TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA HÓA HỌC
đc 33k 3s 3 đc 3 s3 s3 s3 sE
TRỊNH HÀ PHƯƠNG
NGHIÊN CỨU DẠY HỌC HÓA HỌC 12 TRUONG TRUNG HOC PHO THONG
NOI DUNG “KIM LOAI KIEM,
KIEM THO, NHOM” THEO DINH HUONG TICH CUC, PHAN HOA VA BAM SAT
CHUAN KIEN THUC Ki NANG
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HQC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Hóa học Người hướng dẫn khoa học
TS CAO THỊ THẶNG
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn TS Cao Thị Thặng đã hướng dẫn em rất nhiệt tình, dành nhiều thời gian đọc bản thảo và đóng góp nhiều ý kiến quý
báu cho khóa luận
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Hóa học- Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã dạy dỗ chúng em trong suốt bốn năm học tại trường
Em cũng gửi lời cảm ơn các thầy, cơ giáo trong tổ Hóa- Sinh và các em
học sinh trường THPT Cổ Loa đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em
trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Mặc đù đã cố gắng nhưng do thời gian có hạn nên khóa luận của em không tránh khỏi nhiều thiếu sót Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn sinh viên để khóa luận của em ngày càng hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày — tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Trang 3CAC CHU VIET TAT TRONG KHOA LUAN
PTHH: Phương trình hóa học SGK: Sách giáo khoa SGV: Sach giáo viên SBT: Sách bài tập THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phố thông KT- KN: Kiến thức kĩ năng GV: Giáo viên HS: Học sinh dd: Dung dịch PPDH: Phương pháp dạy học TN: Thực nghiệm ĐC: Đối chứng
KT - DG: Kiểm tra đánh giá
Trang 4MỤC LỤC
96.0001 g ÁA, H , 1 1 Lí do chon dé tai eccscssssesessessssseeeeceesssssneeeeeesssssneeceesssnnnteeeessssnmeeeeeeesses 1
VY 010106130190 011017 2
EIois04ì(0i/4015i0ui 0 2
4 Đối tượng nghiên cứu -2-©22+se++Ee+EEE+EEEEEEEEE22112112111711 71x11 3 5 Phuong phap nghién 0u 1 3
6 Gia thuyét khoa HOC .csecscsessssessssessssessssessseessssessesessesessecesseessseessecessecesseeessecs 4
7 Cái mới của đề tài cccccctcttrttrtnrrrrttrrrrrrrirrrrriirrrrrrriie 4 NỘI DUNG -22 -222221122212222211111.2222001111112.2.0 E2 eeeerree 5
CHƯƠNG I1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5-©c5¿ 5
In 96 2 8 ố - 5 1.1.1 Chương trình giáo đục phố thơng mơn Hóa học -2- 55+: 5 1.1.2 SGK Hóa học THPTT - - tt xxx ghi 13 1.1.3 Định hướng đổi mới PPDH Hóa học ở trường THPT .- 17 1.1.4 Định hướng phân hóa trong chương trình Hóa học trường THPT 20
1.1.5 Định hướng đổi mới KT - ĐG theo chuẩn KT - KN 24 1.2 Cơ sở thực tiễn - ¿2+ cs 2x2 E221 2211 11 71 11 11 11 1 1x xe 25
1.2.1 Thực tiễn chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc tập huấn chỉ
đạo dạy học và KT - DG theo chuẩn KT- KN -¿ cccceeresrezrezrezee 25
1.2.2 Thực trạng dạy học theo định hướng tích cực, phân hoá và bám sát
chuẩn KT- KN ở trường phô thông 28
{000 TT " 32
Trang 52.1 Một số biện pháp chung để dạy học theo định hướng tích cực, phân hóa
và bám sát chuẩn KT- KN :::++tttEEEtiiiirrrrrrriiiiiiirree 34
2.2 Vận dụng các biện pháp trong dạy học Hóa học 12 THPT nội dung “Kim
loại kiềm, kiềm thổ, nhôm” theo định hướng tích cực, phân hóa và bám sát
0n 05 35
2.2.1 Biện pháp 1: So sánh nội dung phần “Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm”
giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao Hóa học 12 THPT 35 2.2.2 Biện pháp 2: So sánh nội dung SGK Hóa học 12 và SGK Hóa học 12 nâng cao THPT phần “Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm” -. -s: 37
2.2.3 Biện pháp 3: So sánh chuẩn KT- KN nội dung “Kim loại kiềm, kiềm
thổ, nhơm” giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao Hóa học 12
2.2.4 Biện pháp 4: So sánh nội dung SGK, SGV, SBT với chuẩn KT- KN
phần “Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm”” 2- 2+e+E£+£E2EEe+rxe+rxesrs 51 2.2.4.1 So sánh nội dung SGK với chuẩn KT- KN phần “Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhơƠim” 2-2 ©+s2+E+2EE9EEEEEEESEEEE711171112112711111117122111211 21x 1xce, 51
2.2.4.2 So sánh nội dung SGV với chuẩn KT- KN phần “Kim loại kiềm,
kiềm thổ, nhÔfm” ¿s2 SSt‡EkEEESEEEEKEEESEEEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEESEkEEkrrrrsrkrrk 55 2.2.4.3 So sánh nội dung SBT với chuẩn KT- KN phần “Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôim” 2 +++++t2EE++tSEEYEtEEEYESEEEEE2211E2211E2211117111 2.11 ri 58 2.2.5 Biện pháp 5: So sánh PPDH nội đung “Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhơm”
giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao THPT - 61 2.3 Thiết kế một số giáo án minh họa với nội dung “Kim loại kiềm, kiềm thổ,
2.3.1 Qui trình thiết kế giáo án theo định hướng tích cực, phân hóa và bám
Trang 62.3.2.1 Các giáo án bài lý thuyết . ¿-©2c2xk 2E xEEEEEEEEEeEkrrrkerrkeres G7
2.3.2.2 Giáo án bài luyện tập - 5 + xxx eeireerkreerrre 100
2.3.2.3 Giáo án bài thực hành - ¿55+ + + +c+x+xskekeeereerrrrererrrer 109
Kết luận i00 120
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM -. -ccccccccc+ 122
3.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm - -¿- «5£ £+ss+x+exsxsx 122
3.2 Nội dung thực nghiệm sư phạm - ¿+ +55 ++sx+vx+evereerexeeree 122
3.3 Tiến hành thực nghiệm sư phạm 2- 2 ¿©+¿+x£+x£+zx++xxecree 123
3.3.1 Dia ban va đối tượng thực nghiỆm 5-5555 se ssssseeeers 123
3.3.2 Cách tiễn hành thực nghiệm 22-2252 +EccEEetEEecrkerrkerreerree 124 3.4 Kết quả thực nghiệm và xử lý số liệu . -¿ccsc+ccscccvecee 124
3.4.1 Kết quả kiểm tra chương trình nâng cao -2- s2 ©cse+cszccez 124
3.4.2 Kết quả kiểm tra chương trình chuân . -¿5¿ 5+ se ©zx+ccxz 125 3.4.3 Đánh giá kết quả thực nghiệm 2 22©5¿©+Sz++E£+EEecEEerxeerxee 127
Kết luận 010605 017 130
KẾT LUẬN 5< 5S<S222EE<2E1E2715211E2E3E2E1.TXE 1E E.EeEeeeeeerre 131 KKTEN NGHI ooo cecccssssessssessssessssesssecsssecssssessssessssessusessusessesessecesseessseesseceaseeees 133 TAI LIEU THAM KHAO wo cccccccssessssessssssssssesssssssesessesessecesseessseesseeessecess 134
Trang 7Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Từ những năm 90 của thế ki, Giáo dục phổ thông Việt Nam đã và đang biến đối nhằm đáp ứng yêu cầu về nhân lực của xã hội và nguyện vọng của mỗi cá nhân Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học (PPDH) cùng đánh giá kết quả dạy học đã góp phần đào tạo ra những con người mới có cách tư duy,
phương pháp học tập và làm việc năng động, sáng tạo, thích ứng với cuộc
sống phát triển từng ngày
Dạy học tích cực là một trong những định hướng đổi mới PPDH ở nước ta nói chung và đối với bộ mơn Hóa học nói riêng Với phương châm “Dạy học lấy người học làm trung tâm”, trong đó người thầy là người tô chức chỉ
đạo giúp học sinh (HS) tiếp thu tri thức một cách tích cực, tự giác, chủ động
