1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

bài giảng văn hóa việt nam và thế giới

187 1,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 187
Dung lượng 3,68 MB

Nội dung

i BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING Vũ Thu Hiền BÀI GIẢNG VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO BẬC ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY) Mã số học phần: Số tín chỉ: 02 Lý thuyết: 15 tiết Bài tập, thảo luận: 30 tiết TP. HCM, năm 2014 BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA DU LỊCH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 6 năm 2014 ii ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 1. Thông tin về giảng viên Họ và tên giảng viên phụ trách học phần: Vũ Thu Hiền Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ Thời gian, địa điểm làm việc: Trường Đại học Tài chính Marketing, khoa Du Lịch Địa chỉ liên hệ: 137D, Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Thành, quận 1, Tp.HCM Điện thoại: 0906 86 86 41 Email: vuthuhien69@yahoo.com 2. Thông tin chung về học phần - Tên học phần: Văn hóa Việt Nam và thế giới Tên tiếng Anh: Vietnamese and World Culture - Mã học phần: - Số tín chỉ (lên lớp/thực hành/tự nghiên cứu): 02 - Áp dụng cho ngành/chuyên ngành đào tạo: Quản trị du lịch lữ hành Bậc đào tạo: Đại học .Hình thức đào tạo: Chất lượng cao - Yêu cầu của học phần: Bắt buộc - Các học phần tiên quyết: không - Các yêu cầu khác đối với học phần (nếu có): không - Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: Khoa Du Lịch 3. Mục tiêu của học phần 3.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần - Kiến thức:  Hiểu được các khái niệm cơ bản về văn hóa và các thuật ngữ liên quan;  Hiểu biết loại hình văn hóa thế giới;  Nhận thức được vai trò của văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử;  Phân biệt được các vùng văn hóa ở Việt Nam;  Giải thích được các đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam;  Hiểu rõ nền tảng văn hóa Việt Nam trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa. - Kỹ năng:  Thực hiện lối sống “thuần phong mỹ tục” của dân tộc  Hình thành nếp sống văn minh đô thị - Thái độ:  Ứng dụng và tìm hiểu văn hóa ngay trong cuộc sống hiện tại  Tích cực tìm hiểu và kế thừa nền văn minh nhân loại iii 3.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể về kiến thức của học phần Phần 1: Lý luận chung về văn hóa  Chương 1: Trình bày các khái niệm cơ bản về văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật. Nhận biết được tính chất và chức năng của văn hoá. Tìm hiểu về loại hình văn hóa, và hai loại hình văn hóa cơ bản trên thế giới là văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Đồng thời, biết được thế nào là giao lưu và tiếp biến văn hóa. Phần 2: Văn hóa Việt Nam  Chương 2: Tổng quan về văn hóa Việt Nam. Giới thiệu chủ thể, không gian, loại hình và giao lưu tiếp biến văn hóa Việt Nam. Sự phân chia các vùng văn hóa ở Việt Nam;hiểu được những nét cơ bản trong cuộc sống vật chất và tinh thần của từng vùng văn hóa; sắc thái văn hóa tộc người đối với vùng văn hoá đó. Các giai đoạn lịch sử của văn hóa Việt Nam, nhất là thời kỳ xác lập bản sắc văn hóa Việt Nam, để từ đó xuyên suốt diễn trình lịch sử, với sức mạnh của văn hóa nội sinh, văn hóa Việt Nam khẳng định bản sắc riêng, không bị đồng hóa.  Chương 3: Đặc trưng văn hóa cộng đồng người Việt – tộc người chủ thể của nền văn hóa Việt Nam - một nền văn hóa gốc nông nghiệp: từ tổ chức cuộc sống cộng đồng đến văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất của dân tộc đều xuất phát từ nền văn hóa này. Phần 3: Văn hóa thế giới  Chương 4: Văn hóa phương Đông cổ trung đại. Khái quát chung về các nền văn hóa phương Đông, nổi bật là nền văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa, văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà. Cung cấp những thành tựu nổi bật của các nền văn hóa phương Đông.  Chương 5: Văn hóa phương Tây cổ trung đại. Thời kỳ cổ đại ở phương Tây, Hy Lạp – La Mã đều thể hiện sức sáng tạo phi thường của con người. Nhưng đến đầu thời kỳ trung cổ, có một số khía cạnh tượng trưng cho sự trở lại của tình trạng man rợ. Tuy nhiên, cùng với thời kỳ Phục Hưng của Carolingian trong thế kỷ IX, một cuộc sống mới đang bắt đầu ở Châu Âu.  Chương 6: Những nét lớn của văn hóa thế giới cận hiện đại. Sau chiến tranh thế giới II, dưới ảnh hưởng của trào lưu toàn cầu hóa do cách mạng khoa học công nghệ và xu thế nhất thể hóa kinh tế mang lại, văn hóa thế giới vươn mình lần thứ ba. 4. Tóm tắt nội dung học phần “Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện tại hình thành một hệ thống các giá trị truyền thống và các thị hiếu – văn hóa giúp xác định đặc tính riêng của từng dân tộc”. iv Đây là định nghĩa của UNESCO trong hàng trăm định nghĩa về văn hóa hiện nay. Điều này càng khẳng định văn hóa là một lĩnh vực rất rộng, liên quan đến hầu hết các mặt của cuộc sống từ kinh tế, xã hội đến chính trị. Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước rất đặc trưng. Tuy nhiên, trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, việc giao lưu và tiếp biến văn hoá Việt Nam với văn hóa các nước trên thế giới là hiện tượng hiển nhiên. Nó là sự vận động thường xuyên của xã hội, gắn bó với tiến hoá xã hội và cũng gắn bó với sự phát triển của văn hoá, là sự vận động thường xuyên của văn hoá. Trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, việc tìm hiểu văn hóa Việt Nam và thế giới là một việc làm thiết thực. Hiểu văn hóa mình, chúng ta mới tự tin, tự chủ tiếp xúc và giao lưu văn hóa với các nước khác mà không sợ bị đồng hóa, “hòa nhập mà không hòa tan”. Đồng thời, nghiên cứu văn hóa thế giới cũng làm rõ đặc trưng riêng và tính phong phú, đa dạng của văn hóa trên thế giới; những đóng góp to lớn của nó cho sự phát triển không ngừng và thịnh vượng của xã hội loài người. Giáo dục cho sinh viên biết trân trọng, giữ gìn những di sản văn hóa, văn minh của nhân loại và dân tộc. 5. Nội dung chi tiết học phần Phần 1: Lý luận chung Chương 1: Các khái niệm cơ bản + Văn hóa – văn hiến – văn vật – văn minh + Tính chất và chức năng văn hóa + Loại hình văn hóa + Giao lưu và tiếp biến văn hóa Phần 2: Văn hóa Việt Nam Chương 2: Tổng quan về văn hóa Việt Nam + Định vị văn hóa Việt Nam + Vùng văn hóa Việt Nam + Tiến trình văn hóa Việt Nam Chương 3: Đặc trưng văn hóa cộng đồng người Việt + Văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng:  Tổ chức gia đình – gia tộc  Tổ chức nông thôn  Tổ chức quốc gia + Văn hóa vật chất:  Ăn  Mặc  Ở  Đi lại + Văn hóa tinh thần:  Tín ngưỡng  Phong tục v  Lễ hội – lễ tết Phần 3: Văn hóa thế giới Chương 4: Văn hóa phương Đông cổ trung đại. + Khái quát chung về các nền văn hóa phương Đông. + Những thành tựu nổi bật của các nền văn hóa phương Đông. Chương 5: Văn hóa phương Tây cổ trung đại. + Văn hóa Hy Lạp – La Mã cổ đại + Văn hóa Châu Âu thời trung đại Chương 6: Những nét lớn của văn hóa thế giới cận hiện đại. + Văn hóa thế giới thời cận đại. + Văn hóa thế giới thế kỷ XX 6. Học liệu (giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo)  Tài liệu bắt buộc: Bài giảng của giảng viên  Tài liệu tham khảo: 1. Trần Ngọc Thêm 2001: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam NXB Tp. HCM 2. Trần Quốc Vượng, Tô Ngọc Thanh, Nguyễn Chí Bền, Lâm Mỹ Dung, Trần Thúy Anh 2001: Cơ sở văn hóa Việt Nam NXB Giáo dục 3. Lê Văn Chưởng 1999: Cơ sở văn hóa Việt Nam NXB Trẻ, Tp. HCM 4. Chu Xuân Diên 1999: Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam Trường ĐH KHXH&NV TP. HCM 5. Trần Thị Thanh Liêm – Trương Ngọc Quỳnh 2013: Lịch sử văn hóa thế giới NXB Lao động Xã hội. 6. Trần Mạnh Thường 2005: ALMANAC Kiến thức văn hóa – Giáo dục NXB Văn hóa – Thông tin. 7. Lương Duy Thứ (chủ biên) 2000: Giáo trình Đại cương văn hóa phương Đông. – Nhà xuất bản ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 8. http://www.bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/123-123/Van-minh-the- gioi/index.htm vi 7. Hình thức tổ chức dạy – học Thời gian Nội dung Hình thức tổ chức dạy-học Yêu cầu sinh viên chuẩn bị trước khi đến lớp Ghi chú GIỜ LÊN LỚP Thực hành, thực tập,… Tự học, tự nghiên cứu Lý thuyết Bài tập Thảo luận Tuần 1: Từ:…. Đến… GIỚI THIỆU MÔN HỌC Chương 1: Các khái niệm cơ bản 1.1. Văn hoá và một số khái niệm liên quan 1.1.1. Khái niệm văn hóa 1.1.2. Tính chất và chức năng của văn hóa. 1.1.3. Các khái niệm liên quan với văn hoá 1 tiết 2 tiết Đọc bài giảng chương 1 Có bài giảng của giảng viên Hướng dẫn sinh viên phương pháp học tập Tuần 2: Từ:…. Đến… Chương 1: Các khái niệm cơ bản (t.t) 1.2. Loại hình văn hóa 1. 2.1. Định nghĩa. 1.2.2. Hai loại hình văn hóa cơ bản trên thế giới 1.3. Giao lưu 1 tiết 2 tiết Đọc bài giảng chương 1 Có ít nhất 2 tài liệu tham khảo: tài liệu số 1 và số 7 vii và tiếp biến văn hóa 1.3.1 Định nghĩa 1.3.2. Hình thức Tuần 3: Từ:…. Đến Chương 2: Tổng quan về văn hóa Việt Nam 2.1. Định vị văn hóa Việt Nam 1 tiết 2 tiết Đọc bài giảng chương 2 Trả lời câu hỏi cuối chương 1 Tuần 4: Từ:…. Đến Chương 2: Tổng quan về văn hóa Việt Nam (t.t) 2.2. Vùng văn hóa Việt Nam 1 tiết 2 tiết Đọc bài giảng chương 2 Trả lời câu hỏi và thảo luận cuối chương 2 Tuần 5: Từ:…. Đến Chương 2: Tổng quan về văn hóa Việt Nam (t.t) 2.3. Tiến trình văn hóa Việt Nam 1 tiết 2 tiết Đọc bài giảng chương 2 Trả lời câu hỏi và thảo luận cuối chương 2 Chuẩn bị chủ đề thuyết trình 3.1 Tuần 6: Từ:…. Đến Chương 3: Đặc trưng văn hóa cộng đồng người Việt 3.1.Văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng: 3.1.1. Tổ chức gia đình – gia tộc 3.1.2. Tổ 1 tiết 2 tiết Đọc bài giảng chương 3 Trả lời câu hỏi và thảo luận cuối chương 3 Chuẩn bị chủ đề thuyết trình 3.2 viii chức nông thôn 3.1.3. Tổ chức quốc gia Tuần 7: Từ:…. Đến Chương 3: Đặc trưng văn hóa cộng đồng người Việt (t.t) 3.2. Văn hóa vật chất: 3.2.1. Ăn 3.2.2. Mặc 3.2.3. Ở 3.2.4. Đi lại 1 tiết 2 tiết Đọc bài giảng chương 3 Trả lời câu hỏi và thảo luận cuối chương 3 Chuẩn bị chủ đề thuyết trình 3.3.1 Tuần 8: Từ:…. Đến Chương 3: Đặc trưng văn hóa cộng đồng người Việt (t.t) 3.3. Văn hóa tinh thần (t.t) 3.3.1. Tín ngưỡng 1tiết 2 tiết Đọc bài giảng chương 3 Trả lời câu hỏi và thảo luận cuối chương 3 Chuẩn bị chủ đề thuyết trình 3.3.2 Tuần 9: Từ:…. Đến Chương 3: Đặc trưng văn hóa cộng đồng người Việt (t.t) 3.3. Văn hóa tinh thần (t.t) 3.3.2. Phong tục 1 tiết 2 tiết Tìm hiểu trong cuộc sống hàng ngày Đọc bài giảng chương 3 Trả lời câu hỏi và thảo luận cuối chương 3 Chuẩn bị chủ đề thuyết trình 3.3.3 Tuần 10: Từ:…. Đến Chương 3: Đặc trưng văn hóa cộng đồng người Việt (t.t) 3.3. Văn hóa tinh thần (t.t) 1 tiết 2 tiết Đọc bài giảng chương 3 Trả lời câu hỏi và thảo luận cuối chương 3 Chuẩn bị chủ đề thuyết trình 4.1 ix 3.3.3. Lễ hội – lễ tết Tuần 11: Từ:…. Đến Chương 4: Văn hóa phương Đông cổ trung đại. 4.1. Khái quát chung về các nền văn hóa phương Đông. 1 tiết 2 tiết Đọc bài giảng chương 4 Trả lời câu hỏi và thảo luận cuối chương 4 Chuẩn bị chủ đề thuyết trình 4.2 Tuần 12: Từ:…. Đến Chương 4: Văn hóa phương Đông cổ trung đại (t.t) 4.2. Những thành tựu nổi bật của các nền văn hóa phương Đông 1 tiết 2 tiết Đọc bài giảng chương 4 Trả lời câu hỏi và thảo luận cuối chương 4 Chuẩn bị chủ đề thuyết trình 5.1 và 5.2 Tuần 13: Từ:…. Đến Chương 5: Văn hóa phương Tây cổ trung đại. 5.1. Văn hóa Hy Lạp – La Mã cổ đại 5.2. Văn hóa Châu Âu thời trung đại 1 tiết 2 tiết Đọc bài giảng chương 5 Trả lời câu hỏi và thảo luận cuối chương 5 Chuẩn bị chủ đề thuyết trình 6.1 và 6.2 Tuần 14: Từ:…. Đến Chương 6: Những nét lớn của văn hóa thế giới cận hiện đại. 6.1. Văn hóa 1 tiết 2 tiết Đọc bài giảng chương 6 Trả lời câu hỏi và thảo luận cuối chương 6 x thế giới thời cận đại. 6.2. Văn hóa thế giới thế kỷ XX Tuần 15: Từ:…. Đến Ôn tập 1 tiết 2 tiết Đọc hết toàn bộ bài giảng Trao đổi và thảo luận 8. Chính sách đối với học phần và các yêu cầu khác của Giảng viên  Sinh viên phải tham gia ít nhất 01 nhóm thuyết trình với chủ đề đã được giảng viên đưa ra từ buổi đầu môn học. Thuyết trình đúng buổi đã được phân công.  Sinh viên tham gia đầy đủ các buổi học.  Sinh viên tích cực phát biểu và thảo luận nhóm.  Bài tập thực tế nộp đúng thời hạn, và đúng yêu cầu. 9. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần Tiêu chí Trọng số Hình thức đánh giá 1. Tham gia lớp học đầy đủ 5% Kiểm tra bất kỳ trong buổi học 2. Phát biểu cá nhân 5% Giơ tay phát biểu đúng 3. Thuyết trình 15% Theo từng chủ đề mà nhóm đã bốc thăm buổi học đầu tiên 4. Thảo luận nhóm 5% Theo từng vấn đề GV đưa ra trong buổi học 5. Thi kết thúc môn học 70% Thi trắc nghiệm, SV không được sử dụng tài liệu trong khi làm bài TỔNG CỘNG 100% 9.1. Tham gia lớp học (5%): - SV đi học đầy đủ: 5% - SV vắng 1 buổi (không phép) trừ: 1% - Trong quá trình học, GV không đồng ý đơn xin phép quá 3 buổi học [...]... hai loại hình văn hóa cơ bản trên thế giới với những nét đặc trưng, và giao lưu và tiếp biến văn hóa Phần 2: Văn hóa Việt Nam Chương 2: Tổng quan về văn hóa Việt Nam Chương này giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về văn hóa Việt Nam Xác định được không gian văn hóa, chủ thể văn hóa, loại hình văn hóa và quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa Việt Nam Trình bày đặc điểm văn hóa Việt Nam theo không... II: VĂN HÓA VIỆT NAM CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VĂN HÓA VIỆT NAM MỤC TIÊU CHƯƠNG Giúp người đọc:  Nhận biết được chủ thể văn hóa Việt Nam  Nhận biết được không gian văn hóa Việt Nam  Nêu tên các vùng văn hóa Việt Nam và đặc trưng của từng vùng văn hóa Việt Nam  Trình bày được các đặc trưng chính của từng giai đoạn trong tiến trình văn hóa Việt Nam NỘI DUNG CHƯƠNG 2.1 Định vị văn hoá Việt Nam 2.2 Vùng văn. .. không gian (các vùng văn hóa Việt Nam) và theo thời gian (tiến trình văn hóa Việt Nam) 1 Chương 3: Đặc trưng văn hóa cộng đồng người Việt Chương này xét đến từng thành tố văn hóa ở Việt Nam, nhưng tập trung vào văn hóa của người Việt – dân tộc đóng vai trò chủ thể trong nền văn hóa này Từ văn hóa tổ chức cộng đồng (Nhà – Làng – Nước) đến văn hóa vật chất (ăn, mặc, ở, đi lại) và văn hóa tinh thần (tín... 159 6.2 VĂN HÓA THẾ GIỚI THẾ KỶ XX 160 6.2.1 Cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ ba – cuộc cách mạng công nghệ 160 6.2.2 Những bước phát triển mới và xu thế mới của văn hóa phương Tây 161 6.2.3 Văn hóa thế giới thứ ba và tính đa nguyên hóa của văn hóa thế giới 162 6.2.3.1 Văn hóa thế giới thứ ba trỗi dậy 162 6.2.3.2 Văn hóa thế giới toàn cầu hóa và đa nguyên hóa 163 TÓM... 3 4 5 Văn hóa là gì? Phân biệt văn hóa, văn hiến, văn vật, văn minh? Trình bày tính chất và chức năng văn hóa? Loại hình văn hóa là gì? Trình bày các đặc trưng của hai loại hình văn hóa cơ bản trên thế giới Thế nào là giao lưu và tiếp biến văn hóa? THẢO LUẬN 1 Có dân tộc nào không văn minh không? Tại sao? 2 Có dân tộc nào không có văn hóa không? Tại sao? 3 Dựa vào tính chất và chức năng văn hóa, sinh... về nền văn hóa Việt Nam và thế giới, để người học có thể tham gia một cách có ý thức vào việc “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại trong tiến trình phát triển văn hóa dân tộc NỘI DUNG MÔN HỌC Môn học Văn hóa Việt Nam và thế giới có... nhận thấy giữa các nền văn hóa có không ít những nét tương đồng Do vậy, các nhà nghiên cứu dựa vào điều kiện môi sinh và kinh tế đã chia văn hóa thế giới thành hai loại hình văn hóa cơ bản là văn hóa phương 12 Đông (văn hóa gốc nông nghiệp – văn hóa trọng tĩnh) và văn hóa phương Tây (văn hóa gốc du mục – văn hóa trọng động) với những nét đặc trưng cơ bản khác biệt Văn hoá trọng tĩnh Văn hoá trọng động... văn hóa Việt Nam 2.3 Tiến trình văn hóa Việt Nam 2.1 ĐỊNH VỊ VĂN HÓA VIỆT NAM 2.1.1 Chủ thể văn hóa Việt Nam Dân tộc Việt Nam hiện nay gồm 54 tộc người, tộc người chủ thể (hay tộc người đa số) là tộc người Việt Về nguồn gốc dân tộc Việt Nam, các nhà nghiên cứu có nhiều cách lý giải khác nhau, nhưng căn cứ vào các tài liệu khảo cổ học, nhân học,… thì dân tộc Việt Nam ở trong khối các chủng Đông Nam. .. hình, khí hậu và không gian văn hóa Việt Nam 16 2.1.2.1 Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu 16 2.1.2.2 Không gian văn hóa Việt Nam 17 2.1.3 Loại hình văn hóa Việt Nam 17 2.1.4 Giao lưu và tiếp biến văn hóa Việt Nam 18 2.1.4.1 Từ cơ tầng Đông Nam Á 18 2.1.4.2 Giao lưu và tiếp biến với văn hoá Trung Hoa: 19 2.1.4.3 Giao lưu và tiếp biến với văn hoá Ấn Độ... thành 3 phần và 6 chương Cụ thể: Phần 1: Lý luận chung Chương 1: Các khái niệm cơ bản Chương 1 cung cấp kiến thức lý luận chung về văn hóa học, làm nền tảng khi đi vào từng nền văn hóa cụ thể, cũng như xem xét các đặc trưng tiêu biểu của văn hóa Việt Nam và thế giới Chương này trình bày các khái niệm văn hóa, văn hiến, văn vật, văn minh, tính chất và chức năng của văn hóa, loại hình văn hóa, trong đó, . chức năng văn hóa + Loại hình văn hóa + Giao lưu và tiếp biến văn hóa Phần 2: Văn hóa Việt Nam Chương 2: Tổng quan về văn hóa Việt Nam + Định vị văn hóa Việt Nam + Vùng văn hóa Việt Nam +. 161 6.2.3. Văn hóa thế giới thứ ba và tính đa nguyên hóa của văn hóa thế giới 162 6.2.3.1. Văn hóa thế giới thứ ba trỗi dậy 162 6.2.3.2. Văn hóa thế giới toàn cầu hóa và đa nguyên hóa 163 TÓM. hình văn hóa và quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa Việt Nam. Trình bày đặc điểm văn hóa Việt Nam theo không gian (các vùng văn hóa Việt Nam) và theo thời gian (tiến trình văn hóa Việt Nam) .

Ngày đăng: 23/09/2014, 12:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w