1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kinh tế tri thức và việc dạy và học vấn đề này ở trường THPT hiện nay

20 445 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 134,5 KB

Nội dung

Ngày nay thế giới đang bước vào một thời kỳ chuyển tiếp mạnh mẽ hơn, đó là sự chuyển tiếp từ xã hội công nghiệp sang xã hội hậu công nghiệp. Trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ hiện đại

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Ngày nay thế giới đang bước vào một thời kỳ chuyển tiếp mạnh mẽ hơn, đó là sự chuyển tiếp từ xã hội công nghiệp sang xã hội hậu công nghiệp. Trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, tri thức khoa học thông tin trở thành bộ phận cấu thành quan trọng hàng đầu của lực lượng sản xuất, đồng thời đóng vai trò quyết định đối với nền sản xuất vật chất trên quy mô toàn cầu. Nền kinh tế thế giới đang biến động mạnh mẽ trong cả cơ cấu, chức năng lẫn phương thức hoạt động sự phát triển của nó ngày càng phụ thuộc chủ yếu vào nhân tố tri thứctrí tuệ. Sự biến đổi ngày càng mạnh mẽ đang tạo dựng một bước ngoặt lịch sử đánh dấu kỷ nguyên hình thành nền kinh tế mới – kinh tế tri thức. Đất nước ta đang trong quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong điều kiện như vậy, kinh tế tri thức trở thành yếu tố quan trọng, là lực lượng sản xuất trực tiếp, quyết định sự tăng trưởng phát triển kinh tế. Thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, là người làm chủ tri thức, bên cạnh hiểu biết về tình hình chính trị thì cũng cần có sự hiểu biết về lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là sự phát triển kinh tế tri thức trong giai đoạn hiện nay. Bởi không ai khác, chính họ là nhân tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế tri thức. Tuy nhiên sự hiểu biết về nền kinh tế tri thức trong một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ còn rất hạn chế. Vì vậy, việc nâng cao trình độ hiểu biết của thế hệ trẻ về nền kinh tế tri thức trở thành việc làm hết sức cần thiết. Hiện nay, các trường THPT, trong chương trình SGK vấn đề về kinh tế tri thức cũng đã được Bộ Giáo dục Đào tạo đề cập đến. Phần kinh tế tri thức trong SGK có ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh THPT. Nó giúp các em có những hiểu biết đúng đắn về kinh tế tri thức, thấy được trách nhiệm của bản thân đối với sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, hiện nay việc dạy học về nội dung kinh tế tri thức các trường THPT còn một số bất cập. Nội dung chương trình còn hạn hẹp, chưa ổn định; thiếu tài liệu hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học; thiếu các tài liệu tham khảo, đội ngũ giáo viên chưa được bồi dưỡng, dẫn đến tình trạng chưa truyền thụ hết kiến thức cần thiết cho học sinh, làm cho học sinh nhận thức mơ hồ về nền kinh tế tri thức. Hiện nay, SGK GDCD lớp 11 đã được điều chỉnh, bổ sung theo hướng cải cách SGK. Mặc dù đã có sự điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn còn một số bất cập ảnh hưởng đến chất lượng dậy học về kinh tế tri thức. Vì vậy, trong quá trình thực tập trường THPT khảo sát thực tế, tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Kinh tế tri thức việc dạy học vấn đề này trường THPT hiện nay”, với mong muốn góp một phần công sức nhỏ của mình vào việc nâng cao việc dạy học vấn đề này trường THPT. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Vấn để kinh tế tri thức đã được nhiều tác giả nghiên cứu đã có nhiều bài viết được đăng trên nhiều sách báo, tạp chí Tiêu biểu có những đề tài sau đây: - GS.VS Đặng Hữu ( chủ biên ): Phát triển kinh tế tri thức – rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2001. - GS.TS Ngô Qúy Tùng: Kinh tế tri thức - xu thế mới của xã hội thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội, năm 2001. - GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền; PGS.TS Đào Duy Huân; TS. Lương Minh Cừ: Hướng đến nền kinh tế tri thức Việt Nam. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, năm 2005. - Tần Ngôn Trước: Thời đại kinh tế tri thức. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000. Những vấn đề trên đã đi sâu nghiên cứu một số vấn đề khác nhau về nền kinh tế tri thức. Nhưng tôi nhận thấy cho đến nay chưa có ai nghiên cứu về “ Kinh tế tri thức việc dạy học vấn đề này trường THPT hiện nay”. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài này với mong muốn góp phần công sức nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng dạy học về vấn đề kinh tế tri thức trường THPT hiện nay. 3. Mục đích nghiên cứu 3.1 Mục đích chung 3.2 Mục đích cụ thể - Khái quát lý luận về kinh tế tri thức - Khảo sát thực trạng dạy học về vấn đề kinh tế tri thức các trường THPT hiện nay. - Tìm các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học về vấn đề kinh tế tri thức các trương THPT hiện nay. - Thiết kế bài giảng về bài học có nội dung đề cập tới kinh tế tri thức. 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Chủ yếu nghiên cứu việc triển khai dạy học về vấn đề kinh tế tri thức các trường THPT hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao việc dạy va học về vấn đề kinh tế tri thức các trường THPT hiện nay. 4.2 Phạm vi nghiên cứu 4.2.1 Về không gian: Nghiên cứu việc triển khai dạy học về vấn đề kinh tế tri thức tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Bao gồm các trường sau: - Trường THPT Chuyên Quốc học - Trường THPT Hai Bà Trưng - Trường THPT Thuận An - Trường THPT Phong Điền 4.2.2 Về thời gian: Nghiên cứu việc triển khai dạy học về vấn đề kinh tế tri thức trong thời gian từ ngày 14/02/2011 đến ngày 2/04/2011. 4.2.3 Về nội dung - Nghiên cứu lý luận chung về kinh tế tri thức - Nghiên cứu việc dạy học về vấn đề kinh tế tri thức các trường THPT hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu. - Khảo sát thực tế kết hợp với phỏng vấn điều tra - Phương pháp phân tích tổng hợp - 6. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài - Góp phần đổi mới việc giảng dạy về vấn đề kinh tế tri thức các trường THPT - Cung cấp tài liệu tham khảo cho các giáo viên dạy môn GDCD các trường THPT hiện nay. - Góp phần nâng cao nhận thức cho học sinh về vấn đề phát triển kinh tế tri thức trong giai đoạn hiện nay. 7. Những đóng góp về khoa học của đề tài Về mặt lý luận: Cung cấp những vấn đề lý luận về kinh tế tri thức phù hợp với chương trình giảng dạy THPT đối tượng học sinh THPT. Về mặt thực tiễn: Góp phần đổi mới nội dung phương pháp tiếp cận về vấn đề kinh tế tri thức gắn với học sinh THPT; nâng cao chất lượng dạy học về vấn đề kinh tế tri thức các trường THPT hiện nay; cung cấp tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này. 8. Kết cấu của đề tài Ngoài mở đầu, kết luận, kiến nghị danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 3 chương: - Chương 1: Lý luận về kinh tế tri thức việc dạy học vấn đề này trường THPT hiện nay. - Chương 2: Thực trạng dạy học về vấn đề kinh tế tri thức các trường THPT hiện nay. - Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học về vấn đề kinh tế tri thức các trường THPT hiện nay. CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TRI THỨC VIỆC DẠY HỌC VẤN ĐỀ NÀY TRƯỜNG THPT HIỆN NAY 1.1 Cơ sở lý luận về kinh tế tri thức 1.1.1 Khái niệm tri thức kinh tế tri thức. Để hiểu kinh tế tri thức là gì? Trước hết cần hiểu tri thức được quan niệm như thế nào?. Theo quan niệm truyền thống, được ghi trong Từ điển Tiếng Việt, tri thức là “ những điều hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội”. Trong thực tế hiện nay trên thế giới có nhiều quan niệm về tri thức, nhưng tựu trung lại có thể hiểu tri thức như sau “ Tri thức là tập hợp những hiểu biết có được thông qua học tập, nghiên cứu hoặc hoạt động thực tiễn được hệ thống hóa. Tri thức có giá trị phổ biến. Tùy theo đối tượng, tri thức được tiếp cận bằng những phương pháp nhất định, được xây dựng trên những mối quan hệ khách quan kiểm nghiệm được” ( dòng 5, trang 189. Một số vấn đề kinh tế toàn cầu hiện nay). Tri thức hình thành với yêu cầu phát triển sản xuất chinh phục tự nhiên. Tri thức phát triển cùng với khoa học công nghệ, cùng với các phương thức sản xuất, cùng với các giai đoạn văn minh nối tiếp của xã hội loài người từng bước trở thành nhân tố quan trọng nhất bên cạnh lao động tài nguyên. Mọi sản phẩm do con người tạo ra mọi giai đoạn phát triển đều là kết quả của sự tác động giữa tri thức với tài nguyên vật chất. Sản phẩm có hàm lượng tri thức càng cao thì tác dụng càng lớn. Tri thức là sản phẩm của lao động, nó không phải là vật chất, nhưng luôn tồn tại dưới cái vỏ vật chất ( giá đựng ). Tri thức (dưới dạng sản phẩm) khi đem sử dụng đòi hỏi phải có cả một quá trình học hỏi nghiên cứu. Tri thức là một trong các yếu tố quan trọng nhất của sản xuất đời sống xã hội, là động lực của tăng năng suất tăng trưởng kinh tế. Vai trò của thông tin, công nghệ giáo dục đào tạo đối với năng lực của nền kinh tế ngày nay trở nên đặc biệt quan trọng. Thuật ngữ “ kinh tế tri thức” là xuất phát từ việc thừa nhận vị trí của tri thức công nghệ trong các nền kinh tế phát triển nhất. Thuật ngữ “ kinh tế tri thức” được sử dụng từ đầu những năm 1990 ngày càng được sử dụng rộng rãi. Kinh tế tri thức xuất hiện từ sự nhận thức về vai trò của tri thức công nghệ trong tăng trưởng kinh tế. Những năm gần đây trong nhiều công trình nghiên cứu, nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế trong nhiều văn bản chiến lược phát triển của các quốc gia, người ta đã dùng nhiều tên gọi khác nhau cho giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế thị trường. Chẳng hạn: - “ Kinh tế thông tin – Information economy” ( nói lên động lực chủ yếu của kinh tế là thông tin – tri thức sự học tập suốt đời của con người ). - “ Kinh tế dựa vào tri thức – Knowledge bass economy” – “ Kinh tế dẫn dắt bởi tri thức – Knowledge driven economy”, “ Kinh tế tri thức – Knowledge economy” ( nói lên vai trò quyết định của tri thức công nghệ đối với phát triển kinh tế ). - “ Kinh tế mới – New economy” nhấn mạnh sự phân biệt với các nền kinh tế đã đang tồn tại trong lịch sử loài người. Trong số các tên gọi trên, kinh tế tri thức là tên gọi thường dùng nhất. Vậy nền kinh tế tri thức là gì? Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kinh tế tri thức. Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế ( OECD ) năm 1996 đã đưa ra định nghĩa “Kinh tế tri thức là những nền kinh tế dựa trực tiếp vào sản xuất, phân phối sử dụng tri thức thông tin”. Nhưng cũng có nhiều định nghĩa khác nói lên vai trò quyết định của tri thức đối với phát triển kinh tế, ví dụ Anh, người ta gọi nền kinh tế dẫn dắt bởi tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra khai thác tri thức giữ vai trò nổi bật nhất trong việc tạo ra của cải (Bộ Công nghiệp Thương mại Anh, 1998). Định nghĩa của OECD dẫn đến một sự hiểu lầm là phát triển kinh tế tri thức có nghĩa là phát triển các ngành kinh tế dựa nhiều vào tri thức, tức là các ngành kinh tế công nghệ cao. Do vậy đã có một số nước quá tập trung chú trọng vào phát triển công nghệ cao mà không quan tâm đầy đủ đến phát triển ứng dụng tri thức vào tất cả các lĩnh vực kinh tế. Năm 2000, OECD APEC ( Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương) đã điều chỉnh lại: Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, truyền bá sử dụng tri thức là động lực chủ yếu nhất của sự tăng trưởng, tạo ra của cải, tạo việc làm trong tất cả các ngành kinh tế. Định nghĩa này muốn nhấn mạnh việc sử dụng tri thức trong tất cả các lĩnh vực kinh tế. Với định nghĩa trên, có thể hiểu kinh tế tri thức là trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất xã hội, theo đó trong quá trình lao động của từng người lao động toàn bộ lao động xã hội, trong từng sản phẩm trong tổng sản phẩm quốc dân thì hàm lượng lao động cơ bắp, hao phí lao động cơ bắp giảm đi vô cùng nhiều trong khi hàm lượng tri thức, hao phí lao động trí óc tăng lên vô cùng lớn. Trong nền kinh tế tri thức, những ngành kinh tế có tác động to lớn tới sự phát triển là những ngành dựa vào tri thức, dựa vào những thành tựu mới của khoa học công nghệ. Đó có thể là những ngành kinh tế mới dựa trên công nghệ cao (như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới .); nhưng cũng có thể là những ngành kinh tế truyền thống (như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) được ứng dụng khoa học công nghệ cao. Nền kinh tế tri thức hình thành phát triển là nhờ năng lực sáng tạo của con người, năng lực tạo ra tri thức mới vận dụng tri thức, biến tri thức thành của cải, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển con người phát triển xã hội. Sáng tạo là điều kiện cần nhưng chưa đủ; phải có năng lực đổi mới, tức là năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn thúc đẩy sự đổi mới phát triển; trong đổi mới cũng cần yếu tố sáng tạo. Sáng tạo đổi mới là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, là nguồn gốc của nền kinh tế tri thức ngày nay. 1.1.2 Vai trò của tri thức đối với phát triển kinh tế - xã hội Thế kỷ XX sắp đi qua, nền kinh tế vất chất dựa chủ yếu trên cơ sở sản xuất nông nghiệp công nghiệp, lấy việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, sản xuất chế biến, phân phối sử dụng sản phẩm vật chất làm nền tảng, đang chuyển dần sang nền kinh tế tri thức, trong đó việc sản xuất, truyền tải, sử dụng tri thức chi phối toàn bộ các hoạt động kinh tế. Từ nay các giá trị kinh tế lớn nhất được làm ra không phải trong khu vực trực tiếp sản xuất của cải vật chất mà trong khu vực khoa học, kỹ thuật, dịch vụ. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên của cải vật chất sẵn có ngày càng giảm so với tiềm năng trí tuệ, tinh thần, văn hóa. Tri thức trở thành sức mạnh to lớn cải tạo kinh tế, biến đổi xã hội.Hiện nay, chúng ta đang vượt qua thời đại văn minh công nghiệp, tiến vào thời đại văn minh kinh tế tri thức. thời đại này, động lực thúc đẩy sự phát triển nền sản xuất xã hội không còn là lượng tiền vốn (tư bản), cũng không phải là sức mạnh của lao động giản dơn, mà là tri thức. Tri thức tồn tại trong bộ óc con người, vai trò tự chủ của con người là tiền đề để con người phát huy đầy đủ tri thức. Chỉ có sự hợp tác rộng rãi với mọi người, năng lực của bản thân con người hiện đại mới được phát triển đầy đủ, mới có thể nâng cao hiệu quả sản xuất theo cấp số nhân. Toffler, nhà tương lai học người Mỹ trong cuốn sách Sự chuyển dịch quyền lực cho rằng: .“tri thức thay cho tư bản, ngoài việc thay thế vật chất, vận tải năng lượng ra, nó còn có thể tiết kiệm thời gian. góc độ lý thuyết, tri thức là nguồn tài sản lấy không hết, dùng không cạn, là vật thay thế cuối cùng, đã trở thành nguồn tài nguyên cuối cùng của của cải. Tri thức là nhân tố tăng trưởng kinh tế then chốt trong thế kỷ XXI”. ( trang 17, dòng 3- Thời đại kinh tế tri thức). Tri thức thường được phân ra thành mấy loại: Biết cái gì ( know – what) nói về sự nhận biết các sự kiện, các vật thể, các hiện tượng .; đây tri thức rất gần gũi với thông tin, khối lượng tri thức có thể đo bằng bite. Trong một số lĩnh vực các chuyên gia phải có rất nhiều cái biết này mới có thể làm tròn nhiệm vụ; Biết tại sao (know – why) thường để chỉ tri thức khoa học, hiểu biết về bản chất tự nhiên. Tri thức này là cơ sở cho những tiến bộ công nghệ, đổi mới các sản phẩm trong phần lớn các ngành công nghiệp; tạo ra các tri thức này thường là từ các cơ quan nghiên cứu các trường đại học; Biết thế nào (know – how) là để chỉ kỹ năng hoặc năng lực làm một việc gì. Đây là loại tri thức đặc trưng cho năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp. Người ta thường lập một mạng lưới công nghiệp để các doanh nghiệp có thể chia sẻ tổ hợp các yếu tố của loại tri thức này; Biết ai (know – who) là cái biết quan trọng nhất. “Biết ai” bao gồm thông tin về ai biết cái gì, ai biết làm thế nào, làm những gì. Đó cũng là tri thức về quan hệ xã hội, về tổ chức tập hợp lực lượng, về cách tiếp cận với các chuyên gia sử dụng hiệu quả nhất tri thức của họ .Đối với người quản lý các tổ chức, tri thức này là hàng đầu để đổi mới ngày càng nhanh. Có hai dạng tri thức: Tri thức tiềm ẩn tri thức mã hóa. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, tri thức mã hóa tăng nhanh, tri thức tiềm ẩn của con người phát triển qua tiếp thu tri thức mã hóa (học tập) qua hoạt động thực tiễn. Năng lực lựa chọn thông tin, xử lý giải mã thông tin, cũng như học tập những kỷ năng mới, bỏ đi những kỷ năng cũ là rất cần thiết. Chỉ có thông qua học tập mới có thể tích lũy tri thức tiềm ẩn cần thiết để tri thức mã hóa trên các công nghệ thông ton đem lại lợi ích nhiều nhất. Nền kinh tế tri thức coi việc phổ cập sử dụng tri thức thông tin là rất quan trọng, ngang với sự tạo ra chúng. Sự thành đạt của các doanh nghiệp cũng như của các quốc gia ngày nay liên quan nhiều nhất với việc thu nhận sử dụng có hiệu quả nhất tri thức. 1.1.3 Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tri thức Những đặc trưng chủ yếu của ba trình độ kinh tế T T Các đặc trưng I Kinh tế sức người II Kinh tế tài nguyên III Kinh tế tri thức 1 Tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học Nhỏ Lớn Rất lớn 2 Tỷ lệ kinh phí dành cho nghiên cứu khoa Dưới 0,3% 1-2% Trên 3% học trên GDP 3 Tỷ lệ đóng góp của KH & CN cho tăng trưởng kinh tế Dưới 10% Trên 40% Trên 80% 4 Tầm quan trọng của giáo dục Nhỏ Lớn Rất lớn 5 Tỷ lệ kinh phí dành cho giáo dục trên GDP Dưới 1% 2-3% 6-8% 6 Bình quân trình độ văn hóa Tỷ lệ mù chữ cao Trung học Trung học chuyên nghiệp 7 Kết cấu công nghệ: - Công nghệ thông tin - Công nghệ sinh học - Công nghệ năng lượng tái sinh năng lượng mới - Công nghệ biển - Công nghệ sạch - Công nghệ vật liệu mới - Công nghệ không gian - Công nghệ mềm - - - - - - - - 3-5% 2% 2% 2% 1% 1% - - Gần 15% Gần 10% Gần 10% Gần 10% Gần 5% Gần 5% Gần 5% Gần 5% [...]... trạng dạy học về vấn đề kinh tế tri thức các trường THPT hiện nay 2.4 Những vấn đề đặt ra đối với việc nâng cao chất lượng dạy học về vấn đề kinh tế tri thức các trường THPT hiện nay 2.4.1 Đối với giáo viên 2.4.2 Đối với học sinh CHƯƠNG 3 NGỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC VỀ VẤN ĐỀ KINH TẾ TRI THỨC CÁC TRƯỜNG THPT HIỆN NAY 3.1 Quan điểm mục tiêu giảng dạy vấn đề kinh tế tri. .. sinh 1.4 Kinh nghiệm dạy học về vấn đề kinh tế tri thứctrường THPT CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG DẠY HỌC VỀ VẤN ĐỀ KINH TẾ TRI THỨC CÁC TRƯỜNG THPT HIỆN NAY 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 2.2 Tình hình dạy học về vấn đề kinh tế tri thức ở các trường THPT hiện nay 2.2.1 Về cơ sở vật chất đội ngũ giáo viên 2.2.2 Về nội dung phương pháp