và sáng tạo Kiến thức mà HS lĩnh hội được phải đo chính HS tìm tịi, khám phá, tư duy, sáng tạo trong quá trình học tập chứ không phải thụ động tiếp thu từ người thầy truyền đạt Đề làm được điều đó người thầy phải tìm hiểu, phải
tiếp thu các phương pháp tiên tiến, hiện đại kết hợp với việc sử dụng những
yếu tố tích cực của PPDH truyền thống cho phù hợp với từng đối tượng HS cũng như nội dung dạy học
Sự phân hóa chương trình Hóa học phổ thông thể hiện ở: Chương trình chuẩn và chương trình nâng cao Với cùng một nội dung nhưng ở hai chương
trình có sự khác nhau về mục tiêu, mức độ nội dung và PPDH phù hợp với
trình độ nhận thức của HS Để dạy tốt một số nội đung theo chương trình chuẩn và nâng cao cần phải tìm hiểu so sánh dé tìm ra những điểm chung và sự khác biệt để giúp cho việc dạy học tốt nội dung này
Trang 8Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
theo chương trình, sách giáo khoa (SGK) mới theo yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ
năng (KT- KN) cho tất cả các bậc học từ Tiểu học đến Trung học phổ thông
(THPT) Chuẩn KT- KN là nội dung mới rất quan trọng trong chương trình
giáo dục phố thơng, là cơ sở để dạy học và kiểm tra đánh giá (KT- ĐG) kết
quả học tập của HS trong dạy học nói chung và trong Hóa học nói riêng
Chuẩn KT- KN góp phần đổi mới PPDH và đổi mới đánh giá kết quả học tập
Hóa học cũng như việc chỉ đạo thực hiện chương trình và SGK mới Vì vậy để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học nói chung và dạy học Hóa học nói riêng theo chương trình, SGK thì chuẩn KT- KN đóng vai trò hết sức quan trọng Vấn đề này đang được triển khai trên cả nước tuy nhiên việc thực hiện chỉ là bước đầu và hiệu quả chưa cao
Nội dung “Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm” cũng là một trong số những
nội dung trọng tâm của chương trình Hóa học 12 và cũng như trong các đề thi tốt nghiệp, thi đại học, cao đẳng
Vì những lí do trên mà tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu dạy học Hóa học 12 trường Trung học phố thông nội dung “Kim loại kiềm, kiềm thỗ, nhôm” theo định hướng tích cực, phân hóa và bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng” Đây là vấn đề có tính thiết thực, cập nhật, có ý nghĩa về lí luận và
thực tiễn đáp ứng được yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu dạy học Hóa học I2 trường THPT nội dung “Kim loại
kiềm, kiềm thổ, nhơm” theo định hướng tích cực, phân hóa và bám sát chuẩn KT- KN góp phần nâng cao chất lượng dạy học Hóa học ở lớp 12
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 9Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Cơ sở lí luận: Nghiên cứu chương trình, SGK hóa học, chuẩn KT- KN, đổi
mới PPDH theo định hướng dạy học tích cực, phân hóa và bám sát chuẩn KT-
KN
- Cơ sở thực tiễn:
+ Thực tiễn chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc tập huấn chỉ đạo
dạy học và KT- DG theo chuẩn KT- KN
+ Tìm hiểu thực trạng dạy học theo hướng phân hóa, tích cực, bám sát chuẩn
KT- KN ở trường THPT
3.2 Nghiên cứu day hoc theo định hướng tích cực, phân hóa và bám sát chuẩn
KT- KN nội đung “Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhơm” Hóa học 12 THPT
3.2.1 Một số biện pháp chung đề thực hiện dạy học Hóa học theo định hướng
tích cực, phân hóa, bám sát chuẩn KT- KN
3.2.2 Vận dụng các biện pháp trong dạy học Hóa học 12 THPT nội dung “Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm” theo định hướng tích cực, phân hóa và bám sát chuẩn KT- KN
3.3.3 Một số giáo án minh họa
3.4 Thực nghiệm sư phạm
4 Đối tượng nghiên cứu
Nội dung “Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhơm” Hóa học 12
THPT
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu chương trình, SGK Hóa học, đổi mới
PPDH và đổi mới KT- ÐG kết quả học tập Hóa học,
Trang 10Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
5.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thử nghiệm nội dung dạy học theo định hướng tích cực, phân hóa và bám sát chuẩn KT- KN nội dung “Kim
loại kiềm, kiềm thổ, nhôm” ở trường THPT
5.4 Phương pháp thống kê toán học: Phân tích số liệu thu được theo phương pháp thống kê đơn giản
6 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được một số biện pháp phù hợp thì sẽ dạy học Hóa học ở
trường phô thông theo đúng định hướng tích cực, phân hóa và bám sát chuẩn KT- KN góp phần nâng cao chất lượng dạy học Hóa học ở trường THPT nói
chung và nội dung “Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhơm” nói riêng
7 Cái mới của đề tài
Nghiên cứu hệ thống hóa một số vấn đề lí luận và thực tiễn có liên
quan đến việc day hoc theo định hướng tích cực, phân hóa và bám sát chuẩn
KT- KN
Đề xuất được năm biện pháp chung và áp dụng các biện pháp này để nghiên cứu dạy học Hóa học 12 trường THPT nội dung “Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm” theo định hướng tích cực, phân hóa và bám sát chuân KT- KN
Đã thiết kế được 8 giáo án theo định hướng tích cực, phân hóa và bám sát chuẩn KT- KN
Đã thử nghiệm một số giáo án ở trường phố thông và bước đầu khẳng
Trang 11Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CO SO LY LUAN VA THUC TIEN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Chương trình giáo dục phố thơng mơn Hóa học 1.1.1.1 Vị trí
Mơn Hóa học là mơn học trong nhóm mơn tự nhiên Mơn Hóa học cung cấp cho HS những tri thức khoa học phổ thông, cơ bản về các chất, mối liên hệ qua lại giữa cơng nghệ hóa học, môi trường và con người Những tri thức này rất quan trọng, giúp HS có nhận thức khoa học về thế giới vật chất, góp phần phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động, hình thành nhân cách người lao động mới năng động, sáng tạo
1.1.1.2 Mục tiêu
Mơn Hố học nhằm giúp HS đạt được:
© Về kiến thức:
HS có được hệ thống kiến thức Hóa học phố thông cơ bản, hiện đại và thiết
thực từ đơn giản đến phức tạp, gồm:
- Kiến thức cơ sở hóa học chung
- Hóa học vơ cơ e Vềkĩnăng:
HS có được hệ thống kĩ năng Hóa học phổ thơng cơ bản và thói quen làm việc khoa học gồm:
- Kĩ năng học tập Hóa học
- Kĩ năng thực hành Hóa học
Trang 12Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
© Vé thái độ:
HS có thái độ tích cực như:
- Hứng thú học tập bộ mơn Hóa học
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan trung thực trên cơ sở
phân tích Hóa học
- Ý thức trách nhiệm với bản thân, với xã hội và cộng đồng
- Ý thức vận dụng những tri thức Hóa học đã học vào cuộc sống và vận động
người khác cùng thực hiện
1.1.1.3 Quan điểm xây dựng và phát triển chương trình
Chương trình mơn Hóa học ở trường phổ thông được xây dựng và phát triển trên cơ sở các quan điểm sau đây:
a Đảm bảo thực hiện mục tiêu của bộ mơn Hóa học ở trường phổ thông
Mục tiêu của bộ mơn Hóa học phải được quán triệt và cụ thể hóa trong chương trình của các lớp ở cấp Trung học cơ sở (THCS) và THPT
b Đảm bao tinh phổ thông cơ bản, hiện đại và thực tiễn trên cơ sở hệ thống tri thức của khoa học Hóa học
Hệ thống tri thức của Hóa học cơ bản được lựa chọn bảo đảm:
- Kiến thức, kĩ năng Hóa học phổ thơng cơ bản - Tính chính xác của khoa học Hóa học
- Sự cập nhật một cách cơ bản những thông tin của khoa học Hóa học hiện đại về nội dung và phương pháp
- Nội dung Hóa học gắn với thực tiễn đời sống, sản xuất
- Nội dung Hóa học được cấu trúc có hệ thống từ đơn giản đến phức tạp
c Đảm bảo tính đặc thù của bộ mơn Hóa học
- Nội dung thực hành và thí nghiệm Hóa học được coi trọng, là cơ sở để
Trang 13Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Tính chất hóa học của các chất được chú ý xây đựng trên cơ sở các lí thuyết chủ đạo của Hóa học và được kiểm nghiệm dựa trên cơ sở thực nghiệm Hóa học
d Đảm bảo định hướng đổi mới PPDH Hóa học theo hướng dạy và học tích
cực
- Hệ thống nội dung Hóa học cơ bản được tổ chức sắp xếp, sao cho:
GV thiết kế, tổ chức để HS tích cực hoạt động xây dựng kiến thức và hình thành những kĩ năng mới, vận dụng để giải quyết một số vấn đề thực tiễn được mô phỏng trong các bài tập Hóa học
- Chú ý khuyến khích GV sử dụng thiết bị dạy học, trong đó có ứng
dụng cơng nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Hoá học
e Đảm bảo định hướng về đổi mới đánh giá kết quả học tập Hóa học của HS
Hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học đáp ứng yêu cầu đa dạng, kết hợp
trắc nghiệm khách quan và tự luận, lí thuyết và thực nghiệm hóa học Hệ thống bài tập Hóa học này nhằm đánh giá kiến thức, kĩ năng Hóa học của HS ở ba mức độ biết, hiểu và vận dụng, phù hợp với nội dung và phương pháp của chương trình
£ Đảm bảo kế thừa những thành tựu của chương trình Hóa học trong nước và
thể giới
Chương trình mơn Hóa học phố thông đảm bảo tiếp cận nhất định với chương trình Hóa học cơ bản ở một số nước tiên tiễn và khu vực về mặt nội dung, phương pháp, mức độ KT- KN hóa học phổ thơng Chương trình bảo đảm kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục một số hạn chế của các chương trình Hóa học trước đây của Việt Nam
g Đảm bảo tính phân hóa trong chương trình Hóa học phổ thơng
Trang 14Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Ngồi nội dung Hóa học phổ thông cơ bản từ lớp 8 đến lớp 12 cịn có
nội dung tự chọn về Hóa học dành cho HS có nhu cầu luyện tập thêm hoặc
tìm hiểu một lĩnh vực nhất định hoặc nâng cao kiến thức Hóa học Nội dung
này góp phần giúp HS có thê tiếp tục học lên cao đẳng, đại học hoặc bước vào
cuộc sống lao động 1.1.1.4 Nội dung
a Mạch nội dung:
Chương trình chuẩn và chương trình nâng cao đều có nội dung dạy học từng lớp phủ hợp với quan điểm xây dựng và phát triển của từng loại chương trình Ví dụ: Chương trình Hóa học 10 nâng cao, chương nguyên tử có khái niệm obitan nguyên tử, do đó có khái niệm sau đó như lớp, phân lớp, năng lượng của electron, cấu hình electron dạng ô lượng tử Trong khi đó trong chương trình lớp 10 cơ bản thì khái nệm obitan nguyên tử chỉ trình bày ở nội dung đọc thêm, khơng có nội dung các nguyên lí, qui tắc và khơng có cấu
hình electron dạng ơ lượng tử b Kế hoạch dạy học: Chương trình chuẩn: Lớp Số tiết (45 phút 1 tiết) 8 9 10 11 12 Tuân 2 2 2 2 2 Cả năm học 70 70 70 70 70 Toàn cấp Trung học cơ sở: 140 Trung học phô thơng: 210
Trang 15Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Chương trình nâng cao:
Lớp Số tiết/tuần Số tuần Tổng số tiết/năm
10 2,5 35 87,5
11 2,5 35 87,5
12 2,5 35 87,5
Cộng (toàn câp) 7,5 105 262,5
Nhận thấy có sự khác biệt lớn nhất giữa 2 chương trình là thời lượng tiét/tuan
+ Chương trình chuẩn: 2 tiết/tuần x 35 tuần
+ Chương trình nâng cao: 2,5 tiết/tuần x 35 tuần
Kế hoạch dạy học của hai chương trình cơ bản và nâng cao phù hợp với quan điểm xây dựng và phát triển chương trình Đó là đảm bảo chênh lệch 20% về nội dung và và mức độ kiến thức giữa hai chương trình nhằm đảm bảo phân hóa và phù hợp trình độ HS
1.1.1.5 Chuẩn KT- KN mơn Hóa học của chương trình giáo duc pho thơng
Chuẩn KT- KN là nội dung mới rất quan trọng trong chương trình giáo
dục phố thơng, là cơ sé dé day hoc va KT- DG két quả học tập của HS Chuẩn
KT- KN góp phần đổi mới PPDH và đổi mới đánh giá kết quả học tập Hóa
học cũng như việc chỉ đạo thực hiện chương trình và SGK mới
Chuẩn KT- KN quy định mức độ cần đạt về KT- KN ở mỗi lớp, mỗi cấp, mỗi chủ đẻ
Về mức độ kiến thức: Chuẩn KT- KN quy định rõ mức độ biết, hiểu
về khái niệm, tính chất của chất, ứng dụng và điều chế các chất
Trang 16Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
các câu hỏi là gì? Như thế nào? Bằng cách nào? Các động từ để chỉ mức độ biết thường là nêu được, phát biểu được, kế tên, liệt kê
Ở mức độ hiểu: Yêu cầu HS không chỉ nhớ được các kiến thức đã học
mà có thể giải thích được, lấy ví đụ minh họa được cho mỗi trường hợp, diễn
đạt theo các cách khác nhau, vận dụng trong những trường hợp tương tự có
biến đổi, suy luận để tìm ra câu trả lời HS trả lời câu hỏi tại sao? Vì sao?
Cụ thể như thế nào
Các động từ diễn đạt mức độ hiểu thường là giải thích, minh họa, dự đoán, biểu diễn
Trong chuẩn kiến thức hiện nay để đơn giản nên chỉ mới dùng biết và hiểu
Về kĩ năng: Lần đầu tiên, trong chương trình chuẩn đã đưa ra 3 nhóm
kĩ năng cơ bản đó là: Kĩ năng học tập (nhận thức) hóa học, kĩ năng thực hành
hóa học và kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề mô phỏng
trong các bài tập hóa học theo các mức độ từ thấp đến cao: Học để biết, học
để làm, học để sáng tạo
Nhóm các kĩ năng học tập Hóa học gồm có: Kĩ năng quan sát thí nghiệm, kĩ năng tiến hành thí nghiệm, suy đốn, kiểm tra và kết luận đề rút
ra tính chất hóa học mới, phương pháp điều chế chất
Nhóm kĩ năng thực hành Hóa học gồm một số kĩ năng khi HS tiến hành
thí nghiệm thực hành như lắp đặt dụng cụ, kĩ năng sử dụng thiết bị, kĩ năng sử
dụng hóa chất, tiến hành thí nghiệm thành công và an tồn thí nghiệm, quan sát và giải thích hiện tượng, viết tường trình thí nghiệm
Nhóm kĩ năng vận dụng gồm một số kĩ năng: Nhận biết hóa chất bị mất
nhãn, tách chất ra khỏi hỗn hợp, xác định phần trăm khối lượng trong hỗn hợp khí, rắn, lơng, khử chất thải độc hại, chống ô nhiễm mơi trường, giữ gìn vệ
Trang 17Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Nhóm các kĩ năng này chưa đưa ra mức độ biết làm, làm tốt và làm
thành thạo
1.1.1.6 Giải thích chương trình
a Về PPDH
Cũng như các môn học khác trong nhà trường phố thông, PPDH Hóa
học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình
thành và phát triển năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của GV Tuy nhiên Hóa học là môn khoa học nghiên cứu sự biến đổi của các chất trên cơ sở lí thuyết Hóa học và thực nghiệm Hóa học Do vậy, PPDH Hóa học cần phải coi trọng thực hành thí nghiệm và phát triển tư duy Hóa học
Trong dạy học Hóa học cần chú y:
- Sử dụng thiết bị, thí nghiệm hóa học theo định hướng chủ yếu là
nguồn để HS nghiên cứu, khai thác tìm tịi kiến thức Hóa học Hạn chế sử
dụng chúng để minh họa hình ảnh mà khơng có tác dụng khắc sâu kiến thức
và rèn luyện kĩ năng
Mặt khác cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các bài thực hành thí nghiệm
đã được quy định trong chương trình và những thí nghiệm trong bài học của SGK
- Sử dụng câu hỏi và bài tập Hóa học khơng chỉ dé củng cô KT- KN mà
còn là nguồn tri thức để HS tích cực, chủ động nhận thức kiến thức, hình
thành kĩ năng và vận dụng tích cực các KT- KN Hóa học
Trang 18Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Sử dụng SGK Hóa học như là tài liệu nguồn để HS tự đọc, tự nghiên cứu, tích cực nhận thức, thu thập thông tin và xử lí thơng tin có hiệu quả
- Tổ chức cho HS tự học kết hợp với hợp tác theo nhóm nhỏ trong học tập hóa học theo hướng giúp HS có khả năng tự học, khả năng hợp tác cùng học, cùng nghiên cứu để giải quyết một số vấn đề trong học tập Hóa học và
một số vấn đề thực tiễn đơn giản có liên quan đến Hóa học
Khuyến khích ứng dụng cơng nghệ thông tin để đối mới PPDH Hóa
học Đặc biệt ở những địa phương có điều kiện thực hiện
b Về đánh kết quả học tập của HS
* Đánh giá kết quả học tập của HS cần căn cứ vào mục tiêu mơn Hóa
học trường phơ thông, chuân KT- KN cần đạt ở mỗi lớp nhằm đảm bảo khách quan, công bằng và hướng quá trình dạy học Hóa học ngày càng tích cực hơn
* Kết hợp các hình thức đánh giá:
- Kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan theo hướng tăng cường sử dụng trắc nghiệm khách quan trong bài kiểm tra Hóa học
- Kết hợp đánh giá của GV và đánh giá của HS Tạo điều kiện cho HS
tham gia đánh giá kết qua học tập lẫn nhau và tự đánh giá bản thân
* Nội dung đánh gia can dam bao:
+ Đánh giá kiến thức về lí thuyết Hóa học, về tính chất, ứng dụng của
các chất
+ Đánh giá kĩ năng cơ bản môn Hóa học, chú ý kĩ năng thực hành thí nghiệm, khai thác kênh hình, xử lí số liệu, phân tích biểu bảng trong học tập Hóa học
+ Đánh giá mức độ biết, hiểu, vận dụng kiến thức, kĩ năng Hóa học với một tỉ lệ thích hợp theo hướng tăng cường hơn việc đánh giá khả năng vận
Trang 19Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
+ Đánh giá khả năng lập kế hoạch, giải quyết vấn đề trong học tập Hóa
học trong thực tiễn cuộc sống
c Về việc vận dụng chương trình theo vùng miền và các đối trong HS - Việc dạy học Hóa học ở các vùng miền được thực hiện theo hướng
dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Đảm bảo để mọi HS đều đạt được chuẩn KT- KN của mơn Hóa học
Đối với những HS ham hiểu biết và có khả năng về Hóa học được khuyến
khích học nâng cao hơn và được tạo điều kiện để phát triển năng lực
1.1.2 SGK Hóa học THPT
1.1.2.1 Vai trị của SGK
SGK mơn Hóa học ở trường phổ thơng có những vai trị chủ yếu sau:
- Cung cấp cho HS những KT- KN cơ bản, hiện đại, thiết thực và có hệ thống theo những quy định trong chương trình của mơn Hóa học
- Góp phần hình thành cho HS phương pháp học tập tích cực, khá năng tự
học, tự nghiên cứu môn học SGK là tài liệu quan trọng nhất để HS tự học,
tiếp thu tri thức cần thiết cho bản thân
- Tạo điều cho HS tự kiểm tra, tự đánh giá KT- KN, tự khẳng định khả
năng của mình đối với mơn học, góp phần trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức,
thấm mĩ và nhân cach cho HS
- Chuẩn bị và tạo điều kiện cho HS tiếp tục học lên hoặc vào các trường
học nghề hoặc trực tiếp vào đời tham gia các hoạt động của đời sống xã hội Ngoài ra SGK cịn có những chức năng đối với GV như:
Trang 20Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Giúp GV có phương pháp hành động thích hợp để cải tiến, đổi mới hình thức tổ chức, điều khiển các học tập và đánh giá HS
1.1.2.2 Những đối mới của SGK
SGK Hóa học phổ thơng hiện hành đã có nhiều đổi mới so với SGK
trước đây Cụ thé 1a:
a Cách trình bày của SGK
Sự trình bày của SGK Hóa học phơ thơng có sự kết hợp cân đối về tư liệu, thông tin trong mỗi giờ học dưới dạng kênh chữ và kênh hình, trong đó kênh hình được coi trọng hơn về chất lượng và SỐ lượng
Sự trình bày của mỗi chương theo thứ tự:
+ Số thứ tự chương, tên chương, tranh hoặc ảnh tượng trưng cho nội dung chính của chương, tóm tắt nội dung cơ bản của chương
+ Thứ tự các bài học trong chương
+ Cuối chương là các bài luyện tập nhằm giúp học sinh củng cố những KT- KN cơ bản của chương
+ Kết thúc một số chương cịn có bài thực hành nhằm rèn luyện kĩ năng thực hành Hóa học, hình thành và phát triển phương pháp nghiên cứu khoa học
Sự trình bày trong mỗi bài học theo thứ tự :
-_ Số thứ tự bài học, số tiết dành cho bài học, tên bài học
Mục tiêu của bài học: Bao gồm những yêu cầu về KT- KN mức độ hiểu, biết, vận dụng mà học sinh phải đạt được
Những nội dung chính của bài học được trình bày theo các đề mục nhằm cung cấp các tư liệu, thông tin cần tìm kiếm cùng với các phương pháp nhận thức, phương pháp tiếp cận thông tin nhằm phát huy tích cực học tập của
HS Nội dung học tập được thể hiện dưới dạng kênh chữ gồm các đề mục, các
Trang 21Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
dụng cụ thí nghiệm, sơ đồ, biểu đồ, biểu bảng, tranh ảnh để HS quan sát,
phân tích, tìm tịi thu nhận kiến thức Kênh hình được coi trọng hơn về số
lượng và chất lượng
Bài tập cho mỗi bài học thường có từ bốn đến tám bài để HS luyện tập
vận dụng các kiến thức thu được sau mỗi bài học Các bài tập chon lựa đã đa
dạng về loại hình như trắc nghiệm khách quan như: Tự luận, bài tập định tính,
định lượng và ở các mức độ nhận thức khác nhau cho các đối tượng HS b Nội dung trong SGK Hóa học
Nội dung các kiến thức Hóa học trong chương được trình bày trong
SGK dưới dạng các loại bài học Hóa học như: Bài học về các học thuyết, định
luật Hoá học và hình thành khái niệm; bài học nghiên cứu tính chất các
nguyên tố, đơn chất, hợp chất vô cơ và hữu cơ quan trọng; bài học luyện tập,
tổng kết kiến thức; bài học thực hành Hóa học Nội dung kiến thức cho các
bài được trình bày đầy đủ, cụ thế dưới dạng các thông tin, báng số liệu, sơ
đồ
Các bài luyện tập được trình bày gồm hai phần: Phần kiến thức cần nhớ được tóm tắt dưới dạng bảng tổng kết hoặc sơ đồ, các nội dung chính nhằm giúp HS củng có kiến thức Phần bài tập gồm một số dạng bài tập rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức, giải các bài tập Hóa học cơ bản, nâng cao trong giờ luyện tập
Các bài thực hành giúp HS rèn luyện kĩ năng: Tiến hành các thí nghiệm đơn giản, quan sát và mô tả đầy đủ các hiện tượng trong thí nghiệm, vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng và rút ra những nhận xét, kết luận và từ đó hình thành dần các kĩ năng nghiên cứu khoa học Hóa học Nội dung các bài
thực hành đều trình bày đủ cách tiến hành các thí nghiệm trong bài và yêu cầu
Trang 22Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Bài tập Hóa học được trình bày trong mỗi bài học có số lượng vừa phải,
