Chăm sóc bệnh nhân bị điện giậtKhoa Cấp cứu - Bệnh viện Bạch Mai Mục tiêu - Nắm được các tổn thương thường gặp của bệnh nhân điện giật - Thực hiện được xứ trí cấp cứu ban đầu cho bệnh nh
Trang 1Chăm sóc bệnh nhân bị điện giật
Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bạch Mai Mục tiêu
- Nắm được các tổn thương thường gặp của bệnh nhân điện giật
- Thực hiện được xứ trí cấp cứu ban đầu cho bệnh nhân điện giật
- Theo dõi được các biến chứng sau điện giật
- Chăm sóc các tổn thương do điện giật
I - Đại cương
- Điện giật là tai nạn nguy hiểm, thường gây nhiều loại tổn thương cho cơ thể
- Ngừng tim, ngừng thở và tổn thương các cơ quan gây nguy cơ tử vong cao hoặc để lại các
di chứng nặng nề
- Nguy cơ rối loạn tim mạch nặng nề tức khắc
- Bỏng da ở mức độ nhẹ, vừa, nhưng tổn thương mô và tổ chức thường lại rất nặng nề
- Nguy cơ gây hội chứng bó ép dẫn đến tiêu cơ vân cấp và suy thận cấp
- Gây co cứng cơ, co cứng cơ hoành gây khó thở
- Các nội tạng nằm trên trục đường đi của dòng điện sẽ có nguy cơ bị tổn thương nặng
- Các trục dẫn điện nguy hiểm ( do đi qua tim, não) : tay- chân; đầu- chân; tay- tay
II - Các tổn thương do điện giật
1.1 Tim mạch
+ Ngừng tim
+ Rối loạn nhịp tim: Nhịp nhanh, không đều
+ Nhồi máu cơ tim: đau ngực hoặc không đau ngực điển hình
+ Trụy mạch: chủ yếu do giảm thể tích máu ( mất dịch vào các vùng tổ chức bị hoại tử, mất huyết tương qua chỗ bỏng da)
+ Tổn thương mạch máu: tắc mạch và/hoặc tổn thương thành mạch gây chảy máu thứ phát
1.2 Hô hấp
+ Ngừng thở trung ương, ngạt thở do co cứng cơ ngực
Trang 2+ Phù phổi cấp
1.3 Thần kinh
+ Hôn mê, vật vã, co giật
+ Các triệu chứng khác: Đau đầu, động kinh, rối loạn trí nhớ, thay đổi tính tình, lẫn lộn, mất định hướng
1.4 Suy thận: Do nhiều cơ chế
+ Suy thận chức năng do truỵ mạch, giảm thể tích máu
+ Tổn thương thận trực tiếp do dòng điện
+ Tổn thương ống thận do myoglobin, hemoglobin
1.5 Bỏng da
+ Thường bỏng ở điểm vào và điểm đi ra của dòng điện
+ Tổn thương da nhìn thấy không tương xứng tổn thương các tổ chức bên dưới thường nặng hơn rất nhiều
1.6 Tổn thương cơ
+ Tổn thương và phù nề xuất hiện nhanh chóng dẫn đến hội chứng bó ép, phối hợp hiện tượng huyết khối mạch của cơ làm hoại tử tế bào cơ
1.7 Tổn thương do chấn thương thứ phát sau ngã: gãy xương, gãy cột sống, chấn
thương ngực, chấn thương bụng , gẫy các xương dài
1.8 Các tổn thương khác
+ Xuất huyết tiêu hoá, thủng ,loét dạ dày ruột,viêm tuỵ cấp, hoai tử gan
+ Vỡ ối, đẻ non, thai chết lưu ( ở người có thai)
III - Các cấp cứu ban đầu
3.1 Tại nơi xảy ra tai nạn diện giật: Mục tiêu chính là hồi sinh tim phổi
- Khẩn cấp cắt nguồn điện( tránh chạm trực tiếp vào bệnh nhân trước khi cắt được nguồn điện) và nhanh chóng khám sơ bộ :
+ Ý thức: hôn mê
+ Ngừng tim: mạch bẹn không bắt được
+ Ngừng thở
+ Chấn thương(gãy cột sống cổ, chấn thương ngực,chảy máu nhiều )?
