1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

câu đứt niệu đạo trước

4 1,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 394,5 KB

Nội dung

ĐỨT NIỆU ĐẠO TRƯỚC I- Đại cương. - ĐN: đứt niệu đạo là tình trạng nước tiểu bị cản trở lưu thông từ BQ ra ngoài. - ĐNĐ là 1 cấp cứu ngoại khoa phải được xử trí kịp thời nhằm tránh các tai biến như: viêm lan tấy nước tiểu tầng sinh môn và tránh các biến chứng về sau như: hẹp niệu đạo, viêm niệu đạo. - Đứt niệu đạo trước do chấn thương thường xảy ra ở đoạn cố định: niệu đạo tầng sinh môn (đáy chậu). - Chẩn đoán xác định mức độ thương tổn chủ yếu dựa vào chụp niệu đạo ngược dòng (rất cần thiết).  Nguyên nhân: - Do tai nạn, BN ngã ngồi xoạc chân cưỡi ngựa trên vật cứng, dập tầng sinh môn lên vật cứng -> Đoạn niệu đạo tầng sinh môn bị thương tổn.  Thương tổn đứt niệu đạo trước: chủ yếu là tổn thương đoạn niệu đạo hành: - Dập niệu đạo: vật xốp bị dập: o Niệu đạo thương tổn tại chỗ. o Mạc Buck (Mạc sâu dương vật), mạc Colles (mạc đáy chậu nông) còn nguyên vẹn. - Đứt niệu đạo ko hoàn toàn: o Vật xốp bị đứt 1 phần. o Niệu đạo bị đứt ½; 1/3 chu vi, chủ yếu về phía tầng sinh môn o Cân Colles bị vỡ -> chảy máu từ vật xốp ra TSM gây tụ máu dưới da TSM. - Đứt niệu đạo hoàn toàn: o Vật xốp dập nát đứt rời, niệu đạo đứt rời, 2 đầu xa nhau 1 – 2cm o Cân Colles bị đứt toác rộng. o Chảy máu từ vật xốp, từ niệu đạo, chảy ra miệng sáo, và thành tụ máu lớn TSM, có khi lan rộng tới bìu. II- Triệu chứng lâm sàng. Sau khi ngã ngồi xoạc, đập TSM lên vật cứng, BN ngất lịm khoảng 3 – 5 phút sau đó tỉnh lại. 1- Lâm sàng.  Cơ năng: - Đau điếng, đau chói vùng TSM sau khi ngã, - Chảy máu miệng sao nhiều or ít. - Đau cương càng dễ chảy máu. Bóp chặt lấy dương vật càng dễ chảy máu nhiều hơn, cả máu tươi lẫn máu cục. - Bí tiểu do phản xạ or đứt niệu đạo.  Toàn thân: Ít thay đổi.  Thực thể: Tụ máu lớn dưới da TSM: (perineal hematoma) o Lan toả nếp bẹn bìu hình cánh bướm 2 bên. o Vùng TSM ấn đau chói, sau ấn thấy máu chảy ra miệng sáo. 2- Chụp niệu đạo bàng quang (retrograde Urography) Cho phép chẩn đoán mức độ đứt niệu đạo trước.  Kỹ thuật: - Đặt 1 ống thông Foley vào miệng sáo, đặt bóng đúng hố thuyền. - Bơm 2 – 3ml nước, sau đó bơm 25 – 30ml thuốc cản quang Telebrix 30% vào niệu đạo. - Chụp theo tư thế nghiêng 30 – 45 o  Kết quả: thuốc cản quang sẽ tràn vào quanh vật xốp, loang rộng ra TSM ko vào Bàng quang. 3- Soi niệu đạo. - Nhìn rõ tổn thương, nhưng không phải lúc nào cũng thực hiện được * Không được thăm dò niệu đạo bằng ống thông Poley. Chỉ được thăm dò khi chụp niệu đạo ngược dòng (-). 4- Diễn biến. - Rỉ nước tiểu: sau 6 – 9 giờ, BQ căng quá mức gây rod nước tiểu qua đầu niệu đạo bị đứt -> Phù nề, viêm lan tấy nước tiểu TSM:biến chứng xấu tại chỗ và toàn trạng BN. - Nhiễm khuẩn tại chỗ: Áp xe – rò nước tiểu TSM: là biến chứng của viêm lan tấy nước tiểu TSM: rất dễ xảy ra kể cả có use KS. - Hẹp niệu đạo trước: với những trường hợp có đứt niệu đạo hoàn toàn or không hoàn toàn, nếu chỉ có dẫn lưu BQ mà ko xử trí khâu nối NĐ thì sớm muộn cũng dễ bị hẹp NĐ. III- Nguyên tắc và thái độ xử trí. 1- BN tự đi tiểu được: - Lâm sàng: Bn tự đi tiểu được, nước tiểu trong or có ít máu, or đái máu đầu bãi. - Không can thiệp gì, theo dõi điều trị bảo tồn: chườm lạnh TSM, giảm đau, KS. - Sau 2 tuần chụp niệu đạo ngược dòng lại để kiểm tra, đánh giá kết quả điều trị và theo dõi. 2- Cấp cữu tại cơ sở không chuyên khoa. - Bí đái, bàng quang căng, chảy máu niệu đạo nhiều -> Mở thông BQ. - Bí đái, bàng quang căng, chảy máu nhiều, tụ máu lớn TSM -> mở thông BQ + mở TSM lấy máu tụ. - Sau đó chuyển về các trung tâm chuyên khoa điều trị phẫu thuật thì 2 sớm. (3 – 7 ngày sau chấn thương) 3- Cấp cứu tại cơ sở chuyên khoa. - Chụp niệu đạo ngược dòng -> đứt niệu đạo trước hoàn toàn or không hoàn toàn -> Mở thông BQ. - Nếu không có tụ máu TSM -> lưu ống thông BQ 2 tuần. - Nếu có tụ máu TSM -> rạch TSM bộc lộ vật xốp, cắt lọc các mô dập nát, cầm máu, khâu nối niệu đạo ngay thì đầu. Nhược điểm: + Tổ chức dập nát và tổ chức lành khó phân biệt. + Điều kiện khâu nối không phải lúc nào cũng thực hiện được.  Mổ 2 thì: - Thì 1: Cysto cathete - Thì 2: Khâu nối niệu đạo: o Thường sau chấn thương 3 – 7 ngày. o Lấy máu tụ, o Nối niệu đạo tận tận.  Điều trị di chứng: - Áp xe, rò nước tiểu TSM: o Rạch TSM lấy máu tụ, dẫn lưu apxe TSM. o Khâu nối NĐ thì 2. - Hẹp niệu đạo trước: o Cắt nối niệu đạo tận - tận theo PP Marion-Harison hoặc o Nội soi cắt xơ niệu đạo. . hẹp niệu đạo, viêm niệu đạo. - Đứt niệu đạo trước do chấn thương thường xảy ra ở đoạn cố định: niệu đạo tầng sinh môn (đáy chậu). - Chẩn đoán xác định mức độ thương tổn chủ yếu dựa vào chụp niệu. đạo tầng sinh môn bị thương tổn.  Thương tổn đứt niệu đạo trước: chủ yếu là tổn thương đoạn niệu đạo hành: - Dập niệu đạo: vật xốp bị dập: o Niệu đạo thương tổn tại chỗ. o Mạc Buck (Mạc sâu dương. máu dưới da TSM. - Đứt niệu đạo hoàn toàn: o Vật xốp dập nát đứt rời, niệu đạo đứt rời, 2 đầu xa nhau 1 – 2cm o Cân Colles bị đứt toác rộng. o Chảy máu từ vật xốp, từ niệu đạo, chảy ra miệng

Ngày đăng: 31/08/2014, 13:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w