Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
26,77 KB
Nội dung
BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH HỆ THỐNG CÂU HỎI - BÀI TẬP ÁP DỤNG VÀ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Môn học: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH A. HỆ THỐNG CÂU HỎI – BÀI TẬP ÁP DỤNG I. CÂU HỎI Trả lời/ phân tích/ làm sáng tỏ các câu hỏi sau 1. Phân tích khái niệm gia đình. Mô hình gia đình nào được Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 khuyến khích phát triển? Quan điểm cá nhân về việc bảo vệ các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam khi có nhiều thế hệ cùng sống chung? 2. Phân tích và nhận xét hiệu quả tác động của phương pháp điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình qua một số ví dụ. 3. Luật Hôn nhân và gia đình với các nguyên tắc bảo vệ quyền con người? 4. Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình với việc bảo vệ quyền con người tại cơ quan hành chính? 5. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các cấp với việc bảo vệ quyền con người về hôn nhân và gia đình tại cơ quan hành chính ? 6. Trình bày cơ chế (pháp lý) đảm bảo việc thực hiện quyền kết hôn của con người. 7. Quan điểm cá nhân về thực tiễn áp dụng pháp luật nhằm bảo vệ quyền kết hôn hiện nay? 8. “Nghị quyết 02/2000/NQ ngày 23.12.2000 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC đậm tính nhân văn”. Qua đường lối giải quyết hôn nhân vi phạm Điều 9, Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, hãy phân tích và chứng minh nhận định trên. 9. So sánh kết hôn trái pháp luật và không công nhận quan hệ vợ chồng và phân tích cơ chế pháp lý bảo vệ quyền con người trong trường hợp hủy kết hôn trái pháp luật và không công nhận quan hệ vợ chồng 10. Thông qua chế định kết hôn và quan hệ pháp luật giữa vợ - chồng, hãy làm sáng tỏ nguyên tắc “hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng và vợ chồng bình đẳng” được định hướng trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. 11. Quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ chồng được pháp luật hôn nhân và gia đình thừa nhận? Vợ khởi kiện chồng yêu cầu bồi thường thiệt hại thì tòa án có thụ lý không, cơ sở lý giải? 12. Phân tích quyền được đại diện cho nhau giữa vợ và chồng. Khẳng định sự cần thiết trong việc xác định tư cách đại diện vợ chồng - những người “đầu gối tay ấp” theo pháp luật hiện hành. 13. Thực tiễn việc thực hiện nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa vợ và chồng. Cho ví dụ minh họa? 14. Đánh giá tính khả thi của pháp luật hiện hành trong việc bảo vệ quyền nhân thân của vợ chồng. 15. Trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với những giao dịch do một bên thực hiện? Ý nghĩa của cơ chế ? 16. Căn cứ và nguyên tắc xác lập tài sản chung của vợ chồng? Phân tích chế độ pháp lý về tài sản chung của vợ chồng. 17. Phân tích chế định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và nêu quan điểm cá nhân về mặt tích cực, hạn chế của chế định này trong việc bảo vệ quyền con người về tài sản. 18. Căn cứ xác định và chế độ pháp lý về tài sản riêng của vợ hoặc chồng? 19. Quyền định đọat về tài sản riêng của vợ chồng? Pháp định hạn chế quyền định đọat tài sản riêng của vợ chồng tại Khỏan 5 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có trái với nguyên tắc đảm bảo quyền định đọat về tài sản của con người? Cơ sở lý giải? 20. Phân tích quyền bình đẳng về tài sản của vợ chồng. Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật với việc đảm bảo quyền bình đẳng về tài sản của vợ chồng hiện nay. 21. Nguyên tắc, căn cứ hình thức xác định con trong giá thú, con ngoài giá thú? 22. Quan điểm cá nhân về pháp luật thực định trong việc bảo đảm quyền được khai sinh của trẻ em? 23. Trình bày khái niệm, mục đích và ý nghĩa của việc nhận nuôi con nuôi. 24. Phân tích các điều kiện nhận nuôi con nuôi và đánh giá cơ chế cho và nhận nuôi con nuôi trong việc đảm bảo quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi theo Luật nuôi con nuôi năm 2010. 25. Giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng có thể phát sinh quyền và nghĩa vụ nhân thân và tài sản nào? Nêu căn cứ phát sinh các quyền và nghĩa vụ đó. 26. Phân tích nội dung cơ bản của chế định hạn chế quyền cha mẹ đối với con chưa thành niên. Đánh giá thực tiễn sự can thiệp của các cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ quyền lợi cho con chưa thành niên khi con bị cha mẹ xâm hại? 27. Nêu quan điểm cá nhân về mặt tích cực và hạn chế của chế định chế quyền cha mẹ đối với con chưa thành niên trong việc bảo vệ quyền lợi của con. 28. Hôn nhân có thể chấm dứt trong những trường hợp nào? Cho biết sự khác biệt về thời điểm và hậu quả pháp lý trong trường hợp hôn nhân chấm dứt do một bên vợ hoặc chồng chết tự nhiên với trường hợp hôn nhân chấm dứt do tòa án tuyên bố một bên vợ, chồng chết. 29. Quyền ly hôn của con người được pháp luật thừa nhận thế nào? Có thể đại diện trong ly hôn? 30. Trình bày thủ tục tố tụng giải quyết các trường hợp ly hôn nhằm bảo vệ quyền ly hôn của vợ chồng tại tòa án. 31. Việc hạn chế quyền ly hôn: Các trường hợp, điều kiện và mục đích của việc hạn chế quyền yêu cầu ly hôn ? 32. Phân tích các căn cứ cho ly hôn theo pháp luật hiện hành và cho biết quan điểm cá nhân về tính khả thi của các căn cứ cho ly hôn trong thực tiễn. 33. Trình bày đường lối giải quyết chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. 34. Phân biệt nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn với nguyên tắc chia tài sản của hai bên nam nữ khi họ không được công nhận quan hệ vợ chồng. 35. Trình bày khái niệm quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước mgòai. Phân tích nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngòai. II. BÀI TẬP ÁP DỤNG 1. Giải quyết tình huống Tình huống 1.1 : Anh Tuấn và chị Lâm kết hôn năm 2002. Năm 2008, chị Lâm sang Thái Lan du lịch sau đó tiến hành phẩu thuật chuyển đổi giới tính và trở thành nam giới. Ngỡ ngàng trước sự đổi thay của vợ ngày trở về và mất hết hy vọng vào hôn nhân (việc chị Lâm phẩu chuyển giới tại nước ngoài anh Tuấn không biết trước), anh Tuấn đã nộp đơn yêu cầu tòa án có thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật của anh và chị Lâm vì theo anh, anh và chị Lâm - hai bên trong quan hệ vợ chồng cùng giới tính. Theo anh, chị, cơ quan chức năng giải quyết yêu cầu của anh Tuấn thế nào, tại sao ? 1.2: Đủ điều kiện nhưng anh Anh Đăng, sinh ngày 12.01.1970 và chị Vân, sinh ngày 03.07.1971 sống chung như vợ chồng từ năm 1992 tại phường 5, quận 6 thành phố TH mà không đăng ký kết hôn. Họ có con chung là Chi, sinh năm 1993 và có khối tài sản chung trị giá 1 tỷ đồng (do chị Vân quản lý). Đầu năm 2000, quan hệ giữa anh Đăng và chị Vân mâu thuẫn trầm trọng do anh Đăng “thầm thương trộm nhớ” chị Phượng - người láng giềng sinh ngày 10.09.1988 và có hộ khẩu thường trú cùng địa phương với anh. Tháng 12.2004, anh Đăng bàn với chị Phượng cùng đến địa phương khác sống chung. Tại UBND xã KL, huyện NĐ, tỉnh NA nơi chị Phượng đăng ký tạm trú, anh Đăng, chị Phương đã đăng ký kết hôn và họ được cấp giấy chứng nhận kết hôn ngày 08.06.2005. Cuộc sống của anh Đăng, chị Phượng sau kết hôn hạnh phúc. Hai người có con chung là Quang, sinh ngày 04.12.2005 và cùng tạo dựng được khối tài sản chung trị giá 900 triệu đồng. Ngày 15.03.2006, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện NĐ nộp đơn yêu cầu tòa án nhân dân huyện NĐ huỷ việc kết hôn của anh Đăng và chị Phượng. Hỏi, tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của Hội Liên hiệp Phụ nữ địa phương như thế nào, vì sao? Nếu anh Đăng và chị Vân, anh Đăng và chị Phượng tranh chấp tài sản và không thỏa thuận được về quyền lợi con chung thì tòa án phải giải quyết các vấn đề này ra sao cho phù hợp với tinh thần pháp luật ? Tình huống 1.3: Tháng 11 năm 1954, ông Thăng kết hôn hợp pháp với bà Linh tại tỉnh Nam Định. Hai người không có tài sản chung và con chung. Tháng 2 năm1955, ông Thăng chuyển vào TPHCM rồi cưới và sống cùng bà Lan. Do bà Lan không có khả năng sinh con và được sự đồng ý của bà, năm 1979, ông Thăng đưa bà Ngọt về sống chung như vợ chồng và có với bà Ngọt hai con chung là Thuận và Hòa. Ông Thăng, bà Lan và bà Ngọt cùng chung sống tại căn nhà số 18A đường H, quận 5, TPHCM. Nhà này do ông Thăng đứng tên, được xây dựng năm 1961 trị giá 4 tỷ đồng. Năm 2007, ông Thăng mất không để lại di chúc. Hỏi: a. Ai là vợ ông Thăng theo pháp luật hiện hành? b. Xác định di sản thừa kế của ông Thăng và cho biết đối tượng được hưởng di sản thừa kế của ông theo tình huống trên. Tình huống 1.4: Ông Bỉnh hỏi, cưới bà Nhị về làm vợ năm 1980. Năm 1981, mẹ đẻ ông Bỉnh lập hợp đồng tặng cho ông Bỉnh, bà Nhị 240 m2 đất tại xã X, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Năm 1984, Bà Nhị làm thủ tục kê khai và đứng tên chủ sở hữu toàn bộ diện tích đất này. Do bà Nhị không có khả năng sinh con nên năm 1983, ông Bỉnh và bà Nhị nhận chị Chà làm con nuôi (Việc nhận con nuôi này là hợp pháp). Năm 1984, ông Bỉnh đến địa phương khác chung sống với bà Ly như vợ chồng và có với bà Ly một trai là Ngọc. Trong thời gian sống cùng bà Ly, hàng tháng ông Bỉnh vẫn “đi về’ với bà Nhị. Tháng 2.1995, bà Nhị mất. Ông Bỉnh và bà Ly sử dụng một tỷ đồng - số tiền chung mà hai người dành dụm để xây nhà ở trên 240m2 đất tại xã X, phần diện tích đất mà bà Nhị đang đứng tên chủ sở hữu. Tháng 4. 2003, ông Bỉnh đột tử không để lại di chúc. Chị Chà cho rằng nhà, đất mà bà Ly đang quản lý là di sản thừa kế của cha mẹ nuôi nên chị yêu cầu phân chia (trừ phần quyền sử dụng đất, trị giá nhà thời điểm hiện tại là 2 tỷ đồng). Bà Ly phản đối. Chị Chà khởi kiện yêu cầu tòa án bảo vệ quyền lợi. Hỏi: a. Tòa án có thẩm quyền xác định tính chất quan hệ hôn nhân giữa ông Bỉnh - bà Nhị; ông Bỉnh - bà Ly như thế nào, vì sao? b. Yêu cầu của chị Chà được giải quyết ra sao cho phù hợp với tinh thần pháp luật? (Xác định rõ phần di sản thừa kế mà ông Bỉnh để lại, đối tượng hưởng di sản của ông cũng như phần mà các đối tượng được hưởng). Tình huống 1.5: Anh Trần Thành và chị Hà Mỹ Linh kết hôn năm 2004 tại xã A, huyện B, tỉnh K. Hai năm sau, quan hệ vợ chồng họ rạn nứt do anh Thành nghi ngờ chị Linh không chung thủy (chị Linh là diễn viên một đoàn kịch nói thường đi biểu diễn xa nhà). Thấy hôn nhân khó tiếp tục duy trì, ngày 02.05.2007, chị Linh gửi đơn xin ly hôn anh Thành. TAND huyện B, tỉnh K đã thụ lý giải quyết vụ án. Tại Bản án sơ thẩm số 82/HN - ST (có hiệu lực ngày 10.08 2007), tòa phán quyết: 1. Về hôn nhân: Chị Hà Mỹ Linh được ly hôn anh Trần Thành. 2. Về tài sản chung và con chung: Cả hai bên khai không có và không yêu cầu tòa án giải quyết. Sau ly hôn, ngày 06.10.2007, chị Linh kết hôn với anh Đinh Anh Quân. Ngày 11.03 2008, chị Linh sinh con trai là Dũng. Trên cơ sở qui định của pháp luật hiện hành, hãy xác định cha của bé trai mà chị Linh sinh ra. 2. Buận luận án 2.1. Xác định quyền sở hữu tài sản NỘI DUNG VỤ ÁN: Chị Nguyễn Thị A và anh Lâm Thế N tổ chức đám cưới năm 1999, không có đăng ký kết hôn vì chị A chưa đến tuổi đăng ký kết hôn. Đến ngày 31-3-2003, Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Kha cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn nhưng không tuân thủ đúng quy định của pháp luật (thiếu chữ ký của anh N trong Giấy chứng nhận kết hôn). Quá trình chung sống của Chị A, anh N đã phát sinh mâu thuẫn. Từ tháng 8/2003, mâu thuẫn căng thẳng, chị A xin ly hôn. Anh A cũng đồng ý ly hôn. – Về con chung: Có 1 con chung là Lâm Bảo N, sinh năm: 2000. Cả hai bên đều có yêu cầu xin được nuôi con. – Về tài sản: Hai bên khai thống nhất có các tài sản gồm: 01 tủ đồng hồ, 01 tủ kiếng nhôm, 01 xe máy Dream Trung Quốc do anh N đứng tên. Theo anh N khai, ngoài những tài sản trên vợ chồng còn có 01 đôi bông 01 chỉ vàng 24K, 02 nhẫn vàng 02 chỉ 24K, 01 bộ vòng 18 chiếc, 01 dây chuyền 9,9 chỉ vàng 18K và 11.997m2 đất nông nghiệp do cha, mẹ vợ cho. Anh N yêu cầu chia tài sản theo pháp luật. Chị A cho rằng trước khi cưới chị đã có bộ vòng 6,5 chỉ 18K, sợi dây chuyền 2,5 chỉ vàng 18K và chiếc lắc tay 4 chỉ vàng 18K. Sau khi cưới, cha mẹ có cho thêm tiền nên chị đã đổi thành bộ vòng 18 chiếc 12,5 chỉ vàng và sợi dây chuyền 9,9 chỉ vàng 18K, chiếc lắc tay 5 chỉ vàng 18K, hiện nay 03 loại trang sức này là của riêng chị đang giữ. Còn đất nông nghiệp do chị đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đứng hộ cho cha mẹ chị chứ không phải của vợ chồng chị. Vào năm 2003, chị có thế chấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay Ngân hàng cho mẹ anh N là bà Dương Thị Hải số tiền 15.000.000 đồng nay chị yêu cầu bà Hải và anh N phải trả 15.000.000 đồng cùng với lãi suất để chị trả