1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt tiếng viêt luận án tiến sĩ vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong môn toán ở tiểu học

24 1,5K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 276 KB

Nội dung

DHHT là một trong những PPDH tích cực theo xu hướng DH khôngtruyền thống, góp phần thực hiện định hướng đổi mới PPDH ở nước ta.Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam chính thức

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Định hướng đổi mới PPDH đã được thể chế trong Luật giáo dục: “PPgiáo dục phải phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, tư duy sáng tạocủa người học; bồi dưỡng năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say

mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật giáo dục 2005, chương I, điều 5)

Bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI do UNESCO xác định là: “Học

để biết - Học để làm - Học để tự khẳng định mình - Học để chung sống”.Như vậy mục tiêu giáo dục của thế giới cho thấy rõ giáo dục không chỉcung cấp kiến thức mà còn phải hình thành cho người học những kĩ năng,thái độ để họ có thể sống và làm việc trong xã hội luôn thay đổi sau khihoàn thành chương trình giáo dục phổ thông

DHHT là một trong những PPDH tích cực theo xu hướng DH khôngtruyền thống, góp phần thực hiện định hướng đổi mới PPDH ở nước ta.Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam chính thức tham giaChương trình đánh giá HS quốc tế (PISA) và đang triển khai dự án môhình trường học mới Việt Nam (VNEN), DHHT càng phát huy thế mạnhtrong việc đáp ứng cho HS tiêu chuẩn các nhóm năng lực nhằm hội nhậptheo thang đánh giá của PISA cũng như yêu cầu của VNEN

Ở bậc Tiểu học nói chung và môn Toán ở Tiểu học nói riêng chưa

có công trình nào đề cập đến vấn đề vận dụng DHHT một cách cụ thể, có

hệ thống Vì những lý do trên chúng tôi chọn “ Vận dụng dạy học hợp

tác trong môn Toán ở Tiểu học ” làm đề tài nghiên cứu.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích: Nghiên cứu lý luận DHHT để vận dụng trong DH môn

Toán ở Tiểu học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả DH

Nhiệm vụ: Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, đề tài có các nhiệm vụ

sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về DHHT

- Tìm hiểu thực trạng DH môn Toán ở Tiểu học theo DHHT

- Đề xuất quy trình vận dụng DHHT và một số biện pháp hỗ trợtrong DH môn Toán ở Tiểu học

- Tổ chức thực nghiệm DHHT và đánh giá kết quả thực nghiệm

3 Đối tượng nghiên cứu: Quá trình DHHT trong môn Toán ở trường

Tiểu học

4 Giả thuyết khoa học

Từ việc nghiên cứu lý luận dạy học theo DHHT, nếu đề xuất đượcquy trình và một số biện pháp hỗ trợ để vận dụng PPDHHT trong QTDHToán ở Tiểu học thì có thể giúp GV nâng cao hiệu quả DH

Trang 2

5 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu về

PPDH môn Toán trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài Luận án

- Điều tra - khảo sát: Tiến hành điều tra thực trạng vận dụng DHHT

trong môn Toán ở Tiểu học nhằm làm rõ cơ sở thực tiễn của đề tài

- Quan sát: Thực hiện quan sát trong khi tiến hành dự giờ nhằm bổ

sung cho lý luận và điều chỉnh quy trình, biện pháp hỗ trợ DHHT trongmôn Toán ở Tiểu học

- Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm DHHT trong môn

Toán ở Tiểu học nhằm khẳng định tính khả thi và hiệu quả của đề tàiLuận án

6 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nội dung DH môn Toán ở

trường Tiểu học của Việt Nam

7 Những vấn đề đưa ra bảo vệ

- DHHT đạt được mục tiêu kép đó là vừa đạt mục tiêu trang bị trithức, vừa rèn luyện một số kỹ năng của môn học và kĩ năng hợp tác tronghọc tập

- Quan điểm vận dụng DHHT trong môn Toán ở Tiểu học là phùhợp và có thể triển khai theo quy trình thiết kế và những biện pháp hỗ trợ

đã đề xuất trong Luận án

8 Những đóng góp mới của đề tài

Về mặt lí luận: Hệ thống hóa cơ sở lí luận về DHHT; làm rõ cơ sở Tâm lí học

lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm của HS Tiểu học từ đó đưa ra định hướng đúng đắn vận dụng DHHT trong môn Toán ở Tiểu học.

