Chuyên đề vô cơ số 1 Câu 1. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS 2 và a mol CuS vào axit HNO 3 (vừa đủ), thu được dung dịch X (chỉ chứa 2 muối sunfat) và khí duy nhất NO. Giá trị của a là A. 0,04. B. 0,075. C. 0,12. D. 0,06. Câu 2. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl 3 . Hiện tượng xảy ra là A. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. B. chỉ có kết tủa keo trắng C. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên D. không có kết tủa, có khí bay lên Câu 3. Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrit bão hoà. Khí X là A. NO. B. NO 2 . C. N 2 O. D. N 2 Câu 4. Dãy gồm các ion X + , Y - và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s 2 2s 2 2p 6 là: A. Na + , Cl - , Ar B. Li + , F - , Ne. C. Na + , F - , Ne. D. K + , Cl - , Ar Câu 5. Anion X - và Y 2+ đều có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s 2 3p 6 . Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học là: A. X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II). B. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA (phân nhóm chính nhóm VI); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm IIA). C. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm IIA). D. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II). Câu 6. Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na 2 CO 3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí ở (đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là: A. V=22,4(a-b) B. V=11,2(a-b) C. V =11,2(a+b) D. V=22,4(a+b) Câu 7. Cho các phản ứng sau: a) FeO + HNO 3 (đặc,nóng) -> b) FeS + H 2 SO 4(đặc,nóng) -> c) Al 2 O 3 + HNO 3(đặc,nóng) -> d) Cu + dung dịch FeCl 3 -> e) CH 3 CHO + H 2 → 0 ,tNi f) glucozơ + AgNO 3 (hoặc Ag 2 O) -> g) C 2 H 4 + Br 2 -> h) glixerol(glixerin) + Cu(OH) 2 -> Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là: A. a, b, e, f, h B. a, b, d, e, f, g C. a, b, c, d, e, h D. a, b, c, d, e, g Câu 8. Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO 3 ) 2, Fe(OH) 3 và FeCO 3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là A. Fe 3 O 3 . B. FeO. C. Fe. D. Fe 2 O 3 . Câu 9. Hoà tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO 3 , thu được V lít khí (ở đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO, NO 2 ) và dung dịch Y (chỉ chứa muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H 2 bằng 19. Giá trị của V là A. 2,24. B. 4,48. C. 5,60. D. 3,36. Câu 10. Trộn dung dịch chứa a mol AlCl 3 với b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ A. a: b =1:4 B. a : b <1:4 C. a : b = 1:5 D. a : b >1:4 Câu 11. Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH) 2 , Fe(OH) 3 , Fe 2 O 3 , Fe(NO 3 ) 2 , Fe(NO 3 ) 3 , FeSO 4 , Fe 2 (SO 4 ) 3 , FeCO 3 lần lượt phản ứng với HNO 3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là A. 8. B. 5. C. 7. D. 6. Câu 12. Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO 2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH) 2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là A. 0,032. B. 0,048. C. 0,06. D. 0,04. Câu 13. Để nhận biết ba axit đặc, nguội: HCl, H 2 SO 4 , HNO3 đựng riêng biết trong ba lọ bị mất nhãn, ta dùng thuốc thử là A. Fe. B. CuO. C. Al. D. Cu. Câu 14. Điện phân dung dịch CuCl 2 với đienẹ cực trơ, sau một thời gian thu được 0,32 gam Cu ở catôt và một lượng khí X ở anôt. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí X trên vào 200 ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Sau phản ứng, nồng độ NaOH còn lại là 0,05M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Nồng độ ban đầu của dung dịch NaOH là A. 0,15M B. 02M C. 0,1M. D. 0,05M. Câu 15. Cho các chất: Ca(HCO 3 ) 2 , NH 4 Cl, (NH 4 ) 2 CO 3 , ZnSO 4 , Al(OH) 3 , Zn(OH) 2 . Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. Câu 16. Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H 2 SO 4 0,5M, thu được 5,32 lít H 2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là A. 1. B. 6. C. 7. D. 2. Câu 17. Cho lượng khí H 2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe 2 O 3 , ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là: A. Cu, Fe, Zn, MgO. B. Cu, Fe, ZnO, MgO. C. Cu, Fe, Zn, Mg D. Cu, FeO, ZnO, MgO Câu 18. Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp đienẹ phân hợp chất nóng chảy của chúng là: A. Na, Ca, Al B. Na, Ca, Zn. C. Na, Cu, Al. D. Fe, Ca, Al. Câu 19. Phát biểu không đúng là: A. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trung còn hợp chất Cr(VI) có tính oxi hoá mạnh. B. Các hợp chất Cr 2 O 3 , Cr(OH) 3 , CrO, Cr(OH) 2 đều có tính chất lưỡng tính. C. Các hợp chất CrO, Cr(OH) 2 tác dụng được với dung dịch HCl còn CrO 3 tác dụng được với dung dịch NaOH D. Thêm dung dịch kiềm vào muối đicromat, muối này chuyển thành muối cromat. Câu 20. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tất cả các phản ứng của lưu huỳnh với kim loại kiềm đều cần đun nóng. B. Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất từ quặng đolomit. C. Ca(OH) 2 được dùng làm mất tính cứng vĩnh cửu của nước. D. CrO 3 tác dụng với nước tạo ra hỗn hợp axit. Câu 21. Đốt 5,6 gam Fe trong không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng (dư), thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 18,0. B. 22,4. C. 15,6. D. 24,2. Câu 22. Khi nói về kim loại kiềm, phát biểu nào sau đây là sai? A. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim. B. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. C. Từ Li đến Cs khả năng phản ứng với nước giảm dần. D. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp. Trung tâm Ced – 0989.731.333 1 Chuyên đề vô cơ số 1 Câu 23. Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm 0,1 mol FeCl 3, 0,2 mol CuCl 2 và 0,1 mol HCl (điện cực trơ). Khi ở catot bắt đầu thoát khí thì ở anot thu được V lít khí (đktc). Biết hiệu suất của quá trình điện phân là 100%. Giá trị của V là A. 5,60 B. 11,20. C. 22,40. D. 4,48 Câu 24. Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe(NO 3 ) 3 → 0 t X → + 0 ,, tduCO Y → + 3 FeCl Z → +T Fe(NO 3 ) 3 Các chất X và T lần lượt là A. FeO và NaNO 3 B. FeO và AgNO 3 C. Fe 2 O 3 và Cu(NO 3 ) 2 D. Fe 2 O 3 và AgNO 3 Câu 25. Cho các thí nghiệm sau: (a) Đốt khí H 2 S trong khí O 2 dư; (b) Nhiệt phân KClO 3 (xúc tác MnO 2 ) (c) Dẫn khí F 2 vào nước nóng; (d) Đốt P trong O 2 dư; (e) Khí NH 3 cháy trong O 2 ; (g) Dẫn khí CO 2 vào dung dịch Na 2 SiO 3 . Số thí nghiệm tạo ra chất khí là A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 26. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng. B. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p. C. Trong một chu kỳ, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim. D. Các kim loại thường có ánh kim do các electron tự do phản xạ ánh sáng nhìn thấy được. Câu 27. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Hỗn hợp FeS và CuS tan được hết trong dung dịch HCl dư. B. Thổi không khí qua than nung đỏ, thu được khí than ướt. C. Photpho đỏ dễ bốc cháy trong không khí ở điều kiện thường. D. Dung dịch hỗn hợp HCl và KNO 3 hoà tan được bột đồng. Câu 28. Đốt cháy hỗn hợp gồm 1,92 gam Mg và 4,48 Fe với hỗn hợp khí X gồm clo và oxi, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Y gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hoà tan Y bằng một lượng vừa đủ 120 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Z. Cho AgNO 3 dư vào dung dịch Z, thu được 56,69 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của clo trong hỗn hợp X là A. 52,72%. B. 76,70%. C. 53,85%. D. 56,36%. Câu 29. Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kỳ 3, có công thức oxit cao nhất là YO 3 . Nguyên tố Y tạo với kim loại M hợp chất có công thức MY, trong đó M chiếm 63,64% về khối lượng. Kim loại M là A. Zn. B. Cu. C. Mg. D. Fe. Câu 30. Một dung dịch gồm 0,01 mol Na + ; 0,02 mol Ca 2+ ; 0,02 mol HCO 3 - và a mol ion X(bỏ qua sự điện li của nước). Ion X và giá trị của a là A. NO 3 - và 0,03. B. Cl - và 0,01. C. CO 3 2- và 0,03. D. OH - và 0,03. Câu 31. Sục 4,48 lít khí CO 2 (đktc) vào 1 lít dung dịch hỗn hợp Ba(OH) 2 0,12M và NaOH 0,06M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 19,70. B. 23,64. C. 7,88. D. 13,79. Câu 32. Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu, Ag tác dụng vừa đủ với 950 ml dung dịch HNO 3 1,5M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N 2 O. Tỉ khối của X so với H 2 là 16,4. Giá trị của m là A. 98,20. B. 97,20. C. 98,75. D. 91,00. Câu 33. Cho các chất riêng biết sau: FeSO 4 , AgNO 3 , Na 2 SO 3 , H 2 S, HI, Fe 3 O 4 , Fe 2 O 3 tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng. Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là A. 6. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 34. Cho 0,42 gam hỗn hợp bột Fe và Al vào 250 ml dung dịch AgNO 3 0,12M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 3,333 gam chất rắn. Khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là A. 0,168 gam. B. 0,123 gam. C. 0,177 gam. D. 0,150 gam. Câu 35. Cho các chất sau: FeCO 3 , Fe 3 O 4 , FeS, Fe(OH) 2 . Nếu hoà tan cùng số mol mỗi chất vào dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng (dư) thì chất tạo ra số mol khí lớn nhất là A. Fe 3 O 4 B. Fe(OH) 2 . C. FeS. D. FeCO 3 . Câu 36. Đốt 16,2 gam hỗn hợp gồm Al và Fe trong khí Cl 2 thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào nước dư, thu được dung dịch Z và 2,4 gam kim loại. Dung dịch Z tác dụng được tối đa với 0,21 mol KMnO 4 trong dung dịch H 2 SO 4 (không tạo ra SO 2 ). Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp X là A. 72,91%. B. 64,00%. C. 66,67%. D. 37,33%. Câu 37. Hoà tan hoàn toàn 0,1 mol FeS 2 trong 200 ml dung dịch HNO 3 4M, sản phẩm thu được gồm dung dịch X và một chất khí thoát ra. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N +5 đều là NO. Giá trị của m là A. 12,8. B. 6,4. C. 9,6. D. 3,2. Câu 38. Cho m gam bột sắt vào dung dịch gồm 0,15 mol CuSO 4 và 0,2 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,725m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là A. 16,0. B. 18,0. C. 16,8. D. 11,2. Câu 39. Nung nóng 46,6 gam hỗn hợp gồm Al và Cr 2 O 3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toan. Chia hỗn hợp thu được sau phản ứng thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M (loãng). Để hoà tan hết phần hai cần vừa đủ dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là A. 0,9. B. 1,3. C. 0,5. D. 1,5. Câu 40. Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na 2 O và BaO. Hoà tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H 2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 20,52 gam Ba(OH) 2 . Hấp thụ 6,72 lít khí CO 2 (đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 15,76. B. 39,40. C. 21,92. D. 23,64. Câu 41. Cho các phát biểu sau: (a) Để xử lý thuỷ ngân rơi vãi, người ta dùng bột lưu huỳnh. (b) Khi thoát vào khí quyển, freon phá huỷ tầng ozon. (c) Trong khí quyển, nồng độ CO 2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiệu ứng nhà kính. (d) Trong khí quyển, nồng độ NO 2 , SO 2 vượt quá tiêu chuẩn sẽ gây ra hiện tượng mưa axit. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Trung tâm Ced – 0989.731.333 2 . nhiệt độ sôi thấp. Trung tâm Ced – 0989.7 31. 333 1 Chuyên đề vô cơ số 1 Câu 23. Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm 0 ,1 mol FeCl 3, 0,2 mol CuCl 2 và 0 ,1 mol HCl (điện cực trơ). Khi ở catot bắt. Chuyên đề vô cơ số 1 Câu 1. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0 ,12 mol FeS 2 và a mol CuS vào axit HNO 3 (vừa đủ), thu được dung. 5,60. D. 3,36. Câu 10 . Trộn dung dịch chứa a mol AlCl 3 với b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ A. a: b =1: 4 B. a : b < ;1: 4 C. a : b = 1: 5 D. a : b > ;1: 4 Câu 11 . Cho từng chất: