1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

việt nam và asc – vấn đề lợi ích an ninh quốc gia và triển vọng

12 329 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 255,09 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Trong tiến trình hội nhập quốc tế, Việt Nam cũng như các quốc gia nhận thức rõ được tầm quan trọng của cộng đồng, của khu vực và của quốc tế, chính vì vậy mong muốn có một cộn

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO VIỆT NAM

VIỆT NAM VÀ ASC – VẤN ĐỀ LỢI ÍCH

AN NINH QUỐC GIA VÀ TRIỂN VỌNG

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thịnh

Lớp: C33

Hà Nội – 4/2009

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

Phần I: SỰ RA ĐỜI CỦA ASC VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP ĐỐI VỚI AN NINH KHU VỰC 3

1 Bối cảnh hình thành của ASC 3

2 Một số thành tựu trong xây dựng ASC 4

3 Sự tham gia của Việt Nam: 6

Phần 2: NHỮNG TỒN TẠI & THÁCH THỨC CỦA ASC VỚI VIỆT NAM 7

1 Thách thức 7

a Thách thức bắt nguồn từ bản chất của ASEAN 7

b Thách thức đến từ bên ngoài 8

Phần 3: TRIỂN VỌNG AN NINH QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM TRONG ASC 8

KẾT LUẬN 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong tiến trình hội nhập quốc tế, Việt Nam cũng như các quốc gia nhận thức rõ được tầm quan trọng của cộng đồng, của khu vực và của quốc tế, chính vì vậy mong muốn có một cộng đồng thống nhất, mạnh và uy tín là mong muốn không chỉ của nước ta mà của của toàn ASEAN để nhằm đảm bảo lợi ích của mọi quốc gia

ASEAN ra đời với mục đích đảm bao cho những lợi ích của khu vực được thực hiện, chính vì vậy nó đã đưa ra nhiều sáng kiến về liên kết chặt chẽ hơn trong khu vực để đi đến 1 cộng đồng đoàn kết và có vai trò, tiếng nói uy tín trong cộn đồng thế giới Ý tưởng thành lập Cộng đồng an ninh Đông Nam Á (ASEAN Security Community – ASC) chính là một trong số những sáng kiến đó

Việt Nam tham gia trong ASEAN với tư cách là 1 thành viên sáng lập tích cực và

có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ASC đã có nhiều kì vọng vào tổ chức để có thể qua đó thực hiện được lợi ích quốc gia của mình Để rõ hơn về ASC, về tiến trình phát triển để đạt được những liên kết về an ninh khu vực và về việc Việt Nam

sẽ đạt được gì cùng ASC, xin mời theo dõi thông qua nội dung tóm tắt sau:

1 Phần 1: SỰ RA ĐỜI CỦA ASC VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP ĐỐI VỚI AN NINH KHU VỰC: Phần trình bày nói về bối cảnh thành lập của ASC và các thông tin liên quan đến việc thành lập dự án Bên cạnh đó, còn cung cấp một

số những kết quả bước đầu đạt được của Cộng đồng an ninh Đông Nam Á cũng như sự tham gia của Việt Nam trong đó

2 Phần 2: NHỮNG TỒN TẠI & THÁCH THỨC CỦA ASC VỚI VIỆT NAM: Những thách thức và tồn tại của ASC cũng như nó tác động đến lợi ích an ninh của Việt Nam

3 Phần 3: TRIỂN VỌNG AN NINH QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM TRONG ASC : Một vài kịch bản cho sự phát triển của ASC trong tương lai

Trang 4

Phần I: SỰ RA ĐỜI CỦA ASC VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP ĐỐI VỚI AN NINH KHU VỰC

1 Bối cảnh hình thành của ASC

Kể từ sau khi thành lập – 1976, ASEAN đã nhiều lần đưa ra dự thảo để đi đến thành lập một cộng đồng chung định hướng đến 2020 Với mong muốn gắn kết ASEAN như thể một “Cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau”, các nước thành viên ASEAN đang nỗ lực hết sức để thoát khỏi những cơ chế ràng buộc lỏng lẻo

và những vấn đề an ninh chính trị nhạy cảm trong lịch sử bằng việc đề xuất Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC)

Lí do đầu tiên để đi đến thành lập ASC đó là việc các nước ASEAN cần có 1 môi trường khu vực hoà bình, ổn định để tăng cường và phát triển kinh tế Bên cạnh đó, các nước ASEAN vừa trải qua khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997,

xu hướng bất ổn và li khai gia tăng cao trong khu vực

Đặc biệt, sau sự kiện 11/9/2001, nước Mỹ đã coi Đông Nam Á thời thành “mặt trận thứ hai” trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu Sau sự kiện này, nước

Mỹ đặt an ninh quốc gia lên chiến lược trọng tâm hàng đầu và đã tỏ ý đánh đồng giữa chủ nghĩa khủng bố với Hồi giáo Trong khi đó, ASEAN là quê hương của hơn 250 triệu người Hồi giáo và đã có không ít những liên quan tới khủng bố Ngoài ra, sự kiện Bali ngày 12/10/2002 cũng tương tự như sự kiện 11/9 tại Mỹ,

do đó hơn ai hết, chính các nước ASEAN cảm thấy an ninh khu vực là vấn đề cực kì quan trọng và cần được xúc tiến ngay những biện pháp để đi đến khối an ninh thống nhất đảm bảo an ninh cho mỗi quốc gia

Cụ thể hơn, định hướng thành lập ASC là ý tưởng về cộng đồng an ninh được đưa ra vào ngày 7/10/2003 tại Hội nghị cấp cao ASEAN (AMM) lần thứ 9, tổ chức tại Bali – Indonesia Trong hội nghị, lãnh đạo cấp cao của ASEAN đã

Trang 5

quyết định thành lập chính thức ASC với tôn chỉ “thành lập một cộng đồng năng động, gắn kết, tự cường và hội nhập”, và với mục tiêu dài hạn đến 2015 “hợp tác kinh tế và hợp tác văn hoá xã hội hoà quyện nhau và tăng cường lẫn nhau vì mục đích đảm bào hoà bình dài lâu, ổn định và chia sẻ thịnh vượng trong khu vực”

ASC sẽ bảo đảm cho các quốc gia được chung sống hoà bình, dân chủ và công bằng bằng cách thúc đất hợp tác an ninh, chính trị giữa một cộng đồng mở và hướng ngoại Duy trì cơ chế bằng đối thoại và các liên kết hợp tác

Kể từ khi được thành lập, vấn đề mà người ta quan tâm là liệu là ASC có thể trở thành một cộng đồng an ninh thực sự như người ta mong đợi không? Liệu ASC

có thể dung hoà các vấn đề lịch sự nhạy cảm còn tồn tại trong khu vực?

2 Một số thành tựu trong xây dựng ASC

Để đi đến xây dựng ASC, các nước ASEAN đã thông qua “Kế hoạch Hành động

Cộng đồng An ninh ASEAN” (ASC POA) và “Chương trình Viên Chăn” (VAP)

năm 2004 Từ sau năm 2005, ASEAN bắt đầu triển khai xây dựng hiến chương ASEAN và sẽ đưa ra thảo luận để đi đến thống nhất các vấn đề tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 13, họp tại Singapore – 2007

Để đi đến xây dựng ASC , các nước ASEAN đã thông qua cơ chế triển khai kế hoạch hành động ASC thông qua Hội nghị Ngoại trường và Hội nghị bộ trường quốc phòng ASEAN Hội nghị nhằm để điều phối và chỉ đạo các hoạt động của ASC POA, sau đó báo cáo lên Hội nghị cấp cao ASEAN Trong quá trình này Kế hoạch hành động có thể đưa ra các sáng kiến, biện pháp mới để thúc đẩy xây dựng ASC Hội nghị thường niên về ASC sẽ kiểm tra và báo cáo mọi vấn đề

Dựa trên mục tiêu đề ra trong tuyên bố tại Bali, việc xây dựng ASC sẽ được hoàn thành đến 2020, tuy nhiên,, Hội nghị AMM vào tháng 3/2007 đã rút thời hạn xuống đến năm 2015 bởi trên thực tế hoạt động, ASC POA đã có nhiều diễn biến tích cực Ngoài ASC POA, chương trình Hành động Viên Chăn cũng được thông qua vào

Trang 6

tháng 11/2004 Hội nghị cấp cao ASEAN tại Kuala – Lumper tháng 12/2005 đã ký tuyên bố về Hiến chương ASEAN, các lãnh đạo cấp cao cũng đã thành lập nhóm EGP của ASEAN để nghiên cứu cách tập hợp của ASEAN từ các nước lỏng lẻo về chính trị trở thành 1 tổ chức hoạt động dựa trên các luật lệ, có tư cách pháp nhân quốc tế Báo cáo của EGP đã trình lên Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN – 40 vào tháng 7/2007 và Hiến chương sơ bộ được trình lên Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 1 tại Singapore vào cuối năm 2007

Trong cơ cấu của ASC, hội nghị quốc phòng ASEAN lần I diễn ra ngày 9/5/2006 tại Malaysia và lần II ở Phillipines vào 3-2007 Hội nghị đã thông qua đối thoại và hợp tác về an ninh quốc phòng:

- Thúc đẩy hoà bình và ổn định khu vực thông qua đối thoại và hợp tác về anh ninh – quốc phòng

- Hướng dẫn và chỉ đạo các cuộc đối thoại, hợp tác hiện có giữa các quan chức quốc phòng ASEAN và giữa ASEAN với các bên đối thoại

- Tăng cường lòng tin và và iu tín thông qua hiểu biết sâu sắc hơn về cách thức

an ninh, quốc phòng cũng như nâng cao sự minh bạch và tính mở

- Đóng góp vào quá trình hình thành ASC

Riêng hội nghị lần 3 diễn ra vào 2/2008 tại Thái Lan đã đưa ra những kiến nghị mới:1

- Sử dụng các tài sản và năng lực quân sự ASEAN trong giúp đỡ nhân đạo và thiên tai

- Các nguyên tắc để trở thành thành viên

- Hợp tác giữa các đơn vị quốc phòng và tổ chức xã hội dân sự ASEAN về vấn

đề an ninh phi truyền thống

- Văn kiện Thúc đẩy và tăng cường các cơ sở quốc phòng để đối phó với những thách thức về an ninh phi truyền thống

Việc triển khai xây dựng ASC được tiến hành qua nhiều cơ chế trong ASEAN như

- Nghị Viện ASEAN – AIPO

- Hội đồng nhân dân ASEAN – APA

- Hội nghị xã hội dân sự ASEAN – ACSC

1

http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105001/ns090227150754

Trang 7

- Viện nghiên cứu chiến lược ASEAN – ISIS

- Các trường đại học ASEAN – ANU

- Diễn đàn an ninh ASEAN – ARF

- …

3 Sự tham gia của Việt Nam:

Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995 tại Brunei và lần đầu tiên tham dự Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 28 và các Hội nghị liên quan (Brunei, 2-3/8/1995) với tư cách thành viên đầy đủ Trước đó, tháng 7/1992, Việt Nam đã chính thức tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (Hiệp ước Bali) và trở thành quan sát viên của ASEAN Việt Nam tham gia Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và trở thành một trong những nước sáng lập Diễn đàn này

Trong 13 năm tham gia ASEAN, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trên tất cả các lĩnh vực hợp tác của Hiệp hội, góp phần quan trọng vào việc triển khai thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng

và Nhà nước; củng cố xu thế hoà bình, ổn định và hợp tác ở khu vực có lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước

Những đóng góp cụ thể của Việt Nam có thể kể đến là: tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN - 6 tại Hà Nội (12/1998), giúp ASEAN duy trì đoàn kết, hợp tác

và củng cố vị thế quốc tế trong lúc Hiệp hội đang ở thời điểm khó khăn nhất do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997, nhất là việc hoàn tất ý tưởng một ASEAN-10; thông qua Chương trình Hành động Hà Nội (HPA) để thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020 Từ tháng 7/2000 – 7/2001, Việt Nam đã hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch ủy ban Thường trực ASEAN , dưới sự chủ tọa của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Dy Niên; tổ chức thành công Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 34 (AMM - 34) và các Hội nghị liên quan Các Bộ/ngành của Việt Nam cũng đăng cai nhiều Hội nghị cấp Bộ trưởng và cấp Quan chức cao cấp (SOM)

về kinh tế và hợp tác chuyên ngành Việt Nam cũng đã đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị Liên minh Nghị viện ASEAN (AIPO) tháng 9/2002 ”

Trang 8

Đảng và Nhà nước ta đã xác định hợp tác ASEAN có tầm quan trọng chiến lược đối với Việt Nam; và chúng ta cần tham gia hợp tác ASEAN theo phương châm chủ động, tích cực và có trách nhiệm Năm 2010, Việt Nam sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát huy hơn nữa vai trò trong ASEAN, hỗ trợ tích cực cho việc triển khai chính sách đối ngoại của nhà nước

