VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAMHỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ HẰNG ĐẶC ĐIỂM CỦA TIẾNG ANH GIAO TIẾP: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG DẠY TIẾNG ANH CHO CÁC LỚP KHÔNG CHUYÊN NGỮ TẠI
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ THỊ HẰNG
ĐẶC ĐIỂM CỦA TIẾNG ANH GIAO TIẾP: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG DẠY TIẾNG ANH CHO CÁC LỚP KHÔNG
CHUYÊN NGỮ TẠI ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH : NGÔN NGỮ HỌC ỨNG DỤNG
MÃ SỐ : 62 22 01 05
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS VŨ THỊ THANH HƯƠNG
Trang 2HÀ NỘI- năm 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các kết quả,
số liệu nêu trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳcông trình nào khác
Tác giả luận án
Lê Thị Hằng
i
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi mong muốn được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến PGS.TS Vũ ThịThanh Hương - Viện Ngôn ngữ học-Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cô đãtận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi về lý luận, nội dung, phương pháp nghiên cứu và độngviên tôi trong suốt quá trình học tập để hôm nay bản luận án được hoàn thành
Nhân dịp này, tôi cũng xin chân thành cảm ơn GS.TS Nguyễn Đức Tồn,
GS.TS Nguyễn Văn Khang và tập thể các thầy cô tại Viện Ngôn ngữ học-Viện hàn
lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã cho tôi những lời khuyên, những chỉ bảo và địnhhướng nghiên cứu trong suốt quá trình học tập
Tôi xin gửi tới Ban giám hiệu Trường Đại học Quảng Bình và tập thể cán bộ,giảng viên Khoại Ngoại Ngữ những lời cảm ơn sâu sắc đã ủng hộ, tạo điều kiện về cơ
sở vật chất, và thời gian để tôi có thể học tập, tiến hành giảng dạy thực nghiệm bảođảm đúng yêu cầu của luận án
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp tham gia giảng dạy thực nghiệm và các
em sinh viên đã đồng hành cùng tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Cuối cùng tôi xin được trân trọng gửi lời cảm ơn đến các nhà khoa học, cácđồng nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu của luận án đã đóng góp những ý kiến quý báu
về chuyên môn và cung cấp tư liệu để tôi hoàn thành luận án này Xin cảm ơn nhữngngười thân và bạn bè đã dành cho tôi tình cảm và tinh thần tốt nhất trong quá trình họctập
Quảng Bình, tháng 6 năm 2014
Tác giả
Lê Thị Hằng
MỤC LỤC
Trang 5LỜI CAM ĐOAN I LỜI CẢM ƠN II MỤC LỤC III DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIII DANH MỤC CÁC BẢNG IX DANH MỤC CÁC HÌNH X
MỞ ĐẦU 1
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TIẾNG ANH GIAO TIẾP VÀ VIỆC ỨNG DỤNG DẠY TIẾNG ANH NHƯ MỘT NGOẠI NGỮ THEO ĐƯỜNG HƯỚNG GIAO TIẾP 2
2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 2
2.2 Tình hình nghiên cứu ứng dụng dạy tiếng Anh giao tiếp cho sinh viên đại học không chuyên ngữ ở Việt Nam 6
3 MỤC ĐÍCH, CÂU HỎI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 8
3.1 Mục đích nghiên cứu 8
3.2 Câu hỏi nghiên cứu 8
3.3 Nội dung nghiên cứu 8
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 9
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
6 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 10
7 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN 10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 12
1 1 ĐẶC ĐIỂM CỦA TIẾNG ANH GIAO TIẾP 12
1.1.1 Mô hình tiến trình giao tiếp tương hỗ 12
1.1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 12
1.1.1.2 Các thành tố tác động đến tiến trình giao tiếp tương hỗ 16
iii
Trang 61.1.1.3 Chức năng của giao tiếp 19
1.1.2 Đặc điểm của tiếng Anh giao tiếp 21
1.1.2.1 Đặc điểm chính 21
1.1.2.2 Đặc điểm về chức năng 23
1.1.2.3 Đặc điểm về phong cách và ngữ vực 25
1.1.2.4 Đặc điểm văn hoá- xã hội nơi ngôn ngữ được sử dụng 27
1.2 ĐƯỜNG HƯỚNG GIAO TIẾP TRONG DẠY NGÔN NGỮ THỨ HAI 29
1.2.1 Tiến trình học và thụ đắc ngôn ngữ thứ hai 30
1.2.1.1 Tiến trình chung 30
1.2.1.2 Tiến trình thụ đắc từ vựng và ngữ pháp 32
1.2.2 Các thuyết thụ đắc ngôn ngữ thứ hai theo đường hướng giao tiếp 34
1.2.3 Khái niệm ngữ năng giao tiếp và ngữ thi giao tiếp 36
1.2.3.1 Khái niệm ngữ năng giao tiếp 36
1.2.3.2 Khái niệm ngữ thi giao tiếp 39
1.2.4 Thuyết trí nhớ làm việc 41
1.2.5 Một số vấn đề cơ bản trong dạy-học ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp 45
1.2.5.1 Thiết kế mục tiêu và nội dung dạy-học 45
1.2.5.2 Kiểm tra, đánh giá 49
1.2.5.3 Tài liệu và phương tiện dạy-học 50
1.2.5.4 Phương pháp dạy-học 52
1.3 ĐẶC ĐIỂM CỦA LỚP HỌC NGOẠI NGỮ THEO ĐƯỜNG HƯỚNG GIAO TIẾP 58
1.3.1 Vai trò của giáo viên 58
1.3.2 Vai trò của sinh viên 59
TIỂU KẾT 60
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN DẠY-HỌC VÀ NHU CẦU HỌC TIẾNG ANH VIẾT CỦA SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN NGỮ TẠI ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH 63
Trang 72.1 THỰC TIỄN DẠY-HỌC TIẾNG ANH KHÔNG CHUYÊN NGỮ TẠI ĐẠI
HỌC QUẢNG BÌNH 63
2.1.1 Đặc điểm của tiếng Anh được giảng dạy cho sinh viên không chuyên ngữ tại Trường Đại học Quảng Bình 64
2.1.1.1 Kiểu loại tiếng Anh được đào tạo 64
2.1.1.2 Mục tiêu đào tạo 65
2.1.2 Đặc điểm của sinh viên đại học không chuyên ngữ và điều kiện giảng dạy tiếng Anh tại Trường Đại học Quảng Bình 65
2.1.2.1 Đặc điểm của sinh viên đại học không chuyên ngữ 65
2.1.2.2 Chương trình học 70
2.1.2.3 Kiểm tra, đánh giá 71
2.1.2.4 Việc sử dụng giáo trình và phương tiện dạy-học 72
2.1.2.5 Việc dạy và học 75
2.1.2.6 Nhận xét chung 77
2.2 KHẢO SÁT NHU CẦU HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP VIẾT CỦA SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN NGỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH 78
2.2.1 Đối tượng khảo sát 80
2.2.2 Kết quả khảo sát 80
2.3 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG DẠY TIẾNG ANH GIAO TIẾP VIẾT 80
2.3.1 Một số vấn đề lý thuyết liên quan đến việc dạy tiếng Anh giao tiếp viết 80
2.3.1.1 Giao tiếp bằng bút ngữ 80
2.3.1.2 Bản chất của việc viết 81
2.3.1.3 Phát triển sự thành thạo trong tiếng Anh giao tiếp viết cho sinh viên ở mức trình độ thấp 85
2.3.1.4 Các nguyên tắc dạy viết tiếng Anh không chuyên ở các trường đại học Việt Nam 88
v
Trang 82.3.1.5 Đánh giá năng lực tiếng Anh giao tiếp viết 90
2.3.2 Đề xuất nhóm giải pháp nhằm ứng dụng dạy tiếng Anh giao tiếp viết 92
2.3.2.1 Đề xuất thiết kế chương trình 92
2.3.2.2 Đề xuất về kiểm tra, đánh giá năng lực viết tiếng Anh giao tiếp 97
2.3.2.3 Đề xuất sử dụng tài liệu và phương tiện dạy-học 100
2.3.2.4 Đề xuất các hoạt động dạy-học tiếng Anh giao tiếp viết 101
2.3.2.5 Đề xuất một số chiến lược học 106
TIỂU KẾT 107
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM DẠY TIẾNG ANH GIAO TIẾP VIẾT CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN NGỮ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH 110
3.1 MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG THỰC NGHIỆM 110
3.1.1 Mục đích thực nghiệm 110
3.1.2 Nội dung thực nghiệm 110
3.2 CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA Ở LỚP THỰC NGHIỆM 112
3.2.1 Giảng viên dạy 112
3.2.2 Đối tượng thực nghiệm 112
3.3 NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, KIỂM CHỨNG KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 113
3.3.1 Nội dung kiểm tra, đánh giá 113
3.3.2 Các tiêu chí kiểm tra, đánh giá 114
3.4 QUY TRÌNH THỰC NGHIỆM 114
3.4.1 Các bước tiến hành thực nghiệm 114
3.4.2 Một số nội dung chính trong tiến trình giảng dạy thực nghiệm và thảo luận 116
3.4.2.1 Các nội dung đã được thống nhất và thảo luận với sinh viên trước thực nghiệm 116
3.4.2.2 Một số nội dung trong quá trình dạy thực nghiệm tiếng Anh giao tiếp viết 121
Trang 93.5 KẾT QUẢ GIẢNG DẠY THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN 136
3.5.1 So sánh kết quả đánh giá năng lực tiếng Anh giao tiếp viết của sinh viên lớp thực nghiệm và lớp chứng 136
3.5.1.1 Kết quả kiểm tra, đánh giá giai đoạn 1 (tiếng Anh II) 136
3.5.1.2 Kết quả kiểm tra, đánh giá giai đoạn 2 (tiếng Anh III) 138
3.5.1.3 Đánh giá kết quả tổng thể năng lực tiếng Anh giao tiếp viết 139
3.5.2 So sánh kết quả đánh giá năng lực tiếng Anh giao tiếp viết của sinh viên trước và sau thực nghiệm 140
3.5.3.Thảo luận kết quả thực nghiệm 141
TIỂU KẾT 143
KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ 146
1 KẾT LUẬN 146
2 KHUYẾN NGHỊ 148
3 ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO 151
I TIẾNG VIỆT 151
II TIẾNG ANH 153
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 166
vii
Trang 10DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACTFL Hội đồng dạy ngoại ngữ Mỹ
CEFR Khung tham chiếu chung châu Âu
ILR Hội bàn tròn các tổ chức ngôn ngữ
NNGT Ngôn ngữ giao tiếp
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
2.1 Kết quả bài kiểm tra năng lực tiếng Anh đầu vào của SV khoá 52 742.2 Tiêu chí đánh giá năng lực viết trình độ A2 892.3 Đề xuất thang chấm điểm cho một sản phẩm viết 97
Trang 12DANH MỤC CÁC HÌNH
1.1 Tiến trình giao tiếp tương hỗ được mô hình hóa từ quan điểm của
1.2 Thành tố ngữ năng giao tiếp trong sử dụng NNGT Bachman 381.3 Thành tố ngữ năng trong khung lý thuyết của Bachman 381.4 Mô hình Trí nhớ làm việc của Baddeley (2000) 431.5 Mô hình các bước thiết kế chương trình học dựa trên đề xuất của
3.2 So sánh tiếng Anh giao tiếp viết giai đoạn I của lớp thực nghiệm
Trang 13hội nhập của mọi người dân Việt Nam ngày càng cao Theo đó, việc dạy và học tiếngAnh trở nên quan trọng trong hệ thống giáo dục Tất cả các trường học và các cơ sởđào tạo tiếng Anh đã luôn cố gắng đổi mới giáo trình, phương pháp giảng dạy nhằmđáp ứng nhu cầu thực tiễn này Trong đó, dạy-học tiếng Anh theo đường hướng giaotiếp (communicative approach) còn gọi là dạy ngôn ngữ giao tiếp (communicativelanguage teaching) đang là vấn đề trung tâm nghiên cứu ứng dụng nhằm nâng cao chấtlượng môn học Xu hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp đã xuất hiện từ những năm 1970 vàcho đến nay đường hướng dạy-học này đã phát triển rộng khắp thế giới và đem lại hiệuquả giáo dục và đào tạo ngôn ngữ cao cho người sử dụng Tuy nhiên, không có một môhình cụ thể nào được áp dụng cho tất cả các đối tượng và môi trường đào tạo, cũngchưa có các nghiên cứu nào để hiểu rõ bản chất của việc dạy ngôn ngữ giao tiếp vàcách thức để ứng dụng đường hướng dạy-học này vào dạy tiếng Anh đại học khôngchuyên ngữ tại Việt Nam Bên cạnh đó, các nghiên cứu ứng dụng chủ yếu tập trung tạicác nước nói tiếng Anh và các nước trong cộng đồng chung châu Âu, cho nên khi ứngdụng vào châu Á và Việt Nam cần phải có những nghiên cứu để hiểu rõ bản chất củaviệc dạy ngôn ngữ giao tiếp cũng như các nguyên tắc và đường hướng dạy-học để ứngdụng một cách phù hợp với mục tiêu và yêu cầu đào tạo của đối tượng học Đó chính lànhững lý do cơ bản để chúng tôi chọn Đặc điểm của tiếng Anh giao tiếp: Nghiên cứu
ứng dụng dạy tiếng Anh cho các lớp không chuyên ngữ tại Trường Đại học Quảng Bình làm đề tài luận án.
2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TIẾNG ANH GIAO TIẾP VÀ VIỆC ỨNG DỤNG DẠY TIẾNG ANH NHƯ MỘT NGOẠI NGỮ THEO ĐƯỜNG HƯỚNG GIAO TIẾP
2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Theo Jack Richards và Rodgers [139, tr.153-158], các nghiên cứu liên quan đếnđặc điểm của tiếng Anh trong giao tiếp và việc ứng dụng dạy tiếng Anh như một ngoạingữ theo đường hướng giao tiếp xuất hiện từ những năm 1960, thể hiện qua những thay
xi
Trang 14đổi cách dạy theo tình huống truyền thống ở Anh Nhưng cũng giống như phương phápnghe-nói không còn được sử dụng nhiều ở Mỹ giữa những năm 1960, các nhà ngônngữ học ứng dụng Anh bắt đầu đặt câu hỏi về tính hiệu quả của việc dạy ngôn ngữ dựatrên tình huống Điều này phản ánh một phần những phê phán của nhà ngôn ngữ học
Mỹ Noam Chomsky [64] trong cuốn sách “Các cấu trúc cú pháp” của ông Trong đó,ông nói rằng các thuyết cấu trúc ngôn ngữ hiện tại không thể giải thích được các đặcđiểm cơ bản của ngôn ngữ đó là tính sáng tạo và tính duy nhất của các câu riêng lẻ Vìvậy, các nhà ngôn ngữ học ứng dụng Anh bắt đầu chú tâm đến hai khía cạnh khác củangôn ngữ đó là khía cạnh chức năng và giao tiếp Họ nhận thấy rằng cần tập trung vàoviệc dạy ngôn ngữ để đạt sự thành thạo trong giao tiếp chứ không phải dạy để nắmvững các cấu trúc ngữ pháp Nhiều học giả ủng hộ quan điểm này và do vậy đã xuấthiện những nghiên cứu sâu hơn của các nhà ngôn ngữ học chức năng Anh Trong đó,Halliday [13], [dẫn theo 139] là người nổi bật với nhiều công trình như “Cấu trúc ngônngữ và chức năng ngôn ngữ” (1970), “Khảo sát các chức năng ngôn ngữ” (1973),
“Ngôn ngữ với tư cách là một hệ thống tín hiệu xã hội: giải thích ngôn ngữ và ý nghĩa”(1978) Halliday đã mô tả ngôn ngữ như một hệ thống tín hiệu mang nghĩa, ông nghiêncứu tất cả các khía cạnh xã hội của nó và xem ngôn ngữ như một một sự sáng tạo của
xã hội loài người Các thuyết về chức năng ngôn ngữ, đặc biệt là ngữ pháp chức năngcủa ông là tiền đề cho việc ứng dụng trong dạy-học ngoại ngữ theo đường hướng giaotiếp sau này
Còn ở Mỹ, việc nghiên cứu cũng tập trung vào khía cạnh ngôn ngữ học xã hội.Trong đó phải kể đến một ấn phẩm đặc biệt của Gumperz và Dell Hymes xuất bản năm
1964 [92] có tựa đề “Khảo tả dân tộc học về giao tiếp” gồm những bài báo của các họcgiả hàng đầu trong các lĩnh vực dân tộc học, xã hội học, ngôn ngữ học, triết học, tâm lýhọc nói về các vấn đề xã hội cơ bản của giao tiếp bằng lời nói Ấn phẩm này đã thu hút
sự quan tâm của nhiều học giả và là cầu nối cho ý tưởng nghiên cứu ngôn ngữ như mộtphương tiện giao tiếp của một cộng đồng văn hoá-xã hội Dell Hymes là người có
Trang 15những cống hiến đầu tiên trong việc hình thành ý tưởng dạy-học ngoại ngữ theo đườnghướng giao tiếp Ông đã dùng thuật ngữ “ngữ năng giao tiếp” (communicativecompetence) vào năm 1966, sau này trở thành nền tảng để phát triển lý thuyết dạyNNGT Theo ông, ngữ năng cho chúng ta biết một câu có đúng ngữ pháp hay không,còn ngữ năng giao tiếp cho chúng ta biết một phát ngôn có phù hợp hay không trongmột ngữ cảnh nhất định Vì vậy, muốn giao tiếp tốt bằng ngoại ngữ cần nghiên cứu cáckiến thức mà con người cần có được để giao tiếp Theo đề xuất của ông, nhiều học giả
đã nghiên cứu để tìm ra các thành tố tạo thành ngữ năng giao tiếp Năm 1983, MichaelCanale and Merrill Swain xác định ngữ năng giao tiếp gồm 4 thành tố cơ bản phụthuộc lẫn nhau là năng lực ngữ pháp, năng lực diễn ngôn, năng lực văn hoá-xã hội vànăng lực chiến lược Sau đó, vào 1990 Lyle Bachman đã phát triển bổ sung thêm cácthành tố tạo thành ngữ năng giao tiếp trong sử dụng gồm kiến thức về thế giới, cơ chếtâm-sinh lý trong một bối cảnh ngữ huống [dẫn theo 57, tr.249] Ngoài ra, Dell Hymescòn đề xuất mô hình giao tiếp bằng ngôn ngữ tự nhiên, phù hợp với ngữ cảnh văn hóa-
xã hội với 8 thành tố: Ngữ huống, Các thành viên tham gia, Mục đích, Chuỗi hành vi,Cách diễn đạt, Các phương tiện, Chuẩn tương tác và chuẩn giải thích, Thể loại Môhình này cùng với thuật ngữ ngữ năng giao tiếp của Dell Hymes đã mở ra một cáchnhìn mới trong việc dạy-học ngoại ngữ và nó đã được phát triển rộng khắp thế giới
Ngữ năng giao tiếp là những gì chúng ta biết hay kiến thức NNGT của một
người, ngữ năng giao tiếp chỉ được biểu hiện trong thực tiễn thông qua ngữ thi giao
tiếp (communicative performance) Ngữ thi giao tiếp là sản phẩm ngôn ngữ thực tế mà
chúng ta có thể nhìn thấy được thông qua các kênh tri nhận và sản sinh ngôn ngữ như
nghe, nói, đọc, viết Thông qua ngữ thi, ngữ năng giao tiếp mới được phát triển, duy trì,
và được đánh giá [145], [57], do đó việc xây dựng chuẩn đánh giá các mức trình độnăng lực giao tiếp bằng ngoại ngữ thể hiện qua khả năng tiếp nhận và sản sinh ngônngữ đích theo từng cấp độ là rất quan trọng trong một hệ thống giáo dục Từ những
năm 1970 sau khi thuật ngữ ngữ năng giao tiếp ra đời và được xem là mục đích chính
xiii
Trang 16của việc dạy-học ngoại ngữ, đã có một loạt các chương trình, dự án cấp chính phủ Mỹvới sự tham gia của nhiều thành viên có thẩm quyền trong xã hội Các chuyên gia của
Mỹ và châu Âu cùng các học giả khác đã nỗ lực xây dựng chuẩn đánh giá chung về sựthành thạo trong ngoại ngữ theo từng mức trình độ Hai thành tựu nổi bật thu được từ
