Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 113 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
113
Dung lượng
3,68 MB
Nội dung
LỜI CẢM ƠN Xin cảm ơn Trường ĐHTL và các thầy cô Khoa Công trình đã đào tạo và hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình học cao học, cán bộ thư viện trường đã giúp đỡ tác giả trong quá trình tìm kiếm tài liệu để thực hiện luận văn. Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn PGS.TS Lê Văn Hùng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tác giả về chuyên môn trong suốt quá trình nghiên cứu. Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 4 – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình học và thực hiện luận văn. Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ động viên để tác giả hoàn thành luận văn này! Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2012 Tác giả Hoàng Trần Lâm LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn: “ Nghiên cứu phương pháp khoan phụt tuần hoàn áp lực cao xử lí nền công trình thủy lợi ” là kết quả nghiên cứu của tôi. Những kết quả nghiên cứu, thí nghiệm không sao chép từ bất kỳ nguồn thông tin nào khác. Nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm, chịu bất kỳ các hình thức kỷ luật nào của Nhà trường. Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2012 Tác giả Hoàng Trần Lâm MỤC LỤC MỞ ĐẦU …1 1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………………………….……1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài…………………………………………………… 2 3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ……………………………………… …2 4. Kết quả dự kiến đạt đựơc…………………………………………………………… ….2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NỀN CÔNG TRÌNH THỦY LỢI 3 1.1. Tổng quan về ổn định nền công trình thuỷ lợi ………………………………….….3 1.2. Các phương pháp gia cố chịu lực cho nền ……………………………………….…5 1.2.1.Nhóm làm chặt đất trên mặt bằng cơ học .5 1.2.2.Nhóm làm chặt đất dưới sâu bằng chấn động và thuỷ chấn 6 1.2.3.Nhóm gia cố nền bằng thiết bị tiêu nước thẳng đứng 6 1.2.4.Phương pháp gia cố nền bằng năng lượng nổ 8 1.2.5.Gia cố nền bằng vải địa kỹ thuật 8 1.2.6.Nhóm gia cố nền bằng chất kết dính 8 1.2.7.Nhóm các phương pháp vật lý gia cố nền đất yếu 11 1.3. Các phương pháp gia cố chống thấm cho nền ………………………… … 11 1.3.1.Giải pháp chống thấm bằng tường nghiêng và sân phủ .11 1.3.2.Giải pháp chống thấm bằng tường răng kết hợp lõi giữa 13 1.3.3.Giải pháp chống thấm bằng tường hào bentonite 15 1.3.4.Giải pháp chống thấm bằng khoan phụt vữa xi măng 18 1.3.5.Giải pháp chống thấm bằng cọc xi măng - đất 21 1.3.6.Các giải pháp kết hợp khác 25 1.4. Kết luận chương 1 ………………………………………………………….…26 CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ KHOAN PHỤT XỬ LÍ NỀN CÔNG TRÌNH THỦY LỢI 27 2.1. Xử lý nền đá nứt nẻ bằng khoan phụt xi măng ……………………… … …27 2.1.1.Chọn loại xi măng và vật liệu pha trộn 27 2.1.2.Chọn tỷ lệ N X (nước/ximăng) 28 2.1.3.Chọn thiết bị phụt vữa 28 2.1.4.Khoan phụt 28 2.1.5.Chọn áp lực phụt vữa 30 2.2. Các phương pháp khoan phụt xi măng trong nền đá ………………… …… 31 2.2.1.Phụt vữa một chiều 31 2.2.2.Phụt vữa tuần hoàn 31 2.2.3.Phụt vữa một lần 32 2.2.4.Phụt từ trên xuống 32 2.2.5.Phụt từ dưới lên 33 2.2.6.Phụt vữa hỗn hợp 33 2.2.7.Những điều cần chú ý trong quá trình thi công phụt vữa 33 2.3. Xử lý nền bồi tích bằng phương pháp khoan phụt xi măng đất sét ……….….34 2.4. Kết luận chương 2 …………………………………………………………….41 CHƯƠNG 3: XỬ LÝ NỀN ĐÁ NỨT NẺ BẰNG CÔNG NGHỆ KHOAN PHỤT TUẦN HOÀN ÁP LỰC CAO 42 3.1. Công nghệ khoan phụt tuần hoàn áp lực cao ………………………… … 42 3.1.1.Vật liệu…………………………………………………………………………… 42 3.1.2.Thiết bị………………………………………………………………… … 43 3.1.3.Yêu cầu kỹ thuật khoan phụt vữa xi măng tuần hoàn áp lực cao 45 3.1.4.Thành phần vữa xi măng 47 3.1.5.Thi công khoan phụt vữa xi măng tuần hoàn áp lực cao 47 3.1.6.Tạo tầng phản áp 48 3.1.7.Định vị hố khoan 48 3.1.8.Công tác phân đoạn phụt 48 3.1.9.Công tác khoan tạo lỗ 49 3.1.10.Công tác rửa hố, đặt nút và ép nước thí nghiệm 49 3.1.11.Công tác phụt vữa xi măng 49 3.1.12.Lấp hố… 52 3.1.13.Công tác khoan kiểm tra 52 3.2. Giới thiêu phương án kỹ thuật xử lý nền công trình hồ chứa nứơc bản móng, tỉnh Nghệ An ………………………………………………………………… ….53 3.2.1.Giới thiệu công trình 53 3.2.2.Các biện pháp xử lý nền công trình 59 3.3. Công tác khoan phụt tuần hoàn áp lực cao xử lý nền công trình ………….….60 3.3.1.Nhiệm vụ công tác xử lý nền 60 3.3.2.Cơ sở lập đồ án thiết kế xử lý nền 60 3.3.3.Thiết kế khoan phụt 61 3.3.4.Thi công khoan phụt 63 3.3.5.Công tác khoan phụt thí nghiệm theo phương pháp khoan phụt vữa xi măng tuần hoàn áp lực cao……… 68 3.4. Kết luận chương 3 ………………………………………………………….…77 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79 1. Kết luận đạt được …………………………………………………………….…79 2. Những tồn tại và hạn chế ………………………………………….……….… 79 3. Phương hướng tiếp tục nghiên cứu………………………………………… …81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 MỤC LỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Sơ đồ thấm qua đập có tường nghiêng + sân phủ. 12 Hình 1.2: Sơ đồ thấm qua đập có tường lõi + chân răng 14 Hình 1.3: Tường hào chống thấm bằng bentonite. 15 Hình 1.4: Thi công tường chống thấm bằng biện pháp đào hào trong dung dịch bentonite hồ Dầu Tiếng 17 Hình 1.5: Kết cấu đập đất chống thấm qua nền bằng khoan phụt vữa xi măng 18 Hình 1.6: Công nghệ đơn pha 22 Hình 1.7: Công nghệ hai pha 23 Hình 1.8: Công nghệ ba pha 23 Hình 1.9: Mô tả quá trình thi công tạo tường chống thấm 24 Hình 2.1: Phụt vữa một chiều 31 Hình 2.2: Phụt vữa tuần hoàn 32 Hình 2.3:Ống chèn và ống manget dùng khi khoan phụt vữa đập đá đổ Hòa Bình (nguồn: Lê Đình Chung) 36 Hình 2.4:Ống manget và tampon dùng khi phụt vữa để đá hóa nền cát sỏi dày > 70m ở nền đập Hòa Bình (nguồn: Lê Đình Chung) 36 Hình 3.1: Sơ đồ bố trí các đợt phụt 64 Hình 3.2: Mặt bằng bố trí khoan phụt thí nghiệm khu vực 1 70 Hình 3.3: Mặt bằng bố trí khoan phụt thí nghiệm khu vực 2 71 Hình 3.4: Mặt bằng bố trí khoan phụt thí nghiệm khu vực 3 71 Hình 3.5: Mặt bằng bố trí khoan phụt thí nghiệm khu vực 4 72 Hình 3.6: Sơ đồ bố trí thiết bị khoan phụt thí nghiệm và phân đoạn phụt 75 MỤC LỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Một số công trình xử lý chống thấm nền bằng phương pháp khoan phụt vữa xi măng 19 Bảng 2.1: Tỷ lệ N X ứng với lượng mất nước đơn vị 28 Giới thiệu thông số màn phụt nền cát sỏi của các đập lớn trên thế giới 40 Bảng 3.1: Các trị số P o và P [2] 45 Bảng 3.2: Lưu lượng vữa lớn nhất cho phép 46 Bảng 3.3: Lưu lượng vữa nhỏ nhất cho phép 46 Bảng 3.4: Thành phần vữa xi măng chọn sơ bộ theo lượng mất nước đơn vị 47 Bảng 3.5: Áp lực phụt thiết kế dự kiến 65 Bảng 3.6: Lựa chọn tỷ lệ vữa phụt sét-xi măng-nước (S-XM-N) 66 Bảng 3.7: Lựa chọn tỷ lệ vữa phụt Sét-Nước-Xi măng-Phụ gia 66 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam có hệ thống công trình thủy lợi rất phong phú và đa dạng, trong đó các công trình đê, đập chiếm tỷ lệ lớn và phân bố không đồng đều theo vùng lãnh thổ. Theo thống kê của Bộ NN&PTNT năm 2002 thì nước ta có khoảng 2360 con Sông có chiều dài trên 10km, trong đó có 9 hệ thống sông chính và có khoảng 1967 hồ (dung tích mỗi hồ trên 2.105m 3 ), trong đó có 10 hồ thủy điện có tổng dung tích 19 tỷ m 3 . Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển mạnh mẽ của đất nước, nhiều công trình xây dựng, giao thông, thủy lợi…được kiến thiết xây dựng. Các công trình chủ yếu được xây dựng trên nền có địa chất và địa chất thủy văn phức tạp. Trong đó có nhiều công trình được xây dựng trên nền đá yếu, nứt nẻ mạnh, nền có tầng cuội sỏi dày. Khi gặp loại nền này, khả năng chống thấm cũng như sức chịu tải của nền kém dẫn đến nhiều sự cố khi đào móng và thi công công trình, làm tăng kinh phí thi công, tăng thời gian thi công, ảnh hưởng đến chất lượng công trình và an toàn lao động. Việc nghiên cứu các giải pháp xử lý nền phù hợp, giúp cho việc hoàn thành công trình đúng yêu cầu về tiến độ, chất lượng, giảm chi phí xây dựng là rất cần thiết. Vì vậy, nội dung luận văn tập trung nghiên cứu các phương pháp khoan phụt xử lý nền mà trọng tâm là công nghệ và thiết bị khoan phụt xi măng tuần hoàn áp lực cao xử lý nền đá nứt nẻ. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2.1. Nghiên cứu tổng quan các phương pháp xử lý nền công trình thủy lợi bằng khoan phụt; 2.2. Phương pháp khoan phụt xi măng xử lý nền đá nứt nẻ, trong đó có công nghệ khoan phụt tuần hoàn áp lực cao; 2.3. Ứng dụng công nghệ khoan phụt tuần hoàn áp lực cao xử lý nền công trình Hồ chứa nước Bản Mồng, Nghệ An. 2 3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 3.1. Cách tiếp cận - Nghiên cứu các phương pháp khoan phụt cơ bản khi xử lý nền đá nứt nẻ và bồi tích của các công trình thủy lợi thông qua lý thuyết, qui trình qui phạm; - Nghiên cứu kinh nghiệm xử lý nền đá nứt nẻ và nền bồi tích thông qua các tài liệu, thực tế thiết kế và thi công các công trình thủy lợi. 3.2. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết về yêu cầu cơ bản ổn định chống thấm của công trình thủy lợi. - Nghiên cứu tổng quan công tác gia cố và xử lý chống thấm cho nền công trình thủy lợi. - Nghiên cứu kế thừa về lý thuyết, thực nghiệm và kinh nghiệm thi công. 4. Kết quả dự kiến đạt được Nghiên cứu, nắm vững một cách sâu sắc các phương pháp khoan phụt gia cố và xử lý chống thấm cho nền công trình thủy lợi trên nền đá nứt nẻ và nền bồi tích. Phạm vi ứng dụng thích hợp của các phương pháp trên. Công nghệ và thiết bị khoan phụt xi măng xử lý nền đá nứt nẻ bằng phương pháp phụt tuần hoàn áp lực cao ứng dụng cho một công trình thủy lợi cụ thể. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NỀN CÔNG TRÌNH THỦY LỢI 1.1. Tổng quan về ổn định nền công trình thủy lợi Đặc điểm địa chất chung của nền đập ở Việt Nam: Theo đặc điểm địa tầng, có thể chia toàn bộ đất phân bố trên lãnh thổ theo các nguồn gốc khác nhau như sau: - Đất Aluvi Đất Aluvi còn có tên gọi là đất trầm tích. Đất trầm tích có 2 loại là trầm tích sông và trầm tích biển. Đất có nguồn gốc từ trầm tích sông được sử dụng khá phổ biến để đắp đập. Đất Aluvi cổ phân bố chủ yếu ở các thung lũng sông lớn, và Aluvi hiện đại bao gồm trầm tích lòng sông, bãi bồi và các bậc thềm. Thường gặp là các đất sét, á sét phân bố trên các bậc thềm sông với chiều dày ít khi vượt quá 5m. Ở điều kiện tự nhiên đất có dung trọng khô γ c = 1,4 ÷ 1,6 T/m 3 , độ ẩm W= 20÷25%, trạng thái dẻo đến cứng. Khi bão hòa nước, đất có các thông số chống cắt ϕ = 16 0 ÷ 20 0 , C = 0,1÷ 0,4 kg/cm 2 , hệ số thấm K = 10 -1 ÷ 10 -5 cm/s. Loại đất này có hàm lượng sét 15÷35%, có thể sử dụng đắp đập đồng chất hoặc lõi đập. Trong thực tế, đất Aluvi phát triển ở các bậc thềm sông suối miền núi rất hẹp, trữ lượng ít. Phần lớn diện tích được canh tác, nên chỉ khai thác được một ít trong lòng hồ trước khi ngập nước. - Đất sườn tàn tích và tàn tích trên nền đá Bazan Phụ thuộc độ tuổi hình thành và nguồn gốc thành tạo mà tính chất cơ lý của nó khác nhau. Đất sườn tàn tích có hàm lượng laterit nhỏ, hàm lượng hạt sét nhiều thì khả năng chống thấm tốt, ngược lại hàm lượng dăm sạn nhiều thì dung trọng cao. - Đất sườn tàn tích và tàn tích trên nền đá Bazan trẻ ( β QII-IV) Do đá được hình thành muộn, thời gian chưa đủ để phong hóa triệt để thành đất. Chiều dày lớp phong hóa thường nhỏ hơn 5m, gồm đất á sét, á sét màu nâu đỏ, có chứa nhiều đá tảng đủ các loại kích thước và dăm sạn. Tính theo trọng lượng đất chiếm tỷ lệ rất ít so với đá, do đó rất khó khai thác chúng để đắp đập. 4 - Đất sườn tàn tích và tàn tích trên nền đá Bazan cổ ( β N2-Q1) Loại đất này phân bố rộng rãi ở Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ, ở điều kiện tự nhiên đất có khối lượng riêng hạt rắn lớn, dung trọng khô thấp, hệ số rỗng lớn, các chỉ tiêu cơ học (ϕ, C, E) thuộc loại trung bình. Tính chất cơ lý của chúng thay đổi theo vị trí địa lý và địa hình. Chiều dày tầng phong hóa 20 ÷ 30m, chia thành 3 lớp kể từ trên mặt xuống như sau: * Lớp 1 (edQ): Đất sét - á sét màu nâu đỏ, hàm lượng kết vón laterit không đáng kể (khoảng 5%). Độ ẩm thay đổi nhiều theo mùa mưa và mùa khô. Ở đáy lớp 1 thông thường trên mặt cắt địa chất đều có lớp vón kết mảng (dạng đá ong) dày 1÷ 3m, rất cứng chắc. Nhiều công trình thực tế đã sử dụng loại đất này để đắp đập rất tốt. * Lớp 2 (eQ): Đất sét - á sét màu loang lổ. Hàm lượng kết vón laterit và dăm Bazan thay đổi trong phạm vị rộng, có chỗ đạt đến 60 ÷ 70% loại hạt có d >2mm (tính theo trọng lượng). Tùy từng nơi, các vón kết laterit có dạng tròn đặc sít hoặc méo mó sắc cạnh. * Lớp 3 (eQ): Đất sét và á sét màu tím gan gà, đốm trắng phớt các màu khác. Lớp đất này có dung trọng khô thấp so với 2 lớp trên, vì vậy ít sử dụng nó để đắp vào những vị trí xung yếu của đập. - Đất trên nền đá trầm tích lục nguyên (bột kết, cát kết ) Đặc điểm của loại đất này là nếu được phân bố trên những vùng đồi thoải thì lớp trên mặt (lớp 1- edQ) có nhiều hàm lượng vón kết laterit, thuộc loại đất vụn khô, tính thấm nước lớn. Nếu chúng được phân bố ở các sườn dốc thì hàm lượng vón kết không đáng kể. Ở đáy lớp 1 thường có lớp mỏng hoặc thấu kính vón kết dạng mảng (dạng đá ong) với tính thấm lớn. Các chỉ tiêu tính chất cơ lý của loại đất trên nền đá trầm tích lục nguyên tương đối tốt, nhưng đất có tính trương nở thuộc loại trung bình đến mạnh. - Đất trên nền đá phun trào (đaxit, biolit, andnezit ) Chỉ tiêu cơ lý của loại đất này thuộc loại trung bình. Do bề dày bé, nên thực tế chưa được sử dụng nhiều. - Đất trên nền đá biến chất (Gơnai) 5 Tính chất cơ lý của loại đất này thay đổi trong phạm vi rộng. Khi sử dụng chúng để đắp đập cần phân chia bãi vật liệu thành nhiều lớp để chọn lựa chỉ tiêu cơ lý tương đối đồng nhất. - Đất trên nền đá xâm nhập sâu (Granit, Granodiorit) Trong lớp (edQ) của đất này thường có đá tảng lăn, thậm chí có cả tảng lăn cỡ lớn. Dung trọng khô thiên nhiên của đất thấp, tuy có cao hơn với đất Bazan. Nhiều công trình đã sử dụng đất này để đắp đập. Riêng lớp 3 của loại đất này thường là á cát có chứa nhiều mica nên không thuận lợi cho việc đắp đập. - Đất bồi tích lòng suối (cuội, sỏi, lẫn đất sét ) Cấu trúc đất này thường gặp tại nơi có địa hình tích tụ (nơi các bãi bồi cát sỏi nhỏ, các bãi đá tảng lăn có bề dày và kích thước thay đổi theo mùa). Đặc trưng của địa tầng này từ trên xuống dưới như sau: Bên trên là lớp phủ có nguồn gốc bồi tích (aQ) gồm: Cát hạt thô chứa nhiều cuội sỏi, bão hòa nước, kết cấu chặt. Chiều dày của tầng phủ này từ 3÷4m. Đây là lớp thấm rất mạnh. Tiếp theo là các lớp á cát, á sét chứa dăm sạn đến hỗn hợp dăm sạn và các tảng lăn có kích thước tương đối lớn, nguồn gốc pha tàn tích (deQ), kết cấu chặt - đây là lớp thấm vừa, mạnh. Tiếp đến là tảng lăn, tảng lăn á sét lẫn sạn sỏi, sỏi cát lẫn bụi sét 1.2. Các phương pháp gia cố chịu lực cho nền 1.2.1. Nhóm làm chặt đất trên mặt bằng cơ học Là một trong những phương pháp cổ điển nhất, đã được sử dụng từ lâu trên thế giới. Bản chất của phương pháp là dùng các thiết bị cơ giới như xe lu, máy đầm, búa rung làm chặt đất. Các yếu tố chính làm ảnh hưởng đến khả năng đầm chặt của đất gồm: độ ẩm, công đầm, thành phần hạt, thành phần khoáng hoá, nhiệt độ của đất và phương thức tác dụng của tải trọng. Để làm chặt đất cần phải xác định được độ ẩm tốt nhất ứng với giá trị khối lượng thể tích khô lớn nhất. Do được làm chặt, các chỉ tiêu về độ bền của đất tăng lên đáng kể, tính biến dạng và tính thấm giảm đi. Hiện nay phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong xây dựng đường giao thông, sân bay, các công trình thủy lợi và trong xây dựng dân [...]... các giải pháp kết hợp nhằm áp ứng yêu cầu kỹ thuật và khắc phục các nhược điểm lẫn nhau của các phương pháp kết hợp 27 CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ KHOAN PHỤT XỬ LÍ NỀN CÔNG TRÌNH THỦY LỢI Các phương pháp khoan phụt và công nghệ khoan phụt rất phong phú, có thể điểm qua tên các phương pháp chủ yếu sau đây: khoan phụt xi măng, xi măng +đất sét, khoan phụt thủy tinh lỏng, khoan phụt đất sét, phương pháp khoan. .. đập; Khoan qua đá cấp 7-8 với chiều sâu khoan ≤ 30m Khoan phụt chống thấm, gia cố nền đập; khoan qua đá; chiều sâu hố khoan ≤ 30m Khoan phụt xử lý thấp Tràn; Khoan qua đá cấp 7-8; Chiều sau hố khoan ≤ 20 m Khoan phụt xử lý nền đập chính; Khoan qua đất, đá cấp 4-6; chiều sâu hố khoan ≤ 20m Khoan phụt xử lý nền đập; khoan qua đất, đá cấp 4-6; chiều sâu hố khoan ≤ 20m Khoan phụt xử lý thấm đập chính; khoan. .. sau 3 giờ < 3% Áp lực phụt vữa đạt mức 20 atm Một số công trình trong những năm gần đây đã được sử dụng biện pháp xử lý này được nêu trong bảng 1.1 19 Bảng 1.1: Một số công trình xử lý chống thấm nền bằng phương pháp khoan phụt vữa xi măng TT Công trình Quy mô, thông số kỹ thuật khoan phụt Giá trị hợp đồng (106 đ) 1 Khoan phụt công trình thủy điện Đa Mi (Lâm Đồng) 2 Hồ chứa nước Khoan phụt chống Cà... Công trình Quy mô, thông số kỹ thuật khoan phụt Giá trị hợp đồng (106 đ) đập; khoan qua đá cấp 7-8; chiều sâu khoan ≤ 30m Khoan phụt cống dẫn dòng; khoan qua bê 1.000 Công trình thủy tông, đá cấp7-8; chiều điện sâu khoan ≤30m; A Vương Khoan phụt xử lý nền Quảng Nam đập dâng, khoan qua 1.000 đá cấp 7-8; chiều sâu khoan ≤ 50m Khoan phụt xử lý và Hồ chứa nước khoan tiêu nước nền đập, ĐịnhBình 13.091 khoan. .. phương pháp này sẽ cao - Gia cố nền bằng phương pháp nhiệt: Bản chất của phương pháp là dùng nhiệt độ cao để gia cố đất bằng cách phụt qua lỗ khoan vào trong đất không khí nóng có nhiệt dộ 600 ÷ 800oC hoặc đưa nhiên liệu cháy vào trong đất qua lỗ khoan và đốt ở nhiệt độ 1000 ÷1100o C Phương pháp này yêu cầu thiết bị và công nghệ thi công phức tạp, chi phí lớn nên ít được ứng dụng 1.3 Các phương pháp. .. trộn sâu tạo cọc xi măng đất Tùy từng yêu cầu xử lý nền khác nhau chúng ta có thể sử dụng một phương pháp hoặc nhiều phương pháp kết hợp để đạt được mục đích xử lý nền Dưới đây, tác giả xin giới thiệu một số công nghệ khoan phụt cơ bản đã được ứng dụng phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam 2.1 Xử lý nền đá nứt nẻ bằng khoan phụt xi măng Ở nước ta, phương pháp này vẫn là chủ yếu được ứng dụng rộng rãi... 2.2 Các phương pháp khoan phụt xi măng trong nền đá Căn cứ vào các đặc điểm vận động của vữa khi phụt ta có thể chia ra hai phương pháp là phụt vữa một chiều và phụt vữa tuần hoàn Căn cứ vào trình tự phụt lại có thể chia ra bốn phương pháp là: phụt một lần, phụt từ trên xuống, phụt từ dưới lên và phụt hỗn hợp 2.2.1 Phụt vữa một chiều Phụt vữa một chiều là trong quá trình phụt vữa chỉ đi một mạch từ... thiết kế và thi công như: trình tự khoan phụt, áp lực phụt vữa và nồng độ vữa phụt hiện nay đã được tiêu chuẩn hóa theo “Tiêu chuẩn kỹ thuật khoan phụt xi măng vào nền đá ” TCVN 8645 : 2011 Công tác khoan phụt tại một số công trình lớn sau này như công trình Tân Giang (Ninh Thuận), Hàm Thuận - Đa Mi (Lâm Đồng), … đã được sử dụng những công nghệ tiên tiến, có khả năng kiểm soát được áp lực phụt, khối lượng... biện pháp xử lý nền để đảm bảo về tính kinh tế và kỹ thuật người ta chọn giải pháp xử lý chống thấm bằng kết hợp giữa hai hay nhiều biện pháp với nhau cho phù hợp với điều kiện địa chất nền, điều kiện và thiết bị thi công, giá thành công trình * Ưu điểm - Có thể chống thấm cho nhiều loại nền khác nhau - Xử lý được cho loại nền có chiều dày và phạm vi địa chất nền thay đổi 26 - Khả năng chống thấm cao, ... mỗi giải pháp xử lý - Người kỹ thuật thi công phải có kiến thức rộng * Điều kiện áp dụng Phạm vi ứng dụng cho đất nền cát cuội sỏi, nền là đất, đá, hay hạt rời đến đất bùn sét * Các công trình thực tế đã ứng dụng + Công trình hồ chứa nước Đầm Hà Động - Quảng Ninh lựa chọn giải pháp xử lý chống thấm nền là kết hợp giữa các biện pháp: - Chống thấm cho đê quây để thi công móng đập bằng tường nghiêng sân . Nghiên cứu tổng quan các phương pháp xử lý nền công trình thủy lợi bằng khoan phụt; 2.2. Phương pháp khoan phụt xi măng xử lý nền đá nứt nẻ, trong đó có công nghệ khoan phụt tuần hoàn áp lực cao; . nghiên cứu các phương pháp khoan phụt xử lý nền mà trọng tâm là công nghệ và thiết bị khoan phụt xi măng tuần hoàn áp lực cao xử lý nền đá nứt nẻ. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2.1. Nghiên. phụt xi măng xử lý nền đá nứt nẻ bằng phương pháp phụt tuần hoàn áp lực cao ứng dụng cho một công trình thủy lợi cụ thể. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NỀN CÔNG TRÌNH THỦY LỢI