Về mặt thực tiễn: Đề xuất quy trình tổ chức DHHT và một số biện pháp hỗ trợ

khi tiến hành vận dụng DHHT trong môn Toán ở Tiểu học; Tổ chức một số giờ DHHT cho những tình huống dạy học điển hình trong môn Toán trên quan điểm định hướng đổi mới PPDH Toán ở Tiểu học

9 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nộidung chính của Luận án gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 2: Thực hiện DHHT trong môn Toán ở Tiểu học

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Học hợp tác là quan điểm học tập rất phổ biến ở các nước có nềngiáo dục phát triển và nó đem lại hiệu quả giáo dục không thể phủ nhận.Các nhà nghiên cứu giáo dục đã đề cập đến vấn đề này trong nhiều côngtrình

Năm 1878, hai nhà giáo dục người Anh là Ben và Lancanxto đã tiếnhành hình thức dạy kèm cặp Hình thức này gọi là "hệ thống kèm cặp".Đóng góp đối với sự nghiệp phát triển giáo dục của Georg MichaelKerschensteiner cho rằng hoạt động chung trong nhóm không chỉ khơidậy tinh thần trách nhiệm, ý thức của HS mà còn loại bỏ những động cơích kỉ

Tác giả Roger Cousinet cho rằng hình thức tổ chức cho HS học tập

tự do theo nhóm có ý nghĩa lớn Hình thưc đó giúp cho HS khả năng hòahợp với cộng đồng, có thói quen làm việc không cần sự kiểm soát của

GV, từ đó khắc phục được tình trạng lười suy nghĩ, biết xấu hổ với bạnkhi không tham gia hay không hết lòng với công việc

John Dewey, nhà giáo dục thực dụng Mỹ, được coi là người đầutiên khởi xướng ra xu thế DHHT John Dewey cho rằng vai trò của giáodục là dạy cho con người cách sống hợp tác

Slavin, ông cho rằng, DH nhóm cải thiện rõ rệt cách tư duy của HS

và sự nhận thức vấn đề tranh luận Elliot Aronson với mô hình lớp họcJigsaw đầu tiên (1978) đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trongviệc hoàn thiện các hình thức hợp tác trong DHHT

Tác giả Geoffrey Petty kết luận rằng thông qua học hợp tác nhóm,các em có thể đạt được những điều mà các em không thể làm được mộtmình Wilbert J Keachie đã đề cập đến học tập đồng đẳng, học tập phốihợp, học tập hợp tác Tác giả đã chứng minh học tập hợp tác nhóm là một

PP học tập hiệu quả.Robyn M.Gillies, Adrian F.Ashman và Jan Telwelcác tác giả làm nổi bật các cách khác nhau trong đó GV có thể hình thànhcác nhóm tương tác giữa các HS và khuyến khích HS bàn luận trongnhóm Vai trò chính của GV trong việc thực hiện thực hành sư phạm vàthúc đẩy tư duy

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Về phương diện lí thuyết, thời gian gần đây đã có nhiều công trìnhnghiên cứu cũng như nhiều bài viết quan tâm tới DH mang tính hợp tác.DHHT được đề cập đến bởi các tác giả Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Văn

Trang 4

Cường, Trần Bá Hoành, Nguyễn Bá Kim, Lâm Quang Thiệp, Thái DuyTuyên

Đối với DH ở bậc học Tiểu học nói chung và DH Toán Tiểu học nóiriêng vẫn là vấn đề chưa có tác giả nào nghiên cứu cụ thể về các nguyêntắc, cơ sở khoa học, cách thức tổ chức , vận dụng DHHT vào QTDH Vìvậy, vấn đề tổ chức, vận dụng DHHT trong môn Toán ở Tiểu học cầnđược quan tâm nghiên cứu một cách cụ thể và áp dụng thành công trongđiều kiện của Việt Nam

1.2 Tổng quan về DHHT

1.2.1 Quan niệm về DHHT

Hợp tác: Theo Từ điển Tiếng Việt, hợp tác là cùng chung sức giúp

đỡ lẫn nhau trong một công việc, một nhiệm vụ nào đó nhằm một mụcđích chung

Nhóm: Theo Từ điển Tiếng Việt, nhóm nghĩa là nhiều người cùng

tham gia vào một hành động chung nào đó

Theo Trần Bá Hoành, "nhóm" là một tập thể nhỏ được hình thành

để thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong một thời gian nhất định [39]

