LỜI MỞ ĐẦUNước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, phá sản doanh nghiệp là hiện tượng kinh tế xã hội tồn tại khách quan. Tính tất yếu khách quan của hiện tượng phá sản doanh nghiệp được lý giải bằng các lý do cơ bản sau:Thứ nhất, về thực chất doanh nghiệp cũng chỉ là thực thể xã hội và như vậy, cũng như các thực thể khác, doanh nghiệp cũng có quá trình sinh ra, phát triển và diệt vong.Thứ hai, trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận luôn là mục đích tối cao mà mọi doanh nghiệp đều hướng tới, là cơ sở cho sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp, đồng thời là động lực cơ bản thúc đẩy họ lao vào quá trình cạnh tranh nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Do vậy cạnh tranh là một quy luật khách quan. Khi tồn tại quyền tự do cạnh tranh, các doanh nghiệp có cơ sở pháp lý để tham gia vào các cuộc cạnh tranh nhằm dành dựt thị trường, khách hàng, lợi nhuận. Trong cuộc chiến trên thương trường đó, có sự phân hoá kẻ mạnh, người yếu và do đó kẻ mạnh vươn lên chiếm lĩnh thị trường, phát triển; những doanh nghiệp khác kinh doanh kém hiệu quả, không đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ tài chính buộc phải chấm dứt hoạt động, rút khỏi thị trường.Thứ ba, kinh doanh là chấp nhận rủi ro, vì trong kinh doanh rủi ro là rất lớn. Thậm chí có những doanh nghiệp chịu sự rủi ro ngay khi mới thành lập và bị phá sản. Hơn nữa, sự đa dạng của các lý do thất bại trong kinh doanh còn thể hiện ở việc: sự yếu kém về năng lực tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh, sự thiếu khả năng thích ứng với những biến động trên thương trường; vi phạm các chế độ, thể lệ quản lý…Tóm lại: phá sản là hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế thị trường nó hiện hữu như là 1 sản phẩm của quá trình cạnh tranh chọn lọc và đào thải tự nhiên của nền kinh tế thị trường phát triển ở các nước trên thế giới hay nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, phá sản doanh nghiệp là hiện tượng kinh tế - xã hội tồn tại khách quan Tính tất yếu khách quan của hiện tượng phá sản doanh nghiệp được lý giải bằng các lý do cơ bản sau:
Thứ nhất, về thực chất doanh nghiệp cũng chỉ là thực thể xã hội và như vậy, cũng như các thực thể khác, doanh nghiệp cũng có quá trình sinh ra, phát triển và diệt vong
Thứ hai, trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận luôn là mục đích tối cao mà mọi doanh nghiệp đều hướng tới, là cơ sở cho sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp, đồng thời là động lực cơ bản thúc đẩy họ lao vào quá trình cạnh tranh nhằm tối đa hoá lợi nhuận Do vậy cạnh tranh là một quy luật khách quan Khi tồn tại quyền tự do cạnh tranh, các doanh nghiệp có cơ sở pháp lý để tham gia vào các cuộc cạnh tranh nhằm dành dựt thị trường, khách hàng, lợi nhuận Trong cuộc chiến trên thương trường đó, có sự phân hoá kẻ mạnh, người yếu và do đó kẻ mạnh vươn lên chiếm lĩnh thị trường, phát triển; những doanh nghiệp khác kinh doanh kém hiệu quả, không đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ tài chính buộc phải chấm dứt hoạt động, rút khỏi thị trường
Thứ ba, kinh doanh là chấp nhận rủi ro, vì trong kinh doanh rủi ro là rất lớn Thậm chí có những doanh nghiệp chịu sự rủi ro ngay khi mới thành lập và bị phá sản Hơn nữa, sự đa dạng của các lý do thất bại trong kinh doanh còn thể hiện ở việc: sự yếu kém về năng lực tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh, sự thiếu khả năng thích ứng với những biến động trên thương trường; vi phạm các chế
độ, thể lệ quản lý…
Tóm lại: phá sản là hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế thị trường nó hiện hữu như là 1 sản phẩm của quá trình cạnh tranh chọn lọc và đào thải tự nhiên của nền kinh tế thị trường phát triển ở các nước trên thế giới hay nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Trang 2NỘI DUNG CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ PHÁ SẢN
Phá sản là hiện tượng kinh tế bình thường, khách quan, phát sinh khi các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ kéo dài và rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán Phá sản hiện nay không chỉ là việc chấm dứt hoạt động, thu hồi toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và thanh toán cho các chủ nợ theo một thứ tự nhất định Phá sản còn một khía cạnh đáng lưu ý là, tạo cơ hội cho doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thỏa thuận với các chủ nợ, tái cấu trúc lại doanh nghiệp và lên kế hoạch trả nợ hợp lý để trở lại hoạt động bình thường
I) Khái niệm phá sản
1) Định nghĩa
Theo điều 3 Luật phá sản 2014 thì:” Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản.”
Nợ đến hạn là nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đã rõ ràng và không có tranh chấp
Chủ nợ có yêu cầu thanh toán nhưng không thanh toán được
2) Ý nghĩa
Căn cứ pháp lý để khởi kiện
Căn cứ pháp lý để Tòa án mở thủ tục phá sản
3) Đặc điểm của phá sản
- Phá sản là thủ tục thanh toán nợ đặc biệt
- Thanh toán theo danh sách chủ nợ đến hạn và chưa đến hạn
- Thanh toán nợ trên cơ sở giá trị tài sản cò lại của doanh nghiệp
- Chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp
- Chế tài được áp dụng đối với người quản lý, điều hàn doanh nghiệp (cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp từ 1 đến 3 năm)
II) Nguyên nhân phá sản:
- Do yếu kếm về năng lực tổ chức quản lí
- Thiếu khả năng thích ứng với những biến động của thương trường( trong xu hướng hội nhập)
- Do vi phạm các chế độ, thể lệ quản lí
- Do bất trắc và biến động khách quan trên thị trường (trong nước cũng như nước ngoài)
Trang 3CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH XEM XÉT PHÁ SẢN
Việc phá sản doanh nghiệp tại Việt Nam được quy định trong Luật phá sản năm
2014 và các văn bản hướng dẫn liên quan
Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu
Các giai đoạn tiến hành thủ tục phá sản doanh nhiệp
Thủ tục phá sản được áp dụng đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản gồm các bước sau:
- Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản
- Phục hồi hoạt động kinh doanh
- Thanh lí tài sản, các khoản nợ
Tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
1, Quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
a) Quyền nộp đơn
- Chủ nợ có bảo đảm một phần
- Chủ nợ không được bảo đảm
- Đại diện của người lao động
- Đại diện chủ sở hữu ,DN nhà nước
- Cổ đông, nhóm cổ đông của CTCP
- Thành viên hợp danh của CTHD
b)Nghĩa vụ nộp đơn
- Chủ DN, người quản lý DN
2, Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Ngày, tháng, năm làm đơn
- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã
- Căn cứ của việc mở yêu cầu mở thủ tục phá sản
Lưu ý: Tuỳ theo đối tượng nộp đơn mà bổ sung thêm các mục và giấy tờ sau
Đối với các chủ nợ
- Tên, địa chỉ của người làm đơn
- Các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đến hạn mà không được DN, hợp tác xã thanh toán
- Quá trình đòi nợ
Đối với đại diện người lao động:
Trang 4- Tên, địa chỉ của người làm đơn
- Số tháng nợ tiền lương, tổng số tiền lương và các khoản nợ khác mà DN, hợp tác xã không trả được cho người lao động
Đối với các chủ DN hoặc đại diện hợp pháp của DN, hợp tác xã, chủ sở hữu của DN nhà nước:
- Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của DN, hợp tác xã,trong đó giải trình nguyên nhân và hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán
- Báo cáo mà các biện pháp mà doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện, nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn
- Bảng kê chi tiết tài sản của doanh nghiệp,hợp tác xã và địa điểm nơi có tài sản nhìn thấy được
- Danh sách các chủ nợ của doanh nghiệp hợp tác xã trong đó ghi rõ tên,địa chỉ của các chủ nợ,ngân hàng mà chủ nợ có tài khoản
- Danh sách những người mắc nợ của doanh nghiệp,hợp tác xã trong đó ghi rõ
họ tên địa chỉ của họ,ngân hàng mà họ có tài khoản
- Danh sách ghi rõ họ tên địa chỉ của các thành viên,nếu doanh nghiệp mắc nợ là
1 công ty có thành viên liên đới chiu về các khoản nợ của doanh nghiệp
- Những tài liệu khác mà tòa án yêu cầu doanh nghiệp,hợp tác xã phải cung cấp theo quy định của pháp luật
Đối với các cổ đông của công ty cổ phần
- Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, trong đó giải trình nguyên nhân và hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán
- Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn
Trang 5- Bảng kê chi tiết tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã và địa điểm nơi có tài sản nhìn thấy được
- Danh sách các chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó gi rõ tên, địa chỉ của các chủ nợ, ngân hàng mà chủ nợ có tài khoản
3, Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục phá sản
Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đó, Toà án nhân dân cấp tỉnh xử lý các vụ việc liên quan đến các đối tượng còn lại Việc tiến hành thủ tục phá sản tại Toà án nhân dân cấp huyện do một Thẩm phán phụ trách, tại Toà án nhân dân cấp tỉnh do một Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán gồm có ba Thẩm phán phụ trách
4, Thụ lý đơn và Mở thủ tục phá sản
a) Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu thấy cần sửa đổi đơn, bổ sung tài liệu thì Toà án yêu cầu người nộp đơn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Toà án
Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, kể từ ngày người nộp đơn xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng phí phá sản Trường hợp người nộp đơn không phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản thì ngày thụ lý đơn là ngày Toà án nhận được đơn Toà án phải cấp cho người nộp đơn giấy báo đã thụ lý đơn.(điều 22)
b) Mở thủ tục phá sản
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Toà án phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản khi có các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản Trong trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, Tòa án có thể triệu tập phiên họp với sự tham gia của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cá nhân, tổ
Trang 6chức có liên quan để xem xét, kiểm tra các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
Quyết định mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên của Toà án; họ và tên Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản; c) Ngày và số thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; tên, địa chỉ của người làm đơn yêu cầu;
d) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;
đ) Thời gian, địa điểm khai báo của các chủ nợ và hậu quả pháp lý của việc không khai báo
Toà án ra quyết định không mở thủ tục phá sản nếu xét thấy doanh nghiệp, hợp tác xã chưa lâm vào tình trạng phá sản.(Điều 28)
Quyết định của Toà án về mở thủ tục phá sản được gửi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, lâm vào tình trạng phá sản, các chủ nợ , người mắc nợ của doanh nghiệp ,hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.Viện kiểm sát cùng cấp và đăng trên báo địa phương nơi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản có địa chỉ chính, báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp
Thời hạn gửi và thông báo quyết định này là bảy ngày, kể từ ngày Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản
5, Tổ Quản lý, thanh lý tài sản
Tổ quản lý, thanh lý tài sản được lập để quản lý, giám sát việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước thẩm phán về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình
6, Các hoạt động kinh doanh được cho phép trong quá trình phá sản
Trong quá trình phá sản doanh nghiệp, mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn được tiến hành bình thường nhưng phải chịu sự giám sát, kiểm tra của thẩm phán và tổ quản lý tài sản Có một số hoạt động theo quy định của Luật Phá sản bị cấm và một số hoạt động khác chỉ được phép thực hiện sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của Thẩm phán
7, Hội nghị chủ nợ và phục hồi hoạt động kinh doanh
Trang 7- Hội nghị chủ nợ được Thẩm phán triệu tập và chủ trì để thông qua các vấn đề
về kiểm kê tài sản, phê duyệt phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, phương án thanh lý tài sản và các vấn đề khác liên quan
- Thẩm phán ra quyết định áp dụng phục hồi hoạt động kinh doanh khi được Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
- Thời hạn để doanh nghiệp thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
là ba (03) năm
- Khi doanh nghiệp đã hoàn thành xong phương án phục hồi kinh doanh, Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản được coi không còn lâm vào tình trạng phá sản
8, Thanh lý tài sản- Thứ tự phân chia tài sản
a) Các trường hợp mở thủ tục thanh lý tài sản
Trường hợp đặc biệt: Doanh nghiệp bị thua lỗ đã được Nhà nước áp dụng biện pháp đặc biệt để phục hồi hoạt động kinh doanh, nhưng vẫn không phục hồi được
và không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ yêu cầu thì Tòa án mở thủ tục thanh lý mà không phải triệu tập Hội nghị chủ nợ
Chủ doanh nghiệp, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không tham gia hội nghị chủ nợ mà không có lý do chính đáng sau khi Hội nghị chủ nợ đã hoãn một lần trong trường hợp chủ nợ, người lao động nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Không đủ số chủ nợ tham gia hội nghị chủ nợ sau khi hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần nếu người nộp đơn là cổ đông công ty cổ phần, thành viên công ty hợp danh, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp không xây dựng được phương án phục hồi
Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi
Doanh nghiệp thực hiện không đúng hoặc không thực hiện được phương án phục hồi
b) Thứ tự phân chia tài sản
-Phí phá sản
Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã
ký kết
Trang 8-Các khoản nợ có bảo đảm
-Các khoản nợ không có bảo đảm
Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi thanh toán đủ các khoản quy định trên mà vẫn còn thì phần còn lại thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp,
xã viên hợp tác xã
9, Tuyên bố phá sản doanh nghiệp
Sau khi phương án phân chia tài sản đã được thực hiện xong, Thẩm phán sẽ ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp đồng thời với việc ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản
CHƯƠNG 3:TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁ SẢN CỦA DN HIỆN NAY, MẶT TÍCH CỰC, HẠN CHẾ VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT CỦA NHÓM.
I)Tình hình hoạt động và phá sản của DN hiện nay
Năm 2011 được cho là năm khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp từ sau Đổi Mới
Kinh tế khó khăn, lạm phát cao, lãi suất tăng cao và đồng tiền mất giá Chi phí ngày càng đội lên ở phía đầu vào trong khi ở đầu ra thì sức mua giảm mạnh Khó khăn bủa vây doanh nghiệp từ mọi hướng Nhiều "chiến sĩ trên mặt trận kinh tế" đã
hy sinh
Báo cáo của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho thấy, trong 6 tháng đầu năm nay,
có khoảng 30% số doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh đã phá sản, giải thể, đóng cửa, tạm ngừng sản xuất
Theo VietNamNet chỉ trong 9 tháng đầu năm, đã có tới hơn 48.000 doanh nghiệp phá sản Những DN còn "trụ" lại được trong cơn bão khủng hoảng cũng đang gồng mình, gắng sức vượt bão
Các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do tiếp cận nguồn vốn ngân hàng do thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt và lãi suất cho vay vượt quá khả năng chịu đựng của doanh nghiệp
Đa số doanh nghiệp cho biết họ gặp nhiều khó khăn hơn các năm trước cả về việc tiếp cận vốn cũng như chi phí vốn
Vụ phá sản của Siêu thị điện máy Wonder Buy tại TP.HCM vào giữa tháng 6/2011 gióng hồi chuông báo động cả nước Giải thích lý do phá sản, ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Điện máy - Máy tính - Viễn thông Hợp Nhất, đơn vị sở hữu
Trang 9thương hiệu Wonder Buy, cho biết, đã lỗ hơn 52 tỷ đồng chỉ trong một năm hoạt động
Nhưng theo ông Phan Thanh Hà, Tổng giám đốc Hợp Nhất, Wonder Buy không phải là siêu thị điện máy đầu tiên rơi vào cảnh phá sản tại thị trường TP.HCM, mà trước đó nhiều siêu thị nhỏ lẻ khác đã âm thầm ngừng hoạt động
Nhưng phá sản không chỉ là những trường hợp đã chính thức tuyên bố như Wonder Buy Một công ty nhỏ tại Hà Nội vừa trả lại văn phòng trên phố Thái Hà sầm uất ở quận Đống Đa để rút về đặt văn phòng tại nhà riêng của giám đốc ở quận Long Biên, cách xa trung tâm "Làm thương mại, chủ yếu buôn bán thiết bị máy tính mà giờ rút về đây cũng là việc cực chẳng đã Khách mấy ai tới đây mua đâu Chỉ cố giữ để chờ khấm khá hơn thì tái hoạt động, không thì coi như bỏ", vị giám đốc (không muốn nêu tên) chua chát nói
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp bỗng dưng muốn đổi ngành kinh doanh chính
để sống tạm qua thời khó khăn
Theo số liệu của Sở Công Thương TP.HCM, 6 tháng đầu năm 2011, nhiều doanh nghiệp chọn phương án sản xuất cầm chừng Một số doanh nghiệp tạm đình hoãn, dãn tiến độ thực hiện dự án, hạn chế đầu tư mở rộng quy mô
Thời điểm khó khăn hiện nay mang lại quá nhiều bất lợi và đe dọa sự sống còn của doanh nghiệp ở nhiều ngành
Tuy nhiên trong giông bão không phải là không có cơ hội và doanh nghiệp phải bình tĩnh nhìn nhận cơ hội để tìm cửa sống cho mình
Phải tìm mọi cách để giảm áp lực khó khăn Chẳng hạn, hợp tác với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng với mình để cùng san sẻ khó khăn và chi phí Đồng thời, nên hướng tới sự phát triển dài hạn về sau
II)Mặt tích cực và tiêu cực của phá sản
Phá sản là một hiện tượng kinh tế xã hội tất yếu trong môi trường kinh doanh cạnh tranh như hiện nay.Trong nền kinh tế thị trường thì phá sản là con dao 2 lưỡi bởi vì: Phá sản vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực
a) Tích cực:
Phá sản là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với các doanh nghiệp
Trang 10Trong nền kinh tế thị trường hiện nay cạnh tranh là tất yếu doanh nghiệp nào mạnh sẽ tồn tại, doanh nghiệp nào yếu thì sẽ bị "đào thải" và phá sản là một trong những trường hợp loại trừ các doanh nghiệp yếu
b) Tiêu cực
Gây thất nghiệp
Thiệt hại về kinh tế cho các củ nợ
Gây bất ổn trong xã hội
Các tập đoàn kinh tế lớn phá sản sẽ làm mất cân bằng nền kinh tế, làm suy yếu nền kinh tế của một quốc gia
III) Ý kiến đề xuất của nhóm
Để cho việc “phá sản” không còn là nỗi kinh hoàng, nhức nhói của hàng ngàn, hàng vạn doanh nghiệp không những của riêng Việt Nam mà còn của cả Thế giới thì nhóm chúng tôi có đưa ra một số đề xuất sau:
a) Về luật phá sản 2014
Thứ nhất: Khái niệm phá sản vẫn chưa triệt để
Điều 3 Luật phá sản 2014 không quy định rõ số nợ và thời gian quá hạn không thực hiện nghĩa vụ thanh toán của con nợ Điều này có thể dẫn đến sự lạm dụng quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản từ phía các chủ nợ
Luật nên quy định rõ số nợ và thời gian quá hạn không thực hiện nghĩa vụ thanh toán của con nợ
Thứ hai: Về các loại chủ nợ
_Về nguyên tắc, Luật phá sản 2014 đã thể hiện tinh thần bảo vệ lợi ích của chủ
nợ có đảm bảo triệt để hơn so với chủ nợ không có đảm bảo
_Tuy nhiên một số quy định của Luật phá sản 2014 lại không phù hợp với tinh thần chủ đạo đó Cụ thể, ngay từ khi có quyết định thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì quyền được thanh toán nợ đến hạn của chủ nợ có đảm bảo đã bị hạn chế, bị tạm đình chỉ cho đến khi có quyết định thanh lý tài sản (điều 27, điều 35), trừ khi trường hợp được tòa án cho phép Trong khi đó các chủ nợ không có đảm bảo vẫn có thể được thanh toán các khoản nợ đến hạn của mình sau khi có quyết định thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Việc thanh toán các khoản nợ không có đảm bảo chỉ bị cấm sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản (điều 31)