1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiềm chế tài chính - Tự do hoá tài chính, tự do hoá tài chính ở các nước và bài học đối với Việt Nam

23 1,4K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 281,5 KB

Nội dung

Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác đều vướng vào vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo đó là đầu tư thấp dẫn đến năng suất lao động thấp kéo theo thu nhập và tiết kiệm thấp nên đầu tư lại thấp. Vì thế các nước này luôn đi sau các nước phát triển hàng trăm năm

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác đều vướng vào vòng luẩnquẩn của sự đói nghèo đó là đầu tư thấp dẫn đến năng suất lao động thấp kéo theo thunhập và tiết kiệm thấp nên đầu tư lại thấp Vì thế các nước này luôn đi sau các nướcphát triển hàng trăm năm Để thoát khỏi vòng đói nghèo đó cần phải có một cú huých

từ bên ngoài để thu hút vốn Tự do hoá tài chính sẽ giúp các nước huy động đượcnguồn vốn nhàn rỗi trong nước và nước ngoài, kích thích đầu tư giúp tăng trưởng kinh

tế Vì vậy việc xoá bỏ kiềm chế tài chính tiến tới tự do hoá tài chính là một vấn đề cầnthiết không chỉ riêng đối với Việt Nam Theo xu thế hội nhập toàn cầu thì tự do hoá tàichính là con đường phải qua Nhưng để tiến tới tự do hoá tài chính hoàn toàn khôngphải chỉ một sớm một chiều là xong Mà đó là cả một quá trình gian khó Việc thựchiện ở mức độ nào và tiến trình ra sao thì phải tuỳ thuộc vào điều kiện của từng nước

Với đề tài này em muốn đề cập là "Kiềm chế tài chính - Tự do hoá tài chính, tự

do hoá tài chính ở các nước và bài học đối với Việt Nam" để xem tiến trình đổi mới và

hội nhập của đất nước được thực hiện như thế nào Quá trình tự do hoá đã được thựchiện ở đâu, với cơ chế lãi suất, chế độ tỷ giá ra sao, và Việt Nam đã thực hiện đượcchưa

Với kiến thức hạn chế bài viết sẽ có nhiều sai sót mong thầy giúp đỡ và góp ý cho em

Em chân thành cảm ơn !

Trang 2

PHẦN I

TỔNG QUAN VỀ KIỀM CHẾ TÀI CHÍNH

VÀ TỰ DO HOÁ TÀI CHÍNH

I KIỀM CHẾ TÀI CHÍNH

I.1 Kiềm chế tài chính

Theo nghiên cứu E.Shaw và MCKINNON thì kiềm chế tài chính là một cơ chếtài chính được đặc trưng bởi sự can thiệp quá mức của Nhà nước vào các hoạt động vàcác quá trình tài chính Cụ thể là Nhà nước ấn định mức lãi suất trần trực tiếp điều tiếtquá trình phân phối tín dụng, ưu tiên cho khu vực kinh tế quốc doanh và đặt ra tỷ lệ dựtrữ bắt buộc quá cao Trong một chế độ bị kìm hãm như vậy lãi suất tiền gửi thực củađộng sản, tiền tệ thường bị âm và khó mà dự đoán được khi nào xảy ra lạm phát cao vàkhông ổn định Tỷ giá hối đoái cũng trở nên rất không chắc chắn, nó phá vỡ thị trườngtrong nước dẫn đến những hậu quả trái ngược nhau đối với chất lượng và số lượng tíchluỹ vốn Đặc biệt đối với các nước mà nền kinh tế được quản lý theo cơ chế kế hoạchhoá tập trung tài chính kiềm chế thể hiện rõ nét ở chính sách bao cấp qua tín dụng mứclãi suất đặc biệt thấp, thậm chí là lãi suất âm và khu vực kinh tế tư nhân hầu nhưkhông có cơ hội vay vốn từ hệ thống tài chính chính thức việc theo đuổi tài chính kiềmchế có nguyên nhân chủ yếu từ những đòi hỏi và mong muốn của Nhà nước về nguồntài chính để đảm bảo 1 tỷ lệ tăng trưởng cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp cũng như các mụctiêu phát triển kinh tế xã hội khác Tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao trong những nước này là

để bảo đảm khả năng tài trợ của các ngân hàng đối với nhu cầu tài chính của Nhà nướchơn là 1 cơ cấu quản lý lưu thông tiền tệ và các hoạt động cung cấp tín dụng

I.2 Những đặc trưng của kiềm chế tài chính.