Như vậy, chúng tôi quan niệm nhóm là một tập hợp những cá nhân,

có ít nhất từ hai người trở lên, được liên kết với nhau trong một hoạt độngchung nhằm thực hiện một mục tiêu chung, giữa họ tồn tại những giá trịchung và các nguyên tắc nhất định cần tuân thủ

Nhóm học tập hợp tác: Khi phân tích, so sánh đặc trưng của nhóm

học tập hợp tác và các nhóm xã hội khác, ta thấy chúng tồn tại nhữngkhác biệt Sự khác biệt này được quy định bởi nội dung hoạt động mànhóm học tập đang tiến hành

Chúng tôi cho rằng: Nhóm học tập hợp tác là một đơn vị cấu thànhcủa tập thể lớp học, bao gồm một tập hợp những cá nhân HS được liênkết với nhau trong một hoạt động chung nhằm thực hiện những nhiệm vụhọc tập chung, đồng thời trong quá trình liên kết đó sẽ hình thành và tích

hợp các quan hệ tình cảm, các chuẩn mực và quy tắc nhóm

DHHT là một HTTC: Khi đề cập tới DHHT như là một HTTC dạy

học, tức là đã xem nó như một cách thức tổ chức tiến hành HĐDH chophù hợp với mục đích, nội dung của bài học Cách tiếp cận này được cácnhà lý luận DH như: Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Ngọc Quang thừa nhận

- DHHT là một PPDH: Đề cập tới DHHT nhóm với tư cách là một

PPDH tức là đề cập tới nó như một cách thức, một con đường để đạt đượcmục đích của DH

Quan điểm này cũng được một số nhà lý luận DH như Thái DuyTuyên, Trần Bá Hoành, thừa nhận

Trang 5

- DHHT là sự giao thoa giữa PPDH và HTTC dạy học

Trong QTDH, có những loại công việc vừa đóng vai trò là PP, vừađóng vai trò là một HTTC dạy học

Như vậy, nghiên cứu về DHHT có thể tiếp cận từ nhiều góc độ khácnhau Tuy nhiên, có một số nét chung mà tất cả các cách tiếp cận đều đề

cập tới: Người học đều được học tập trong nhóm; hợp tác cùng nhau giải

quyết nhiệm vụ chung

Từ khái niệm về PP, PPDH, quan niệm DHHT, từ kết quả nghiêncứu những đặc trưng của nhóm học tập hợp tác, chúng tôi quan niệm

rằng: DHHT là một PPDH trong đó mỗi HS được học tập trong một hay nhiều nhóm có sự hợp tác giữa các thành viên, giữa các nhóm và với sự tương tác của GV để đạt một mục đích chung.

1.2.2 Bản chất, đặc điểm, nguyên tắc, ý nghĩa của PPDHHT

Chúng tôi cho rằng: Vận dụng DHHT là quá trình thực hiện những biện pháp có cơ sở khoa học để tổ chức và điều khiển mối quan hệ giữa các thành tố: GV, nhóm HS và tri thức, làm cho chúng vận động và phát triển theo một trật tự nhất định nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học.

Đặc điểm: Theo quan điểm của lý luận DH hiện đại, quá trình tổ

chức DHHT có một số đặc điểm cơ bản sau đây: Về nhiệm vụ học tập, vềnội dung, về phương pháp, về HTTC dạy học và về đánh giá

Nguyên tắc: Trong DHHT, muốn hoạt động hợp tác nhóm có hiệu

quả thì cần vận dụng tốt các nguyên tắc mà Jonh C Maxwell đã đưa ra:Nguyên tắc Tầm quan trọng, nguyên tắc Toàn cảnh, nguyên tắc Phù hợp,nguyên tắc Chuỗi liên kết, nguyên tắc Người ảnh hưởng, nguyên tắc Giaotiếp

Ý nghĩa: Trong xu thế đổi mới nội dung và PPDH thì DHHT có ý

nghĩa quan trọng trong việc thực hiện xu hướng kết nối tích hợp giữa conngười với con người trong điều kiện nhất định

1.2.3 Cơ sở khoa học của DHHT

1.2.3.1 Cơ sở triết học

Học là quá trình không ngừng nảy sinh và giải quyết các mâu thuẫnbên trong và bên ngoài Điều đó tạo ra nội lực và ngoại lực thúc đẩy sựphát triển của bản thân người học Cơ sở để giải quyết mâu thuẫn đó là sựkết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và tập thể, ý thức và trách nhiệm củamỗi cá nhân trước tập thể

1.2.3.2 Cơ sở giáo dục học

Theo quan điểm hoạt động: Học tập trong hoạt động và bằng hoạtđộng, tổ chức cho HS học tập hợp tác sẽ tạo điều kiện cho các em cónhiều cơ hội học tập hơn và hoạt động trong giao lưu Từ đó các em có

Trang 6

động cơ, hứng thú học tốt hơn Bản chất của QTDH chính là quá trình tổ chức các hoạt động khác nhau để HS được hoạt động và lĩnh hội kiến

ứng được tiêu chí của việc tiếp cận với việc học theo hướng hợp tác

1.2.5.1 Nhóm học tập - STAD

STAD được phát triển bởi Robert Slavin tại trường đại học JohnHopkins có lẽ đây là mô hình đơn giản nhất thể hiện được cách tiếp cậntheo hướng hợp tác

1.2.5.2 Nhóm Jigsaw ( mảnh ghép)

Nhóm Jigsaw được phát triển và thực nghiệm bởi Elliot Aronson vàcác đồng nghiệp của ông tại trường đại học Texas

1.2.5.3 Điều tra theo nhóm (Group Investigation - GI)

Mô hình này được Herber Thelen phác thảo Sau đó Sharan và cácđồng nghiệp của ông tại trường đại học Tel Aviv đã mở rộng và cải tiến

Mô hình này được coi là mô hình nhỏ của DHHT Ngược lại với STAD

và Jigsaw, ở mô hình này HS được tham gia trong việc lập kế hoạch vềchủ đề học tập cũng như là cách tiến hành công việc điều tra

1.2.5.4 Mô hình cấu trúc

Một mô hình khác của cách DHHT đã được phát triển chủ yếu quathập kỉ trước bởi Spencer Kagan và các đồng nghiệp của ông Sau đây làhai cấu trúc mà Kagan đã phát triển

1.2.6 Quy mô, phân loại nhóm học tập hợp tác

Trang 7

Theo các mô hình ở trên mỗi nhóm bao gồm từ 4 đến 6 HS và cácthành viên trong nhóm có những điểm không tương đồng về trình độ, các

kỹ năng xã hội, tính cách, giới tính sự khác biệt này sẽ phát huy đượchiệu quả làm việc theo nhóm

Phân loại nhóm học hợp tác có nhiều quan điểm khác nhau, theochúng tôi khi vận dụng phương pháp DHHT vào trong QTDH thì GV cầncăn cứ vào mục tiêu, nội dung kiến thức bài học, điều kiện học tập cùngvới những dụng ý sư phạm, để có thể phân chia nhóm học tập hợp táctheo những tiêu chí nhất định sao cho phù hợp

1.2.7 Mối quan hệ giữa DHHT và các PPDH khác

1.2.7.1 Mối quan hệ giữa DHHT với DH phát hiện và GQVĐ

Với PP phát hiện GQVĐ, HS một phần hoặc hoàn toàn tự lực nhận

ra vấn đề cần lĩnh hội, tìm kiếm con đường để GQVĐ đó Các vấn đề cóthể gồm nhiều dạng khác nhau về lý luận và thực tiễn, được giải quyết ởlớp hay ở nhà, cá nhân hoặc một nhóm HS giải quyết Với PPDH này, HSđược tạo điều kiện để phát huy tính sáng tạo, nâng cao hứng thú nhậnthức…, từ đó bồi dưỡng được những phẩm chất và tác phong của nhànghiên cứu Những đặc điểm đó cũng thể hiện rõ ràng trong DHHT vì

quá trình hợp tác GQVĐ do HS thực hiện dưới sự hỗ trợ của GV

1.2.7.2 Mối quan hệ giữa DHHT với DH theo dự án

Rõ ràng, hợp tác để hoàn thành dự án là một trong những yêu cầuchủ yếu đối với DH theo dự án Các yêu cầu cơ bản của việc hợp tác trongthực hiện dự án: Hợp tác trực tiếp tác động đến sự thành công của nhau; sựphụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực; thể hiện vai trò, trách nhiệm của cánhân và của nhóm; góp phần rèn luyện kỹ năng sống có liên quan đềuđược đảm bảo trong quá trình thực hiện công việc của các nhóm hợp tác