- Tiến hành ngay các biện pháp hồi sinh tim phổi nếu BN ngừng tim, ngừng thở:
+ Đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền đất cứng hoặc ván cứng đầu ngửa tối đa
( không làm nếu chưa loại trừ chấn thương cột sống cổ) lấy dị vật trong miệng nạn nhân + Đấm vào vùng trước tim nạn nhân 5 cái, nếu tim không đập lại tiến hành thổi ngạt kết
Trang 3hợp ép tim ngoài lồng ngực
+ Thổi ngạt kiểu miệng – miệng hoặc miệng – mũi , 5 lần ép tim 1 lần thổi ngạt ( nếu 2 người cấp cứu), 15 lần ép tim 1 lần thổi ngạt ( nếu 1 người cấp cứu) Tiếp tục cấp cứu đến khi tim đập lại, nạn nhân tự thở được
+ Khi nạn nhân tự thở được, tim đập lại tiến hành cố định cột sống cổ ( nếu nghi ngờ tổn thương), cố định xương gẫy , băng cầm máu, truyền dịch nếu có tụt huyết áp , chuyển bệnh nhân đến bệnh viện
Ảnh minh họa Nguồn: internet
3.2 Tại bệnh viện:
- Mắc máy theo dõi liên tục nhịp tim, HA, SpO2, nhịp thở
- Thở oxy qua xông mũi hoặc mặt nạ , đặt canun miệng nếu tụt lưỡi
- Nếu suy hô hấp nặng phải bóp bóng oxy qua mặt nạ hoặc nội khí quản
- Đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại biên chắc chắn
- Đặt túi theo dõi nước tiểu
- Làm các xét nghiệm cơ bản ban đầu:
+ Xét nghiệm cơ bản: Công thức máu, ure, creatinin máu, điện giải máu, đường máu, CK, các men SGOT, SGPT
+ Ghi điện tim
IV- Chăm sóc bệnh nhân sau cấp cứu
4.1 Chuẩn bị
- Bệnh nhân:
+ Bệnh nhân đặt nằm trên giường , đầu cao
+ Giải thích động viên bệnh nhân ( nếu bệnh nhân tỉnh)
+ Giải thích cho người nhà bệnh nhân ( nếu bệnh nhân mê)
- Dụng cụ:
+ Bình làm ẩm oxy, sonde oxy, bóng ambu, mặt nạ
+ Ống nội khí quản, canun mở khí quản , canun miệng
+ Đèn soi thanh quản
+ Máy hút và ống thông hút đờm
+ Máy thở, máy điện tim
+ Máy khử rung tim, máy theo dõi bệnh nhân (monitor)
+ Máy truyền dịch
+ Hộp chăm sóc
+ Nẹp cố định gẫy xương
+ Băng cuộn, bông gạc vô khuẩn
Trang 4- Thuốc:
+ Hộp thuốc chống sốc phản vệ
+ Một số thuốc khác: Adrenalin, dopamin, isuprel, lasix, thiopental valium
+ Dịch truyền: natriclorua 9%0 , glucoza 5% , dịch cao phân tử như Haes-Steril,
Hemaccel
4.2 Các bước chăm sóc
- Đảm bảo tuần hoàn:
+ Chuẩn bị sẵn máy truyền dịch, dịch truyền để sẵn sàng truyền dịch và thuốc theo y lệnh bác sỹ
+ Kiểm soát dịch truyền, tốc độ truyền theo đúng y lệnh
+ Theo dõi sát mạch, huyết áp , nhịp tim , phát hiện sớm các loạn nhịp tim
+ Cần thông báo cho bác sỹ nếu phát hiện thấy nhịp chậm (<60 nhịp/ph) hoặc nhanh (>120 nhịp/ph), rối loạn nhịp hoặc huyết áp tụt (<90 mmHg hoặc giảm quá 40 mmHg so với HA nền)
- Đảm bảo hô hấp:
+ Hút đờm dãi họng, miệng; đặt canun miệng nếu tụt lưỡi
+ Bóp bóng ambu (qua mặt nạ) nếu bệnh nhân thở yếu , chuẩn bị dụng cụ sẵn sàng đặt NKQ, chuẩn bị máy thở, máy hút đờm , đặt nội khí quản thở máy nếu tình trạng suy hô hấp nặng lên
