| HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC a GIA | | va LINH œ ĐỀ TÀI SỐ: 2001-54-47 | BỀTÀI KH0A HỌC
——— HỒN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Chủ nhiệm đề tài: TS.Phạm Hồng Thái
Thu ky dé tai: Ts Vii Date Đán
Trang 2
Mục lục
Lời nĩi đầu Í
1 Tính cấp thiết của đề tài 2 Tình hình nghiên cứu đề tài
3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ' 4 Phạm vi của dé tai
5 Kết cấu của đề tài
Chương 1: Khái quát chụng về khiếu nại, tố cáo và pháp luật vẻ khiếu nai, tố cáo ở nước ta
1 Khiếu nại, tố cáo
1 Khiếu nại và quyền khiếu nại 2 Tố cáo và quyền tố cáo
3 Mối quan hệ quyền khiếu nại và quyền tố cáo
H Pháp luật về khiếu nại, tố cáo, sự hình thành và phát triển của nĩ
1 Quan niệm pháp luật về khiếu nại, tố cáo
2 Sự hình thành và phát triển của pháp luật về khiếu nại, tố cáo 3 Tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về quyền khiếu nại, tố cdo cau cong dan
4 Pháp luật về khiếu nại, tố cáo từ Hiến pháp 1980 đến Hiến pháp và sự ra đời của Luật khiếu nại, tố cáo 1998
Chương 2 Thực trang pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở nước ta hiện nay I Những ưu điểm của pháp luật về khiếu nại, tố cáo
Trang 3Chương 3 Phương hướng và giải pháp hồn thiên pháp luật về khiếu
r
- nại, tố cáo ở nước ta hiện nạy
I Phuong hướng hồn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo
II Các giải pháp cơ bản hồn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở
nước ta hiện nay
1H Một số giải pháp cụ thể gĩp phần hồn thiện pháp luật về khiếu nại,
tố cáo
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục thực trạng giải pháp khiếu nại, tố cáo ở nước ta từ sau khi cĩ
Trang 4LOINOIDAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân đân ở nước ta các quyển con người, quyền cơng dân ngay càng được mở rộng và được Nhà nước quan tâm tạo điều kiện để các quyền đĩ được thực hiện trên thực tế Trong số các quyên đĩ cĩ quyền khiếu
nại, quyền tố cáo
Quyén khiéu nai, quyền tố cáo là những quyền cơ bản của cơng dân
được Hiến pháp Việt Nam năm 1992 quy định tại điều 74: "Cơng dân cĩ quyền khiếu nại, quyển tố cáo với cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội,
đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào "
Trong hệ thống các quyền cơng dân, quyền khiếu nại, quyền tố cáo cửa' cơng dân cĩ vị trí đặc biệt quan trọng Một mặt, nĩ là một trong số các
phương tiện hữu hiệu để bảo vệ các quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của cơng
dan, lợi ích của nhà nước và xã hội khi bị sâm phạm Mặt khác, cơng dân sử dụng quyền khiếu nại, quyển tố cáo là một trong các hình thức dân chủ trực tiếp, là phương thức để kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trorig xã hội Qua đĩ cơng dân giúp nhà nước phát hiện
các vi phạm pháp luật, cĩ các biện pháp phịng, chống vi phạm pháp luật Vì
vậy khi thực hiện quyên khiếu nại, quyển tố cáo, cơng dân khơng những thực hiện quyền dân chủ trực tiếp, tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội, mà cịn gĩp phần tăng cường pháp chế XHCN, cũng cố trật tự pháp luật, thất chặt mối quan hệ giữa nhà nước và cơng dân
Quyền khiếu nại, quyền tố cáo được thực hiện đúng đắn tạo điều kiện cho Đảng và Nhà nước đánh giá đúng tình hình thi hành chính sách, pháp luật,
Trang 5#
._ giữa nhà nước với nhân dân, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan, tổ chức, nhà nước nĩi chung, gĩp phần thực hiện mục tiêu vì đân
giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, đân chil, van minh ;
_ Để bao dam cho cơng dân thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo của cơng dân, như đã hai lần ban hành pháp lệnh: Pháp lệnh xét và giải, quyết các khiếu nại, tố cáo của cơng dân năm 1981, Pháp lệnh khiếu nại, tổ
cáo của cơng đân năm 1991; Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 Những văn
bản quy phạm pháp luật này là những bảo đảm pháp lý quan trọng để cơng đân thực hiện quyển khiếu nại, quyền tố cáo Đồng thời, Nhà nước đã cớ nhiều cố gắng trên thực tế để giải quyết các khiếu nại, tố cáo của cơng dân Thơng qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, Nhà nước đã khơi phục lại nhiều quyền lợi ích hợp pháp cho cơng dân, thu hồi nhiều tài sản cho Nhà nước bị chiếm đoạt trái phép, từ đĩ gĩp phần củng cố trật tự pháp luật, củng cố niềm tin của „
nhân dân đối với Nhà nước
Bên cạnh những mặt đạt được, việc thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo của cơng dân và cơng tắc giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng cịn nhiều hạn chế Thực tiễn trong những năm: gần đây cho thấy số hượng đơn thư khiếu nại, tố cáo ngày càng tăng Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo nhiều nơi giải quyết chưa đúng và việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo cịn
chậm, kém hiệu lực, hiệu quả Một số người lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo
để vụ khống, gây rối trật tự, an ninh, chính trị, một số phần tử lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo cấu kết với những thế lực thù '<h để nĩi xấu Đẳng, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, cơng kích cán bộ lãnh đạo của Đảng và nhà nước Từ đĩ làm cho khiếu nại, tố cáo và cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã trở thành vấn đề thời sự cấp bách, Nhà nước và xã hội đều quan tâm Hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:
- Nhiều khiếu nại, tố cáo liên quan đến các vấn đề do lịch sử để lại nên chứng cứ, tài liệu bị thất lạc, gây khĩ khăn cho cơng tác giải quyết;
Trang 6#
- Trình độ, năng lực, phẩm chất cửa Tnột bộ phận cán bộ, cơng chức làm
cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cịn chưa tương xứng với nhiệm vụ
Trong đĩ một nguyên nhân hết sức quan trong là pháp luật về khiếu nại,
tố cáo của nước ta cịn cĩ những hạn chế :
-Chưa đồng bộ, chưa thống nhất, rõ ràng, kể cả Luật khiếu nại, tố cáo
bạn hành năm 1998; ‘ ;
- Trên thực tế đã bộc lộ nhiều điểm yếu, chưa đáp ứng được đầy đủ dồi hỏi của thực tiễn và chưa phát huy được vai trị là cơng cụ pháp lý chủ đạo
trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơng dân; 7 :
- Các quy định về trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo, chưa rõ
ràng dẫn đến tình trạng đùn đầy giữa các ngành, các cấp;
- Cơ chế tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo đã cĩ hiệu lực pháp luật chưa được quy định một cách chặt chế dẫn đến tình
trạng dây dưa, kéo đài;
- Các quy định về quyển và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo và
người giải quyết khiếu nại, tế sáo cịn nhiều điểm chưa cụ thể, rõ ràng;
-Các quy định về thần: quyển giải quyết khiếu nại, tố cáo cịn mang nhiều đấu ấn của cơ chế hành chính tập trung quan liêu , chưa phù hợp với quan điểm xây dựng nhà nước pháp quyên XHCN của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân
Vì vậy, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơng tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo, thơng qua đĩ gĩp phần bảo đảm cho quyển khiếu nại, tố cáo của
cơng dân được thực thị đầy đủ trên thực tế luơn là vấn đề vừa mang tính thời
sự, vừa mang tính chiến lược lâu dài, một trong những giải pháp quan trọng là
phải hồn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo Xuất phát từ yêu cầu, địi hỏi đĩ của thực tiễn, chúng tơi chọn đề tài: "Hồn thiện pháp luật về khiếu nại,
tố cáo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay" để nghiên cứu
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề khiếu nại, tế cáo được một số nhà nghiên cứu quan tâm Chẳng hạn cuốn: "Tìm hiểu pháp lệnh khiếu nại, tố cáo" của ơng Lê Bình Vọng,
NXB Pháp lý năm 1991; trong giáo trình Luật Hành chính Việt Nam- Khoa
Trang 7#
Luật, trường Đại học Tổng hợp Hà nội xúất bản năm 1994 cĩ một phần nhỏ
khi nĩi về hoạt động kiểm tra, giám sát của cơng dân đã để cập đến quyền khiếu nại, tố cáo của cơng dân (trang 376-389); Trong cuốn: "Luật [lành chính Việt Nam” của tác giả TS Phạm Hồng Thái và TS Đinh Văn Mậu, NXB Thành phố Hồ Chí Minh năm 1996 cĩ chương XIX viết về: " Giải quyết khiếu nại , tố cáo của cơng đân”; Bài viết: " Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, phát huy đân chủ, nâng cao hiệu quả cơng tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo" của ơng Tạ Hữu Thanh, Tổng Thanh tra Nhà nước, đăng trên tạp chí Thanh tra số 10/1997 Trước khi Luật khiếu nại, tố cáo được ban hành cĩ mot số bài viết gĩp ý cho du thao Luật khiếu nại tố cáo như các bài: "Một số vấn để cơ bản của Luật khiếu nại, tố cáo" của T S Đào Trí úc và Phạm Hữu Nghị đăng trên tạp chí Nhà nước và pháp luật số 4/1998; bài: "Một vài ý kiến về dự
thảo Luật khiếu nại, tố cáo” của T.S Nguyễn Củu Việt, đăng trên tạp chí Nhà nước và pháp luật số 4/1998; bài "Mội số vấn để về dự thảo Luật khiếu nại, tố
cáo" của Thạc sĩ Nguyễn Văn Hợp và Trương Đắc Linh đăng trên tạp chí Nhà
nước và pháp luật số 4/1998 Bài: "Quyền khiếu nại, tố cáo của cơng dân qua
các Hiến pháp Việt Nam" của PGS TS.Lê Bình Vọng, đăng trên tạp chí
Thanh tra số 4/1998; bài: "Giải quyết khiếu nại, tố cáo với yêu cầu phát huy quyền dân chủ của nhân dân” ủa ơng Lê Đình Đấu, Phĩ tổng Thanh tra Nhà nước, đăng trên tạp chí Thanh tra số 7/1998; bài: "Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo" của ơng Trần
Quốc Trượng, Phĩ tổng Thanh tra Nhà nước đăng trên tạp chí Thanh tra số
11/1998
Về cơ bản, các cơng trình khoa học nĩi trên mới chỉ đề cập đến pháp luật về khiếu nại, tố cáo hiện hành chứ chưa để cập một cách tồn diện về quá trình hình thành, phát triển của pháp luật về khiếu nại, tố cáo Đặc biệt là chưa
đề cập đến thực trạng và hiệu lực của Luật khiếu nại, tố cáo kể từ khi Luật khiếu nại, tố cáo cĩ hiệu lực đến nay Trong hệ thống giáo trình đào tạo cử
Trang 8#
khiếu nại, tố cáo là một trong những bảố đảm pháp lý quan trọng nhất cho quyền khiếu nại, quyền tố cáo của cơng dân
Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu một cách cĩ hệ thống, tồn diện, sâu
sắc pháp luật về khiếu nại, tố cáo khơng những đáp ứng yêu cầu của thực tiên cần phải tiếp tục hồn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo, mà cịn gĩp phần làm sáng tơ về mặt lý luận các vấn đề của pháp luật về khiếu nại, tố cáo
3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích của đề tài: Nghiên cứu pháp luật về khiếu nại, tố cáo, đề tài gĩp phần làm sáng tỏ lý luận về quyền khiếu nại, quyền tố cáo, pháp luật về khiếu nại, tố cáo, nêu và phân tích thực trạng pháp luật về khiếu nại, tố cáo,
nhằm vạch ra những ưu điểm và hạn chế của pháp luật về khiếu nại, tố-cáo, từ đĩ đưa ra các kiến nghị để gĩp phần hồn thiện về pháp luật về khiếu nại, tố cáo
Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài đặt ra nhiệm vụ:
- Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về quyền khiếu nại, quyền tố cáo của
cơng dân;
Sự hình thành, phát triển của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
- Đưa ra các kiến nghị gĩp phần hồn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo và nâng cao hiệu quả cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
Để thực biện đề tài, trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước, pháp luật, pháp chế, trong quá trình nghiên cứu chúng tơi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê,
phương pháp so sánh và một số phương pháp khác để làm sáng tỏ bản chất của vấn đề Trong quá trình ngiên cứu chúng tơi tham khảo cĩ chọn lọc kết quả nghiên cứu của các cơng trình nghiên cứu cĩ liên quan, các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam
Trang 9Quyền khiếu nại, quyên tố cáo là một lĩnh vực rộng lớn, phức tạp
Trong khuơn khổ của để tài, chúng tơi tập trung nghiên cứu các vấn đề:
-Ly luận về quyền khiếu nại, quyền tố cáo; -Lý luận về pháp luật khiếu nại tố cáo;
- Su hình thành, phát triển của pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở nước ta
từ 1945 tới nay; ‘
-Phân tích đánh giá pháp luật vẻ khiếu nại, tố cáo hiện hành chỉ ra
những ưu điểm và tổn tại của nĩ; -
-Nêu các phưng hướng và các giải pháp gĩp phần hồn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo
Với kết quả đạt được, đề tài gĩp phần làm sâu sắc thêm một cách cĩ hệ
thống những vấn để lý luận về quyền khiếu nại, quyền tố cáo, pháp luật vẻ khiếu nại, tố cáo ở nước ta Kết quả đề tài là tài liệu tham khảo cho học tẬp,, nghiên cứu, giảng đạy cho sinh viên, học viên ở các cơ sở đào tạo cử nhân , thạc sỹ, tiến sỹ luật học, hành chính Đồng thời đẻ tài đưa ra một số kiến nghị gĩi phần hồn thiện pháp luạt :ể khiếu nại, tố cáo, nâng cao hiệu quả cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo : nước ta trong giai đoạn hiện nay sẽ là tài liệu
tham khảo cho các cơ quan cĩ thẩm quyển nghiên cứu sửa đổi các văn bản
pháp luật về khiếu nại, tố cáo 5 Kết cấu đề tài
Trang 10CHUGNG I~
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHIẾU NẠI, TO CÁO VÀ PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO Ở NƯỚC TA
1 KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
1 KHIEU NAI VA QUYEN KHIEU NẠI a Quan niém vé khiéu nai
Trong khoa hoc thuat ngft "khiéu nat” được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau
Theo "Đại từ điển tiếng Việt" thì "khiếu nại" được hiểu là: "thắc mắc,
để nghị xem xét lại những kết luận quyết định do cấp cĩ thẩm quyên đã làm
đã chuẩn y"
Cĩ quan niệm cho rằng: "khiếu nại là một hình thức cơng đân hướng đến các cơ quan nhà nước, hay tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang,
khi thấy quyết định hay hành vi xâm phạm tới quyền, lợi ích của mình"
Với quan niệm khiếu nại là một trong những phương thức bảo vệ quyển chủ thể thì: "khiếu nại được sử dụng khi quyền chủ thể của bản thân cơng dân
khiếu nại hoặc của người do mình bảo hộ bị vi phạm do quyết định hoặc hành
vị trái pháp luật thuộc phạm ví quản lý nhà nước của các cơ quan nhà nước
hoặc nhân viên nhà nước "2,
Luật khiếu nại, tố cáo do Quốc hội khố X, kỳ họp thứ tư thơng qua ngày 02/12/1998, cĩ hiệu lực thi hành từ ngày ƯI tháng Ơðl năm 1999 tại khoản | diéu 2 quy định: "khiếu nại là việc cơng dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, cơng chức theo thủ tục do Luật này quy định, để nghị cơ quan, tổ
chức, cá nhân cĩ thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức khi cĩ căn cứ cho rằng quyết
định hoặc hành vi đĩ là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của
minh"
Trang 11
#
Trong quan niệm này cũng bộc lộ hận chế nhất định của nĩ: quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức theo chúng tơi, thực chất là một loại quyết định
hành chính vì vậy khơng nhất thiết phải tách quyết dịnh ký luật cần bộ, cơng
chức rời khỏi quyết định hành chính Hơn nữa cán bộ, cơng chức cĩ thể khiếu
nại khơng chỉ quyết định kỷ luật, mà cịn khiếu nại cả những quyết định hành
chính khác Mặt khác phạm vi, đối tượng khiếu nại khơng chỉ giới hạn là
"quyết định hành chính, hành vi hành chính ” , Tuy cĩ quan niệm rộng, hẹp, cách tiếp cận khác nhau, nhưng các quan
niệm trên đều cĩ điểm chung là: khiếu nại là một hình thức phản ứng tự vệ của cơng dân, cơ quan, tổ chức trước các quyết định, hành vị của các cơ quan,tổ chức, của người cĩ thẩm quyền trong cơ quan tổ chức đĩ mà theo họ là xâm
phạm tới quyền, lợi ích của mình Đồng thời các quan niệm trên cũng rất khác
nhau về phạm vi, khách thể khiếu nại, trong đĩ cách quan niệm về khicu nai trong Luật khiếu nại, tố cáo là hẹp nhất,chưa phù hợp với yêu cầu của đời sống xã hội dân sự, thực tiễn đặt ra Đây phải chăng là sự tự giới hạn của nhà
làm luật, sự giới hạn đĩ cũng chính là đã hạn chế các quyền cơng dân
Trên thực tế, khiếu nại hết sức phong phú, phức tạp Để cĩ cái nhìn khái quái về khiếu nại, cĩ thể tiến hành phân loại chúng theo nhiều tiêu chí khác
nhau
Nếu căn cứ vào chủ thể khiếu nại, cĩ khiếu nại của cá nhân, khiếu nại
của cơ quan, tổ chức;
Nếu căn cứ vào hình thức khiếu nại ta cĩ khiếu nại bằng văn viết và khiếu nại bằng văn nĩi;
Nếu căn cứ vào các lĩnh vực của đời sống xã hội ta cĩ khiếu nại trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hố, giáo dục, y tế, xã hội
Theo thủ tục giải quyết khiếu nại, khiếu nại được chia thành khiếu nại hành chính và khiếu nại tư pháp
Trong đĩ, khiếu nại hành chính là việc cơng đân, cơ quan, tổ chức yêu cầu cơ quan nhà nước, cán bộ, cơng chức cĩ thấm quyển xem xét lại các
Trang 12#
mình Việc giải quyết khiếu nại hành chính do cơ quan hành chính nhà nước
hoặc một số cơ quan nhà nước giải quyết theo trình tự, thủ tục mà pháp luật về khiếu nại, tố cáo quy định hoặc được Tồ án hành chính giải quyết theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính
Cịn khiếu nại tư pháp là việc cơng đân yêu cầu cơ quan tư pháp (Tồ
án, Viện kiểm sát, cơ quan điều tra, thi hành án), cán bộ, cơng chức ngành tư
pháp cĩ thẩm quyển xem xét lại những quyết định của cơ quan tư pháp hoặc
hành vi cơng vụ của thdm phan, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên
tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trong các lĩnh vuc hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính theo quy định của pháp luật tố
tụng hình sự, đân sự, kinh tế, lao động, hành chính”
Ngồi ra, theo chúng tơi, cớ một cách phân loại quan trọng là căn cứ
vào tính chất pháp lý của khiếu nại thì khiếu nại được chia thành bai nhĩm
lớn: khiếu nại cĩ tính pháp lý và khiếu nại khơng cĩ tính pháp lý
Khiếu nại cĩ tính pháp lý là khiếu nại mà khi được thực hiện, chúng là
sự kiện pháp lý làm phát sinh các quan hệ pháp luật về khiếu nại
Khiếu nại này cĩ một số đặc điểm cơ bản:
- Việc khiếu nại được pháp luật điều chỉnh, quyên, nghĩa vụ của các bên
trong quan hệ khiếu nại được pháp luật quy định;
- Là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật về khiếu nại;
- Việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại được thực hiện theo một trình tự, thủ tục nhất định do pháp luật quy định trước
Khiếu nại khơng mang tính pháp lý là khiếu nại mà việc thực hiện chúng khơng làm phát sinh các quan hệ pháp luật về khiếu nại Loại khiếu nại này cĩ một số đặc điểm cơ bản:
- Việc khiếu nại khơng được pháp luật điều chỉnh;
- Khơng phải là sự kiện pháp lý làm phát sinh các quan hệ pháp luật;
- Việc giải quyết khiếu nại căn cứ vào các quy phạm xã hội( của tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đồn thể quần chúng) Ví dụ,
Trang 13một đẳng viên khiếu nại về hình thức kỷ luật đẳng thì việc khiếu nại và giải
quyết khiếu nại này được giải quyết theo điều lệ của Đảng
Tĩm lại, khiếu nại xuất hiện khi quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân
chủ thể khiếu nại theo họ bị xâm hại, do đĩ cĩ thể coi khiếu nại là một hình
thức phản kháng của cá nhân, cơ quan, tổ chức trước quyết định, hành vì của cơ quan, tổ chức, người cĩ thẩm quyên xâm phạm đến quyền, lợi ích của mình
thơng qua việc yêu câu cả nhân, cơ quan, tổ chức đĩ xem xét lại quyết định, hành vi của họ Do đĩ, khiếu nại luơn thể hiện dưới dạng hành ví chủ động