1.2.7.3 Mối quan hệ giữa DHHT với DH kiến tạo

Có hai loại hình kiến tạo trong dạy học là kiến tạo cơ bản và kiếntạo xã hội DH kiến tạo không chỉ nhấn mạnh đến tiềm năng tư duy, tínhchủ động, tích cực của bản thân người học trong quá trình kiến tạo trithức mà còn nhấn mạnh đến khả năng đối thoại, tương tác, tranh luận của

HS trong kiến tạo, công nhận tri thức Các hoạt động đối thoại, tương tác,tranh luận kiến thức trong DH kiến tạo cũng chính là các hoạt động thựchiện trong hợp tác xây dựng kiến thức mới

1.3 Một số vấn đề về QTDH Toán ở Tiểu học

1.3.1 Đặc điểm tâm lí của HS Tiểu học

Chúng tôi cho rằng: Hoạt động học là hoạt động chủ đạo của HS Tiểu học, hoạt động học này được hình thành và phát triển trong lòng hoạt động vui chơi, giao lưu giữa các HS Hoạt động học của HS Tiểu

Trang 8

học cần được lồng ghép cùng với hoạt động vui chơi và thông qua hợptác, giao lưu Vì vậy, theo nhận xét trên khi vận dụng DHHT trong mônToán ở Tiểu học cần có những thiết kế sư phạm cho nội dung DH phùhợp sự phát triển Tâm lí của HS nhằm mang lại hiệu quả cao cho việchình thành và phát triển nhận thức, nhân cách của HS Tiểu học

1.3.2 Trò chơi học tập Toán ở Tiểu học

Ở lứa tuổi HS Tiểu học, mặc dù hoạt động chơi đã lui về phía sau,nhường vai trò chủ đạo cho học tập, nhưng trò chơi vẫn có một vị tríquan trọng trong cuộc sống của trẻ

1.3.3 Mục tiêu chung, kế hoạch và tinh thần cơ bản của nội dung chương trình Toán ở Tiểu học

- Mục tiêu chung: Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học, các

số tự nhiên, phân số, số thập phân; các đại lượng thông dụng; một số yếu

tố hình học và thống kê đơn giản Hình thành các kĩ năng thực hành tính,

đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống Bướcđầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt đúng(nói và viết)

- Tinh thần cơ bản của nội dung chương trình Toán ở Tiểu học: Cấu

trúc nội dung chương trình môn Toán ở Tiểu học quán triệt các tư tưởngcủa Toán học hiện đại và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của HSTiểu học Các nội dung của chương trình phối hợp một cách chặt chẽ, hữu

cơ với nhau, quán triệt tính thống nhất của Toán học, đảm bảo sự liên tụcgiữa Tiểu học và Trung học

1.4 Thực trạng vận dụng DHHT trong dạy học môn Toán ở Tiểu học

Tìm hiểu thực trạng DH môn Toán và việc tổ chức DHHT cho HSTiểu học, chúng tôi đã tiến hành điều tra trên 268 GV của một số trườngTiểu học thuộc các tỉnh: Phú Thọ; Vĩnh Phúc; Yên Bái

1.4.1 Thực trạng sử dụng hình thức tổ chức, PPDH môn Toán ở trường Tiểu học.

Hình thức DH mà các GV sử dụng chủ yếu là dạng toàn lớp vàdạng cá nhân Hình thức nhóm chỉ được sử dụng rất ít, chủ yếu là đểluyện tập và củng cố kiến thức cũ

PPDH mà các GV sử dụng chủ yếu là các PP truyền thống như:thuyết trình, vấn đáp,…chưa phát huy hết tính tích cực, chủ động của HStrong quá trình học tập HS thụ động tiếp thu kiến thức do GV truyền đạt,

ít có cơ hội giao lưu, trao đổi, thảo luận nhóm

1.4.2 Đánh giá nhận thức, thái độ của GV về DHHT, mức độ

mà họ sử dụng trong thực tiễn

Trang 9

Khi sử dụng PPDHHT các GV chủ yếu giúp cho HS ôn tập và củng

cố tri thức, kỹ năng và kỹ xảo cũ, các mục đích khác chưa được quan tâmtới một cách đầy đủ Đây là một là một hạn chế cần được khắc phục Nhưvậy, việc vận dụng DHHT nhóm mà GV sử dụng chưa thật hợp lý, nó cầnđược điều chỉnh, cải tiến cho phù hợp để DHHT nhóm đạt được hiệu quả