Thứ nhất, Nhà nước ấn định mức lãi suất trong nền kinh tế đưa ra mức lãi suất

trần, lãi suất sàn

Việc áp dụng lãi suất cứng nhắc như vậy đã làm cho hiệu quả sử dụng vốn thấp,việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn, nhiều dự án khả thi không được thực hiện dothiếu vốn bởi lãi suất không được tự do biến động theo lượng cung/cầu vốn trên thịtrường

Trang 3

Như ở Côlombia lãi suất cho vay thương mại chuẩn đối với bộ phận danh mụccho vay "tự do" của ngân hàng thường có trần lãi suất công khai là 14-16% và có thểlên tới 22% nếu các ngân hàng kiếm được vốn bằng cách bán chứng khoán ghi nợ chocác doanh nghiệp và các hộ gia đình Mặt khác các tổ chức tín dụng chuyên môn hoáđược yêu cầu cho vay đối với các mục đích sử dụng ổn định trước với lãi suất thấp 2-4%.

Thứ hai, Các nước này thường theo đuổi chính sách tỷ giá cố định đó là chế độ tỷ

giá mà trong đó Nhà nước cụ thể là Ngân hàng Trung ương tuyên bố sẽ duy trì tỷ giáhối đoái giữa đồng tiền của quốc gia mình với một đồng tiền nào đó hoặc theo một rổcác đồng tiền nào đó ở một mức cố định Bằng cách thường xuyên can thiệp vào thịtrường ngoại tệ để thực hiện các hoạt động mua bán lượng dư cung hay dư cầu ngoại

tệ Việc áp dụng chế độ tỷ giá cố định sẽ làm cho NHTW không điều chỉnh đượclượng cung tiền cho nên trong thời kỳ lạm phát cao sẽ làm cho đồng tiền nội địa lêngiá thực tế Tuy nhiên các nước này vẫn tiếp tục duy trì chế độ tỷ giá cố định với tưcách là mỏ neo danh nghĩa trong chương trình chống lạm phát của mình như Chilê vàUrugoay năm 1978 Achentina năm 1991,

Thứ ba, Chính phủ can thiệp, phân bổ tín dụng:

Chính phủ thường trợ cấp tín dụng cho các khu vực kinh tế Nhà nước và cácngành Chính phủ muốn khuyến khích phát triển Như năm 1986, Pakistan, 70% nhữngkhoản cho vay mới là của ngân hàng quốc gia, và các ngân hàng chiếm ưu thế trongthế giới ngân hàng tại Braxin, năm 1987 chương trình tín dụng Chính phủ chiếm hơn70% dư nợ tín dụng cho khu vực kinh tế công cộng và tư nhân Như ở Nicaragua việctrợ cấp tín dụng trực tiếp ngoài việc choán mất chỗ của các dự án đem lại mức hoànvốn có tiềm năng cao và kích thích sự bành trướng quan liêu của các tổ chức thu nhậptín dụng khác nhau, còn mang lại nhiều hậu quả khác cho nền kinh tế như vấn đề đầu

tư không thu lại hiệu quả, nhu cầu tín dụng sẽ luôn luôn vượt trội nếu người ta khôngphải trả lại hoặc nếu lãi suất cho vay thực là âm Các khoản trợ cấp tín dụng vượt quácho các ngành nông nghiệp và một phần cho ngành công nghiệp đã duy trì rất nhiềuhãng và trang trại không có hiệu quả vẫn tiếp tục tồn tại Thậm chí sự phát triển củacác xí nghiệp có hiệu quả tiềm tàng lại bị cản trở nghiêm trọng bởi vì tất cả các trangtrại đã bóp méo bản chất hoạt động của mình nhằm mục tiêu kiếm được các khoản trợcấp tín dụng Điều này đã làm cho thâm hụt ngân sách tăng vì phải bù lỗ, tổng thunhập quốc dân giảm, xuất khẩu giảm, lạm phát tăng,

Chính những đặc trưng trên đã làm cho môi trường cạnh tranh không bình đẳng

Nó không kích thích được tự do cạnh tranh lành mạnh, bỏ qua sự điều chỉnh của cácquy luật cung cầu, quy luật kinh tế

Trang 4

I.3 Ưu nhược điểm của kiềm chế tài chính

Để đạt được mong muốn của Nhà nước về nguồn tài chính, để đảm bảo một tỉ lệtăng trưởng cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp cũng như các mục tiêu phát triển kinh tế xã hộikhác nên Nhà nước thực hiện kiềm chế tài chính đã đưa nền kinh tế phát triển theođúng hướng, đúng mục đích của mình nhưng hậu quả cơ bản của việc theo đuổi chínhsách tài chính kiềm chế lại chính là những hạn chế về tăng trưởng kinh tế, những mất

ổn định trong kinh tễ vĩ mô Từ những đặc trưng của kiềm chế tài chính dẫn đến hạnchế của nó là:

Thứ nhất, Dòng ngân quỹ cho vay của cả hệ thống ngân hàng có tổ chức bị giảm

sút, buộc những người vay tiềm năng phải dựa nhiều hơn vào từ tài trợ

Thứ hai, Lãi suất cho vay của ngân hàng khác nhau giữa các loại người vay, giữa

nhóm người vay không được ưa chuộng và nhóm người vay được ưa chuộng

Thứ ba, Quá trình tự tài trợ của các doanh nghiệp và hộ gia đình bị tàn lụi dần.

Nếu lãi suất thực của khoản tiền gửi cũng như của tiền mặt âm các doanh nghiệp sẽkhông dễ tích luỹ các tài sản động (tức là các tài sản dễ chuyển sang thành phương tiệnthanh toán) trong khi chuẩn bị thực hiện các dự án đầu tư khác nhau Các hàng ràochống lạm phát tốn kém về mặt xã hội có vẻ như hấp dẫn hơn với tư cách là các công

cụ tài chính trong nước

Thứ tư, Không thể mở rộng đáng kể tài chính bên ngoài hệ thống ngân hàng đang

bị kìm hãm trong điều kiện các doanh nghiệp rất khó đổi tài sản thành tiền mặt hoặckhi lạm phát cao và không ổn định Việc khuyến khích các tập đoàn và các công ty bảohiểm mở thị trường cổ phiếu và chứng khoán và trung gian cần có sự ổn định tiền tệ

Thứ năm, Dòng vốn tài chính nước ngoài đổ vào có thể sẽ không sinh lợi khi thị

trường vốn nội địa lộn xộn và không thể lường trước tỷ giá hối đoái

Về thực tế theo logic thông thường lãi suất thấp sẽ khuyến khích đầu tư do đó màthúc đẩy sự tăng trưởng Diễn biến kinh tế ở Nhật Bản, các nước Đông Âu và một sốnước khác đã chứng tỏ điều đó vào những năm 1960 đến đầu 1980 kinh tế các nướcnày rất phát triển Song việc duy trì tài chính kiềm chế ở các nước này trong giai đoạnsau đã cho thấy với mức lãi suất quá thấp, công chúng không muốn để khoản tiết kiệmcủa mình dưới dạng tài sản tài chính trái lại họ hiện vật hoá dưới dạng vàng, đá quý,ngoại tệ mạnh, thậm chí tất cả các loại hàng hoá tiêu dùng mà họ có thể mua và dự trữđược Tiềm năng tài chính trong dân cư không được huy động và sử dụng đầu tư vàosản xuất Điều này không những chỉ gây ra tình trạng thiếu vốn đầu tư cho tăng trưởngkinh tế mà còn gây ra tình trạng khan hiếm giả tạo về hàng hoá và những mất cân đốinghiêm trọng trên thị trường hàng hoá Các doanh nghiệp Nhà nước luôn được ưu tiênvay vốn với lãi suất bao cấp do vậy mà ỷ lại không sản xuất kinh doanh một cách có

Trang 5

hiệu quả dẫn tới Ngân sách Nhà nước luôn là giới hạn mềm Lạm phát và sự biến độngcủa tỷ giá là không thể kiểm soát nổi Hệ thống tài chính không được phát triển vàkhông thể thực hiện được vai trò và chức năng trong việc điều tiết và tạo vốn thúc đẩy

sự phát triển của nền kinh tế Thị trường tài chính hoặc là không có hoặc là hết sứcmanh mún, phân tán và đầy rủi ro

