1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Thẩm định dự án có sử dụng vốn đầu tư ODA

53 908 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 804,5 KB

Nội dung

Chuyên đề Thẩm định dự án có sử dụng vốn ODA nhằm cho mọi người hiểu rõ quy trình sử dụng bao gồm : Trình tự thực hiện, thành phần hồ sơ cần có, thời hạn giải quyết, cơ quan thực hiện TTHC, mẫu văn bản kèm theo, phi và lệ phí...

THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÓ SỬ DỤNG VỐN ODA Trình tực thực hiện: Bước 01: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật. Bước 02: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Kế hoạch và Đầu tư (số 01 Hồ Xuân Hương, phường Thắng Tam, Thành phố Vũng Tàu) Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ và nội dung hồ sơ: + Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp. + Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời. * Thời gian tiếp nhận: sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ 00 (từ thứ 2 đến thứ 6 và buổi sáng thứ 7 trong tuần). Bước 3: Quy trình xem xét, thẩm định hồ sơ: + Trường hợp hồ sơ không đúng quy định thì chuyển trả lại cho Bộ phận tiếp nhận và Bộ phận tiếp nhận có trách nhiệm trả hồ sơ cho chủ đầu tư; + Trường hợp hồ sơ cần bổ sung thì ghi nội dung cần bổ sung vào phiếu bổ sung hồ sơ và chuyển về Bộ phận tiếp nhận để yêu cầu chủ đầu tư bổ sung, thời gian thẩm định được tính từ ngày chủ đầu tư bổ sung đủ hồ sơ theo quy định. + Nếu hồ sơ đúng quy định Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ có Tờ trình trình UBND tỉnh phê duyệt, đồng thời có Văn bản thông báo nộp lệ phí thẩm định cho Chủ đầu tư. Chủ đầu tư có thể nộp trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc chuyển khoản qua Kho bạc nhà nước tỉnh. Bước 04: Sau khi có Quyết định phê duyệt, UBND tỉnh sẽ gửi trực tiếp cho chủ đầu tư. 2. Hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ, bao gồm 1) Tờ trình đề nghị phê duyệt chương trình, dự án của chủ dự án (theo mẫu quy định); 2) Thông báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Danh mục tài trợ chính thức; 3) Văn kiện chương trình, dự án (Bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài Theo mẫu quy định (nếu có); 4) Các văn bản và ý kiến trả lời của các cơ quan liên quan trong quá trình chuẩn bị chương trình, dự án và các văn bản thỏa thuận, bản ghi nhớ với nhà tài trợ hoặc đại diện của nhà tài trợ, báo cáo của đoàn chuyên gia thẩm định thực hiện theo yêu cầu nhà tài trợ (nếu có); 5) Báo cáo tài chính của chủ Dự án trong 3 năm gần nhất, có xác nhận của cơ quan chủ quản (đối với chương trình, dự án theo cơ chế cho vay lại) b) Số lượng hồ sơ: 08 bộ, trong đó có ít nhất 01 bộ gốc. 3. Thời hạn giải quyết: - 45 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (đối với các dự án hỗ trợ kỹ thuật). 4. Cơ quan thực hiện TTHC a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các Sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có liên quan. 5. Mẫu văn bản kèm theo: Mẫu kèm theo - Tờ trình đề nghị phê duyệt chương trình, dự án của chủ dự án theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. - Văn kiện chương trình, dự án theo Thông tư 04/2007/TT-BKH ngày 30/7/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. 