đa dạng và có sự phân hóa về nhận thức, chủ yếu gồm:
- Bai tp trắc nghiệm khách quan định tính và định lượng
- Bai tap tu luận định tính và định lượng
Ngồi ra còn một số dạng bài tập khác nhưng hạn chế như:
- Bai tap thuc nghiệm, có nội dung thực hành, thí nghiệm Hóa học
Bài tập có sử đụng hình vẽ, mơ hình, sơ đồ
-_ Bài tập có nội dung gắn với thực tiễn cuộc sống
Tuy nhiên qua phân tích cho thấy SGK Hóa học và SGK Hóa học nâng cao có một số điểm giống và khác nhau như sau:
SGK Hóa học và SGK Hóa học nâng cao gần như có cấu trúc tương tự nhau Nội dung đã có trong SGK Hóa học chắc chắn sẽ có trong SGK Hóa học nâng cao nhưng thường được trình bày ở mức độ lí thuyết cao hơn hoặc mở rộng hơn Sự khác nhau cơ bản giữa SGK Hóa học và SGK Hóa học nâng
cao là ở mức độ KT- KN
e Về mức độ kiến thức:
Về cơ bản mức độ kiến thức hóa học ở các SGK đã thể hiện được yêu
cau chuan KT- KN
Kiến thức trong SGK Hóa học nâng cao mở rộng và phức tạp hơn kiến thức trong SGK Hóa học
Nội dung kiến thức trong SGK Hóa học nâng cao được trình bày nhiều
hơn và ở mức độ cao hơn Một số khái niệm Hóa học cơ bản: Obitan nguyên
tử, sự lai hóa obitan, hằng số cân bằng hóa học, thuyết axit- Bazơ của Bron-
Stet, dãy điện hóa chuẩn của kim loại
Mối liên hệ giữa các đặc điểm thành phần cấu tao nguyên tử với tính
Trang 23Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
trạng thái kích thích và việc hiểu được số oxi hóa +1, +3, +5, +7 của clo, cấu trúc phân tử của glucozơ và tính chất của hai dạng mạch thang va dang mach
vong
se Về mức độ kĩ năng:
Về cơ bản, nội dung SGK Hóa học 10, 11, 12 và Hóa học nâng cao đã thé hiện được yêu cầu kĩ năng cơ bản của chuân KT- KN
Tuy nhiên chưa thể hiện rõ yêu cầu một số kĩ năng mới, thí dụ như:
+ Biết quan sát thí nghiệm, phân tích dự đoán, kết luận và kiểm tra kết
quả
+ Thực hiện một số thí nghiệm hóa học độc lập và theo nhóm
+ Biết vận dụng kiến thức để giải quyết một số vấn đề đơn giản của
cuộc sống hàng ngày có liên quan đến Hóa học
1.1.3 Định hướng đối mới PPDH Hóa học ở trường THPT 1.1.3.1 Dạy- học tích cực trong bộ mơn Hóa học
Dạy — học tích cực bộ mơn Hóa học dựa trên cơ sở quan niệm về tích
cực hóa hoạt động của HS và lấy HS làm trung tâm của quá trình dạy học Dạy- học tích cực bộ mơn Hóa học được đặt ra do yêu cầu đối mới giáo dục phô thông, yêu cầu phát triển nhân lực trong cơ chế thị trường và hội nhập
quốc tế
Dạy - học tích cực bộ mơn Hóa học có những đặc điểm chung và có nét
đặc thù của mơn Hóa học:
- Tổ chức các hoạt động nhận thức giúp phát huy tính tích cực, chủ
Trang 24Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Chú ý tới phương pháp nhận thức tích cực của HS, hình thành kĩ năng
học tập tích cực, bồi dưỡng kĩ năng tự học đề các học sinh đều được tham gia
hoạt động tìm tòi phát hiện kiến thức
- Tạo điều kiện để mọi HS đều được vận dụng kiến thức để giải quyết
một số vấn đề thực tiễn có liên quan đến Hóa học thơng qua giải các dạng bài
tập đã được quy định trong chuẩn KT- KN
- Tổ chức và tạo điều kiện để HS phát triển kĩ năng học tập hợp tác kết
hợp học tập cá nhân một cách linh hoạt và có hiệu quả
- Thực hiện KT-ĐÐG kết quả học tập Hóa học theo chuẩn KT- KN Tạo
điều kiện để HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau Kết hợp đánh giá của GV
với tự đánh giá của HS, đánh giá quá trình và đánh giá định kì một cách linh
hoạt
1.1.3.2 Các hình thức dạy học tích cực
Các hình thức tổ chức dạy học cần tạo ra một môi trường đám bảo được mối liên hệ tương tác giữa hoạt động của GV, hoạt động của HS và môi trường an toàn để HS tiến hành các hoạt động học tập có hiệu quả, chất lượng Học tập trên lớp dưới sự hướng dẫn của GV theo các hình thức:
- Học tập cá nhân - Học tập theo cặp
- Học tập hợp tác theo nhóm nhỏ
- Tự học tập ở nhà, trong thư viện, trên mạng Internet
Học tập ở ngoài trường: tham quan học tập ở ngoài trời, cơ sở sán xuất,
cơ sở thực tiễn, xã hội
1.1.3.3 Sử dụng một số phương pháp, phương tiện theo định hướng dạy học tích cực
Trang 25Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
quan, phương pháp đàm thoại, phương pháp sử dụng câu hỏi và bài tập hóa
học,
- Sử dụng các phương pháp đã có theo hướng tích cực: Thuyết trình tích cực, thí nghiệm HS và thí nghiệm biểu diễn của GV theo hướng nghiên
cứu
- Tiếp thu có chọn lọc một số quan điểm, phương pháp tích cực trong giáo đục khoa học hiện đại của một số nước trên thế giới như: Dạy học kiến
tạo, dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, dạy học theo dự án, dạy học theo tình
huống, dạy học theo hợp đồng, day học theo góc trong dạy học Hóa học - Lựa chọn các phương pháp phát huy tính tích cực của HS phù hợp với mục tiêu, nội dung loại bài Hóa học nhất định, đối tượng HS cụ thể, phù hợp với từng vùng từng địa phương
- Phối kết hợp một cách hợp lý một số phương pháp khác nhau nhằm
phát huy cao độ hiệu quả của giờ dạy học Hóa học tích cực
- Kết hợp các phương pháp với việc sử dụng các thiết bị dạy học Hóa học, khai thác ứng dụng của công nghệ thông tin như sử dụng máy tính và projecter, đĩa hình, thí nghiệm mơ phỏng, thí nghiệm ảo tạo điều kiện cho HS tích cực, độc lập sáng tạo khám phá kiến thức mới và rèn luyện kĩ năng
s% Một số định hướng phương pháp dạy học Hóa học THPT theo hướng tích cực được chú ý, như:
a Sử dụng thiết bị, thí nghiệm Hóa học theo định hướng chủ yếu là nguồn
để HS nghiên cứu, khai thác tìm tịi kiến thức Hóa học Hạn chế sử dụng chúng để minh họa hình ảnh, kết quả thí nghiệm mà khơng có tác đụng khắc sâu kiến thức
b Sử dụng câu hỏi và bài tập hóa học khơng chỉ để củng cỗ KT- KN mà
còn là nguồn tri thức để học sinh tích cực, chủ động nhận thức kiến thức, hình
Trang 26Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
c Nêu và giải quyết vấn đề trong đạy học Hóa học theo hướng giúp HS
không tiếp thu kiến thức một chiều Thông qua các tình huống có vấn đề trong
học tập hoặc vấn đề thực tiễn giúp HS phát triển tư duy sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề
d Sử dụng SGK Hóa học như là tài liệu nguồn để học sinh tự đọc, tự
nghiên cứu, tích cực nhận thức, thu thập và xử lý thơng tin có hiệu quả
e Tổ chức cho HS tự học kết hợp với hợp tác theo nhóm nhỏ trong học tập
Hóa học theo hướng giúp HS có khả năng tự học, khả năng hợp tác cùng học,
cùng nghiên cứu đề giải quyết một số vấn dé trong học tập Hóa học và một số vấn đề thực tiễn đơn giản có liên quan đến Hóa học
ø Chú ý ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới PPDH, đặc biệt ở những địa phương có điều kiện thực hiện Thí dụ:
- Sir dung dia CD- ROM có các hình ảnh mơ phỏng về một số khái niệm trừu
tượng, một số thí nghiệm độc hại, khó thành cơng hoặc cần nhiều thời gian
- Sử dụng một số phần mềm chuyên dụng đơn giản dé thiết kế bài học điện