(thơng qua lời nĩi, đơn thư ), thể hiện tính tích cực của cơng dân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia các quan hệ xã hội
Từ những vấn dê trên cĩ thể định nghĩa khiếu nại là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức, cắn bộ, cơng chức, viên chức yêu cầu co quan, tổ chức, cá nhận cĩ thẩm quyền xem xét lại mọi quyết định, hành vì khi cĩ căn cứ chĩ rằng
quyết định hoặc hành vì của họ trái pháp luật, khơng hợp lý, xâm phạm đến
quyền, lợi ích hợp pháp của mình Chỉ với cách hiểu như vậy mới cĩ thể nhận
diện về tính da dang, nhu cầu thực tiễn của xã hội về khiếu nại b Quyền khiếu nại
Qua sự phân tích ở trên cho thấy, khiếu nại là một phản ứng tất yếu khi quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm hại Vì vậy, việc
ghi nhận khiếu nại trở thành một quyên của cá nhân, cơ quan, tổ chức là một điều cần thiết
Điều 74 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 quy định: "Cơng dân cĩ quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước cĩ thẩm quyền về những việc
làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đen vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào "
Cụ thể hố điều 74 Hiến pháp 1992, Luật khiếu nại, tố cáo quy định:
Trang 14cơng chức cĩ quyền khiếu nại quyết định kỷ luật của người cĩ thẩm quyền khi
cĩ căn cứ cho rằng quyết định đĩ là trái pháp luật, xam phạm quyền, lợi ích
‘hop pháp của mình” ;
Nếu so sánh quy định trong Hiến pháp và quy định trong Luật khiếu
nại,tố cáo về phạm vi đối tượng của quyển khiếu nại cĩ thể nhận thấy rằng
Luật khiếu nại, tố cáo đã hạn chế phạm vi của quyền khiếu nại chỉ là quyết định hành, chính hành vi, quyết định kỷ luật buộc thơi việc,cịn Hiến pháp quy
định là những việc làm trái pháp luật Theo chúng tơi "việc làm trái pháp luật”
là khái niệm rộng hơn nhiều so với khái niệm "quyết định hành chính" "hành vi hành chính" "quyết định ký luật buộc thơi việc”, ngồi ra cịn bao gồm cả việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, người cĩ thẩm quyển trong cơ quan đĩ
Theo quy định của Luật khiếu nại , tố cáo thì chủ thể của quyền khiếu nại bao gồm:
- Cơng dân Việt Nam, khơng phân biệt dân tộc, tơn giáo, giới tính Cong dan thực hiện quyền khiếu nại phải là người cĩ năng lực hành vi Về điều kiện năng lực hành vi, Nghị định 67/2001/NĐ-CP ngày Ø7/8/1999 quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo (từ đây trở về sau
gọi tắt là Nghị định 67/2001/NĐ-CP) quy định: Người khiếu nại phải là người cĩ năng lực hành vi đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc là người
chưa cĩ năng lực hành vi đầy đủ nhưng theo quy định của pháp luật cĩ quyển khiếu nại; đối với cơng dân là người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần
hoặc mắc bệnh khác mà khơng thể nhận thức, làm chủ được hành vỉ của mình thì thơng qua người đại diện theo pháp luật để thực hiện quyền khiếu nại; khi
thực hiện việc khiếu nại, người đại diện phải cĩ giấy tờ để chúng mình với cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền về việc đại diện hợp pháp của minh
Người ốm đau, già yếu, cĩ nhược điểm về thể chất hoặc vì lý đo khách quan khác mà khơng thể tự mình khiếu nại thì cĩ thể uỷ quyển cho người đại
điện là cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột đã thành niên để thực hiện
Trang 15của ty ban nhân dân cấp xd noi người uỷ quyền hoặc nơi người được ủy quyền cư trú
- Cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang
nhân dân
- Cá nhân, tổ chức nước ngồi tại Việt Nam Mặc dù tại khoản I, điều |
của Luật khiếu nại, tố cáo khơng đề cập đến cá nhân, tổ chức nước ngồi tại Việt Nam, song điều 101 của Luật khiếu nại, tố cáo quy định:" Việc khiếu nại
và giải quyết khiếu nại của cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngồi, việc tố cáo và giải quyết tố cáo của cá nhân nước ngồi tại Việt Nam được áp dụng theo quy định của Luật này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hịa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia cĩ quy định khác” Như vậy, chủ
thể của quyền khiếu nại cịn là cá nhân, tổ chức nước ngồi tại Việt Nam
Tĩm lại: chủ thể của quyển khiếu nại gồm cơng dân Việt Nam, các cơ quan , tổ chức Việt Nam, cá nhân người nước ngồi, tổ chức nước ngồi tại Việt Nam Điều đáng lưu ý là Luật khiếu nại, tố cáo khơng đề cập đến khiếu nại tập thể Thực tiễn đã chỉ ra rằng tình trạng khiếu nại tập thể đã trở thành
một hiện tượng khá phổ biến và diễn ra khá phức tạp ở nước ta hiện nay
Từ quy định của khoản I điều ! của Luật khiếu nại, tố cáo cho thấy, chủ thể khiếu nại cĩ đặc trưng cơ bản là: họ phải là người cĩ quyền, lợi ích hợp pháp chịu sự tác động trực tiếp bởi quyết định hành , hành vi mà mình khiếu nại Đây chính là đặc trưng để phân biệt quyền khiếu nại với yêu cầu, kiến nghị, tố cáo
Đối tượng của quyền khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại là
những quyết định pháp luật cá biệt, hành vi cơng vụ xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại hoặc của người do họ bảo hộ, của cơ quan, tổ chức
Mục đích của khiếu nại là nhằm khơi phục các quyền hoặc bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại khi bị các quyết định pháp luật cá biệt, hành vị cơng vụ trát pháp luật xâm hại
Trang 16nang xu su cia nhiing ngudi tham gia quan hệ được pháp luật quy định trước và được bảo vệ bởi sự cưỡng chế của nhà nước",Như vậy, quyền khiếu nại khi xem xét đưới gĩc độ quyển chủ thể sẽ là khả năng xử sự của những người tham gia quan hệ pháp luật khiếu nại được pháp luật về khiếu nại, tố cáo quy định trước và được bảo vệ bởi sự cưỡng chế của nhà nước Khả năng xử sự của các cá nhân, tổ chức khi thực hiện quyền khiếu nại được thể hiện qua các khả
năng:
- Khả năng được thực hiện những hành vi nhất định mà pháp luật về
khiếu nại, tố cáo đã xác định trước (như: khả năng viết đơn khiếu nại, khả năng bảo vệ quan điểm của mình, khả năng cung cấp cáo chứng cứ chứng
mình cho các yêu cầu của mình );
- Khả năng yêu cầu bên cĩ nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của họ mà
pháp luật về khiếu nại, tố cáo đã xác định trước (như yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cĩ thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải đưa cho mình giấy hẹn ngày, trả lời, yêu cầu bên kia xem xét, đánh giá lại chứng cứ );
- Khả năng yêu cầu các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân cĩ thẩm
quyển áp dụng những biện pháp cưỡng chế cần thiết đối với bên kia để họ thực hiện nghĩa vụ, trong trường hợp quyền chủ thể của mình bị bên kia vi phạm
Với cấu thành chủ thể, nội dung, đối tượng như trên quyền khiếu nại được hiểu là một trong những quyền cơ bản của con người, của cơng dân, là
khả năng của các cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện những hành vt nhất
định do pháp luật quy định đối với các quyết định pháp luật cá biệt, hành vị cơng vụ trái pháp luật, xâm phạm quyên, lợi ích hợp pháp của họ nhằm bảo
vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của họ
Khiếu nại với nội đung như trên khác với yêu cầu, kiến nghị của cơng dân
Kiến nghị theo một nghĩa chung nhất là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân
đưa ra các sáng kiến nhằm hồn thiện một hoặc một số vấn để nào đĩ Dưới
gĩc độ pháp lý, kiến nghị là một trong các quyền cơ bản của cơng dân được
—————————————
* Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội 2000, tr.477
Trang 17£
ghi nhan tai diéu 53 của Hiến pháp 1992: "Cơng dân cĩ quyền kiến nghị "
Quyền kiến nghị là "quyển thường được sử dụng trong hoạt động mang tính
tích cực nhằm hồn thiện quản lý nhà nước, khơng liên quan trực tiếp đến vi
phạm pháp luật” Chủ thể của quyền kiến nghị, về nguyên tắc chung là mọi
cơ quan, tổ chức, cá nhân Về nội đung, kiến nghị chứa đựng các sáng kiến
của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm gĩp phần hồn thiện tổ chức và hoạt
động quản lý nhà nước Phạm vi của kiến nghị khơng hạn chế ở bất kỳ nh vực nào như đưa ra các sáng kiến về đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước, về
hồn thiện hệ thống pháp luật, về các biện pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả của pháp luật, về tăng cường pháp chế
Như vậy, quyển kiến nghị là khả năng của cơng dân đưa ra các sáng
kiến với các cơ quan, tổ chức, cá nhân cĩ thẩm quyền nhằm gĩp phần hồn
thiện mọi mặt hoạt động nhà nước hoặc về một vấn để nào dé trong doi song
nhà nước, xã hội /
Yéu cầu theo một nghĩa chung ià việc cơ quan, tổ chức, cá nhân đồi hỏi
các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải thực hiện (hoặc khơng được thực hiện) một hoặc một số hành vi nhất định để nhằm đáp ứng quyền, lợi ích hợp
pháp của mình Ví dụ: Một cơng dân sau khi hồn thành việc đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp của anh ta cĩ quyên cĩ mã số đăng ký kinh doanh Nhưng mã số đăng ký kinh doanh chỉ cĩ được khi cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền cấp Nếu cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyển chưa cấp, họ cĩ quyền địi hồi cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền phải cấp mã số đăng ký kinh đoanh cho họ Cũng cĩ trường hợp, hành vi của các chủ thể khác chỉ gián tiếp làm cần trở việc thực hiện quyền chủ thể của họ, song họ vẫn cĩ thể địi hỏi cơ quan, tổ chức, cá nhân cĩ thẩm quyền phải thực hiện những hành vi nhất định để loại trừ những cần trở đĩ Chẳng hạn việc cơng dân địi hỏi các cơ quan, tổ chức, cá nhân cĩ thẩm quyên sau khi đã phát hiện vi phạm pháp luật, phải nhanh chĩng xử lý vi phạm pháp luật đĩ để thiết lập lại trật tự pháp luật Từ các cơ sở đĩ mà xuất hiện quyển yêu cầu Quyển yêu cầu là quyển "(hường được sử
Trang 18dụng để thực hiện quyển chủ thể khác cững cĩ trường hợp liên quan đến vì
phạm pháp luật nhưng khơng động cham trực tiếp tới người yêu cầu" Tương
tự như quyền kiến nghị, chủ thể của quyền yêu cầu là mọi cơ quan, tổ chức, cá
nhân Về nội dung, yêu cầu chứa đựng các địi hỏi đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân cĩ thẩm quyển phải thực hiện (hoặc khơng được thực hiện)
những hành vi nhất định nhằm đáp ứng quyền chủ thể éủa người yêu cầu Mục
đích của các yêu cầu là nhằm tạo tiền để cho việc thực hiện các quyền chủ thể
Người yêu cầu cĩ thể đặt ra mọi đời hỏi hợp pháp để nhằm tạo điều kiện, tiền dé cho viéc thực hiện quyền chủ thể của mình Do đĩ, quyển yêu cầu là khả
năng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân dưa ra các địi hỏi đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân cĩ thẩm quyền phải thực hiện (hoặc khơng thực hiện)
những hành ví nhất định nhằm tạo cơ sở cho việc thực hiện quyền chủ thể của
mình
Quyền yêu cầu cĩ một giá trị pháp lý bất buộc cao hơn so với quyền
kiến nghị Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quyên yêu cầu thì bất buộc phía chủ thể bên kia phải thực hiện (hoặc khơng thực hiện) những hành vị
nhất định Trong trường hợp phía bên kia cố tình khơng đáp ứng các dịi hỏi hợp pháp do bên yêu cầu đặt ra thì cĩ thể việc khơng đáp ứng đĩ sẽ phát triển
trở thành hành vi vi phạm pháp luật Trong ví dụ về cấp đăng ký kinh doanh
nêu trên, nếu cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền khơng cấp đăng ký kinh doanh
mà khơng cĩ lý do chính đáng thì hành vi đĩ là bành vi vi phạm pháp luật
(hành vi khơng thực hiện cơng vụ trái pháp luẠÙ
Từ các nội dung trên cho thấy quyền khiếu nại khác với quyền yêu cầu,
quyên kiến nghị Quyền khiếu nại luơn để cập đến các vi phạm pháp luật xâm
phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, cịn quyền
kiến nghi, quyền yêu cầu thì thường khơng liên quan đến vi phạm pháp luật và
nếu cĩ thì vi phạm pháp luật đĩ khơng xâm hại trực tiếp đến quyền, lợi ích
Trang 19quyền kiến nghị, yêu cầu ở nguyên nhân pHát sinh, mục đích, trình tự, thủ tục
giải quyết
2 Tố cáo và quyền tố cáo
a Quan niệm về tố cáo
Trong Từ điển Tiếng Việt thơng dụng thì tố cáo là "vạch rõ tội lỗi của kẻ khác trước cơ quan pháp luật hoặc trước dư luận"® Dưới gĩc độ khoa học
luật học thì "tố cáo là việc cơng dân phát hiện với cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền về việc làm trái pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân đã gây thiệt hại hoặc sẽ đe doa gây thiệt hại cho lợi ích của nha nước, tập
thể, quyền và lợi ích của cơng dân"”,
Khoản 2, Điều 2 của Luật khiếu nại, tố cáo quy định: "Tố cáo là việc
cơng dân, theo thủ tục do Luật này quy định, báo cho cơ quan, tế chức, cá
nhân cĩ thẩm quyền biết về hành vi vị phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doa gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, ,
quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, tổ chức"
Như vậy, rố cáo thực chất là việc cơng dân phát hiện và thơng bảo chính thức với cơ quan, tổ chức, cá nhân cĩ thẩm quyển về những hành vi vị
phạm pháp luật nào đĩ diễn ra trong đời sống xã hội cĩ thể hoặc khơng liên
quan trực tiếp tới quyền và lợi ích của chính mình hoặc của những người cụ
thể khác Tố cáo thể hiện sự phan ứng của cơng dân trước hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể khác trong xã hội
Trên phương diện xã hội, tố cáo khơng chỉ được điều chỉnh bằng pháp luật (tố cáo cĩ tính chất pháp lý) mà tố cáo, theo một nghĩa rộng hơn, cịn được điều chỉnh bằng các quy phạm xã hội khác (tố cáo khơng mang tính chất pháp lý) như các tố cáo trong các tổ chức xã hội được điều chỉnh bởi điều lệ, quy chế của các tổ chức xã hội đĩ hoặc các quy phạm xã hội khác Nĩi cách
khác, theo một nghĩa rộng, tố cáo hướng đến bất kỳ sự vi phạm quy phạm xã hội nào Ví dụ, một thành viên của một tổ chức xã hội tố cáo một thành viên
® Từ điển Tiếng, Việt thơng dụng, Nguyễn Như Ý chủ biên, tr.150
Trang 20khác vi phạm diều lệ của tổ chức, một người tố cáo một người khác vi phạm
các tập quần, hương ước của cộng đồng dân cư Thậm chí, trong quan hệ quốc _ tế, thuật ngữ "tố cáo" cũng được sử dụng, ví dụ: tố cáo tội ác chiến tranh Nếu như khiếu nại thể hiện sự phản ứng của chủ thể trước lợi ích của mình bị xâm
phạm thì tố cáo thể hiện sự phản ứng của chủ thể trước lợi ích chung của xã
hội bị xâm phạm, Việc tố cáo thể hiện mức độ quan tâm của cá nhân dối với cộng đồng, đối với xã hội Trong khi đĩ, việc khiếu nại thể hiện mức độ quan tâm của cá nhân đối với quyền, lợi ích của chính họ
b Quyền tố cáo
Khi nhà nước ra đời, một trong những nhiệm vụ mà bất kỳ nhà nước nào cũng phải thực hiện đĩ là bảo vệ pháp luật, xử lý các vi phạm pháp luật, thiết lập trật tự pháp luật theo ý chí của nhà nước Muốn xử lý các vị phạm
pháp luật thì phải cĩ thơng tin về chúng Một trong những nguồn thơng tin
quan trọng đĩ là tố cáo Vì vậy, nhiều nhà nước coi tố cáo là nghĩa vụ Pháp luật nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam coi tố cáo là một trong các
quyền cơ bản của cơng dân
Với tư cách là quyển cơng dân, guyển tố cáo được hiểu là khả năng của cơng dân thực hiện các hành vì (thể liện qua nhiều hình thúc khác nhau)
nhằm phát hiện và thơng báo chính thức cho cơ quan, tổ chúc, cá nhân cĩ thẩm quyên về mọi ví phạm pháp luật
Về chủ thể của quyển tố cáo cĩ thể là bất kỳ ai biết được hành vi vi
phạm pháp luật đều cĩ quyển báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân cĩ thẩm
quyền về hành vị vi phạm pháp luật đĩ
Trong một số trường hợp, người tố cáo cĩ những nét giống với người làm chứng trong tố tụng hình sự, đĩ là việc cả người tố cáo và người làm chứng trong tố tựng hình sự đều biế? những thơng tin liên quan trực tiếp đến
ví phạm pháp luật và đều phải chịu trách nhiệm pháp lý về những thơng tt do mình đưa ra Chẳng hạn điều 43 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 quy
định: "Người nào biết được những tình tiết liên quan đến vụ án cĩ thể được
triệu tập đến làm chứng” và họ cĩ nghĩa vụ khai trung thực tất cả những tình
Trang 21#
tiết mà mình biết về vụ án Trong trường hợp người làm chứng từ chối hoặc
trốn tránh việc khai báo mà khơng cĩ lý đo chính đáng hoặc khai báo gian dối
thì họ cĩ thể phải chịu trách nhiệm hình sự (Ví dụ điều 308 Bộ luật Hình sự
năm 1999 quy định tội từ chối khai báo) Một số trường hợp khác, tố cáo cịn là nghĩa vụ của cơng đân theo quy định của Bộ luật hình sự, trong một SỐ trường hợp nếu cơng dân khơng tố cáo thì họ cĩ thể bị truy cứu trách nhiệm
hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự (diểu 314 Bộ luật Hình sự nắn 1999 quy định tội khơng tố giác tội phạm)
Đối tượng của quyền tố cáo cĩ một phạm vi rất rộng, nĩ cĩ thể là bất kỳ
một vi phạm pháp luật nào (hình sự, đân sự, hành chính, kỷ luật ) do bất kỳ
chủ thể nào thực hiện Thơng qua việc tố cáo vi phạm pháp luật, nhà nước cĩ
được một nguồn thơng tin rất quan trọng về vi phạm pháp luật, qua đĩ cĩ được
các biện pháp xử lý nhằm lập lại trật tự pháp luật Qua thống kê hàng năm cho
thấy về tố cáo đúng chiếm 50%,cĩ đúng cĩ sai 20%, sai hồn tồn 26% Những vụ việc điển hình như: thơng qua tố cáo mà các cơ quan nhà nước cĩ
thẩm quyển khẩm phá vụ án phá rừng Tánh Lĩính- Bình Thuận năm 1999-
2000; vụ dường liên cảng A5- thành phố Hồ Chí Minh năm 2001 Vì vậy, tố cáo thể hiện rất rõ nét tính tích cực chính trị, ý thức, tránh nhiệm của cơng dân trong đấu tranh, phịng chống vi phạm pháp luật Tính tích cực này thể hiện
thơng qua số lượng, chất lượng tố cáo và cùng với khiếu nại, tố cáo phản ánh hiệu lực, hiệu quả của pháp luật, sự vững chắc của pháp chế như thế nào
Tố cáo khác với tố giác, với tin báo, thơng tin về vi phạm pháp luật Sự
khác nhau cơ bản ở chỗ: trong tố cáo, về nguyên tắc (trừ một số trường hợp tố cáo giấu tên), chủ thể luơn là một chủ thể xác định cụ thể và chủ thể này phải chịu trách nhiệm pháp lý về những thơng tin của mình Mặt khác, tố cáo cịn là một sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật về tố cáo, trên cơ sở đĩ
các cơ quan, tổ chức, cá nhân cĩ thẩm quyền cĩ nghĩa vụ giải quyết tố cáo và
trả lời cho người tố cáo biết Cịn tố giác, chủ thể khơng xác định, thơng tin
trong tố giác chỉ là thơng tin để các cơ quan, tổ chức, cá nhân cĩ thẩm quyền
Trang 223 Mối quan hệ quyền khiếu nại và quyển tố cáo
Quyền khiếu nại và quyền tố cáo quan hệ qua lai chat chẽ với nhau Điểm chung giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo là chúng cùng được
sử dụng với tư cách là quyển bảo vệ quyền (bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân, quyền, lợi ích của Nhà nước, xã hội) Mỗi một khi cĩ vi phạm pháp luật nào đĩ xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà quyền khiếu nại hay quyền tố cáo được sử dụng để chống lại các vi phạm pháp luật đĩ, bảo vệ các quyền, lợi ích của các chủ thể, Quyên khiếu nại, quyển tố cáo đều là phương tiện để các cơ quan, tổ
chức, cá nhân đấu tranh với các vi phạm pháp luật, lập lại trật tự pháp luật
Các thơng tin do khiếu nại, tố cáo đem đến đều là những thơng tín phảm ánh ví phạm pháp luật, vì vậy, về bản chất, giải quyết khiếu nại, tố cáo là giải
quyết, xử lý các vi phạm pháp luật ;
Mặt khác, quyền khiếu nại và quyển tố cáo cĩ nhiều điểm khác nhau -
Chủ thể của quyền khiếu nại luơn là một chủ thể cụ thể, cịn chủ thể của
quyền tố cáo, tuy về nguyên tắc cũng là chú thể xác định, tuy nhiên thực tiễn cho thấy vẫn cĩ nhiều trường hợp chủ thể của tố cáo khơng xác định (tố cáo giấu tên) Đối tượng của quyền khiếu nại là các quyết định pháp luật cá biệt,
hành vi cơng vụ trái pháp luật xâm phạm trực tiếp đến quyên, lợi ích hợp pháp
của người khiếu nại (hoặc của người được người khiếu nại giám hộ, đỡ đầu) Cịn đối tượng của quyền tố cáo cĩ một phạm vỉ rộng hơn, là mọi vi phạm
pháp luật do bất kỳ chủ thể nào thực hiện Mục đích của việc thực hiện quyền khiếu nại là nhằm khơi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp của chính người khiếu
nại (hoặc của người dược người khiếu nại giám hộ, đỡ đầu) Mục đích của việc thực hiện quyền tố cáo là nhằm khơi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân nĩi chung, của Nhà nước, xã hội Thực tiễn cho thấy,
trong một số trường hợp, khi quyết định pháp luật cá biệt, hành vi cơng vụ trái
Trang 23thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo”của mình tuỳ thuộc vào tính tích cực
chính trị của họ Nhưng tố cáo khơng chỉ là quyển mà trong một số trường hợp cịn là nghĩa vụ của cơng dân theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999
(điều 314) Chủ thể thực hiện quyển khiếu nại, nếu việc khiếu nại của họ
khơng cĩ căn cứ pháp lý thì họ khơng phải chịu trách nhiệm pháp lý Ngược lại, chủ thể thực hiện quyên tố cáo phải chịu trách nhiệm pháp lý vẻ những
thơng tin tố cáo của mình Ngồi ra, việc thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố
cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo những trình tự, thủ tục khác nhau, với những cơ quan, tổ chức, cá nhân cĩ thẩm quyền giải quyết khác nhau
II PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, SỰ HÌNH THÀNH VÀ
PHÁT TRIEN CUA NO
1 Quan niệm về pháp luật khiếu nại, tố cáo
Qua nội dung, ý nghĩa của quyền khiếu nại, quyền tố cáo cho thấy việc tạo cơ sở và xác định chính xác cơ sở pháp lý cho việc thực hiện ding dan,
đầy đủ quyển khiếu nại, quyền tố cáo là một vấn đề hết sức quan trọng đối với nhà nước, xã hội, cơng đân Muốn cĩ được hệ thống các cơ sở pháp lý cho các quyền khiếu nại, quyển tố cáo thì phải cĩ pháp luật vẻ khiếu nại, tố cáo và trước hết cần phải cĩ một quan niệm về pháp luật về khiếu nại, tố cáo
Để cĩ quan niệm về pháp luật khiếu nại, tố cáo, cần phải xác định được đối tượng điều chỉnh của pháp luật về khiếu nại, tố cáo Xác định phạm vi điều
chỉnh pháp luật là "xác định ranh giới của việc sử dụng pháp luật vào việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, xác định ranh giới của ” sự can thiệp cơng khai” của
nhà nước thơng qua pháp luật vào sự phát triển của các quan hệ xã hội"" Việc xác định chính xác phạm vị đốt tượng điều chỉnh pháp luật khơng
chỉ cĩ ý nghĩa về mặt lý luận mà cịn cĩ ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng Xác định phạm vi đối tượng điều chỉnh pháp luật, một mặt giúp cho nhà làm
luật định hình được đối tượng điều chỉnh pháp luật, nhận thức được bản chất của các quan hệ xã hội mà pháp luật dự định sẽ điể': chỉnh để từ đĩ đi đến
* Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học
Trang 24quyết định về phạm vi, mức độ can thiệp vào các quan hệ xã hội sao cho việc điều chỉnh pháp luật dem lại hiệu lực, hiệu quả cao nhất Mặt khác chính nĩ giúp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân cĩ thẩm quyền áp đụng pháp luật
nhanh chĩng xác định được cơ sở pháp lý để giải quyết vụ việc Cịn đối với
các cơng đân, việc xác định được ranh giới này sẽ giúp họ nhận thức đúng dan
về pháp luật về khiếu nại, tố cáo, nhận thức được khi nào mình chịu sự điều chỉnh của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, quyển và nghĩa vụ của mình được
dựa trên những cơ sở pháp lý nào làm cơ sở cho việc họ thực hiện quyền khiếu
nại, quyền tố cáo một cách đúng đắn 7
Đối tượng điều chỉnh của pháp luật là các quan hệ xã hội mà pháp luật hướng tới, tác động tới Vì vậy, đối tượng điều chỉnh của pháp luật về khiếu
nại, tố cáo là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình cơ quan, tổ chức
cơng đân thực quyền khiếu nại, quyền tố cáo và quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân cĩ thẩm quyên Tuy nhiên trong các quá trình này nảy sinh rất nhiều các quan hệ xã hội khác nhau và pháp luật về khiếu nại, tố cáo khơng điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội đĩ mà chỉ những
quan hệ xã hội đáp ứng những tiêu chuẩn sau mới trở thành đối tượng điều
chỉnh của pháp luật về khiếu nại, tố cáo:
Thứ nhất, các quan hệ xã hội đĩ "phải là những quan hệ xã hội cĩ ý chí
của con người"? Pháp luật khơng thể điều chỉnh hành vi của con người trong
trạng thái khơng cĩ ý chí hoặc bị mất ý chí (bị cưỡng bức ý chỉ, bị bệnh tâm
thần hoặc các bệnh khác dẫn tới mất khả năng nhận thức) Ví dụ, một người điên thực hiện một hành vi tố cáo thì trong trường hợp này pháp luật về khiếu nại, tố cáo khơng thể điều chỉnh được Muốn bảo vệ quyền, lợi ích hợp phái? của họ thì phải thực hiện thơng qua người cĩ năng lực hành vi Từ tiêu chuẩn
này địi hỏi các nhà làm luật phải xác định được năng lực chủ thể pháp luật về
khiếu nại, tố cáo Đây là vấn đề hết sức phức tạp và khĩ khăn Bởi vì, xã hội càng phát triển thì con người càng sớm phát triển cả về thể chất và trí tuệ, càng cĩ điều kiện tham gia vào nhiều lĩnh vực quan hệ xã hội khác nhau Mặt
# Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luậ(.TS Phạm Hơng Thái, TS Dinh Văn Mậu NXB Tổng hợp Đồng Nai
2000 tr 361
Trang 25khác, vì quyền khiếu nại, quyền tố cáo cd-nfdt nội dung rộng lớn, ở bất kỳ lĩnh
vực hoạt động, nhà nước nào cũng đều cĩ thể làm xuất hiện quyền khiếu nại nếu như cĩ các quyết định pháp luật cá biệt, hành vị cơng vụ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơng đân; bất kỳ ở đâu cĩ vi phạm pháp luật đều
cĩ thể làm xuất hiện quyền tố cáo
“Năng lực chủ thể pháp luật nĩi chung gồm cớ năng lực pháp luật và năng lực hành vi"'"/Irong đĩ "năng lực pháp luật la kha nang của chủ thể cĩ dược các quyền chủ thể và mang các nghĩa vụ pháp lý mà nhà nước thừa nhận”!!, Như vậy, quyển khiếu nại, quyền tố cáo của cơng dân thuộc về năng lực pháp luật của các chủ thể Theo nguyên tắc chung là "mọi cơng dân đều
bình đẳng trước pháp luật”, nên năng lực pháp luật về khiếu nại, tố cáo cĩ ở mọi cơng dân Yếu tố thứ hai là năng lực hành vi "Năng lực hành vị là khả
năng của chủ thể, khả năng này được nhà nước thừa nhận, bằng hành ví của
mình thực hiện các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý, tham gia vào các quan hệ pháp luật””” Do đĩ, cơng đân cĩ trở thành chủ thể của một quan hệ pháp luật về khiếu nại, tố cáo cụ thể hay khơng, địi hỏi hợ phải cĩ năng lực hành
vi Trên cơ sở xác định năng lực chủ thể pháp luật khiếu nại, tố cáo thì các
nhà làm luật mới đánh giá tính chất của các quan hệ xã hội liên quan đến
khiếu nại, tố cáo để đi đến quyết định cĩ điều chỉnh quan hệ xã hội đĩ hay khơng, xác định được quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ pháp luật về khiếu nại, tố cáo
Thứ hai, đĩ phải là những quan hệ xã hội "quan trọng, liên quan trực
Trang 26điều chỉnh đến mức d6 nao Déng thoi piiam ví các quan hệ xã hội này khơng phải là bất biến, cố định mà nĩ thay đổi phụ thuộc vào sự phát triển chính trị- kinh tế- xã hội của đất nước ở mỗi một giai đoạn Những quan hệ xã hội khơng quan trọng, khơng liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của Nhà nước,
xã hội, tổ chức, cá nhân thì khơng cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật Xác định phạm ví điểu chỉnh các quan hệ xã hội cần phải điều chỉnh bằng pháp luật là điều hết sức quan trọng, đảm bảo cho việc điều chỉnh pháp luật
một cách chính xác, tập trung và cĩ hiệu quả nhất Việc đánh giá những quan hệ xã hội nào là quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của Nhà nước, xã hội, tổ chức, cá nhân trong quá trình cơng dân thực hiện quyền khiếu nại, quyên tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo được dựa vào các tiêu chí cơ
bản sau:
- Điều kiện, trình độ phát triển chính trị- kinh tế- xã hội của đất nước;
- Tinh chất, mức độ của các loại khiếu nại, tế cáo;
- Trình độ dân trí, đân chủ của xã hội;
- Yêu cầu địi hỏi của quá trình hồn thiện nhà nước;
- Các yếu tố truyền thống tâm lý, truyền thống văn hố, truyền thống
đạo đức của dân téc;
- Các yếu tố quốc tế
Trên cơ sở đĩ chúng ta xác định cái gì được khiếu nại, tố cáo, quyền và nghĩa vụ của các bên, thẩm quyền, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo Những
quan hệ xã hội liên quan gián tiếp đến khiếu nại, tố cáo như dư luận xung
quanh về khiếu nại, tố cáo tì khơng cần sự diều chỉnh của pháp luật
Thứ ba, đĩ phải là "các quan hệ xã hội mà pháp luật cĩ thể thể chế hố được một cách khách quan", Những quan hệ xã hội mà pháp luật khơng thể
thể chế hố được như: tình cảm giữa các bên trước, trong, sau khi khiếu nại, tố
cáo thì khơng chịu sự điều chỉnh của pháp luật Điều này đảm bảo cho việc điều chỉnh của pháp luật cĩ hiệu lực
'4 Sdd 361
Trang 27Thứ tư, phải căn cứ vào nhu cầu, đời hỏi của tình hình thực tiễn, sự phát
triển của xã hội để xác định phạm vi các quan hệ xã hội mà pháp luật về khiếu nại, tố cáo điều chỉnh nhằm đảm bảo cho pháp luật về khiếu nại, tố cáo cĩ một
sự ổn định nhất định, tránh sự sửa đổi, bổ sung liên tục gây khĩ khăn cho quá
trình thực hiện, áp dụng pháp luật về khiếu nại, tố cáo Đây cũng là một tiêu
chí rất quan trọng, địi hỏi Nhà nước phải cĩ một chiến lược tổng thể về xây
dựng pháp luật nĩi chung và pháp luật về khiếu nại, tố cáo nĩi riêng
Thứ năm, phải căn cứ vào tính chất của các khiếu nại, tố cáo Như phần
trên đã phân tích, nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh khiếu nại là các vi phạm pháp luật xuất phát từ phía Nhà nước Các vi phạm pháp luật này cĩ thể do các cơ quan, tổ chức nhà nước, cán bộ, cơng chức nhà nước thực hiện và nĩ
cĩ thể tồn tại trong mọi hoạt động của Nhà nước, xam phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân Cịn nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh tố cáo là các vi phạm pháp luật nĩi chung Đồng thời, cơng dân thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo, tức là về nguyên tắc, họ cĩ thể thực hiện hoặc khơng thực hiện (trừ trường hợp pháp luật cĩ quy định khác) Các thơng tín do khiếu nại, tố cáo đem lại là những thơng tin về vì phạm pháp luật nên việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo phải là nghĩa vụ của Nhà nước Việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo đĩ như thế nào thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân cĩ thẩm quyền phải căn
cứ vào các quy định khác của pháp luật cĩ liên quan để làm căn cứ giải quyết
Như vậy, pháp luật về khiếu nại, tố cáo khơng thể trực tiếp quy định một khiếu nại, một tố cáo nào là đúng hay sai về mặt nội dung, mà muốn kết luận các cơ quan, tổ chức, cá nhân cĩ thẩm quyên phải căn cứ vào các quy định khác của pháp luật Điều này hồn tồn phù hợp với tính chất của quyền khiếu nại, quyền tố cáo là "quyền bảo vệ quyền", vì vậy pháp luật về khiếu
nại, tố cáo cũng chỉ dừng ở lại việc điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính hình thức xuất hiện trong quá trình cơng dân thực hiện quyền khiếu nại, quyền
tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo
Trang 28- Quan hệ xã hội giữa một bên là người khiếu nại, người tố cáo với một
bên là người bị khiếu nại, người bị tố cáo;
- Quan hệ xã hội giữa một bên là cơ quan, tổ chức, cá nhân cĩ thầm
quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo với một bên là người khiếu nại, người tố
cáo —
- Quan hệ xã hội giữa một bên là cơ quan, tổ chức, cá nhân cĩ thẩm
quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo với một bên là người bị khiếu nại, nguoi bị
tố cáo;
- Quan hệ xã hội giữa một bên là cơ quan, tổ chức, cá nhân cĩ thẩm
quyển giải quyết khiếu nại, tố cáo với một bên là các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cĩ liên quan đến khiếu nại, tố cáo
Từ phạm vị điều chỉnh này, pháp luật về khiếu nại, tố cáo gồm những
noi dung sau: ,
- Quy định quyền khiếu nại, quyền tố cáo của các chủ thể, năng lực chủ thể pháp luật về khiếu nại, tỐ cáo;
- Quy định đối tượng, phạm vi của quyển khiếu nại, tố cáo;
- Quy định quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo; người bị khiếu
nại, tố cáo;
- Quy định về các nguyên tắc giải quyết khiếu nại, tố cáo; - Quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo - Quy định về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Quy định về quyền, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu
quan trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
Thứ sáu, về phương pháp điều chỉnh của pháp luật về khiếu nại, tố cáo Khiếu nại, tố cáo là quyền của cơng dân Nhưng việc giải quyết khiếu mại, tố cáo là đo các cơ quan, tổ chức, cá nhân cĩ thẩm quyền giải quyết theo quy
định của pháp luật Kết luận một khiếu nại, một tố cáo đúng hay sai cũng cĩ
nghĩa là kết luận cĩ vi phạm pháp luật hay khơng và việc này thuộc về quyền của Nhà nước chứ khơng phải của bên khiếu nại, tố cáo và bên bị khiếu nại, tố
⁄
cao
Trang 29Trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, các bên cĩ thể đối thoại, thảo luận, tranh luận với nhau về nội đụng khiếu nại, tố cáo Nhưng đĩ chỉ là cơ sở để đi đến thống nhất cách giải quyết khiếu nại, tế cáo và là một trong các căn cứ để các cơ quan, tổ chức, cá nhân cĩ thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo Do đĩ phương pháp điều chỉnh của phán luật về khiếu nại, tố cáo là phương pháp mệnh lệnh- phục tùng
Từ dĩ cĩ thể dịnh nghĩa pháp luật về khiếu nại, tố cáo là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định về quyền khiếu nại, quyên tố cáo, nguyên tắc thẩm quyền, thi tục giải quyết khiếu nại, tố cáo Phần lớn pháp luật về khiếu nại, tố cáo cĩ tính chất hành chính, trừ những khiếu nại, tố cáo liên quan tới
lĩnh vực tư pháp Vì vậy, theo chúng tơi cĩ thể chia pháp luật về khiếu nại, tố cáo thành hai bộ phận chính là: pháp luật về khiếu nại, tố cáo hành chính và
pháp luật về khiếu nại, tố cáo tư pháp
2 Sự hình thành và phát triển của pháp luật về khiếu nại, tố cáo Với quan điểm duy vật lịch sử, cần phải xem xét, đánh giá pháp luật về
khiếu nại, tố cáo ở nước ta qua các thời kỳ lịch sử, từ đĩ đánh giá được ưu
điểm, nhược điểm của pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở mỗi một giai đoạn và
xu hướng vận động của nĩ Trên cơ sở đánh giá tổng thể, cĩ thể chọn lọc được những ưu điểm, những kinh nghiệm trong lịch sử pháp luật về khiếu nại, tố
cáo , để tiếp thu, kế thừa, bổ sung vào pháp luật về khiếu nại, tố cáo hiện nay Với cách tiếp cận này, chúng tơi chia sự hình thành phát triển của pháp luật về
khiếu nại, tố cáo thành các giai đoạn lớn, đĩ là:
- Thời kỳ đầu dựng nước cho đến khi đất nước ta được độc lập tự chủ (cho đến năm 938 - thời kỳ Bắc thuộc);
- Thời kỳ phong kiến (938 - 1945), - Thời kỳ 1945 - nay
Giai đoạn thứ nhất: Thời kỳ đầu dựng nước cho đến khi đất nước ta được
Trang 30Nhà nước Việt Nam cổ đại ra đời vàế khoảng thé ky VII - VI trước CN
Nhà nước Văn Lang cửa các Vua Hùng'?, sự khởi đầu cho lịch sử nhà nước và
pháp luật Việt Nam nĩi chung và pháp luật về khiếu nại, tố cáo nĩi riêng Cũng như nhà nước, pháp luật Việt Nam thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc cịn rất đơn giản, thơ sơ, trình độ kỹ thuật lập pháp cịn non yếu, pháp luật thành
văn khơng nhiều và trong một thời gian đài, nguồn pháp luật chủ yếu là tục lệ, tập quán, về nội dung cịn mang nặng nhiều đấu ấn của xã hội thị tộc Các tài liệu lịch sử cịn lại để nghiên cứu tình hình pháp luật thời kỳ này rất ít, khơng cho phép đề tài mơ tả chỉ tiết về nĩ Tuy nhiên, căn cứ vào tài liệu ở Hậu Hán Thư nĩi rằng Mã Viện "tâu (về kinh) hơn mười việc về luật của người Việt
khác với luật của người Hán"! cho phép chúng ta cĩ cơ sở khẳng định Nhà nước Văn Lang- Âu Lạc đã cĩ pháp luật
Hệ thống pháp luật thời kỳ này cũng chỉ ở đạng đang hình thành, các.quy
phạm pháp luật cịn ít, phạm vị điều chỉnh của pháp luật cịn hẹp với mức độ
điều chỉnh cịn mờ nhạt Mặc dù là các quan hệ xã hội cịn đơn giản, nhưng khơng phải là khơng cĩ các tranh chấp làm phát sinh các khiếu kiện nĩi chung (tong đĩ cĩ cả khiếu nại, tố cáo) buộc Nhà nước phải giải quyết Việc giải
quyết này chủ yếu dựa trên tục lệ, tập quán của cộng đồng dân cư mà chấc chắn đựa vào cả các phán quyết của Nhà nước trên cơ sở các tập quán pháp
Sau Nhà nước Văn Lang- Âu Lạc, đất nước rơi vào sự đơ hộ của phong kiến phương Bắc trong một thời gian dài (1000 năm) Với đặc điểm lịch sử như vậy, trong thời kỳ Bắc thuộc (trừ những khoảng thời gian ngắn giành dược
độc lập qua các cuộc khởi nghĩa) mỡ hình tổ chức bộ máy cai trị, nội dung
pháp luật được áp đặt đều là của Trung Quốc Tức là về nguyên tác pháp luật thi hành ở xứ bị đơ hộ là pháp luật của nước đơ hộ- pháp luật phong kiến
Trung Quốc Tuy nhiên việc áp dụng này, theo chúng tơi cĩ sự cải biến nhất định do điều kiện, hồn cảnh ở Việt Nam khác Trung Quốc, mặt khác do sức
sống mạnh mẽ của truyền thống đân tộc, bản sắc văn liố của dân tộc Việt Nam làm cho quá trình đồng hố của phong kiến phương.Bắc gặp phải rất
!* Sơ khảo lịch sử nhà nước và pháp quyển Việt Nam, Viện luật học, Nxb Khoa học xã hội, 1968 tr 2l - 36,
45
16 Sdd
Trang 31nhiều khĩ khăn, trong nhiều trường hợp phải chịu sự nhượng bộ Ví dụ như "ở những miễn núi thì sự tác động của pháp luật chính quyển trung ương lỏng lẻo
hơn nhiều là miền trung du và đồng bằng Phạm vi chỉ phối của các quy tắc tục lệ đặc biệt rộng rãi”'” Nội dung pháp luật chủ yếu tập trung quy định về
sự thống trị của phong kiến phương Bắc, phục vụ cho sự đơ hộ của phương
kiến phương Bắc, đàn áp các phong trào giải phĩng dân tộc của nhân dân ta Do vậy, về cơ bản, pháp luật trong thời kỳ này là pháp luật phong kiến Trung Quốc Cho nên các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở thời kỳ này chủ yếu là các quy định của pháp luật phong kiến Trung Quốc, mà theo chúng
tơi, nội dung chủ yếu của nĩ cơ bản là phục vụ cho lợi ích giai cấp phong kiến phương Bắc với các quy định chưa thống nhất, việc áp dụng cịn tuỳ tiện, bởi vì việc thực thị pháp luật “một phần là đựa vào bạo lực trực tiếp do quyền uy
quân đội và quan lại cai trị cĩ quyền hành rộng lớn tuỳ tiện lầm, khơng dựa
trên những pháp luật cĩ hiệu lực phổ biến"! Trên cơ sở những đặc điểm
chung của pháp luật thời kỳ này, cho nên pháp luật về khiếu nại, tố cáo cũng mang nội dung tương tự của các quy định của pháp luật phong kiến Trung quốc về khiếu nại, tố cáo Pháp luật về khiếu nại, tố cáo thời kỳ này cịn ở l trạng thái đơn giản, sơ khai, chủ yếu phục vụ cho.mục đích thống trị, đơ hộ
của phong kiến Trung Quốc
Củng với sự ra đời, hình thành pháp luật ở Việt Nam thì trong giai đoạn này, pháp luật về khiếu nại, tố cáo cũng xuất hiện nhưng cịn ở hình thức đơn giản, tắn mạn và dựa vào các tục lệ, tập quán là chỉ yếu Nội dung ảnh hướng nhiều của pháp luật phong kiến Trung Quốc và chủ yếu là phục vụ cho sự thống trị của phong kiến phương Bắc
Giai đoạn thứ hai: Thời kỳ Nhà nước phong kiến Việt Nam (Thế kỷ 10 - 1945)
* Trong giai đoạn đầu (Ngơ - Định - Tiền Lê)
Đây là giai đoạn đầu của nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam độc lập Nhà nước cịn non trẻ, tổ chức bộ máy Nhà nước cịn đơn giản, thơ sơ,
"7 Sdd , u.73
Trang 32chủ yếu mơ phỏng tổ chức bộ máy Nhã nước phong kiến Trung Quốc Nhà
nước tập trung củng cố chính quyển Trung ương, chính quyển trung ương chưa thực sự vững mạnh Đồng thời lại do tình hình chiến tranh cho nên Nhà
mước cũng chưa tap trung được nhiều cho cơng việc xây dựng pháp luật Phấp
luật phong kiến Việt Nam thời kỳ này cịn tản mạn, khơng cĩ tính thống nhất
cao Hình thức pháp luật chủ yếu là tập quán pháp Tuy nhiên "chắc chắn là từ thời Tiền Lê, Nhà nước đã ban hành những văn bản pháp luật đầu tiên mở đầu
lịch sử pháp luật thành văn của đân tộc”!” Nội dung của pháp luật chủ yếu tập trung vào việc trừng phạt các hành vi xâm phạm sự thống trị của Nhà nước, chịu ảnh hưởng nhiều từ các tư tưởng tơn giáo Sử cũ cĩ chép tháng 3/1002,
"Lê Hồn" đặt luật lệ pháp lệnh" Nội dung của luật lệ pháp lệnh đĩ như thế
nào, do điều kiện hạn chế về tài liệu, chúng tơi chưa thể làm rõ, nhưng chắc „ chắn sẽ cĩ những quy định về việc hình ngục nĩi chung, trong đồ cĩ những quy định nhất định về khiếu nại, tố cáo dưới dạng các vụ án hình sự, bởi vì ngay từ thời Định Tiên Hồng năm 971, Vua Định đã "đặt phẩm cấp cho quan văn, quan võ Lưu Cơ làm đơ hộ phủ sĩ sư”, một chức quan coi việc ngục | hình
Cùng với Nhà nước, pháp luật thời kỳ này cũng cịn ở tình trạng chưa
phát triển, cịn tắn mạn, rời rạc Với đặc điểm đĩ, các quy định của pháp luật
về khiếu nại, tố cáo cũng Ở tình trạng tương tự, và do đặc điểm của lịch sử, các quy định về khiếu nại, tố cáo cũng nhằm tập trung bảo vệ quyền lực Nhà nước, bảo vệ lợi ích giai cấp phong kiến Việt Nam
* Giai đoạn Lý- Trần (110 - 1400)
Đây là giai đoạn Nhà nước và pháp luật đi vào ổn định và phát triển Nhà nước cĩ điểu kiện tập trung hơn cho việc xây dựng và tổ chức bộ máy Nhà nước, cĩ thời gian tập trung quản lý xã hội, các hoạt động lập pháp bắt đầu phát triển, theo đĩ, pháp luật về khiếu nại, tố cáo cũng cĩ sự phát triển đáng kể Do tài liệu bị thất lạc nhiều, nên việc nghiên cứu chỉ tiết nội dung pháp
tụ
Giáo trình: Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Học viện Hành chính Quốc gia Nxb Chính trị Quốc gia H 1997 1r 67
Trang 33luật thời Lý- Trần rất khĩ khăn Tuy nhiên ta cĩ thể thấy một số sự kiệ" đáng
chú ý :
Thứ nhất, Nhà nước đã cĩ những quan tâm nhất định đến việc giải quyết
các việc kiện tụng của dân Chẳng hạn, vua Lý Thái Tổ đã ra lệnh xây cung Long Đức làm nợi xử kiện Đến vua lý thái Tơng, vào 3/1052 đã cho "đúc chuơng lớn ở sân rồng điện Thiên An, cho dân hễ ạ cĩ điều gì oan ức khơng
thơng đạt được lên trên thì đánh chuơng để thấu đến nhà vua"*, Nam 1344,
Trần Dụ Tơng đặt "kiểm pháp quan ở Viện Đăng Văn xét xử việc ngục tụng”
Thứ hai, qua các tài liệu sử học thì đáng chứ ý trong giai đoạn nhà Trần
"là việc thành lập các cơ quan phụ trách tư pháp ở triều đình, các cơ quan đĩ
t2]
là Thẩm hình viện, Tam ty viện"”' Dưới triều Trần cĩ đặt "Bình bạc Ty ở Thăng Long coi việc hình án, kiện tụng"”
Ở chính quyền địa phương thì quan lại hành chính ở các địa phương đồng thời phụ trách cả việc xét xử tội phạm và các việc kiện tụng khác
Thứ ba, các quy định về khiếu nại, tố cáo đã được thể hiện dần dần, bao
gồm cả các quy định về nội dung và thủ tục Chẳng hạn, khi Lý Cơng Lẩn lên :
ngơi đã xuống chiếu "cho phép tir nay hé ai cĩ việc tranh giành thưa kiện, được đến tận triểu đình ma tau bày, nhà vua sẽ thân ra xử"”, Về nội dung
khiếu nại, tố cáo bên cạnh việc quy định chung chung là các việc "kiện tụng”,
“ngục hình", pháp luật cũng đã cĩ một số quy định cụ thể về một số hành vi tố
cáo và trách nhiệm tố cáo Chẳng hạn, tháng 3 năm 1117, vua Lý Nhân Tơng
xuống chiếu quy định "người láng giềng khơng tố cáo kẻ trộm hay giết trâu bị
thì phạt 50 trượng"?? hoặc cấm một số hành vi khơng được tố cáo như thắng 5
.năm1315, vua Trần Minh Tơng xuống chiếu "cấm cha con, vợ chồng và gia nơ khơng được tố cáo lẫn nhau"””
Đến đời nhà Trần hoạt động xây đựng, ban hành pháp luật được tăng
cường hơn nữa qua các sự kiện đáng chú ý như năm 1230 Trần Thái Tơng cho
2° Kham định Việt sử thơng giám cương mục Viện sử học Nxb Giáo đục H 1998 tập 2 tr 332 tr 369
2! Sơ thảo Nhà nước và pháp quyền Việt Nam, Viện sử học, Nxb Khoa học xã hội, 1968 tr 114
¬ S4
22 Sđđ
Trang 34ý
“khảo xét các luật lệ của triểu trước soạrf thành Quốc triểu thơng chế và sửa đổi hình luật lệ gồm 20 quyển" Năm 1244 Trần Thái Tơng lại cho "định các cách thức về luật hình” Đặc biệt là vào năm 1341, Trần Dụ Tơng sai “Trương
Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn biên soạn bộ Hồng Triều đại điển và khảo soạn hình thư để ban hành" Do thất lạc nên chúng ta khơng cĩ được nội dung
chỉ tiết về bộ luật này, song chắc chắn trong đĩ cĩ những quy định về khiếu
nại, tố cáo và Nhà nước đã cĩ mệt sự quan tâm nhất định về giải quyết khiếu
nại, tố cáo
Thứ tư, một đặc điểm của các quy định về khiếu nại, tố cáo ở thời kỳ này
(và đặc điểm này cũng được thể hiện trong một thời gian rất đài về sau) là việc
các quy định về khiếu nại, tố cáo thường được thể hiện dưới dạng các quy phạm pháp luật hình sự (hoặc cĩ chế tài hình sự kèm theo) Việc giải quyết
khiếu nạt, tố cáo đều theo chung một thi tục của các việc ” kiện tụng”, được
xem xét tại cơng đường Trong các việc kiện tụng đĩ, theo chúng tơi suy đốn cĩ cả việc kiện tụng việc làm sai trái của các quan lại, các oan ức của dân- tức là các khiếu nại theo ngơn ngữ ngày nay
Như vậy cùng với sự phát triển của pháp luật phong kiến Việt Nam nĩi chung, pháp luật về khiếu nat, tố cáo ở thời kỳ này đã cĩ buĩc phái trién dang kể, các quy định về khiếu nại, tố cáo đã được thể hiện nhiều hơn ở dạng thành vấn Về nội dung, xuất phát từ bản chất chung của pháp luật phong kiến là ý
chí của giai cấp phong kiến và là cơng cụ sắc bén để bảo vệ quyền lợi của giai
cấp phong kiến, cho n^n, các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo cũng chủ yếu được ban hành để n¡ằm bảo vệ lợi ích của giai cấp phong kiến Tuy
nhiên trong một chừng mực nhất định, việc giải quyết các việc kiện tụng, với
các hình thức kiện tụng trực tiếp (như đánh trống kêu oan, gặp vua) cũng đã
phần nào bảo vệ được quyền lợi của nhân dân lao động
* Thời nha Hé ( 1400 -1407)
Thời kỳ này cĩ đặc điểm là tồn tại trong một thời gian ngắn, Nhà Hồ một mặt tập trung ổn định chính quyền, trong đĩ cĩ biện pháp cải cách bộ máy
Nhà nước, tăng cường lực lượng quân sự, mặt khác: tìm cách thúc đẩy sự phát
Trang 35triển kinh tế - xã hội Trong số các biện pháp đĩ cĩ việc ban hành một số pháp luật về kinh tế và xã hội Sử cũ cĩ chép Hồ Hán Thương "cĩ quy định về hình
luật" Tuy nhiên, theo chúng tơi, do tồn tại ngắn, nên hoạt động lập pháp của nhà Hồ khơng cĩ nhiều Do vậy pháp luật thời nhà Hồ nĩi chung và pháp luật
về khiếu nại, tố cáo nĩi riêng ở giai đoạn này khơng cĩ sự thay đổi lớn * Thời nhà Lê (1428 - 1527) ‘
Thời nhà Lê, đặc biệt là thế kỷ XV, là thời kỳ hưng thịnh của các triều
đại vua Lê, đồng thời cũng là thời kỳ phát triển đạt đến đỉnh cao nhất của Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền Việt Nam Về mặt lịch sử Nha nude va pháp luật, đây là thời kỳ Nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam phát triển mạnh mẽ nhất và đạt tới trình độ cực thịnh vào thời vua Lê Thánh Tơng
(1460 - 1497) Trong đĩ, về mặt pháp luật, nổi bật lên là việc nhà Lê nĩi,
chung tang cường hoạt động lập pháp Hoạt động lập pháp thời nhà Lê liết sức
phong phú, đánh dấu một bước quan trọng, nổi bật trc::g lịch sử vận động, phát triển của Nhà nước và pháp luật Việt Nam
Theo đĩ, các quy dịnh của pháp luật về khiếu nại, tố cáo cũng đã cĩ |
những bước phát triển một bậc cả về số lượng, chất lượng, thể hiện sự quan
tâm của Nhà nước trong việc giải quyết các việc kiện tụng Trong quá trình
tổn tại của nhà Lê, các vua Lê đã nhiều lần ban hành các chiếu mà nội dung
của nĩ quy định trực tiếp hoặc liên quan đến việc kiện tụng, thủ tục giải quyết việc kiện tụng của dân
Chang hạn, Lê Thái Tổ, ngay sau khi lên ngơi, năm 1428 đã xuống chiếu quy định luật lệ về kiện tụng, điển lệ và tước phong phẩm trật trong đĩ quy
định: "phầm tố cáo được âm mưu làm phản, âm mưu làm những việc dại nghịch bất đạo và tố cáo kể nào đã tiết lộ việc trọng đại của Nhà nước thì "26 và "cáo tỏ những vụ ẩn lậu ruộng đất và bãi phù sa được thưởng tước ba tư
thì được thưởng 1/30 trong số ruộng đất và bãi đã phát giác ay" 7’
Thủ tục kiện tụng cũng được các vưa nhiều lần quan tâm, xuống các
chiếu cụ thể, đảm bảo cho việc kiện tụng được giải quyết theo một trật tự nhất
? Khâm định việt sử thơng giám cương mục, Viện sử học, Nxb Giáo dục, 1998, Tạp 1 tr 840, 882, 991
Trang 36định Vua Lê Thái Tơng vào tháng 7 năm 1434 xuống chiếu quy định "vụ kiện
tụng nào là việc trọng đại thì mới cho phép tâu thẳng lên triêu đình, cịn những việc kiện tụng nhỏ trước phải thưa ở xã quan xét xử, rồi mới lên huyện, huyện ,xử khơng xong mới lên lộ, lên phủ, lên đạo cứ theo bậc mà làm"? Năm 1480, Lê Thánh Tơng lại định thể lệ xét đơn kiện tụng trong đĩ cĩ quy định "các
quan giữ việc hình ngục xét hỏi kiện tụng, việc kiện nào đã quyết đốn xọng thì phải tâu trình, mỗi tháng 3 lần?” đồng thời để tránh cho việc kiện tụng trần
lan, vua cũng đã xuống chiếu "cấm: việc nào đã quyết dốn xong mà dương sự lại cịn khiếu tố một cách khiên cưỡng” 7 :
Tháng 5 năm 1663 vua Lê Huyền Tơng ra sắc lệnh cho ngự sử đài và các
viên giám sát ở 13 đạo: "xét hỏi đơn từ kiện tụng, phải tuân theo luật lệnh giữ được thanh liêm cần mẫm, khơng được để cơng việc ứ đọng, khơng được làm
trái với pháp lệnh đã định”: :
Trên cơ sở các sự kiện cho thấy, nhà Lê rất quan tâm đến việc giải quyết kiện tụng của dân Cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các kiện tụng phần lớn là pháp luật thành văn (các chiếu của vua) trong đĩ được thể hiện điển hình tập „
trung nhất trong Quốc triểu hình luật (Bộ luật Hồng Đức)- Bộ luật thể hồn ị chỉnh đầu tiên của nhà nước phong kiến Việt Nam, kết quả rực rỡ của thành tựu lập pháp trong thời kỳ hưng thịnh nhất của lịch sử nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam Chính vì thế, Bộ luật Hồng Đức đã cĩ một giá trị, một
sức sống lâu đài, cĩ tác dụng to lớn đối với nhà nước và pháp luật phong kiến
Việt Nam kể từ khi nĩ được ban hành, mà như Phan Huy Chú nhận xét trong
Lịch triều hiến chương là: các đời tuân theo, dùng làm phép sẵn dù các điều mục lặt vặt cĩ thêm bớt, nhưng đại cương chế độ bao giờ cũng vẫn theo đĩ, Cũng trong Bộ luật Hồng Đức, các quy định về khiếu nại, tố cáo được thể hiện tập trung nhất, rõ nét nhất, nổi bật nhất
Trong tổng số 722 điều của Bộ luật Hồng Đức cĩ tới 4l điều trực tiếp, giải quyết quy định về các tố cáo Ví dụ điều 372 quy định: "Quan dân khơng theo chế độ ruộng đất mà lạm chiếm phần mình thì xử tội biếm hay đồ; người
Trang 37tố cáo ra đúng sự thực thì được 2/10 số ruộng tố cáo" Điều 25 quy định: "
những người tố các việc mưu phản, mưu đại nghịch cùng tiết lộ những việc lớn
của nhà nước thì được thưởng tước, ba tư trở lên "39,
Trong số các điều luật liên quan đến kiện tụng, tố cáo, qua phân tích nội dung ta thấy chúng cĩ những đặc điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, về hình thúc, các điều này chủ yếu được thiết lap dudi dang quy phạm pháp luật hình sự hoặc kèm theo chế tài hình sự
Thứ hai, Nhà nước cĩ chính sách thưởng rất rõ ràng đối với người tố cáo
đúng Việc thưởng cĩ thể là bằng vật chất hoặc chức tước như các “điều luật ví
dụ ở trên Tuy nhiên việc thưởng đối với các tố cáo đúng chủ yếu đành cho việc tố cáo các hành vi xâm phạm đến quyền lợi vua, quyền lợi nhà nước
Thứ ba, Nhà nước cũng cĩ chính sách xử lý nghiêm minh đối với hành vị „ vu cáo (Ví dụ các điều 512, 503, 504 ) Chẳng hạn điều 503 quy định: "kẻ vu cáo cho người khác từ tội lưu trở xuống, nếu người bị vụ cáo chưa bị tra khảo, mà nguyên cáo tự nhận ra là sai thì được giảm tội 2 bậc, nếu người bị vu cáo đã bị tra khảo rồi, thì kẻ vu cáo khơng được giảm tội, nếu người làm | chứng bị tra khảo cũng thể”
Thứ ti, trong nhiều trường hợp, Bộ luật Hồng Đức cũng quy định trách nhiệm của người khơng tố giác Ví dụ, điều 157 quy định "các quan giám lâm, quan chủ ty biết thuộc viên phạm tội mà khơng phát giác, tội cũng như thế;
những người biết hàng xĩm mình phạm tội mà khơng phát giác, tội giảm một bậc Riêng việc đúc tiền và phản nghịch là tội nặng, thì luận tội khác”
Thứ năm, thủ tục tố cáo đã được Bộ luật Hồng Đức quy định "tố cáo tội
người, thì phải ghi năm tháng và trình bày sự thực, khơng được nĩi là việc cịn ngờ (nĩi việc đĩ khơng đáng tin cũng vậy”
Thứ sáu, Bộ luật Hồng Đức đã cĩ những quy định khá chỉ tiết, cụ thể về các biện pháp bảo đảm tính khách quan khi giải quyết các vụ kiện tụng Điều 706 quy định "khi ngục quan xét án, ngục lại vì kẻ đương sự mà sửa đổi dơn
*' Các điêu luật trong Bộ luật Hồng Đức, chúng tội trích dẫn theo cuốn "Quốc triểu hình luật", Viện Sử học
Trang 38từ, hoặc viết hộ tờ cung khai, tiêm bớt nh tiết, để định tội khơng đúng lẽ thì ngục lại cũng bị tội như phạm nhân”
Thứ bảy, Bộ luật Hồng Đức cũng cĩ các quy định trách nhiệm cụ thể của người giải quyết việc kiện tụng khơng được chậm trễ trong việc giải quyết kiện tụng Chẳng hạn, điều 67! quy định: "những quan xét án, dùng đằng để việc quá kỳ luận khơng xét xử thì bị tội theo luật đã định quá kỳ hạn dén một tháng thì xử tội biếm, quá ba tháng thì xử tội bãi chức, quá năm tháng thì
xử tội đồ”
#* Thời kỳ nhà Nguyễn
Cùng với sự thăng trầm của lịch sử, pháp luật thời kỳ nhà Nguyễn cĩ nhiều sự thay đổi trong đĩ cả về pháp luật về khiếu nại, tố cáo
Về mặt tổ chức giải quyết khiếu nại, tố cáo, các Vua Nguyễn đã cĩ nhiều chiếu để lập ra các cơ quan phụ trách việc xét xử, kiện tụng một cách cĩ tổ chức chặt chẽ Ngồi "bộ Hình phụ trách và lãnh đạo việc xét xử, và bản thân
cĩ quyền xét xử án kiện, ở trung ương cịn cĩ Đơ sát viện và Đại lý tự, hợp với
HÃi
cùng bộ Hình thành tam pháp ty để coi việc pháp luật”, Ví dụ, để giải quyết
các trường hợp khiếu kiện khẩn thiết năm 1832, Minh Mạng đã "cho đặt ở ˆ cơng chính đường một chiếc trống để nhân dân cĩ việc khiếu nại khẩn thiết thì
đánh báo hiệu và xin nộp đơn"”? Ở địa phương, các quan chức hành chính
đứng đầu các đơn vị hành chính tập trung trong tay cả quyền hành chính và
quyên xét xử Việc xét xử án kiện được tổ chức tới đơn vị châu, huyện trở lên Việc xét xử theo nguyên tắc nhiều cấp và Vua là người quyết định cao nhất
Kết quả to lớn nhất trong lịch sử lập pháp thời kỳ Nhà Nguyễn là bộ luật
Gia Long (Hồng Việt luật lệ) soạn thảo từ năm 1811, thi hành từ năm 1812
Các đời vua tiếp theo của nhà Nguyễn chỉ ban hành các dụ để bổ sung, sửa chữa, thêm bớt, giải thích, về một số điều quy định trong Hồng Việt luật lệ
Nghiên cứu nội dụng pháp luật về khiếu nại, tố cáo của thời nhà Nguyễn ta
“ 1%
thấy cĩ một số nội dung đáng chú ý là:
*' Sơ thảo lịch sử nhà nước và pháp quyền Việt Nam, Viện luật học, Nxb khoa học xã hội, 1968 tr 250,251 * Hồng Việt luật lê, Nguyễn Quốc Tháng, Nguyễn Văn Tài dịch Nxb Văn hố- thơng tin, 1994 Tạp 3
Trang 39Thứ nhất, cũng như Bộ luật Hồng Đức các quy định về khiếu nại, tố cáo
vẫn được thiết kế đưới dạng các quỹ phạm pháp luật hình sự hoặc kèm theo chế tài hình sự chứ chưa được tách riêng như ngày nay
Thứ hai, việc giải quyết khiếu nại tố cáo được tiến hành dưới dạng một
vụ án, được đem ra xét xử ở cơng đường
Thứ ba, đối với người tố cáo, tương tự Bộ luẬt Hồng Đức, Hồng, Việt luật lệ quy định một chế độ thưởng phạt rõ ràng Tố cáo đúng được thưởng, tố cáo sai bị phạt
Thứ tư, khác với Bộ luật Hồng Đức, Hồng Việt luật lệ cịn quy định
trách nhiệm tố cáo của quan lại đối với các vi phạm pháp luật của các quan đồng liêu Điều này gĩp phần tạo ra một cơ chế giám sát lẫn nhau giữa các
quan lại Chẳng hạn, Hồng Việt luật lệ quy định: "Nhập kho thiếu mà cấp
giấy tỏ chứng là đủ, những quan đồng liêu biết mà khơng tố cáo thì mắc tội
như phạm nhân” :
Thứ năm, Hồng Việt luật lệ cũng như các dụ sau này đã cĩ nhiều quy
định về thủ tục xét xử các vụ kiện tụng, đồng thời cũng cĩ những quy định:
đảm bảo cho việc xét xử đúng thời hạn, khơng được kiện tụng vượt cấp
Tĩm lại, qua xem xét những nội dung của pháp luật về khiếu nại, tố cáo thời kỳ phong kiến, ta thấy nổi lên một số đặc điểm sau:
- Để phát hiện cĩ hiệu quả các vì phạm pháp luật, Nhà nưĩc phong kiến
Việt Nam đã thì hành khá phổ biển chính sách đe doa trừng trị kể biết việc vì
phạm pháp luật mà khơng tố cáo cũng như chính sách khuyến khích việc bắt hoặc tố cáo kẻ cĩ tội bằng cách ban thưởng tiên bạc, chức tước Tuy nhiên
mục đích trước hết của các quy định này là việc bảo vệ lợi ích của Vua, của giai cấp phong kiến nhưng trong một chừng mực nhất định, nĩ đã cĩ những
tác dụng nhất định trong việc đấu tranh chống các vi phạm pháp luật, bảo vệ
lợi ích của người dân
Trang 40- Cĩ một diém mổi bật rõ nét là- tách nhiệm tố cáo, trách nhiệm giải
quyết tố cáo, quyền của người tố cáo đã được quy định rất rõ, Chỉ tiết, cụ thể
đốt với những trường hợp đã được quy đinh
- Các quy định về khiếu nại, tố cáo cịn tắn mạn, chưa được tập trung và tần tại dưới dạng quy phạm pháp luật hình sự (hoặc cĩ chế tài hình sự kèm
theo), phạm vì điểu chỉnh cịn hẹp, chủ yếu mới đề cập đến tố cáo ví phạm pháp luật hình sự
- Chưa phân biệt khiếu nại hành chính với khiếu nại trong tố tụng, Các việc khiếm nại, tố cáo, kiện tụng, kêu oan, kháng án đều gọi chung là "việc kiện tụng” và được giải quyết bởi cùng một cơ quan, theo cing mot thi tục
- Chưa quy định thủ tục riêng để giải khiếu nại, tố cáo mà thủ tục giải
quyết khiếu nại, tố cáo được quy định chung với thủ tục tố tụng giải quyế! các vu án hình sự, dân sự và cĩ sự phân cấp nhất định trong việc giải quyết kiiớn
nạt, tố cáo
- Chưa cĩ cơ quan chuyên trách giải quyết khiểu nại, tố cáo mà g8ộp
chung vào việc giải quyết các vụ kiện tụng khác
- Bước đầu đã cĩ sự phân cấp về giải quyết khiếu nại, tố cáo, đã cĩ quan tâm nhất định về việc giải quyết khiếu nạt, tố cáo
- Vua là người quyết định cuối cùng, cao nhất
3.Tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về quyền khiếu nại tố cáo của cơng dân
Cách mạng tháng Tám năm [945 thành cơng, ngày 2/9/1945, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đọc tuyên ngơn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng
hồ và Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đơng Nam Châu á được thành
lập Trên cơ sở đĩ, một hệ thống chính quyển nhân dân được thành lập từ Trung ương đến địa phương, cơ sở Ngay từ những ngày đầu của chính quyền
cách mạng, với sự nhạy bén về chính trị, kế thừa truyền thống quý báu của ơng cha ta về việc giải quyết khiếu nại của đân, kết hợp với lý luận và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chú trọng ngay tới biện pháp nhằm bao dam quyền khiếu nại của nhân dân, tăng cường