triệu chứng mm y3

3 1.2K 0
triệu chứng  mm  y3

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Triệu chứng học bệnh mạch máu I. Hành chính 1. Tên môn học: Triệu chứng Ngoại 2.Tên tài liệu học tập: Triệu chứng học Ngoại khoa 3.Bài giảng: Lý thuyết 4.Đối tượng: Sinh viên Y3 Đa khoa 5.Thời gian: 3 tiết 6.Địa điểm giảng: Giảng đường II. Mục tiêu Sau khi học xong bài sinh viên có khả năng 1. Nêu được một số vấn đề cơ bản về giải phẫu và sinh lý mạch máu. 2. Mô tả được những thương tổn giải phẫu bệnh chính trong bệnh máu. 3. Trình bày được các triệu chứng lâm sàng - cận lâm sàng của bệnh mạch máu. III.Nội dung 1. Vài nét về giải phẫu và sinh lý mạch máu Hệ mạch máu bao gồm động mạch (dẫn máu đi nuôi các tạng) và tĩnh mạch (dẫn máu đã trao đổi oxy trở về tim). Thành mạch cấu tạo bởi ba lớp: nội mạc, lớp áo giữa (lớp cơ trơn) và áo ngoài (sợi xơ và mô liên kết). Trên thành mạch có các mạch máu nuôi và thần kinh giao cảm. Dòng máu chảy trong lòng mạch song song với thành mạch, ở mạch lớn gần tim chảy theo nhịp đập của tim, ở mạch nhỏ dòng chảy trở nên liên tục Động mạch được phân chia theo kiểu cành cây, càng xa tim càng nhỏ dần. Tĩnh mạch theo chiều hướng ngược lại. Mạch máu đặc biệt là động mạch có đặc tính co thắt, đàn hồi, giãn nở theo nhịp tim. Chính vì các đặc điểm này mà khi mạch máu bệnh lý sẽ có các biểu hiện lâm sàng tương ứng: phồng mạch dẫn tới vỡ, dòng máu chảy xoáy khi thay đổi khẩu kính, khi đứt mạch sẽ hình thành huyết khối, hai đầu mạch tự co lại… 2.Giải phẫu bệnh 2.1.Bệnh lý mạch máu: + Phồng mạch: khi đường kính mạch bên dưới lớn hơn 1,5 lần đường kính mạch ngay trên nó được coi là lành. Hay gặp các mạch lớn và vừa (chủ, chậu, khoeo) +Giả phồng: vỏ túi phồng không gồm đủ 3 lớp áo thành mạch (tạo bởi cơ, tổ chức liên kết xung quanh). Gặp trong vết thương, nhiễm trùng +Hẹp -Tắc mạch: lòng mạch thu nhỏ hoặc tắc hoàn toàn, cản trở lưu thông dòng máu, gây thiếu máu phần cơ thể bên dưới các cấp độ khác nhau. Nguyên nhân thường gặp là vữa xơ, đái tháo đường, bệnh chuyển hóa, tự miễn hoặc bẩm sinh +Thông động-tĩnh mạch: có đường thông bất thường giữa động mạch-tĩnh mạch làm giảm dòng chảy động mạch đồng thời tăng áp lực tĩnh mạch. Nguyên nhân 1 bẩm sinh hay mắc phải. Nếu lỗ thông lớn hay gần tim tình trạng ăn cắp máu (thiếu máu bên dưới), động mạch hóa tĩnh mạch, suy tim 2.2.Chấn thương-vết thương mạch máu: gây tổn thương một trong ba lớp áo thành mạch, làm máu chảy ra ngoài hay rối loạn lưu thông máu trong lòng mạch +Vết thương bên hay vết thương xuyên: tổn thương cả ba lớp áo động mạch, đứt một phần chu vi +Vết thương đứt đôi hay mất đoạn: lớp cơ thành mạch co lại, tác dụng cầm máu tạm thời, hai đầu mạch co lại xa nhau khó tìm +Rách nội mạc: huyết khối tắc mạch sớm-muộn +Thương tổn dưới lớp áo ngoài: chấn thương kín, tắc mạch, phồng mạch +Co thắt mạch: thành mạch nguyên vẹn, tưới máu hạ lưu +Vết thương xuyên động mạch-tĩnh mạch 3. Khám lâm sàng 3.1.Hỏi bệnh +Đau chi: đột ngột (tắc mạch cấp do huyết tắc) hay từ từ. Mức độ đau có thể từ nhẹ tới rất nhiều tùy giai đoạn bệnh. Điển hình nhất cần phát hiện dấu hiệu đau cách hồi trong bệnh lý hẹp tắc mạch chi dưới: bệnh nhân đau bắp chân, bàn chân tăng khi đi lại, giảm hoặc hết khi nghỉ ngơi. Khoảng cách đi được có ý nghĩa đánh giá giai đoạn thiếu máu: < 200m: nặng, 200-500m: vừa, >500m: nhẹ +Giảm vận động và cảm giác: một phần hay toàn bộ chi +Với chấn thương-vết thương: thấy máu đỏ phun thành tia, hay máu đen chảy ướt đẫm quần áo ngay sau tai nạn 3.2.Khám thực thể *Nhìn: +Thay đổi màu sắc da: nhợt (thiếu máu), tím (ứ trệ tĩnh mạch) +Rối loạn dinh dương: teo cơ, nốt phỏng, mảng hay chấm hoại tử đen +Phù chi +Nổi u cục trên dương đi động mạch +Các tĩnh mach nông giãn +Chấn thương-vết thương: máu đang chảy qua vết thwonhay dưới dạng khối máu tụ lớn tại chỗ *Sờ: +Bắt mạch ngoại vi là quan trọng nhất: tần số, mức độ rõ. Cần khám mạch toàn thân, khám cả hai bên. Có thay đổi mạch ngoại vi chắc chắn có thương tổn mạch +Đánh giá nhiệt độ và cảm giác +Rung miu tâm thu hoặc liên tục +Phát hiện phồng mạch với dấu hiệu khối u nằm trên đường đi động mạch, giãn nở, đập theo nhịp tim +Đo chu vi đánh giá mức độ teo cơ 2 +Phát hiện thương tổn phối hợp (xương khớp, bụng ngực trong chấn thương) *Nghe Phát hiện thổi tâm thu (hẹp hay phồng động mạch), thổi liên tục (thông động- tĩnh mạch). Chú ý không đè quá mạnh vào mạch khi nghe gây tiếng thổi giả 3.3.Khám toàn thân *Phát hiện bệnh nguồn (Vữa xơ, đái tháo đường ), biến chứng (hội chứng mất máu, thiếu máu, nhiễm trùng nhiễm độc, suy tim). Có tác dụng chẩn đoán và tiên lượng 4.Khám cận lâm sàng 4.1.Siêm âm Doppler: thăm dò không chấn thương, cho biết chính xác vị trí tắc, mức độ tắc. Tuy nhiên khó đánh giá tình trạng mạch bên dưới, phụ thuộc kinh nghiệm người làm. Hiện nay có siêu âm nội mạch 4.2.Chụp mạch máu: Nguyên tắc là đưa thuốc cản quan vào trong lòng mạch và chụp để thấy được toàn bộ cây động mạch. Có thể chọc trực tiếp (ít làm) hay theo phương pháp Seldinger (phổ biến hiện nay). Là chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh mạch máu, tuy nhiên là thăm dò có chảy máu, mất thời gian, chi phí, đội ngũ người làm và trang bị đòi hỏi cao. 4.3.Cắt lớp vi tính: đặc biệt cắt lớp đa dãy tái lập hình ảnh 3 chiều: rất có giá trị với mạch lớn và vừa. Là thăm dò ít xâm lấn, hiện nay được sử dụng rộng rãi. Phụ thuộc vào trang bị và người làm, giá thành cao, khó triển khai trong cấp cứu. 4.4.Cộng hưởng từ: ít dùng trong bệnh mạch ngoại vi 4.5.XQ: phát hiện thương tổn vôi hóa thành túi phồng động mạch, phát hiện thương tổn phối hợp (gẫy xương, trật khớp) 4.6.Xét nghiệm sinh hóa, huyết học, chức năng gan thận, hô hấp, siêu âm tim để chẩn đoán nguyên nhân và biến chứng, giúp có thái độ xử trí và tiên lượng thích hợp 3 . Triệu chứng học bệnh mạch máu I. Hành chính 1. Tên môn học: Triệu chứng Ngoại 2.Tên tài liệu học tập: Triệu chứng học Ngoại khoa 3.Bài giảng: Lý thuyết 4.Đối tượng: Sinh viên Y3 Đa khoa 5.Thời. máu. 2. Mô tả được những thương tổn giải phẫu bệnh chính trong bệnh máu. 3. Trình bày được các triệu chứng lâm sàng - cận lâm sàng của bệnh mạch máu. III.Nội dung 1. Vài nét về giải phẫu và sinh. gây tiếng thổi giả 3.3.Khám toàn thân *Phát hiện bệnh nguồn (Vữa xơ, đái tháo đường ), biến chứng (hội chứng mất máu, thiếu máu, nhiễm trùng nhiễm độc, suy tim). Có tác dụng chẩn đoán và tiên lượng 4.Khám

Ngày đăng: 31/08/2014, 13:47

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan