TẬN DỤNG KHẢ NĂNG TRỮ NƯỚC CỦA HỒ ĐIỀU HÒA ĐỂ GIẢM THIỂU NGẬP LỤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

11 682 5
TẬN DỤNG KHẢ NĂNG TRỮ NƯỚC CỦA HỒ ĐIỀU HÒA ĐỂ GIẢM THIỂU NGẬP LỤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngập lụt là tình trạng luôn xảy ra tại Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) gây rất nhiều khó khăn cho các hoạt động kinh tế – văn hoá – xã hội, đã và đang là vấn đề bức xúc hiện nay của các nhà quản lý lẫn các nhà khoa học, đã có rất nhiều nghiên cứu, đề xuất giải pháp và luận đàm về vấn đề này. Nhằm làm phong phú thêm cơ sở lý luận và các giải pháp hữu hiệu chống ngập, bài viết này dựa trên cơ sở những luận cứ do tác động của điều kiện tự nhiên và hạ tầng cơ sở, xem xét ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, khả năng tiêu thoát hệ thống kín và hở (cống ngầm và kênh), từ điều tra khảo sát thực địa và tham khảo ý kiến chuyên gia.v.v…, trên cơ sở tận dụng khả năng trữ nước của ao hồ, nhóm nghiên cứu đề xuất quy hoạch phát triển hệ thống hồ điều hoà nhằm góp phần giảm thiểu ngập lụt cho Tp. HCM

TẬN DỤNG KHẢ NĂNG TRỮ NƯỚC CỦA HỒ ĐIỀU HÒA ĐỂ GIẢM THIỂU NGẬP LỤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH UTILIZATION THE WATER STORAGE CAPACITY OF THE REGULATION LAKE TO MITIGATE THE INUNDATION IN HO CHI MINH CITY GS.TS. Lê Sâm ThS.NCS. Nguyễn Đình Vượng ThS. Trần Minh Tuấn Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam TÓM TẮT Ngập lụt là tình trạng luôn xảy ra tại Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) gây rất nhiều khó khăn cho các hoạt động kinh tế – văn hoá – xã hội, đã và đang là vấn đề bức xúc hiện nay của các nhà quản lý lẫn các nhà khoa học, đã có rất nhiều nghiên cứu, đề xuất giải pháp và luận đàm về vấn đề này. Nhằm làm phong phú thêm cơ sở lý luận và các giải pháp hữu hiệu chống ngập, bài viết này dựa trên cơ sở những luận cứ do tác động của điều kiện tự nhiên và hạ tầng cơ sở, xem xét ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, khả năng tiêu thoát hệ thống kín và hở (cống ngầm và kênh), từ điều tra khảo sát thực địa và tham khảo ý kiến chuyên gia.v.v…, trên cơ sở tận dụng khả năng trữ nước của ao hồ, nhóm nghiên cứu đề xuất quy hoạch phát triển hệ thống hồ điều hoà nhằm góp phần giảm thiểu ngập lụt cho Tp. HCM. Từ khóa: Hồ điều hòa, ngập lụt, tiêu thoát nước, đô thị hóa, Tp. Hồ Chí Minh. ABSTRACT The inundation is frequently happened in Ho Chi Minh City that causes many difficulties for socio-economical activites and urgent problem of the managers and scientists. There are many researches, suggestions and discussions about this problem. The paper bases on the foundation of the natural conditions and infrastructure impacts, the effect of the urbanization, the drainage capacity of the sluice (underground sluices and canals ), from the investigation and survey and to refer the experts’ opinions…etc, based on the utilization of water storage capacity of lakes, the research group has suggested the planning of the regulation lakes to mitigate the inundation in Ho Chi Minh city. Keywords: Regulation Lake, innundation, drain water, urbanization, Ho Chi Minh City. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Được thành lập trên 300 năm, Tp. Hồ Chí Minh hiện bao gồm 19 quận nội thành (440 km 2 ) và 5 huyện ngoại thành (1657.7 km 2 ) với dân số trên 8 triệu người, đây là đô thị lớn nhất đồng thời là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa - khoa học kỹ thuật - du lịch của cả nước. Trong những năm qua thành phố đã phát triển rất nhanh và tương lai sẽ có tốc độ phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là công trình giao thông, hệ thống cấp, thoát nước phục vụ cho công nghiệp, nông nghiệp, dân sinh… ngày một cao. Thực tế cho thấy, song song với tốc độ phát 1 triển nhanh mạnh, Tp. Hồ Chí Minh cũng đang phải đối mặt với vấn nạn ngập lụt thường xuyên xảy ra. Phát triển đô thị cùng với sự gia tăng dân số dẫn đến việc khai thác mặt bằng không theo quy hoạch, sông rạch bị bồi lấp, mặt thoáng bị chiếm dụng, dòng chảy bị cản trở. Trong khi đó, hệ thống tiêu thoát nước được xây dựng theo kiểu chắp vá, tồn tại trong quy hoạch thiết kế, xây dựng, quản lý v.v nên thường cứ đến mùa mưa lũ và triều cường là nhiều nơi trong thành phố bị ngập úng. Đáng chú ý là tình trạng ngập úng không những chỉ xảy ra ở mùa mưa mà ngay cả mùa khô, khi có triều cao là đủ gây ngập cho những vùng đất thấp. Việc mở rộng đô thị ở những vùng trũng phía Nam như quận 7, quận 8, Nhà Bè, Bình Chánh dẫn đến một số kênh rạch trước đây được ví như là "hồ điều tiết" nước tự nhiên đã bị san lấp và việc bê-tông hóa mặt đất tự nhiên trong quá trình chỉnh trang đô thị, thu hẹp diện tích đất công viên, thảm cỏ, cây xanh… cũng đã làm thay đổi hệ số mặt phủ, làm giảm lượng nước thấm và diện tích chứa nước tự nhiên dẫn đến lưu lượng tiêu tăng nhanh và gia tăng hệ số dòng chảy tràn trực tiếp đã làm cho tình trạng ngập lụt ngày càng trở lên phức tạp hơn. Trước thực trạng đó, những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu đề xuất giải pháp chống ngập cho Tp. Hồ Chí Minh, các giải pháp đề xuất đã được triển khai ứng dụng chủ yếu là nâng nền đường, cải tạo hệ thống kênh rạch, cống thoát nước, xây dựng đê bao, cống ngăn triều, trạm bơm…. đã phần nào mang lại hiệu quả ở một số khu vực nhưng còn mang tính cục bộ, có thể giảm ngập cho vùng này nhưng lại gây ngập cho vùng khác. Do các nghiên cứu trước đây chưa xét đến tính tổng thể trong toàn lưu vực, chưa xét đầy đủ tốc độ đô thị hóa một cách nhanh chóng làm giảm số lượng các bể tiêu và vùng chứa triều, khả năng tiêu thoát của hệ thống kênh rạch hiện có. Việc tận dụng khả năng trữ nước của các hồ điều hòa nhằm giảm thiểu ngập lụt cho thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh đô thị hóa như hiện nay là rất cần thiết. II. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU II.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất hệ thống hồ điều hòa cho Tp. Hồ Chí Minh, tận dụng khả năng trữ của hồ nhằm tăng hiệu quả chống ngập, tạo cảnh quan môi trường, điều hòa không khí và tận dụng nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh. II.2. Phương pháp nghiên cứu - Hồi cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên và hệ thống tiêu thoát nước hiện tại. - Đánh giá diễn biến thủy triều và mưa trong vùng. - Kế thừa một số kết quả nghiên cứu chống ngập đã có. - Tham khảo ý kiến chuyên gia và địa phương. III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC TRẠNG TIÊU THOÁT NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Theo số liệu điều tra tính đến tháng 11 năm 2008 cả Thành phố có tới 105 điểm ngập (47 điểm ngập do mưa, 51 điểm ngập do mưa kết hợp triều, còn lại là ngập do triều), đó là chưa kể các vùng ngập ở ngoại ô. Nhiều vấn đề bức xúc liên quan đến ngập úng sẽ được trình bày, đây cũng là cơ sở khoa học cho việc đề xuất hệ thống hồ điều hòa trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. III.1. Địa hình Tp. Hồ Chí Minh nằm ở hạ lưu hai hệ thống sông lớn: Sài Gòn - Đồng Nai và Vàm Cỏ, phần lớn có địa hình bằng phẳng, thấp, độ dốc nhỏ và chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ bán nhật triều biển Đông. Theo kết quả nghiên cứu của JICA [2], có 2 thể phân Tp. Hồ Chí Minh ra thành 5 vùng thoát nước theo cấp độ địa hình và hiện trạng sông ngòi: 1) Khu thoát nước phía Bắc chịu ảnh hưởng triều từ sông Sài Gòn, có địa hình phức tạp, lồi lõm dạng lượn sóng. Cao trình mặt đất thay đổi từ 2 ÷ 33m. Nơi cao nhất ở các đồi Long Bình và Long Thạnh Mỹ (30m). Khu vực Hóc Môn, Bắc Bình Chánh và Tân Bình triền thoải và ít lồi lõm hơn có cao độ từ 3.0÷7.0m. 2) Khu vực thoát nước phía Đông sông Sài Gòn có cao trình từ 0.5m đến 1.4m là vùng trũng thấp dọc theo sông Sài Gòn và Đồng Nai thuộc Thủ Đức, Quận 2 và Quận 9, cục bộ như Giồng Ông Tố (Q.2) có cao trình khoảng 5,0m. 3) Khu thoát nước phía Tây sông Sài Gòn có cao trình từ 5m đến 10m rìa gò đồi kéo dài từ Hóc Môn – Bà Điểm đến Tân Sơn Nhất, GòVấp đến Quận 1, đan xen với các vùng thấp hơn 5,0 ÷7,0m. Các vùng gò đồi ngăn cách bằng các vùng trũng hẹp thông ra sông rạch lớn như sông Sài Gòn, rạch Bến Cát, Tham Lương cao trình khoảng 0,6 ÷ 1,0m, có vùng thấp hơn -0,2m. 4) Khu thoát nước phía Nam: Ranh giới tự nhiên phân chia thành Bắc Sài Gòn và Nam Sài Gòn bởi Rạch Bến Nghé-Kênh Đôi. Bắc Sài Gòn ở phía trên rạch Bến Nghé có địa hình thoải về phía Nam và Đông Nam. Nam Sài Gòn ở phía dưới rạch Bến Nghé có địa hình thấp hơn, thường xuyên chịu ảnh hưởng triều của biển Đông. Hệ thống kênh rạch ở vùng này khá chằng chịt, uốn khúc. 5) Khu thoát nước giáp biển, đây là vùng đất thấp phía cực Nam và tiếp giáp Biển. Địa hình bằng phẳng cao độ mặt đất trung bình 0.7÷0.8m. Riêng dãy cồn cát dọc biển tương đối cao hơn và có cao độ từ 1.5÷2.5m. Vùng này bị chia cắt bởi hệ sông kênh rạch chằng chịt, tạo thành nhiều cù lao lớn nhỏ chịu sự tác động mạnh của thủy triều. Từ biểu đồ hình 1 cho thấy, đất đai có cao độ dưới 1.5m chiếm 65% diện tích tự nhiên chịu ảnh hưởng thủy triều, độ dốc nhỏ và ảnh hưởng chế độ nhật triều nên khả năng tiêu thoát nước tự chảy rất khó khăn trong thời đoạn triều lên. Hình 1: Diện tích qui đổi theo cao độ địa hình Tp. Hồ Chí Minh III.2. Hệ thống kênh rạch Kênh rạch tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thoát nước từ Thành phố ra biển, cũng theo đó thủy triều biển Đông truyền vào nội địa và đây là chỗ chứa 3 nước tạm thời thay cho diện tích ngập lụt đường phố phải gánh chịu. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy khoảng 50% tổng chiều dài kênh rạch thoát nước hiện hữu đang bị lấn chiếm khiến dòng chảy bị thu hẹp, nhiều đoạn không thể nạo vét đã làm cho khả năng tiêu thoát nước ngày càng suy giảm. Các kênh cấp 4, cấp 3 thậm chí cả kênh cấp 2 được thay thế bằng hệ cống ngầm nhưng chưa có giải pháp công trình thay thế trả lại diện tích mặt nước tự nhiên, làm mất đi dung tích chứa tạm nước mưa và nước triều mà không có giải pháp bổ sung, điều này đã làm giảm khả năng điều tiết nước và gia tăng mức độ ngập trên địa bàn thành phố trong thời gian gần đây. Mặc dù thời gian qua đã có chỉ thị về tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống kênh rạch nhưng kênh rạch thành phố vẫn bị tiếp tục san lấp và lấn chiếm nhất là các vùng đô thị mới. Chỉ tính sơ bộ từ năm 1996 đến năm 2008 đã có trên 100 kênh rạch lớn nhỏ bị san lấp và lấn chiếm với tổng diện tích khoảng 4000 ha. Ngoài ra, còn biến trên 16500 ha đất nông nghiệp (Trung tâm điều tra Tp. Hồ Chí Minh, năm 2009) [4], ao hồ, vùng trũng thành đất xây dựng, điều này đã làm mất đi khoảng 14.000 ha mặt nước tự nhiên. Bảng 1 : Diện tích mặt nước hệ thống kênh rạch phân theo các vùng Khu vực Phạm vi S Tự nhiên S mặt nước Tỉ lệ mặt nước (%) (ha) (ha) Trung tâm Quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 11, Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh và một phần quận Gò Vấp 10641 387.96 3.65 Phía Nam Quận 7, 8 và quận Nhà Bè 8174 604.15 7.39 Phía Tây Quận Tân Phú và quận Bình Tân 7991 452.8 5.67 Phía Bắc Quận Gò Vấp và quận 12 13619 451.25 3.31 Phía Đông Quận 2, 9 và quận Thủ Đức 18428 618.95 3.36 Tổng cộng 58853 2515.11 4.68 Theo qui định của Thủ tướng Chính phủ, các đô thị phải đảm bảo diện tích mặt nước tối thiểu là 17 % diện tích tự nhiên. Tuy nhiên thực tế cho thấy (bảng 1) tỉ lệ diện tích mặt nước khu đô thị Tp. Hồ Chí Minh chỉ đáp ứng 4.7%. Đây là một nhân tố quan trọng gây nên ngập úng trong thời gian gần đây so với thời kỳ 1985-1986 diện tích mặt nước đạt trên 25% diện tích tự nhiên. Để thực hiện chương trình chống ngập và đảm bảo yêu cầu về tiêu thoát nước, Ủy ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh đã có văn bản số 6814/UBND-ĐTMT ngày 11 tháng 10 năm 2007 về việc thỏa thuận san lấp kênh rạch, “Giao Sở Giao thông – Công chính khi thực hiện việc thỏa thuận san lấp kênh rạch phải có quy định việc bố trí hồ điều tiết thay thế với diện tích hồ bằng 1,2 lần diện tích kênh rạch được san lấp, với các dự án có diện tích san lấp nhỏ phải có tính toán giải quyết yêu cầu thoát nước phù hợp”. III.3. Hệ thống cống thoát nước Theo số liệu thống kê của Công ty thoát nước Tp. Hồ Chí Minh [3], tổng chiều dài cống thoát nước cấp 2-3 hiện có khoảng 944km trong đó có gần 800 km đường cống chính với khoảng trên 4 vạn hố ga các loại và hơn 420 cửa xả nước. Hệ thống 4 thoát nước này mới đáp ứng được 25% so với yêu cầu, nhiều tuyến đường, khu dân cư còn chưa có cống thoát nên khi mưa xuống, nước từ nhà dân đổ ra đường, đường biến thành kênh thoát nước, điển hình như tại ngã tư Bốn Xã, khu vực rạch Nhảy – rạch Ruột Ngựa…chưa kể nhiều miệng cống bị rác thải, đất đá chèn cản, hạn chế dòng thoát. Trong khi đó, phần lớn hệ thống cống đã hình thành từ xa xưa, xuống cấp và không đáp ứng yêu cầu thiên tai, cụ thể do các nguyên nhân chính như sau: - Sự phát triển dân số, đô thị hóa quá nhanh. - Hệ thống cống thoát nước cũ xuống cấp và không còn phù hợp. - Không coi trọng hệ thống cống thoát nước ở những khu đô thị mới. - Quản lý và ý thức công động còn thấp. Hình 2 : Thiếu hệ thống cống thoát nước đường biến thành sông khi có mưa Hình 3 : Sơ đồ hệ thống cống thoát nước tại TP Hồ Chí Minh III.4. Sự gia tăng lượng mưa và mực nước thủy triều Số liệu thống kê tại trạm Tân Sơn Nhất từ năm 1960 đến thời điểm hiện tại (48 năm), tổng lượng mưa năm có xu hướng tăng lên khoảng 110 mm từ 1850 mm đến 1960 mm, bình quân mỗi năm lượng mưa tăng trên 2 mm. Tổng lượng mưa trung bình 1 ngày max trong thập niên 70 là 92 mm, những năm gần đây là 109mm. 5 Hình 4 : Tổng lượng mưa năm-Tân Sơn Nhất Hình 5 : Tổng lượng mưa 1 ngày max Mực nước triều tại Phú An đang có sự gia tăng đột biến trong những năm gần đây. Tài liệu thực đo cho thấy mực nước đỉnh triều tại Phú An đã tăng lên khoảng 0,3- 0,8 cm một năm. Nguyên nhân của hiện tượng này một phần do chịu sự ảnh hưởng biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho trái đất nóng dần lên; sự tác động quá mức của con người (san lấp ao, hồ, vùng trũng, kênh rạch…) làm cho biên độ triều tăng, dẫn tới tốc độ truyền triều tăng, năng lượng dòng triều tăng, triều xâm nhập sâu và gia tăng mực nước trong nội vùng. Hình 6 : Mực nước max năm –Trạm Phú An Hình 7 : Triều max tại Phú An-Vũng Tàu Từ các số liệu thực đo tại vùng nghiên cứu cho thấy khí hậu và thủy văn khu vực Tp. Hồ Chí Minh có xu thế biển đổi theo hướng bất lợi, ngày càng dị thường hơn. Đây là yếu tố cần được đề cập trong tính toán hệ thống thoát nước và giải pháp công trình cho hiện tại và trong tương lai. III.5. Về qui hoạch tiêu thoát nước Các đô thị vùng đất ngập do triều như quận 7, Nhà Bè, Quận 2 và các vùng trũng khác ngoài việc qui hoạch diện tích mặt nước, hồ điều hòa không đảm bảo tỉ lệ theo qui định của Thủ tướng Chính phủ. Việc xây dựng hệ thống tiêu thoát nước bằng động lực chưa được coi trọng. Đối với các vùng có cao độ mặt đất tự nhiên từ 0.5m đến 1.5m đều thấp hơn mực nước triều cường, hệ thống tiêu thoát nước chỉ bằng trọng lực là không phù hợp. IV. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT HỒ ĐIỀU HÒA IV.1. Phân loại chức năng 6 Hình 8 : Hồ điều hòa vùng ngập do triều Hình 9 : Hồ điều hòa vùng ngập do mưa Hình 10 : Hồ điều hòa tạo từ sông rạch kết hợp cống ngăn triều - Đối với vùng cao không bị ảnh hưởng triều: Chức năng cắt đỉnh mưa, chôn nước, điều tiết giảm lưu lượng lũ, qua đó giảm kích thước của cống thoát nước và ngăn nước tràn ngoại lai về vùng thấp hơn (xem dạng hồ hình 9, 10). - Đối với vùng thấp: Chức năng duy trì bể chứa cho tiêu thoát trong thời đoạn triều lên, kết hợp cửa cống điều tiết ngăn triều xâm nhập, khi triều rút nước tiêu thóat tự chảy. Với vùng này hồ điều hòa có thể kết hợp công trình kỹ thuật cống, bơm trong tổ hợp bất lợi mưa+triều (xem dạng hồ hình 8, 10). - Đối với vùng trung tâm: Sử dụng kênh rạch không có giao thông thủy hoặc kênh nằm giữa khu vực giao thoa sóng triều kết hợp công trình kiểm soát triều (hình 10) biến chúng thành bể chứa nước tự nhiên. Ngoài ra có thể sử dụng hình thức hồ điều hòa vùng ngập do triều, hồ điều hòa vùng ngập do mưa (hình 8, hình 9) khắc phục hiện trạng cống bị quá tải và ngăn triều xâm nhập nếu diện tích tự nhiên đảm bảo cho xây dựng. IV.2.Hình dạng và kết cấu Thông qua đặc điểm địa hình, điều kiện tự nhiên đề xuất sử dụng 2 dạng hồ sau: (1): Hồ 70% chìm và 30% nổi, áp dụng cho những vùng đất trũng thấp thu gom nước về hồ trong khi chờ xả ra hệ thống sông kênh. MN HOÀ Hình 11 : Hồ sử dụng điều tiết cho vùng đất thấp 7 (2): Hồ chìm áp dụng cho những vùng đất cao ngăn nước tràn về hệ thống tiêu thoát vùng thấp. MN HOÀ Hình 12 : Hồ sử dụng điều tiết cho vùng đất cao Tùy theo chức năng, vị trí xây dựng, kết cấu hồ điều hòa có thể có 1 hoặc cả 3 loại: - Cống điều tiết (cửa van một chiều). - Trạm bơm. - Đê bao (kết hợp đường giao thông, cây xanh xung quanh hồ). IV.3.Đề xuất vị trí xây dựng hồ điều hòa • Các tiêu chí lựa chọn vị trí hồ điều hòa - Có cao độ địa hình phù hợp để nước mưa chảy tới hồ với lưu lượng lớn nhất. - Dòng chảy thu được từ các tuyến cống cấp 2, kênh rạch chảy tới hồ có thời gian ngắn nhất. - Dòng chảy vào và ra hồ là hợp lý nhất. - Ít phải di dời, phù hợp qui hoạch sử dụng đất. - Kết hợp công trình xung quanh cải thiện tự nhiên, tạo cảnh quan môi trường sinh thái. • Kết quả đề xuất Từ các tiêu chí, kết quả điều tra, tổng hợp ý kiến địa phương và các chuyên gia. Vị trí đề xuất quy họach xây dựng hệ thống hồ điều hòa được thể hiện trong hình 13, diện tích và dung tích các hồ được tổng hợp tại Bảng 2. 8 Hình 13: Vị trí hồ điều hòa được đề xuất tại các vùng thoát nước trên địa bàn Thành phố Bảng 2 : Tổng hợp diện tích và dung tích hồ điều hòa đề xuất Khu vực S Tự nhiên S mặt nướckênh S Hồđiềuhòa Tỉ lệ Dung tích trữ hồ (ha) (ha) (ha) (%) (10 3 m 3 ) Trung Tâm 10641 387.96 165.15 5.20 8811 Phía Nam 8174 604.15 38.4 7.86 1863 Phía Tây 7991 452.8 4.5 5.72 247.5 Phía Bắc 13619 451.25 169.5 4.56 8167.5 Phía Đông 18428 618.95 8.91 3.41 400.5 Nông nghiệp - - 212 8.43 18405 Tổng cộng 58853 2515.11 598.46 6.89 37895 Hình 14: Quy hoạch hồ điều tiết khu đô thị mới Đông Tăng Long – Quận 9 – Tp. HCM • Nhận xét: Theo JICA cường độ mưa I=272 (l/s/ha). Tính sơ bộ, lưu lượng cần tiêu cho diện tích 58853 ha trong thời gian 180 phút khoảng 60 triệu m 3 . Trong khi đó khả năng trữ tối đa của các hồ điều hòa khoảng 20 triệu m 3 (không tính hồ vùng đất nông nghiệp). Vì vậy, các hồ điều hòa đề xuất phải kết hợp với giải pháp kỹ thuật bơm tiêu. Đối với khu vực trung tâm được xác định là vùng không được phép ngập. Xây dựng cống ngăn triều đầu rạch Thị Nghè, kênh Tàu Hủ (đoạn từ cầu chữ Y đến đầu kênh Tân Hóa-Lò Gốm), hạ thấp cột nước tại các bể tiêu, kết hợp 2 dự án cải thiện môi trường nước đang được triển khai sẽ tăng hiệu quả chống ngập úng. Vùng phía Bắc, cao độ chiếm đa số trên +2.5m, bố trí hồ điều hòa tại xã Thới Thượng, Vĩnh Lộc A cắt một phần nước tràn về vùng trung tâm và việc bố trí cống ngăn triều tại đầu rạch Vàm Thuật tạo bể chứa nước chính cho vùng. 9 Vùng phía Đông và Nam có tốc độ đô thị hóa rất nhanh, chịu tác động mạnh thuỷ triều từ 2 lưu vực sông Sài Gòn và Đồng Nai. Việc xây dựng hệ thống tiêu thoát nước phải tuân thủ theo cấu trúc hồ điều hòa như hình 8 và 9. Vùng phía Tây, phần lớn thiếu hệ thống cống tiêu thoát nước. Vì vậy, ngoài giải pháp xây dựng hồ điều hòa cần phát triển song song hệ thống cống cho vùng. Hiệu quả chung của việc xây dựng các hồ điều hòa sẽ góp phần giải quyết vấn đề thực trạng tiêu thoát nước thành phố như tăng khả năng thoát nước trọng lực, giảm qui mô trạm bơm tiêu, giảm khối lượng san lấp nền, giảm sự ô nhiễm môi trường, bồi lắng kênh rạch và cải tạo cảnh quan môi trường sinh thái. Tuy nhiên, do mật độ dân cư phân bố hiện nay khá dày đặc nên việc bố trí xây dựng các hồ điều hòa rất khó khăn và qui hoạch các đô thị mới chưa chú trọng giành quĩ đất xây dựng hồ mặc dù diện tích mặt nước không đảm bảo cho tiêu thoát. V.KẾT LUẬN Tiêu thoát nước đô thị Tp. Hồ Chí Minh - vùng vừa ảnh hưởng triều vừa có địa hình thấp, là một vấn đề phức tạp cả trong lý luận cũng như giải pháp cụ thể. Sau khi đánh giá điều kiện tự nhiên và hạ tầng ảnh hưởng đến thực trạng tiêu thoát nước, nghiên cứu các kế họach phát triển và hệ thống dữ liệu, đã đề xuất được quy hoạch xây dựng hồ điều hòa cho các vùng. Ngoài chức năng chính là góp phần giảm thiểu ngập lụt, hồ điều hòa còn cải tạo cảnh quan, môi trường, là điểm vui chơi của người dân đô thị. Trong tương lai không xa, khi nguồn nước ngọt hạn chế, hồ điều hòa sẽ có thêm nhiệm vụ cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất. Đối với các hồ điều hòa vùng đất nông nghiệp, có qui mô lớn hơn do quĩ đất tự nhiên thuận lợi cho bố trí xây dựng có nhiệm vụ trữ nước cho sản xuất trong mùa khô, mùa mưa hồ ngăn nước tràn vào các vùng đô thị. Về lâu dài cần nghiên cứu phương án chuyển nước từ các phân vùng đô thị đến các hồ này. Với các đô thị mới, trong cơ cấu sử dụng đất cần ban hành qui chế tỉ lệ xây hồ với dung tích tối thiểu 17000m 3 /km 2 (ngoài diện tích 17% mặt kênh tự nhiên) để phòng trừ quá tải hệ thống thoát nước sau này và ảnh hưởng biến đổi khí hậu. Trong một chừng mực nào đó cần phát triển và biến hệ thống sông kênh rạch hiện hữu làm nhiệm vụ hệ thống các hồ điều hòa trên phạm vi toàn thành phố. Do mới nghiên cứu sơ bộ nên các thông số kỹ thuật của hồ điều hòa còn mang tính định hướng. Vì vậy, bước nghiên cứu tiếp theo cần làm rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của từng hồ đối với từng lưu vực cụ thể. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1].Trần Hiếu Nhuệ, Trần Đức Hạ, Đỗ Hải, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Văn Tín (1996). Cấp thoát nước, NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nội. [2].Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA (1999). Nghiên cứu hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị Tp. HCM. [3].Công ty thoát nước Tp. Hồ Chí Minh (2008). Báo cáo hiện trạng cống tiêu thoát nước trên địa bàn thành phố (thông tin nội bộ). [4].Trung tâm điều tra Tp. Hồ Chí Minh (2009). Báo cáo chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất thổ cư trên địa bàn thành phố, tháng 3/2009. [5].Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (2008). Quy hoạch Thủy lợi chống ngập úng Tp. Hồ Chí Minh, tháng 3/2008. [6].Quy hoạch sử dụng đất đến 2020 các quận, huyện - Tp. Hồ Chí Minh. 10 . THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH UTILIZATION THE WATER STORAGE CAPACITY OF THE REGULATION LAKE TO MITIGATE THE INUNDATION IN HO CHI MINH CITY GS.TS. Lê Sâm ThS.NCS. Nguyễn Đình Vượng ThS. Trần Minh Tuấn Viện. thị hóa, Tp. Hồ Chí Minh. ABSTRACT The inundation is frequently happened in Ho Chi Minh City that causes many difficulties for socio-economical activites and urgent problem of the managers and scientists inundation in Ho Chi Minh city. Keywords: Regulation Lake, innundation, drain water, urbanization, Ho Chi Minh City. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Được thành lập trên 300 năm, Tp. Hồ Chí Minh hiện bao gồm 19

Ngày đăng: 28/08/2014, 11:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan