LỜI NÓI ĐẦUTài sản là một điều kiện vật chất để duy trì các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội. Nó là vấn đề trung tâm, cốt lõi của mối quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật nói riêng. Nói tới tài sản thì ai cũng hình dung ra đó là những của cải, vật chất hữu hình và vô hình của một người nào đó. Nhưng đó chỉ là theo cách nghĩ thông thường mà không có cơ sở pháp lý nào cả. Thực tế cho thấy khái niệm tài sản đã được đề cập từ rất lâu trong thực tiễn cũng như trong khoa học pháp lý. Tài sản trên thực tế tồn tại ở rất nhiều dạng khác nhau vô cùng phong phú và đa dạng, tuy nhiên, mỗi loại tài sản lại có những đặc tính khác biệt cần thiết phải có quy chế pháp lý điều chỉnh riêng. Mặc dù vậy nhưng cũng chưa có một văn bản pháp lý nào nêu rõ ràng và đầy đủ khái niệm, đặc điểm, tính chất của tài sản kể cả Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 vẫn đang còn rất nhiều quan điểm được đưa ra và vẫn chưa đi đến thống nhất. Vì vậy, trong bài tiểu luận này em xin chọn đề tài: “Tài sản và hoàn thiện quy định của pháp luật về tài sản”. Qua đó để làm rõ hơn về vấn đề này, từ đó đưa ra những hướng hoàn thiện chặt chẽ Bộ luật để dễ dàng áp dụng trong thực tiễn.NỘI DUNGI Khái niệm tài sản:Tài sản luôn được coi là một điều kiện vật chất để duy trì các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội. Khái niệm về tài sản chắc chắn đã được hình thành từ rất lâu, gần như song song với lịch sử hình thành loài người. Tài sản là một công cụ của đời sống xã hội nên khái niệm về tài sản không phải là một khái niệm thuần túy có tính học thuật mà là một khái niệm có tính mục đích cao. Khái niệm này phải đáp ứng được các nhu cầu cần thiết của xã hội. Tài sản không thể được xem xét tách rời các giá trị xã hội. Ta có thể hiểu tài sản là của cải được con người sử dụng. Theo nghĩa này thì tài sản luôn biến đổi và phát triển cùng với sự thay đổi của thời gian, của điều kiện xã hội, của sự nhận thức con người về giá trị vật chất nên phạm vi của tài sản qua mỗi thời kì lại được nhìn nhận ở một góc độ khác nhau. Có thể nhận thấy tài sản là khách thể của quyền sở hữu, nó có thể là đối tượng của thế giới vật chất hoặc là kết quả của các hoạt động sáng tạo tinh thần.Theo pháp luật hiện hành tại điều 163 BLDS năm 2005 đã quy định một cách liệt kê về tài sản như sau: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá, và các quyền tài sản”. Trong đó vật được hiểu là bộ phận của thế giới khách quan mà con người có thể cảm nhận được bằng các giác quan của mình. Vật chỉ có ý nghĩa khi nó trở thành đối tượng trong quan hệ pháp luật nên nếu bộ phận của thế giới vật chất mà con người không kiểm soát, không chiếm hữu được nó thì cũng đồng nghĩa với việc con người không tác động được vào nó. Do đó, gió, không khí, mưa… thuộc về mặt vật chất nhưng không thể được coi là tài sản về mặt pháp lí. Hơn nữa, là đối tượng của trong quan hệ pháp luật phải đáp ứng được lợi ích của các bên chủ thể trong quan hệ. Như vậy, muốn trở thành vật trong dân sự phải thỏa mãn những điều kiện: là bộ phận của thế giới vật chất, con người chiếm hữu được, mang lại lợi ích cho chủ thể, có thể đang tồn tại hoặc hình thành trong tương lai. Tiền theo kinh tế chính trị học là vật ngang giá chung được sử dụng làm thước đo giá trị của các loại tài sản khác. Một tài sản được coi là tiền hiện nay khi nó có giá trị lưu hành trên thị trường. Giấy tờ có giá