1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI

5 3,5K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 81 KB

Nội dung

Kế hoạch Bồi dưỡng học sinh giỏi đã được các cấp có thẩm quyền góp ý, phê duyệt, được lấy làm biểu mẫu chung cho các trường khác đến học tập. Trường đạt chuẩn quốc gia. Khỏi cần phải chỉnh. Cứ tải về sửa tên trường thành tên của mình là dùng ngay.

PHÒNG GD&ĐT NGỌC LẶC TRƯỜNG THCS NGỌC LIÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /THCSNL Ngọc Liên, ngày tháng năm 201 KẾ HOẠCH Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2012-2013 I. ĐẶC ĐIỂM 1. Nhận định kết quả thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2011-2012 1.1. Những kết quả đạt đã được Năm học 2011-2012 công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã được nhà trường triển khai đến các tổ chuyên môn và tập thể giáo viên ngay từ đầu năm học. Giáo viên tham gia bồi dưỡng đã xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng phù hợp với đối tượng học sinh của bộ môn được phân công phụ trách. Công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc được nhà trường tiến hành thường xuyên. Kết quả đạt được như sau: - Cấp tỉnh: 02 giải Khuyến khích môn Ngữ văn - Cấp huyện: + Giải nhì: 03 giải. + Giải ba: 07 giải. + Giải Khuyến khích: 22 giải. 1.2. Những tồn tại Kết quả thi HSG năm học qua cao tuy nhiên chưa đồng đều ở các môn học. Chưa có giải ở các môn thi Giải toán qua mạng, giải toán bằng máy tính casio, tiếng anh qua mạng… 1.3. Nguyên nhân của những tồn tại Một số đồng chí giáo viên chưa xem công tác bồi dưỡng HSG là một công tác trọng tâm nên chưa có kế hoạch bồi dưỡng ngay từ đầu năm học. Công tác tạo nguồn học sinh giỏi chưa được thực hiện tốt; chưa có các biện pháp động viên, khích lệ học sinh tham gia bồi dưỡng chuyên cần. Học sinh chưa tích cực, chủ động, tự giác học tập, say mê học tập bộ môn, thời gian tham gia bồi dưỡng tại trường ít. 2. Đặc điểm tình hình năm học 2012-2013 2.1. Thuận lợi - Đội ngũ giáo viên bộ môn đủ về số lượng, đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo theo yêu cầu từng bộ môn; Nhiệt tình công tác, có kinh nhiều nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. - Cơ sở vật chất của nhà trường đã được quan tâm đầu tư sửa chữa, phòng máy vi tính, hệ mạng internet của nhà trường hoạt động ổn định. - Tỉ lệ học sinh khá, giỏi khối 6,7,8 của năm học 2011-2012 cao. - Kinh tế - xã hội địa phương phát triển ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của học sinh. 2.2. Khó khăn - Học sinh chưa tích cực, chủ động, tự giác học tập; thời gian tham gia bồi dưỡng tại trường ít. - Điều kiện kinh tế của các gia đình còn nhiều khó khăn dẫn đến việc ôn thi các môn qua mạng là rất khó khăn. II. KẾ HOẠCH CỤ THỂ 1. Đối tượng học sinh tham gia bồi dưỡng Giáo viên bộ môn trong quá trình giảng dạy phát hiện, tuyển chọn các học sinh có năng khiếu bộ môn tham gia vào chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn. Nếu số lượng học sinh đăng ký nhiều hơn 05 HS/ môn thì tổ chức thi tuyển, chọn ra đội tuyển có 05 học sinh/ môn. Nội dung Đối tượng HSG các bộ môn văn hoá HS khối 9 có học lực khá, giỏi và có năng khiếu bộ môn. HSG giải Toán qua internet HS khối 9 có học lực khá, giỏi và có năng khiếu bộ môn. HSG giải Toán bằng MTCT HS khối 8, 9 có học lực khá, giỏi và có năng khiếu bộ môn. Olimpic Tiếng Anh qua internet HS khối 6-9 có học lực khá, giỏi và có năng khiếu bộ môn. Viết chữ đẹp HS khối 6-9 có học lực khá, giỏi và có năng khiếu bộ môn. Nhạc, mỹ thuật, thể dục HS khối 6-9 có năng khiếu 2. Thời gian bồi dưỡng - Giáo viên tiến hành bồi dưỡng từ tuần thứ 3 năm học 2013-2014 cho đến khi các em tham dự kì thi. - Số tiết bồi dưỡng: Đối với các bộ môn văn hoá: thực hiện từ 02 đến 04 tiết/ tuần; các nội dung còn lại thực hiện từ 01 đến 02 tiết/ tuần. 2 - Giáo viên tiến hành bồi dưỡng ngoài giờ học chính khóa của các em. Giáo viên và học sinh thoả thuận thời gian và địa điểm tổ chức bồi dưỡng hợp lí (khuyến khích tổ chức bồi dưỡng tại trường). 3. Nội dung giảng dạy - Giáo viên được phân công bồi dưỡng xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT. - Giáo viên dạy chương trình nâng cao đáp ứng yêu cầu của đề thi tuyển chọn HSG các cấp; giáo viên có thể ham khảo đề thi của các năm trước để có định hướng giảng dạy phù hợp. 4. Kinh phí tổ chức - Khi phân công chuyên môn, các tổ lồng ghép phân công bồi dưỡng HSG cho giáo viên có năng lực, kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi, đảm bảo số tiết theo chuẩn 19 tiết/giáo viên/tuần. - Nhà trường hỗ trợ trang bị tập, tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng. 5 Chỉ tiêu phấn đấu - Các tổ chuyên môn và giáo viên được phân công tuyển chọn thành lập mỗi đội tuyển học sinh giỏi có từ 2-5 học sinh/nội dung. - Tham gia tốt kì thi HSG cấp huyện và có 01 học sinh đạt giải cấp huyện (cấp tỉnh)/nội dung. 6. Phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi các nội dung Căn cứ theo phân công chuyên môn ở học kì 1 năm học 2012-2013; Chuyên môn trường phân công giáo viên bồi dưỡng HSG cho các nội dung, như sau: Nội dung Giáo viên bồi dưỡng Ghi chú Bộ môn Toán 9 Thầy Nguyễn Duy Hùng Bộ môn Toán 8 Thầy Trịnh Đình Dũng Bộ môn Toán 7 Thầy Lưu Đức Thỏa Bộ môn Toán 6 Thầy Thiều Văn Quảng Bộ môn Hoá học Cô Nguyễn Thị Sinh Bộ môn Văn 9 Thầy Lê Văn Sơn Bộ môn Văn 8 Cô Đào Thị Ngọc Bộ môn Văn 7 Thầy Trần Văn Trường Bộ môn Văn 6 Cô Phạm Thị Châu Bộ môn Lịch sử 6,9 Thầy Nguyễn Ngọc Đức 3 Bộ môn Lịch sử 7,8 Cô Phạm Thị Dưng Bộ môn Địa lí 6,9 Thầy Trịnh Khắc Biên Bộ môn Địa lí 7,8 Cô Lê Thị Thu Bộ môn Tiếng Anh 6,9 Cô Nguyễn Thị Thúy Bộ môn Tiếng Anh 7,8 Cô Phạm Thị Thanh Bộ môn GDCD 7,9 Thầy Trần Văn Trường Bộ môn GDCD 8 Cô Lê Thị Thùy Hương Bộ môn GDCD 6 Thầy Hà Văn Lực HSG giải Toán qua internet Thầy Nguyễn Văn Thành HSG giải Toán bằng MTCT Thầy Trịnh Đình Dũng Olimpic Tiếng Anh qua internet Cô Nguyễn Thị Thúy Cô Phạm Thị Thanh Bộ môn Mỹ Thuật Cô Lê Thị Thúy Bộ môn TD Thầy Đặng Ngọc Tuấn Thầy Bùi Văn Lộc Cô Lê Thị Tuyết III. PHÂN CÔN TRÁCH NHIỆM 1. Phó Hiệu trưởng - Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng HSG của nhà trường; tham mưu, xin ý kiến chỉ đạo của Hiệu trưởng khi cần thiết. - Trực tiếp theo dõi và đảm bảo chất lượng công tác bồi dưỡng của tổ chuyên môn, nhóm bộ môn và giáo viên trực tiếp bồi dưỡng. - Phân công giáo viên, theo dõi, kiểm tra việc dạy học rong quá trình bồi dưỡng; Lập phương án tuyển chọn đội tuyển (khi cần thiết), quyết định đội tuyển trên cơ sở đề xuất của giáo viên trực tiếp bồi dưỡng. 2. Tổ chuyên môn - Tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm phụ trách các bộ môn, nội dung dự thi thuộc tổ mình phụ trách. Hướng dẫn cụ thể việc xây dựng chương trình bồi dưỡng cho từng bộ môn của tổ và theo dõi tiến độ chương trình bồi dưỡng. Quản lý chất lượng bồi dưỡng, theo dõi và chỉ đạo phương pháp bồi dưỡng của giáo viên và học sinh. - Lập danh sách giáo viên trực tiếp bồi dưỡng và học sinh tham gia bồi dưỡng, thời gian và địa điểm tổ chức bồi dưỡng gửi về Phó Hiệu trưởng trước 4 ngày 05/9/2013. Định kỳ rút kinh nghiệm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong các lần sinh hoạt tổ chuyên môn; báo cáo hàng tháng về Phó Hiệu trưởng. - Tham mưu, đề xuất với Phó Hiệu trưởng những biện pháp thích hợp trong việc nâng cáo chất lượng công tác bồi dưỡng HSG của nhà trường. 3. Đối với giáo viên trực tiếp BDHSG - Trang bị kiến thức từ cơ bản đến nâng cao theo chương trình; xây dựng phương pháp học tập bộ môn thích hợp giúp học sinh tiếp thu tốt kiến thức và có được kết quả cao nhất trong các kì thi. - Đảm bảo kết quả học tập bộ môn của học sinh trực tiếp tham gia bồi dưỡng để học sinh đủ điều kiện tham gia kì thi học sinh giỏi các cấp. - Tham mưu, đề xuất với tổ chuyên môn những biện pháp thích hợp trong việc nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng HSG của bộ môn mình phụ trách. 4. Các lực lượng khác - Giáo viên chủ nhiệm, Giáo viên bộ môn ở các khối lớp có học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi của nhà trường phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh tham gia bồi dưỡng và có đủ điều kiện tham gia kì thi học sinh giỏi các cấp. - Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên liên hệ với giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh; theo dõi, giúp đỡ học sinh trong quá trình tham gia bồi dưỡng trong đội tuyển học sinh giỏi. Tham mưu đề xuất các biện pháp thích hợp giúp nâng cáo hiệu quả trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong các phiên họp tổ chủ nhiệm. - Thư viện nhà trường cần tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi mượn sách tham khảo và các tài liệu học tập khác để phục vụ cho quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi; Tham mưu với Hiệu trưởng nhà trường để trang bị thêm các các tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng học sinh giỏi theo nhu cầu của giáo viên và học sinh. - Học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi của nhà trường phải tham gia đầy đủ các buổi học theo lịch của giáo viên bộ môn. Tích cực học tập để đạt kết quả cao trong quá trình học tập cũng như trong các kì thi học sinh giỏi các cấp. - Phụ huynh học sinh cần tạo mọi điều kiện, đảm bảo về sức khoẻ và dụng cụ học tập để các em tham gia tốt quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi. Trên đây là kế hoạch tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2012-2013 của trường THCS Ngọc Liên, đề nghị tất cả giáo viên, học sinh thực hiện tốt kế hoạch này để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các bộ môn đạt kết quả cao./. Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG -BGH; -Các tổ chuyên môn; -Lưu: VT. 5 . internet HS kh i 9 có học lực kh , giỏi và có năng khiếu bộ môn. HSG giải Toán bằng MTCT HS kh i 8, 9 có học lực kh , giỏi và có năng khiếu bộ môn. Olimpic Tiếng Anh qua internet HS kh i 6-9. kh i 6-9 có học lực kh , giỏi và có năng khiếu bộ môn. Viết chữ đẹp HS kh i 6-9 có học lực kh , giỏi và có năng khiếu bộ môn. Nhạc, mỹ thuật, thể dục HS kh i 6-9 có năng khiếu 2. Thời gian bồi. nhiều hơn 05 HS/ môn thì tổ chức thi tuyển, chọn ra đội tuyển có 05 học sinh/ môn. Nội dung Đối tượng HSG các bộ môn văn hoá HS kh i 9 có học lực kh , giỏi và có năng khiếu bộ môn. HSG giải Toán

Ngày đăng: 06/09/2014, 21:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w