LỜI MỞ ĐẦUViệt Nam là một nước nghèo, kinh tế kỹ thuật lạc hậu, trình độ xã hội còn thấp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Đi lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu lý tưởng của những người cộng sản và nhân dân Việt Nam, là khát vọng ngàn đời thiêng liêng của cả dân tộc Việt Nam. Hơn 10 năm qua, kể từ khi Việt Nam bước vào thực hiện mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả và thành tựu đáng mừng, làm thay đổi khá rõ tình hình đất nước. Kinh tế ra khỏi tình trạng khủng hoảng, hoạt động ngày càng năng động và có hiệu quả. Của cải xã hội ngày càng nhiều, hàng hóa ngày càng phong phú. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Đất nước chẳng những giữ vững được ổn định chính trị trước những chấn động lớn trên thế giới mà còn có bước phát triển đi lên. . Hệ thống kết cấu hạ tầng được tăng cường. Các ngành dịch vụ, xuất khẩu và nhập khẩu phát triển. Quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế không ngừng được mở rộng,… Tuy nhiên, cũng có nhiều vấn đề mới đặt ra cần được tiệp tục nghiên cứu và giải quyết.Nhìn chung, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mới được bắt đầu, trình độ còn thấp, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh chưa cao. Nhiều thị trường còn sơ khai, chưa đồng bộ. Vì vậy, phải đổi mới mạnh mẽ tư duy hơn nữa, đẩy mạnh việc hình thành các loại thị trường. Đặc biệt quan tâm các thị trường quan trọng nhưng hiện chưa có hoặc còn sơ khai như: thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ, đáp ứng nhu cầu đa dạng và nâng cao sức mua của thị trường trong nước, cả ở thành thị và nông thôn, chú ý thị trường các vùng có nhiều khó khăn. Chủ động hội nhập thị trường quốc tế, hạn chế và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh.Nhằm hiểu rõ hơn về những biện pháp của Nhà nước và Chính phủ trong việc hạn chế và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh, nhóm em đã chọn đề tài: “Những can thiệp của Chính phủ đến độc quyền”.
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA KINH TẾ
CƠ SỞ THANH HÓA
TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ
ĐỀ TÀI: NHỮNG CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ ĐẾN ĐỘC QUYỀN
GVHD : Nguyễn Dụng Tuấn
Nhóm SVTH : Nhóm 12
Lớp : CDKT13DTH
Trang 2NHỮNG CAN THIỆP CỦA CHÍNH
PHỦ ĐẾN ĐỘC QUYỀN
Khái niệm độc quyền
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng độc quyền
Những đặc điểm của thị trường độc quyền
Tác động của độc quyền đến xã hội
Sự can thiệp của chính phủ đến độc quyền
Trang 31 KHÁI NIỆM ĐỘC QUYỀN
Độc quyền là một tình huống trong đó một công ty hoặc một tập đoàn, một nhóm các công ty chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị trường đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó.
Trang 42 NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG ĐỘC QUYỀN
Đạt được tính kinh tế của quy mô
Bằng phát minh sáng chế (bản quyền)
Kiểm soát các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất
Do quy định của chính phủ
Sự gia nhập hay sự gia nhập tiềm năng của các hãng mới
Sự trung thành với thương hiệu
Trói buộc người tiêu dùng
Trang 53 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ
TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN
Thị trường độc quyền hoàn toàn
- Chỉ có một người bán duy nhất và rất nhiều người mua.
- Trong thị trường độc quyền, lối gia nhập ngành hoàn toàn
bị phong toả Do đó tạo ra các dạng độc quyền:
+ Độc quyền tài nguyên chiến lược
+ Độc quyền về bằng phát minh sáng chế do nhà nước bảo hộ
+ Độc quyền do luật định
+ Độc quyền tự nhiên
Trang 6Thị trường độc quyền nhóm
Trong thị trường độc quyền nhóm chỉ có một số ít người bán, thị phầncủa mỗi xí nghiệp là khá lớn và có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, nghĩa là khi một xí nghiệp tiến hành chiến lược thay đổi giá cả, sản lượng, quảng cáo …ảnh hưởng bất lợi đến các xí nghiệp còn lại
Trang 74 TÁC ĐỘNG CỦA ĐỘC QUYỀN
ĐẾN XÃ HỘI
Độc quyền hoàn toàn
Nếu cứ sản xuất thêm sản phẩm thì doanh thu thu thêm được không đủ bù đắp tổn thất do giá bán
của tất cả sản phẩm giảm xuống
Độc quyền nhóm
Các doanh nghiệp độc quyền sẽ gây sức ép để làm giảm giá mua sản phẩm từ những người bán
Trang 85 PHÂN TÍCH SỰ CAN THIỆP CỦA
CHÍNH PHỦ ĐẾN ĐỘC QUYỀN
- Đánh giá về tình trạng độc quyền
- Định giá tối đa
- Đánh thuế
- Thi hành các chính sách chống độc quyền
- Khuyến khích cạnh tranh
- Điều tiết việc định giá của các DN độc quyền
- Kiểm soát giá cả
- Đánh thuế