6. Phí, lệ phí: Mức thu phí thẩm định dự án được tính bằng giá trị % trên tổng giá trị công trình (GTCT) (theo Thông tư 109/2000/TT-BTC ngày 13/11/2000 của Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ thu, nộp và sử dụng lệ phí thẩm định dự án đầu tư): + GTCT 05 tỷ đồng: phí = 0,0230% + GTCT 01 tỷ đồng: phí = 0,0250% + GTCT 15 tỷ đồng: phí = 0,0190% + GTCT 25 tỷ đồng: phí = 0,0170% + GTCT 50 tỷ đồng: phí = 0,0150% + GTCT 100 tỷ đồng: phí= 0,0125% + GTCT 200 tỷ đồng: phí= 0,0100% + GTCT 500 tỷ đồng: phí= 0,0075% +GTCT 1000 tỷ đồng: phí=0,0047% +GTCT 2000 tỷ đồng: phí=0,0025% 7. Căn cứ pháp lý: - Luật Xây dựng ngày 26/11/2003, có hiệu lực từ ngày 01/7/2004. - Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; có hiệu lực từ ngày 02/4/2009. - Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; có hiệu lực từ ngày 01/12/2009. - Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; có hiệu lực từ ngày 01/2/2010. - Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, có hiệu lực từ ngày 07/12/2006. - Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản ký dự án đầu tư xây dựng công trình, có hiệu lực kể từ ngày 11/5/2009. - Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, có hiệu lực kể từ ngày 15/7/2010. - Thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25/01/2008 Hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình, có hiệu lực kể từ ngày 24/02/2008. - Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/4/2009 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình. - Thông tư 04/2007/TT-BKH ngày 30/7/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, có hiệu lực từ ngày 03/9/2007. - Thông tư 03/2007/TT-BKH ngày 12/3/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý chương trình, dự án ODA, có hiệu lực từ ngày 18/4/2007. Tham luận về công tác giám sát sử dụng vốn ODA tại TP Hồ Chí Minh. Huỳnh Công Hùng Phó Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP.HCM 1. Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại thành phố. Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là nguồn lực quan trọng để phát triển kết cấu hạ tầng Kỹ thuật – xã hội, sau hơn mười năm được huy động để phục vụ công cuộc phát triển thành phố, nguồn vốn ODA đã đem lại những kết quả bước đầu quan trọng. Thành phố hiện đang quản lý 13 dự án, với tổng số vốn 1.572 triệu USD (vốn ODA là 1.038 triệu USD, vốn đối ứng 534 triệu USD). Trong đó: - 3 dự án ODA đã hoàn thành và đang theo dõi trả nợ với tổng vốn đầu tư là 7,6 triệu USD; - 10 dự án đang triển khai thực hiện với tổng vốn đầu tư là 1.564,4 triệu USD, ( 03 dự án viện trợ không hoàn lại chiếm 1,2% tổng vốn ODA được ký kết theo Hiệp định; 07 dự án được Chính phủ vay ưu đãi từ các nhà tài trợ với tổng vốn đầu tư chiếm 98,8% tổng vốn ODA được ký kết theo Hiệp định). Các dự án phần lớn là các dự án vay ưu đãi, có quy mô lớn, chủ yếu tập trung đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng giao thông, cải thiện môi trường, thoát nước, được tài trợ bởi các nhà tài trợ chính như: JBIC, World Bank, ADB. Các dự án ODA từ năm 1993 đến năm 2005. Các chương trình, dự án ODA trong giai đoạn này đã giải ngân được 785,38 triệu USD. Trong đó, vốn ODA là 315 triệu USD (chỉ đạt khoảng 16-25 % so với kế hoạch), vốn đối ứng là 470,38 triệu USD (đạt khoảng 70-80% so với kế hoạch). Tiến độ giải ngân vốn ODA thường không đáp ứng được yêu cầu, thường chậm hơn từ 1-3 năm so Hiệp định đã ký kết. - Giai đoạn 1993 – 2000, các dự án ODA có qui mô nhỏ là dự án hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu, xác định dự án, qui hoạch tổng thể. Một số dự án vay hoàn thành đã phát huy tác dụng, thể hiện đúng mục tiêu của dự án như Dự án Nâng cấp và mở rộng cầu Sài Gòn do Pháp tài trợ, Dự án cải tạo hệ thống cấp thoát nước Thành phố vay của ADB… - Giai đoạn 2000 đến nay, thành phố có 3 dự án đã hoàn thành và bước đầu mang lại hiệu quả: - Dự án Cấp thoát nước thành phố- vay ADB 45 triệu USD: tăng công suất nhà máy nước Thủ Đức từ 450.000 m3 lên 750.000m3. - Dự án Xây dựng nhà máy đốt rác y tế, công suất 7.000kg/ngày (vay Bỉ 1,5 triệu USD): xử lý triệt để rác y tế, các loại rác nguy hại có nguy cơ lây lan cao. - Dự án Xây dựng trung tâm điều khiển đèn tín hiệu giao thông Thành phố với mục tiêu điều phối giao thông tại các giao lộ lớn, hạn chế kẹt xe. Các dự án ODA của thành phố đều tập trung vào lĩnh vực phát triển hạ tầng, cải thiện môi trường đô thị là những lĩnh vực thiết yếu nhằm đảm bảo phát triển bền vững cho Thành phố. Qua giám sát một số dự án lớn như: Dự án Xây dựng đại lộ Đông T©y do Ngân hàng hợp tác phát triển Quốc tế Nhật bản (JBIC) tài trợ tổng số vốn đầu tư thực tế là 41.027 triệu Yên Nhật ( tương đương 5.021 tỷ đồng , tỷ giá Yên = 122,38 VNĐ ) ; vốn đối ứng là 3.470 triệu đồng. Có diện tích thực hiện trải dài trên nhiều quận huyện, với khối lượng di dời giải tỏa lớn (9.333 căn hộ), nhưng đã hoàn thành cơ bản việc giải tỏa phục vụ cho dự án (đã giải tỏa được 8.804 hộ, đạt 94,33%). Đang triển khai thực hiện dự án khá tốt. Dự án Cải thiện môi trường nước thành phố Hồ Chí Minh lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - Kênh Đôi - Kênh Tẻ giai đoạn I do Ngân hàng hợp tác phát triển Quốc tế Nhật bản (JBIC) tài trợ tổng số vốn đầu tư thực tế là 23.994 triệu Yên Nhật ( tương đương 3.157,13 tỷ đồng , tỷ giá Yên = 122,38 VNĐ ) ; vốn đối ứng là 949,970 triệu đồng. So với thời gian trước, tiến độ thực hiện cỏc dự án đã có nhiều tiến bộ. thành phố quan tâm giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án (đặc biệt là vấn đề giải phóng mặt bằng, tái định cư và các thủ tục trong quá trình đầu tư…), đồng thời bố trí vốn đối ứng kịp thời theo yêu cầu và từng bước tăng cường năng lực cho Ban quản lý dự án. Bên cạnh đó, sau một thời gian triển khai dự án, Ban quản lý dự án đã quen dần các thủ tục và tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Điều này đã thúc đẩy tiến độ giải ngân cỏc dự án. Mặc dù các dự án ODA triển khai, từng bước mang lại hiệu quả, thể hiện được mục tiêu của dự án nhưng vi?c qu?n lý và tri?n khai các dự án ODA cũng bộc lộ những mặt tồn tại: * Những vấn đề chung - Công tác chuẩn bị đầu tư còn hạn chế. Một số dự án chưa tính đến những dự báo phát triển dài hạn dẫn đến phải điều chỉnh dự án, thiết kế trong quá trình thực hiện. - Dù có nhiều cố gắng, vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng đối với một số dự án tiến hành vẫn chậm, làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án - Tiến độ giải ngân của các dự án còn chậm. Thách thức trong việc sử dụng nguồn vốn ODA là làm sao không bị lãng phí, thì giải ngân chậm cũng là sự lãng phí. * Những mặt còn tồn tại liên quan đến thể chế trong nước : Trong khuôn khổ thể chế hiện còn tồn tại một số vấn đề, một trong số đó là chương trình và dự án ODA chịu sự chi phối của nhiều văn bản pháp quy trong nước và của nhà tài trợ (Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005, Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA được ban hành kèm theo Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/05/2001 của Chính phủ) Hiện nay, trong quá trình thẩm định và phê duyệt các thủ tục đầu tư các dự án ODA, các sở ngành phải vận dụng cả 2 Nghị định hướng dẫn (hoặc có văn bản hỏi Bộ KHĐT, Bộ XD làm cơ sở triển khai thực hiện). Luật Đấu thầu có hiệu lực từ tháng 04/2006, nhưng chưa có Thông tư hướng dẫn làm cơ sở thực hiện. Trong bối cảnh như vậy, người quản lý dự án không thể không bối rối và tiến thoái lưỡng nan về sự thiếu nhất quán và đồng bộ của các văn bản pháp quy. * Khó khăn liờn quan d?n hài hòa thủ tục giữa quy định của Việt Nam và Nhà tài trợ: - Quy định của Việt Nam không quy định định mức dự toán theo “tháng - người” (man-month) và không quy d?nh định mức đối với các chuyên gia tư vấn nước ngoài. - Định mức dự toán của Việt Nam thấp hơn định mức của Nhà tài trợ nên sẽ khó khăn trong việc lập và trình duyệt dự toán. Bộ Xây dựng không xem xét đưa vào giá dự toán các khoảng chi phí chung (phần này đã được quy định trong hồ sơ mời thầu theo thông lệ quốc tế) - Đối với các lĩnh vực đòi hỏi trình độ chuyên môn cao như tư vấn lập Kế hoạch hành động tái định cư (RAP), đánh giá tác động môi trường (EIA), khảo sát nhu cầu đào tạo…, định mức theo quy định của Việt Nam khó chọn được chuyên gia tư vấn trong nước có trình độ chuyên môn cao. * Những tồn tại liên quan đền Ban quản lý dự án ODA Mô hình Ban quản lý dự án ODA Cơ sở pháp lý để tổ chức các ban QLDA là Nghị định số 17/2001/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 06/2001/TT-BKH của Bộ KHĐT. Các Ban QLDA hoạt động trên cơ sở quyết định thành lập của cơ quan chủ quản. Giám đốc của Ban QLDA là cán bộ của cơ quản chủ quản, làm việc chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Nhân sự của Ban gồm các cán bộ được biệt phái từ cơ quan chủ quản và thuê tuyển từ bên ngoài. Khó khăn liên quan đến Ban QLDA - Bộ máy tổ chức và năng lực của các Ban quản lý dự án nhìn chung vẫn còn bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ. Thể hiện ở các điểm sau: + Năng lực điều hành chưa chuyên nghiệp. + Năng lực phối hợp, làm việc với tư vấn còn hạn chế (ngoại ngữ, nghiệp vụ …). Điều này làm cho hiệu quả công việc tư vấn không cao; hồ sơ trình duyệt phải gỉai trình bổ sung, điều chỉnh nhiều lần. - Cán bộ của các ban quản lý và các sở ngành liên quan chưa được đào tạo bài bản về quản lý dự án ODA. - Công việc của các ban quản lý dự án đòi hỏi cán bộ có năng lực cao, nhưng với mức lương thấp và thời gian làm việc tại các ban quản lý không kéo dài lâu (ban quản lý dự án sẽ kết thúc hoạt động và giải tán khi dự án hoàn thành. Các nhân viên của ban quản lý không bảo đảm được bố trí công tác mới) đã không hấp dẫn những nhân viên có năng lực tốt vào làm việc ổn định, lâu dài. 2. Một vài kiến nghị: - Đề nghị xem xét điều chỉnh Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ban hành kèm theo Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/05/2001 của Chính phủ để phù hợp với Luật Xây dựng, Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ và Luật Đấu thầu. - Sửa đổi thủ tục áp dụng đối với các dự án ODA theo nguyên tắc: những nội dung điều chỉnh, bổ sung đã được Chính phủ Việt Nam và Nhà tài trợ thỏa thuận và ký kết thì không phải qua các thủ tục điều chỉnh dự án theo quy định của Việt Nam. - Xúc tiến xây dựng ban hành Nghị định mới về Tái định cư và giải phóng mặt bằng, nhằm giải quyết cơ bản những vướng mắc về vấn đề này đối với các dự án ODA - Ban hành nghị định, thông tư hướng dẫn riêng về thủ tục đấu thầu cho các dự án sử dụng nguồn vốn ODA - Đề nghị có sự hướng dẫn việc hài hòa thủ tục giữa quy định Việt Nam và Nhà tài trợ. - Tăng cường đào tạo chuyên môn cho các cán bộ các sở ngành, các ban quản lý d? ỏn. - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với các bộ, ngành xem xét tăng định mức dự toán các khoản chi phí cho phù hợp với nhà tài trợ - Xây dựng quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án (QLDA), quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của Ban QLDA. Tiêu chuẩn của từng chức danh chủ chốt trong Ban QLDA. - Ban hành quy định về trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của Ban QLDA và những biện pháp chế tài cụ thể. - Kiện toàn hệ thống theo dõi và đánh giá dự án từ các Bộ, ngành trung ương tới địa phương nhằm thúc đẩy quá trình sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA; đưa công nghệ thông tin vào phục vụ công tác quản lý và theo dõi dự án. - Nâng định mức hoạt động của Ban QLDA nhằm có thể tuyển dụng được những cán bộ có chuyên môn, năng lực tâm huyết làm việc cho các ban QLDA Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến tham gia thảo luận về vấn đề này nhằm hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý, cơ chế quản lý sử dụng vốn, chính sách quản lý tài chính cũng như công tác giám sát… vốn ODA trong thời gian tới./. Sử dụng hiệu quả vốn ODA trong các dự án giao thông Nguồn tin: tamnhin.net | 06/12/2010 11:50:00 SA In tin | Lưu vào sổ tay | RSS | Chia sẻ Facebook Trong điều kiện nguồn lực trong nước còn hạn hẹp, việc tận dụng sự hỗ trợ từ bên ngoài (vốn vay ODA) rất cần thiết và quan trọng là chúng ta phải sử dụng hiệu quả đồng vốn này đặc biệt là trong các dự án giao thông quy mô lớn. Tính đến cuối tháng 11/2010, đã có 7/16 cây cầu sử dụng vốn vay ODA thuộc Dự án Khôi phục các cầu trên Quốc lộ 1 giai đoạn III, thông xe, gồm: Đầu Sấu, Nàng Mao, Dần Xây, Xã Bảo, Xóm Lung, Láng Tròn, Cái Dày. Các cầu còn lại sẽ lần lượt được nhà thầu thông xe từ nay đến Tết Nguyên đán. Không chỉ Dự án 16 cầu có sự chuyển biến tích cực, tính đến thời điểm này, hầu hết các dự án hạ tầng sử dụng vốn vay ODA đều đã hoàn thành kế hoạch thực hiện, giải ngân của cả năm 2010. “Giá cả vật liệu xây dựng tương đối ổn định, công tác điều hành quyết liệt của chủ đầu tư là hai lý do khiến các dự án có nhiều chuyển biến về tiến độ”, ông Nguyễn Hoằng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ Giao thông - Vận tải) cho biết. Theo thống kê của Bộ Giao thông - Vận tải, tính đến ngày 3/12, các chủ đầu tư của 38 dự án sử dụng vốn nước ngoài đã thực hiện đạt 7.492 tỷ đồng (245,8% kế hoạch), tăng 111,1% so với cùng kỳ năm trước; giải ngân 5.838,6 tỷ đồng (191,6% kế hoạch), so với cùng kỳ năm trước tăng 36%. Khác với mọi năm, việc giải ngân vốn đối ứng cho công tác giải phóng mặt bằng tại các dự án ODA cũng có bước đột phá, với kết quả thực hiện đạt 2.412,1 tỷ đồng (114,1% kế hoạch), so với cùng kỳ năm trước tăng 86,3%; giải ngân 1.742,1 tỷ đồng (82,4% kế hoạch) tăng 38% so với cùng kỳ năm trước. “Kết quả giải ngân vốn đối ứng sẽ còn cao hơn nếu các bộ, ngành bố trí kịp và đủ vốn cho các dự án”, ông Hoằng cho biết. Đầu tuần qua, Bộ Giao thông - Vận tải đã hoàn tất phương án tài chính cho Dự án Xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (một bộ phận của trục đường cao tốc Bắc - Nam). Dựa trên các dữ liệu đầu vào như phí giao thông 800 đồng/km, tốc độ tăng trưởng phương tiện bình quân từ năm 2009 đến năm 2040 là 1,873%; tổng mức đầu tư Dự án là 1,472 tỷ USD, Bộ kiến nghị, Chính phủ và các nhà tài trợ cho phép chủ đầu tư - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) được vay lại toàn bộ các khoản vay từ Ngân hàng Thế giới (WB) và JICA. Ông Trần Xuân Sanh, Tổng giám đốc VEC cho biết, đây là dự án xây dựng tuyến đường cao tốc đầu tiên sử dụng vốn vay từ Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) thuộc WB, với khoản vay lên tới 511 triệu USD, thời gian 25 năm, bao gồm 10 năm ân hạn, lãi suất Libor 6 tháng + 0,48%/năm. Được biết, hiện JICA - nhà tài trợ vốn thứ hai cũng đã có cam kết tài trợ 692 triệu USD vốn vay ODA để thực hiện Dự án. Theo đánh giá của Bộ Giao thông - Vận tải, nếu Dự án hoàn thành đúng kế hoạch vào năm 2016, tuyến cao tốc này sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy hiệu quả đầu tư cho các khu công nghiệp do nước ngoài đầu tư tại Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Cũng theo VEC, một khoản vay thương mại lãi suất thấp trị giá 635,7 triệu USD vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cam kết tài trợ cho Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành dài 57 km, xuyên qua vùng lõi của khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam. Tại khu vực phía Bắc, Bộ Giao thông - Vận tải đang chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Cục Hàng hải Việt Nam hoàn tất công tác chuẩn bị đầu tư 2 siêu dự án lớn là Dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng và Dự án đường cao tốc Tân Vũ - Lạch Huyện để có thể chính thức ký hiệp định vay vốn trị giá khoảng 800 triệu USD với JICA. Cùng với việc tận dụng tối đa nguồn vốn vay ODA, vốn vay thương mại (ORC) từ các nhà tài trợ, Bộ Giao thông - Vận tải đang khẩn trương tiến hành công tác xúc tiến, huy động vốn vay tư nhân cho các dự án có khả năng tạo bước đột phá về hạ tầng. Hỗ trợ phát triển chính thức Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bài này viết về một hình thức đầu tư viết tắt là ODA. Đối với bài về gia tộc Oda, xem Gia tộc Oda. Hỗ trợ phát triển chính thức (hay ODA, viết tắt của cụm từ Official Development Assistance), là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Đôi khi còn gọi là viện trợ. Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Gọi là Chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay. Số liệu năm 2004 của OECD cho biết lượng vốn ODA cung cấp bởi một số nước phát triển: Nước Vốn (triệu USD) % thay đổi hằng năm % GNI Hoa Kỳ 19000 16,4 0,16 Nhật Bản 8900 -0,2 0,19 Pháp 8500 16,8 0,42 Anh Quốc 7800 24,7 0,36 Đức 7500 10,5 0,28 Hà Lan 4200 6,4 0,74 Thụy Điển 2700 12,7 0,77 Mục lục [ẩn] 1 Ưu điểm của ODA 2 Bất lợi khi nhận ODA 3 Nguồn vốn ODA tại Việt Nam 4 Chú thích 5 Liên kết ngoài 6 Xem thêm [sửa]Ưu điểm của ODA  Lãi suất thấp (dưới 20%, trung bình từ 0.25%năm)  Thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn dài (25-40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8-10 năm)  Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại, thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA. [sửa]Bất lợi khi nhận ODA Các nước giàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh - quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị Vì vậy, họ đều có chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế (những mục tiêu ưu tiên này thay đổi cùng với tình hình phát triển kinh tế - chính trị - xã hội trong nước, khu vực và trên thế giới).Ví dụ:  Về kinh tế, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ. Nước tiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ; yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao  Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũng thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn phù hợp, thậm chí là không cần thiết đối với các nước nghèo. Ví như các dự án ODA trong lĩnh vực đào tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần trả cho các chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến hơn 90% (bên nước tài trợ ODA thường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá cao so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao động thế giới).  Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ. Cụ thể là nước cấp ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do họ sản xuất.  Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia.  Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phải hoàn lại tăng lên. Ngoài ra, tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án… khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tư bằng nguồn vốn này còn thấp có thể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần. [sửa]Nguồn vốn ODA tại Việt Nam Thụy Điển là một trong những nước phương Tây viện trợ sớm nhất cho Việt Nam, bắt đầu từ năm 1969. Tính đến năm 2008 , Thụy Điển đã tài trợ cho Việt Nam tổng số vốn không hoàn lại trị giá 3,46 tỷ USD. [1] Trong quá trình Việt Nam thoát khỏi mức thu nhập thấp, trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình, các khoản vay ưu đãi sẽ giảm dần và thay vào đó là khoản vay kém ưu đãi hơn [2] [sửa]Chú thích 1. ^ Thụy Điển sắp ngừng tài trợ ODA cho Việt Nam Thứ sáu, 20/4/2012, 15:14 GMT+7 2. ^ http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2009/12/3ba1655b/ Thứ sáu, 4/12/2009, 17:03 GMT+7 [sửa]Liên kết ngoài  ODA cần thiết nhưng phải thận trọng  History of ODA (pdf)  OECD: Final ODA Data for 2004 Giám sát sử dụng vốn ODA ở Việt Nam: Thực trạng và những khuyến nghị Bản in ấn Email Cỡ chữ Ý kiến bình luận (0) (Tamnhin.net) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) ngày 16/6 đã tổ chức hội thảo “Hoàn thiện hệ thống theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA tại Việt Nam” nhằm phân tích, đưa ra những khuyến nghị hoàn thiện hệ thống, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA. [...]... nguồn vốn ODA) b) Tính chất sử dụng vốn của dự án (dự án xây dựng cơ bản; dự án hành chính sự nghiệp; dự án cho vay lại/tín dụng; hay dự án hỗn hợp) c) Trách nhiệm bố trí vốn đối ứng (của các cấp ngân sách, của các đối tư ng tham gia dự án như doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, người hưởng lợi từ dự án) 3 Đối với các dự án thực hiện theo cơ chế cho vay lại từ NSNN, trong văn kiện dự án và quyết định phê... quản dự án phải báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính để trình Thủ tư ng Chính phủ về cơ chế tài chính trong nước đối với dự án trước khi phê duyệt dự án 5 Cơ chế tài chính trong nước sử dụng các nguồn vốn ODA cho dự án được xác định như sau: a) Các dự án ODA thuộc đối tư ng ngân sách cấp phát là các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng công cộng, phúc lợi xã hội, các dự án thuộc lĩnh vực khác không có. .. năm của dự án ODA thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 1 2 Lập kế hoạch tài chính đối với các dự án thuộc diện ngân sách cấp phát a) Hàng năm, vào thời điểm lập, trình và xét duyệt dự toán NSNN theo quy định hiện hành, chủ dự án căn cứ tiến độ thực hiện dự án lập kế hoạch vốn đầu tư của dự án (đối với dự án đầu tư XDCB) hay kế hoạch vốn HCSN (đối với dự án HCSN) gửi Bộ chủ quản (nếu dự án do trung... quan cho vay lại) hồ sơ dự án bao gồm cả phương án tài chính của dự án phù hợp các quy định hiện