Qua những hạn chế trên đây thì việc xoá bỏ kiềm chế tài chính tiến tới tự do hoátài chính là con đường phải qua, là việc nên làm để thúc đẩy việc huy động nhữngnguồn vốn nhàn rỗi kích thích đầu tư, tăng trưởng kinh tế tham gia vào quá trình hộinhập, toàn cầu hoá

II TỰ DO HOÁ TÀI CHÍNH

II.1 Tự do hoá tài chính

Trong 3 xu hướng tự do hoá cơ bản (tự do hoá giá cả, tự do hoá thương mại và tự

do hoá tài chính) thì tự do hoá tài chính thường là bước cuối cùng khó khăn nhất, lâudài nhất và cũng nguy hiểm nhất Hiện nay IMF cũng như WB lấy học thuyết tự dohoá tài chính làm kim chỉ nam đổi mới tài chính trên toàn cầu Họ nhận định "Tự dohoá tài chính thành công là bộ phận cấu thành quan trọng trong chiến lược tăng trưởngkinh tế của mỗi nước"

Vậy tự do hoá tài chính là gì? Đó là giảm thiểu sự can thiệp của Nhà nước vàocác giao dịch tài chính Các hoạt động tài chính được tự do thực hiện theo tín hiệu thịtrường Bản chất của tự do hoá tài chính là hoạt động tài chính theo cơ chế thị trường.Các dòng vốn được tự do lưu chuyển đến bất cứ đâu tuỳ thuộc ý muốn của nhà đầu tư

mà không gặp bất cứ sự ngăn cản phi kinh tế nào Điều này hoàn toàn phù hợp vớitrọng tâm đổi mới là nâng cao hiệu quả đầu tư mà chúng ta đã lựa chọn Các dòng vốn

ở đây bao gồm cả vốn đầu tư của khu vực quốc doanh và tư nhân, vốn trong nước vàvốn nước ngoài, đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp Kết quả của tự do hoá tài chínhđược thể hiện bằng tỷ số giữa tiền mở rộng (tiền mặt và tiền gửi trong hệ thống Ngânhàng thương mại) trên thu nhập quốc dân, tỷ lệ này của các nước Châu Á trung bình là60% của Châu Phi chỉ có 20%

Tự do hoá tài chính được phân làm hai cấp độ:

1 Tự do hoá tài chính nội địa: xoá bỏ kiểm soát lãi suất và phân bổ tín dụng

2 Tự do hoá tài chính quốc tế: loại bỏ sự kiểm soát vốn và hạn chế trong quản lýngoại hối

Vì vậy khi tiến hành tự do hoá tài chính thì hạt nhân của nó là tự do hoá lãi suất

và thường gắn liền với việc tự do hoá lãi suất tự do hoá tỷ giá hối đoái

Trang 6

II.2 Ưu nhược điểm của tự do hoá tài chính

Trái với kiềm chế tài chính khi nghiên cứu về tự do hoá tài chính các nhà kinh tế

đã rút ra được những ưu điểm của nó là:

Thứ nhất: Tự do hoá tài chính sẽ tăng thêm áp lực cạnh tranh làm cho khu vực

dịch vụ tài chính hoạt động có hiệu quả và ổn định hơn đồng thời giúp các tổ chức tàichính nội địa có điều kiện cải thiện năng lực quản lý

Thứ hai: Tự do hoá tài chính sẽ làm tăng thêm chất lượng các dịch vụ tài chính

được cung cấp (do sự độc quyền bị loại bỏ) Người tiêu dùng có thể được hưởngnhững sản phẩm dịch vụ mới đa dạng tiện ích với chi phí và thời gian ít nhất

Thứ ba: Tự do hoá các dịch vụ tài chính đem đến nhiều cơ hội cho việc chuyển

giao công nghệ và làm giảm thiểu những rủi ro có tính hệ thống

Thứ tư: Tự do hoá các dịch vụ tài chính tạo điều kiện cho việc thiết lập một chính

sách kinh tế vĩ mô có hiệu quả hơn phù hợp với những điều kiện trong một nền kinh tế

mở, trên cơ sở đó thực hiện phân phối nguồn lực một cách có hiệu quả trên cơ sở khaithác tối đa lợi thế kinh tế trong nước và thế giới Kết quả của nhiều nghiên cứu đó chothấy những lợi ích đề cập trên đây là thực tế Một nghiên cứu của các nhà kinh tế họcthuộc ban thư ký của WTO năm 1997 đã kết luận rằng: việc mở cửa thị trường dịch vụtài chính ở các nước theo đuổi chính sách mở cửa đã có tác dụng đáng kể trong việcthúc đẩy cạnh tranh và nâng cao hiệu quả Do đó chi phí dịch vụ giảm đi đáng kể, chấtlượng dịch vụ được nâng cao, các loại dịch vụ được đa dạng hoá và khách hàng đượctiếp cận với các loại hình dịch vụ một cách nhanh nhất Việc mở cửa thị trường tàichính tại các nước này cũng đồng thời góp phần củng cố lại các tổ chức trung gian tàichính và tạo nhiều cơ hội hơn cho các nhà đầu tư thông qua việc nâng cao hiệu quảquản lý và giảm thiểu rủi ro Việc mở cửa thị trường dịch vụ tài chính ở hầu hết cácnước cũng góp phần thúc đẩy Chính phủ các nước chủ nhà cải tiến phương pháp quản

lý vĩ mô nền kinh tế và thay đổi cách thức can thiệp vào thị trường đồng thời thúc đẩyviệc hoàn thiện hành lang pháp lý và hệ thống kiểm tra, giám sát của Chính phủ đốivới những lĩnh vực dịch vụ này

Các nhà nghiên cứu lập luận rằng sở dĩ tự do hoá tài chính có tác động tích cựcđến nền kinh tế chính là nhờ tác động lợi thế của kinh tế quy mô do vậy các tổ chức tàichính có thể hạ giá thành phục vụ Bên cạnh đó việc loại bỏ yếu tố độc quyền tăngcường sự cạnh tranh là nhân tố có tính quyết định trong việc nâng cao chất lượng dịch

vụ, đa dạng hoá các loại hình sản phẩm và mở rộng cơ hội lựa chọn cho người tiêudùng phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn

Một nghiên cứu ở Mỹ nhằm xem xét tác động của cải cách trong lĩnh vực ngânhàng theo hướng mở của thị trường vào những năm 1970 và 1980 cho thấy việc cải

Trang 7

cách đó đã góp phần làm tăng trưởng khoảng 0,5 đến 1,2% tổng sản phẩm quốc nộitrong khoảng thời gian 10 năm sau khi cải cách được thực hiện.

Năm 1997 Bộ trưởng ngân khố Mỹ - Rober E Rubin đưa ra kế hoạch nhằm hiệnđại hoá hệ thống dịch vụ tài chính ở Mỹ và phác thảo những lợi ích của kế hoạch dựatrên những tính toán thực tế như sau:

 Thời gian trước đây khi chúng ta cho phép cạnh tranh mạnh hơn trong lĩnh vựcdịch vụ tài chính, người tiêu dùng đã được hưởng những lợi ích đáng kể Năm 1995giới tiêu dùng Mỹ chi phí vào khoảng 300 tỷ đô la vào các hoạt động bảo hiểm, dịch

vụ ngân hàng và môi giới chứng khoán Giả sử rằng do kết quả cạnh tranh của kếhoạch hiện đại hoá hoạt động dịch vụ tài chính mà chi phí dịch vụ đối với người tiêudùng có thể giảm đi 1% thì cũng đã tiết kiệm được khoảng 3 tỷ đô la một năm Tuynhiên dựa trên những cơ sở thực tế tỷ lệ tiết kiệm chi phí hoàn toàn có thể đạt đến mức5%, tức là vào khoảng 15 tỷ đô la một năm - một con số hoàn toàn không nhỏ đối vớinền kinh tế

Người ta tiến hành nghiên cứu tương tự như vậy đối với Châu Âu và Châu Mỹcũng chỉ ra rằng ngành ngân hàng có thể giảm bớt chi phí nâng cao lợi nhuận khoảng

từ 20 đến 50% thông qua việc nâng cao hiệu quả của các loại dịch vụ được cung cấp.Các cơ quan quản lý và kiểm soát ngân hàng quốc gia cũng có thể nâng cao hiệu quảvới mức độ tương tự do phát huy lợi thế của kinh tế quy mô trong hoạt động chi trả vàthanh toán

Tóm lại ưu điểm lớn nhất của tự do hoá tài chính là tạo ra một môi trường cạnhtranh lành mạnh trong mọi thị trường Đó là động lực thúc đẩy việc giảm thiểu chi phí,nâng cao chất lượng phục vụ, phân tán rủi ro và tạo cơ hội phát huy lợi thế kinh tế quy

mô, tăng cường chuyển giao công nghệ và tạo môi trường thay đổi chính sách quản lý

vĩ mô nền kinh tế Trên cơ sở đó tăng cường năng lực cạnh tranh và sẵn sàng đối phóvới những bất thường có thể xảy ra trên bình diện quốc tế tạo đà thúc đẩy sự phát triểnkinh tế Bên cạnh những ưu điểm của tự do hoá tài chính thì nó còn tồn tại một sốnhược điểm nhỏ:

Một là, tự do hoá tài chính có thể làm tăng thêm khả năng gây ra khủng hoảng tài

chính nếu tiến trình tự do hoá tài chính được thực hiện một cách nôn nóng, sai trình tựhoặc thiếu đồng bộ trong các biện pháp quản lý vĩ mô ở cả cấp độ quốc gia và quốc tếhoặc có thể không đủ điều kiện tiên quyết Khủng hoảng nợ Mexico cùng với một sốnước kém phát triển đầu thập kỷ 80 và cơn bão khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vựcĐông Nam Á hiện nay đã đặt ra những thách thức to lớn cho hệ thống tài chính thếgiới Sự vỡ nợ của một loạt các ngân hàng trong quá khứ và mới đây đã dẫn đến một

sự sụp đổ lòng tin đối với hệ thống ngân hàng quốc tế Nó trở thành nỗi ám ảnh đối vớicác nước Một nghiên cứu phân tích về các cuộc khủng hoảng ngân hàng trên thế giới

Trang 8

đã cho thấy 18 trong 25 trường hợp được nghiên cứu, khủng hoảng tài chính đã diễn ratheo sau việc tự do hoá tài chính khoảng 5 năm Do vậy nhiều người cho rằng khủnghoảng ngân hàng là sự kiện kéo theo của cải cách hệ thống tài chính theo hướng mởcửa Thậm chí nhiều Chính phủ cho rằng đó là cái giá phải trả của tự do hoá tài chính.Trớ trêu thay nhận định này dường như được minh chứng bởi các cuộc khủng hoảngngân hàng diễn ra ở Argentina, Barazil, Chile trong những năm 70, khủng hoảng tiền

tệ ở Mexico năm 1994-1995, và Thái Lan năm 1997 Những cuộc khủng hoảng nhưvậy đà làm cho Chính phủ các nước Đông Nam Á tỏ ra thận trọng khi cân nhắc vấn đềcải cách, mở cửa và tự do hoá tài khoản vốn Tuy nhiên theo nhiều nhà nghiên cứu thìviệc mở cửa thị trường tài chính bản thân nó thực chất không phải là nguyên nhân sâu

xa dẫn đến khủng hoảng tài chính ngân hàng Việc cải cách hệ thống tài chính và tự dohoá tài chính có chăng chỉ lật tẩy và làm trầm trọng thêm những yếu kém trong thể chế

và các chính sách tài chính vĩ mô vón dĩ đã tiềm ẩn và do đó làm tăng thêm rủi ro củaviệc dẫn dắt đến khủng hoảng tài chính Những cải cách tài chính theo hướng mở cửa

đã diễn ra ở những nước này thực chất không gây cản trở hoặc làm phương hại đến lợiích thực thụ mà chỉ góp phần phơi bày những điểm yếu của hệ thống tài chính nội địatrước những điều kiện của hệ thống tài chính quốc tế mà thôi

Các nhà nghiên cứu đã xác định nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chínhngân hàng trên thế giới là: sự không ổn định có tính vĩ mô như sự thất thường của hoạtđộng thương mại, tính áp đặt trong chính sách tỷ giá và lãi suất, sự bùng nổ của hoạtđộng cho vay, sự sụt giá tài sản, sự du nhập vốn một cách ồ ạt sự chuẩn bị chưa kỹ đểtiến hành mở cửa và sự không tuân thủ tính logic và trình tự của những cải cách tàichính

Vậy tự do hoá tài chính chỉ làm tăng thêm khả năng gây khủng hoảng tài chínhcòn nguyên nhân sâu sa của cuộc khủng hoảng tài chính lại chính là những yếu kémtiềm ẩn của hệ thống ngân hàng, sự thiếu lành mạnh của hệ thống chính sách quản lý

vĩ mô, sự thiếu vắng của một chế độ giám sát kiểm tra có hiệu quả và sự sai lệch trongđường lối cải cách

Hai là, Làm phương hại mục tiêu chiến lược của quốc gia vì tài chính thường coi

là công cụ quản lý chiến lược và lĩnh vực đặc biệt vẫn được nắm giữ bởi Nhà nước đểtập trung thực hiện những mục đích quan trọng của một quốc gia Việc mở cửa thịtrường tài chính có thể có nguy cơ làm xao nhãng hoặc thiếu tập trung trong việc điềuhành để thực hiện những mục tiêu đó vì các tổ chức doanh nghiệp nước ngoài sẽkhông quan tâm đến một mục đích nào khác hơn là mục đích lợi nhuận Đặc biệt trongđiều kiện hệ thống tài chính nội địa có khả năng cạnh tranh kém, nền tài chính có nguy

cơ bị thống trị bởi các tổ chức doanh nghiệp tài chính nước ngoài thì quyền lực kiểmsoát khống chế và điều chỉnh thị trường tài chính của Nhà nước sẽ dần bị thu hẹp lại.Hơn nữa việc mở cửa thị trường tài chính nếu không được chuẩn bị kỹ lưỡng có thể sẽ

Trang 9

dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực, thiếu lành mạnh như: lừa đảo, phá sản, đổ vỡ, gâythiệt hại đến lợi ích tiêu dùng ngăn cản sự phát triển lành mạnh của một quốc gia.Tuy nhiên theo lập luận của nhiều nhà nghiên cứu sự thâm nhập của các tổ chứctài chính nước ngoài có thể đưa đến những lợi ích đáng kể (như đã đề cập ở trên) Hơnnữa những nhược điểm của tự do hoá tài chính có thể khống chế hoặc hạn chế ở mứcthấp nhất nếu năng lực cạnh tranh của hệ thống tài chính nội địa được cải thiện đáng

kể trước khi tiến hành mở cửa Khả năng đó là hiện thực nếu nó được trợ giúp bởi mộtchế độ giám sát kiểm tra thận trọng có hiệu quả và một trình tự mở cửa hợp lý Nhưvậy việc có tận dụng được những lợi ích tiềm năng đó với một chi phí thấp hay khônghoàn toàn phụ thuộc vào đường lối cải tổ của chính các nước theo đuổi tự do hoá tàichính

Trên thực tế có rất ít những bằng chứng chứng minh rằng sự có mặt của tổ chứctài chính nước ngoài làm phương hại và phá huỷ sự an toàn của hệ thống tài chính củamột nước Sự có mặt của tổ chức tài chính nước ngoài thực chất lại làm tăng thêm sự

đa dạng của hệ thống tài chính và do đó làm tăng thêm tính ổn định cần có Hơn nữa

sự hiệu quả của chính sách tài chính tiền tệ phụ thuộc phần lớn vào chính sách tỷ giá

và chính sách di chuyển vốn của nước chủ nhà chứ không phụ thuộc vào sự có mặt haykhông của các tổ chức tài chính nước ngoài

Tuy tự do hoá tài chính cũng có những nhược điểm nhưng tiến tới tự do hoá tàichính vẫn là con đường phải đi và là một cách lựa chọn có khoa học bởi cái gì cũng cómặt trái và mặt phải Ở đây tự do hoá tài chính có rất nhiều ưu điểm và những nhượcđiểm thì có thể khắc phục được (như đã phân tích ở trên) Như vậy tiến tới tự do hoátài chính là xu thế chung của hầu hết các nước trên thế giới

Trang 10

Trong khi đó số nước áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi (theo những hình thức khácnhau) đó liên tục gia tăng từ 14 nước (tương đương với 14%) năm 1976 lên đến 39nước (tương đương 32%) năm 1986 và 68 nước trong số 123 nước (tương đương với55%) năm 1996.

II.2 KINH NGHIỆM Ở CÁC NƯỚC

Ở Châu Á : Quá trình cải cách tài chính đã được tiến hành kể từ thập kỷ 70 tiếp

tục ở thập kỷ 80 và 90 Việc loại trừ kiểm soát lãi suất tiền gửi và cho vay được tiếnhành ở Singapore (1975), ở Malaysia (1978) ở Hàn Quốc (1988), Đài Loan (1989) ởIndonesia (1983) Một số ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước được tư nhân hoá ở HànQuốc 1988, Đài Loan (1989) Các ngân hàng nước ngoài và những chi nhánh củachúng đã được phép hoạt động ở Indonesia (1988), ở Thái Lan (1988), Đài Loan(1986) Ngoài ra sự kiểm soát ngoại hối được nới lỏng các ngân hàng được phát hànhcác chứng chỉ tiền gửi và các công cụ khác để huy động vốn Cải cách tài chính ởChâu Á đã đem lại kết quả là sự tích luỹ tài chính diễn ra một cách có trật tự và khá ổn

Trang 11

định Sự tăng trưởng liên tục được duy trì kể từ đầu thập kỷ 80 ở Hàn Quốc, Đài Loan,Hồng Kông, Singapore và kể cả một số nước thành viên ASEAN - Thái Lan,Malaysia, Indonesia và Philippines trước khi xảy ra khủng hoảng.

Hàn Quốc, quá trình tự do hoá tiến hành một chương trình cải cách kinh tếthành công khá ngoạn mục Tuy nó cũng gặp phải những khó khăn như luồng tài chínhngắn hạn chảy vào nhiều trong năm 1966 dẫn đến một sự bất ổn định và gây lạm phát.Chương trình cải cách của Hàn Quốc bao gồm cải cách thương mại và cơ chế tỉ giá (tự

do hoá nhập khẩu và thống nhất tiền tệ) với "một sự phá giá rộng lớn một lần và chotất cả" gắn liền với một thay đổi lớn trong hệ thống ngân sách Cơ chế lãi suất có kiểmsoát được điều chỉnh tăng tới mức tạo ra lãi suất thực dương Kết quả là: giá cả trongnước ổn định, nền kinh tế có được sự khởi đầu của con đường phát triển bền vững

Trung Quốc, Trung Quốc bắt đầu chính sách mở cửa kinh tế vào năm 1979nhưng thực sự vào năm 1984 khi hệ thống ngân hàng tách thành hai cấp Ngân hàngNhân dân Trung Quốc và Ngân hàng thương mại khi đó xuất hiện dấu hiệu cạnh tranhgiữa các ngân hàng và các ngân hàng nước ngoài bắt đầu được phép thành lập và hoạtđộng ở Trung Quốc Nhìn chung cho đến nay hệ thống dịch vụ tài chính ở Trung Quốcvẫn bị Chính phủ khống chế và kiểm soát chặt chẽ Mức độ mở cửa cho các ngân hàngnước ngoài hoạt động còn rất hạn chế thể hiện:

Thứ nhất, Hệ thống ngân hàng.

Bốn ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước kiểm soát trên 80% thị phần và thực hiệnviệc phân phối tín dụng dựa trên kế hoạch tín dụng của trung ương Các ngân hàngthương mại thực hiện hoạt động cho vay ngầm nhiều hơn hoạt động cho vay chínhthức Còn các ngân hàng nước ngoài chỉ được phép hoạt động ở một số vùng kinh tếđặc biệt Hiện tại ở Trung Quốc có vào khoảng 540 văn phòng đại diện, 130 chi nhánh

6 liên doanh và 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài Tuy nhiên chỉ có 9 ngân hàngđược phép kinh doanh bằng nhân dân tệ và chỉ được thực hiện tại Thượng Hải vàQuảng Châu Trong trương lai những hạn chế của các ngân hàng nước ngoài có thểđược nới lỏng về mọi mặt

Thứ hai, Thị trường bảo hiểm.

Nó còn nhỏ bé và thống trị bởi các công ty bảo hiểm Nhà nước Công ty nướcngoài muốn được cấp phép hoạt động đầy đủ phải chờ ba năm thẩm định

Thứ ba, Thị trường chứng khoán.

Nó chưa phát triển mạnh Các công ty nước ngoài kinh doanh trong lĩnh vựcchứng khoán không được phép thành lập công ty con hoặc chi nhánh mà tồn tại dướidạng liên doanh

Ngày đăng: 25/03/2013, 12:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w