Phần 2: NHỮNG TỒN TẠI & THÁCH THỨC CỦA ASC VỚI VIỆT NAM

1 Thách thức

a Thách thức bắt nguồn từ bản chất của ASEAN

Thách thứuc đầu tiên bát nguồn từ nội tại, bản chất của ASEAN, từ sự khác biệt về lợi ích quốc gia và tính toán chiến lược của các thành viên thành viên ASEAN vốn là Hiệp hội hợp tác khu vực chứ không phải là ASC tổ chức siêu quốc gia Các thành viên ASEAN đều đề cao chính sách đối ngoại của mình chứ chưa coi ASEAN là ưu tiên cao nhất, vẫn đặ lợi ích quốc gia lên hàng đầu Việt Nam cũng coi ASEAN là phương tiện để củng cố quốc gia, chính xác hơn là 1 chỗ dựa để khai chiến dịch đối với các quốc gia trong khu vực ASEAN chưa có 1 nhóm nước đóng vai trò chủ đạo giống như EU dể thúc đẩy liên kết khu vực2

ASEAN trong vòng 10 năm nữa vẫn là 1 tập hợp của nhóm các nước đang phát triển thuộc loại trung bình Ngoài ra, tình hình nội bộ của các nước ASEAN (như Thái Lan, Indonesia ) trong thời gian gần đây và quan hệ giữa các nước thành viên ( như vấn đề biên giới Thái Lan – Campuchia, vấn đề đảo Hoàng Sa – Trường Sa… ) vẫn còn là những những vấn đề nổi cộm, chưa thể giải thích ngày một ngày hai3 Với tình hình như vậy, Việt Nam không coi sự tương đồng tuyệt đối giữa lợi ích, giá trị dân chủ và phụ thuộc hoàn toàn là điều kiện của việc hợp tác và liên kết khu vực.Việt Nam coi sự

2

Trần Khán, Liên kết ASEAN trong sự so sánh với các loại hình liên kết khu vực theo hướng khu vực hoá,

Thông tin khoa học xã hội, Số 7 (247) – 2003, tr 11-12

3

Nguyễn Xuân Thắng, Chênh lệch phát triển và an ninh kinh tế ở ASEAN, NXB Khoa học xã hội, 2006, tr

227

Trang 9

tương đồng chính là điều kiện để duy trì và đảm cho 1 ASEAN lâu bền và bản sắc riêng

Trong khi ASC nhấn mạnh an ninh toàn diện, an ninh con người là phương cách thích hợp nhất, nhằm đạt các mục tiêu phát triển hài hoà và bền vững thì Hiến chương ASEAN vẫn giữ nguyên tắc không can thiệp Việt Nam coi đây là điểm khập khiễng lớn nhất trong quá trình xây dựng ASC, muốn có 1 cộng đồng thì cần lấo đầy những khoảng cách về chính sách, và trong 1 số trường hợp phải “nhường” một phần chủ quyền quốc gia - dân tộc cho quyền lực khu vực

b Thách thức đến từ bên ngoài

Thế giới đang chuyển biến mạnh mẽ và nhanh chóng Việc cạnh tranh giành

ưu thế giữa các nước lớn và các vấn đề xuyên quốc gia đang tạo ra nhiều những thách thức và cơ hội cho liên kết ASEAN, cho tiến trình xây dựng ASC, đặc biệt là quan hệ Trung - Mỹ vẫn luôn tìm cách gây sức ép đối với ASEAN trên 1 số vấn đề lợi ích chiến lược, nhằm phục vụ chính sách khu vực của họ Với Việt Nam, tham gia xây dựng Hiến chương ASEAN là thách thức lớn nhất bởi nó là giai đoạn tiền đề của xây dựng AC, trước hết là ASC Việt Nam phải tích cực và chủ động tham gia xây dựng ASC theo hướng hợp tác chặt chẽ trên các lĩnh vực chính trị và an ninh nhưng không biến ASC thành 1 khối phòng thủ, kiên trì giữ vững các nguyên tắc cứng nhắc, từng vấn đề nên linh hoạt xem xét Có như vậy mới có thể bảo vệ được quyền lợi quốc gia trong mọi trường hợp Tuy nhiên đây cũng có thể là con dao 2 lưỡi nguy hiểm cho bất cứ quốc gia nào, không trừ cả Việt Nam

Phần 3: TRIỂN VỌNG AN NINH QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM TRONG ASC

Do những thách thức và tồn tại như trên, an ninh của Việt Nam, của ASEAN có thể được phát triển tốt đẹp theo 1 nguyên tắc và tổ chức nhất quán, cũng có thể phá sản trước thời điểm 2015 Rất nhiều kịch bản có thể xảy ra

Trang 10

Thứ nhất: ASC bị phá sản hoàn toàn Ta có thể giả định rằng ASC mong muốn tạo dựng hoà và an ninh chung nhưng tạo ra đối trọng chứ không cân bằng với các nước lớn, do đó sự hợp tác lại bị suy giảm Hoặc cũng có thể sự trỗi dậy của Trung Quốc thay vì thúc đẩy ASEAN phát triển nó lại dần thâu tóm và biến các nước ASEAN thành lệ thuộc, trong đó có cả Việt Nam; tăng cường an ninh với Đông Á đề tạo đối trọng

Thứ hai, có thể cộng đồng Đông Á – EASC thành công sớm trước ASC, khi đó hợp tác an ninh giữa Việt Nam với các nước Đông Á sẽ được tăng cường

Thứ ba, ASC sẽ thành công nhưng muộn hớn 2015 Một trong số những vấn đề nổi bật trong tiến trình xây dựng AC vấn đề Biển Đông và các bên liên quan, đây là vấn

đề lịch sử để lại và nó sẽ mất nhiều thời gian hơn người ta nghĩ để có thể giải quyết

êm thấm Ngoài ra còn rất nhiều vấn đề nhạy cảm khác như biên giới, sắc tộc, nhân quyền trong khu vực cũng khó khăn tương tự Việt Nam cũng như các quốc gia chưa hề có tiền lệ trong việc giải quyết các vấn đề trên nên sẽ rất khó để đưa ra kết luận cuối cùng, mang tính chất như tạo ra tiền lệ

Cũng có thể ASC vẫn chịu ảnh hưởng an ninh của các nước lớn Hoặc ASC thành công nhưng đối trọng với các nước lớn, do đó sẽ nảy sinh sự bất đồng và cạnh tranh trong vấn đề an ninh khu vực Việt Nam luôn tính đến 1 sự liên minh quân sự an ninh sẽ làm tăng sự can dự, can thiệp, bảo trợ, đồng minh trong khối Do đó sự phát triển kinh tế đi kèm cạnh tranh và sự phát triển quân sự đi kèm can thiệp có thể là 1

sự mâu thuẫn làm ảnh hưởng đến lợi ích của mỗi quốc gia

Đông Timo là quốc gia mới, trẻ và đang chuẩn bị vào ASEAN Nếu nước này tham gia vào khu vực thì có nhiều điều khoản sẽ phải bảo lưu trong chương trình hành động ASC và có thể làm chậm tiến độ của ASEAN

Ngày đăng: 28/08/2014, 01:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tuyên bố Singapore, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyên bố Singapore
Nhà XB: NXB. Chính trị quốc gia
3. Nguy ễn Thu Mỹ, Quá trình thiết lập diễn đần khu vực ASEAN, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, tháng 4/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình thiết lập diễn đần khu vực ASEAN
4. Đặng Cẩm Tú, Tạp chí nghiên cứu quốc tế số 3, Hợp tác an ninh chống khủng bố trong ASEAN và ARF – Thách thức và triển vọng, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí nghiên cứu quốc tế số 3
6. Trần Khán, Liên kết ASEAN trong sự so sánh với các loại hình liên kết khu vực theo hướng khu vực hoá, Thông tin khoa học xã hội, Số 7 (247) – 2003, tr. 11-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liên kết ASEAN trong sự so sánh với các loại hình liên kết khu vực theo hướng khu vực hoá
7. Nguy ễn Xuân Thắng, Chênh lệch phát triển và an ninh kinh tế ở ASEAN, NXB. Khoa học xã hội, 2006, tr. 227 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chênh lệch phát triển và an ninh kinh tế ở ASEAN
Nhà XB: NXB. Khoa học xã hội
2. Nguy ễn Kim Lân, Đông Nam Á và các vấn đề an ninh khu vực, Nghiên cứu quốc tế số 32, 2003, tr 49 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w