nợ cho Ngân hàng. * Ông Nguyễn Văn Suông trình bày: Do gia đình ông có nhiều đất nên có nhờ N đứng tên dùm 11.997m2 đất nông nghiệp chứ không phải cho vợ chồng anh nay yêu cầu trả đất. * Bà Dương Thị Hải thừa nhận có nhờ chị A vay hộ 15.000.000 đồng nay đồng ý trả nợ. * Ngân hàng thương mại và cổ phần Đông Á trình bày: Ngày 5-9-2003 chị A ký khế ước vay 15.000.000 đồng lãi suất 1,2%/năm thời hạn 03 năm có thế chấp quyền sử dụng đất do chị A đứng tên. Nay yêu cầu thực hiện theo hợp đồng. * Tại bản án sơ thẩm số 38/HNST ngày 27-5-2004 của Tòa án nhân dân huyện Thoại Sơn quyết định: Xử: – Về quan hệ vợ chồng: Không công nhận quan hệ vợ chồng giữa chị Nguyễn Thị A với anh Lâm Thế N. Đề nghị Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Kha thu hồi giấy chứng nhận kết hôn số 62/KH. Quyển số 1/2003 ngày 31/3/2003 giữa anh Lâm Thế N với chị Nguyễn Thị A. – Về con cái: Giao cháu Lâm Bảo N cho anh Lâm Thế N nuôi dạy, chị A không phải cấp dưỡng nuôi con. Nhưng anh A phải tạo điều kiện cho chị Nguyễn Thị A đến thăm con. Khi cần thiết, các bên có thể xin thay đổi người nuôi con. – Về tài sản: Anh Lâm Thế N được chia 6.000.000 đồng (trị giá tài sản) và 8 chỉ 7 phân 5 ly vàng 18K (chị A giao cho anh A). Chị A được chia 6.000.000 đồng (anh A giao cho chị A) và 8 chỉ 7 phân 5 ly vàng 18K. Bác yêu cầu anh Lâm Thế N đòi chia diện tích 11.997m2 đất lúa 2 vụ, do chị A đứng tên quyền sử dụng đất số 01367/QSD đất. Bà Dương Thị Hải trả cho chị A số tiền là 15.000.000 đồng vốn và số lãi để chị A trả cho Ngân hàng TMCP Đông Á. – Về án phí dân sự sơ thẩm: Anh Lâm Thế N chịu 500.000 đồng án phí DSST. + Chị Nguyễn Thị A chịu 500.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm và 50.000 đồng án phí hôn nhân sơ thẩm, tổng cộng là 550.000 đồng (được khấu trừ 50.000 đồng tiền dự phí án của Đội thi hành án huyện Thoại Sơn), nên còn phải nộp 500.000 đồng tiền án phí. Ngày 1-6-2004, anh Lâm Thế N có đơn kháng cáo về tài sản chung gồm một lắc 5 chỉ vàng 18K, bộ vòng 18 chiếc 12,5 chỉ vàng 18K, một dây chuyền 9,9 chỉ vàng 18K, đôi bông 1 chỉ vàng 24K, hai chiếc nhẫn mỗi chiếc 01 chỉ vàng 24K một số vàng của con 18K mà chị A giữ. Đất nông nghiệp cha mẹ vợ đã cho vợ chồng anh yêu cầu chia. Ngày 2-6-2004 chị A kháng cáo xin được nuôi con. * Tại bản án phúc thẩm số 51/HNPT ngày 29/7/2004 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang quyết định: – Sửa một phần bản án sơ thẩm. – Chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của chị Nguyễn Thị A và anh Lâm Thế N. – Về tài sản: • Anh N được chia những tài sản sau: + 01 chiếc xe Dream Trung Quốc biển số 67H2-8353 do anh A đứng tên, 01 tủ kiếng nhôm, 01 tủ đồng hồ trị giá tổng cộng 12.000.000 đồng. + 3,5 chỉ vàng 18K (do chị A hoàn lại). + 5.997m2 đất nông nghiệp. Anh N phải có nghĩa vụ hoàn lại cho chị A số tiền chênh lệch tài sản là 6.000.000 đồng. • Chị A được chia những tài sản sau: + 6.000.000 đồng do anh N hoàn lại. + 7 chỉ vàng 18K. + 6.000m2 đất nông nghiệp. Chị A phải có nghĩa vụ hoàn lại cho anh N 3,5 chỉ vàng 18K. Kiến nghị Ủy ban nhân dân huyện Thoại Sơn thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 01367/QSDĐ là cấp ngày 11-8-2003 