1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

phân tích báo cáo tài chính về phần huy động vốn của Vietcombank năm 2013

18 3,6K 70

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 112,25 KB

Nội dung

bài thảo luận phân tích về cách công bố và trình bày thông tin về mảng huy động vốn trên bảng báo cáo tài chính của Vietcombank năm 2013. bài thảo luận về môn kế toán ngân hàng của nhóm sinh viên học viện ngân hàng khóa 14

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

- 

-BÀI THẢO LUẬN

Đề tài:

CÔNG BỐ VÀ TRÌNH BÀY THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM NĂM 2013

Giảng viên : Nguyễn Thị Quỳnh Hương Tên nhóm : Nhóm 11

Hà Nội, tháng 09 năm 2014

Trang 2

Danh sách nhóm 11:

1 Phùng Thị Hải Yến

2 Nguyễn Thị Huyền

3 Lê Thị Bích Ngọc

4 Nguyễn Thị Cẩm Vân

5 Trần Thị Thu Hà

6 Mai Đức Nam

7 Lưu Bách Tuấn

8 Nguyễn Hải Sơn

9 Đặng Nhật Quang (Nhóm trưởng : 01202 205 633)

◊◊◊◊◊◊◊◊◊◊◊◊◊◊◊◊◊◊◊◊◊◊◊◊◊◊◊◊◊

Thời gian biểu làm bài và công việc của các thành viên nhóm 11

STT Thời gian Công việc Người thực hiện

1 27/08 Thống nhất ngân hàng nghiên cứu Cả nhóm

2 28/08 ♦ Thống nhất dàn bài nghiên cứu

♦ Chia nhóm nhỏ thực hiện các phần (3 nhóm, mỗi nhóm 3 người)

Cả nhóm

3 29/08 – 03/09 Các nhóm nhỏ chia bài và làm bài Cả nhóm

4 04/09 Nhóm trưởng các nhóm nhỏ tổng hợp bài

của nhóm mình Nhóm 1: NgọcNhóm 2: Vân

Nhóm 3: Hà

5 05/09 – 06/09 ♦ Tổng hợp bài hoàn chỉnh từ bài của các

nhóm nhỏ

♦ Các thành viên đóng góp ý kiến về bài hoàn chỉnh

Yến ; Huyền

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

I QUY ĐỊNH VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 5

1 Đối tượng điều chỉnh 5

2 Nguyên tắc lập báo cáo tài chính 5

3 Thông tin trên báo cáo tài chính 5

4 Kỳ lập báo cáo tài chính 5

5 Công khai báo cáo tài chính 5

6 Các mẫu báo cáo 6

II TỔNG QUAN VỀ VIETCOMBANK 6

1 Lịch sử hình thành và phát triển 6

2 Các nguồn huy động vốn 7

III CÔNG BỐ VÀ TRÌNH BÀY THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TRÊN BCTC CỦA NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK) .7 1 Công khai báo cáo tài chính 7

2 Nghiệp vụ huy động vốn thể hiện trên các BCTC của Vietcombank năm 2013 7

2.1 Tài khoản sử dụng trong kế toán huy động vốn 7

2.2 Nghiệp vụ huy động vốn thể hiện trên các BCTC của Vietcombank năm 20138 KẾT LUẬN 18

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Việc huy động các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế, hoạt động của các tổ chức tín dụng đã góp phần không nhỏ tới việc thu hút lượng vốn lớn để thực hiện cho vay, tái đầu tư thúc đẩy nền kinh tế phát triển Đây chính là hoạt động truyền thống, chủ yếu của ngân hàng Chính vì vậy, kết quả huy động vốn và sử dụng vốn của tổ chức tín dụng cao hay thấp có ảnh hưởng không chỉ đối với sự tồn tại và phát triển của bản thân

tổ chức tín dụng mà nó còn tác động trực tiếp đến nền kinh tế, đặc biệt là đối với nền kinh tế Do vậy, trong thời gian tới để phát huy hơn nữa vai trò của mình đồng thời đáp ứng cho sự phát triển chung của nền kinh tế cũng như cho chính bản thân ngân hàng thì việc huy động vốn cho kinh doanh trong tương lai chắc chắn sẽ được đặt lên hàng đầu đối với các tổ chức tài chính và các ngân hàng thương mại

Nhận thức được tầm quan trọng đó, nghiệp vụ huy động vốn luôn được các ngân hàng thực hiện theo những chuẩn mực kế toán do Ngân hàng nhà nước quy định Điều này giúp cho ngân hàng quản lý được nguồn vốn cũng như sử dụng hợp lý trong hoạt động kinh doanh kiếm lời Với những kiến thức đã được học cùng với quá trình tìm hiểu thực tế, nhóm nghiên cứu trình bày bài thảo luận “ Công bố và trình bày thông tin

về hoạt động huy động vốn trên báo cáo tài chính của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam năm 2013” nhằm hiểu rõ hơn về quy trình hạch toán, công bố và trình bày thông tin trên các báo cáo tài chính của ngân hàng

Với kiến thức có hạn, bài viết chắc chắn còn nhiều thiếu sót, chúng em mong nhận được ý kiến đóng góp từ thầy cô giáo

Chúng em xin cảm ơn!

Sinh viên nhóm 11 – Kế toán ngân hàng

Trang 5

I QUY ĐỊNH VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Báo cáo tài chính của các TCTD được lập và trình bày theo Quyết định số 16/2007/ QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Thống đốc NHNN Ban hành kèm theo Quyết định này

là “Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng”.

Chế độ BCTC đối với các TCTD được chia làm 3 chương, bao gồm 30 điều với một số điểm cơ bản như sau:

1 Đối tượng điều chỉnh

Các tổ chức tín dụng (TCTD) thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng năm 2004

2 Nguyên tắc lập báo cáo tài chính

Việc lập và trình bày BCTC phải tuân thủ 6 nguyên tắc quy định tại Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 – Trình bày báo cáo tài chính: (i) Hoạt động liên tục, (ii) cơ sở dồn tích, (iii) nhất quán, (iv) trọng yếu và tập hợp, (v) bù trừ, (vi) có thể so sánh và các yêu cầu quy định bổ sung tại Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 22 – Trình bày bổ sung BCTC của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự TCTD cũng phải thực hiện các nội dung quy định cụ thể tại các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam khác có liên quan

3 Thông tin trên báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một TCTD về:

- Tài sản;

- Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;

- Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác;

- Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;

- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước;

- Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán

- Các luồn tiền

4 Kỳ lập báo cáo tài chính

- Báo cáo tài chính năm

- Báo cáo tài chính giữa niên độ

- Báo cáo tài chính khác

5 Công khai báo cáo tài chính

Tất cả các TCTD Nhà nước, TCTD cổ phần, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, TCTD liên doanh, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, TCTD 100% vốn nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam phải công khai BCTC năm đã được kiểm toán kèm kết luận của tổ chức kiểm toán độc lập Thời gian công khai chậm nhất

là 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính của TCTD

Trang 6

Các TCTD Nhà nước và TCTD niêm yết trên thị trường chứng khoán phải công khai BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ theo quy định hiện hành của pháp luật

Các TCTD khác tự nguyện công khai BCTC giữa niên độ được lựa chọn mẫu báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ hoặc dạng tóm lược để công khai

6 Các mẫu báo cáo

- Bảng cân đối tài khoản kế toán: Mẫu số A 01/TCTD

- Bảng cân đối kế toán:

+ Mẫu số B 02/TCTD: đối với BCTC năm

+ Mẫu số B 02/TCTD- HN: đối với BCTC năm hợp nhất

+ Mẫu số B 02a/TCTD: đối với BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ

+ Mẫu số B 02b/TCTD: đối với BCTC giữa niên độ dạng tóm lược

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

+ Mẫu số B03/TCTD: đối với BCTC năm

+ Mẫu số B03/TCTD- HN: đối với BCTC năm hợp nhất

+ Mẫu số B 03a/TCTD: đối với BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ

+ Mẫu số B 03b/TCTD: đối với BCTC giữa niên độ dạng tóm lược

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

+ Mẫu số B 04/TCTD: đối với BCTC năm

+ Mẫu số B 04/TCTD- HN: đối với BCTC năm hợp nhất

+ Mẫu số B 04a/TCTD: đối với BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ

+ Mẫu số B 04b/TCTD: đối với BCTC giữa niên độ dạng tóm lược

- Thuyết minh báo cáo tài chính:

+ Mẫu số B05/TCTD: đối với BCTC năm

+ Mẫu số B05/TCTD- HN: đối với BCTC năm hợp nhất

+ Mẫu số B 05a/TCTD: đối với BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ

+ Mẫu số B 05b/TCTD: đối với BCTC giữa niên độ dạng tóm lược

II TỔNG QUAN VỀ VIETCOMBANK

1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) trước đây là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng TMCP vào ngày 02/06/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng Ngày 30/06/2009, cổ phiếu Vietcombank (VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM

Là một trong bốn ngân hàng lớn của Việt Nam, trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, cung cấp đầy đủ các hoạt động, dịch vụ như huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án, kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái

Trang 7

sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…Góp phần quan trọng cho sự ổn định và phát triển đất nước

2 Các nguồn huy động vốn

Cũng giống như nhiều ngân hàng thương mại khác, Vietcombank huy động vốn thông qua các nguồn như:

♦ Tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân

- Tiền gửi không kỳ hạn

- Tiền gửi có kỳ hạn

♦ Tiền gửi tiết kiệm

- Tiết kiệm không kỳ hạn

- Tiết kiệm có kỳ hạn

♦ Phát hành các giấy tờ có giá

♦ Vốn vay NHNN, vay các TCTD khác trong và ngoài nước

III CÔNG BỐ VÀ TRÌNH BÀY THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY

ĐỘNG VỐN TRÊN BCTC CỦA NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK)

1 Công khai báo cáo tài chính

Giống như các TCTD khác, tuân thủ theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Thống đốc NHNN, Vietcombank phải công khai BCTC năm đã được

kiểm toán kèm báo cáo kiểm toán của tổ chức kiểm toán độc lập Ngoài ra, do đã niêm yết trên thị trường chứng khoán nên Vietcombank phải công khai BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ (cụ thể công bố hàng quý) theo các mẫu quy định

Các BCTC này được công khai theo hình thức đăng tải trên website chính thức của Vietcombank là http://www.vietcombank.com.vn/ tại mục Nhà đầu tư và thông báo bằng văn bản tới NHNN, cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan thống kê

2 Nghiệp vụ huy động vốn thể hiện trên các BCTC của Vietcombank năm 2013

2.1 Tài khoản sử dụng trong kế toán huy động vốn

Theo quyết định số 479/2004/QĐ- NHNN các tài khoản sử dụng trong kế toán huy động vốn năm 2013 bao gồm (Hiện nay sử dụng thông tư 10/2014/TT – NHNN):

40: Các khoản Nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

41: Các khoản Nợ các Tổ chức tín dụng khác

42: Tiền gửi của khách hàng

421/422: Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng VNĐ/ ngoại tệ

423/424: Tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ/ngoại tệ

425/426 Tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng VNĐ/ ngoại tệ

43: Tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá

Trang 8

431/434:Mệnh giá giấy tờ có giá bằng VND/ngoại tệ

432/435: Chiết khấu giấy tờ có giá nằng VNĐ/ ngoại tệ

433/436: Phụ trội giấy tờ có giá bằng VNĐ/ ngoại tệ

49: Lãi và phí phải trả

491: Lãi phải trả cho tiền gửi

492: Lãi phải trả về phát hành các giấy tờ có giá

493: Lãi phải trả cho tiền vay

388: Chi phí chờ phân bổ

80: Chi phí hoạt động tín dụng

801: Trả lãi tiền gửi

802: Trả lãi tiền vay

803: Trả lãi phát hành giấy tờ có giá

2.2 Nghiệp vụ huy động vốn thể hiện trên các BCTC của Vietcombank năm 2013

Cơ sở lập các BCTC

- Cơ sở lập bảng cân đối kế toán

+ Sổ hạch toán chi tiết, sổ hạch toán tổng hợp

+ Bảng cân đối tài khoản kỳ trước và bảng cân đối tài khoản kỳ báo cáo

- Cơ sở lập BCKQHĐKD

+ Bảng cân đối tài khoản kế toán của kì báo cáo

+ BCKQHĐKD của kỳ trước

- Cơ sở lập Thuyết minh BCTC

+ Bảng cân đối kế toán, BCKQHĐKD, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm báo cáo + Thuyết minh báo cáo tài chính năm trước

+ Tình hình thực tế của ngân hàng và các tài liệu co liên quan

Trong bộ BCTC, thuyết minh BCTC có vai trò quan trọng, cung cấp thông tin một cách chi tiết về số dư các khoản mục tài sản, nguồn vốn cũng như chi tiết các khoản thu nhập, chi phí Một tài khoản được trình bày trên bảng cân đối kế toán và BCKQHĐKD trong khoản mục nào thì cũng sẽ được trình bày tương ứng ở khoản mục đó trong thuyết minh báo cáo tài chính

Do đó, trong phần nghiên cứu cách trình bày về hoạt động huy động vốn trên các BCTC của Vietcombank năm 2013 dưới đây, nhóm nghiên cứu chia bài thành 2 mục chính là:

- Trình bày hoạt động huy động vốn trên Bảng cân đối kế toán và thuyết minh BCTC – Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng CĐKT

- Trình bày hoạt động huy động vốn trên BCKQHĐKD và thuyết minh BCTC – Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong BCKQHĐKD

Trang 9

2.2.1 Trình bày hoạt động huy động vốn trên Bảng cân đối kế toán và thuyết minh BCTC – Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng CĐKT

Thông tin về các khoản mục huy động vốn trên bảng CĐKT được trình bày chủ yếu trong phần nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, tại mục B: nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; và được trình bày trên thuyết minh báo cáo tài chính theo số tương ứng

Bảng CĐKT phần NPT của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam

STT Chỉ tiêu Thuyết

minh Triệu VNĐ 31/12/2013 Triệu VNĐ 31/12/2012

B NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ

SỞ HỮU

I Các khoản nợ Chính phủ và

Ngân hàng Nhà nước 14 32.622.411 24.806.433

II Tiền gửi và vay các tổ chức tín

dụng khác

15 44.117.590 34.327.199

1 Tiền gửi của các tổ chức tín

2 Vay các tổ chức tín dụng khác 12.923.671 17.364.994

III Tiền gửi của khách hàng 16 333.467.297 286.063.727

IV Các công cụ tài chính phái sinh

và các khoản nợ phải trả tài

chính khác

17 - 5.461

VI Phát hành giấy tờ có giá 18 2.013.597 2.027.567 VII Các khoản nợ khác 14.898.759 26.051.049

1 Các khoản lãi, phí phải trả 19(a) 4.412.164 3.486.442

2 Thuế thu nhập doanh nghiệp

3 Các khoản phải trả và công nợ

khác

19(b) 9.858.345 21.953.806

4 Dự phòng rủi ro cho công nợ

tiềm ẩn và các cam kết ngoại

bảng

19(c) 628.250 570.278

TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 427.119.654 373.281.436

a Các khoản nợ chính phủ và NHNN

Đây không phải là nguồn vốn huy động chủ yếu của NHTM nhưng lại là nguồn vốn ổn định có thể bù đắp thiếu hụt tam thời cho NHTM Các số liệu của khoản mục này được lấy từ phần dư có của các TK 401,402,403,404 trên bảng cân đối tài khoản

kế toán (CĐTKKT) Chúng được trình bày tại thuyết minh báo cáo tài chính trong mục

số 14

Trang 10

( Trích : Thuyết minh BCTC riêng lẻ của Vietcombank năm 2013 khoản mục 14)

31/12/2013 31/12/2012 Triệu VND Triệu VND Vay Ngân hàng nhà nước 527.744 375.229

Các khoản nợ khác 32.094.667 24.431.204

Tiền gửi thanh toán của Kho

bạc Nhà nước

24.887.071 23.695.375

Tiền gửi của Ngân hàng Nhà

nước

32.622.411 24.806.433

Ta có thể biết được con số cụ thể trên từng tài khoản vào ngày 31/12/2013 như sau: (đơn vị: triệu VNĐ)

b Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác

+ Tiền gửi của các TCTD khác

Thực tế, các NHTM thường có tài khoản tại các TCTD khác để đáp ứng nhu cầu thanh toán, chuyển tiền của khách hàng và tạo mối liên kết với toàn hệ thống ngân hàng Số liệu của khoản mục này được lấy từ phần dư có của các TK 411, 412,413,414 trong bảng CĐTKKT và được trình bày trong mục số 15 trên thuyết minh BCTC ( Trích : Thuyết minh BCTC riêng lẻ của Vietcombank năm 2013 khoản mục 15)

31/12/2013 31/12/2012 Triệu VND Triệu VND Tiền gửi của các TCTD khác 31.193.919 16.962.205

Tiền gửi không kỳ hạn bằng

VNĐ

2.037.104 1.879.604

Tiền gửi không kỳ hạn bằng

Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ 550.043

-Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ - 21.140

TK 401/402 – Tiền gửi của

kho bạc nhà nước

DC:24.887.071

TK 4031- Vay theo hồ

sơ tín dụng DC: 98.788

TK 4038 – Vay khác

DC: 428.956

Trang 11

Trong năm 2013, tiền gửi của các TCTD khác vào Vietcombank cuối năm cao gấp gần 2 lần so với đầu năm Các tài khoản có số dư chi tiết:

+ Vay các TCTD khác

Để đáp ứng nhu cầu thanh toán và hoạt động của mình, các TCTD vẫn thường phải

đi vay lẫn nhau Số liệu này được lấy từ số dư có trên các TK từ TK415 đến TK419 ( Trích : Thuyết minh BCTC riêng lẻ của Vietcombank năm 2013 khoản mục 15)

31/12/2013 31/12/2012 Triệu VND Triệu VND Vay các TCTD khác 12.923.671 17.364.994

Tổng số tiền vay các TCTD khác của Vietcombank ngày 31/12/2013 đạt 12.923.671 triệu VNĐ Từ thuyết minh BCTC ta có thể thấy số dư có của các tài khoản:

c Tiền gửi của khách hàng

Nguồn huy động vốn từ dân chúng luôn là nguồn huy động chính và mang lại thu nhập chủ yếu cho NHTM Khoản mục nay luôn luôn thay đổi, khó kiểm soát vì phụ thuộc vào sự biến động kinh tế, nhu cầu của người dân và là nguồn vốn chính cho quá

TK 4111 – Tiền gửi

không kỳ hạn bằng VNĐ

DC:

2.037.104

TK 4121 – Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ

DC:

28.606.772

TK 4112 – Tiền gửi có

kỳ hạn bằng VNĐ

DC: 550.043

TK 415/417 – Vay các

TCTD trong/ngoài nước

bằng VNĐ

DC:

7.448.000

TK 416/418- Vay các TCTD trong/ngoài nước bằng ngoại tệ

DC:

5.475.671

Ngày đăng: 13/09/2014, 22:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w