Hệ thống tiền tệ quốc tế dựa trên chế độ bản vị Dollar Mỹ 1944-1971 I-Sự hình thành và phát triển của hệ thống tiền tệ quốc tế dựa trên chế độ bản vị Dollar Mĩ 1.Khái niệm hệ thống tiền
Trang 1Hệ thống tiền tệ quốc tế dựa trên chế độ bản vị Dollar Mỹ (1944-1971) I-Sự hình thành và phát triển của hệ thống tiền tệ quốc tế dựa trên chế độ bản vị Dollar Mĩ
1.Khái niệm hệ thống tiền tệ
- Hệ thống tiền tệ quốc tế là chế độ tổ chức lưu thông tiền tệ được thể hiện bằng những thỏa ước và những qui định của một số quốc gia, có hiệu lực trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định
2- Các hệ thống tiền tệ quốc tế chủ yếu
- Chế độ bản vị vàng (trước năm 1875)
- Chế độ bản vị Bảng Anh (1922-1929)
- Chế độ bản vị Dollar Mỹ (1944-1971)
- Chế độ Rúp chuyển nhượng của SEV (1964-1991)
- Hệ thống tiền tệ Châu Âu
- Hệ thống tiền tệ toàn cầu SRD
3-Sự hình thành và phát triển của chế độ bản vị Dollar Mỹ (1944-1971) hay còn gọi là hệ thống Bretton Woods
Sự hình thành của chế độ bản vị Dollar Mỹ
- Ngay trước khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các nước đồng minh
đã bắt đầu việc xây dựng một hệ thống tiền tệ quốc tế mới nhằm thúc đẩy các quan
hệ tiền tệ và thương mại quốc tế Vào năm 1944, một hội nghị quốc tế được nhóm họp tại Bretton Woods (Mỹ) với sự tham gia của đại diện 44 quốc gia đã đưa ra một loạt các biện pháp liên quan đến lĩnh vực tài chính tiền tệ, dẫn đến sự hình thành hệ thống tiền tệ quốc tế mới với tên gọi là hệ thống Bretton Woods
- Hệ thống tiền tệ quốc tế mới được xây dựng chủ yếu trên cơ sở kế hoạch
do đoàn đại biểu Mỹ đưa ra (một kế hoạch khác do Anh đưa ra đã không
được chấp thuận) theo đó hệ thống phải đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản sau đây:
Các tổ chức quốc tế - hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính tiền tệ đòi
hỏi phải thành lập một tổ chức quốc tế với những chức năng và quyền hạn
nhất định
Chế độ tỷ giá hối đoái - tỷ giá hối đoái phải được xác định cố định về
Trang 2mặt ngắn hạn, nhưng có thể được điều chỉnh khi xuất hiện tình trạng “mất cân đối
cơ bản”
Dự trữ quốc tế - để giúp chế độ tỷ giá cố định điều chỉnh hoạt động một
cách có hiệu quả, các quốc gia cần tới một lượng dự trữ quốc tế lớn, vì vậy phải có
sự gia tăng vàng và các nguồn dự trữ bằng tiền
Khả năng chuyển đổi của đồng tiền – vì lợi ích kinh tế chung mà tất cả
các quốc gia phải tham gia vào mọi hệ thống thương mại đa phương tự do,
trong đó các đồng tiền chuyển đổi tự do được sử dụng
Cơ chế vận hành của hệ thống
- Các nước : Chính phủ các nước có nghĩa vụ duy trì tỷ giá cố định theo vàng (+/- 1%) thông qua chính sách tiền tệ quốc gia Tỷ giá này chỉ được phép điều chỉnh tối đa 10% khi kinh tế quốc gia bị mất cân đối nghiêm trọng
- Mỹ : Bảo đảm khả năng chuyển đổi USD ra vàng ở tỷ lệ cố định Bảo đảm nguồn cung USD theo nhu cầu thanh khoản và dự trữ của các nước khác trên thế giới
- IMF : Giúp các quốc gia khắc phục trạng thái mất cân bằng đối ngoại tạm thời Tham vấn chính sách điều chỉnh cấu trúc kinh tế quốc gia, tái lập cân bằng đối nội, đối ngoại của nền kinh tế thành viên