diện tích 11.997m2 do chị Nguyễn Thị A đứng tên. Anh Lâm Thế N và chị Nguyễn Thị A có trách nhiệm liên hệ đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để kê khai đăng ký quyền sử dụng đối với phần diện tích đất được chia, cụ thể anh N 5.997m2, chị A 6.000m2. Sau khi xét xử phúc thẩm, chị A có đơn khiếu nại với lý do diện tích 11.997m2 chị được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cha mẹ chị cho riêng không phải là tài sản chung của vợ chồng. Việc chị và anh N đứng đơn xin xác nhận ngày 3-9-2003 để bổ túc hồ sơ xin vay vốn ngân hàng cho bà Hải chứ không phải căn cứ để xác định chị đã nhập tài sản chung của vợ chồng. Tại quyết định kháng nghị số 153/2005/DS-KN ngày 27-10-2005, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị hủy phần chia tài sản, giao hồ sơ vụ án về Tòa án nhân dân tỉnh An Giang xét xử phúc thẩm lại. Trên cơ sở qui định của pháp luật hiện hành, anh chị hãy đánh giá phán quyết của tòa án về: - Việc xác định quyền sở hữu tài sản là diện tích 11.997m2 đất do một bên đứng tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng; - Việc áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp tài sản nhằm đảm bảo quyền con người theo phán quyết của tòa án phúc thẩm. 2.2. Xác định trách nhiệm liên đới phát sinh trong thời kỳ hôn nhân NỘI DUNG VỤ ÁN Theo đơn khởi kiện ngày 07/3/2008 và trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn là bà Trần Thị Th trình bày: vào ngày 01/5/2006, bà Ng có vay của bà số tiền 300.000.000 đồng, lãi suất là 1,5% một tháng. Bà Ng có làm biên nhận nợ và có thế chấp 02 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD716199 và AD967680 mang tên Nguyễn Quốc V. Ngày 18/12/2006, do chưa trả nợ nên bà Ng viết một giấy cam kết hẹn ngày 17/01/2007 sẽ trả hết nợ và lãi cho bà. Nhưng đến nay bà Ng không thực hiện cam kết trả nợ nên bà yêu cầu bà Ng cùng ông V liên đới trả số tiền 300.000.000đ vốn và tiền lãi tính theo quy định của pháp luật là 72.967.000đ. Bị đơn - bà Khương Hồng Ng trình bày: bà thừa nhận việc vay tiền như lời trình bày của bà Th, nhưng số tiền bà vay của bà Th là vay dùm cho em gái bà tên là Khương Hồng Hương; việc vay mượn này chồng bà là ông V không biết. Nay bà không đồng ý trả nợ như yêu cầu của bà Th. Ngoài ra, bà yêu cầu bà Th trả lại hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà bà đã thế chấp. Người có quyền lợi liên quan: ông Nguyễn Quốc V trình bày: việc vay nợ và thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giữa vợ ông là bà Ng và bà Th ông không biết nên ông không đồng ý trả nợ như yêu cầu của bà Th; ông yêu cầu bà Th phải trả lại cho ông hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do ông đứng tên mà bà Ng đã thế chấp cho bà Th. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 48/2008/DS-ST ngày 03/6/2008, Toà án nhân dân huyện Cao Lãnh quyết định: - Chấp nhận yêu cầu của bà Trần Thị Th. - Buộc bà Ng, ông V phải có nghĩa vụ trả cho bà Th số tiền vốn vay là 300.000.000đ và tiền lãi là 72.967.000đ. Tổng cộng là: 372.967.000đ. - Bà Trần Thị Th có nghĩa vụ trả cho bà Ng và ông V hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD716199 và AD967680 mang tên Nguyễn Quốc V do UBND huyện Cao Lãnh cấp ngày 29/11/2005. Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí, lệ và quyền kháng cáo của các đương sự. Ngày 16/6/2008, bà Khương Hồng Ng và ông Nguyễn Quốc V kháng cáo không đồng ý với bản án sơ thẩm nêu trên. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 434/2008/DSPT ngày 19/9/2008, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã quyết định: - Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bà Khương Hồng Ng và ông Nguyễn Quốc V. - Giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm số 48/2008/DSST ngày 03/6/2008 của Tòa án nhân dân huyện Cao lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Trần Thị Th. - Buộc bà Khương Hồng Ng và ông Trần Quốc V có nghĩa vụ trả cho bà Trần Thị Th số tiền vốn vay là 300.000.000 đồng và 72.967.000 đồng tiền lãi. Tổng cộng là: 372.967.000 đồng. - Bà Trần Thị Th có nghĩa vụ trả cho bà Khương Hồng Ng và ông Trần Quốc V hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD716199 và AD967680 do Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh cấp ngày 29/11/2005 và ngày 26/10/2005 do ông Nguyễn Quốc V đứng tên. Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí, lãi suất chậm trả theo luật định. Ngày 20/10/2008, ông Nguyễn Quốc V có đơn khiếu nại với nội dung không đồng ý liên đới cùng bà Ng trả số tiền 372.967.000 đồng cho bà Th. Tại Quyết định số 445/2010/KG-DS ngày 16/6/2010, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kháng nghị đối với bản án dân sự phúc thẩm số 434/2008/DSPT ngày 19/9/2008 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp về phần xác định nghĩa vụ liên đới thanh tóan nợ vay của các bên đương sự . Anh, chị hãy phân tích, bình luận phán quyết của toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm về việc xác định trách nhiệm liên đới của vợ chồng theo nội dung vụ án nêu trên 2.3. Phân định quyền lợi của con khi cha mẹ ly lôn NỘI DUNG VỤ ÁN: Chị Lê N Sương và anh Kha Tấn Tài quen biết nhau từ năm 1997, đến năm 2002 thì chung sống với nhau như vợ chồng và có một con chung là cháu Kha Lê Trọng Tín, sinh ngày 23-01-2003 [...]... án hôn nhân gia đình phúc thẩm nêu trên Ngày 22-8-2008, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ra Quyết định số 114/QĐKNGĐT-V5 kháng nghị đề nghị Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm huỷ bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm số 19/2006/HNGĐ-ST ngày 31-8-2006 của Toà án nhân dân thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp và bản án hôn nhân gia đình phúc thẩm nêu trên, giao hồ sơ về Toà án nhân. .. Tài có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm Tại bản án hôn nhân gia đình phúc thẩm số 04/2007/HNGĐ-PT ngày 22-01-2007, Toà án nhân dân tỉnh Đồng Tháp không chấp nhận kháng cáo của anh Kha Tấn Tài, giữ nguyên bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm như sau: Giao cho chị Lê N Sương được nuôi con là Kha Lê Trọng Tín, sinh ngày 23-01-2003 cho đến khi trưởng thành Chị Sương không yêu cầu anh Tài cấp dưỡng nuôi con Anh Kha... dọa trả thù anh và trút giận lên cháu Tín Hiện tại chị Sương không có điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cháu Tín nên anh đề nghị được nuôi cháu Tín Tại bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm số 19/2006/HNGĐ-ST ngày 31-8-2006, Toà án nhân dân thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp đã áp dụng khoản 1, khoản 2 Điều 92; Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình, quyết định: Chấp nhận yêu cầu của chị Lê N Sương về việc... Lê Thị Sương có đơn khởi kiện tại Toà án nhân dân thị xã Sa Đéc, yêu cầu được nuôi dưỡng cháu Kha Lê Trọng Tín và yêu cầu Toà án buộc anh Kha Tấn Tài phải giao cháu Tín cho chị nuôi dưỡng Anh Kha Tấn Tài không đồng ý với yêu cầu của chị Sương với lý do cháu Tín là con chung của anh và chị Sương, do chị Sương hiện tại không có nhà ở, phải đi thuê nhà ở nên không có điều kiện chăm sóc con Mặt khác do... chị Sương hiện đang do gia đình bên chồng nuôi dưỡng, chăm sóc (do chị Sương không có nhà ở phải đi thuê không ổn định) Sau khi chị Sương sinh cháu Tín, do chị Bé vợ anh Tài phát hiện và nảy sinh mâu thuẫn nên hai người không chung sống với nhau nữa, nhưng anh Tài vẫn đi lại thăm nuôi cháu Tín Ngày 17-32006 anh Tài đưa cháu Tín đi khám bệnh rồi đưa đi nuôi dưỡng ở nơi khác, không đưa cháu Tín về cho... chăm sóc con, không ai được ngăn cản Anh Kha Tấn Tài có trách nhiệm giao cháu Kha Lê Trọng Tín, sinh ngày 23-01-2003 cho chị Lê N Sương nuôi dưỡng Ngoài ra, Toà án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí Sau khi xét xử phúc thẩm, anh Kha Tấn Tài có đơn khiếu nại Cơ quan Thi hành án dân sự thị xã Sa Đéc có công văn số 28/ĐN-THA ngày 25-01-2008 đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối... yêu cầu nuôi con; chị Lê N Sương nuôi con Kha Lê Trọng Tín sinh ngày 23-01-2003 cho đến khi trưởng thành; chị Sương không yêu cầu anh Tài cấp dưỡng; anh Tài được quyền thăm nom, chăm sóc con, không ai được ngăn cản; anh Tài có trách nhiệm giao cháu Tín cho chị Sương nuôi dưỡng; tạm giao cháu Tín cho anh Tài quản lý cho đến khi án có hiệu lực Ngoài ra, Toà án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và... tích, bình luận những vấn đề sau: - Việc xác định người trực tiếp nuôi con, cấp dưỡng nuôi con và thăm nom con khi cha mẹ ly hôn; - Việc áp dụng pháp luật nội dung để phán quyết vấn đề giao con cho một bên nuôi, phán quyết về quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi cha mẹ ly hôn của tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm (Nguồn: Lê Vĩnh Châu, Lê Thị Mận, Tuyển Con trai đòi tiền công nuôi mẹ 150 triệu . BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH HỆ THỐNG CÂU HỎI - BÀI TẬP ÁP DỤNG VÀ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Môn học: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH A. HỆ THỐNG CÂU HỎI – BÀI TẬP. chồng. Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật với việc đảm bảo quyền bình đẳng về tài sản của vợ chồng hiện nay. 21. Nguyên tắc, căn cứ hình thức xác định con trong giá thú, con ngoài giá thú? . Thực tiễn việc thực hiện nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa vợ và chồng. Cho ví dụ minh họa? 14. Đánh giá tính khả thi của pháp luật hiện hành trong việc bảo vệ quyền nhân thân của vợ chồng. 15.