Mạng máy tính từ lâu đã trở thành một thành phần không thể thiếu đối với nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, từ các hệ thống mạng cục bộ dùng để chia sẻ tài nguyên trong đơn vị cho đến hệ thống mạng toàn cầu như Internet. Các hệ thống mạng hữu tuyến và vô tuyến đang ngày càng phát triển và phát huy vai trò của mình. Mạng không dây là mạng không dùng dây cáp cho các kết nối mà sử dụng sóng radio trong không gian để kết nối các máy tính với nhau. Mặc dù mạng không dây đã xuất hiện từ nhiều thập niên nhưng cho đến những năm gần đây, với sự bùng nổ các thiết bị di động thì nhu cầu nghiên cứu và phát triển các hệ thống mạng không dây ngày càng trở nên cấp thiết. Nhiều công nghệ phần cứng, các giao thức chuẩn lần lượt ra đời và đang được tiếp tục nghiên cứu và phát triển.
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3 CHƯƠNG 1 4 TỔNG QUAN VỀ MẠNG KHÔNG DÂY 4
1.1 G IỚI THIỆU
4 1.2 N HỮNG XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG KHÔNG DÂY
4 1.3 S O SÁNH GIỮA MẠNG KHÔNG DÂY VÀ MẠNG CÓ DÂY
7 1.4 C ÁC MÔ HÌNH MẠNG KHÔNG DÂY
7 1.4.1 M Ô HÌNH MẠNG A D HOC
7 1.4.2 M Ô HÌNH MẠNG INFRASTRUCTURE
8 1.4.3 M Ô HÌNH MẠNG HYBRID
9 1.5 C ÁC GIAO THỨC CỦA MẠNG KHÔNG DÂY
10 1.5.1 G IỚI THIỆU
10 1.5.2.C ÁC CHUẨN IEEE 802.11
11 1.5.2.1 C HUẨN 802.11 A
11 1.5.2.2 C HUẨN 802.11 B
11 1.5.2.3 C HUẨN 802.11 G
11 1.5.2.4 C HUẨN 802.11 H
12 1.5.2.5 C HUẨN 802.11 I
12 1.5.2.6 C HUẨN 802.11 N
12 1.6 M Ô HÌNH KIẾN TRÚC VÀ GIAO THỨC IEEE 802.11 B
12 1.6.1 C ÁC CHẾ ĐỘ HOẠT ĐỘNG
12 1.6.2 M Ô HÌNH KIẾN TRÚC
14 1.6.3 T ẦNG VẬT LÝ
14 1.6.3.1 T RẢI PHỔ NHẢY TẦN (FHSS)
14 1.6.3.2 T RẢI PHỔ CHUỖI TRỰC TIẾP (DSSS)
15 1.6.3.3 S O SÁNH FHSS VÀ DSSS
16 1.6.4 T ẦNG MAC
16 1.6.4.1 DCF – D ISTRIBUTED C OORDINATION F UNCTION
17 1.6.4.2 PCF – P OINT C OORDINATION F UNCTION
18 1.7 M ỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA MẠNG KHÔNG DÂY
18 1.7.1 M ẠNG GIẢI TRÍ GIA ĐÌNH
19 1.7.2 T Ự ĐỘNG HOÁ CĂN NHÀ
19
CHƯƠNG 2 21 CÁC THIẾT BỊ MẠNG KHÔNG DÂY 21
2.1 G IỚI THIỆU
21 2.2 C ÁC A DAPTER MẠNG KHÔNG DÂY
21 2.2.1 C ÁC A DAPTER WLAN PC C ARD
22 2.2.2 C ÁC A DAPTER WLAN USB
22 2.2.3 C ÁC A DAPTER WLAN PCI
23 2.3 C ÁC A CCESS P OINT
23 2.4 R OUTER VÀ S WITCH
25 2.4.1 R OUTER
25 2.4.2 S WITCH (B Ộ CHUYỂN MẠCH )
26 2.4.3 B RIDGE (C ẦU NỐI )
26 2.5 C ÁC LOẠI THIẾT BỊ WLAN KHÁC
26 2.5.1 C ÁC M EDIA P LAYER KHÔNG DÂY
26 2.5.2 C ÁC C AMERA KHÔNG DÂY
26 2.5.3 C ÁC G AME A DAPTER KHÔNG DÂY
27 2.5.4 W IRELESS P RESENTATION P LAYER
27 2.5.5 A NTEN KHÔNG DÂY VÀ CÁC BỘ MỞ RỘNG TẦM HOẠT ĐỘNG
27 2.5.6 C ÁC P RINT SERVER KHÔNG DÂY
28 2.5.7 C ÁC CẦU NỐI KHÔNG DÂY E THERNET
28 2.5.8 N GUỒN ĐIỆN KHÔNG DÂY TRÊN CÁC ADAPTER E THERNET
29
Trang 2CHƯƠNG 3 30 CÁC GIẢI PHÁP TRONG MẠNG KHÔNG DÂY 30
3.1 G IẢI PHÁP NỐI KẾT
30 3.2 G IẢI PHÁP BẢO MẬT
31
CHƯƠNG 4 33 CÁC CÔNG CỤ BẢO MẬT TRONG MẠNG WLAN 33
4.1 V ẤN ĐỀ BẢO MẬT TRONG MẠNG KHÔNG DÂY
33 4.2 B ẢO MẬT KHÔNG DÂY VỚI CHUẨN IEEE 802.11
34 4.2.1 X ÁC THỰC
34 2.1.2 C HỨNG THỰC SỬ DỤNG KHÓA CHIA SẺ
35 4.1 C ẤU HÌNH WEP
36 4.1.2.T ẠI SAO LẠI LỰA CHỌN WEP.
38 4.1.3 K HOÁ WEP.
39 4.1.4 N HỮNG KHOÁ WEP TĨNH
40 4.1.5 M Ã HOÁ TẬP TRUNG MÁY CHỦ
41 4.1.6 S Ử DỤNG KHOÁ WEP.
42 4.2 C ẤU HÌNH WPA
43 4.3 M ẠNG RIÊNG ẢO KHÔNG DÂY (W IRELESS VPN)
44 4.3.1 G IỚI THIỆU VỀ VPN
44 4.3.2 VPN VỚI CÔNG NGHỆ WLAN
45 4.3.3 L ỢI ÍCH CỦA VPN
46
KẾT LUẬN 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Mạng không dây là tập hợp các máy tính di động không dây tự hìnhthành nên một mạng tạm thời không cần có sự trợ giúp nào của một cơ sở hạtầng có sẵn
Mạng không dây có rất nhiều ứng dụng trong đời sống ngày nay đặc biệt
là ở hai tính chất: người dùng có thể di chuyển trong phạm vi cho phép, mạngkhông dây được triển khai ở một số trường hợp mạng hữu tuyến không thể thựcthi được
Mạng cục bộ không dây không chỉ được sử dụng để nối kết truy cập nhưcác mạng hữu tuyến thông thường mà mạng không dây còn được ứng dụng dùng
để kết nối người dùng với các thiết bị ngoại vi cục bộ hay một máy cố định Nó
có thể nối kết hai máy tính trợ giúp cá nhân kỹ thuật số (PDA) với nhau, nócũng có thể cho phép một vài người dùng di chuyển trong một phạm vi hạn chế
Vấn đề lớn nhất đặt ra của mạng không dây là các giải pháp khi triểnkhai và bảo mật cho mạng không dây, tuy nhiên mỗi giải pháp có những điểmmạnh và điểm yếu của nó
Chuẩn IEEE 802.11b là một chuẩn công nghệ mạng không dây được sửdụng rộng rãi nhất đối với WLAN Ngoài ra trên thị trường có rất nhiều thiết bịtương thích với WLAN
Trang 4CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ MẠNG KHÔNG DÂY
1.1 Giới thiệu
Mạng máy tính từ lâu đã trở thành một thành phần không thể thiếu đốivới nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, từ các hệ thống mạng cục bộ dùng để chia sẻtài nguyên trong đơn vị cho đến hệ thống mạng toàn cầu như Internet Các hệthống mạng hữu tuyến và vô tuyến đang ngày càng phát triển và phát huy vai tròcủa mình
Mạng không dây là mạng không dùng dây cáp cho các kết nối mà sửdụng sóng radio trong không gian để kết nối các máy tính với nhau
Mặc dù mạng không dây đã xuất hiện từ nhiều thập niên nhưng cho đếnnhững năm gần đây, với sự bùng nổ các thiết bị di động thì nhu cầu nghiên cứu
và phát triển các hệ thống mạng không dây ngày càng trở nên cấp thiết Nhiềucông nghệ phần cứng, các giao thức chuẩn lần lượt ra đời và đang được tiếp tụcnghiên cứu và phát triển
Mạng không dây có tính linh hoạt cao, hỗ trợ các thiết bị di động nênkhông bị ràng buộc cố định về phần bổ trợ địa lý như trong mạng hữu tuyến.Ngoài ra ta còn có thể dễ dàng bổ sung hay thay thế các thiết bị tham gia mạng
mà không cần phải cấu hình lại toàn bộ Topology của mạng Tuy nhiên, hạn chếlớn nhất của mạng không dây là tốc độ truyền chưa cao so với mạng hữu tuyến.Bên cạnh đó, khả năng bị nhiễu và mất gói tin cũng là vấn đề đáng quan tâm
Hiện nay những hạn chế trên đang dần được khắc phục Những nghiêncứu về mạng không dây hiện đang thu hút các viện nghiên cứu cũng như cácdoanh nghiệp trẻ trên thế giới Với sự đầu tư đó, hiệu quả và chất lượng của hệthống mạng không dây sẽ ngày càng được nâng cao, hứa hẹn những bước pháttriển trong tương lai
1.2 Những xu hướng phát triển của mạng không dây
Xu hướng kết nối của mạng không dây vô tuyến ngày càng trở nên phổcập trong kết nối mạng máy tính Hãy hình dung trong một cuộc họp bạn phảikết nối máy tính xách tay của mình với cơ sở dữ liệu trên mạng LAN của công
ty để báo cáo số liệu trong lúc phòng họp không có một kết nối cáp mạng nàohay một nhóm làm việc di động cần được thiết lập các kết nối mạng LAN ngay
Trang 5lập tức để hoàn thành công việc trong một thời gian ngắn Hay khi nói chuyêntrên một điện thoại chuẩn, bạn được cột vào bức tường Các dây được cột lại.Một trong những điều hấp dẫn chính của công nghệ không dây là khả năng nógiải phóng bạn khỏi dây buộc do đó cho bạn tự do di chuyển xung quanh Tất cảcác yêu cầu này đều có thể giải quyết được với các thiết bị mạng không dây Với
xu hướng giá thành của máy tính xách tay ngày càng giảm và nhu cầu truy nhậpInternet ngày càng tăng, tại các nước phát triển các dịch vụ truy cập Internetkhông dây đã trở nên phổ cập Một vài hình vẽ sau sẽ đưa ra cho bạn cái nhìntổng quan về khả năng ứng dụng của WLAN:
Về khả năng sử dụng mạng WLAN để mở rộng mạng hữu tuyến thôngthường với tốc độ cao và tiện lợi trong truy nhập mạng
Về khả năng truy cập mạng trong các toà nhà, nhà kho, bến bãi màkhông gặp phải vấn đề tốn kém và phức tạp trong việc đi dây
Về khả năng đơn giản hoá việc kết nối mạng giữa hai toà nhà mà giữachúng là địa hình phức tạp khó thi công đối với mạng thông thường
Trang 6Hay các khu vực có địa hình lòng giếng vẫn có thể truy cập mạng bìnhthường như những nơi khác.