Vận hành thực tế
- Các nước : Cố định tỷ giá nội tệ theo USD, sử dụng USD như tài sản dự trữ quốc
tế Dự trữ USD tại các nước tăng nhanh theo dòng tài trợ USD ồ ạt để tái thiết kinh tế thời kỳ hậu chiến và đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của các nước suốt 2 thập niên 50-60
- Mỹ : Nguồn cung ứng USD duy nhất cho cả thế giới Thâm hụt BOP liên tục
và cạn kiệt nguồn dự trữ
- IMF : Thụ động trong vai trò cứu trợ tài chính và mất cân bằng BOP của các nước
do lệ thuộc Mỹ
- Hệ thống BW vận hành tốt cho đến khi phát sinh trạng thái mất cân đối nghiêm trọng giữa các nền kinh tế các cường quốc từ cuối thập niên 50 Từ 1970, các giới kinh doanh tiền tệ hoài nghi khả năng tiếp tục duy trì hệ thống BW, cho rằng Mỹ tất yếu sẽ phải phá giá USD và/hoặc đình chỉ khả năng chuyển đổi USD ra vàng Các cuộc tấn công đầu cơ tiền tệ liên tục nhắm vào U.S.Dollar buộc Mỹ phải đình chỉ khả năng chuyển đổi Dollar ra Vàng (1971) và phá giá USD
Hạn chế của hệ thống:
Trang 3- Cơ chế điều chỉnh cán cân thanh toán thiếu sự ổn định, chắc chắn và tự động của
hệ thống bản vị vàng và tính linh hoạt của hệ thống tỷ giá thả nổi
- Các hoạt động đầu cơ bắt nguồn từ khả năng phá giá và nâng giá của các đồng tiền
và điều này dễ dàng gây bất ổn cho hệ thống
- Cơ chế tạo thanh khoản có vấn đề: “Triffin Dilemma – Nghịch lý Triffin” Để tránh tình trạng thiếu hụt thanh khoản, Mỹ phải chịu sự thâm hụt của cán cân thanh toán và điều này làm suy giảm lòng tin vào USD Để phòng ngừa đầu cơ đối với USD, mức thâm hụt cán cân thanh toán Mỹ phải thu hẹp và điều này lại gây nên sự thiếu hụt thanh khoản cho hệ thống
Đặc điểm của hệ thống tiền tệ quốc tế dựa trên bản vị Dollar Mỹ
- Thừa nhận $ là đồng tiền chuẩn ,làm trụ cột cho chế độ tiền tệ này
=> Đồng Dollar Mỹ là phương tiện dự trữ và thanh toán quốc tế, đóng vai trò quan trọng trong các quan hệ tiền tệ, thanh toán và tín dụng quốc tế
=> chế độ tiền tệ Bretton Woods còn được gọi là chế độ bản vị $
Thực chất:
=>Các nước đã cố định tỷ giá hối đoái của đồng tiền nước minh theo đồng Dollar Mỹ
=>Các nước vẫn phải xác định nội dung vàng của đồng tiền nước mình nhưng chỉ là hình thức
=>Đồng tiền các nước không tự do chuyển đổi ra vàng.muốn có vàng trước hết phải chuyển thành Dollar Mỹ, rồi từ Dollar Mỹ chuyển ra vàng theo tỷ giá chính thức 35$/1ounce vàng
- Chế độ tỷ giá cố định:
=>Phải xác định và công bố cho IMF nội dung vàng của đòng tiền nước mình
=>Không được tăng giảm nội dung vàng của đồng tiền nước mình trong phạm vi ±10% nếu không được IMF đồng ý
Trang 4Trong trường hợp mất cân bằng nghiêm trọng trong cán cân thanh toán, các quốc gia có thể tiến hành phá giá hay nâng giá đồng tiền với biên độ nhỏ hơn 10% trước khi IMF can thiệp
=>Ngân hàng trung ương các nước thành viên của IMF phải can thiệp đẻ cho tỷ giá hối đoái trên thị trường biến động không vượt quá biên độ ±1%
- Dự trữ quốc tế:
=>Các quốc gia cần có lượng dự trữ đủ lớn về vàng và ngoại tệ
IMF cung cấp cho các nước thành viên một mức hạn mức tín dụng thường xuyên để tài trợ cho cán cân thanh toán,tránh tình trạng phá giá hay nâng giá đồng tiền
=>Các quốc gia đóng góp vào IMF theo tỷ lệ ¼ là tài sản dự trữ(chủ yếu là vàng), ¾ là đồng tiền quốc gia
=> Khi gặp khó khăn, mỗi thành viên được rút 25% hạn mức trong lần đầu,sau đó muốn rút them phải tuân thủ nghiêm ngặt các chính sách do IMF đưa ra,có thể rút trong 4 lần, mỗi lần 25%
- Khả năng chuyển đổi của các đồng tiền:
Các quốc gia tham gia vao IMF hay hiệp định chung về thương mại và thuế quan GATT phải cam kết chuyển đổi không hạn chế đồng nội tệ đòi với những giao dich trong cán cân vãng lai(có thể hạn chế kiểm soát chu chuyển vốn nhưng không kiểm soát các chuyển đổi tiề tệ phục vụ cho mục đích thương mại
II Hoạt động của hệ thống tiền tệ quốc tế dựa trên chế độ bản vị Dollar Mỹ
Thời gian tồn tại của hệ thống BW có thể chia thành hai giai đoạn: giai đoạn
“đói Đôla” (1940 – 1958) và giai đoạn “bội thực Đôla” ( 1959 – 1971)
1. Giai đoạn “đói Đô la” (1940-1958):
Trong chiến tranh thế giới II, Mỹ đó thu được nguồn vàng lớn từ bên ngoài bằng việc buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến Sau chiến tranh, Mỹ đó có 1
Trang 5nguồn dự trữ vàng lên tới 26 tỉ đôla chiếm 60% dự trữ vàng trên toàn thế giới Do
đó, đồng đôla của Mỹ được coi là tốt như vàng
Trong khi đó, do bị chiến tranh tàn phá nặng nề nên các nước Tây Âu có một nhu cầu tín dụng lớn để nhập khẩu những gì cần thiết cho công cuộc tái thiết Theo
kế họach Marshall, vẫn được biết đến là kế hoạch tái thiết Châu Âu, từ 1948 đến
1954, $ 17 tỉ Mỹ đó được đưa vào 16 nước Tây Âu
Hơn nữa, trong giai đoạn này, những bất đồng lớn trong phe đồng minh chống phát xít bắt đầu xuất hiện Mặc dù Liên Xô có tham gia vào hộI nghị Bretton Woods năm 1944 nhưng Liên Xô lại từ chối tham gia vào quỹ tiền tệ thế giới Đặc biệt trong không khí căng thẳng của chiến tranh lạnh, Mỹ đó phải chi trả một khoản lớn cho quân sự, do đó vào cuối những năm 50 đầu những năm 60 nền kinh
tế Mỹ bắt đầu xuất hiện một số dấu hiệu của khủng hoảng
2. Giai đoạn “bội thực đôla” (1959-1971):
Trong giai đoạn này, nền kinh tế ở các nước Tây Âu dần đi vào ổn định và phát triển Nguồn dự trữ đụla ở ngân hàng các nước tăng lên nhanh với tốc độ không mong muốn, các ngân hàng đó bắt đầu tìm cách chuyển đổi đụla lấy vàng Thêm vào đó, thị trường vàng kép xuất hiện mà khoảng cách giữa giá vàng trên thị trường tự do với giá vàng của ngân hàng nhà nước là rất lớn, mức giá vàng trên thị trường tự do là $35/ounce, còn mức giá trên thị trường tự do biến động theo quy luật cung - cầu Điều này dẫn đến tình trạng những nhà đầu cơ mua vàng
ở ngân hàng trung ương và bán vàng trên thị trường tự do
Lúc này, nền kinh tế của Tây Âu và Nhật Bản phát triển mạnh mẽ Do đó, giá trị đồng tiền của các nước này cũng tăng Lòng tin vào đồng đụla cũng giảm sút, nguồn vốn khổng lồ bằng đồng đụla dần được chuyển sang các đồng tiền mạnh hơn
Trang 6Đến năm 1971, Mỹ phải tuyên bố ngừng đổi đồng đụla sang vàng và phá giá lần thứ nhất đối với đồng đụla Bằng việc ký thỏa thuận Smith mà theo đó giá vàng chính thức được tăng từ 35 đôla lên $38/ounce, và đồng tiền của một số nước như Mac Đức, Yên Nhật, Franc Thụy Sỹ được nâng giá Mức dao động xung quanh ngang giá được nâng lên từ 1% lên 2,25% Do việc chuyển đổi đôla thành vàng không được phục hồi cho nên trong thời gian đó gọi là “chế độ bản vị đôla” tuy nhiên hiệp ước Smith chỉ tồn tại được 15 tháng
Vào đầu năm 1973 do khủng hoảng của đồng $ nên các quốc gia công nghiệp chủ chốt đó bãi bỏ các mức ngang giá chính thức với đồng $ và thực hiện thả nổi độc lập (hoặc tập thể) đồng tiền của mình, sau khi Mỹ phá giá đồng $ lần thứ hai Điều này đánh dấu sự thất bại hoàn toàn trong việc cải tổ hệ thống Bretton Woods và sự sụp đổ của hệ thống bản vị $ này
3. Đánh giá hoạt động của hệ thống Bretton Woods
Tháng 12/1971, Hoa Kỳ tuyên bố bãi bỏ hệ thống Bretton
Woods, đồng nghĩa với việc bãi bỏ chế độ tỷ giá cố định giữa các
đồng đôla Mỹ (gián tiếp gắn với vàng)
Tuy có nhiều khiếm khuyết nhưng hệ thống đã thành công
trong việc thúc đẩy hoạt động kinh tế thế giới đặc biệt trong giai đoạn từ sau Thế chiến II đến giữa những năm 60 Quãng thời gian
có lại tuy có những khủng hoảng tài chính lặp đi lặp lại nhưng
cũng được đánh dấu bởi sự tăng trưởng chưa từng thấy trong sản lượng, thu nhập và thương mại thế giới Các hoạt động hợp tác
kinh tế đa phương cũng được thúc đẩy mạnh mẽ
Trang 7Nguyên nhân trực tiếp của sự sụp đổ của hệ thống là việc Mỹ phá giá đồng đôla Tuy nhiên nguyên nhân cơ bản là ở chỗ hệ thống chứa đựng trong nó mầm mống của sự đổ vỡ Sự tồn tại của
hệ thống Bretton Woods phụ thuộc vào sự tin tưởng rằng nội dung
vàng của đồng đôla phải được duy trì Tuy nhiên, trước nguy cơ
dự trữ vàng có thể biến mất để đáp ứng nhu cầu của ngân hàng trung ương các nướcvà bù đắp thiếu hụt trong cán cân thanh toán (duy trì các mức ngang giá với đồng đôla), Mỹ đã chấm dứt cam kết đổi đôla ra vàng, và sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống là tất yếu
Sau khủng hoảng của đồng đôla năm 1973, thế giới chuyển
sang áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý Các quốc gia thực hiện các biện pháp can thiệp trên thị trường hối đoái để loại trừ những dao động tỷ giá ngắn hạn nhưng làm ảnh hưởng đến các xu hướng dài hạn của chúng Vào năm 1978 tại hội nghị uỷ ban lâm thời của IMF, chế độ thả nổi tỷ giá có quản lý được chính thức thừa nhận Các nước được quyền lựa chọn chế độ tỷ giá tùy ý với điều kiện không gây tác động tiêu cực tới các bạn hàng buôn bán
và nền kinh tế thế giới Năm 1978, tại Jamaica, dự thảo về một hệ
thống tiền tệ quốc tế mới cùng với hàng loạt điểm bổ sung khác được thông qua chính thức, đánh dấu sự ra đời của hệ thống tiền
tệ Jamaica
III.Các cơ chế liên quan đến hệ thống Bretton Woods
Tại hội nghị Bretton Woods, bên cạnh việc đưa ra một loạt
các biện pháp liên quan tới lĩnh vực tài chính tiền tệ, dẫn đến sự hình thành hệ thống tiền tệ quốc tế mới - hệ thống Bretton Woods,
hai tổ chức tài chính quốc tế được thành lập, đó là Quỹ tiền tệ
quốc tế (IMF) và Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế hay Ngân hàng thế giới (WB)
1 Ngân hàng thế giới
Giới thiệu
Mục tiêu chính của ngân hàng là trợ giúp việc tái thiết và phát
triển lãnh thổ của các thành viên bằng sự đầu tư về tư bản, thúc đẩy các khoản đầu tư cá nhân từ nước ngoài, bổ sung thêm vào các
khoản đầu tư tư nhân bằng việc cung cấp tài chính cho những mục
Trang 8đích hữu ích từ nguồn từ bản của tổ chức
Ngân hàng chỉ cho các thành viên vay nợ đối với những kế
hoạch cụ thể Trước khi một nước nhận được khoản vay, những chuyên gia và các nhà tư vấn đại diện cho ngân hàng phải quyết định về khả năng của bên vay Hầu hết những điều kiện được đưa
ra nhằm đảm bảo khoản vay sẽ được sử dụng hợp lý và sẽ được hoàn trả đúng thời hạn Ngân hàng yêu cầu rằng bên vay không được vay thêm từ nguồn khác và kế hoạch đưa ra phải khả thi va
có cơ sở về mặt kinh tế Để đảm bảo việc hoàn trả, chính phủ thành viên phải bảo hiểm cho khoản vay trong lãnh thổ của mình Sau khi đã đồng ý cho vay, báo cáo hàng quý của của bên vay và của những đại diện của ngân hàng về việc sử dụng khoản vay và tiền trình của kế hoạch sẽ được gửi tới ngân hàng
Trong thời kì đầu, hầu hết các khoản dành cho các nước Châu
Âu để tái thiết nền kinh tế đã bị phá hủy nặng nề sau Thế chiến II
Từ cuối những năm 60, hầu hết các khoản vay là của các nước đang phát triển ở Châu Phi, Châu á và Châu Mỹ Latin Trong những năm 80 ngân hàng quan tâm đặc biệt tới những kế hoạch mang lại lợi Ých trực tiếp cho những người nghèo nhất ở các nước
phát triển bằng cách giúp họ tăng năng suất và tiếp cận được với những nhu cầu thiết yếu như nước sạch và các phương tiện xử lý
rác thải, chăm sóc sức khoẻ, kế hoạch hoá gia đình, đình dưỡng, giáo dục và nhà cửa Ngoài ra còn có những hoạt động về phát triển nông nghiệp và nông thôn, những xí nghiệp quy mô nhỏ, phát triển đô thị, năng lượng và các vấn đề sinh thái
Nguồn tư bản
Ngân hàng có các cổ phần tư bản, giá trị của mỗi cổ phần là khoảng $120.000 Số lượng tối thiểu các cổ phần mà các nước thành viên phải mua phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế của mỗi nước Không phải tất cả khoản tiền nhận được sau khi bán cổ phần
đều có sẵn trong ngân hàng, chỉ khoảng 8,5% số tiền góp của mỗi nước thành viên thực sự nằm trong ngân hàng Phần còn lại được đặt cọc phòng trường hợp ngân hàng cần tiền để trả những khoản
nợ riêng, và trường hợp này chưa bao giờ xảy ra Quỹ hoạt độn g của ngân hàng được bổ sung từ các hoạt động thu lợi nhuận trên thị trường tư bản thế giới, từ khoản hoàn trả của các khoản vay cũ
và tư lợi nhuận của các hoạt động riêng Từ khi ra đời vào năm
1947, hàng năm ngân hàng luôn thu được lợi nhuận
Quản lý ngân hàng là một hội đồng quản trị, mỗi uỷ viên được
Trang 9cử ra từ mỗi nước thành viên Hội đồng họp Ýt nhất một lần trong
một năm Các uỷ viên uỷ quyền cho 24 giám đốc quản trị, những người này tiếp xúc thường xuyên tại trụ sở của ngân hàng ở
Washington Năm người trong số đó có được cử ra từ 5 nước nắm lượng cổ phần lớn nhất trong ngân hàng Những người còn lại được các uỷ viên bầu từ các nước thành viên khác và có nhiệm kỳ
2 năm Giám đốc (chủ tịch) của Ngân hàng Thế giới được bầu với nhiệm kì 5 năm, và không đồng thời là uỷ viên hay giám đốc quản