tử, hệ thống câu hỏi và bài tập hoặc sử dụng một số phần mềm có sẵn - Khuyến khích HS khai thác các thông tin theo một số chủ đề có liên quan tới thực tiễn như vệ sinh an tồn thực phẩm, ơ nhiễm môi trường, bài tập trắc nghiệm khách quan trén mang internet
1.1.4 Định hướng phân hóa trong chương trình Hóa học trường THPT Phân hóa là một trong những định hướng quan trọng để phát triển chương trình giáo dục phố thơng nói chung và chương trình mơn học trong đó có Hóa học nói riêng
Trang 27Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
cao THPT Sau đó Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục ban hành các Bộ chương
trình: Chương trình tự chọn THCS mơn Hóa học, chương trình tự chọn THPT
mơn Hóa học, chương trình giáo dục thường xun mơn Hóa học THCS và THPT Năm 2009 Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành chương trình chun
sâu mơn Hóa học THPT lớp 10,11,12
Chương trình Hóa học THPT gồm chương trình các lớp 10,11,12 được phân hóa theo chương trình chuẩn và chương trình nâng cao
Chương trình hóa học THPT được cấu trúc đồng tâm Các chủ đề gần
như có tên giống hoặc tương tự nhau Nội dung đã có ở chương trình chuẩn thì chắc chắn sẽ có ở chương trình nâng cao nhưng thường được trình bày ở mức độ lí thuyết cao hơn hoặc mở rộng hơn Chương trình Hóa học nâng cao
THPT khác với chương trình chuẩn về mức độ KT- KN
Trong chương trình nâng cao THPT mơn Hóa học có nêu rõ: Mục tiêu của bộ mơn Hố học, mục tiêu phân hoá THPT phải được quán triệt và cụ thé hố trong chương trình hố học THPT nâng cao Đảm bảo tính phổ thơng có nâng cao, gắn với thực tiễn trên cơ sở hệ thống tri thức của khoa học Hố học hiện đại
Chương trình THPT nâng cao mơn Hóa học nhằm đáp ứng nguyện
vọng của một số HS có năng lực về khoa học tự nhiên Mức độ nội dung
chương trình THPT nâng cao mơn Hố học cao hơn chương trình THPT nhưng thấp hơn mức độ nội dung của chương trình chuyên sâu mơn Hóa học
THPT
Chương trình tự chọn THPT mơn Hóa học được xây dựng nhằm đáp ứng nguyện vọng học tập của HS Chương trình tự chọn được xây dựng theo
hai loại chủ đề: Chủ đề tự chọn bám sát và chủ đề tự chọn nâng cao
Trang 28Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
giúp họ đạt được chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình Hố học nâng
cao, thí dụ: Một số khái niệm hoá học cơ bản: Obitan nguyên tử, sự lai hoá
obitan, hằng số cân bằng hoá học, thuyết axit- bazơ của Bron- Stet, Mối liên hệ giữa đặc điểm thành phần cấu tạo nguyên tử với tính chất cơ bản của nguyên tố, giữa đặc điểm cấu tạo phân tử với tính chất hố học cơ bản của mỗi loại chất cụ thể: Cấu hình elctrron dạng ơ lượng tử ở trạng thái kích thích
Và VIỆC hiểu được số oxi hoá +1, +3, +5, +7 của clo,
Chủ đề tự chọn nâng cao giúp HS đang học theo chương trình chuẩn bổ túc thêm một số KT- KN để đạt được chuẩn của chương trình Hoá học nâng cao
Chủ đề tự chọn bám sát đành cho HS đang theo học chương trình chuẩn hoặc chương trình nâng cao Chương trình tự chọn bám sát chương trình chuẩn hoặc chương trình nâng cao giúp HS yếu kém :
- Ôn tập, hệ thống hóa, vận dụng từ đơn giản đến phức tạp để khắc sâu
những kiến thức hóa học cơ bản trọng tâm, khó ở mỗi loại chương trình
- Vận dụng giải bài tập từ đơn giản đến phức tạp có liên quan để có được kĩ năng giải bài tập của mỗi chương trình
Thời lượng dành cho các chủ đề bám sát chương trình nâng cao tối đa
là 30% thời lượng chính khố (78 tiết cho cả cấp THPT) Sự phân chia chủ
đề, số lượng các chủ đề bám sát mơn Hố học được căn cứ vào mục tiêu và thời lượng cho các chủ đề bám sát (30 % thời lượng chính thức)
Chương trình chun sâu THPT mơn Hóa học được xây dựng dựa trên CƠ SỞ:
- Mục tiêu giáo dục của loại hình THPT chuyên nói chung và chuyên Hóa học nói riêng
Trang 29Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Chương trình mơn Hóa học THPT nâng cao lớp 10,11,12
Ngoài nội dung dạy học theo chương trình THPT nâng cao, tổng thời lượng đành cho nội dung hóa học chuyên sâu lớp 10 là 53 tiết, lớp 11 là 48
tiết, lớp 12 là 42 tiết được phân bố cụ thê theo nội dung các chuyên đề thuộc
hóa học hữu cơ, hóa học đại cương - vơ cơ, hóa học phân tích và thực hành
hóa học
Tùy điều kiện cụ thể từng trường và trình độ HS có thể thay đối thứ tự cũng như kết hợp nội dung nâng cao với nội dung chuyên sâu cho phù hợp
se Một số vấn đề thực tế triển khai chương trình dạy học Hóa học hiện nay
Việc phân hóa ở THPT Việt Nam theo hướng phân ban gồm 3 ban cơ bản là:
- Ban cơ bản: HS học tất cảc các môn học theo chương trình Giáo dục phổ thơng mơn Hóa học( Chương trình chuẩn)
- Ban Khoa học tự nhiên: HS học theo chương trình nâng cao THPT 4 mơn
học: Tốn, Vật lí, Hóa học, Sinh học Các môn khác thực hiện theo chương trình chuẩn
- Ban Khoa học xã hội: HS học theo chương trình nâng cao THPT 4 môn học: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, mơn Ngoại ngữ Mơn Hóa học và các mơn học còn
lại thực hiện theo chương trình chuẩn
Qua thực tiễn khảo sát ban đầu việc dạy học ở một số địa phương sau
ba năm thực hiện cho thấy:
- Xu hướng HS chọn học mơn Hóa học theo chương trình chuẩn với ban cơ bản ngày càng tăng cao Nguyên nhân có thể HS cho rằng mức độ nội dung ở ban cơ ban thấp hơn, đễ tiếp thu hơn mà vẫn có thé thi vào các trường đại học,
Trang 30Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
để học tập trung vào ba môn học để thi vào đại học cao đăng của bất cứ khối
thi đại học, cao đẳng nào
- Xu hướng HS chọn học mơn Hóa học theo chương trình nâng cao cùng với ban khoa học tự nhiên ngày càng giảm Nguyên nhân có thể là do HS cho rằng nội dung nặng hơn và mức độ nội dung thi vào đại học cao đẳng khó
hơn và cũng khơng có khác biệt hơn khi chọn học Hóa học ở ban cơ bản
Việc triển khai dạy học tự chọn mơn Hóa học nói riêng và các mơn nói
chung được một số địa phương cho rằng cịn gặp khó khăn về trường lớp, về
Giáo viên, về tài liệu, về đánh giá nên cũng cịn có những hạn chế nhất định Việc triển khai dạy học theo chương trình chun sâu mơn Hóa học mới xây dựng cũng mới bắt đầu trong khi chưa có sách mới dùng cho khối chuyên Hóa
học THPT được biên soạn theo chương trình mới
Định hướng phân hóa đã thê hiện rõ trong chương trình Hóa học Việt Nam hiện hành Tuy nhiên hiện nay việc thực hiện định hướng phân hóa cũng chỉ mới là bước đầu nên cịn có một số hạn chế nhất định Những nghiên cứu so sánh đầy đủ và toàn điện hơn là rất cần thiết dé chỉ ra những ưu điểm và hạn chế cần khắc phục, góp phần xây dựng định hướng phát triển chương trình giáo dục phổ thơng nói chung và chương trình mơn Hóa học nói riêng trong tương lai
1.1.5 Định hướng đỗi mới KT - ĐG theo chuẩn KT - KN
Trang 31Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
qua KT — DG, HS co diéu kiện tiến hành các hoạt động trí tuệ: Ghi nhớ, tái
hiện, chính xác hóa, khái qt hóa, hệ thống hóa kiến thức Việc KT - ĐG
cung cấp cho GV thông tin “liên hệ ngoài” giúp người dạy điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy Hiện nay không những chúng ta phải đôi mới PPDH mà chúng ta cần quan tâm đổi mới quá trình KT- ÐG KT - ÐG phải căn cứ vào chuẩn
KT- KN của từng môn học ở từng lớp; các yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt
về KT- KN của HS sau mỗi giai đoạn, mỗi lớp, mỗi cấp học Định hướng của
doi méi KT — DG:
- Bam sat muc tiéu m6én hoc
- _ Căn cứ trên những đổi mới về nội dung chương trình và SGK
- Coi trong tinh toàn diện về mặt KT- KN, thái độ
-_ Dựa trên quan điểm tích cực hóa hoạt động của HS
- Da đạng hóa các hình thức KT - ÐG ( tự luận/ trắc nghiệm/ kết hợp với
tỉ lệ hợp lí; kiểm tra miệng/ viết; kiếm tra đầu giờ/ giữa giờ/ cuối giờ) - Đảm bảo sự phân hóa trong kiểm tra để sau hoạt động này có thê nhìn
nhận được thực chất trình độ, thứ bậc của HS trong lớp
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Thực tiễn chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc tập huấn chỉ đạo dạy học và KT - ÐG theo chuẩn KT- KN
Bộ giáo dục và Đào tạo đã đưa chuẩn KT- KN vào thành phần của chương trình giáo dục phố thông, đám báo việc chỉ đạo đạy học, KT - ĐG theo chuẩn
KT- KN tạo nên sự thống nhất trong cả nước Chuẩn KT- KN được thê hiện,
Trang 32Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Chuẩn KT- KN của chương trình giáo dục phổ thông vừa là căn cứ, vừa là
mục tiêu của giảng day, hoc tap, KT - DG Chuan KT- KN bao dam tinh
thống nhất, tính khả thi, phù hợp của chương trình giáo dục phố thông, bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục
1.2.1.1.Chuẩn KT- KN: Là căn cứ
- Biên soạn SGK và các tài liệu hướng dẫn day hoc, KT - DG đổi mới PPDH,
đối méi KT - DG
- Chỉ đạo, quản lý, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện dạy hoc, KT - DG sinh
hoạt chuyên môn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và GV Xác định mục tiêu của mỗi giờ học, mục tiêu của quá trình dạy học, đảm bảo chất lượng
giáo dục
- Xác định mục tiêu KT - ĐG đối với từng bài kiểm tra, bài thi, đánh giá kết
quả từng môn học, cấp học, bậc học
1.2.1.2.Yêu cầu dạy học bám sát chuẩn KT- KN * Yêu cầu chung
- Căn cứ vào chuẩn KT - KN để xác định mục tiêu bài học
- Căn cứ vào chuân KT - KN để sáng tạo về PPDH phát huy tính chủ động
tích cực, tự giác học tập của HS
- Căn cứ vào chuẩn KT - KN để dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa GV và HS, giữa HS với HS; tiến hành qua việc tổ chức các hoạt động học tập cho HS, kết hợp giữa học tập cá thé va hoc tập hợp tác, làm việc theo nhóm
- Căn cứ vào chuẩn KT - KN để dạy học chú trọng rèn luyện các kĩ năng,
năng lực hành động, vận dụng kiến thức tăng cường thực hành và gắn nội
Trang 33Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Căn cứ vào chuẩn KT - KN để dạy học, động viên khuyến khích kịp thời sự tiến bộ của HS trong quá trình học tập đa dạng hố nội dung, hình thức, cách thức đánh giá
* Yêu cầu đối với cán bộ quản lý cơ sé giáo dục
- Nắm vững chủ trương đổi mới GDPT của Đảng và nhà nước; mục đích, yêu
cầu, nội dung đổi mới thể hiện cụ thể trong các văn bản chỉ đạo của Ngành
- Nắm vững yêu cầu đạy học bám sát chuẩn KT - KN trong chương trình giáo
dục phổ thông, tạo điều kiện thuận lợi cho GV, động viên, khuyến khích GV tích cực đổi mới PPDH
- Các biện pháp quản ly, chi đạo tổ chức thực hiện đối mới PPDH trong nhà trường một cách có hiệu quả; Thường xuyên KT - ĐG các hoạt động dạy học
theo định hướng đạy học bám sát chuẩn KT - KN đồng thời với tích cực đổi
mới PPDH
- Động viên, khen thưởng kịp thời GV có hiệu quả; phê bình, nhắc nhở những người chưa tích cực đổi mới PPDH, dạy học quá tải do không bám sát chuẩn KT - KN
* Yêu cầu đối với GV
- Bám sát chuẩn KT - KN để thiết kế bài giảng, với mục tiêu là đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiêu về KT - KN dạy học không quá tải và khơng q hồn tồn lệ thuộc vào trong SGK Việc khai thác sâu KT - KN phải phù hợp
với khả năng tiếp thu của HS
- Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa đạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài, với
đặc điểm và trình độ HS, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương
- Động viên, khuyến khích tạo cơ hội cho HS được tham gia một cách tích
Trang 34Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Tạo niềm vui hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập của HS, giúp HS phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân
- Thiết kế và hướng dẫn HS thực hiện các đạng câu hỏi, bài tập phát triển tư
duy và rèn luyện kĩ năng; Hướng dẫn sử dụng các thiết bị day học; tô chức có
hiệu quả các giờ thực hành; Hướng dẫn HS có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn
- Sử dụng các phương pháp và hình thức tô chức đạy học một cách hợp lý,
hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học, nội dung
1.2.2 Thực trạng dạy học theo định hướng tích cực, phân hố và bám sát chuẩn KT- KN ở trường phỗ thông
Các hoạt động:
Chúng tôi đã tham gia hai đợt thực tập: Đợt một từ ngày đến ngày 07/11/2011 đến ngày 03/12/2011, đợt hai từ ngày 20/02/2012 đến ngày 30/03/2012 tại các trường THPT Cổ Loa- Hà Nội, THPT Mỹ Hào- Hưng Yên,
THPT Tiên Du 1- Bắc Ninh
Trong thời gian thực tập, tiếp xúc và tìm hiểu thực tế dạy học ở trường
THPT chúng tôi đã tiến hành một số hoạt động sau:
- Điều tra về việc dạy học theo chuẩn KT- KN (xem phụ lục 1) 18 GV bộ môn Hóa tại các trường phơ thông
Dự giờ 14 tiết của các thầy cô hướng dẫn và các thầy cô trong tổ Phân tích được 15 giáo án và vở của HS ở 7 lớp
Phân tích 5 đề 15 phút, 4 đề 45 phút, 2 dé hoc ky
Trang 35Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Kết quả tìm hiễu thực trạng
® Day hoc theo chuan KT- KN:
Qua thực tế tiếp xúc với các GV và qua phân tích phiếu điều tra chúng
tôi thấy đa số các GV (100%) biết đến chuẩn KT- KN từ tài liệu hướng dẫn
trong đó chỉ có 3 GV (16,67%) số GV có sử dụng chuẩn KT- KN khi soạn giáo án, khi lựa chọn bài tập đó là các GV trẻ Số còn lại chỉ một số rất ít biết dùng chuẩn KT- KN để soạn mục tiêu bài dạy Cịn phần đơng GV không dùng chuẩn KT- KN trong các giờ luyện tập, thực hành mà họ thực hiện giảng
dạy, soạn giáo án, cũng như ra đề kiểm tra dựa vào kinh nghiệm Có I5 GV
(83,33%) biết họ chỉ dùng chuẩn KT- KN khi có đồn thanh tra, kiểm tra
Qua dự giờ, phân tích giáo án, vở ghi HS thu thập được chúng tôi thấy đa số GV soạn giáo án chưa sử dụng chuẩn KT- KN và nội dung giáo án chưa bám sát chuẩn KT- KN Một số GV đã biết dùng chuẩn KT- KN để soạn mục
tiêu bài dạy Giáo án của GV về cơ bản đã đầy đủ các bước lên lớp, nội dung
bài học, đúng nội dung trọng tâm Khi lên lớp thì GV khơng coi trọng, bám Sát giáo án, soạn một kiểu nhưng khi dạy lại một kiểu Nhất là trong các gid
cần rèn luyện cho HS kỹ năng thao tác, quan sát thí nghiệm, rút ra kết luận là
đa số GV không tiến hành rèn cho HS kỹ năng này mà chỉ thông báo lý
thuyết Như vậy chưa bám sát chuẩn KT- KN
Qua phân tích số đề kiểm tra đã thu thập được và qua tiếp xúc trực tiếp
khi họp tổ chuyên môn về vấn đề ra đề kiểm tra Chúng tôi thấy đa số các đề
kiểm tra đã đúng trọng tâm của bài, của chương Tuy nhiên việc ra đề không
tiễn hành theo các bước soạn như: Xác định mục tiêu, nội dung, ma trận đề,
xây đựng đáp án, biểu điểm và đặc biệt là khi ra đề không dựa vào chuẩn KT-
KN Các câu hỏi ít có nội dung thực nghiệm, nội dung thực hành và các bài
Trang 36Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
câu hỏi GV ra đôi khi vượt chuẩn Ví dụ như trong đề kiếm tra 15 phút của lớp 12 cơ bản có đề bài như sau:
Hoàn thành sơ đồ biến hóa sau Viết PTHH:
AI— AlL,O, —> Al,(SO,), => Al(OH), —> Na[AI(OH),]
Mà thực tế trong chương trình chuân đưa ra phương trình:
AI(OH),+ NaOH —> NaAlO, +2H,O
Sản phẩm tạo phức: Naz[A!(OH),] chỉ có trong chương trình nâng cao:
Al(OH), + NaOH —> Na[AI(OH), ]
® Thực trạng dạy học theo định hướng phân hóa
Qua đự giờ, xem giáo án của GV, xem vở của HS chúng tôi thấy GV đã biết dạy phân hóa HS giữa hai ban Ban tự nhiên chủ yếu cho HS tự nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu nhanh lý thuyết, GV hướng dẫn một số phần kiến thức khó, sau đó cho HS làm bài tập luyện tập và nâng cao Ban cơ bản GV giúp HS nghiên cứu lý thuyết với thời gian nhiều hơn và cho HS luyện tập
dạng bài cơ bản Ngoài ra một số GV còn biết dựa vào lực học của HS ở các
lớp cơ bản khác nhau để hướng dẫn HS với cách khác nhau, thời lượng khác nhau
GV cũng đã truyền đạt mức độ kiến thức là đúng đủ cho HS tùy theo từng ban Ví dụ: Trong bài 13 “Liên kết cộng hóa trị” của ban cơ bản HS chỉ được cung cấp liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành do sự hình thành cặp electron dùng chung Nhưng cũng nội dung đó ở bài 17 ban nâng cao thì ngồi những kiến thức như của ban cơ bản thì HS cịn được cung cấp thêm những kiến thức về sự xen phủ obitan nguyên tử khi hình thành phân tử
đơn chất, hợp chất giúp HS có thể hiểu sâu sắc vấn đề hơn, giúp ích cho việc
nghiên cứu sâu hơn của HS ban nâng cao
Khi nghiên cứu đề kiểm tra chúng tôi cũng thấy, khối lượng kiến thức
Trang 37Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
® Thực trạng dạy học tích cực
Qua dự giờ, quan sát giáo án của các GV chúng tôi thấy GV đã bắt đầu áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nhưng chưa nhiều Một số GV trẻ
thực hiện tốt các PPDH tích cực Trong 14 tiết đã dự thì chỉ có 3 tiết GV sử
dụng máy chiếu, thí nghiệm, phiếu học tập Còn các tiết khác đa số GV chỉ
mới đùng các phương pháp vấn đáp gợi mở, nghiên cứu SGK mà chưa biết dùng nhiều phương tiện hỗ trợ Nhất là ít dùng thí nghiệm trong day hoc bai mới cho HS Đa số các GV ngại dùng thí nghiệm, khơng phải vì nhà trường thiếu cơ sở vật chất mà do GV ngại làm, hay kỹ năng còn thiếu do dùng ít Phần lớn các GV cho biết họ chỉ dùng thí nghiệm hóa học khi có đồn thanh
tra, kiểm tra, thi GV giỏi
Một số ít vẫn cịn dùng phương pháp thông báo kiến thức cho HS
Ví dụ: Khi dạy bài “Phản ứng oxi hóa- khử” lớp 10 cơ bản
- GV cung cấp cho HS khái niệm chất khử, chất oxi hóa, sự khử sự oxi hóa
- GV lấy ví dụ và chỉ ra
- HS lắng nghe, quan sát, ghi bài
Mà trong bài này GV nên cho HS tự lấy ví dụ về phản ứng oxi hóa khử đã học
ở lớp 8 và nhắc lại định nghĩa cũ Từ đó dựa trên những kiến thức ở lớp 10 về
số oxi hóa đề hình thành khái niệm cho HS
> Kết luận chung về thực trạng dạy học theo định hướng tích cực, phân hóa và bám sát chuẩn KT- KN ở trường THPT
Như vậy nhìn chung các trường phổ thông hiện nay đã bước đầu sử dụng chuân KT- KN trong giảng dạy và trong KT- ĐG nhưng chưa triệt dé
chỉ là hình thức Số GV sử dụng chuẩn KT- KN là tài liệu chính cịn rất ít mà
Trang 38Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Về việc đạy học theo định hướng phân hóa: Đa số các GV đã chú ý vẫn
đề này Tuy nhiên đôi khi lên lớp GV còn tự ý cắt giảm thời lượng dạy học
bài mới của HS nhất là HS ban nâng cao đề cho các em làm bài tập
Về vấn đề dạy học theo định hướng tích cực: Các GV đã nhận thức
được định hướng dạy học tích cực Tuy nhiên việc áp dụng còn hạn chế, nhất
là việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học Hóa học
Kết luận chương 1
Trong chương 1 đã đi nghiên cứu một số vấn đề làm cơ sở lí luận và
thực tiễn của đẻ tài như:
- Chương trình Hóa học phố thơng: Vị trí, mục tiêu, quan điểm xây dựng và phát triển chương trình, nội dung, giải thích chương trình Qua đó đã chỉ ra được sự giống nhau và khác nhau giữa chương trình chuẩn và chương
trình nâng cao thể hiện ở mục tiêu, quan điểm, nội dung, chuẩn KT — KN, giải
thích chương trình
- Vai trò của SGK, những đổi mới của SGK, cụ thể hơn thấy được những đối mới của SGK Hóa học THPT Nhận xét được nội dung SGK Hóa
học so với với chương trình và chuẩn KT- KN
- Định hướng đơi mới PPDH Hóa hoc theo tinh than day học tích cực
Từ đó có cơ sở để thiết kế giáo án dạy học tích cực theo chuẩn KT - KN phù
hợp với định hướng đổi mới
- Thực tiễn chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc tập huấn chỉ
đạo day hoc va KT- DG theo chuẩn KT- KN
Trang 39Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Ti những vấn đề về lí luận và thực tiễn cho thấy việc nghiên cứu và
triển khai dạy học theo định hướng tích cực, phân hóa và bám sát chuẩn KT-
KN là một việc làm luôn ln cần thiết, có ý nghĩa về lí luận và thực tiễn, góp
phần nâng cao chất lượng dạy học Hóa học hiện nay
Đây là những nội dung mang tính lý luận và thực tiễn dé làm cơ sở cho
việc nghiên cứu dạy học nội dung “Km loại kiềm, kiểm thổ, nhơm ” SGK Hóa
Trang 40Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG TÍCH CUC, PHAN HOA VA BAM SAT CHUAN KT- KN NOI DUNG “KIM
LOAI KIEM, KIEM THO, NHOM” HOA HQC 12 THPT
2.1 Một số biện pháp chung để dạy học theo định hướng tích cực, phân hóa và bám sát chuẩn KT- KN
Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đã nêu ở chương 1, theo chúng tôi dé day
học theo định hướng tích cực, phân hóa và bám sát chuẩn KT- KN Hóa học ở
trường THPT cần thực hiện một số biện pháp sau đây:
Biện pháp 1: So sánh làm sáng tỏ những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa chương trình Hóa học và chương trình Hóa học nâng cao THPT về mục tiêu, quan điểm, nội đung, phương pháp, đánh giá kết quả học tập
Biện pháp 2: So sánh để thấy được nội dung giống nhau và khác nhau giữa SGK Hóa học và SGK Hóa học nang cao THPT
Biện pháp 3: So sánh để thấy rõ sự giống nhau và khác nhau về mức độ cùng nội dung giữa chuẩn KT- KN theo chương trình Hóa học và chương trình Hóa học nâng cao THPT
Biện pháp 4: So sánh để thấy rõ giống nhau và sự khác nhau giữa
chương trình, chuẩn KT- KN với nội dung SGK, SGV, SBT và lẫy chuân KT-
KN làm thước đo để điều chỉnh trong quá trình dạy học