dự án Common Yardstick ở Mỹ là những ví dụ minh họa Thành tựu thứ nhất là thangđánh giá độ thành thạo về năng lực ngoại ngữ do Hội Bàn Tròn Các Tổ Chức NgônNgữ (Interagency Language Roundtable được viết tắt là ILR) biên soạn, thành tựu thứhai được sử dụng phổ biến hơn là thang đánh giá độ thành thạo về năng lực giao tiếpbằng ngoại ngữ do Hội đồng dạy ngoại ngữ Mỹ (American Council on the Teaching ofForeign Languages được viết tắt là ACTFL) biên soạn Tuy nhiên, cách mô tả thangđánh giá độ thành thạo của ACTFL và ILR mang tính khái quát nên đòi hỏi người thamgia đánh giá phải có kinh nghiệm và được đào tạo tốt
Trong khi đó, ở châu Âu vào những năm 70 xuất hiện nhu cầu đào tạo một sốngôn ngữ chính cho người lớn để giao tiếp trong Thị trường chung châu Âu Hội Đồngchâu Âu đã tài trợ cho các cuộc họp về dạy ngôn ngữ, in ấn sách, các hoạt động xúctiến thành lập Tổ Chức Quốc Tế về ngôn ngữ học ứng dụng Vào năm 1971, một nhómcác chuyên gia đã bắt đầu khảo sát khả năng phát triển các khoá học ngoại ngữ theo hệthống tín chỉ Trong hệ thống này các nhiệm vụ học được chia thành các đơn vị nhỏtương ứng với các thành tố của nhu cầu người học và liên quan một cách hệ thống giữacác đơn vị với nhau [139] Nhóm đã sử dụng những nghiên cứu về nhu cầu sử dụngngoại ngữ của người châu Âu và tài liệu sơ khảo của nhà ngôn ngữ Anh Wilkins(1972) Sau đó, Wilkins đã mở rộng nội dung trong tài liệu sơ khảo của mình và viếtthành cuốn sách có tựa đề “Các chương trình ý niệm” (Notional syllabuses, 1976) cóảnh hưởng lớn đến việc phát triển dạy NNGT Hội Đồng Châu Âu đã kết hợp các bàiviết của Wilkins, Widowson, Christopher Candlin, Christopher Brumfit, Keith Johnson
và các công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học ứng dụng khác để xây dựngnền tảng lý thuyết dạy ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp [139, tr.154] Họ cũng
Trang 17thực hiện các ứng dụng nhanh các ý tưởng dạy học này vào viết giáo trình, mở ra cáctrung tâm phát triển chương trình Các chuyên gia dạy ngôn ngữ Anh lúc bấy giờ đãchấp nhận các nguyên tắc dạy-học mới khá nhanh và thậm chí các chính phủ ở một sốnước Châu Âu xem việc nghiên cứu ứng dụng dạy ngoại ngữ theo đường hướng mớinày là vấn đề mang tính quốc gia và quốc tế cần được quan tâm Tất cả những điều này
đã dẫn đến sự ra đời của việc dạy ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp (đôi khi cònđược gọi là cách tiếp cận chức năng-ý niệm) hay đơn giản là dạy NNGT
Cho đến nay, dạy NNGT đã được phát triển và mở rộng, những người khởi xướng
ở Anh và Mỹ đã nhìn nhận dạy NNGT là cách thức, đường hướng để đi đến mục tiêu.Việc thiết kế chương trình, biên soạn giáo trình, sử dụng phương tiện day-học, thiết kếcác hoạt động dạy-học được phát triển, nghiên cứu ứng dụng dựa trên nền lý thuyết vànguyên tắc chung của dạy NNGT đặc biệt là các học thuyết về tiến trình thụ đắc ngônngữ hai hay ngoại ngữ của con người Các hoạt động và kỹ thuật dạy-học được thiết kếnhằm tăng cường động cơ, hứng thú cho việc học tập, giúp người học sử dụng ngônngữ trong những ngữ cảnh giao tiếp tự nhiên hoặc các ngữ cảnh giao tiếp có mối liên
hệ với cuộc sống hiện thực
Tuy nhiên, như đề cập ở trên các đường hướng và nguyên tắc cơ bản trong dạyNNGT chủ yếu được tập trung nghiên cứu và ứng dụng tại các nước nói tiếng Anh vàcác nước trong cộng đồng chung châu Âu nên khi được ứng dụng các nước châu Á thìgặp nhiều vấn đề khác biệt như ngữ cảnh văn hoá và môi trường giáo dục làm cản trởviệc thực hiện các đường hướng dạy-học này và giảm tính hiệu quả của nó Vì vậy, đểứng dụng dạy tiếng Anh giao tiếp một cách phù hợp cần có các nghiên cứu nhằm hiểu
rõ bản chất của đường hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp và tìm hiểu cách thức ứng dụngđường hướng dạy học cho các đối tượng đào tạo cụ thể
xv
Trang 182.2 Tình hình nghiên cứu ứng dụng dạy tiếng Anh giao tiếp cho sinh viên đại học không chuyên ngữ ở Việt Nam
Qua khảo sát bước đầu của chúng tôi cho thấy chưa có nhiều nghiên cứu về ứngdụng dạy tiếng Anh giao tiếp cho sinh viên đại học không chuyên ngữ tại Việt Nam.Chỉ có một nghiên cứu khảo sát việc ứng dụng dạy NNGT cho sinh viên không chuyênngữ tại trường Cao đẳng Kinh Tế-Tài Chính Thái Nguyên của Nguyễn Thị Minh Thu[121] Kết quả cho thấy tính hiệu quả và tầm quan trọng của việc áp dụng đường hướngdạy-học này trong kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên Hầu hết các nghiên cứu tậptrung vào tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến kết quả đào tạo chưa cao
Trong một công trình nghiên cứu với quy mô lớn nhất ở Việt Nam cho tới năm
2010 do giáo sư Hoàng Văn Vân (2010) đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì, tác giả đãtóm tắt 9 nguyên nhân dẫn đến chất lượng đào tạo tiếng Anh đại học không chuyên ởViệt Nam kém như sau:
1 Trình độ tiếng Anh đầu vào của sinh viên không đồng đều
2 Chưa có đích và mục tiêu thống nhất cho môn học, chưa xác định trình độ và
kỹ năng người học phải đạt được cho từng giai đoạn
3 Giáo trình tiếng Anh chưa được biên soạn một cách có hệ thống
4 Lớp học không đạt chuẩn, số sinh viên trong một lớp học tiếng Anh đông,phương tiện hỗ trợ dạy học nghèo nàn, thiếu môi trường thực hành tiếng
5 Giáo viên không được đào tạo để dạy tiếng Anh không chuyên và tiếng Anhchuyên ngành
6 Chưa xử lý đúng mối quan hệ giữa mục đích, động cơ, động cơ, nhu cầu vàmong muốn học tiếng Anh của người học
7 Học tiếng Anh dường như không có nhiều mối liên hệ với phát triển và nângcao kiến thức chuyên môn của người học
8 Có những cách hiểu khác nhau về chuẩn đánh giá kỹ năng ngôn ngữ và kỹ nănggiao tiếp tiếng Anh đầu ra
Trang 199 Thiếu cơ chế khuyến khích dạy và học chuyên môn bằng tiếng Anh [34,tr.107-123]
Trong công trình này, tác giả đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng mốiliên hệ giữa việc học tiếng Anh và việc sử dụng chúng để phát triển và nâng cao kiếnthức chuyên môn của người học như một yếu tố tăng cường động cơ học tập Tác giả
đã cụ thể hoá các nội dung dạy-học tiếng Anh đại học không chuyên ngữ theo hai giaiđoạn trong dải ngôn phổ liên tục Giai đoạn I đã hoàn thành ở bậc phổ thông 7 năm,sinh viên sẽ đạt trình độ sơ cấp (elementary level), giai đoạn II, III từ trình độ trung cấp(intermediate level) đến trên trung cấp (upper-intermediate level) sẽ được dạy ở bậcĐại học Mỗi giai đoạn phát triển một số kỹ năng giao tiếp, phù hợp với nhu cầu đàotạo của SV đại học không chuyên
Mặc dầu vậy, đề xuất này không dễ thực hiện với một số trường đại học khôngchuyên ngữ vì đầu vào hiện tại của sinh viên một số trường có thể chưa đạt mức chuẩnsàn trình độ sơ cấp (tương đương với A2 theo CEFR) như đề xuất của tác giả Thực tế,khảo sát sơ bộ tại một số trường đại học địa phương như trường Đại học Phú Yên,trường Đại học Hà Tĩnh, trường Đại học Quảng Bình, 100% các giảng viên cho rằngtrình độ NNGT tiếng Anh đầu vào chung của sinh viên chỉ khoảng trên dưới A1 55%sinh viên cũng thừa nhận ngữ năng giao tiếp tiếng Anh đầu vào của họ chỉ ở trình độA1 Ngoài ra, còn có sự chênh lệch về trình độ giữa các kênh giao tiếp của sinh viên, ví
dụ đọc hiểu thường chiếm ưu thế trong khi khả năng nói và viết của sinh viên lại rấtthấp Vấn đề sẽ không thể tốt hơn nếu chúng ta áp dụng vào giảng dạy một chươngtrình ngoại ngữ cách xa với năng lực NNGT hiện tại của sinh viên
Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của giáo sư Hoàng Văn Vân có giá trị thực tiễnlâu dài với nhiều nhóm giải pháp cần được ứng dụng Song ở thời điểm hiện tại, đầuvào của sinh viên một số trường còn thấp đòi hỏi các trường phải có những nghiên cứuứng dụng dạy NNGT phù hợp với ngữ năng giao tiếp đầu vào của sinh viên và điềukiện, nội lực phát triển của riêng mình
xvii
Trang 203 MỤC ĐÍCH, CÂU HỎI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1 Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu các đặc điểm của tiếng Anh giao tiếp và ứng dụng vào thử
nghiệm dạy tiếng Anh viết theo đường hướng giao tiếp cho sinh viên không chuyênngữ tại Đại học Quảng Bình, chúng tôi hy vọng có thêm những hiểu biết về bản chấtcủa việc dạy NNGT và tìm hiểu các cách thức dạy tiếng Anh cho sinh viên khôngchuyên ngữ tại Trường Đại học Quảng Bình
3.2 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận án đặt ra ba câu hỏi nghiên cứu chínhsau đây:
1 Tiếng Anh giao tiếp có những đặc điểm gì? và lớp học tiếng Anh theo đườnghướng giao tiếp có những đặc điểm gì?
2 Đặc điểm và điều kiện giảng dạy tiếng Anh ở Trường Đại học Quảng Bình nhưthế nào? Có những gì đã đáp ứng và chưa đáp ứng với việc dạy tiếng Anh giaotiếp?
3 Làm thế nào để dạy tiếng Anh viết theo đường hướng giao tiếp một cách hiệuquả cho sinh viên đại học không chuyên ngữ tại Trường Đại học Quảng Bình?
3.3 Nội dung nghiên cứu
Để trả lời cho từng câu hỏi nghiên cứu chúng tôi sẽ thực hiện những nội dung nghiên cứu tương ứng như sau:
a, Phân tích các nghiên cứu lí luận và thực tiễn về đặc điểm của tiếng Anh trongngữ cảnh lý thuyết giao tiếp và đặc điểm lớp học tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp
b, Khảo sát thực tiễn dạy-học và phân tích nhu cầu học tiếng Anh giao tiếp viếtcủa sinh viên đại học không chuyên ngữ tại Trường Đại học Quảng Bình từ khoá 49đến khoá 52
Trang 21c, Thực nghiệm dạy tiếng Anh viết theo đường hướng giao tiếp cho sinh viênkhóa 52 và khóa 53 trong hai học phần nhằm tìm ra cách thức phù hợp và hiệu quả khiứng dụng dạy NNGT cho sinh viên đại học không chuyên ngữ tại Trường Đại họcQuảng Bình.
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là việc dạy tiếng Anh giao tiếp cho sinh viênkhông chuyên ngữ ở Trường Đại học Quảng Bình Tuy nhiên việc dạy tiếng Anh giaotiếp có phạm vi rất rộng, gồm cả 4 kênh giao tiếp nghe, nói, đọc, viết trong đó nghe,đọc là kênh tiếp nhận thông tin, nói, viết là kênh sản sinh hoặc phản hồi thông tin Trênthực tế cả 4 kênh giao tiếp này có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, tuy nhiên mỗikênh giao tiếp đòi hỏi các năng lực sử dụng, chiến lược dạy và học tương đối khácnhau Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu tiếng Anh giao tiếp viết
và tiến hành khảo sát, thử nghiệm, kiểm chứng ở sinh viên các khóa 49-53 các lớpkhông chuyên ngữ, vì kết quả khảo sát đầu vào của sinh viên các khóa 49-52 cho thấytiếng Anh viết của sinh viên rất kém xa với yêu cầu cần đạt Bên cạnh đó, kết quảphỏng vần các sinh viên đã ra trường đi làm cũng như các cơ quan tuyển dụng cho thấysinh viên còn thiếu năng lực viết tiếng Anh Nhu cầu thực tiễn công việc đòi hỏi sinhviên ra trường cần phải biết trao đổi thư từ, dịch thuật và tương tác với tiếng Anh giaotiếp viết trong khi đó yêu cầu đào tạo chưa đảm bảo được nhu cầu này
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
- Phương pháp miêu tả để khái quát các đặc điểm của tiếng Anh giao tiếp và đặcđiểm của lớp học tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp;
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu để hiểu được bản chất của việc dạyNNGT nói chung và dạy NNGT viết nói riêng
- Phương pháp dự giờ, quan sát, phỏng vấn bằng bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp
để nắm được thực trạng dạy-học tiếng Anh không chuyên ngữ tại Đại học Quảng Bình,
xix
Trang 22tiến hành phân tích nhu cầu học viết, nghiên cứu đề xuất các giải pháp ứng dụng dạyNNGT viết cho sinh viên.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm để rút ra các cách áp dụng dạy tiếng Anhgiao tiếp viết phù hợp cho sinh viên không chuyên ngữ tại Đại học Quảng Bình
- Phương pháp kiểm tra, so sánh, các thủ pháp thống kê nhằm đánh giá kết quảhọc tập so sánh, đối chiếu để biết được hiệu quả và tính khả thi của các đề xuất đưa ra
6 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Về lý thuyết: Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến các đặc điểm tiếngAnh giao tiếp và việc ứng dụng dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ theo đường hướnggiao tiếp, nhưng các lý thuyết về nó có nhiều điểm chưa rõ ràng và nằm rời rạc ở nhiềunguồn tư liệu khác nhau Luận án đã phân tích, tổng hợp và liên kết các nguồn tài liệutương đối mới lại với nhau để rút ra được các đặc điểm tiếng Anh giao tiếp và hiểu rõhơn bản chất của việc dạy tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp
Về thực tiễn: Nghiên cứu của luận án bước đầu đã cho thấy cách thức phù hợp
để ứng dụng dạy NNGT vào dạy tiếng Anh giao tiếp viết cho sinh viên không chuyênngữ tại Trường Đại học Quảng Bình
7 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận án gồm bachương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận Chương này trình bày cơ sở lý thuyết của luận án, liênquan đến đặc điểm của tiếng Anh giao tiếp, đường hướng dạy-học tiếng Anh giao tiếp
và đặc điểm của lớp học tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp
Chương 2: Thực tiễn dạy-học và nhu cầu học viết tiếng Anh của sinh viênkhông chuyên ngữ tại Đại học Quảng Bình Nội dung chương này mô tả một khảo sát
sơ lược về thực trạng dạy-học tiếng Anh không chuyên ngữ tại Trường Đại học QuảngBình Qua đó tác giả luận án có cơ sở dữ liệu cơ bản để quy chiếu với các đường
Trang 23hướng và nguyên tắc dạy NNGT nhằm nghiên cứu đề xuất các nhóm giải pháp ứngdụng dạy NNGT viết phù hợp với đối tượng và môi trường đào tạo.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm về dạy tiếng Anh giao tiếp viết cho sinh viênkhông chuyên ngữ Đại học Quảng Bình Chương này mô tả tiến trình ứng dụng thựcnghiệm dạy tiếng Anh giao tiếp viết vào lớp học cụ thể, từ đó đưa ra các kết luận và đềxuất cách thức dạy-học phù hợp với thực tiễn môi trường và đối tượng đào tạo là sinhviên không chuyên ngữ Đại học Quảng Bình
xxi
Trang 24CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Nội dung chương sẽ trình bày cơ sở lý thuyết cơ bản của luận án gồm đặc điểmcủa tiếng Anh giao tiếp, đường hướng dạy-học tiếng Anh giao tiếp và đặc điểm của lớphọc tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp
1 1 ĐẶC ĐIỂM CỦA TIẾNG ANH GIAO TIẾP
1.1.1 Mô hình tiến trình giao tiếp tương hỗ
1.1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
- Tiếng Anh giao tiếp: Trong tiếng Anh thuật ngữ này được viết là ‘communicativeEnglish’ Giao tiếp (communicative) được đi kèm với từ tiếng Anh ở đây có chức năngnhư một tính từ, theo từ điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary [129], tính từ này
có nghĩa là thích nói chuyện và truyền thông tin đến người khác, khi bổ nghĩa cho danh
từ khác nó có nghĩa là liên quan đến khả năng giao tiếp bằng một ngôn ngữ, đặc biệt làmột ngoại ngữ Có thể hiểu rằng thuật ngữ tiếng Anh giao tiếp ở đây nói đến kiểu tiếngAnh được sử dụng trong các hoạt động giao tiếp và vì vậy nó cần được nhìn nhận dướiquan điểm chức năng giao tiếp
- Giao tiếp (communication): Với chức năng của một danh từ khái niệm giao tiếp cónguồn gốc từ tiếng Latin là “communis” với nghĩa “chia sẻ” [177] Theo từ điển TheCambridge International Dictionary of English [153, tr.271] khái niệm này có nghĩa làviệc truyền đi hoặc trao đổi thông tin hoặc trao đổi suy nghĩ, ý kiến bằng cách họp mặthoặc bằng các phương tiện khác như trao đổi thư từ Nhưng như Sheila Steiberg [150]
đã đề cập “tất cả các giao tiếp đều liên quan đến việc gửi đi và nhận lại các tín hiệu”mang nghĩa vì chúng ta không thể chuyển thông tin, ý kiến hoặc suy nghĩ từ trong đầungười này sang đầu người khác nên chúng ta phải sử dụng các tín hiệu hoặc các biểutượng còn gọi là mã (codes) để tạo ra các thông điệp mang nghĩa Như vậy, có thể hiểumột cách ngắn gọn rằng giao tiếp là quá trình sử dụng các mã để trao đổi nghĩa
Từ các công trình nghiên cứu của Sheila Steiberg [150] có tựa đề ‘Dẫn luận vềkhoa học giao tiếp’ (An Introduction to Communication Studies); Wood [172], [171]
Trang 25với ‘Giao tiếp trong cuộc sống chúng ta’ (Communication in Our lives), ‘Giao tiếp liênnhân: những cuộc tương tác diễn ra hằng ngày’ (Interpersonal communication:everyday encounters); Richard West và Lynn Turner [166] với ‘Kiến thức giao tiếp liênnhân: những sự lựa chọn trong một thời đại biến động’ (Understanding InterpersonalCommunication: making choices in changing times); Jose Ashford, Craig WinstonLecroy, Kathy Lortie [40] với ‘Hành vi con người trong môi trường xã hôi: một ngữcảnh đa chiều’ (Human Behavior in the Social Environment: A MultidimensionalPerspective), Deena Levine và Mara Adelman [69, tr.10] trong ấn phẩm ‘Ẩn sau ngônngữ: giao tiếp liên văn hóa’ (Beyon language: cross-cultural communication) chúng ta
có thể định nghĩa một số khái niệm tiền đề quan trọng khác như sau:
- Nhập mã (encoding): là tiến trình sử dụng các tín hiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ đểchuyển các ý tưởng trong đầu chúng ta thành những thông điệp
- Giải mã (decoding): là tiến trình chúng ta nhận thông điệp từ người khác và giải nghĩacủa chúng
- Mã (code): các từ, ngữ, chữ số hoặc các biểu tượng được nối với nhau thành hệ thốngcác quy tắc chung của cộng đồng sử dụng
- Phương tiện (medium): là phương tiên vật chất được con người sử dụng để truyền cácthông điệp cho nhau Giọng nói, cử động của cơ thể, các phương tiện kỹ thuật và điện
tử như điện thoại, loa, báo, sách, ảnh, tivi đều là phương tiện giao tiếp
- Kênh (channel): là con đường mà thông điệp sẽ được truyền đến người nhận Cácsóng ánh sáng, sóng radio mang giọng nói của người gửi đến người nghe gọi là kênhgiao tiếp 5 giác quan con người gồm khứu giác, vị giác, thính giác, trực giác, cảm giácđều là kênh giao tiếp
- Phản hồi (feedback): là phản ứng của các thành viên tham gia truyền tới nhau Phảnhồi có thể là thông điệp không lời hoặc có lời Phản hồi gồm 2 loại: nội phản hồi(internal feedback) và ngoại phản hồi (external feedback) Nội phản hồi xảy ra khichúng ta giao tiếp với chính mình (ví dụ, sau khi đưa ra một thông điệp và chúng ta lại
xxiii
Trang 26tự nói với mình ‘Mình không nên nói như vậy nữa.’ Ngoại phản hồi là những hồi đápđược thể hiện ra bên ngoài, ví dụ một đối tác tham gia giao tiếp đã phản ứng bằng phátngôn ‘Tại sao cậu nói điều đó? Thật ngốc nghếch.’