trị Hiện nay ngân hàng có 183 thành viên
Các tổ chức liên quan
Ngân hàng thế giới có hai tổ chức liên quan: Hiệp hội tài
chính quốc tế (IFC) thành lập năm 1956 và Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA), thành lập năm 1960 Ba thể chế này riêng biệt về luật pháp và tài chính, nhưng Ngân hàng thế giới và IDA có chung
ban quản trị, IFC sử dụng các dịch vụ hành chính của ngân hàng
2 Quỹ tiền tệ Quốc tế
Giới thiệu
Mục đích của Quỹ tiền tệ quốc tế là thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế nhằm mở rộng thương mại quốc tế IMF hoạt động như một tổ chức chuyên biệt của Liên Hợp Quốc và là diễn đàn cho các vấn đề về thanh toán quốc tế, trong đó các nước thành viên được khuyến khích duy trì mô hình tỷ giá hối đoái phù hợp và hạn
chế các chính sách giới hạn trao đổi, IMF bắt đầu hoạt động từ năm 1947 và cho tới nay, tổ chức đã có 183 nước là thành viên (2001)
Hoạt động
Các thành viên báo cáo cho IMF về những chính sách và kinh
tế liên quan tới giá trị trao đổi của đồng nội tệ đ ể các thành viên khác có thể đưa ra những quyết sách phù hợp Khi tham gia vào tổ
chức, mỗi thành viên có một quota về quyền rút vốn đặc biệt SDR,
đây là đơn vị tài khoản của quỹ có giá trị dựa trên giá trị trung bình của năm đồng tiền mạnh nhất (Vào 10/20 01, SDR có giá trị khoảng 1,29 USD) Quota của mỗi thành viên tương ứng với vị trí hiện tại của nước đó trong nền kinh tế thế giới Hoa Kỳcó quota lớn nhất 37,1 tỷ SDR (2001) Lượng quota quyết định trọng lượng
của lá phiếu của mỗi nước trong các cuộc bàn l uận, lượng ngoại tệ
nước đó có thể rót ra khỏi quỹ và lượng SDR nước đó nhận được theo quý
Trang 10Các thành viên gặp khó khăn trong cán cân thanh toán có thể
đăng ký về nhu cầu ngoại tệ để sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định (tối đa là 5năm) để điều chỉnh cán cân thanh toán Bên vay sẽ trả lãi suất cho khoản dự trữ đã dùng, phần lớn khoản tiền đó thuộc về nước thành viên có đồng tiền được dùng đến, số tiền còn lại sẽ được dành cho chi phí hoạt động của quỹ
Tổ chức
Ban quản trị bao gồm các quan chức tài chính cấp cao của mỗi
nước thành viên Hội đồng quản trị gồm 24 thành viên sẽ chịu
trách nhiệm về các hoạt động hàng ngày của Quỹ (các thành viên của Hội đồng này là đại diện của các nước lớn hoặc các nhóm
nước nhỏ) Chủ tịch của quỹ cũng là chủ tịch c ủa Hội đồng quản trị Trụ sở của IMF đặt tại Washington
IV.Sự sụp đổ của hệ thống tiền tệ dựa trên chế độ bản vị Đôla
1. Nguyên nhân sụp đổ của hệ thống
Không thể phủ nhận rằng hệ thống BWS đã thành công phần
nào trong việc thúc đẩy hoạt động kinh tế thế giới đặc biệt trong giai đoạn từ khi hệ thống ra đời đến giữa những năm 60 Song
BWS tồn tại nhiều khuyết điểm đưa đến sự sụp đổ của nó Có hai nguyên nhân chính giải thích cho sự sụp đổ của BWS là vấn đề thanh khoản và sự thiếu vắng một cơ chế điều chỉnh phù hợp
Với cơ chế hoạt động của mình BWS, chỉ hoạt động hiệu quả khi các ngân hàng trung ương còn niềm tin để nắm giữ USD là
m
dự trữ Và lòng tin vào USD chỉ tồn tại c hừng nào các NHTW Mỹ còn tiếp tục đổi USD ra vàng với giá $35/ounce