kế toán tiền mặt – gửi tại doanh nghiệp
Sơ đồ nghi ệp vụ kế toán tiền gửi ngân hàng (Trang 19)
Bảng 1.1: Doanh thu doanh nghiệp qua các năm - Xây dựng ứng dụng cho phân hệ kế toán tiền mặt – gửi tại doanh nghiệp
Bảng 1.1 Doanh thu doanh nghiệp qua các năm (Trang 27)
Hình 1.6: Sơ đồ tổ chức Doanh nghiệp - Xây dựng ứng dụng cho phân hệ kế toán tiền mặt – gửi tại doanh nghiệp
Hình 1.6 Sơ đồ tổ chức Doanh nghiệp (Trang 28)
Hình  2.1: Quy trình thu tiền mặt [4] - Xây dựng ứng dụng cho phân hệ kế toán tiền mặt – gửi tại doanh nghiệp
nh 2.1: Quy trình thu tiền mặt [4] (Trang 29)
Hình 2.3: Quy trình thu tiền gửi ngân hàng [4] - Xây dựng ứng dụng cho phân hệ kế toán tiền mặt – gửi tại doanh nghiệp
Hình 2.3 Quy trình thu tiền gửi ngân hàng [4] (Trang 31)
Hình 2.4: Quy trình chi bằng tiền gửi ngân hàng[4] - Xây dựng ứng dụng cho phân hệ kế toán tiền mặt – gửi tại doanh nghiệp
Hình 2.4 Quy trình chi bằng tiền gửi ngân hàng[4] (Trang 32)
Hình 2.5: Biểu đồ phân cấp chức năng - Xây dựng ứng dụng cho phân hệ kế toán tiền mặt – gửi tại doanh nghiệp
Hình 2.5 Biểu đồ phân cấp chức năng (Trang 33)
Hình 2.6: Biểu đồ luồng mức khung cảnh - Xây dựng ứng dụng cho phân hệ kế toán tiền mặt – gửi tại doanh nghiệp
Hình 2.6 Biểu đồ luồng mức khung cảnh (Trang 34)
Hình 2.7: Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh - Xây dựng ứng dụng cho phân hệ kế toán tiền mặt – gửi tại doanh nghiệp
Hình 2.7 Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh (Trang 36)
Hình 2.8: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng quản lí chung - Xây dựng ứng dụng cho phân hệ kế toán tiền mặt – gửi tại doanh nghiệp
Hình 2.8 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng quản lí chung (Trang 38)
Hình 2.9: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh  chức năng quản lí tiền mặt - Xây dựng ứng dụng cho phân hệ kế toán tiền mặt – gửi tại doanh nghiệp
Hình 2.9 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng quản lí tiền mặt (Trang 40)
Hình 2.10: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh  chức năng quản lí tiền gửi - Xây dựng ứng dụng cho phân hệ kế toán tiền mặt – gửi tại doanh nghiệp
Hình 2.10 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng quản lí tiền gửi (Trang 41)
Hình 2.11: Biểu đồ mức dưới đỉnh chức năng báo cáo - Xây dựng ứng dụng cho phân hệ kế toán tiền mặt – gửi tại doanh nghiệp
Hình 2.11 Biểu đồ mức dưới đỉnh chức năng báo cáo (Trang 42)
Hình 2.12: Mô hình lược đồ quan hệ - Xây dựng ứng dụng cho phân hệ kế toán tiền mặt – gửi tại doanh nghiệp
Hình 2.12 Mô hình lược đồ quan hệ (Trang 46)
Bảng 2.1: Bảng danh mục chứng từ - Xây dựng ứng dụng cho phân hệ kế toán tiền mặt – gửi tại doanh nghiệp
Bảng 2.1 Bảng danh mục chứng từ (Trang 47)
Bảng 2.3: Bảng danh mục ngoại tệ - Xây dựng ứng dụng cho phân hệ kế toán tiền mặt – gửi tại doanh nghiệp
Bảng 2.3 Bảng danh mục ngoại tệ (Trang 48)
Bảng 2.7: Bảng danh mục phiếu chi - Xây dựng ứng dụng cho phân hệ kế toán tiền mặt – gửi tại doanh nghiệp
Bảng 2.7 Bảng danh mục phiếu chi (Trang 50)
Hình 3.1: Giao diện chính đăng nhập - Xây dựng ứng dụng cho phân hệ kế toán tiền mặt – gửi tại doanh nghiệp
Hình 3.1 Giao diện chính đăng nhập (Trang 55)
Hình 3.2: Giao diện chính của chương trình - Xây dựng ứng dụng cho phân hệ kế toán tiền mặt – gửi tại doanh nghiệp
Hình 3.2 Giao diện chính của chương trình (Trang 56)
Hình 3.3: Giao diện chính thông tin  khách hàng - Xây dựng ứng dụng cho phân hệ kế toán tiền mặt – gửi tại doanh nghiệp
Hình 3.3 Giao diện chính thông tin khách hàng (Trang 57)
Hình 3.4: Giao diện tài khoản - Xây dựng ứng dụng cho phân hệ kế toán tiền mặt – gửi tại doanh nghiệp
Hình 3.4 Giao diện tài khoản (Trang 58)
Hình 3.5: Giao diện cập nhật chứng từ - Xây dựng ứng dụng cho phân hệ kế toán tiền mặt – gửi tại doanh nghiệp
Hình 3.5 Giao diện cập nhật chứng từ (Trang 59)
Hình 3.6: Giao diện nhật ký thu tiền tài khoản 111 - Xây dựng ứng dụng cho phân hệ kế toán tiền mặt – gửi tại doanh nghiệp
Hình 3.6 Giao diện nhật ký thu tiền tài khoản 111 (Trang 60)
Hình 3.7: Giao diện sổ quỹ tiền mặt - Xây dựng ứng dụng cho phân hệ kế toán tiền mặt – gửi tại doanh nghiệp
Hình 3.7 Giao diện sổ quỹ tiền mặt (Trang 61)
Hình 3.8: Giao diện sổ tiền gửi ngân hàng - Xây dựng ứng dụng cho phân hệ kế toán tiền mặt – gửi tại doanh nghiệp
Hình 3.8 Giao diện sổ tiền gửi ngân hàng (Trang 62)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w