giảng dạy 2.2.3 Về tình hình học tật của họa sinh 2.3... khoa học của bộ môn 1.3.1.2 Đặc điểm dạy học về kinh tế tri thứctrường THPT 1.3.1.3 Yêu cầu về dạy học vấn đề kinh tế tri thứctrường THPT hiện nay • Đối với giáo viên Thiết kế, tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với nội dung bài học, với đặc điểm trình độ của học sinh, với điều kiện cụ thể của lớp, trường, ... nhân tố ảnh hưởng đến quá trình dạy học về vấn dề kinh tế tri thức trường THPT hiện nay 1.3.1 Đặc điểm dạy học về kinh tế tri thứctrường THPT 1.3.1.1 Đặc điểm môn giáo dục công dân trường THPT Mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông chúng ta là hình thành phát tri n toàn diện nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ Đó là những công dân tương lai, những người lao động mới phát tri n hài hòa... điều kiện, vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống một cách phù hợp, đúng đắn 1.3.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình dạy học về vấn dề kinh tế tri thức trường THPT hiện nay 1.3.2.1 Cơ sở vật chất đội ngũ giáo viên • Về cơ sở vật chất: Đảng nhà nước ta rất quan tâm đến sự nghiệp phát tri n giáo dục Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát tri n... hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng câu hỏi bài tập liên quan đến bài học có nội dung nói về vấn đề kinh tế tri thức, hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra - Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội điều kiện cho học sinh tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình lĩnh hội tri thức; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh. .. thể thực hiện được sản xuất sạch, không gây ô nhiễm môi trường KTTT có khả năng là nền kinh tế phát tri n bền vững Thứ ba, xã hội tri thức là một xã hội thông tin – nhân tố tích cực cho sự phát tri n con người toàn diện Trong KTTT, nhờ công nghệ thông tin phát tri n đỉnh cao, mọi gia đình đều co 1.2 Sự cần thiết phải phát tri n kinh tế tri thức nước ta Thứ nhất, phát tri n kinh tế tri thức nước... nhưng sức cơ bắp của con người tài nguyên vẫn giữ vị trí trọng yếu Tuy nhiên trong nền KTTT, tri thức con người chiếm vị trí ngày càng cao hơn Kinh tế tri thức có những đặc trưng chủ yếu sau: Thứ nhất, nền kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức Của cải tạo ra dựa vào tri thức nhiều hơn là dựa vào tài nguyên thiên nhiên sức lao động cơ bắp, tuy vốn lao động vẫn là yếu tố cơ... mục tiêu giảng dạy vấn đề kinh tế tri thức các trường THPT hiện nay 3.1.1 Quan điểm 3.1.2 Mục tiêu 3.1.2.1 Về kiến thức 3.1.2.2 Về kỹ năng 3.1.2.3 Về thái độ 3.2 Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dậy học về vấn đền kinh tế tri thức trường THPT hiện nay 3.2.1 Những giải pháp chiến lược 3.2.2 Những giải pháp tình thế 3.3 Thiết kế bài giảng mẫu KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ... vận dụng kinh tế tri thức để tạo ra những bứt phá lớn, có ý nghĩa Thứ tư, bằng sử dụng tri thức mới ( tri thức công nghệ, tri thức quản lý ) có thể chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành có giá trị gia tăng cao, nâng cao chất lượng hiệu quả, năng lực cạnh tranh nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng dài hạn, đảm bảo sự phát tri n bền vững Đồng thời, sử dụng tri thức mới . DẠY VÀ HỌC VỀ VẤN ĐỀ KINH TẾ TRI THỨC Ở CÁC TRƯỜNG THPT HIỆN NAY 3.1 Quan điểm và mục tiêu giảng dạy vấn đề kinh tế tri thức ở các trường THPT hiện nay. các trường THPT hiện nay. CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TRI THỨC VÀ VIỆC DẠY VÀ HỌC VẤN ĐỀ NÀY Ở TRƯỜNG THPT HIỆN NAY 1.1 Cơ sở lý luận về kinh tế tri thức

Ngày đăng: 25/03/2013, 16:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w