Và sự tiện lợi trong việc truy cập mạng mà vẫn có thể di chuyển
Từ các văn phòng, nhà riêng
Đến các khu lớn hơn nhiều như các trường đại học, các khu chung cưđều có thể truy cập mạng với tốc độ cao và quá trình thiết lập đơn giản
Trang 71.3 So sánh giữa mạng không dây và mạng có dây
Hiện nay có rất nhiều cách đánh giá so sánh các công nghệ và mô hìnhmạng với nhau, sau đây là một cách để so sánh giữa mạng không dây và mạng
có dây:
Công nghệ không dây (Wireless Technology)
Công nghệ dùng dây (Wired Technology)
Khả năng di động và tự do Không có khả năng di động
Không bị hạn chế về không gian
và vị trí kết nối
Bị hạn chế về không gian và vị trí kết nối
Dễ lắp đặt và triển khai mạng Lắp đặt phức tạp, khó triển
khai mở rộng mạng Không cần mua cáp Phải mua cáp truyền dữ liệu
Tốc độ truyền dữ liệu chậm hơn
(tốc độ tối đa 10-100 Mbps)
Tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn có thể đạt 1000 Mbps Tín hiệu dễ bị nhiễu và dao động Tín hiệu ổn định
Độ bảo mật không cao Độ bảo mật cao
Quản lý và vận hành mạng phức
tạp
Quản lý và vận hành mạng đơn giản hơn
1.4 Các mô hình mạng không dây
Trong mạng không dây bạn sẽ tìm hiểu những khái niêm về chế độmạng Chế độ mạng ( Network mode), giống như cấu trúc mạng mang nhiều ýnghĩa khác nhau trong thế giới công nghệ thông tin, nhưng các mạng không dây
có ba chế độ chính: ad hoc (đặc biệt), infrastructure (kết cấu hạ tầng) và hybrid(lai)
1.4.1 Mô hình mạng Ad hoc
Chế độ ad hoc chỉ một mạng ngang hàng (peer-to-peer) không dây:nghĩa là một mạng trong đó mỗi thiết bị (thường là một PC) nối kết qua vôtuyến không dây với mọi PC khác một cách trực tiếp Không có PC hoặc thiết bịtrung tâm có chức năng như một trung tâm của mạng hoặc trong thuật ngữ củanối mạng máy tính, như là một server cho các PC còn lại Điểm phân biệt chính
về kỹ thuật giữa các mạng ad hoc và mạng infrastructure là các mạng
Trang 8infrastructure sử dụng một access point, trong khi mạng ad hoc thì không sửdụng mặc dù các mạng ad hoc và mạng infrastructure chắc chắn cùng tồn tại.
Một mạng ad hoc hoạt động chỉ khi các PC của nó nằm gần với nhau vềphương diện vật lý và chỉ khi giới hạn về con số Hơn nữa, để chia sẻ Internet,một trong các PC vẫn phải được bật nguồn Nhưng sự giao tiếp thì nhanh và nốikết lại dễ dàng, một lợi ích đáng kể cho các nhóm ad hoc gồm các sinh viênhoặc nhân viên chẳng hạn
vị chúng để có thể thu tín hiệu tốt nhất, nó cung cấp khả năng nối kết đáng tincậy hơn các mạng ad hoc Access point cũng cho phép bạn chia sẻ nối kếtInternet mà không cần phải qua một PC Trước tiên đây là một lợi ích bởi vì bạnkhông cần phải để PC của bạn mở trên các client mạng để nối kết với Internet vàthứ hai là bởi vì một access point có thể cung cấp một sự bảo mật nào đó bằngfirewall Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là nhiều access point cũng có chứcnăng như các bridge (cầu nối) giữa WLAN và LAN hữu tuyến Nói cách khác,nếu bạn đã có một LAN hữu tuyến, bạn có thể thêm AP/bridge dưới dạng mộtclient khác vào mạng hữu tuyến và khi nối kết các client với AP/bridge, bạnđồng thời thêm chúng vào toàn bộ mạng
Ưu điểm của mạng infrastructure là cung cấp một nối kết Internet chia sẻvới chỉ access point được bật nguồn, chúng tập trung hóa các nối kết của mạng(hầu hết các access point cũng có chức năng như những server DHCP, cung cấpcác địa chỉ mạng cho mỗi thiết bị), và chúng tạo cầu nối cho các LAN khôngdây và LAN hữu tuyến
Trang 9Nhưng các toà nhà lớn đòi hỏi vô số access point để đạt được khả năngkết nối hiệu quả và các access point hoạt động chậm đi đáng kể khi càng nhiềulưu lượng được định hướng qua chúng.
Các mạng hybrid mang đến giải pháp lý tưởng cho những nhóm ngườinhỏ hơn bằng cách sử dụng một mạng lớn hơn nhiều, nhưng chúng có rủi ro lớnhơn trong khả năng nối kết không được mời đến và hoạt động mạng không đượckiểm soát
Trang 10Hình 1.3 Một mạng không dây hybrid
1.5 Các giao thức của mạng không dây
1.5.1 Giới thiệu
Chuẩn IEEE 802.11 là chuẩn WLAN (Wireless Local Area Network Mạng cục bộ không dây) đầu tiên dành được sự chấp nhận của thị trường Xuấtphát điểm chuẩn này được IEEE đưa ra vào năm 1987 như một phần của chuẩn802.4 với tên gọi IEEE 802.4L Năm 1990, nhóm làm việc của 802.4L đã đượcđổi tên thành IEEE 802.11 WLAN Project Committee nhằm tạo ra một chuẩn
-802 độc lập, có nhiệm vụ định nghĩa các đặc tả dành cho tầng vật lý (PHY), tầngMAC và phần dưới của tầng liên kết dữ liệu đối với mạng WLAN
Hình 1.4 Mô hình tham chiếu OSI và IEEE 802Mục đích của chuẩn IEEE 802.11 là nhằm thúc đẩy sự tương thích giữacác nhà sản xuất WLAN khác nhau Nhờ vậy, IEEE 802.11 đã được chấp nhậnvào ngày 27/07/1997 Các chuẩn IEEE 802.11b và IEEE 802.11a đều được đưa
ra vào năm 1999, cả hai chuẩn này đều có cùng một đặc tả tầng MAC giống nhưđặc tả ban đầu của IEEE 802.11 Sự khác nhau là ở tầng vật lý, IEEE 802.11a sửdụng OFDM ở dải tần 5 GHz UNII để có tốc độ truyền dữ liệu cao hơn, lên tới
54 Mbps, trong khi đó IEEE 802.11b sử dụng CCK ở dải tần 2.4GHz ISM vớithông lượng dữ liệu tối đa là 11 Mbps
Chuẩn IEEE 802.11dùng để xác định cách định dạng và tạo cấu trúc dữliệu cho việc truyền không dây và cách các thiết bị sẽ truyền và nhận các cấutrúc dữ liệu 802.11 chi phối ba yếu tố tạo nên nối mạng không dây: bản thâncấu trúc mạng, định dạng và cấu trúc dữ liệu di chuyển qua mạng, và các chi tiết
kỹ thuật của các tín hiệu vô tuyến mà các cấu trúc dữ liệu truyền trên đó Chuẩnnày quyết định cách các adapter mạng (mọi thứ từ các card PC và USB đến cácaccess point) chuyển đổi dữ liệu máy tính thành những tín hiệu vô tuyến và
Trang 11ngược lại, phác thảo chính xác những gì mỗi byte dữ liệu cần để tác động đến sựchuyển đổi này mà không làm mất hoặc làm hỏng dữ liệu.
Mặc dù chuẩn 802.11 bao hàm nhiều loại nối mạng không dây nhưngbạn sẽ chỉ thấy ba trong số các chuẩn tiếp theo của nó đang được sử dụng rộngrãi ngày nay: 802.11a, 802.11b, 802.11g
1.5.2.Các chuẩn IEEE 802.11
1.5.2.1 Chuẩn 802.11a
Tốc độ truyền dẫn tối đa 54 Mbps, chuẩn này tuy có cùng tốc độ vớichuẩn 802.11g nhưng chuẩn này có tần số hoạt động cao nhất là 5Ghz Băngthông lớn nên chứa được nhiều kênh hơn hai chuẩn 802.11b và 802.11g Nhưng
do chuẩn này có tần số hoạt động cao hơn tần số của các thiết bị viễn thông nên
hệ thống sử dụng mạng không dây thiết bị 802.11a ít bị ảnh hưởng của sóng Đócũng chính là nguyên nhân làm cho hệ thống mạng không dây sử dụng chuẩnnày không tương thích với các hệ thống mạng không dây sử dụng chuẩn802.11b, 802.11g
Chuẩn 802.11a đạt tốc độ 36->54 Mbps trong phạm vi 10->15m
1.5.2.2 Chuẩn 802.11b
Chuẩn 802.11b tương thích với các giao thức 802.11 được thông qua vàonăm 1997, sử dụng cùng một dải tần số 2.4GHz và cùng các kênh như giao thứcchậm hơn Chuẩn 802.11b là kỹ thuật nhằm cho phép truyền dữ liệu với tốc độ5.5 Mbps hoặc 11 Mbps
Chuẩn này tốc độ truyền tối đa là 11 Mbps nhưng lại được sử dụng dùngphổ biến trong các môi trường sản xuất kinh doanh, trong các doanh nghiệp…chính là do kinh phí mua sắm các thiết bị thấp, tốc độ truyền dẫn đủ yêu cầutruyền dẫn các thông tin như Internet, e-mail, chat, nhắn tin
Chuẩn 802.11b đạt tốc độ 11 Mbps trong phạm vi 35->40m
1.5.2.3 Chuẩn 802.11g
Chuẩn này có tốc độ truyền dữ liệu khá cao, có nhiều tác vụ đồng thờinhiều luồng tín hiệu hình ảnh trên cùng một kết nối không dây thích hợp cho hệthống mạng có lưu lượng truyền dữ liệu cao
Sóng vô tuyến của chuẩn 802.11g cùng với sóng vô tuyến của chuẩn802.11b (2.4GHz) nên hệ thống mạng chuẩn 802.11g giao tiếp tốt với hệ thốngmạng máy tính đang sử dụng chuẩn 802.11b Tuy nhiên, theo thực tế thì chi phí
Trang 12cho kết nối một mạng máy tính không dây dùng chuẩn 802.11g tốn kém hơn30% so với kết nối theo chuẩn 802.11b.
ra một vài khả năng chứng thực khác Trong thời gian sau 802.11i có thể cungcấp một sự thống nhất để sử dụng những tiêu chuẩn mã hoá tiên tiến (AdvancedEncription Standard - AES) cho những dịch vụ mã hoá của nó, nhưng nó sẽ vẫntương thích với thuật toán RC4
1.5.2.6 Chuẩn 802.11n
Chuẩn này có mở rộng băng thông và tăng tầm phủ sóng cho mạngkhông dây Chuẩn này đang được nghiên cứu bàn luận, tuy nhiên có một phiênbản cung cấp băng thông trên 250 Mbps, tức là cao hơn băng thông của các sảnphẩm chuẩn 802.11g gấp 4 lần Chuẩn 802.11n tăng băng thông bằng cách nén
dữ liệu một cách hiệu quả hơn và sử dụng anten cho phép phát tín hiệu cùng mộtlúc (kỹ thuật này gọi là MIMO- Multi In Multi Out)
1.6 Mô hình kiến trúc và giao thức IEEE 802.11b
Trang 13máy trong mạng LAN hữu tuyến đều đi qua điểm truy cập Điểm truy cập không
di động và là một phần của cơ sở hạ tầng mạng hữu tuyến
ESS- Extended
Service Set (Tập dịch vụ mở rộng):
Cung cấp hạ tầng mạng cho nhiều
BSS Các điểm truy cập truyền thông
với nhau thông qua một hệ thống
phân tán (Distribution System – DS)
DS có thể là bất cứ kiểu mạng nào
nhưng thường là một mạng đường
trục để chuyển tiếp gói tin giữa các
BSS Do đó, người dùng di động có
thể di chuyển một cách “liền mảnh”
giữa các BSS khác nhau
Hình 1.6 Chế độ hoạt động ESSIBSS – Independent Basic Service Set (Tập dịch vụ cơ bản độc lập): Cácnút mạng không dây là ngang hàng với nhau Chúng truyền thông trực tiếp vớinhau, không thông qua bất cứ điểm truy cập nào khác Các nút phải ở trongphạm vi hoạt động của nhau để có thể truyền thông
Trang 14Hình 1.7 Chế độ hoạt động của IBSSBSS và ESS thưòng được gọi là chế độ có cơ sở hạ tầng mạng(infrastructure mode), còn IBSS được gọi là chế độ ad-hoc (ad-hoc mode),không có một cơ sở hạ tầng mạng cho trước.
1.6.2 Mô hình kiến trúc
Chuẩn IEEE 802.11 chỉ đặc tả tầng MAC và tầng vật lý cho mạng cục bộkhông dây Tầng MAC cung cấp cho người dùng cả hai dạng điều khiển truycập “ganh đua” và “không ganh đua” theo rất nhiều loại khác nhau của tầng vật
lý Tầng vật lý có thể sử dụng các công nghệ hồng ngoại, FHSS và DSSS
Phương pháp truy cập cơ bản của giao thức MAC IEEE 802.11 là DCF(Distribution Coordination Function), bản chất là một giao thức MAC đa truycập cảm nhận sóng mang có tránh xung đột (CSMA/CA - Carrier SenseMultiple Access with Collision Avoidance) Ngoài ra, IEEE 802.11 cũng có mộtphương pháp truy cập khác, đó là PCF (Point Coordination Function) hoạt độnggần tương tự như một hệ hỏi vòng (polling system)
Hình 1.8 Mô hình kiến trúc của IEEE 802.11
1.6.3 Tầng vật lý
Tầng vật lý của IEEE 802.11 hỗ trợ ba công nghệ: hồng ngoại, DSSS vàFHSS Tuy nhiên do dải thông thấp và ánh sáng mặt trời có thể làm mất tácdụng của sóng hồng ngoại nên tuỳ chọn này ít được sử dụng Phần dưới đây giớithiệu hai công nghệ chính là FHSS và DSSS đối với IEEE 802.11
1.6.3.1 Trải phổ nhảy tần (FHSS)
FHSS – Frequency Hopping Spread Spectrum (Trải phổ nhảy tần):FHSS sử dụng 79 kênh, mỗi kênh rộng 1MHz, bắt đầu từ phía cuối của dải tần2.4 GHz ISM FHSS có nghĩa là chuyển đổi sóng mang ở một tập hợp các tần số
Trang 15theo mẫu được xác định bằng một chuỗi mã PN Chuỗi mã ở đây chỉ có tác dụngxác định mẫu nhảy tần Tốc độ nhảy tần có thể nhanh hơn hay chậm hơn tốc độ
số liệu Trong trường hợp thứ nhất gọi là nhảy tần nhanh, trong trường hợp thứhai gọi là nhảy tần chậm Một bộ tạo số giả ngẫu nhiên được sử dụng để sinhchuỗi tần số muốn “nhảy tới” Miễn là tất cả các trạm đều sử dụng cùng một bộtạo số giả ngẫu nhiên giống nhau, và được đồng bộ hóa tại cùng một thời điểm,chúng sẽ nhảy tới tần “tần số” một cách đồng thời Thời gian tại mỗi tần số đượcgọi là “dwell time” là một tham số có thể điều chỉnh nhưng thường nhỏ hơn400msec Việc sinh ngẫu nhiên chuỗi tần số của FHSS cung cấp một cách đểđịnh vị phổ trong dải tần ISM không được quản lý Nó cũng cung cấp một cách
để đảm bảo an ninh dù ít ỏi vì nếu kẻ tấn công không biết được chuỗi nhảy tầnhoặc thời gian dwell time thì sẽ không thể nghe lén được đường truyền Đối vớikhoảng cách xa, có thể có vấn đề giảm âm, FHSS là một lựa chọn tốt để chốnglại điều đó Nó cũng giảm giao thoa sóng, do đó phổ biến khi dùng cho liên kếtgiữa các toà nhà Nhược điểm của nó là dải thông thấp (1-2 Mbps)
1.6.3.2 Trải phổ chuỗi trực tiếp (DSSS)
DSSS – Direct Sequence Spread Spectrum (Trải phổ chuỗi trực tiếp): Hỗtrợ tốc độ truyền tối đa lên tới 11 Mbps và là công nghệ được 802.11b sử dụng.DSSS đạt được trải phổ bằng cách nhân tín hiệu nguồn với tín hiệu giả ngẫunhiên Đây là hệ thống được biết đến nhiều nhất trong các hệ thống thông tin trảiphổ Chúng có dạng tương đối đơn giản vì chúng không yêu cầu tính ổn địnhnhanh hoặc tốc độ ổn định tần số cao Cơ chế làm việc của DSSS như sau: Bit
dữ liệu ban đầu được XOR với “chipping code” (hay còn gọi là hệ số trải phổ”.Kết quả, bit dữ liệu ban đầu được phân thành nhiều “bit con” (được gọi là các
“chip”) Mỗi chip được biểu diễn bởi 1 hoặc 0 Tất cả các chip này sau đó đượctruyền đi qua dải tần số lớn hơn rất nhiều so với luồng dữ liệu bình thường Phíanhận (với cùng mã “chipping code” như vậy), khi nhận được chuỗi chip thựchiện giải mã để lấy ra dữ liệu ban đầu
Có thể coi quá trình “chipping” là một dạng mã hóa nhằm tăng tính antoàn của dữ liệu trên đường truyền Một kẻ nghe lén phải tìm ra được dải tầnđược sử dụng để truyền tin và mã “chipping code” mới có thể lấy ra được thôngtin thực
Trang 16Hình 1.9 Quá trình “chipping”
1.6.3.3 So sánh FHSS và DSSS
FHSS không có quá trình xử lý độ lợi do tín hiệu không được trải phổ
Vì thế nó sẽ phải dùng nhiều công suất hơn để có thể truyền tín hiệu với cùngmức S/N so với tín hiệu DSSS Tuy nhiên tại ISM band theo quy định có mứcgiới hạn công suất phát, do đó FHSS không thể đạt S/N giống như DSSS Bêncạnh đó việc dùng FHSS rất khó khăn trong việc đồng bộ giữa máy phát và thu
vì cả thời gian và tần số đều yêu cầu cần phải được đồng bộ Trong khi DSSSchỉ cần đồng bộ về thời gian của các chip Chính vì vậy FHSS phải mất nhiềuthời gian để tìm tín hiệu hơn, làm tăng độ trễ trong việc truyền dữ liệu hơn sovới DSSS
Như vậy chúng ta có thể thấy DSSS là kỹ thuật trải phổ có nhiều ưuđiểm hơn hẳn FHSS
1.6.4 Tầng MAC
Giao thức MAC của IEEE 802.11 là khác so với giao thức MAC củaEthernet do sự phức tạp hơn của môi trường không dây Trong mạng Ethernet,một trạm khi muốn truyền gói tin chỉ phải đợi cho đến khi kênh truyền đượccảm nhận là rỗi Nếu khi truyền gói tin đi, không nhận được tín thiệu phản hồibáo nhiễu trong 64 bytes đầu tiên, frame được coi là phân phát đúng Trongmạng không dây, tình huống như vậy không thể áp dụng
Xét vấn đề trạm ẩn (hidden station) trong mạng không dây IEEE 802.11b:Trong chế độ ad hoc của IEEE 802.11b, hai nút chỉ có thể truyền thôngđược với nhau khi chúng ở trong phạm vi hoạt động của nhau Các nút bênngoài phạm vi hoạt động được coi là “không trông thấy (invisible)” Vấn đềtrạm ẩn xảy ra khi hai nút ở bên ngoài phạm vi hoạt động của nhau truyền dữliệu tại cùng một thời điểm tới một nút thứ ba (ở phạm vi hoạt động của hai nútkia) Do hai nút này ở ngoài phạm vi hoạt động của nhau nên không thể “cảmnhận” được tình huống này Xung đột sẽ xảy ra tại nút thứ ba
Trang 17Hình 1.10 Vấn đề trạm ẩn
A và C là ở ngoài vùng hoạt động của nhau C muốn truyền dữ liệu tới Bnhưng không thể “nghe” được rằng B đang bận, do đó C quyết định truyền tới
B, tại B xảy ra xung đột
Tác động của vấn đề trạm ẩn là cả hai nút A hoặc nút C không thể dò tìmxung đột do chúng ở ngoài phạm vi hoạt động của nhau Việc thiếu ACK chomỗi gói tin sẽ làm cho hai nút giả thiết rằng gói tin bị mất vì một vài lý do nào
đó Kết quả là cả hai sẽ truyền lại gói tin của chúng làm cho có thể xung đột lạixảy ra một lần nữa Điều này sẽ tiếp diễn cho đến khi hết thời gian của nút C và
B báo lỗi
Ngoài ra cũng có vấn đề ngược lại là exposed station:
Nút B gửi dữ liệu tới A, C muốn gửi dữ liệu tới D, do đó nó lắng nghekênh truyền Khi cảm nhận kênh truyền là không rỗi, nó kết luận sai rằng khôngthể truyền dữ liệu tới D Hơn nữa, hầu hết các kênh truyền sóng vô tuyến đều làkênh truyền bán song công – có nghĩa là chúng không thể truyền tin và lắngnghe phản hồi tại cùng một thời điểm đối với cùng một tần số đơn Kết quả là802.11b không sử dụng chiến lược CSMA/CD như của Ethernet
Hình 1.11 Vấn đề exposed station
C muốn gửi dữ liệu tới D nhưng lại cho rằng việc truyền tin đang bị lỗi
Để giải quyết vấn đề này, 802.11b hỗ trợ hai trạng thái hoạt động: DCF –không sử dụng bất cứ điều khiển tập trung nào (ở khía cạnh này tương tự nhưEthernet) và PCF - sử dụng một trạm cơ sở để điều khiển tất cả các hoạt độngtrong tế bào (cell) của nó Tất cả các cài đặt đều phải hỗ trợ DCF nhưng PCF làtuỳ chọn
1.6.4.1 DCF – Distributed Coordination Function
DCF về cơ bản là cơ chế đa truy cập cảm nhận bằng sóng mang tránhxung đột hay còn gọi là CSMA/CA (Carrier Sense Multiple Access withCollision Avoidance) Giao thức CSMA làm việc như sau: Khi một trạm muốntruyền tin, trạm phải cảm nhận kênh truyền Nếu kênh truyền là bận (ví dụ có
Trang 18một trạm khác đang truyền tin), trạm sẽ chờ trong một khoảng thời gian Sau đónếu kênh truyền được cảm nhận là rỗi, khi đó trạm được phép truyền tin Nhữnggiao thức như vậy là hiệu quả khi kênh truyền không phải tải lưu lượng quá lớn,tuy nhiên xung đột luôn có thể xảy ra vì các trạm cùng cảm nhận kênh truyền làrỗi và quyết định truyền tin tại cùng một thời điểm Chính vì vẩytong Ethernet
đã sử dụng CSMA kết hợp với việc dò tìm xung đột (Collision Detection – CD)
Dò tìm xung đột là một ý tưởng tốt đối với mạng LAN hữu tuyến, tuy nhiênkhông thể sử dụng kỹ thuật này trong trường hợp không dây do hai lý do sau:
Triển khai kỹ thuật dò tìm xung đột đòi hỏi sóng vô tuyến phải có khảnăng truyền song công (full duplex), nhận và truyền tin tại cùng một thời điểm.Điều này làm cho giá thành sản phẩm tăng
Trong môi trường không dây, không thể giả thiết rằng tất cả các trạmđều nghe thấy nhau – đây là giả thiết cơ bản trong chiến lược dò tìm xung đột.Ngoài ra khi một trạm muốn truyền tin và cảm nhận kênh truyền là rỗi, điều đókhông có nghĩa là kênh truyền là rỗi xung quanh khu vực của trạm nhận tin
1.6.4.2 PCF – Point Coordination Function
Là một chiến lược theo kiểu phân chia kênh truyền theo thời gian (TDM– Time Division Multiplex), liên lạc với mỗi nút theo kiểu round-robin Các nútchỉ được phép gửi dữ liệu trong khe thời gian được chỉ định cho chúng
Như vậy, trong chiến lược PCF cần phải có một điểm truy cập đóng vaitrò như một trạm điều phối BSS/ESS Điều này có nghĩa là không thể sử dụngchiến lược này khi các nút mạng hoạt động ở chế độ ad-hoc (IBSS)
1.7 Một số ứng dụng của mạng không dây
Công nghệ không dây ngoài các ứng dụng được sử dụng để kết nối truycập như các mạng hữu tuyến thông thường, công nghệ không dây còn giúpchúng ta có thể kết nối với các mạng LAN không dây công cộng hoặc cáchotspot miễn phí hoặc được tính phí, các hot spot có thể xuất hiện ở các hiệusách, trong các trường đại hoc, nhà đón khách ở sân bay, ở khách sạn, hay có thể