+ Tươ thế nằm nghiêng an toàn tránh sặc phổi do nôn
+ Thở oxy 4-6 lít/phút
+ Theo dõi nhịp thở, SpO2, theo dõi và chăm sóc đươờng thở, thở máy
- Dự phòng suy thận cấp:
+ Đảm bảo khối lượng tuần hoàn
+ Theo dõi sát số lượng nước tiểu , nếu nước tiểu < 50 ml / giờ báo ngay bác sỹ để xử trí
- Săn sóc vết bỏng da và phần mềm
+ Băng chỗ bỏng,vết thương phần mềm bằng băng vô khuẩn
+ Nếu có hội chứng bó ép: phẫu thuật cấp cứu tháo ép , rạch bao cơ, thần kinh
+ Tiêm phòng uốn ván và cho kháng sinh
- Sơ cứu và xử trí các chấn thương
+ Cố định tạm thời các chi gãy
+ Cắt lọc và làm sạch vết thương
- Dinh dưỡng, vệ sinh chống loét
+ Đảm bảo nuôi dưỡng bệnh nhân đầy đủ: Chế độ ăn đảm bảo đủ calo, giàu protein, nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch hoặc qua ống thông dạ dày nếu bệnh nhân không tự ăn được + Phòng chống loét : thay đổi tư thế nghiêng phải , nghiêng trái 3 giờ/lần Cho nằm đệm nước nếu bệnh nhân hôn mê
- Chú ý vệ sinh thân thể, mắt, các hốc tự nhiên , đảm bảo bệnh nhân luôn sạch sẽ, đủ ấm
4.3 Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo
Trang 54.3.1 Đánh giá kết quả
- Tốt:
+ Ý thức tỉnh,
+ Không rối loạn nhịp tim
+ Đi tiểu tốt
+ Vết thương, vết bỏng không nhiễm trùng
- Xấu:
+ Hôn mê
+ Đi tiểu ít
+ Loạn nhịp tim, tụt huyết áp
+ Nhiễm trùng lan rộng
4.3.2 Ghi hồ sơ
Lập bảng theo dõi, ghi chép hồ sơ:
- Mạch, huyết áp, ý thức: 15 phút/lần đến khi huyết áp lên 90/60, sau đó 1giờ/lần đến khi
HA ổn định
- Nhịp thở, SpO2: 30 phút/lần khi đang suy hô hấp
- Theo dõi nước tiểu 1 giờ/lần đến khi HA ổn định
- Nhiệt độ: 3 giờ/lần
4.3.3 Báo cáo cho bác sỹ
- Theo dõi các dấu hiệu chức năng sống và báo cho bác sỹ các thông số bất thường: huyết
áp tụt , nhịp tim > 120 lần/phút hoặc chậm < 40 lần/phút, loạn nhịp tim, nước tiểu < 50 ml/giờ, nhiệt độ > 39oC hoặc < 35oC, SpO2 < 90 % , nhịp thở >22 lần/phút
- Lấy kết quả xét nghiệm kịp thời và báo cho bác sỹ các kết quả bất thường (ví dụ CK tăng cao)
4.4 - Hướng dẫn bệnh nhân và gia đình
- Giải thích cho người nhà bệnh nhân biết tình trạng của người bệnh, các tình huống xấu có thể xảy ra Dặn dò, hướng dẫn họ những điều cần thiết (chấp hành nội quy bệnh phòng, giữ
vệ sinh chung, chế độ ăn) giúp cho công tác điều trị đạt kết quả tốt
- Thường xuyên an ủi, động viên người bệnh để người bệnh an tâm điều trị
- Giáo dục các kiến thức cơ bản về phòng chống điện giật và cấp cứu ban đầu bệnh nhân bị điện giật
V- Câu hỏi lượng giá:
1- Hãy cho biết các tổn thương do điện giật?
2- Kể các bước tiến hành cấp cứu ban đầu nạn nhân điện giật?
Trang 63- Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau cấp cứu điện giật?