1.4.3 Những thuận lợi, khó khăn của GV khi tổ chức DHHT cho HS tiểu học

Về khó khăn

- Về nhận thức: Nhiều GV hiểu rất đơn giản, họ cho rằng cứ chia

lớp học thành các nhóm (tùy ý) rồi các nhóm cùng nhau giải quyết nhiệm

vụ của cô giáo yêu cầu thế là DHHT

- Về trình độ, kĩ năng của GV khi vận dụng phương pháp DHHT:

Thông thường GV vận dụng DHHT một cách máy móc Cụ thể GV thiếumột số kỹ năng cần thiết

- Về phía HS cũng thiếu một số kĩ năng trong học hợp tác cần có như: Kĩ năng làm việc trong nhóm; kĩ năng giao tiếp, tương tác; kĩ năng

tạo môi trường hợp tác; kĩ năng xây dựng niềm tin; kĩ năng giải quyếtmâu thuẫn

- Về việc lựa chọn nội dung DH: Không phải tất cả nội dung học tập

đều có thể trở thành các chủ đề để tổ chức DHHT có hiệu quả Nhưngthực tế GV lựa chọn nội dung thông thường theo ý kiến chủ quan củamình mà không dựa vào bất kỳ một tiêu chí nào Như vậy, rất nhiều pha

hợp tác là hợp tác giả tạo chứ không phải nhu cầu cần hợp tác của HS.

- Về điều kiện môi trường học tập: Với thực tiễn về sĩ số lớp khá

đông, cấu trúc và không gian lớp học thông thường từ 40m2 đến 54m2,thiết bị và bàn ghế cố định… Tất cả đều gây cản trở nhất định cho sự bốtrí lại tính cơ động theo yêu cầu của DHHT

Trang 10

CHƯƠNG 2: THỰC HIỆN DHHT TRONG MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC 2.1 Những định hướng vận dụng DHHT ở Tiểu học

- Cần vận dụng quan điểm hoạt động vào DHHT

- Lựa chọn qui mô nhóm hợp tác phù hợp với yêu cầu, nội dung bàihọc và những dụng ý sư phạm

- Học hợp tác phải được lồng ghép với trò chơi

- Có biện pháp khắc phục hạn chế của PPDHHT

-Đảm bảo phối hợp giữa DHHT và các PPDH khác

2.2 Các điều kiện để DHHT có hiệu quả

2.2.1 Điều kiện đối với HS

- Sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên trong nhóm hợp tác

- Sự trao đổi trực tiếp giữa các thành viên trong nhóm

- Các kĩ năng làm việc trong nhóm

- Đánh giá kết quả hoạt động nhóm sau một quá trình làm việc cùng nhau:

2.2.2 Điều kiện đối với GV

Để hoạt động hợp tác trong nhóm đạt hiệu quả thì đòi hỏi GV cầnphải hiểu rõ nội dung dạy học và có kinh nghiệm trong việc thiết kế cáchoạt động hợp tác cho HS Ngoài ra, người GV cần có kĩ năng cần thiết

2.2.3 Điều kiện cơ sở vật chất

Một trong những yếu tố không thể thiếu được để hoạt động DHHTthành công là cần phải đảm bảo điều hiện cơ sở vật chất cần thiết phục vụcho hoạt động học hợp tác trong nhóm

2.2.4 Môi trường học tập và các nhiệm vụ quản lý

Không giống như các PPDH khác ở trường phổ thông, DHHT cầnmôi trường học mang tính hợp tác cũng có những yêu cầu khác biệt hơn

về không gian lớp học, điều kiện cơ sở vật chất, các quy tắc quản lí…

2.3 Các hướng thiết kế sư phạm để DHHT

Hướng 1: Tạo ra những tình huống gợi được vấn đề

Ví dụ: Chẳng hạn, với cách dạy của GV như hiện nay khái niệm đạilượng nhìn chung được hình thành thông qua trừu tượng Việc nhận thứcđược các đại lượng là một thuộc tính trừu tượng nằm trong các đối tượnghiện thực là điều khó khăn đối với lứa tuổi HS Tiểu học Vì vậy, cần lưu

ý uốn nắn HS không lẫn lộn thuộc tính đó với vật mang nó, chẳng hạn,lẫn lộn đoạn thẳng với độ dài của nó, cái ca “lít” với dung tích của nó

Hướng 2: Tích hợp một số nội dung của bài học

Khi nhiều nội dung trong phiếu giao việc của nhóm thì nhu cầu hợptác của HS để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ

Hướng 3: Toán học hóa những tình huống thực tế và ngược lại để

tạo hứng thú ngay từ đầu khi HS thâm nhập vấn đề

Trang 11

Hướng 4: Tạo ra những vấn đề có tính mở, toán vui, toán ngụy biện,

HS không thể giải bài toán trên nếu như không có sự liên tưởng và

tư duy Toán học

Ở bài này 7 không chia hết cho 12 Vậy phải để thương dưới dạng phânsố

1 12

4 12

3

VËy ta lÊy 3 c¸i b¸nh, chia mçi c¸i b¸nh thµnh 4 phÇn b»ng nhau Råi lÊy

4 c¸i b¸nh cßn l¹i, chia mçi c¸i b¸nh thµnh 3 phÇn b»ng nhau Mçi ngêilÊy

Hướng 5: Yêu cầu hạn chế về thời gian (khi thời gian bị hạn chế

trong thực hiện giải quyết vấn đề thì nhu cầu hợp tác nhóm cũng sẽ đến)

40 8

- 32 41 8

- 8 0

Trang 12

Hướng 6: Thiết kế dưới dạng trò chơi hoặc mang yếu tố vui chơi

Tùy từng nội dung, mục tiêu, yêu cầu cần đạt của bài học, đối tượng

HS mà GV có những thiết kế sư phạm theo hướng nào cho phù hợp

2.4 Quy trình tổ chức DHHT trong môn Toán ở Tiểu học

Luận án nghiên cứu mô hình DHHT bao gồm các thành tố GV, HS

và nội dung học tập Sau đây chúng tôi xin đưa ra một cách tổ chức bàihọc hợp tác phù hợp với điều kiện trong các trường phổ thông tại Việt

Nam Trong DHHT cấu trúc của bài học có thể được khái quát như sau:

2.5 Sử dụng quy trình thiết kế một số tình huống điển hình trong DH Toán ở Tiểu học

2.5.1 DH khái niệm Toán học

Chương trình môn Toán ở Tiểu học không yêu cầu HS định nghĩa kháiniệm Con đường hình thành khái niệm chủ yếu bằng con đường quy nạp tứclà: Xuất phát từ những đối tượng riêng lẻ như vật thật, mô hình, hình vẽ,

GV dẫn dắt HS phân tích, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hóa để tìm radấu hiệu đặc trưng của một khái niệm thể hiện ở những trường hợp cụ thểnày, từ đó đi đến một hiểu biết trực giác về khái niệm đó tuỳ theo yêu cầucủa chương trình

Ví dụ Hình thành khái niệm về phân số (Toán 4) bằng hai con đường khácnhau đó là: Hình thành khái niệm phân số từ phép đo đại lượng và hình thànhkhái niệm phân số từ phép chia hai số tự nhiên

Ở con đường thư nhất, GV có thể tiến hành tiết dạy như kế hoạchbài học được thiết kế dựa trên quy trình DHHT

2.5.2 DH quy tắc, phương pháp

Ở Tiểu học, HS được làm việc với nhiều thuật giải như: Quy tắc sosánh, sắp thứ tự các số tự nhiên, phân số, số thập phân, quy tắc thực hiệncác phép tính cộng, trừ, nhân, chia trên các tập hợp số; phương pháp giảicác bài toán điển hình như tìm hai số khi biết tổng và hiệu, tổng và tỷ,hiệu và tỷ

Ví dụ Lập kế hoạch bài học " So sánh hai phân số khác mẫu số" (Toán 4,

trang 121) sử dụng phương pháp DHHT

2.5.3 DH giải bài tập Toán học

Trong học giải Toán ở Tiểu học HS phải nắm được sơ đồ 4 bướccủa Pôlia và phải nắm được kĩ năng vận dụng các phương pháp chungcũng như các thủ thuật (phép tính) thích hợp với từng loại Toán thường

Quy trình

chuẩn bị

Quy trình thực hiện

Quy trình tổng kết, đánh giá

Ngày đăng: 28/08/2014, 17:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.3: Mô hình khăn trải bàn - tóm tắt tiếng viêt  luận án tiến sĩ vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong môn toán ở tiểu học
Hình 2.3 Mô hình khăn trải bàn (Trang 13)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w