là loại tài sản rất phổ biến trong giao lưu dân sự hiện nay, đặc biệt là giao dịch trong các hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng. Nó được hiểu là giấy tờ có trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự. Giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao được trong giao lưu dân sự. Giấy tờ có giá hiện nay được tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như séc, cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kì phiếu, công trái…Khác với tiền chỉ do cơ quan duy nhất là do Ngân hàng nhà nước ban hành thì giấy tờ có giá có thể do rất nhiều cơ quan ban hành như Chính phủ, ngân hàng, kho bạc, các công ty cổ phần,…; nếu tiền luôn có mệnh giá nhất định, luôn lưu hành không có thời hạn, không ghi danh thì giấy tờ có giá có thể có mệnh giá hoặc không có mệnh giá, có thể có thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng, có thể ghi danh hoặc không ghi danh và việc định đoạt về số phận thực tế đối với giấy tờ có giá cũng không bị hạn chế như việc định đoạt tiền. Ngoài vật, tiền và giấy tờ có giá thì tài sản còn được xác định là quyền tài sản tại Điều 181 của BLDS năm 2005: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ”. Quyền tài sản được hiểu theo nghĩa rộng là quyền của cá nhân, tổ chức được pháp luật cho phép thực hiện hành vi xử sự đối với tài sản của mình và yêu cầu người khác phải thực hiện một nghĩa vụ đem lại lợi ích vật chất cho mình.II. Đặc điểm của tài sảnTài sản là vấn đề quan trọng khi xem xét các quan hệ có liên quan đến tài sản phát sinh từ các giao dịch dân sự, kinh tế. Chính vì vậy, việc xác định đặc điểm pháp lý của tài sản mang lại ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho hoạt động pháp lý. Xem xét trong nhiều quan niệm về tài sản, cũng như từ khái niệm về tài sản từ Điều 163 BLDS năm 2005 của Việt Nam có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản về tài sản:a. Tài sản có tính giá trị thể hiện ở việc chúng đều trị giá được bằng tiền. Pháp luật quy định tiền thực hiện ba chức năng chính là: công cụ thanh toán đa năng, công cụ tích lũy tài sản và công cụ định giá các loại tài sản khác. Và tiền chính là thước đo giá trị của các loại tài sản khác. Theo Điều 163 BLDS năm 2005 thì những tài sản còn lại như vaath, giấy tờ có giá, quyền tài sản đều có thể quy đổi ra tiền.b. Một dấu hiệu luôn nhận thấy từ tài sản đó là việc tài sản luôn phải đáp ứng một lợi ích nào đó cho chủ thể có quyền. Đó có thể là nhu cầu vật chất hoặc tinh thần. Đây chính là tính lợi ích của tài sản. Cho dù là một vật, giấy tờ có giá, hay một quyền tài sản thì chúng đều trực tiếp hay gián tiếp đáp ứng nhu cầu cho con người.c. Tài sản là đối tượng trong lưu thông dân sự. Cũng chính vì đặc điểm này mà khái niệm về tài sản được thay đổi mở rộng hay thu hẹp theo từng thời kỳ để phù hợp với điều kiện giao lưu dân sự trong xã hội thời đó. Nếu một loại tài sản không thể lưu thông nghĩa là nó không có giá trị trao đổi. Như vậy về một khía cạnh nào đó tài sản đó không mang tính giá trị. Thực tiễn cho thấy rằng tài sản chính là công cụ để phát triển kinh tế, duy trì các hoạt động kinh tế của đất nước. Một loại tài sản không trao đổi được sẽ không thực hiện được chức năng đó.d. Khái niệm tài sản trong cuộc sống khác với khái niệm tài sản trong pháp lý. Pháp luật là công cụ thể thực quyền lực, thái độ của một nhà nước với các quan hệ xã hội. Bởi vậy nếu như nhà nước không công nhân một loại tài sản thì nó sẽ không được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật. Sự quy định đâu là tài sản dựa vào ý chí của nhà nước đưa vào bộ luật dân sự. Tiêu biểu như ở thời kỳ chiếm hữu nô lệ, chủ nô coi thường người nô lệ là một loại tài sản. Họ bị trao đổi như bất kỳ một loại hàng hóa nào khác. Nhưng khi xã hội tiến dần đến văn minh, nhà nước tiến hành xây dựng một xã hội công bằng văn minh thì quan niệm về tài sản đã khác biệt so với thời chiếm hữu nô lệ.
BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ MÔN: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM MODULE 1 ĐỀ BÀI: “Tài sản và hoàn thiện quy định của pháp luật về tài sản” HỌ VÀ TÊN:TÔ THỊ THANH HẰNGLỚP: 3728NHÓM: B2MSSV: 372845 Hà Nội Tháng 5- 2013 Bài tập lớn môn Luật dân sự Việt Nam MODULE 1 MỤC LỤC MỤC LỤC 3 LỜI NÓI ĐẦU 4 NỘI DUNG 5 I- Khái niệm tài sản: 5 II. Đặc điểm của tài sản 6 III. Phân loại tài sản 7 1. Bất động sản là các tài sản bao gồm: 8 2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.” 8 IV- Những bất cập trong quy định về tài sản của Bộ luật dân sự: 9 1. Về cách quy định tài sản: 9 2- Thiếu vắng các quy định về tiền trong Bộ luật dân sự 13 3- Sự quy định về giấy tờ có giá trong Bộ luật dân sự của nhiều lỗ hổng 14 4- Sự chưa phù hợp trong quy định về quyền tài sản 15 5. Cách hiểu không đúng về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi coi nó là một loại tài sản 17 V- Phương hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật về tài sản 18 KẾT LUẬN 23 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 Sinh viên thực hiện: Tô Thị Thanh Hằng – 372845 Bài tập lớn môn Luật dân sự Việt Nam MODULE 1 LỜI NÓI ĐẦU Tài sản là một điều kiện vật chất để duy trì các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội. Nó là vấn đề trung tâm, cốt lõi của mối quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật nói riêng. Nói tới tài sản thì ai cũng hình dung ra đó là những của cải, vật chất hữu hình và vô hình của một người nào đó. Nhưng đó chỉ là theo cách nghĩ thông thường mà không có cơ sở pháp lý nào cả. Thực tế cho thấy khái niệm tài sản đã được đề cập từ rất lâu trong thực tiễn cũng như trong khoa học pháp lý. Tài sản trên thực tế tồn tại ở rất nhiều dạng khác nhau vô cùng phong phú và đa dạng, tuy nhiên, mỗi loại tài sản lại có những đặc tính khác biệt cần thiết phải có quy chế pháp lý điều chỉnh riêng. Mặc dù vậy nhưng cũng chưa có một văn bản pháp lý nào nêu rõ ràng và đầy đủ khái niệm, đặc điểm, tính chất của tài sản kể cả Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 vẫn đang còn rất nhiều quan điểm được đưa ra và vẫn chưa đi đến thống nhất. Vì vậy, trong bài tiểu luận này em xin chọn đề tài: “Tài sản và hoàn thiện quy định của pháp luật về tài sản”. Qua đó để làm rõ hơn về vấn đề này, từ đó đưa ra những hướng hoàn thiện chặt chẽ Bộ luật để dễ dàng áp dụng trong thực tiễn. Sinh viên thực hiện: Tô Thị Thanh Hằng – 372845 Trang 4 Bài tập lớn môn Luật dân sự Việt Nam MODULE 1 NỘI DUNG I- Khái niệm tài sản: Tài sản luôn được coi là một điều kiện vật chất để duy trì các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội. Khái niệm về tài sản chắc chắn đã được hình thành từ rất lâu, gần như song song với lịch sử hình thành loài người. Tài sản là một công cụ của đời sống xã hội nên khái niệm về tài sản không phải là một khái niệm thuần túy có tính học thuật mà là một khái niệm có tính mục đích cao. Khái niệm này phải đáp ứng được các nhu cầu cần thiết của xã hội. Tài sản không thể được xem xét tách rời các giá trị xã hội. Ta có thể hiểu tài sản là của cải được con người sử dụng. Theo nghĩa này thì tài sản luôn biến đổi và phát triển cùng với sự thay đổi của thời gian, của điều kiện xã hội, của sự nhận thức con người về giá trị vật chất nên phạm vi của tài sản qua mỗi thời kì lại được nhìn nhận ở một góc độ khác nhau. Có thể nhận thấy tài sản là khách thể của quyền sở hữu, nó có thể là đối tượng của thế giới vật chất hoặc là kết quả của các hoạt động sáng tạo tinh thần. Theo pháp luật hiện hành tại điều 163 BLDS năm 2005 đã quy định một cách liệt kê về tài sản như sau: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá, và các quyền tài sản”. Trong đó vật được hiểu là bộ phận của thế giới khách quan mà con người có thể cảm nhận được bằng các giác quan của mình. Vật chỉ có ý nghĩa khi nó trở thành đối tượng trong quan hệ pháp luật nên nếu bộ phận của thế giới vật chất mà con người không kiểm soát, không chiếm hữu được nó thì cũng đồng nghĩa với việc con người không tác động được vào nó. Do đó, gió, không khí, mưa… thuộc về mặt vật chất nhưng không thể được coi là tài sản về mặt pháp lí. Hơn nữa, là đối tượng của trong quan hệ pháp luật phải đáp ứng được lợi ích của các bên chủ thể trong quan hệ. Như vậy, muốn trở thành vật trong dân sự phải thỏa mãn những điều kiện: là bộ phận của thế giới vật chất, con người chiếm hữu được, mang lại lợi ích cho chủ thể, có thể đang tồn tại hoặc hình thành trong tương lai. Tiền theo kinh tế - chính trị học là vật ngang giá Sinh viên thực hiện: Tô Thị Thanh Hằng – 372845 Trang 5 Bài tập lớn môn Luật dân sự Việt Nam MODULE 1 chung được sử dụng làm thước đo giá trị của các loại tài sản khác. Một tài sản được coi là tiền hiện nay khi nó có giá trị lưu hành trên thị trường. Giấy tờ có giá là loại tài sản rất phổ biến trong giao lưu dân sự hiện nay, đặc biệt là giao dịch trong các hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng. Nó được hiểu là giấy tờ có trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự. Giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao được trong giao lưu dân sự. Giấy tờ có giá hiện nay được tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như séc, cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kì phiếu, công trái…Khác với tiền chỉ do cơ quan duy nhất là do Ngân hàng nhà nước ban hành thì giấy tờ có giá có thể do rất nhiều cơ quan ban hành như Chính phủ, ngân hàng, kho bạc, các công ty cổ phần,…; nếu tiền luôn có mệnh giá nhất định, luôn lưu hành không có thời hạn, không ghi danh thì giấy tờ có giá có thể có mệnh giá hoặc không có mệnh giá, có thể có thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng, có thể ghi danh hoặc không ghi danh và việc định đoạt về số phận thực tế đối với giấy tờ có giá cũng không bị hạn chế như việc định đoạt tiền. Ngoài vật, tiền và giấy tờ có giá thì tài sản còn được xác định là quyền tài sản tại Điều 181 của BLDS năm 2005: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ”. Quyền tài sản được hiểu theo nghĩa rộng là quyền của cá nhân, tổ chức được pháp luật cho phép thực hiện hành vi xử sự đối với tài sản của mình và yêu cầu người khác phải thực hiện một nghĩa vụ đem lại lợi ích vật chất cho mình. II. Đặc điểm của tài sản Tài sản là vấn đề quan trọng khi xem xét các quan hệ có liên quan đến tài sản phát sinh từ các giao dịch dân sự, kinh tế. Chính vì vậy, việc xác định đặc điểm pháp lý của tài sản mang lại ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho hoạt động pháp lý. Xem xét trong nhiều quan niệm về tài sản, cũng như từ khái niệm về tài sản từ Điều 163 BLDS năm 2005 của Việt Nam có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản về tài sản: a. Tài sản có tính giá trị thể hiện ở việc chúng đều trị giá được bằng tiền. Sinh viên thực hiện: Tô Thị Thanh Hằng – 372845 Trang 6 Bài tập lớn môn Luật dân sự Việt Nam MODULE 1 Pháp luật quy định tiền thực hiện ba chức năng chính là: công cụ thanh toán đa năng, công cụ tích lũy tài sản và công cụ định giá các loại tài sản khác. Và tiền chính là thước đo giá trị của các loại tài sản khác. Theo Điều 163 BLDS năm 2005 thì những tài sản còn lại như vaath, giấy tờ có giá, quyền tài sản đều có thể quy đổi ra tiền. b. Một dấu hiệu luôn nhận thấy từ tài sản đó là việc tài sản luôn phải đáp ứng một lợi ích nào đó cho chủ thể có quyền. Đó có thể là nhu cầu vật chất hoặc tinh thần. Đây chính là tính lợi ích của tài sản. Cho dù là một vật, giấy tờ có giá, hay một quyền tài sản thì chúng đều trực tiếp hay gián tiếp đáp ứng nhu cầu cho con người. c. Tài sản là đối tượng trong lưu thông dân sự. Cũng chính vì đặc điểm này mà khái niệm về tài sản được thay đổi mở rộng hay thu hẹp theo từng thời kỳ để phù hợp với điều kiện giao lưu dân sự trong xã hội thời đó. Nếu một loại tài sản không thể lưu thông nghĩa là nó không có giá trị trao đổi. Như vậy về một khía cạnh nào đó tài sản đó không mang tính giá trị. Thực tiễn cho thấy rằng tài sản chính là công cụ để phát triển kinh tế, duy trì các hoạt động kinh tế của đất nước. Một loại tài sản không trao đổi được sẽ không thực hiện được chức năng đó. d. Khái niệm tài sản trong cuộc sống khác với khái niệm tài sản trong pháp lý. Pháp luật là công cụ thể thực quyền lực, thái độ của một nhà nước với các quan hệ xã hội. Bởi vậy nếu như nhà nước không công nhân một loại tài sản thì nó sẽ không được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật. Sự quy định đâu là tài sản dựa vào ý chí của nhà nước đưa vào bộ luật dân sự. Tiêu biểu như ở thời kỳ chiếm hữu nô lệ, chủ nô coi thường người nô lệ là một loại tài sản. Họ bị trao đổi như bất kỳ một loại hàng hóa nào khác. Nhưng khi xã hội tiến dần đến văn minh, nhà nước tiến hành xây dựng một xã hội công bằng văn minh thì quan niệm về tài sản đã khác biệt so với thời chiếm hữu nô lệ. III. Phân loại tài sản Tài sản là một chế định quan trọng của luật dân sự mà trong đó việc phân loại tài sản có một ý nghĩa rất lớn, bởi lẽ tài sản là công cụ của đời sống xã hội. Sinh viên thực hiện: Tô Thị Thanh Hằng – 372845 Trang 7 Bài tập lớn môn Luật dân sự Việt Nam MODULE 1 Nó liên quan tới hàng loạt các vấn đề pháp lý như: thuế, bảo đảm nghĩa vụ dân sự, thừa kế, hiệu lực của hợp đồng, bán tài sản, công khai các quyền tài sản, thương mại, tư pháp quốc tế. Thứ nhất, dựa vào đặc tính vật lí của tài sản theo Điều 174 Bộ luật dân sự 2005 quy định: 1. Bất động sản là các tài sản bao gồm: a) Đất đai; b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai; d) Các tài sản khác do pháp luật quy định. 2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.” Cách phân loại này chủ yếu dựa vào đặc tính vật lí của tài sản là có thể di dời được hay không thể di dời được (một số nước còn dựa vào cả công dụng của tài sản như luật của Pháp coi cả hạt giống, máy móc nông cụ… là bất động sản). Đây là cách phân loại truyền thống mà khá nhiều nước trên thế giới lựa chọn vì các quy phạm điều chỉnh hai loại tài sản này là hai hệ thống riêng rẽ độc lập với nhau khi áp dụng cho việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan. Nhà làm luật cũng định nghĩa bất động sản theo 4 phương pháp liệt kê căn cứ vào đó thì hiện nay đất đai và những tài sản gắn liền với đất đai như nhà, công trình xây dựng, cây cối, tài nguyên… sẽ được coi là bất động sản. Tuy nhiên điều luật đã quy định về bất động sản một cách mở chứ không liệt kê khép kín như khái niệm tài sản của Điều 163 vì Vậy những tài sản khác mà pháp luật quy định vẫn được coi là bất động sản (như quyền sử dụng đất). Việc phân loại động sản và bất động sản có nhiều ý nghĩa như: Xác lập thủ tục đăng kí đới với tài sản (quyền sở hữu với bất động sản được đăng kí theo quy định của Bộ luật dân sự và pháp luật về đăng kí bất động sản, quyền sở hữu với động sản thì không đăng kí trừ trường hợp pháp luật quy Sinh viên thực hiện: Tô Thị Thanh Hằng – 372845 Trang 8 Bài tập lớn môn Luật dân sự Việt Nam MODULE 1 định khác); Xác định thời điểm chuyển giao quyền sử hữu đối với tài sản (khoản 1, Điều 168 BLDS 2005 quy định việc chuyển giao quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực từ thời điểm đăng kí quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, còn khoản 2, Điều 168 quy định việc chuyển quyền sở hữu đối với động sản có hiệu lực kể từ thời điểm động sản được chuyển giao trừ trường hợp pháp luật có quy định khác); Xác định được các quyền năng của chủ thể quyền đối với từng loại tài sản nhất định (pháp luật ghi nhận cho các chủ thể có những quyền năng nhất định đối cới tài sản của người khác để bất động sản có thể khai thác được công dụng một cách tốt nhất như quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề); Xác định địa điểm thực hiện nghĩa vụ đối với các giao dịch có đối tượng là bất động sản trong trường hợp các bên không có thỏa thuận (theo quy định tại Điều 284 BLDS 2005 thì trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ là nơi có bất động sản nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản. Nếu đối tượng không phải là bất động sản thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ là nơi cư trú, trụ sở của người có quyền); Xác định căn cứ xác lập quyền sở hữu (như tại Điều 239 BLDS 2005 quy định nếu vật vô chủ, vật không xác định được ai là chủ sở hữu là động sản sẽ thuộc sở hữu của người phát hiện còn nếu vật là bất động sản thì sẽ thuộc sở hữu nhà nước…) IV- Những bất cập trong quy định về tài sản của Bộ luật dân sự: 1. Về cách quy định tài sản: Tài sản là một khái niệm quen thuộc đối với bất kỳ ai, bởi đơn giản tài sản là công cụ của đời sống con người. Tuy nhiên, quan niệm pháp lý và quan niệm đời thường về tài sản lại có đôi chút khác biệt. Về mặt pháp lý, nhận thức đúng về tài sản và phân loại tài sản có vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập các quy định pháp luật và giải quyết các tranh chấp pháp lý. Nhưng ngay Bộ luật Dân sự 2005 của Việt Nam cũng đã diễn đạt khác nhiều so với quan niệm của thế giới Sinh viên thực hiện: Tô Thị Thanh Hằng – 372845 Trang 9 Bài tập lớn môn Luật dân sự Việt Nam MODULE 1 về khái niệm tài sản và phân loại tài sản. Hệ quả là nhiều quy chế pháp lý liên quan tới tài sản đã không thỏa đáng về mặt khoa học và thực tiễn, gây ảnh hưởng không nhỏ tới giao lưu dân sự và phát triển kinh tế, thương mại. Theo Điều 163 BLDS năm 2005 thì tài sản được quy định như sau: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Có thể thấy đây là cách đưa ra định nghĩa theo kiểu liệt kê về các loại tài sản mà chưa đưa ra được phạm vi của nó. Điều này sẽ gây bất cập khi phát sinh tài sản mới trong khi đời sống kinh tế- xã hội đang phát triển từng ngày tài sản ”. Đây là cách định nghĩa tài sản mang tính chất liệt kê chứ không mang tính khái quát. Theo quy định này thì tài sản được liệt kê khép kín chỉ tồn tại ở một trong bốn loại : Vật, tiền, giấy tờ có giá hoặc quyền tài sản. So với BLDS năm 1995 Điều 172 : “ Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản ” thì BLDS năm 2005 đã kế thừa có phát triển do phát sinh nhiều vấn đề trong việc áp dụng. Thế nhưng, chưa từng một lần những người “có trách nhiệm” giải thích cho giới luật học hiểu tính đúng đắn của những giải nghĩa như vậy. Bản thân tài sản là một khái niệm động, ngày càng có nhiều yếu tố đang được xem xét như là tài sản: hồ sơ khách hàng, giọng hát của ca sĩ,…. Vì vậy, nếu quy định theo cách liệu kê thì sẽ tạo sự hạn chế trong giao lưu dân sự khi phát sinh ra một tài sản mới trong xã hội. Khái niệm tài sản theo Bộ luật dân sự 2005 đã mở rộng hơn Bộ luật dân sự 1995 về những đối tượng nào được coi là tài sản, theo đó, không chỉ những “vật có thực” mới được gọi là tài sản mà cả những vật được hình thành trong tương lai cũng được gọi là tài sản. Nhưng cũng chưa có một văn bản pháp lý nào hay những “ người có trách nhiệm ” nào giải thích cho giới luật học hiểu tính đúng đắn và khá quát của những giải nghĩa như vậy. Để xây dựng được một khái niệm hoàn chỉnh về tài sản thì các nhà làm luật phải đưa ra những quan điểm chứng minh và dưới đây là một số những quan điểm đó. Quan điểm thứ nhất cho rằng: tài sản là đối tượng của quyền sở hữu. Như vậy, theo quan điểm này muốn hiểu tài sản là gì thì trước tiên chúng ta phải hiểu Sinh viên thực hiện: Tô Thị Thanh Hằng – 372845 Trang 10 [...]... hành, quy n sử dụng đất về phương diện thực quy n tức là một phần đất và tính chất bất động sản của nó là rất rõ ràng, nhưng luật hiện hành lại không ghi nhận quy n sử dụng đất là bất động sản Phạm vi các quy n về tài sản theo quy định của BLDS bao gồm các quy n có gắn với một tài sản cụ thể như quy n được hưởng bồi thường thiệt hại về tài sản, quy n hưởng nhuận bút tác phẩm văn học, quy n hưởng di sản. .. không thể coi nó là tài sản và cũng không nên xem nó là loại giấy tờ có giá trong thanh toán trao đổi V- Phương hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật về tài sản Từ những bất cập của tài sản như trên, điều 163 của BLDS năm 2005 khi quy định về tài sản cần có những điều khoản theo lối mở rộng hơn bởi phạm vi tài sản ngày càng được mở rộng hơn, số lượng những yếu tố được coi là tài sản mới ngày càng... giải quy t sự mâu thuẫn này 4- Sự chưa phù hợp trong quy định về quy n tài sản Trước hết phải kể đến sự thiếu sót trong quy định tại Điều 181- BLDS năm 2005 về quy n tài sản khi nhà làm luật không quy định về các quy n tài sản không chuyển giao được trong giao lưu dân sự Đó là những quy n trị giá được bằng tiền nhưng do gắn với nhân thân nên không thể chuyển giao được Bên cạnh đó, khái niệm quy n tài sản. .. về quy n tài sản Quy n tài sản được định nghĩa cụ thể tại Điều 181 Bộ luật dân sự 2005: Quy n tài sản là quy n trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quy n sở hữu trí tuệ” Con người không thể thông qua các giác quan của mình để tiếp cận được với quy n tài sản nên quy n tài sản không tạo cho mọi người khả năng tiếp cận mang tính vật thể mà cần phải xác định loại tài. .. nói đây là cách định nghĩa khai thác vào bản chất của tài sản, nghiêng hơn về giác độ nghiên cứu, có thể có những khó khăn nhất định khi đưa vào văn bản quy phạm pháp luật Cho nên cách định nghĩa theo kiểu liệt kê các phân loại tài sản cơ bản thích hợp hơn đối với xây dựng văn bản Ngoài ra, các quy định về bên thế chấp có thể nhượng bán tài sản thế chấp và trách nhiệm của người mua tài sản thế chấp đối... giấy này là tài sản, vì việc thế chấp nó, được nhận tài sản khác ở ngân hàng, là tiền mặt Việt Nam đồng Có một số trường hợp, giấy chứng nhận quy n sử dụng đất bị mất trộm, chủ nhân của nó đến cơ quan Công an trình báo, là mất tài sản và đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật Theo quy định tại Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005, thì tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quy n tài sản Như vậy,... trong Bộ luật dân sự của nhiều lỗ hổng Giấy tờ có giá là một loại tài sản theo quy định pháp luật dân sự do đó việc giải quy t tranh chấp phát sinh của giấy tờ có giá sẽ được thực hiện bằng Tòa án hoặc yêu cầu trọng tài giải quy t theo quy định pháp luật Hiện nay có rất nhiều loại giấy tờ có giá nhưng không phải loại nào cũng được coi là tài sản Bộ luật dân sự chỉ quy định nó là một loại tài sản nhưng... tại và chúng ta có thể cầm, lắm … được thì mới được coi là tài sản Do đó, quy n tài sản không được coi là tài sản Quan điểm thứ ba cho rằng: tài sản bao gồm động sản và bất động sản Đây thực chất là một cách phân loại tài sản dựa trên tính chất vật lý không di dời được về mặt cơ học và nó cũng rơi vào vòng luẩn quẩn như quan điểm thứ nhất khi định nghĩa tài sản thông qua khái niệm bất động sản và động... sản này thông qua giá trị thể hiện bằng tiền Nhờ thông qua giá trị bằng tiền của quy n tài sản mà chúng ta có thể tiếp cận và tạo nên khả năng cảm nhận đầy đủ các quy n năng của chủ sở hữu đối với tài sản ảo, đó là quy n chiếm hữu, sử dụng và định đoạt Điều đó cho thấy, tài sản ảo có bản chất “rất gần” với quy n tài sản và do đó việc thừa nhận nó như một loại tài sản cũng là hợp lý - Về bản chất: Tài. .. tập lớn môn Luật dân sự Việt Nam MODULE 1 Quy n sở hữu là gì Tuy nhiên, tại Điều 164 Bộ luật dân sự 2005 khái niệm quy n sở hữu cũng chỉ được dưa ra theo hướng liệt kê, theo đó, Quy n sở hữu bao gồm quy n chiếm hữu, quy n sử dụng và quy n định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật Do đó, nếu áp dụng khái niệm này thì chúng ta lại bị rơi vào vòng luẩn quẩn định nghĩa tài sản thông . 8 2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản. ” 8 IV- Những bất cập trong quy định về tài sản của Bộ luật dân sự: 9 1. Về cách quy định tài sản: 9 2- Thiếu vắng các quy định về tiền. hợp trong quy định về quy n tài sản Trước hết phải kể đến sự thiếu sót trong quy định tại Điều 181- BLDS năm 2005 về quy n tài sản khi nhà làm luật không quy định về các quy n tài sản không chuyển. quy định của pháp luật về tài sản. Từ những bất cập của tài sản như trên, điều 163 của BLDS năm 2005 khi quy định về tài sản cần có những điều khoản theo lối mở rộng hơn bởi phạm vi tài sản ngày