hành về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ 6 Tính chất sử dụng vốn của dự án được xác định theo các loại hình dự án sau: a) Dự án xây dựng cơ bản (sau đây viết tắt là “XDCB”): Là dự án đầu tư liên quan đến việc xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát... quyết định cụ thể cơ chế sử dụng nguồn vốn ODA của chương trình hoặc khoản hỗ trợ ngân sách IV KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ODA 1 Nguyên tắc lập kế hoạch tài chính đối với các dự án ODA “Kế hoạch tài chính” là kế hoạch vốn đầu tư (đối với dự án XDCB), hoặc kế hoạch vốn HCSN (đối với dự án HCSN) hoặc kế hoạch cho vay tín dụng (đối với các dự án tín dụng) Nội dung của kế hoạch tài chính bao gồm kế hoạch vốn. .. Đối với các dự án hỗn hợp XDCB và HCSN, chủ dự án lập và trình duyệt kế hoạch tài chính cụ thể theo từng loại nội dung chi của dự án Đối với các dự án có nhiều chủ dự án, từng chủ dự án chịu trách nhiệm lập kế hoạch tài chính cho phần dự án do chủ dự án thực hiện Trường hợp dự án có nhiều chủ dự án và có một cơ quan đầu mối điều phối chung việc thực hiện dự án, cơ quan điều phối chung sẽ chịu trách nhiệm... thông báo Danh mục tài trợ chính thức, các cơ quan có thẩm quyền, cơ quan chủ quản, chủ dự án chịu trách nhiệm xây dựng và phê duyệt văn kiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, trong văn kiện dự án và quyết định phê duyệt dự án liên quan đến các nội dung tài chính cần nêu rõ: a) Cơ chế tài chính trong nước sử dụng các nguồn vốn ODA đầu tư cho dự án (cấp phát từ NSNN, cho vay lại từ NSNN, hoặc cấp... trình; b) Dự án hành chính sự nghiệp (sau đây viết tắt là “HCSN”): Là dự án đầu tư cho các nội dung chi có tính chất HCSN theo quy định của Mục lục NSNN; c) Dự án hỗn hợp vừa XDCB, HCSN và cho vay lại: là dự án kết hợp ít nhất 2 trong 3 nội dung chi có tính chất XDCB, HCSN, cho vay lại (gồm cả cho vay lại các dự án tín dụng hoặc hợp phần tín dụng) Đối với dự án hỗn hợp, chủ dự án cần xác định rõ các... phố có 20 dự án hạ tầng giao thông, đô thị được triển khai bằng nguồn vốn ODA với tổng vốn được giao gần 770 tỉ đồng Theo đánh giá của Sở KH&ĐT, trong khi một số dự án đang thiếu vốn thì các dự án sử dụng vốn ODA đều được cấp ổn định nhưng tiến độ lại không như mong muốn Đặc biệt, có những dự án "siêu chậm", đến mức chưa triển khai bất cứ gói thầu nào trong khi thời hạn giải ngân theo hiệp định vay vốn. .. hoạch vốn đầu tư hay kế hoạch vốn HCSN cho dự án phải được gửi đến Bộ Tài chính/Sở Tài chính và Kho bạc nhà nước nơi kiểm soát chi c) Đối với những dự án ODA mà Điều ước quốc tế về dự án đã ký nhưng chưa có hiệu lực hoặc đã có hiệu lực nhưng chưa hoàn thành các thủ tục đầu tư trong nước, cơ quan chủ quản dự án có trách nhiệm báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính (trong thời gian lập dự toán ngân . các dự án ODA có qui mô nhỏ là dự án hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu, xác định dự án, qui hoạch tổng thể. Một số dự án vay hoàn thành đã phát huy tác dụng, thể hiện đúng mục tiêu của dự án. đó: - 3 dự án ODA đã hoàn thành và đang theo dõi trả nợ với tổng vốn đầu tư là 7,6 triệu USD; - 10 dự án đang triển khai thực hiện với tổng vốn đầu tư là 1.564,4 triệu USD, ( 03 dự án viện. 1,2% tổng vốn ODA được ký kết theo Hiệp định; 07 dự án được Chính phủ vay ưu đãi từ các nhà tài trợ với tổng vốn đầu tư chiếm 98,8% tổng vốn ODA được ký kết theo Hiệp định) . Các dự án phần lớn

Ngày đăng: 27/08/2014, 23:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w