- Trường trải nghiệm (field of experience): Mỗi con người là sản phẩm được xây dựngbởi các điều kiện sống và nền tảng giáo dục, các niềm tin, các giá trị, văn hóa, các trảinghiệm trong quá khứ, các thái độ, kiến thức, nghề nghiệp, tôn giáo, giới tính, và cácnghĩa đã được học vừa như một cá thể vừa như một phần của cộng đồng sử dụng chung
hệ thống mã Tất cả các yếu tố này tạo thành trường trải nghiệm của mỗi người còn gọi
là khung tham chiếu (frame of reference) nghĩa vì vậy trường trải nghiệm ảnh hưởngđến cách chúng ta tạo mã và giải mã
- Văn hóa (culture): là nền tảng chung (ví dụ như của một quốc gia, một dân tộc, mộttôn giáo) có được từ việc sử dụng một ngôn ngữ, văn hóa thể hiện qua phong cách giaotiếp, các thói quen-tập tục, các niềm tin, thái độ và các giá trị
- Nhiễu (Noise): Bất kì tác nhân kích thích nào tham gia vào tiến trình truyền và nhậnthông điệp làm cho nghĩa của nó không được hiểu rõ tạo nên rào cản giữa những ngườitham gia giao tiếp
- Nhiễu bên ngoài (external noise): là các tác nhân kích thích đến từ môi trường bênngoài làm mất sự tập trung của những người tham gia giao tiếp như mùi hôi, một chiếc ghế khó ngồi, nhiễu khí quyển lên giây điện thoại
- Nhiễu bên trong (internal noise): là những tư tưởng, tình cảm bên trong con người tạonên nhiễu khi giao tiếp Các định kiến cá nhân và tâm trạng cũng như độ tập trung củangười này đối với người kia, tất cả đều có thể là nguồn nhiễu ảnh hưởng đến cách conngười diễn giải thông điệp Ví dụ, một sinh viên đang ngồi học ở lớp nhưng khôngnghe giảng vì đang mải nghĩ về buổi khiêu vũ mà cậu ta sẽ tham dự tối nay, điều nàylàm cho cậu ta không hiểu đúng nội dung bài giảng mà cậu ta đang học Khi một ngườikhông thích một ai đó, thì những thành kiến của anh ta làm cho anh ta không tiếp thuchính xác thông điệp mà người đó đang nói, như vậy nhiễu bên trong cũng đã xảy ra
Trang 27- Nhiễu ngữ nghĩa (semantic noise): do các yếu tố trong ngôn ngữ tạo nên, ví dụ, một
từ đa nghĩa khi được sử dụng trong một số trường hợp làm cho các thành viên khônghiểu nghĩa của nó như nhau Một bác sĩ dùng những thuật ngữ y khoa xa lạ với bệnhnhân để giải thích nguyên nhân căn bệnh nhưng kết quả bệnh nhân vẫn không hiểu tạisao họ bị căn bệnh đó cũng là một ví dụ khác của nhiễu ngữ nghĩa Nhiễu ngữ nghĩacòn xảy ra khi có sự khác biệt về văn hóa, xã hội giữa những người tham gia giao tiếpkhiến họ sử dụng các từ khác nhau để diễn đạt cùng một ý tưởng
- Nghĩa (Meaning): là một thuật ngữ cực kỳ khó định nghĩa do bản chất trừu tượng của
nó Cho nên O’Sullivan et al (1989) đề xuất, thay vì định nghĩa thuật ngữ, chúng ta nênxem nghĩa là một sản phẩm được tạo ra từ kết quả của cuộc giao tiếp Nói cách kháchành động giao tiếp sẽ tạo ra nghĩa
- Giao tiếp liên nhân (interpersonal communication): là tiến trình trao đổi qua lại cácthông điệp giữa hai người để sáng tạo và duy trì một nghĩa được hiểu chung (sharedmeaning)
- Ngữ cảnh (context): là môi trường, địa điểm hoặc các điều kiện nơi cuộc giao tiếpdiễn ra bao gồm cả yếu tố ngữ cảnh văn hóa nơi giao tiếp diễn ra như các niềm tin, cácgiá trị, thái độ, nghĩa, cấu trúc xã hội, tôn giáo, các ý niệm về thời gian, các vai trò vịthế của một nhóm người
- Các kỹ năng giao tiếp (communication skills): là khả năng sử dụng các thành tố tạonên thành công cho mục đích của cuộc giao tiếp thể hiện qua các kỹ năng nghe, nói,đọc, viết và kỹ năng suy luận
- Các hệ thống xã hội (social systems)/ngữ cảnh xã hội gồm những thứ cả hai ngườitham gia giao tiếp cùng chia sẻ (ví dụ, việc sống chung trong một khuôn viên đại học,một thị trấn, một nơi làm việc, một tôn giáo, một nhóm xã hội hoặc một nền văn hóa)
và các hệ thống riêng của mỗi người (như gia đình, tổ chức tôn giáo, bạn bè)
xxv
Trang 28- Kiến thức (knowledge): hành vi giao tiếp của chúng ta cũng bị ảnh hưởng bởi các kiến thức về các thái độ, hiểu biết về chủ đề, khả năng tạo mã và cách chúng ta sử dụngcác kênh giao tiếp
- Thái độ (attitudes): các quan điểm, nhận thức về chính mình, về chủ đề, và về đối táctham gia giao tiếp
1.1.1.2 Các thành tố tác động đến tiến trình giao tiếp tương hỗ
Để hiểu rõ các đặc điểm tiếng Anh giao tiếp, chúng ta không thể không xem xétchúng trong ngữ cảnh của lý thuyết giao tiếp Trong đó, mô hình giao tiếp tương hỗ đãphản ánh một bức tranh tương đối hoàn thiện về các thành tố tham gia và tác động tiến
trình giao tiếp Barnlund (1970) là người tiên phong trong việc xây dựng mô hình giao
tiếp này, tác giả cho rằng có ít nhất hai thành viên tham gia, họ thay phiên nhau tạo mã
và giải mã thông điệp nhằm diễn đạt và diễn giải nghĩa, vì vậy thuật ngữ người giaotiếp được sử dụng thay thế cho người gửi và người nhận thông điệp
Tiến trình (process) trong mô hình giao tiếp tương hỗ là một hoạt động cộnghưởng đang diễn ra liên tục, đang thay đổi và không thể đảo ngược qua thời gian.Không thể đảo ngược có nghĩa là mỗi cuộc giao tiếp đã diễn ra sẽ dẫn đến một kết quảnhất định và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cuộc giao tiếp kế theo Ví dụ, cách mà chúng
ta giao tiếp với một người nào đó trong quá khứ tất yếu sẽ dẫn đến một kết quả nhấtđịnh, kết quả này có thể giúp chúng ta hoặc cản trở chúng ta giao tiếp với họ trongtương lai Còn tương hỗ ở đây muốn nói rằng tiến trình giao tiếp mang tính hợp tác,liên nhân và phụ thuộc lẫn nhau của các thành viên tham gia
Khi tiến trình giao tiếp diễn ra, các thông điệp được trao đổi bằng việc sử dụngcác tín hiệu ngôn ngữ và phi ngôn ngữ còn nghĩa diễn đạt và nghĩa diễn giải luôn bị chiphối bởi trường trải nghiệm hay khung tham chiếu (frame of reference) nghĩa riêng củamỗi thành viên Trường trải nghiệm không chỉ mang đặc tính cá nhân mà còn bị ảnhhưởng bởi các yếu tố do ngữ cảnh văn hóa-xã hội của cộng đồng sử dụng chung một
mã mang lại như niềm tin, các giá trị, thái độ, tình cảm, nhận thức, các quy ước trong
Trang 29biểu hiện nghĩa Các đặc điểm văn hóa này còn tác động đến hành vi và phản ứng củanhững người tham gia trong quá trình tương tác giao tiếp Trường trải nghiệm củanhững người tham gia càng có nhiều điểm chung, giao tiếp càng trở nên hiệu quả,
những người sống trong cùng một nền văn hóa luôn giao tiếp với nhau dễ dàng hơn sovới những người đến từ những nền văn hóa khác nhau
Các tín hiệu phi ngôn ngữ gồm các dấu hiệu công cộng (public cues), các dấuhiệu cá nhân (private cues), các dấu hiệu về hành vi (behavioral cues); các dấu hiệucông cộng có thể là những thứ do môi trường tự nhiên như một phần của thế giới vậtchất hoặc những thứ do con người tạo nên ví dụ một công viên nước; các dấu hiệu cánhân như kính đen hay mùi nước hoa của người giao tiếp; các dấu hiệu về hành vi nhưnét mặt, cử chỉ, điệu bộ đi kèm với hành vi giao tiếp bằng lời
Ngữ cảnh cũng là một yếu tố tác động mạnh đến tiến trình giao tiếp; một thôngđiệp có thể có nhiều nghĩa khác nhau phụ thuộc tình huống và địa điểm cụ thể nơi cuộcgiao tiếp diễn ra Thêm vào đó, các yếu tố nhiễu bên trong, nhiễu bên ngoài và nhiễungữ nghĩa tác động và tạo nên những khó khăn trong tiến trình trao đổi nghĩa thôngđiệp Hậu quả của nhiễu mà các thành viên tham gia gặp phải phụ thuộc vào cách mà
họ đối phó với nó
Do quá nhiều yếu tố tác động đến tiến trình diễn đạt và diễn giải nghĩa nên nghĩacủa một thông điệp ít khi được những thành viên tham gia hiểu như nhau, đặc biệt vớinhững người tham gia không sống trong một cộng đồng sử dụng chung một ngôn ngữ,giao tiếp giữa họ trở nên khó khăn hơn do có quá nhiều khác biệt mà chúng ta có thểnhận thấy dưới ánh sáng của lý thuyết giao tiếp
Sơ đồ 1.1 dưới đây cho ta thấy những người tham gia giao tiếp không đơn thuầngửi và nhận nghĩa từ người này đến người kia rồi phản hồi trở lại cho nhau mà đúnghơn họ đang xây dựng một nghĩa chung thông qua tiến trình này Phản hồi là phươngtiện quan trọng giúp người tham gia thay đổi, điều chỉnh hành vi nhằm đạt mục đíchgiao tiếp của mình.Những khác biệt mang tính cá nhân có thể được thu hẹp khi quá
xxvii
Trang 30Nghĩa Tương tác mã qua thời gian Nghĩa
Nghĩa được chia sẻ
Trường trải nghiêm
được chia sẻ
có nhiều điểm chung hơn, mối quan hệ của họ cũng trở nên thân thiết hơn Vì vậy,những người tham gia thể hiện trách nhiệm của mình với kết quả và hiệu quả của cuộcgiao tiếp Nghĩa được hiểu chung nằm ở vùng hai hình ô-van giao thoa với nhau
Mô hình giao tiếp tương hỗ đã nêu bật tính liên nhân của giao tiếp, các thànhviên tham gia phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình tương tác, thương lượng nghĩa Đểgiao tiếp thành công, vấn đề không chỉ là việc nắm vững các quy ước sử dụng mã haychuyền đi nguyên vẹn nội dung của một thông điệp mà nó còn liên quan đến nhiều vấn
đề khác cần được các bên tham gia quan tâm Tuỳ vào ngữ cảnh cụ thể những người
Trang 31tham gia sẽ sử dụng những chiến lược chung và riêng để diễn đạt và diễn giải nghĩathông điệp sao cho hiệu quả của cuộc giao tiếp có thể đạt được nhiều nhất có thể.Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin và truyền thông như ngày nay, có quánhiều phương tiện để truyền đi và nhận lại các thông điệp Việc trao đổi, tiếp xúc, xử lýthông điệp diễn ra liên tục và nhanh chóng, do có quá nhiều sự lựa chọn các kênh nhận
và phản hồi thông điệp, vì vậy người nhận không chỉ nhận một cách thụ động mà cònthể hiện quan điểm, cách nhìn nhận của mình trước thông điệp Họ không chỉ xác địnhđiều gì đang được nói đến mà còn đặt câu hỏi tại sao nó được nói đến và liệu còn điều
gì bị bỏ sót, chưa được đề cập đến hay không? Cho nên, để đạt được thành công tronggiao tiếp, người tham gia phải quan tâm xem liệu các thông điệp đó sẽ được tri nhận vàphản hồi như thế nào và phong cách, sở thích của đối tác như người nghe hoặc độc giả
ra sao để có một chiến lược giao tiếp phù hợp
1.1.1.3 Chức năng của giao tiếp
Theo Sheila Steiberg [150, tr.18-36], chức năng quan trọng nhất của giao tiếp làphục vụ các nhu cầu cá nhân và xã hội của con người Khi các nhu cầu này xuất hiện
và chưa được đáp ứng một cách thỏa đáng nó sẽ kích hoạt giao tiếp và phản ứng lại cácthông điệp Mặc dù ưu tiên của mỗi người là khác nhau nhưng nhu cầu của tất cả mọingười lại giống nhau, vì vậy các học giả đã phát triển các lý thuyết về mối quan hệ giữanhu cầu và giao tiếp Trong đó, tháp phân cấp nhu cầu của Abraham Maslow [dẫn theo150] được xem là đã gắn kết gần gũi giữa mối quan hệ nhu cầu và giao tiếp của conngười Hệ thống phân cấp nhu cầu được liệt kê theo một trật tự thứ bậc gồm các nhucầu: sống sót, an toàn, xã hội, tôn trọng và yêu mến, tự thể hiện mình
Nhu cầu sống sót/tồn tại (survial needs) thể hiện các nhu cầu thể lý cơ bản nhấtcủa mỗi con người như ăn, uống, ngủ, nghỉ, duy trì nòi giống Nhu cầu này có thể sẽdẫn đến những hành vi giao tiếp như hỏi đường đi đến siêu thị mua thực phẩm, tìmhiểu thông tin để biết các kiểu khách sạn có giá phù hợp để thuê khi ta đi du lịch mộtnơi nào đó
xxix
Trang 32Nhu cầu an toàn (safety needs) thể hiện con người có mong muốn xây dựng, dựđoán và tạo cho mình một môi trường sống an ninh, trật tự Vì vậy, họ cần đọc và hiểuđược các tín hiệu, biển báo nguy hiểm không nên đến gần và những ghi chú về an toàntài sản.
Nhu cầu xã hội (social needs) gắn với việc phát triển các mối quan hệ với ngườikhác một cách có mục đích như có bạn bè, thuộc về một nhóm Để đạt được nhu cầunày con người thường sử dụng các thông điệp diễn đạt tình cảm, chia sẻ thông tin vềbản thân, gia đình, công việc, thói quen, sở thích, các mối quan tâm
Nhu cầu được tôn trọng, yêu mến (esteem needs) có thể dẫn con người đến cáchoạt động nghiên cứu cá nhân, thể hiện sự hiểu biết, trình bày các quan điểm, chínhkiến của mình trước một vấn đề và thuyết phục mọi người tin tưởng vào ý kiến củamình bằng các dẫn chứng xác đáng
Nhu cầu tự thể hiện mình (self-actualization) gồm việc khám phá để hiểu vềchính bản thân mình và thế giới xung quanh, được nổi bật trong các hoạt động mà mỗingười thực hiện, được thể hiện sự sáng tạo của mình (ví dụ như các nhà văn mongmuốn thể hiện khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo để diễn đạt một ý nghĩasâu sắc nào đó đến độc giả)
Theo Abraham Maslow, các nhu cầu trên đi theo trật tự của kim tự tháp, thôngthường khi con người thỏa mãn các nhu cầu ở tầng thấp hơn thì nhu cầu ở bậc cao hơn
sẽ trở nên quan trọng Đối với mỗi người tầm quan trọng về loại nhu cầu của họ lạiđược phản ánh qua các thông điệp cụ thể Và để thỏa mãn các nhu cầu của mình, cácchức năng giao tiếp do Sheila Steiberg [150, tr.18-36] chỉ ra gồm các chức năng để:
- đáp ứng các nhu cầu sinh lý,
- xây dựng các mối quan hệ,
- cảm nhận về chính mình,
- có thông tin,
- đưa ra quyết định,
Trang 33- thuyết phục.
1.1.2 Đặc điểm của tiếng Anh giao tiếp
Như đã đề cập, thuật ngữ tiếng Anh giao tiếp được thảo luận trong luận án này
được nhìn nhận dưới quan điểm chức năng giao tiếp và các mã được sử dụng để diễnđạt và diễn giải nghĩa của thông điệp là tiếng Anh Mã có thể là tiếng Anh nói (spokenEnglish) hoặc tiếng Anh viết (written English) trong đó nghe, đọc là kênh tiếp nhậnthông điệp, còn nói, viết là kênh sản sinh thông điệp Các đặc điểm cơ bản của kiểutiếng Anh này cũng giống như các đặc điểm chính của các ngôn ngữ khác
1.1.2.1 Đặc điểm chính
Theo quan điểm của các nhà ngôn ngữ học như John Lyons [111] và NguyễnThiện Giáp [13] thì ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp của con người có 6 đặc điểm cơbản sau: tính võ đoán, cấu trúc hai bậc, dịch chuyển, sức sinh sản, chuyển giao văn hoá,tính phân lập
- Tính võ đoán (arbitrariness): Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt mà con
người sử dụng để giao tiếp, tuy nhiên không có mối quan hệ bên trong nào giữa từ vànghĩa mà nó biểu đạt, mối quan hệ này do con người trong cộng đồng giao tiếp quy
ước mà thôi Ví dụ, trong tiếng Anh ta có từ ‘dog’ để chỉ con chó nhưng trong tiếng Pháp lại sử dụng từ ‘le chien’ để chỉ con vật này Một số ít từ tượng thanh có cách phát
âm gợi lên sự vật, hiện tượng giống âm thanh của từ đó nhưng cùng một từ tượng thanhlại có những cách viết hoàn toàn khác nhau với những ngôn ngữ khác nhau Ví dụ,
động từ meo meo là từ tượng thanh bắt chước tiếng kêu của con mèo nhưng trong tiếng Việt ta nói “Con mèo đang kêu meo meo.”, tiếng Anh lại nói “The cat is mewing.”
- Cấu trúc hai bậc (duality): một đơn vị ngôn ngữ có nghĩa luôn bao gồm hai cấp
độ về mặt cấu trúc: cấp độ chính và cấp độ phụ Các đơn vị của cấp độ chính bao gồmcác thành tố của cấp độ phụ được sắp xếp theo một quy tắc nhất định tạo nên các nghĩariêng biệt
- Sức sinh sản (productivity/creativity/open-endedness): Nhờ cấu trúc hai bậc mà
xxxi
Trang 34dựa trên một số quy tắc và mẫu cấu trúc có hạn con người sử dụng có thể hiểu và tạo ra
vô hạn các câu mà họ chưa từng nghe hoặc chưa từng phát ngôn trước đó Các từ cóthể được sử dụng kết hợp với các từ khác nhau để diễn đạt các nghĩa mới
- Tính dịch chuyển (displacement): Con người có thể sử dụng ngôn ngữ để biểu
thị những cái hiện không hiện hữu, các khái niệm trừu tượng như tình yêu, hạnh phúc;hoặc miêu tả những điều có thật và tưởng tượng trong quá khứ, tương lai, hiện tại;những vật hoặc những điều đang xảy ra ở xa chúng ta
- Chuyển giao văn hóa (cultural transmission): Ngôn ngữ là phương tiện giúp
con người dạy cho các thế hệ tiếp theo những tri thức và kinh nghiệm mà họ đã có.Nếu không có khả năng sử dụng ngôn ngữ để truyền lại những kiến thức cần thiết baogồm cả kiến thức ngôn ngữ và những quy tắc về hành vi ứng xử trong xã hội cho cácthế hệ nối tiếp, mỗi thế hệ sẽ phải xây dựng tri thức từ đầu, không có sự kế thừa vàphát triển Vì vậy, ngôn ngữ của một xã hội sẽ tạo nên một phần văn hoá của xã hội đó
- Tính phân lập (discreteness): nhờ tính phân lập của các âm vị và từ mà người
sử dụng phân biệt các nghĩa khác nhau của các chuỗi phát ngôn Đây là đặc tính của
các thành tố phụ Ví dụ, từ ‘seal’ và ‘seat’ chỉ có thành tố phụ là phụ âm l và phụ âm t
khác nhau nhưng đã tạo thành hai từ có hai cách phát âm, cách viết và hai nghĩa khácnhau Đặc tính này đã tạo nên tính linh hoạt, mềm dẻo và tính năng suất của hệ thốngngôn ngữ
Trong 6 đặc điểm chính được trình bày ở trên, đặc điểm thứ 2, 3, 4 và 6 tạo nênđặc tính sáng tạo và riêng biệt của các câu riêng lẻ Cùng một nghĩa có thể diễn đạtbằng nhiều cách khác nhau và cùng một lượng từ có thể diễn đạt các câu với các nghĩakhác nhau mà thậm chí người sử dụng chưa từng nghe hoặc nói trước đó Chính điềunày làm cho người học càng hiểu rõ và sử dụng tốt các quy ước trong sử dụng mã như
từ vựng và ngữ pháp thì giao tiếp của họ càng được dễ dàng, lưu loát hơn Tuy nhiên,điều này cũng đặt ra những khó khăn cho những người mới học ngoại ngữ khi nguồn
mã đích của họ chưa nhiều Các đặc điểm trên cùng với các hình thức tu từ và các tín
Trang 35hiệu phi ngôn ngữ làm cho người sử dụng có nhiều sự lựa chọn khác nhau và cả sựsáng tạo khi muốn diễn đạt một nghĩa nào đó trong giao tiếp.
Đặc trưng thứ nhất và thứ 5 làm cho một người học không chỉ học các quy ướctrong sử dụng mã mà còn phải học về các đặc trưng văn hóa ảnh hưởng đến hành vigiao tiếp của cộng đồng đích Hay nói cách khác khi một người học ngoại ngữ, họkhông chỉ phải học từ vựng, các cấu trúc ngữ pháp như một hành trang cơ bản mà họcòn phải hiểu được các yếu tố văn hóa như niềm tin, các giá trị, thái độ, các quy ướctrong biểu hiện nghĩa, các vai chi phối hành vi giao tiếp của cộng đồng đích gắn vớimột ngữ cảnh nhất định Các yếu tố văn hóa như vậy được thể hiện tiềm ẩn ngay trongcác ngôn bản (texts) và các cuộc đàm thoại diễn ra trong cuộc sống hằng ngày
1.1.2.2 Đặc điểm về chức năng
Khi nhìn nhận ngôn ngữ dưới ánh sáng của lý thuyết giao tiếp, chúng ta có thể
hiểu rằng chức năng chính của tiếng Anh giao tiếp là làm phương tiện để diễn đạt
nghĩa, ví dụ như diễn đạt sự biết ơn, hỏi đường, diễn đạt sự hiểu biết về một chủ đề nào
đó v.v Tuy nhiên, nghĩa thường được người sử dụng diễn đạt và diễn giải theo nhữngcách khác nhau nên bên cạnh việc biểu hiện nghĩa, ngôn ngữ còn được sử dụng để traođổi, thương lượng nghĩa nhằm đạt được một nghĩa chung nhiều nhất có thể hoặc để đạtmục đích giao tiếp nào đó thỏa mãn các bên tham gia Do đó giao tiếp luôn mang tính
xã hội và tính liên nhân vì có ít nhất hai thành viên tham gia phụ thuộc lẫn nhau
Roman Jakobson (1960) đã mô tả các chức năng ngôn ngữ gắn với các chứcnăng giao tiếp sau: truyền tin/tham chiếu (the referential function), biểu cảm (theexpressive function), thực hiện mong muốn (the conative fuction), chức năng đưa đẩy(the phatic function), siêu ngôn ngữ (the metalingual function), chức năng thi ca (thepoetic function) Chức năng thi ca ở đây muốn nói đến việc sử dụng ngôn ngữ mộtcách sáng tạo Theo Roman Jakobson, ngôn ngữ trong giao tiếp luôn tiềm ẩn các chứcnăng trên nhưng chỉ có một trong 6 chức này đóng vai trò chính trong một ngôn bản vàthường liên quan đến loại ngôn bản chứa chức năng của chính nó Tùy vào nhu cầu và
xxxiii
Trang 36mục đích, các chức năng ngôn ngữ trên được chuyển vào các thông điệp mang nghĩatrong một ngữ cảnh giao tiếp cụ thể.
Halliday [11, tr.16] lại khái lược các chức năng ngôn ngữ thành 3 siêu chứcnăng cơ bản là chức năng biểu ý, chức năng liên nhân và chức năng ngôn bản
Chức năng biểu ý giúp con người phản ánh thực tại, mô tả những sự kiện xảy ra trong cuộc sống hằng ngày, diễn đạt suy nghĩ của mình về một vấn đề hoặc về chính bản thân mình
Chức năng liên nhân giúp con người sử dụng ngôn ngữ để tự mình thiết lập vai
xã hội trong một cuộc giao tiếp cụ thể Theo Halliday, “chức năng này được hiện thựcthông qua hệ thống THỨC và hệ thống TÌNH THÁI Thức chỉ rõ vai mà người nói lựachọn trong tình huống nói và vai mà anh ta ấn định cho người nghe Nếu người nóichọn lựa thức cầu khiến thì anh ta cho mình vai ra lệnh và sắp đặt người nghe vào vị trítuân lệnh Tình thái được định rõ người nói đánh giá hoặc nói ra dự đoán của mình”.Thông qua chức năng này ngôn ngữ trở thành mối dây liên hệ giữa người và người, nóbuộc những người tham gia giao tiếp phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình tương tác mã
“Chức năng ngôn bản đề cập đến việc ngôn ngữ có cơ chế làm cho một bản thuyếttrình ở dạng nói hoặc viết thành một văn bản mạch lạc nhất quán, tạo ra một thông điệpsống động khác với một danh mục các câu văn tuỳ tiện.” [11, tr.17-18]
Tuy nhiên, tiếng Anh với tư cách là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế còn được họcnhư một ngoại ngữ để phục vụ nhu cầu giao tiếp của những cộng đồng người đến từcác quốc gia khác nhau, có thể đã sở hữu ngôn ngữ một khác nhau Vì vậy, khi xácđịnh chức năng chung của ngoại ngữ ở cấp độ Ngưỡng (The Threshold Level), Van Ek[157, tr.19] nêu bật 6 chức năng chung sau:
- trao đổi và tìm kiếm thông tin,
- diễn đạt và khám phá các quan điểm về tri thức,
- diễn đạt và khám phá các quan điểm về tình cảm,
- diễn đạt và khám phá các quan điểm về đạo đức,
Trang 37- khiến cho một việc gì đó được thực hiện (thuyết phục) và
bé bằng con đường tự nhiên ở môi trường sống xung quanh qua kênh giao tiếp nghe,nói và sử dụng nó nhằm đạt các nhu cầu cơ bản nhất của mình, việc học và sử dụngtiếng Anh như một ngoại ngữ là để giúp con người đáp ứng các nhu cầu giao tiếp liênvăn hóa và xuyên cộng đồng Vì vậy, tùy vào mức trình độ NNGT, mục đích và nhucầu sử dụng của người học, các chức năng chung của tiếng Anh có thể được liệt kê phùhợp với đối tượng đào tạo và sau đó được cụ thể hóa vào các chủ đề, chủ điểm của bàihọc Cho nên, các đặc điểm chức năng chung của ngoại ngữ theo từng mức trình độnhư của Van Ek là khung lý thuyết chúng ta có thể tham khảo sử dụng
1.1.2.3 Đặc điểm về phong cách và ngữ vực
a Phong cách:
Xét từ góc độ phong cách ngôn ngữ, theo quan điểm của Fromkin, Holt,Rhinehart (1986) [dẫn theo 29], phong cách ngôn ngữ “bị quy định bởi cách xử lý ngônngữ của người nói, người viết đối với người nghe/người đọc, đối với chủ đề hoặc đốivới mục đích giao tiếp.” Vì vậy, phong cách ngôn ngữ trong giao tiếp tiếng Anh đượcMartin Joos [dẫn theo 15] chia thành 5 loại: phong cách nghi lễ, phong cách chínhthức, phong cách thương lượng đàm phán, phong cách tùy tiện và phong cách thân mật.Tuỳ vào ngữ cảnh, nội dung, chủ đề và vai giao tiếp, người sử dụng ngôn ngữ sẽ chọnlựa phong cách phù hợp để giao tiếp nhằm đạt được mục đích của mình Ví dụ, nếumột thành viên trong gia đình gửi lại một lời nhắn cho một thành viên khác trong gia
xxxv
Trang 38đình, thì người đó không nhất thiết phải viết phần mở đầu, kết thúc của lời nhắn mộtcách trang trọng mà chỉ cần đề cập thẳng đến mục đích, nội dung lời nhắn bằng các câurút gọn Nhưng, khi nhân viên phòng kinh doanh của một công ty viết một lá thư điện
tử cho giám đốc thị trường của một công ty khác thì phong cách viết phải trang trọng.Phong cách ngôn ngữ của một người còn bị chi phối bởi nền tảng giáo dục, các yếu tốvăn hoá-xã hội mà người đó chịu ảnh hưởng
b Ngữ vực:
Halliday et al (1964) cho rằng ngữ vực được hình thành bởi mối quan hệ của bathành tố trong hoạt động giao tiếp: con người, ngữ cảnh và thực tế sử dụng ngôn từ(kiểu loại ngôn ngữ được sử dụng) Fromkin, Holt, Rhinehart (1986) [dẫn theo 29] lạiđịnh nghĩa rằng “ngữ vực là thuật ngữ được sử dụng cho một biến thể ngôn ngữ bị quyđịnh bởi chủ đề Thông thường, việc chuyển sang một ngữ vực nào đó bao giờ cũngchuyển sang một hệ thống các thuật ngữ liên quan đến chủ đề đang bàn, và có thể, cảcấu trúc ngữ pháp.” Ví dụ, đặc trưng ngữ vực của tiếng Anh giao tiếp là biến thể ngônngữ của nó không chỉ phụ thuộc vào phong cách ngôn ngữ của thoại nhân mà còn phụthuộc nhiều yếu tố khách quan khác như chủ đề hội thoại, ngữ cảnh về không gian, thờigian nơi giao tiếp diễn ra Nếu giao tiếp diễn ra tại phòng khám của một nha sỹ, ngoàicác câu chào xã giao, thì giữa bệnh nhân và nha sỹ thường xuyên sử dụng các mẫu câutiếng Anh và thuật ngữ liên quan đến các vấn đề về răng, lợi như tên bệnh, thuốc haycách điều trị bệnh răng hoặc lợi Cách sử dụng cấu trúc ngữ pháp và các biến thể ngônngữ cũng như phong cách ngôn ngữ của nha sỹ và bệnh nhân cũng khác nhau, và thậmchí ở những phòng khám răng khác nhau thì phong cách ngôn ngữ tiếng Anh để giaotiếp cũng có những điểm khác nhau Nói một cách trừu tượng, ngữ vực của một kiểuloại ngôn bản bị chi phối bởi ba đặc điểm ngôn cảnh tình huống: trường hay chủ đề củangôn bản, không khí hay mối quan hệ của những người tham gia giao tiếp trong ngônbản, và phương thức hay kênh giao tiếp (nói hay viết) của ngôn bản [34]
Vì đặc trưng về phong cách và ngữ vực của ngôn ngữ giao tiếp sẽ biến đổi theo
Trang 39mục đích, chủ đề hội thoại, người tham gia giao tiếp và ngữ cảnh, các nhà ngôn ngữ đãphân loại tiếng Anh giao tiếp theo nhu cầu của người sử dụng thành các kiểu loại khácnhau như:
- tiếng Anh giao tiếp Tổng Quát,
- tiếng Anh giao tiếp Thương Mại,
- tiếng Anh giao tiếp Công Sở,
- tiếng Anh giao tiếp Trong Môi Trường Học Thuật v.v
Mỗi kiểu loại tiếng Anh giao tiếp được biên soạn với những tình huống giao tiếpthực thường xảy ra trong ngữ cảnh làm việc hoặc sinh hoạt mà người học, người sửdụng thường gặp phải Phong cách và ngữ vực như từ vựng, ngữ pháp, thể loại ngônbản cũng được thiết kế phục vụ cho mục đích của từng kiểu loại tiếng Anh này
1.1.2.4 Đặc điểm văn hoá- xã hội nơi ngôn ngữ được sử dụng
Chính con người tạo ra các quy ước sử dụng mã cũng như các hành vi và quytắc giao tiếp trong một tình huống và ngữ cảnh cụ thể cho nên ngôn ngữ chịu sự chiphối bởi ngữ cảnh văn hoá-xã hội nơi cuộc giao tiếp diễn ra Vì vậy, các thiên hướng
nghĩa xã hội (sociosemantic) và các vấn đề liên quan đến văn hoá-xã hội (sociocutural)
trong bất kỳ một hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ nào cũng cần được chú trọng xemxét [119] Để nắm rõ hơn vấn đề này, năm 1974, Dell Hymes đã chỉ ra rằng để giaotiếp bằng ngôn ngữ một cách tự nhiên, phù hợp với ngữ cảnh văn hóa-xã hội cần phảixem xét 8 thành tố sau được viết tắt là (SPEAKING):
1 Ngữ huống (Setting and Scene): Ngữ huống là thời gian, địa điểm nơi hànhđộng nói diễn ra và cả môi trường tâm lý hay phạm vi văn hoá của ngữ cảnh như “cácniềm tin, các giá trị, thái độ, nghĩa, cấu trúc xã hội, tôn giáo, các ý niệm về thời gian,các vai giao tiếp và vị thế của một nhóm người.” [150, tr.51]
2 Các thành viên tham gia (Participants): Các thành viên tham gia có thể làngười nói/viết và người nghe/lĩnh hội/đọc
3 Mục đích (Ends): Mục đích giao tiếp bao gồm mục đích của hành động nói và
xxxvii
Trang 40kết quả của hành động nói
4 Chuỗi hành vi (Act Sequence): Gồm hình thái cấu trúc và trật tự của sự kiệngiao tiếp trong đó thể hiện nội dung và hình thức của sự kiện giao tiếp, cách thức mà
nó được phát triển Thông thường việc trao đổi nghĩa diễn ra theo các trật tự như mởđầu, thương lượng nghĩa, và kết thúc
5 Cách diễn đạt (Key): Gồm các dấu hiệu tạo thành giọng điệu, thái độ hay linhhồn của hành động nói
6 Các phương tiện (Instrumentalities): Phương tiện ngôn ngữ có thể là ngônngữ nói hoặc là ngôn ngữ viết với các mẫu cấu trúc câu đúng chuẩn hoặc không chuẩnngữ pháp, các biến thể ngôn ngữ như tiếng địa phương hay phong cách nói trang trọnghoặc không trang trọng
7 Chuẩn tương tác và chuẩn giải thích (Norms): Các quy tắc xã hội sẽ chi phốihành động và phản ứng của các thành viên tham gia giao tiếp cũng như sự kiện giaotiếp
8 Thể loại (Genre): Chỉ loại hình của hình thức ngôn ngữ như độc thoại, hộithoại, thơ, kể chuyện, trần thuật, miêu tả
Như vậy, tùy vào ngữ huống, mục đích của hành động nói, các chuẩn tắc xã hộinơi hoạt động ngôn ngữ được diễn ra và cả thể loại ngôn ngữ được nói đến các thànhviên tham gia sẽ thiết lập vai phù hợp với vị trí xã hội của mình và cả đối tác giao tiếp.Điều này sẽ anh hưởng đến cách chọn lựa ngôn ngữ và các hành vi chi phối hoạt độnggiao tiếp của thành viên tham gia Lý thuyêt giao tiếp bằng ngôn ngữ gắn với ngữ cảnh
xã hội trên của Dell Hymes đã mở ra nhiều hướng mới trong thiết kế chương trình vàbiên soạn nội dung dạy-học ngôn ngữ vì nó đã giúp cho những người dạy có nhữnghiểu biết sâu sắc hơn về việc dạy ngữ năng giao tiếp đích Để giao tiếp một cách tựnhiên con người cần sử dụng ngôn ngữ một cách hài hòa, linh động và phù hợp với 8yếu tố cơ bản trên chứ không phải sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác theo các mẫu cấu trúc ngữ pháp