1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu lập quy trình vận hành hệ thống thủy lợi thuộc dự án gò công tiền giang để thích ứng với nước biên dâng do biến đổi khí hậu

119 842 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 3,75 MB

Nội dung

Kết hợp cung cấp nước sinh hoạt phát tri ển giao thông nông thôn và cải tạo môi trường trong khu vực... MỞ ĐẦU Vai trò của Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL đối với sự phát

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

MAI ĐỨC PHÚ

NGHIÊN CỨU LẬP QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG THỦY LỢI THUỘC DỰ ÁN GÒ CÔNG – TIỀN GIANG ĐỂ THÍCH ỨNG VỚI NƯỚC BIỂN

DÂNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành : Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Dương văn Viện

Hà Nội – 2011

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này , tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nh iệt tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo , thầy hướng dẫn , các thầy, cô và bạn bè, đồng nghiệp Tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến:

- Trường Đại học Thủy lợi, trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ đã tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ trong suốt quá trình học tập

- PGS.TS Dương văn Viện, thầy hướng dẫn đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu và nhiệt tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện luận văn

- Các thầy cô Phòng Đào tạo Đại học và sau đại học, các thầy cô trong khoa Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước đã đóng góp ý kiến cho luận văn

- Các cán bộ kỹ thuật công ty trác h nhiệm hữu hạn m ột thành viên khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang đã cung cấp các tài liệu cơ bản cho tác giả ; cũng như đóng góp ý kiến cho luận văn

- Các bạn lớp cao học 17Q đã động viên và ủng hộ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn

- Cuối cùng và rất quan trọng là gia đình, nguồn động viên, chăm lo sức khỏe, tinh thần giúp tác giả vượt qua những lúc khó khăn

Tiền Giang, tháng 5 năm 2011

Mai Đức Phú

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Dự án ngọt hóa Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang có diện tích tự nhiên là 54.400 ha, trong đó diện tích canh tác là 37.500 ha, với dân số khoảng 480.000 người Dự án được nghiên cứu từ những năm đầu của thập niên 70 với tên dự án Tiền Phong do Hàn Quốc thực hiện , từ tài trợ của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng việc nghiên cứu lập dự án do Công Ty Tư Vấn Xây Dựng Thủy Lợi 2 thực hiện Dự án cơ bản hoàn thành đưa vào sử d ụng từ năm

1990, đã không ngừng phát huy hiệu quả , đưa sản xuất nông nghiệp từ 1 vụ không

ăn chắc lên 2 vụ lúa 1 vụ màu hoặc 3 vụ lúa Sản lượng lúa tăng hơn 3,8 lần, thu nhập của người dân tăng khoảng 3 lần so với trước khi có dự án và đời sống nhân dân vùng dự án ngày càng được nâng cao

Mục tiêu chủ yếu của dự án là:

- Ngăn mặn xâm nhập từ phía biển Đông và từ sông Cửa Tiểu , sông Vàm Cỏ vào các tháng mùa khô

- Dẫn ngọt tưới cho toàn khu vực với thời gian ngọt là 10 tháng/năm

- Tiêu úng xổ phèn trong mùa mưa Kết hợp cung cấp nước sinh hoạt phát tri ển giao thông nông thôn và cải tạo môi trường trong khu vực

Công trình của dự án gồm hệ thống liên hoàn các công trình đê – đập và cống dưới

đê khép kín để thực hiện việc ngăn mặn từ biển Đông và trên hai sông xâm nhập vào khu vực dự án

Việc dẫn ngọt cho dự án được lấy qua nguồn nước sông Cửa Tiểu thông qua hai cống Xuân Hò a và Vàm Giồng (trong đó cống Xuân Hòa giữ vai trò chủ lực với thời gian lấy ngọt là 10 tháng, cống Vàm Giồng lấy hỗ trợ nâng cao đầu nước khi nguồn nước ngoài sông cho phép với thời gian lấy ngọt 8 tháng) Việc tiêu nước cho dự án được thực hiện bởi các cống dưới đê Các trục dẫn nước tưới tiêu chính trong nội đồng gồm: kênh Xuân Hòa, Cầu Ngang, Vàm Giồng, kênh 14, kênh Salisete… Tuy nhiên để phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển của tỉ nh nói chung và của vùng dự án nói riêng , đặc biệt là trong điều kiện xét đến diễn biến bất lợi của

Trang 4

nước biển dâng do biến đổi khí hậu , làm thế nào để có thể sử dụng hệ thống công trình kiểm soát mặn đã xây dựng kết h ợp bổ sung thêm công trình hoặc phương thức vận hành quản lý để điều phối nguồn nước hợp lý phục vụ đa mục tiêu?

Từ yêu cầu đó luận văn đã xây dựng một quy trình phân tích , hệ thống hóa để vận hành hệ thống và đem áp dụng vào bài toán thực tế của vùng dự án Trong quy trình này khi phân vùng sản xuất đã chú ý xem xét và điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu phát triển, thời vụ thích hợp cũng được xác định cho từng vùng cụ thể Các điểm khống chế và các yêu cầu về chất lượng nước vào các thời điểm then chốt đã được xác định Tiếp đó là sử dụng mô hình thủy lực để tính toán, đánh giá vai trò của từng cống kiểm soát mặn trong hệ thống và tìm ra tổ hợp vận hành hệ thống công trình thích hợp nhất đáp ứng yêu cầu cấp nước

Trong quá trình áp dụng , mạng lưới quan trắc các yếu tố chất lượng nước đóng vai trò rất quan trọng, đó là cơ sở để điều chỉnh quy trình vận hành hệ thống công trì nh Nghiên cứu cho thấy có thể tạo ra nhiều tổ hợp vận hành hệ thống giúp cho việc đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất và bảo vệ môi trường vùng dự án Gò Công

Trang 6

3.1.2 21T 21TỨng dụng mô hình MIKE 11 đánh giá hiện trạng, khả năng vận hành

các cống của dự án Gò Công ứng với dòng chảy mùa cạn và diễn biến xâm

nhập mặn trên sông do ảnh hưởng của thủy triều biển21T 45

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1- 1: Thống kê mực nước theo tần suất tại các trạm 7

Bảng 1- 2: Diễn biến mặn tại cống Vàm Giồng qua qua 9 năm từ 2001 đến 2009 12 Bảng 1- 3: Diễn biến mặn tại cống Xuân Hòa qua 9 năm từ 2001 đến 2009 13

Bảng 1- 4: Diễn biến mặn tại cống Gò Công qua 9 năm từ 2001 đến 2009 13

Bảng 1- 5: Mạng lưới kênh trục chính, cấp I, II trong hệ thống ngọt hóa Gò Công 19 Bảng 1- 6: Qui mô của một số cống chính của dự án 21

Bảng 2- 1: Phân khu của hệ thống 24

Bảng 2- 2: Phân diện tích phục vụ theo công trình thủy lợi 26

Bảng 2- 3: Diện tích tưới tạo nguồn và tiêu của dự án Ngọt hóa Gò Công 30

Bảng 3- 1: Biên lưu lượng đầu vào 63

Bảng 3- 2: Biên mực nước 63

Bảng 3- 3: Biên mặn cho mô hình 63

Bảng 3- 4: Nhu cầu nước tính toán theo vùng tưới 64

Bảng 3- 5: Độ mặn Max dọc sông Cửa Tiểu sáu tháng mùa khô (g/l) 66

Bảng 3- 6: Độ mặn Max dọc sông Vàm Cỏ sáu tháng mùa khô (g/l) 66

Bảng 3- 7: Lưu lượng bình quân tại hai cống chính (mP 3 P /s) 66

Bảng 3- 8: Tổng lượng nước lấy vào tại hai cống chính (10P 3 P mP 3 P ) 66

Bảng 3- 9: Tổng lượng nước lấy vào tại hai cống chính qua tính toán mô hình và nhu cầu cấp nước 68

Bảng 3- 10: Biên lưu lượng đầu vào 68

Bảng 3- 11: Biên mực nước + NBD 0.33m 69

Bảng 3- 12: Lưu lượng bình quân lấy vào tại hai cống chính 69

Bảng 3- 13: Tổng lượng nước lấy vào tại hai cống chính 69

Bảng 3- 14: Độ mặn Max dọc sông Cửa Tiểu (g/l) 70

Bảng 3- 15: Độ mặn Max dọc sông Vàm Cỏ (g/l) 70

Bảng 3- 16: Lưu lượng bình quân lấy vào tại hai cống chính 70

Bảng 3- 17: Tổng lượng nước lấy vào tại hai cống chính 70

Bảng 3- 18: Độ mặn Max dọc sông Cửa Tiểu (g/l) 70

Bảng 3- 19: Độ mặn Max dọc sông Vàm Cỏ (g/l) 71

Bảng 3- 20: Lưu lượng bình quân lấy vào tại hai cống chính 71

Bảng 3- 21: Tổng lượng nước lấy vào tại hai cống chính 71

Bảng 3- 22: Độ mặn Max dọc sông Cửa Tiểu (g/l) 71

Bảng 3- 23: Độ mặn Max dọc sông Vàm Cỏ (g/l) 72

Bảng 3- 24: Kết quả độ mặn max dọc sông Cửa Tiểu theo các kịch bản (g/l) 72

Bảng 3- 25: Kết quả độ mặn max dọc sông Vàm Cỏ theo các kịch bản (g/l) 72

Bảng 3- 26: Thời gian xuất hiện độ mặn > 4 (g/l) tại vị trí hai cống chính theo các kịch bản 73

Bảng 3- 27: Bảng diễn biến mực nước dọc sông cửa tiểu 73

Trang 8

Bảng 3- 28: Bảng diễn biến NBD dọc sông cửa tiểu 74Bảng 3- 29: Bảng diễn biến mực nước dọc sông Vàm cỏ 74Bảng 3- 30: Bảng diễn biến NBD dọc sông Vàm cỏ 74Bảng 3- 31: Bảng đánh giá khả năng cấp nước ngọt theo tính toán cho hai cống Xuân hòa và Vàm giồng 75

Trang 10

MỞ ĐẦU

Vai trò của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đối với sự phát triển kinh tế chung của đất nước là hết sức quan trọng, đặc biệt trong phát triển nông nghiệp và vấn đề

an ninh lương thực quốc gia ĐBSCL có diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha (chiếm 12% diện tích cả nước), đóng góp hơn 50% sản lượng lương thực, 65% lượng thuỷ sản, 70% lượng cây ăn trái của cả nước Đạt được thành tích trên có sự đóng góp rất

lớn của các chương trình đầu tư phát triển Thuỷ lợi trong 30 năm qua Đến nay, ĐBSCL đã có một hệ thống cơ sở hạ tầng đáng kể bao gồm hàng ngàn km kênh mương, đê bao, bờ bao và hàng trăm công trình rải đều khắp ở các địa phương Dự án Gò Công – Tiền Giang nằm trong vùng tả sông Tiền chịu ảnh hưởng thủy triều biển Đông, có hệ thống đê biển, cống vùng triều loại vừa và nhỏ khá nhiều Dự

án Gò Công, nằm trên địa phận huyện Gò Công Tây, huyện Gò Công Đông, thị xã Gò Công và một phần của huyện Chợ Gạo thuộc tỉnh Tiền Giang, với tổng diện tích tự nhiên toàn vùng dự án là 54.400 ha Dự án Gò công có nhiệm vụ ngăn mặn từ biển Đông, từ sông Cửa Tiểu và sông Vàm Cỏ vào các tháng mùa kiệt; dẫn ngọt tưới cho toàn khu vực với thời gian 10 tháng/năm, đưa toàn bộ diện tích canh tác lên 3 vụ ăn chắc; Cải thiện tiêu úng, xổ phèn; Cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng; Kết hợp giao thông thủy; Tạo điều kiện cho nuôi trồng thuỷ sản

Trong những năm qua chủ trương của Đảng và Nhà nước là đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là vùng ven biển, ngoài việc trồng lúa, người dân đã chuyển dần cơ cấu sản xuất sang nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ Vấn đề xây dựng các cống vùng triều đã được tiến hành và mang lại hiệu quả rõ rệt Tuy nhiên, trong thực tế việc thiết kế chỉ mới xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng theo tần suất, phục vụ nhu cầu trong trường hợp thiết kế chưa kể đến sự biến đổi khí hậu, nước biển dâng

Trong Công văn số 5319/VPCP-KTN ký ngày 05 tháng 8 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đó đồng ý cho Bộ Tài nguyên và Môi trường sử dụng các kịch bản biến đổi khí hậu do Bộ TN&MT trình Chính phủ xem xét ngày 10 tháng 7 năm 2009 Trong kịch

Trang 11

bản biến đổi khí hậu nước biển dâng ở mức cao (A1F1) của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mực nước biển dâng trong thế kỷ 21 được dự báo như sau: năm 2050- tăng 0,33 m; 2080- tăng 0,71 m; 2100- tăng 1,00 m

Theo lẽ đó, việc vận hành các công trình cống trong hệ thống cần phải được xem xét đến khả năng thích ứng với nước biển dâng là hết sức cần thiết và khá cấp bách

Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu lập quy trình vận hành hệ thống thủy lợi thuộc

dự án Gò Công – Tiền Giang để thích ứng với nước biển dâng do biến đổi khí hậu” được đặt ra

Trong nghiên cứu sẽ tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

i Đánh giá khả năng hoạt động của các cống, kênh vừa và nhỏ

a) Mức độ hoạt động thực tế

b) Sự phù hợp với quy hoạch

c) Khả năng hoạt động trong trường hợp nước biển dâng (NBD) do biến đổi khí hậu ứng với 3 kịch bản tính toán:

• Kịch bản 1 (KB1) ứng với mực nước dâng 0,33 m

• Kịch bản 2 (KB2) ứng với mực nước dâng 0,71 m

• Kịch bản 3 (KB3) ứng với mực nước dâng 1,00 m

ii Nghiên cứu đề xuất giải pháp vận hành

Đề xuất giải pháp cải tạo và quy trình vận hành hệ thống thích ứng với các kịch bản nước biển dâng

Đưa ra các quy trình hoạt động cho các cống vừa và nhỏ hiện có ở vùng nghiên cứu để thích ứng với các kịch bản NBD do Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất đã được Chính phủ chấp nhận

Đối tượng của đề tài nghiên cứu là các cống vừa và nhỏ vùng triều ở Tiền Giang, vì thế trước hết cần phải tìm hiểu khả năng thích hợp của các công trình trong thực tế Từ các kết quả nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài nghiên cứu trong thời gian qua, cả ở trong và ngoài nước, kết hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề

Trang 12

tài, các nhóm phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng chủ yếu sẽ được sử dụng gồm:

i Phương pháp kế thừa có chọn lọc kinh nghiệm và các dữ liệu liên quan

ii Phương pháp điều tra thực địa:

- Đánh giá hiện trạng hoạt động của các công trình ven biển hiện có (cống, đập, đê) qua đó tìm ra nguyên nhân làm giảm hiệu quả của công trình

- Đánh giá ưu nhược điểm của từng loại công trình, từng loại hình thức cấu tạo, quy trình hoạt động

iii Phương pháp tổng hợp, chỉnh lý và xử lý dữ liệu

- Thống kê, tổng hợp và phân tích các loại dữ liệu

- Tổng hợp, phân tích số liệu, dữ liệu về khí tượng, thuỷ văn, dân sinh kinh tế (phương pháp thống kê và phương pháp giải tích đang được ứng dụng)

- Xác định những vấn đề tồn tại chưa giải quyết được trong quy trình vận hành với các loại công trình hiện có

- Lựa chọn những phương pháp nghiên cứu hợp lý để giải quyết những vần đề tồn tại

- Sử dụng quy trình, quy phạm, các tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước để tính toán thủy văn, thủy lực

- Kĩ thuật sử dụng: ứng dụng các công cụ và phần mềm về công nghệ tin học, các phần mềm chuyên dụng trong quá trình thực hiện đề tài

Trang 13

- Khai thác thông tin từ internet (dữ liệu, phần mềm kỹ thuật, ảnh vệ tinh, mô hình công nghệ ) để cập nhật thông tin đề tài;

- Phỏng vấn trực tiếp người dân, cán bộ ở các địa phương các vấn đề liên đến các nội dung nghiên cứu của đề tài

- Mời chuyên gia có kinh nghiệm tham gia và chịu trách nhiệm thực hiện các lĩnh vực liên quan trong đề tài

- Mời các chuyên gia trong nước có kinh nghiệm về các lĩnh vực liên quan đề tài tham gia góp ý và đánh giá kết quả thực hiện;

v Sử dụng phương pháp mô hình hoá để làm công cụ phục vụ giải quyết

mội số lĩnh vực nghiên cứu của đề tài

Sử dụng mô hình để xác định biên mặn, biên triều, lượng phân bố theo thời gian

từ đó đưa ra quy trình vận hành cho các cống hợp lý

Thông qua nghiên cứu , xây dựng một phương pháp sử dụng tà i nguyên nước ngọt bằng cách vận hành , quản lý linh hoạt hệ thống công trình nhằm phục vụ cho khu dự án trong hoạt động sản xuất Trên cơ sở nà y, một quy trình vận hành hệ thống các công trình thủy lợi có thể thiết lập được để chủ động sản xuất

Thông qua mô hình đã xây dựng , với dự báo mực nước triều mỗi năm của trạm

Vũng Tàu đại diện cho nguồn triều biển Đông thì ta có thể dự báo được khả năng cấp nước cho hệ thống từ đó ra quyết định cho việc lựa chọn thời gian và khu vực có khả năng xuống giống từ đó đưa ra lịch v ận hành các cống trong khu vực trên cơ sở quy trình vận hành đã có

Đề tài cũng hỗ trợ cho các nhà quy hoạch , các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi các cơ sở khoa học trong việc ứng dụng mô hình mike 11 để lập điều khiển cho hệ thống các công trình vùng ảnh hưởng triều trong quá trình vận hành các công trình phục vụ sản xuất thích ứng với các kịch bản biến đổi khí hậu để từ đó ổn định trong các hoạt động sản xuất - dân sinh, bền vững về môi trường

Trang 14

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU

1.1.1 Vị trí dự án

Tiền Giang là một tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long (phía Đông Bắc ĐBSCL) theo các nhà khoa học đánh giá đây là khu vực nhạy cảm dễ bị tổn thương từ các tác động của biến đổi khí hậu như nước biển dâng và xâm nhập mặn ; lũ lụt, tiêu thoát nước và sạt lở đất; bão và áp thấp nhiệt đới; hạn hán

Hình 1- 1: Bản đồ vị trí vùng dự án

Trang 15

Hình 1- 2: Bản đồ vùng dự án

Vùng dự án ngọt hóa Gò Công nằm phía Đông tỉnh Tiền Giang Đây là vùng tưới tiêu chịu ảnh hưởng của triều biển Đông với chế độ bán nhật triều biên độ triều cao nhất có thể đạt 3,5m

Phạm vi vùng dự án được giới hạn bởi:

- Phía Đông là : Biển Đông

- Phía Tây là : Kênh Chợ Gạo

- Phía Nam là : sông Cửa Tiểu

- Phía Bắc là : Sông Vàm Cỏ

Tổng diện tích tự nhiên của khu vực là 54.400 ha và cho đến nay đã có 42.589,29ha đất trồng trọt, trong đó có 29.589,86 ha trồng lúa, 1.263,2ha đất luân canh lúa màu, 4.470,75ha đất luân canh hoa màu, 7.265,49ha đất trồng cây lâu năm

1.1.2 Địa hình

Khu vực dự án có cao độ mặt đất tự nhiên chủ yếu từ +0.50 đến +1.20 Địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng, cao độ và diện tích phân bố như sau:

Trang 16

Bảng 1- 1: Thống kê mực nước theo tần suất tại các trạm

1.1.3 Địa chất

Địa chất theo cấu tạo địa tầng có các lớp đất chính như sau:

+ Từ mặt đất tự nhiên đến cao trình từ – 13,00 đến – 14,00 là các lớp bùn sét hữu cơ (lớp 1, 1a, 1b) có khả năng chịu lực kém

+ Từ cao trình -16,00 trở xuống là các lớp phù sa cổ (lớp 2, 2a, 2b) có khả năng chịu lực tốt

(Lấy theo số liệu báo cáo của công ty tư vấn xây dựng thủy lợi thành phố Hồ Chí Minh)

Trang 17

+ Đất mặn sú vẹt chiếm tỷ lệ 5% thường phân bố ở vùng trũng ven sông + Đất liếp chiếm 12%, loại này thông thường làm thổ canh và phân bố rộng rãi trong vùng

Ngoài ra do nước biển xâm nhập nên trong đất bị ngậm muối, về mùa mưa ở phía trên mặt bị rửa nên nhìn chung lượng ngậm muối tăng dần theo chiều sâu Đây là vùng chua ít, lúa có thể chịu đựng và phát triển bình thường, vùng chua nhất tập trung ở phía Đông Bắc của khu vực Gia Thuận có độ pH = 4,5 -:- 5,5

Thổ nhưỡng trong vùng dự án ngọt hóa Gò Công với 3 nhóm đá chính và 8 loại đất Trong đó, đất phù sa chiếm diện tích lớn nhất 39.186 ha (72,02%) Đất phù sa là loại đất có thành phần cơ giới nặng, dung tích hấp thụ cao, kết cấu viên cục, giữ nước và giữ phân tốt thích nghi với việc canh tác lúa Đất cát giồng chiếm 8.054ha (25.77%), đây là loại đất hình thành do quá trình lùi dần của biển và là đặc trưng cho vùng cửa sông đồng bằng sông Cửu Long, thích hợp cho việc trồng rau, màu và cây công nghiệp ngắn ngày, đất phèn mặn chiếm 01.206 ha, chiếm 2.21% tỉ lệ không đáng kể so với các loại đất khác

1.1.5 Khí tượng thủy văn

1.1.5.1 Khí tượng

Theo số liệu tại trạm đo thủy văn Mỹ Tho:

- Nhiệt độ: trung bình năm là 26,7P

- Mưa: thời kỳ bắt đầu mùa mưa tại vùng dự án ngọt hóa Gò Công vào khoản g cuối trung tuần tháng 5 và kết thúc khoảng đầu trung tuần tháng 11 hàng năm Lượng mưa bình quân năm là 1.183 mm Gò Công là nơi có lượng mưa bình quân năm ít nhất và mùa mưa đến trễ nhất đồng bằng Sông Cửu Long Lượng

Trang 18

mưa hàng tháng phân bố không đều Tháng 1 và 2 hầu như không mưa , tháng

10 lượng mưa cao nhất khoảng 250 mm

1.1.5.2 Thủy văn

i Mạng lưới sông ngòi

Nằm trong vùng đồng bằng thấp ven biển, mạng lưới sông ngòi vùng dự án chịu ảnh

hưởng của chế độ triều biển Đông , lũ sông Tiền và mưa nội đồng , vì vậy sông ngòi vùng dự án có những đặc điểm sau:

- Độ dốc lòng dẫn và độ dốc mặt nước nhỏ

- Phần lớn các sông kênh có chế độ dòng chảy hai chiều

- Các ranh giới lưu vực riêng của sông kênh không được phân định rõ ràng

- Mạng lưới sông rạch tự nhiên và kênh nhân tạo phát triển dày đặc tạo nên rất nhiều điểm giao cắt gây nên chế độ dòng chảy ảnh hưởng nhau rất phức tạp

- Hình thành nhiều vùng giáp nước , các vùng giáp nước có sự dịch chuyển và không cố định theo thời gian

Tổng chiều dài sông, tính cả nhánh của nó là Sông Cửa Tiểu: 111.700 m

Độ sâu Sông Tiền, Sông Cửa Tiểu tính từ mặt đất tự nhiên (với cao độ bình quân là +1,00 m- theo chuẩn Mũi Nai):

+ Tại An Hữu (km 104,54; gần chân cầu Mỹ Thuận; Ko tại cửa Tiểu):

Độ sâu tại lòng chính: 23,00 m, lệch về phía Tiền Giang

Trang 19

+ Tại bến phà rạch Miểu (km 48,8) :

Độ sâu tại lòng chính : 8,80 m

+ Tại Vàm Kỳ Hôn (km 42,7):

Độ sâu tại lòng chính : 13,80 m

Xét chung, độ sâu sông thường thay đổi theo thời gian tùy mức độ bồi lắng của các hạt mà sông tải về từ thượng nguồn (và do cả mức độ khai thác cát của con người) Đáy sông tại phạm vi gần cửa thường cạn hơn các nơi khác và nhấp nhô do sự xuất hiện của những lượn cát chạy dọc theo chiều dài sông

Chỉ khoảng 8% diện tích tự nhiên của tỉnh Tiền Giang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Sông Vàm Cỏ So với Sông Mekong, Sông Vàm Cỏ chỉ là sông nhỏ và có rất nhiều đoạn uốn khúc Nước từ thượng nguồn đổ về theo hai nhánh Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, đến gần Cần Đước hai nhánh nhập một rồi đổ ra biển Đông qua cửa Soài Rạp

Phần lớn chiều dài Sông Vàm Cỏ nằm trong tỉnh Long An, riêng đoạn dài 42 km từ vàm Sông Tra (một nhánh của Sông Vàm Cỏ) đến cửa Soài Rạp là một phần ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Tiền Giang - Long An Đoạn này và nhánh Vàm Cỏ Tây (dài 133 km) có ảnh hưởng đến vùng ngọt hóa Gò Công và phần cực Bắc các huyện Tân Phước, Châu Thành, Cai Lậy và Cái Bè

Thực ra vào mùa lũ một phần lượng nước từ Sông Tiền chảy tràn vào Đồng Tháp Mười rồi thoát ra Biển Đông qua Sông Vàm Cỏ Tây nhưng khả năng tháo lũ của sông này kém vì bị uốn khúc quá nhiều Như vậy Sông Vàm Cỏ hầu như không có lưu vực riêng

Vào mùa kiệt Sông Vàm Cỏ hoàn toàn bị thủy triều bán nhật của biển Đông chi phối; nước biển dễ dàng xâm nhập sâu vào nội địa Vào cùng thời điểm và đồng khoảng cách tới biển độ mặn trên Sông Vàm Cỏ lớn gấp nhiều lần trên Sông Tiền Sông có một số đặc trưng như sau :

- Độ dốc mặt nước trung bình : i = 1.3 x 10P

Trang 20

ii Chế độ thủy văn

Chế độ thủy văn vùng Gò Công có liên quan mật thiết với chế độ thủy văn sông Mekong, thủy triều biển Đông Ngoài ra, chế độ thủy văn trong vùng còn chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động phía thượng nguồn do vùng dự án nằm ở cuối nguồn giáp cửa sông nối ra biển

Biến đổi thủy văn trong vùng không những thể hiện rõ hai mù a: khô-kiệt và mưa-lũ mà còn thay đổi do sự can thiệp các công trình thủy lợi trong và ngoài vùng có liên quan

Chế độ triều biển Đông Nước trên sông rạch vùng nghiên cứu chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều biển Đông Các đặc điểm chế độ thủy triều được phân tích dựa vào mực nước trạm Vũng Tàu, đại diện cho nguồn triều biển Đông

Triều biển Đông thuộc loại bán nhật triều không đều , trong ngày có hai lần triều lên và hai lần triều xuống với biên độ dao động 300-350cm, trong đó mực nước chân triều dao động 160-300cm, mực nước đỉnh triều dao động nhỏ hơn 80-100cm Một chu kỳ triều trung bình 15 ngày trong đó có một kỳ triều cường và một kỳ triều kém Mực nước bình quân 15 ngày đạt giá trị max từ tháng XII -I, min từ tháng VI -VII

Triều biển Đông truyền rất sâu vào sông Tiền , sông Vàm Cỏ , lan truyền vào tất cả các kênh rạch trong vùng ngay cả các tháng trong mùa lũ Tuy năng lượng triề u giảm dần theo chiều dài dọc sông nh ưng vẫn giữ được một số tính chất cơ bản của

Các hiện tượng trên rất có lợi cho việc dẫn nước tưới nhưng bất lợi cho việc tiêu thoát nước trong vùng, đặc biệt là khi lũ lớn kết thúc muộn gặp thời kỳ triều cường trong năm

iii Biến đổi mực nước và tình hình xâm nhập mặn

• Biến đổi biên độ mực nước

Trong mùa kiệt thủy triều biển Đông xâm nhập sâu vào nội đồng Khu vực ven biển và của sông có mức nước cao và biên độ lớn nhưng khi vào nội đồng mức nước max giảm, mức nước min tăng lên Tuy nhiên mức nước mùa kiệt không cao , có nhiều nơi thấp dưới mặt đất

• Tình hình xâm nhập mặn

Trang 21

Do vùng dự án tiếp giáp biển Đông và bao bọc bởi các sông lớn nên mặn truyền vào theo các hướng:

- Hướng sông Vàm Cỏ và cửa Soài Rạp truyền vào rạch Vàm Tháp , rạch Gò Công, sông Tra trên kênh Chợ Gạo Độ mặn 1 g/l trên sông Vàm Cỏ lấn sâu trên 80 km (đến huyện Tân Thạnh tỉnh Long An)

- Hướng sông Cửa Tiểu vào rạch Long Uông , rạch Vàm Giồng, kênh Xuân Hòa

Do sông Cửa Tiểu lượng nước ngọt từ thượng nguồn đổ về nhiều hơn sông Vàm Cỏ nên mặn xâm nhập từ phía sông Cửa Tiểu không mạnh bằ ng từ phía sông Vàm Cỏ Giới hạn mặn 4g/l có thể xâm nhập sâu từ 40 -:- 45 km (tại Mỹ Tho) Độ mặn 1 g/l có thể xâm nhập sâu hơn , có thể vượt quá 60 km (tại xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang)

- Hướng biển truyền m ặn từ biển vào theo các cửa rạch như : Rạch Bùn, Rạch Cần Lộc, Rạch Gốc,

Thời gian mặn thực tế tại các cống chính như sau : (theo số liệu quan trắc của công

ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang) Cống Vàm Giồng : theo thiết kế ứng với tần suất tưới 75%, độ mặn 4 g/l thì mỗi năm có 4 tháng không lấy được ngọt là các tháng 3, 4, 5, 6 Thời gian xuất hiện và kết thúc độ mặn 2g/l và 4g/l tại cống Và m Giồng trong những năm gần đây được nêu trong bảng 1-2

Bảng 1- 2: Diễn biến mặn tại cống Vàm Giồng qua qua 9 năm từ 2001 đến 2009

Năm Mặn xuất hiện Mặn kết thúc Thời gian mặn (ngày)

Trang 22

Năm Mặn xuất hiện Mặn kết thúc Thời gian mặn (ngày)

Cống Xuân Hòa: theo thiết kế ứng với tần xuất tưới 75% , độ mặn 4g/l thì mỗi năm

có 2 tháng không lấy được ngọt là tháng 4 và tháng 5 Thời gian xuất hiện và kết thúc độ mặn 2g/l và 4g/l tại cống Xuân Hòa được nêu trong bảng 1-3

Bảng 1- 3: Diễn biến mặn tại cống Xuân Hòa qua 9 năm từ 2001 đến 2009

Năm Mặn xuất hiện Mặn kết thúc Thời gian mặn (ngày)

Cống Gò Công: theo thiết kế ứng với tần suất tưới 75%, độ mặn 4g/l thì mỗi năm có

7 tháng không lấy được nước ngọt đó là các tháng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 Thời gian xuất hiện và kết thúc độ mặn 2g/l và 4g/l tại công Gò Công được nêu trong bảng 1-4

Bảng 1- 4: Diễn biến mặn tại cống Gò Công qua 9 năm từ 2001 đến 2009

Năm Mặn xuất hiện Mặn kết thúc Thời gian mặn (ngày)

Trang 23

1.2.1 Dân số và lao động

Vùng dự án ngọt hóa Gò Công là nơi được xếp vào nhóm đông dân cư nhất đồng bằng sông Cửu Long, mật độ dân số bình quân 882 người/kmP

1.2.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp

Theo kết quả điều tra tình hình sử dụng đất nông nghiệp trong vùng như sau:

- Đất nông nghiệp: 42.589 ha

- Đất chuyên dùng: 8.250 ha

- Đất khác: 3.561 ha

Tổng : 54.400 ha

Sản xuất nông nghiệp được xác định là vai trò chính trong kinh tế của dự án, có 29.589 ha đất chuyên lúa, 1.263 ha đất chuyên canh lúa màu, 4.471 ha đất chuyên màu và 7.265 ha đất trồng cây lâu năm

1.2.3 Tình hình nuôi trồng thủy sản

Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trong và ngoài vùng dự án khoảng 900 ha Trong đó diện tích nuôi tôm trong đê bao của dự án khoảng 200-250 ha có đê bao phụ ngăn cách độc lập giữa khu nuôi tôm và khu trồng lúa Đồng thời tập trung tại một

Trang 24

nơi nuôi chính ở Vàm Láng - Kiềng Phước Việc nuôi trồng thủy sản hiện nay tập trung chủ yếu ở những diện tích nằm ngoài đê bao nên chưa xảy ra tranh chấp phục vụ giữa 2 lĩnh vực nuôi thủy sản và trồng lúa

1.2.4 Tình hình lâm nghiệp (rừng phòng hộ ven biển và đê cửa sông)

Rừng phòng hộ ven biển Gò Công Đông trải dài trên 30km đê biển và đê cửa sông, qua địa giới hành chánh của 7 xã thuộc huyện Gò Công Đông Các loại cây rừng chủ yếu là cây đước, Bần, Mắm, dừa nước,

Rừng ven biển Gò Công Đông đóng vai trò quan trọng trong việc phòng hộ chắn sóng bão, bảo vệ tuyến đê biển và giữ vị trí chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng Thực hiện quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ về dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tỉnh Tiền Giang đã tổ chức trồng mới chăm sóc, giao khoán quản lý và bảo vệ rừng khu vực dự án với tổng diện tích trên 713.83ha

1.2.5 Công nghiệp:

Nước cung cấp cho một số ngành công nghiệp:

 Nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm

 Nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh, đồ hộp

 Nhà máy chế biến thức ăn gia súc

 Nhà máy đường, nhà máy bánh kẹo…

1.2.6 Tình hình giao thông vận tải và lưới điện trong khu vực:

Đường bộ ở đây có nhiều thuận lợi vì có nhiều trục lớn L

 Quốc lộ 50 từ TP Hồ Chí Minh đi Gò Công

 Tỉnh lộ 24 (lộ 862) từ Mỹ Tho về Gò Công, Tân Điền, Vàm Láng

Các đường này trải nhựa chất lượng tốt nên việc vận chuyển bằng phương tiện hiện đại rất thuận tiện

Ngoài việc đi lại trên sông Vàm Cỏ, sông Tiền, trong nội địa có 2 trục giao thông thuỷ chính:

 Từ sông Tiền theo kênh Chợ Gạo qua sông Vàm Cỏ đi TP Hồ Chí Minh

 Từ sông Cửa Tiểu theo rạch Long Uông qua rạch Gò Công đi TP Hồ Chí Minh

Trang 25

iii Lưới điện cao thế:

Trong khu vực đã có lưới điện cao thế từ Thủ Đức đi qua Mỹ Tho về Gò Công Tại

Gò Công có trạm biến áp chia thành 2 nhánh:

 Gò Công đi Vĩnh Bình,

 Gò Công đi Tân Tây Vàm Láng

1.2.7 Thông tin liên lạc:

Thông tin liên lạc được xây dựng khá tốt, đã kết nối xuống tận xã, phường, các cơ quan hành chính… Hầu hết các xã phường trong vùng dự án đều đã được kết nối internet

1.2.9 Dịch vụ và thương mại:

Vai trò của dịch vụ: Ngành thương mại có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình tái sản xuất xã hội, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng Nó có vai trò điều tiết sản xuất và hướng dẫn tiêu dùng

Vai trò của dịch vụ: Dịch vụ bao gồm các hoạt động kinh tế, xã hội không trực tiếp tạo ra các sản phẩm vật chất Danh mục các hoạt động dịch vụ ngày càng được mở rộng: vận tải hành khách, du lịch, giáo dục, y tế, bảo hiểm, ngân hàng, bưu điện…

1.3.1 Phương hướng phát triển các ngành và các lĩnh vực

1.3.1.1 Phát triển ngành nông, lâm, thuỷ sản:

Phát triển toàn diện nông nghiệp - nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa Phát triển sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển nông nghiệp bền vững

Đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo hướng thâm canh, chuyên canh, ứng dụng công nghệ sinh học, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao nhằm để đáp ứng yêu cầu của thị trường và tăng thu nhập trên đơn vị diện tích nuôi trồng

Trang 26

Đầu tư ổn định khoảng 60 nghìn ha canh tác lúa để đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và xuất khẩu Hình thành các vùng chuyên canh phù hợp với tiềm năng và lợi thế so sánh của Tỉnh như cây ăn quả, rau sạch cung cấp cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường

Phát triển lâm nghiệp theo hướng khoanh nuôi, bảo vệ rừng ngập mặn ven biển, rừng tràm nguyên sinh Tân Phước, kết hợp trồng cây phân tán dọc theo trục lộ, kênh mương, đất ở hộ gia đình gắn liền với phát triển vườn cây ăn trái lâu năm có giá trị kinh tế, sinh thái và môi trường cao, góp phần nâng cao độ che phủ thực vật toàn tỉnh lên 40 - 41,5%

Tiếp tục đầu tư và hoàn thiện dự án ngọt hóa Gò Công, nâng cấp các đê biển Gò Công, đê kênh chợ gạo, hệ thống kiểm soát lũ vườn cây ăn trái gắn với hệ thống kiểm soát lũ của tỉnh và vùng đồng bằng sông Cửu Long

Phấn đấu giá trị gia tăng toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp giai đoạn 2006 - 2020 tăng bình quân trên 4,0%/năm; trong đó giai đoạn 2006 - 2010, ngành nông, lâm nghiệp tăng bình quân 4,3%/năm và ngành thuỷ sản tăng 6,0%/năm; đến năm 2020

tỷ trọng chăn nuôi chiếm trên 32% giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp và thủy sản chiếm trên 21% giá trị tăng thêm của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp

1.3.2 Định hướng phát triển không gian, lãnh thổ

1.3.2.1 Định hướng sử dụng đất:

Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên đất, bảo đảm phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa mang lại hiệu quả cao và phát triển bền vững về môi trường sinh thái Bên cạnh việc bố trí sử dụng đất đai hợp lý cho sản xuất nông nghiệp, phải bảo đảm mục tiêu an toàn lương thực, thực phẩm; đẩy mạnh xuất khẩu và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

Quy hoạch dành một tỷ lệ thích hợp về đất để phát triển công nghiệp (các khu, cụm, điểm công nghiệp tập trung ); đất để phát triển thị trấn, các trung tâm xã, các điểm dân cư; đất để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phúc lợi xã hội và nhà ở

- Đất nông nghiệp đến năm 2010 là 190,4 nghìn ha, chiếm 76,7% diện tích đất tự nhiên; và đến năm 2020 khoảng 182,8 nghìn ha, chiếm 73,7% diện tích đất tự nhiên

Trang 27

- Đất phi nông nghiệp năm 2010 đạt 51,92 nghìn ha, chiếm 20,9% diện tích đất tự nhiên và đến năm 2020 khoảng 62,8 nghìn ha, chiếm 25,3% diện tích đất tự nhiên

- Đất chưa sử dụng đến năm 2010 còn khoảng 5,85 nghìn ha, chiếm 2,4% diện tích đất tự nhiên; và đến năm 2020 khoảng 2,59 nghìn ha, chiếm 1,0% diện tích đất tự nhiên

1.3.2.2 Phâ n vùng kinh tế:

Các huyện phía Đông của tỉnh: thị xã Gò Công, huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông và huyện Tân Phú Đông; tổng diện tích tự nhiên 98.710 ha, dân số chiếm 35,6% dân số tỉnh, mật độ bình quân 613 người/kmP

2

P

Phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp - thương mại và dịch vụ - nông nghiệp đặc biệt dịch vụ du lịch và vận tải biển phát huy lợi thế nằm gần thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và đường biển Tập trung đầu tư phát triển các khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ - du lịch tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế biển và vùng ven biển; tiếp tục phát triển nông nghiệp - thuỷ sản phù hợp sinh thái; kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ

an ninh, quốc phòng vùng biển và ven biển;

1.4.1 Hiện trạng thủy lợi

Gồm các tuyến đê chính như sau đê hữu kênh Kỳ Hôn- Chợ Gạo, đê hữu sông Trà,

đê sông Gò Công, đê hữu sông Vàm Cỏ, đê tả sông Cửa Tiểu, đê biển và đê cửa sông Tổng chiều dài các đoạn đê là 166.7km, trong đó có 21km đê biển Qui mô của các đê:

- Đê sông và đê cửa sông: chiều rộng mặt đê b R mặt R= 6m, cao trình đỉnh đê + 2.50, hệ số mái m = 1.5

- Đê biển chiều rộng mặt đê bR mặt R = 6m, cao trình đỉnh đê +3.50 đến +4.50, hệ số mái m R trong R = 2.00, m R ngoài R = 3.00

Ngoài ra, trên tuyến đê biển , tại các vị trí xung yếu có xây dựng hệ thống kè chắn sóng với tổng chiều dài khoảng 2 km Qui mô và kết cấu như sau:

- Đỉnh kè bằng đá hộc xây, cao trình đỉnh từ +3.70 đến 4.50m

Trang 28

- Mái kè có độ dốc m = 4, từ cao trình +3.70 xuống cao trình +0.20 (cao 3.5m), mái kè được cấu tạo bằng cấu kiện TSC-178

- Chân khay kè có mặt cắt hình thang, đặt một hàng ống buy Φ 100cm kết cấu bê tông nằm trên lớp đệm chống lún bằng cừ tràm, bên trong ống buy bỏ đá hộc

Các kênh trục, cấp I được nối với các kênh cấp II , III và nội đồng, tạo thành một hệ thống kênh làm nhiệm vụ kết hợp cấp và tiêu thoát nước cho một hoặc nhiều cánh đồng

Chiều rộng mặt bình quân kênh cấp I từ 20-50 m, cao trình đáy kênh biến đ ổi trong khoảng từ -0,5 đến -3,5m

Hệ thống kênh trục thường được tu bổ định kỳ Tất cả các trục dẫn ngọt đều thẳng , vuông góc hoặc song song với sông lớn nên tạo dòng chảy thuận trong kênh

Bảng 1- 5: Mạng lưới kênh trục chính, cấp I, II trong hệ thống ngọt hóa Gò Công

Hiện trạng Chiều dài

Cao trình đáy

Trang 29

STT Tên kênh Hiện trạng

Chiều dài B(m) b(m) Cao trình

Trang 30

Bảng 1- 6: Qui mô của một số cống chính của dự án

Bc (m)

CT đáy

Sử dụng

Phục

vụ (ha)

22 Số 3 Sông Tra Hở 5 2.5 -2.12 1986 1,425

23 Số 1 Sông Tra Hộp 2 2x2 -2 1983 1,310 6.57 3.58

Trang 31

Các thông số kỹ thuật Năm Năng

Bc (m)

CT đáy

Sử dụng

Phục

vụ (ha)

1.4.2 Cấp nước sinh hoạt và vấn đề môi trường

Nguồn nước giếng khoan chỉ có khả năng phục vụ khoảng 25% dân số trong khu dự án, 75% còn lại dùng nguồn nước mặt

Nguồn nước mặt được cung cấp bởi các kênh trục chính trong dự án Nhưng nguồn nước mặt thường bị nhiễm bẩn do các nguồn nước thải sinh hoạt, chăn nuôi và nông nghiệp nên chất lượng không đảm bảo

Sau khi dự án được hoàn thành, môi trường có chuyển biến tích cực, nguồn mặn xâm nhập được ngăn chặn triệt để, tình trạng ngập úng do mưa, triều cường được hạn chế tối đa Nguồn ngọt lấy từ sông Cửa Tiểu ngoài việc phục vụ sản xuất nông nghiệp đã góp phần đáng kể trong việc cải tạo đất (phèn, mặn) và điều kiện nước sinh hoạt của dự án

Tuy nhiên, vào mùa khô khi các cống đóng ngăn mặn, nguồn nước trong kênh nội đồng thường bị ô nhiễm nặng Nguyên nhân, do các hoạt động của con người như là nước thải sinh hoạt của dân cư sống ven kênh Do điều kiện sống khó khăn và tập quán sinh hoạt nên hầu hết các chất thải đều được thải trực tiếp xuống k ênh mương;

Các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong vùng chủ yếu là các ngành chế biến thủy hải sản tập trung tại các vùng thị trấn thị tứ , các cơ sở chế biến thức ăn gia súc v.v các cơ sở này sử dụng các công nghệ, thiết bị thô sơ, thải trực tiếp nước thải ra ngoài không xử lý có chứa rất nhiều các loại chất hữu cơ khi phân hủy gây nhiễm bẩn cao cho nguồn nước tiếp nhận chúng ; nước thải từ chăn nuôi, lượng dư phân bón và thuố c bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp v.v , chảy trực tiếp

Trang 32

xuống các kênh rạch trong dự án Dựa trên cơ sở đo đạc thực tế các mẫu nước trong vùng dự án Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Tiền Giang đã có kết luận như sau:

- Nồng độ chất hữu cơ trong nguồn nước mặt tương đối cao, nồng độ COD trên 30mg/l

- Ô nhiễm do vi khuẩn E Coli trong nước đều cao E coli cao hơn 4300/100ml (Qui định <=2000/100ml)

- Ô nhiễm phèn không đáng kể Số liệu đo đạc vào đầu mùa mưa tất cả các điểm trong hệ thống đều có độ pH>4.0

Nguồn nước mưa vùng Gò Công không nhiều , với lượng mưa bình quân năm là 1.183mm Các kết quả giám sát chất lượng nước mưa tại Gò Công cho thấy không có hiện tượng ô nhiễm nước mưa do sự nhiễm bẩn không khí vì công nghiệp như ở các đô thị trong vùng phát triển Với lượng mưa tập trung hầu hết trong mùa mưa nên để sử dụng nguồn nước này một cách hiệu quả cần phải có các biện pháp lưu giữ lượng mưa thừa trong mùa mưa để sử dụng trong mùa khô , đặc biêt cho mục đích sinh hoạt

1.4.3 Lịch thời vụ trong vùng dự án:

Dựa vào tài liệu về sử dụng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp, các niên giám thống kê của tỉnh Tiền Giang những năm gần đây, chọn các thời gian để sản xuất các vụ như sau:

 Vụ Đông Xuân: 21/11 – 1/3

 Vụ Hè Thu Chính Vụ: 15/4 – 13/7

 Vụ Hè Thu muộn: 1/8 – 29/10

Trang 33

C HƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG

Hệ thống ngọt hóa Gò Công được chia làm hai khu lấy nước trực tiếp từ cống và kênh Xuân Hòa rồi phân ra hai trục kênh chính phụ trách

- Khu 1: Được giới hạn bởi

phía Đông tính từ bờ trái rạch Vàm Giồng – rạch Gò công

phía Tây tính từ bờ phải rạch Kỳ Hôn – kênh Chợ Gạo

phía Nam tính từ bờ trái sông Tiền

phía Bắc tính từ sông Tra

Bao gồm 7 xã thuộc huyện Chợ Gạo và 6 xã thuộc huyện Gò Công Tây Lấy nước từ sông Tiền với công trình đầu mối là cống Xuân Hòa, qua hệ thống kênh trục chính kênh Xuân Hòa - kênh Bình Phan - kênh Tham Thu

- Khu 2: được giới hạn bởi

Phía đông giáp biển

Phía tây tính từ rạch Vàm Giồng, rạch Gò Công

Bao gồm 7 xã thuộc huyện Gò Công Tây, Thị trấn Gò Công và huyện Gò Công Đông Lấy nước trực tiếp của sông Tiền qua cống và kênh Xuân Hòa – Cầu Ngang – rạch Vàm Giồng

Ngoài ra khi nước sông Cửa Tiểu không bị nhiễm mặn thì lấy nước từ sông Cửa

Tiểu qua cống Vàm Giồng , qua hệ thống kênh trục chính rạch Vàm Giồng – kênh

14 – kênh Salisette để cấp nước cho toàn khu 2

Bảng 2- 1: Phân khu của hệ thống

Đvt: ha

Diện tích đất nông nghiệp

lâu năm)

Rau màu CNNN

Trang 34

Stt Đơn vị hành chính

Diện tích đất nông nghiệp

lâu năm)

Rau màu CNNN

246.97 246.97 13_2 Thạnh Trị 2

834.33 758.27 76.06 10_2 Bình Xuân 2

Trang 35

Stt Đơn vị hành chính

Diện tích đất nông nghiệp

lâu năm)

Rau màu CNNN

Rau màu CNNN

1 Xuân Đông, Hòa Định Xuân Hòa Cầu Ngang_6735 1933.59 235.51 112.00 1586.08 0.00

TT Vĩnh Bình, Thạnh

Nhựt, vĩnh Hựu Vàm Giồng_4310 3574.33 2154.96 25.00 1306.37 88.00

Tân Trung, Bình Đông,

Bình Xuân 2 Bình Đông_ 3879 3394.90 2453.14 0.00 93.14 848.62

11 Tân Phước, Gia Thuận HĐH_Tổng Châu _ 9292 1800.94 1488.30 0.00 0.00 312.64

12 Tân Tây, Vàm Láng Bảo Châu xả sách_6000 1414.68 1162.61 65.00 187.07 0.00

13 Tân Đông, Bình Ân Trần Văn Dõng_2270 2198.90 1628.23 7.00 0.00 563.67

14 Tân Điền, kiểng Phước Trần Văn Dõng_6962 2890.26 2445.33 0.00 267.25 177.68

15 Phước trung, Bình nghị Salicette_4960 2698.29 1967.31 39.00 81.00 610.98

17 Tân Thành Champeaux_ 738 1705.90 1221.84 0.00 0.00 484.06

16 Tân Hòa, Tăng hòa Champeaux_ 4464 1670.99 1286.92 22.00 0.00 362.07

2.2.1 Quản lý, vận hành và khai thác dự án:

 UQuản lý quy hoạch:

Về mặt quy hoạch, tất cả các công trình từ cấp 1 trở lên do Sở Nông nghiệp quản lý (cụ thể là phòng kinh tế kỹ thuật), các công trình từ cấp 2 trở xuống do Chi cục thuỷ lợi quản lý Việc quản lý này nhằm đảm bảo cho tất cả các công trình được xây dựng trong vùng dự án phải theo đúng quy hoạch đã được duyệt hoặc không gây tác hại đến việc khai thác của dự án

 UQuản lý khai thác:

Trang 36

Do công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thuỷ lợi Tiền Giang chịu trách nhiệm Công ty này quản lý, vận hành, duy tu, sửa chữa tất cả các công trình thuỷ lợi đã xây dựng trong vùng dự án nhằm thoả mãn cao nhất nhu cầu dùng nước của từng đối tượng

2.2.2 Công tác quản lý thủy văn , thủy nông, quan trắc kiểm tra chất lượng

nước

Kiểm tra chất lượng nước trên các tuyến sông Cửa Tiểu và sông Trà thông qua các trạm đo nước tự ghi và cố định đặt tại các cồng lớn Vàm Kênh , Long Uông, Rạch Giá, Long Hải, Vàm Giồng, Gò Công, Xuân Hòa để làm cơ sở vận hành lấy nước ngọt tại các cống Vàm Giồng và Xuân Hòa

Khi vận hành lấy nước ngọt vào hệ thống, công nhân thủy nông đi thực địa kiểm tra

đo đạc mực nước nội đồng cũng như chất lượng nước để làm cơ sở điều chỉnh lịch vận hành sao cho đáp ứng tốt yêu cầu dùng nước của hệ thống

Lịch vận hành công trình được thông báo rộng rãi đến các huyện, xã trong khu vực để có kế hoạch phối hợp với các công trình do địa phương quản lý nhằm đáp ứng tốt yêu cầu nước của cây trồng và dân sinh

2.2.3 Công tác quản lý công trình

Về con người: Các công trình cống đều có công nhân trực tiếp quản lý để thực hiện nhiệm vụ quản lý công trình, bảo dưỡng và vận hành đóng mở vận hành theo kế hoạch hoặc điều chỉnh kịp thời khi điều kiện thời tiết thay đổi Định kỳ tiến hành bảo dưỡng, sửa chửa nhằm kéo dài tuổi thọ công trình thực hiện tốt nhiệm vụ ngăn mặn, giữ nước ngọt của dự án

Hồ sơ kỹ thuật và lí lịch công trình từng bước được bổ sung hoàn thiện, thực hiện bàn giao quản lý đúng qui định hiện hành

Công tác quan trắc công trình được tiến hành đúng qui định nội bộ do công ty ban hành Từ đó, đã góp phần ngăn chặn tình trạng xuống cấp công trình, nâng cao hiệu quả phục vụ sản xuất

2.2.4 Công tác duy tu bảo dưỡng

Đây là công tác rất quan trọng được Công ty quan tâm thựcc hiện Vì nếu thực hiện tốt chúng ta sẽ kịp thời khắc phục các hư hỏng nhỏ, hạn chế các hư hỏng lớn từ đó kéo dài tuổi thọ của công trình, giảm kinh phí sửa chửa Mặt khác, do số lượng công trình quản lý (cống, kênh, kè, đê), lại nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của triều biển

Trang 37

Đông nếu không bảo dưỡng tốt sẽ không bảo đảm yêu cầu ngăn mặn và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và dân sinh của cả hệ thống

2.2.5 Hiệu quả quản lý và hiệu quả dự án

a Hiệu quả quản lý

Công ty KTCT Thủy lợi của tỉnh là đơn vị có năng lực về chuyên môn kỹ thuật và trình độ nghiệp vụ được giao quản lý khai thác và vận hành toàn bộ dự án Mặc dù, khi bàn giao đưa công trình và khai thác không có qui trình vận hành hệ thống, không có các định mức khinh tế kỹ thuật về duy tu, sủa chửa và bảo dưỡng công trình, thiếu các thiết bị quan trắc phục vụ vận hành Bằng sự phấn đấu nổ lực cảu mình, Công ty đã từng bước hoàn thiện các định mức kinh tế kỹ thuật, xây dựng qui tình vận hành các công trình chủ yếu và đã khai thác dự án đạt hiệu quả cao, là một trong những đơn vị QLKT Công trình Thủy lợi điển hình của Đồng bằng sông Cửu Long, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chọn làm đơn vị điển hình áp dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý khai thác

b Hiệu quả của dự án (theo số liệu báo cáo của Bộ Nông nghiệp PTNT

tại hội nghị tổng kết dự án ngọt hóa Gò Công năm 2004)

Tăng diện tích gieo trồng: Tính đến năm 2004 diện tích gieo trồng đạt 90.446 ha, so với năm 1997 (trước dự án) 38.280 ha, tăng thêm 136% Hệ số quay vòng đất 2,42 Diện tích gieo trồng tăng chủ yếu là do tăng diện tích vụ Hè Thu và vụ Đông Xuân Tăng năng suất và sản lượng cây trồng:

+ Năng suất lúa trước khi có dự án: vụ hè thu: 2.3T/ha; vụ Đông Xuân: 2.43T/

ha Sau khi có dự án: vụ Hè Thu 4.2 T /ha, vụ Đông Xuân: 5.7 T/ Ha

+ Sản lượng lúa trước dự án: 110.000T (năm 1976) Sau khi có dự án 418.883

T (năm 2004):

Nhìn chung, sau khi thực hiện hoàn chỉnh dự án: năng suất lúa vụ Hè Thu tăng 1.8 lần, vụ Đông Xuân tăng 2.3 lần Sản lượng lúa tăng hơn 3.8 lần

Tăng thu nhập: Qua điều tra về thu nhập từ trồng lúa trên 1 ha 1976: 2.399.800đ/

ha/năm, đến năm 2002 đạt 7.367.100đ/ ha/năm tăng khoảng 3 lần so với trước khi có dự án

Cấp nước phục vụ cho dân sinh và phát triển chăn nuôi: trước khi có dự án, vấn đề nước ngọt phục vụ sinh hoạt và chăn nuôi trong mùa khô là hết sức khó khăn, nhân dân phải gánh nước từ các ao làng về dùng một cách hạn chế Sau khi có dự án, hệ

Trang 38

thống ngọt hóa đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu nước sinh hoạt và chăn nuôi vào mùa khô, tuy nhiên để đảm bảo yêu cầu nước sạch càng phải thông qua hệ th ống xử lý trước khi sử dụng

Tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo góp phần ổng định cuộc sống, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội vùng dự án

Dự án ngọt hóa Gò Công đã phát huy hiệu quả làm thay đổi đời sống và bề mặt nông thôn trong vùng nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

Khó khăn về nguồn nước ngọt tại những nơi xa công trình đầu mối như: kênh Xuân Hòa, rạch Vàm Giồng, kênh 14, kênh Trần Văn Dõng

Nguyên nhân do hệ thống kênh dẫn ngọt chưa mở rộng đúng thiết kế hoặc bị bồi lắng như kênh Xuân Hòa- Cầu Ngang, Rạch Vàm Giồng, kênh 14

Mặt khác, hệ thống kênh nội đồng bị bồi lắng và xuống cấp qua quá trình khai thác phục vụ sản xuất và dân sinh

Còn xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ tại một số nơi trong hệ thống khi công trình đầu mối (Cống Xuân Hòa, Cống Vàm Giồng) thực hiện lấy nước để phục vụ tưới cho khu vực cuối nguồn hoặc xổ-xả cải tạo môi sinh Nguyên nhân do: thiếu công trình điều tiết nội đồng (bờ bao, cống), chưa có bộ máy quản lý thủy nông cơ sở Các khu vực cụ thể có cao trình thấp cục bộ như sau:

- Khu úng An Thạnh Thủy, có 740 ha có cao trình mặt ruộng từ +0.6 đến +0.8m, 30

ha cao trình mặt ruộng +0.50m

- Khu úng Nam kênh Xuân Hòa, có 100 ha có cao trình mặt ruộng từ +0.50 đến +0.60m

- Khu vực Tân Điền- Tân Thành, có 440 ha, có cao trình mặt ruộng từ +0.50 đến +0.60m

Riêng khu 2 vùng Tân Hội Đông, có 1.565 ha, có cao tình mặt ruộng > +0.80m, thường gặp khó khăn về nguồn nước tưới, do thiếu cống điều tiết riêng cho khu vực trên kênh tiếp nước Bình Đông

Ô nhiễm nguồn nước vào mùa khô tại các khu dân cư, thị trấn

Nguyên nhân do nguồn nước thải từ chăn nuôi, sinh hoạt không được xử lý trước khi xả xuống kênh rạch, ý thức người dân trong việc bảo vệ nguồn nước chưa cao (thả rác, cây cỏ, xuống lòng kênh)

Trang 39

Công tác quản lý vận hành công trình: do thiếu quá trình quản lý vận hành hệ thống ngay từ khi được bàn giao quản lý, khai thác nên Công ty KTCT Thủy lợi tính thực hiện vận hành chủ yếu theo kinh nghiệm thực tiễn, chưa có tính toán trên cơ sở khoa học như các mô hình thủy lực, để giải quyết bài toán đa mục tiêu: tưới, tiêu, sinh hoạt, và giải quyết ô nhiễm môi trường

Rừng phòng hộ đê biển Gò Công ngày càng mỏng dần, ảnh hưởng đến sự an toàn của tuyến đê biển trong mùa lụt bão - triều cường Nguyên nhân cơ bản do năng lượng triều biển Đông gây ra xói lở

Ý thức bảo vệ công trình thủy lợi của người dân còn thấp song có phần do chính quyền địa phương chưa cương quyết trong vấn đề giáo dục, xử phạt hành chánh nên tình trạng lấn chiếm công trình, đặt đăng đó, vó chà gây cản trở dòng chảy còn xẩy ra

 UKhả năng phục vụ trong những năm qua:

 Tưới tạo nguồn:

Bảng 2- 3: Diện tích tưới tạo nguồn và tiêu của dự án Ngọt hóa Gò Công

TT Năm Diện tích tưới (ha) TT Năm Diện tích tưới (ha)

 UHiêu quả của dự án:

Qua theo dõi số liệu nhiều năm về kinh tế xã hội trong vùng dự án nhận thấy các công trình thuỷ lợi xây dựng của dự án ngọt hoá Gò Công đã giải quyết được những vấn đề sau:

Trang 40

 Ngăn triệt để mặn xâm nhập từ Biển Đông, sông Vàm Cỏ và sông Cửu Tiểu cho 37.400 ha đất canh tác vùng ngọt hoá Gò Công

 Cấp nước đầy đủ tưới cho 28.800ha diện tích canh tác của vùng ngọt hoá Gò Công (trên tổng diện tích canh tác 37.400 ha) của vùng 1 và vùng 2 (theo nghiên cứu khả thi khu ngọt hoá Gò Công)

 Tiêu úng kịp thời khi có yêu cầu, đặc biệt vào tháng IX, tháng X dương lịch

 Chủ động ngăn ngập do triều cường tại các khu có địa hình thấp ven sông, rạch lớn và thường bị ngập úng trước khi có dự án như: Bình Minh, An Thạnh Thuỷ (Chợ Gạo), Thạnh Nhựt, Thạnh Trị (Gò Công Tây), Bình Xuân, Bình Đông, Tân Trung (Gò Công Đông)

 Tăng từ sản xuất 1 vụ lên 2, 3 vụ, năng suất và sản lượng tăng đáng kể

 Sản lượng lúa năm 2000 gấp 3,80 lần năm 1976 Góp phần tích cực nâng cao mức sông của người dân (thu nhập hộ nông trong vùng dự án ngọt hoá gấp 3,1 lần hộ nông ngoài dự án), tạo công ăn việc, làm giảm hẳn số dân trong vùng dự án đi tha phương cầu thực lúc nông nhàn

 Ngoài ra dự án còn cung cấp nước sinh hoạt cho dân, đặc biệt lúc ngoài sông bị nhiễm mặn.Thêm vào đó, việc có nước ngọt đã dần dần cải tạo đất ở đây, tạo điều kiện thuận lợi cho đa dạng hoá cây trồng

2.3.1 Định hướng phát triển huyện Gò Công Đông

U

i Phương hướng phát triển:

Ổn định sản xuất lúa, hình thành các vùng chuyên canh tác đạt hiệu quả và chất lượng sản xuất

Phát triển vùng rau màu chuyên và luân canh với lúa (liền vùng với vùng rau chuyên canh của thị xã Gò Công) nhằm cung ứng rau thực phẩm cho các khu dân cư công

nghiệp, khu vực đô thị và một phần xuất ra trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; từng bước tiến lên chất lượng an toàn và sạch

Cải tạo và phát triển kinh tế vườn, trong đó chú trọng ổn định vùng sơ ri chuyên canh và phát triển vùng trái cây phục vụ du lịch trên giồng cát tại Tân Thành

Phát triển chăn nuôi heo, bò, phục hồi đàn gia cầm dưới nhiều hình thức chăn nuôi; chú trọng phát triển các loại hình nuôi công nghiệp, bán công nghiệp kết hợp chặt

Ngày đăng: 03/10/2014, 11:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1-  1:  Bản đồ vị trí vùng dự án - nghiên cứu lập quy trình vận hành hệ thống thủy lợi thuộc dự án gò công tiền giang để thích ứng với nước biên dâng do biến đổi khí hậu
Hình 1 1: Bản đồ vị trí vùng dự án (Trang 14)
Hình 2-  1:  Bản đồ quy hoạch TTKTXH đến năm 2020 - nghiên cứu lập quy trình vận hành hệ thống thủy lợi thuộc dự án gò công tiền giang để thích ứng với nước biên dâng do biến đổi khí hậu
Hình 2 1: Bản đồ quy hoạch TTKTXH đến năm 2020 (Trang 47)
Hình 3-  1:  Sơ đồ mạng thủy lực và hệ thống biên trên-dưới mô phổng trên mô hình - nghiên cứu lập quy trình vận hành hệ thống thủy lợi thuộc dự án gò công tiền giang để thích ứng với nước biên dâng do biến đổi khí hậu
Hình 3 1: Sơ đồ mạng thủy lực và hệ thống biên trên-dưới mô phổng trên mô hình (Trang 56)
Hình 3-  2:  Hệ thống các trạm kiểm tra mô phỏng trên mô hình phục vụ xác định - nghiên cứu lập quy trình vận hành hệ thống thủy lợi thuộc dự án gò công tiền giang để thích ứng với nước biên dâng do biến đổi khí hậu
Hình 3 2: Hệ thống các trạm kiểm tra mô phỏng trên mô hình phục vụ xác định (Trang 56)
Hình 3-  3:  Sơ đồ quá trình hiệu chỉnh bộ thông số mô hình - nghiên cứu lập quy trình vận hành hệ thống thủy lợi thuộc dự án gò công tiền giang để thích ứng với nước biên dâng do biến đổi khí hậu
Hình 3 3: Sơ đồ quá trình hiệu chỉnh bộ thông số mô hình (Trang 60)
Hình 3-  5:  Biểu đồ kết quả hiệu chỉnh quá trình mực nước tính toán và thực đo tại - nghiên cứu lập quy trình vận hành hệ thống thủy lợi thuộc dự án gò công tiền giang để thích ứng với nước biên dâng do biến đổi khí hậu
Hình 3 5: Biểu đồ kết quả hiệu chỉnh quá trình mực nước tính toán và thực đo tại (Trang 61)
Hình 3-  4:  Biểu đồ kết quả hiệu chỉnh quá trình mực nước tính toán và thực đo tại - nghiên cứu lập quy trình vận hành hệ thống thủy lợi thuộc dự án gò công tiền giang để thích ứng với nước biên dâng do biến đổi khí hậu
Hình 3 4: Biểu đồ kết quả hiệu chỉnh quá trình mực nước tính toán và thực đo tại (Trang 61)
Hình 3-  6:  Biểu đồ kết quả hiệu chỉnh quá trình mực nước tính toán và thực đo tại - nghiên cứu lập quy trình vận hành hệ thống thủy lợi thuộc dự án gò công tiền giang để thích ứng với nước biên dâng do biến đổi khí hậu
Hình 3 6: Biểu đồ kết quả hiệu chỉnh quá trình mực nước tính toán và thực đo tại (Trang 62)
Hình 3-  8:  Biểu đồ kết quả hiệu chỉnh quá trình mực nước tính toán và thực đo tại - nghiên cứu lập quy trình vận hành hệ thống thủy lợi thuộc dự án gò công tiền giang để thích ứng với nước biên dâng do biến đổi khí hậu
Hình 3 8: Biểu đồ kết quả hiệu chỉnh quá trình mực nước tính toán và thực đo tại (Trang 62)
Hình 3-  7:  Biểu đồ kết quả hiệu chỉnh quá trình mực nước tính toán và thực đo tại - nghiên cứu lập quy trình vận hành hệ thống thủy lợi thuộc dự án gò công tiền giang để thích ứng với nước biên dâng do biến đổi khí hậu
Hình 3 7: Biểu đồ kết quả hiệu chỉnh quá trình mực nước tính toán và thực đo tại (Trang 62)
Hình 3-  9:  Biểu đồ kết quả hiệu chỉnh quá trình mực nước tính toán và thực đo tại - nghiên cứu lập quy trình vận hành hệ thống thủy lợi thuộc dự án gò công tiền giang để thích ứng với nước biên dâng do biến đổi khí hậu
Hình 3 9: Biểu đồ kết quả hiệu chỉnh quá trình mực nước tính toán và thực đo tại (Trang 63)
Hình 3-  10:  Biểu đồ kết quả hiệu chỉnh quá trình mực nước tính toán và thực đo tại - nghiên cứu lập quy trình vận hành hệ thống thủy lợi thuộc dự án gò công tiền giang để thích ứng với nước biên dâng do biến đổi khí hậu
Hình 3 10: Biểu đồ kết quả hiệu chỉnh quá trình mực nước tính toán và thực đo tại (Trang 63)
Hình 3-  11:  Biểu đồ kết quả kiểm định quá trình mực nước tính toán và thực đo - nghiên cứu lập quy trình vận hành hệ thống thủy lợi thuộc dự án gò công tiền giang để thích ứng với nước biên dâng do biến đổi khí hậu
Hình 3 11: Biểu đồ kết quả kiểm định quá trình mực nước tính toán và thực đo (Trang 64)
Hình 3-  13:  Biểu đồ kết quả kiểm định quá trình mực nước tính toán và thực đo - nghiên cứu lập quy trình vận hành hệ thống thủy lợi thuộc dự án gò công tiền giang để thích ứng với nước biên dâng do biến đổi khí hậu
Hình 3 13: Biểu đồ kết quả kiểm định quá trình mực nước tính toán và thực đo (Trang 65)
Hình 3-  15:  Biểu đồ kết quả kiểm định quá trình mực nước tính toán và thực đo - nghiên cứu lập quy trình vận hành hệ thống thủy lợi thuộc dự án gò công tiền giang để thích ứng với nước biên dâng do biến đổi khí hậu
Hình 3 15: Biểu đồ kết quả kiểm định quá trình mực nước tính toán và thực đo (Trang 65)
Hình 3-  14:  Biểu đồ kết quả kiểm định quá trình mực nước tính toán và thực đo - nghiên cứu lập quy trình vận hành hệ thống thủy lợi thuộc dự án gò công tiền giang để thích ứng với nước biên dâng do biến đổi khí hậu
Hình 3 14: Biểu đồ kết quả kiểm định quá trình mực nước tính toán và thực đo (Trang 65)
Hình 3-  16:  Biểu đồ kết quả kiểm định quá trình mực nước tính toán và thực đo - nghiên cứu lập quy trình vận hành hệ thống thủy lợi thuộc dự án gò công tiền giang để thích ứng với nước biên dâng do biến đổi khí hậu
Hình 3 16: Biểu đồ kết quả kiểm định quá trình mực nước tính toán và thực đo (Trang 66)
Hình 3-  20:  Biểu đồ kết quả hiệu chỉnh mặn tính toán và thực đo trên sông Cửa tiểu - nghiên cứu lập quy trình vận hành hệ thống thủy lợi thuộc dự án gò công tiền giang để thích ứng với nước biên dâng do biến đổi khí hậu
Hình 3 20: Biểu đồ kết quả hiệu chỉnh mặn tính toán và thực đo trên sông Cửa tiểu (Trang 67)
Hình 3-  18:  Biểu đồ kết quả hiệu chỉnh mặn tính toán và thực đo trên sông Cửa tiểu - nghiên cứu lập quy trình vận hành hệ thống thủy lợi thuộc dự án gò công tiền giang để thích ứng với nước biên dâng do biến đổi khí hậu
Hình 3 18: Biểu đồ kết quả hiệu chỉnh mặn tính toán và thực đo trên sông Cửa tiểu (Trang 67)
Hình 3-  19:  Biểu đồ kết quả hiệu chỉnh mặn tính toán và thực đo trên sông Cửa tiểu - nghiên cứu lập quy trình vận hành hệ thống thủy lợi thuộc dự án gò công tiền giang để thích ứng với nước biên dâng do biến đổi khí hậu
Hình 3 19: Biểu đồ kết quả hiệu chỉnh mặn tính toán và thực đo trên sông Cửa tiểu (Trang 67)
Hình 3-  21:  Biểu đồ kết quả hiệu chỉnh mặn tính toán và thực đo trên sông Vàm cỏ - nghiên cứu lập quy trình vận hành hệ thống thủy lợi thuộc dự án gò công tiền giang để thích ứng với nước biên dâng do biến đổi khí hậu
Hình 3 21: Biểu đồ kết quả hiệu chỉnh mặn tính toán và thực đo trên sông Vàm cỏ (Trang 68)
Hình 3-  24:  Biểu đồ kết quả kiểm định mặn tính toán và thực đo trên sông Cửa tiểu - nghiên cứu lập quy trình vận hành hệ thống thủy lợi thuộc dự án gò công tiền giang để thích ứng với nước biên dâng do biến đổi khí hậu
Hình 3 24: Biểu đồ kết quả kiểm định mặn tính toán và thực đo trên sông Cửa tiểu (Trang 68)
Hình 3-  23:  Biểu đồ kết quả kiểm định mặn tính toán và thực đo trên sông Cửa tiểu - nghiên cứu lập quy trình vận hành hệ thống thủy lợi thuộc dự án gò công tiền giang để thích ứng với nước biên dâng do biến đổi khí hậu
Hình 3 23: Biểu đồ kết quả kiểm định mặn tính toán và thực đo trên sông Cửa tiểu (Trang 68)
Hình 3-  22:  Biểu đồ kết quả kiểm định mặn tính toán và thực đo trên sông Cửa tiểu - nghiên cứu lập quy trình vận hành hệ thống thủy lợi thuộc dự án gò công tiền giang để thích ứng với nước biên dâng do biến đổi khí hậu
Hình 3 22: Biểu đồ kết quả kiểm định mặn tính toán và thực đo trên sông Cửa tiểu (Trang 68)
Hình 3-  25:  Biểu đồ kết quả kiểm định mặn tính toán và thực đo trên sông Vàm cỏ - nghiên cứu lập quy trình vận hành hệ thống thủy lợi thuộc dự án gò công tiền giang để thích ứng với nước biên dâng do biến đổi khí hậu
Hình 3 25: Biểu đồ kết quả kiểm định mặn tính toán và thực đo trên sông Vàm cỏ (Trang 69)
Hình 3-  26:  Bản đồ phân vùng tưới - nghiên cứu lập quy trình vận hành hệ thống thủy lợi thuộc dự án gò công tiền giang để thích ứng với nước biên dâng do biến đổi khí hậu
Hình 3 26: Bản đồ phân vùng tưới (Trang 74)
Hình 3-  27:  Mạng thủy lực 17 điểm cấp nước, 22 cống của dự án - nghiên cứu lập quy trình vận hành hệ thống thủy lợi thuộc dự án gò công tiền giang để thích ứng với nước biên dâng do biến đổi khí hậu
Hình 3 27: Mạng thủy lực 17 điểm cấp nước, 22 cống của dự án (Trang 74)
Hình 3-  31:   Kết quả mô phỏng vận hành kiểm soát mặn cống Vàm Giồng mùa khô - nghiên cứu lập quy trình vận hành hệ thống thủy lợi thuộc dự án gò công tiền giang để thích ứng với nước biên dâng do biến đổi khí hậu
Hình 3 31: Kết quả mô phỏng vận hành kiểm soát mặn cống Vàm Giồng mùa khô (Trang 76)
Hình 3-  29:   Kết quả mô phỏng vận hành kiểm soát mặn cống Xuân Hòa mùa khô - nghiên cứu lập quy trình vận hành hệ thống thủy lợi thuộc dự án gò công tiền giang để thích ứng với nước biên dâng do biến đổi khí hậu
Hình 3 29: Kết quả mô phỏng vận hành kiểm soát mặn cống Xuân Hòa mùa khô (Trang 76)
Hình 3-  28:   Kết quả mô phỏng lưu lượng lấy qua cống Xuân Hòa mùa khô - nghiên cứu lập quy trình vận hành hệ thống thủy lợi thuộc dự án gò công tiền giang để thích ứng với nước biên dâng do biến đổi khí hậu
Hình 3 28: Kết quả mô phỏng lưu lượng lấy qua cống Xuân Hòa mùa khô (Trang 76)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w