1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập công pháp thực tiễn

5 513 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 60 KB

Nội dung

Đề bài Năm 1923, Ba Lan đang có chiến tranh với Nga. Tàu Wimbledon của Anh chở đạn dược vượt qua kênh Kiel (nằm trên lãnh thổ Đức) để tới Ba Lan. Các sỹ quan của Đức đã dừng chiếc tàu này lại với lý do tập quán quốc tế không cho phép chở vũ khí chiến tranh qua lãnh thổ của quốc gia trung lập (lãnh thổ Đức) tới lãnh thổ của một bên tham chiến (lãnh thổ Ba Lan). Tuy nhiên, Anh phản đối hành vi chặn dừng tàu của Đức. Anh cho rằng theo quy định của Điều 380 Hiệp ước Versailles năm 1919 (Anh và Đức đều là thành viên của Hiệp ước): Kênh Kiel luôn mở rộng cho tàu thuyền của tất cả các quốc gia có quan hệ hòa bình với Đức. Do đó, hành vi của Đức đã vi phạm Hiệp ước Versailles. Vụ việc được Anh và Đức đưa ra Pháp viện thường trực quốc tế (Cơ quan tài phán của Hội quốc liên). Hãy cho biết: Quan điểm của mình về cơ sở pháp lý (Hiệp ước Versailles năm 1919 hay tập quán quốc tế) được áp dụng để xác định tính hợp pháp của hành vi chặn dừng tàu Wimbledon của Đức. Giải thích tại sao? 1 Bài làm Trong vụ việc trên, có thể thấy rằng đây là tranh chấp giữa hai quốc gia về việc áp dụng tập quán quốc tế hay điều ước quốc tế. Vì thế, trước khi đi vào giải quyết cơ sở pháp lý để xác định tính hợp pháp của hành vi chặn dừng tàu Wimbledon của Đức, chúng ta sẽ xem xét một số vấn đề lí luận liên quan đến tập quán quốc tế và điều ước quốc tế: Tập quán quốc tế là hình thức pháp lý chứa đựng quy tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể luật quốc tế thừa nhận là luật. (1) Điều ước quốc tế là thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể luật quốc tế và được luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa thuận đó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hay hai hoặc nhiều văn kiện có quan hệ với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của những văn kiện đó. (2) Cả điều ước quốc tế và tập quán quốc tế đều là nguồn cơ bản của luật quốc tế. Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế có mối quan hệ tác động với nhau, thể hiện ở việc: Sự tồn tại của một điều ước quốc tế không có ý nghĩa loại bỏ giá trị áp dụng của tập quán quốc tế tương đương về nội dung; Tập quán quốc tế là cơ sở hình thành điều ước quốc tế và ngược lại; Quy phạm tập quán có thể bị thay đổi, hủy bỏ bằng con đường điều ước quốc tế và ngược lại; Tập quán quốc tế có thể tạo điều kiện mở rộng hiệu lực của điều ước quốc tế. Như vậy, từ một số vấn đề lí luận đó, có thể thấy rằng điều ước quốc tế và tập quán quốc tế luôn có mối quan hệ biện chứng và tác động qua lại với nhau, không loại trừ nhau mà hỗ trợ bổ sung cho nhau. Vấn đề đặt ra là khi cả điều ước quốc tế và tập quán quốc tế cùng điều chỉnh một quan hệ xã hội trong đời sống quốc tế, nếu cả hai loại nguồn này đều điều chỉnh giống nhau thì việc áp dụng quy phạm tập quán hay quy phạm điều (1) Giáo trình luật quốc tế, Trường đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2004, tr.28 (2) Giáo trình luật quốc tế, Trường đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2004, tr.85 2 ước không có gì khó khăn, vì có thể thỏa thuận lựa chọn bất kì loại nguồn nào trong hai nguồn đó, và về thực chất cả hai loại nguồn này đều là sản phẩm của sự thỏa thuận của các chủ thể luật quốc tế, vì thế giá trị pháp lí của quy phạm điều ước và quy phạm tập quán là như nhau. Tuy nhiên, nếu cùng một vấn đề mà điều ước quốc tế và tập quán quốc tế có quy định đối lập nhau, thì sẽ phải giải quyết như thế nào. Theo quan điểm của cá nhân em, trong trường hợp quy phạm điều ước và quy phạm tập quán cùng điều chỉnh một quan hệ xã hội mà có sự điều chỉnh khác nhau thì sẽ áp dụng điều ước quốc tế, bởi vì chính những ưu điểm của điều ước quốc tế so với tập quán quốc tế đó là tính rõ ràng, công khai, minh bạch và ở mức độ ràng buộc trách nhiệm pháp lý cao hơn. Hiện nay, các quan điểm chung nhất ở Việt Nam và nhiều nước thường niên theo hướng ưu tiên áp dụng quy phạm điều ước quốc tế. Tình huống mà đề bài nêu ra cũng là một trong những tranh chấp điển hình trong trường hợp các quốc gia có sự không thống nhất khi áp dụng quy phạm điều ước hay quy phạm tập quán. Từ những lí luận đã trình bày ở trên, em cho rằng, để xác định tính hợp pháp hay không của hành vi chặn dừng tàu Wimbledon của Đức sẽ dựa trên cơ sở pháp lý là điều ước quốc tế, đó là Hiệp ước Versailles. Mặc dù việc Đức đã áp dụng tập quán quốc tế: không cho phép chở vũ khí chiến tranh qua lãnh thổ của quốc gia trung lập, nên đã có hành vi chặn dừng tàu Wimbledon, không cho phép chở vũ khí qua kênh Kiel là hoàn toàn có căn cứ, tuy nhiên, khi tập quán đó lại có sự đối lập với điều ước quốc tế trong việc điều chỉnh cùng một vấn đề là việc có cho tàu Wimledon của Anh chạy qua kênh Kiel của Đức hay không, khi Đức và Anh áp dụng hai loại nguồn khác nhau, thì buộc phải lựa chọn một trong hai loại nguồn này để giải quyết. Mặc dù tập quán quốc tế hay Hiệp ước Versailles mà cả Anh và Đức đều là thành viên ở đây đều là sản phẩm của sự thỏa thuận của các chủ thể luật quốc tế, giá trị pháp lí của hai loại nguồn đó đều là như nhau, nhưng Hiệp ước 3 Versailles ở đây có những ưu thế hơn để lựa chọn áp dụng một cách công bằng nhất bởi sự thể hiện qua hình thức của nó là bằng văn bản, quy định rất rõ ràng; ngoài ra Hiệp ước còn là sự thỏa thuận một cách công khai, minh bạch, thông qua đàm phán, kí kết: tại cung điện Versailles gần Paris, vào ngày 28 tháng 6 năm 1919, có sự tham gia của lãnh đạo 32 quốc gia, đại diện cho khoảng 75% dân số thế giới. (3) . Trong khi đó, quy phạm tập quán điều chỉnh vấn đề này lại chỉ là sự thỏa thuận ý chí cách bằng ngầm định thừa nhận, sự thể hiện bằng hành vi, không thành văn, không rõ ràng, công khai, và ràng buộc trách nhiệm pháp lý của các chủ thể không cao như Hiệp ước đã kí kết. Như thế, rõ ràng, Hiệp ước Versailles sẽ được ưu tiên để áp dụng trong giải quyết vụ việc này. Vì thế, cơ sở pháp lí để đưa ra cho tình huống trên là Hiệp ước Versailles năm 1919 mà Đức và Anh đều là thành viên, theo đó, Điều 380 Hiệp ước quy định: Kênh Kiel luôn mở rộng tàu thuyền của tất cả các quốc gia có quan hệ hòa bình với Đức. Trên thực tế, Anh hoàn toàn vẫn đang có quan hệ hòa bình với Đức, việc tàu Wimbledon của Anh chở đạn dược qua kênh Kiel theo đó là được phép. Vậy, hành vi chặn dừng tàu của Đức là sai vì đã vi phạm Hiệp ước Versailles, tức vi phạm điều ước quốc tế. (3)http://www.rpfuller.com/gcse/history/2.htm 4 Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình luật quốc tế, Trường đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội 2. Công ước viên năm 1969 về Luật Điều ước quốc tế: http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/10/20/3999/; 3. Pháp lệnh về kí kết và thực hiện các điều ước quốc tế của Việt Nam năm 1998; 4. Hiệp ước Versailles ngày 28 tháng 6 năm 1919: http://avalon.law.yale.edu/subject_menus/versailles_menu.asp; 5. http://www.rpfuller.com/gcse/history/2.html. 5 . quyết cơ sở pháp lý để xác định tính hợp pháp của hành vi chặn dừng tàu Wimbledon của Đức, chúng ta sẽ xem xét một số vấn đề lí luận liên quan đến tập quán quốc tế và điều ước quốc tế: Tập quán. định tính hợp pháp của hành vi chặn dừng tàu Wimbledon của Đức. Giải thích tại sao? 1 Bài làm Trong vụ việc trên, có thể thấy rằng đây là tranh chấp giữa hai quốc gia về việc áp dụng tập quán quốc. Anh và Đức đưa ra Pháp viện thường trực quốc tế (Cơ quan tài phán của Hội quốc liên). Hãy cho biết: Quan điểm của mình về cơ sở pháp lý (Hiệp ước Versailles năm 1919 hay tập quán quốc tế) được

Ngày đăng: 23/09/2014, 08:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w