ở một tiệm cà phê…và có thể ở bất cứ nơi nào bạn cũng có thể làm việc trênlaptop của mình hoặc có thể truy cập Internet…Đó là một trong những ứng dụngđặc biệt quan trọng của mạng không dây mà các mạng hữu tuyến thông thườngkhông thể thực hiện được
Đặc biệt công nghệ mạng không dây còn được ứng dụng trong các lĩnhvực giải trí gia đình, trong việc tự động hoá căn nhà của bạn hay việc thiết lậpnối kết với xe hơi
Trang 191.7.1 Mạng giải trí gia đình
Công nghệ không dây thật sự có ý nghĩa trong các mạng giải trí gia đình
do chi phí tương đối thấp trong việc bổ sung tính năng không dây vào các thiết
bị và do tính tiện lợi mà nó mang lại cho bạn
Truyền đa phương tiện kỹ thuật số cũng cho phép bạn loại bỏ những ràocản hữu hình đối với sự truy cập phương tiện giải trí Thông qua việc sử dụngcác share mạng và server, bạn có thể truy cập những thư viện các file audio vàvideo kỹ thuật số bất cứ nơi nào bạn có vùng phủ sóng không dây, dẫn đến sựgiải trí và thông tin theo yêu cầu Một jukebox MP3 không dây cho phép bạnchọn nhạc mà bạn muốn nghe vào bất cứ lúc nào bằng cách download chỉ cáctrack từ thư viện audio trước khi bạn đi ra ngoài đến phòng tập thể dục hoặc đilàm
Với một Personal Video Recorder hoặc PVR bạn có thể ghi chỉ nhữngtrương trình mà bạn muốn và xem sau đó, và loại bỏ các quảng cáo thương mạinhằm cải tiến đáng kể chất lượng của những gì mà bạn xem
Đối với nhiều người, các games console (bàn điều khiển trò chơi) là ýnghĩa của từ “giải trí” trong các mạng giải trí gia đình Có một lý do tốt rằngngười ta muốn thêm công nghệ nối mạng không dây tốc độ cao vào các gameconsole của họ Bạn có thể tạo một môi trường chơi game nhiều người chơi khi
sử dụng một bridge không dây, nhằm tạo ra hành động thú vị hơn trong việcchơi game Bạn cũng có thể di chuyển bộ điều khiển đến nơi mà bạn cần
1.7.2 Tự động hoá căn nhà
Sự tự động hoá căn nhà mạng nhiều ý nghĩa khác nhau đối với nhiềungười Đối với một số người, sự tự động hoá căn nhà nghĩa là nhấn một nút điềukhiển từ xa và làm cho các đèn mờ dần trước khi bạn nghe tiếng ngô rang nổhoặc tắt các đèn bằng hai lần đập vào Clapper Đối với những người khác, sự tựđộng hoá điều khiển hệ thống bảo mật, cho phép kích hoạt một ổ khoá bằnggiọng nói, xác lập bộ ổn nhiệt hoặc điều khiển một hệ thống wi-fi Hầu hếtngười ta có khuynh hướng thực hiện sự tự động hoá căn nhà mỗi lần một phầnnhư: thiết bị ánh sáng cố định, các hệ thống điều khiển khí hậu, các hệ thốngđiện thoại, các hệ thống bảo mật (camera an ninh), các máy phun nước, hệ thốngbáo cháy được nối kết với internet hoặc với điện thoại di động…
Tủ lạnh Internet gia đình một sản phẩm Home Network có tính năng truycập Internet Tủ lạnh internet có một màn hình cảm ứng 15inch tháo rời được cóchức năng như một Monitor ti vi, màn hình máy tính, máy stereo, camera kỹ
Trang 20thuật số Tất cả trong một, bạn có thể gọi tủ lạnh từ điện thoại di động, PDA,hoặc bất kỳ thiết bị được vận hành bằng internet.
Trang 21CHƯƠNG 2 CÁC THIẾT BỊ MẠNG KHÔNG DÂY
2.1 Giới thiệu
Hiện nay mạng không dây được coi là một trong những bước tiến lớnnhất của ngành máy tính, nó đã trở nên phổ biến và dần được đưa vào sử dụngthay thế công nghệ mạng dùng dây Việc thiết lập một mạng không dây nghĩa làcấu hình và sử dụng nhiều sản phẩm phần cứng khác nhau Những sản phẩm này
có tất cả hình dạng và kích cỡ và có nguồn gốc từ một số nhà cung cấp nhưLinksys, Dlink, Microsoft Xbox…Các thiết bị nối mạng không dây thường gồmcác adapter mạng không dây, access point không dây, print server không dây…
2.2 Các Adapter mạng không dây
Để nối kết PC Notebook hoặc Desktop với một mạng không dây, bạncần phải mua và lắp đặt một Adapter WLAN riêng biệt gọi là các Card mạngkhông dây
Card mạng không dây giao tiếp máy tính với mạng không dây bằng cáchđiều chế tín hiệu dữ liệu với chuỗi trải phổ và thực hịên một giao thức truy nhậpcảm ứng sóng mang Máy tính muốn gửi dữ liệu lên trên mạng, card mạngkhông dây sẽ lắng nghe các truyền dẫn khác, card mạng sẽ phát ra một khung dữliệu Trong khi đó, các trạm khác vẫn liên tục lắng nghe dữ liệu đến, chiếmkhung dữ liệu phát và kiểm tra xem địa chỉ của nó có phù hợp với địa chỉ đíchtrong phần Header của khung phát bản tin hay không Nếu địa chỉ đó trùng vớiđịa chỉ của trạm thì trạm đó sẽ nhận và xử lý khung dữ liệu được, ngược lại trạm
sẽ thải hồi khung dữ liệu này
Các card mạng không dây khác nhiều so với các card mạng được sửdụng trong mạng LAN có dây Card mạng không dây trao đổi thông tin với hệđiều hành mạng thông qua một bộ điều khiển chuyên dụng Như vậy, bất kỳ ứngdụng nào cũng có thể sử dụng mạng không dây để truyền dữ liệu Tuy nhiên,khác với card mạng có dây, card mạng không dây là không cần bất kỳ dây nốinào Phần lớn các adapter có một trong ba loại cấu hình sau: PC Card (CardBus), USB hoặc PCI, tuy nhiên đã có những adapter mới xuất hiện gần đây được
sử dụng công nghệ Compact Flash và Bluetouth
Trang 222.2.1 Các Adapter WLAN PC Card
Các thành phần PC Card là những sản phẩm mỏng hình chữ nhật, gầngiống như một thẻ tín dụng dày trượt vào các khe PC Card của PC Notebook(hoặc PC desktop được lắp đặt một adapter đặc biệt)
Dạng viết tắt chính xác về mặt kỹ thuật hơn của những thành phần này làPCMCIA (Personal Computer Memory Card International Association), nhưngbởi vì không ai có thể đưa ra một cách khá tốt phát âm dạng viết tắt đó, ngànhcông nghiệp đã quyết định chọn cụm từ PC Card thay vào đó Thực tế khiPCMCIA phát triển và mang những tính năng 32 bit, nó đã trở nên nổi tiếng vớitên CardBus và phần lớn các sản phẩm của WLAN trên thị trường ngày nayđược thiết kế cho việc sử dụng notebook là thuộc loại CardBus
Hình 2.1 D-Linh DWL- G650 802.11b WLAN PCMCIA adapter
2.2.2 Các Adapter WLAN USB
USB đã trở thành loại Adpater WLAN phổ biến nhất thứ hai đang được
sử dụng mặc dù đứng sau CardBus/PC Card Các adapter mạng USB có cùngmột lý do cho sự phổ biến như bất kỳ thiết bị ngoại vi PC có một nối kết USB:Chúng thiết lập dễ dàng mà không cần mở hộp máy (case) của PC, và các phiênbản Windows bắt đầu với 98 Second Edition thường nhận biết phần cứng trênUSB mà không gặp khó khăn gì
Vấn đề thực sự duy nhất với các adapter USB là đối với những ngườidùng notebook, chúng không cung cấp cùng một khả năng mang chuyển dễdàng Các adapter USB được gắn bằng một cáp USB, do đó nó lòng thòng bênmột sợi chỉ nếu bạn cố mang nó đến bất cứ nơi nào
Tuy nhiên, các adapter USB hoạt động hoàn hảo với PC desktop hoặcvới một notebook mà bạn không dự định di chuyển nhiều cho lắm Chúng cókhuynh hướng rẻ hơn các PC Card và điều mà các PC hiếm khi có: một anten.Kết hợp anten của một card truy cập với anten của một adapter USB và bạn có
cơ hội tốt hơn để duy trì khả năng nối kết giữa các thiết bị so với bạn thực hiệnbằng các card PC
Trang 23Hình 2.2 D-Link DWL- G122 802.11b WLAN USB
2.2.3 Các Adapter WLAN PCI
Các adapter không dây cho giao diện PCI được tìm thấy trong tất cả PCngày nay ít hơn nhiều so với các phiên bản PC Card, và thậm chí ít hơn nhiều sovới các adapter USB Một lần nữa lý do là hâu hết các máy tính desktop nối kếtqua cáp Ethernet qua các adapter Ethernet được lắp đặt bên trong PC Nhưng khinối mạng không dây trở nên phổ biến hơn, đặc biệt trong gia đình và trong vănphòng được chuyển đổi từ căn nhà, những phiên bản này cùng với phiên bảnUSB mang một vai trò quan trọng khác
Hình 2.3 D-Link DWL- G520 802.11b WLAN PCI adapter
2.3 Các Access Point
Các acces point (AP) không dây còn được gọi là các base station (trạm
cố định) không dây đã trở thành một thành phần quan trọng cho bất kỳ mạngkhông dây vượt ngoài trạng thái ad hoc đơn giản AP thực hiện một số chứcnăng quan trọng nhưng công việc chính của nó trong vai trò chính của nó là cóchức năng như một trạm dẫn đường cho sự lưu thông không dây trên mạng.Nhiều mạng không dây sử dụng nhiều AP, mỗi AP có chức năng chính xác nhưmột trạm dẫn đường mở rộng phạm vi của WLAN bằng việc cung cấp thêm cácđiểm nối vật lý Trong các mạng nhỏ hơn, một AP cung cấp một máy phát vàmáy thu tập trung cho tất cả các PC trên mạng, định tuyến sự lưu thông qua lạicác adapter không dây khác nhau trong khi cung cấp cho tất cả khách hàng sựtruy cập đến một hoặc nhiều mạng hữu tuyến
Hình 2.4 Aironet 1000 series lightweight access point
Trang 24Các access point có nhiều hình dạng, kích cỡ và cấu hình Tuy nhiên, bất
kể chúng có thể khác nhau như thế nào nhưng tất cả AP có chung những thànhphần sau:
Anten: Chức năng chính của access point là phát và thu các tín hiệu vô
tuyến từ những thiết bị không dây khác trên mạng Để đảm bảo khả năng tốtnhất cho việc thực hiện điều này, các nhà sản xuất gắn tối thiểu một anten vàohộp và một số AP được tạo với hai anten Bạn có thể điều chỉnh anten theo nhucầu để duy trì khả năng nối kết với những thiết bị không dây khác bất kể chúngnằm ở đâu và bất kể những gì nằm giữa chúng
Cổng Ethernet: mục đích của một AP là tạo một trạng thái
infrastructure, điều này có nghĩa là nối kết với một mạng dựa vào Ethernet hiện
có Mạng hữu tuyến này không nhất thiết sẽ là một mạng cục bộ (LAN), thayvào đó nó có thể là một mạng diện rông (WAN) của nhà cung cấp dải rộng.Nhiều AP có chức năng vừa là các Router mạng vừa là các thiết bị Ethernet vàloại này cung cấp các cổng Ethernet mà bạn có thể sử dụng để nối kết vớiModem của nhà cung cấp dải rộng hoặc một router ngoài cho LAN của bạn
Đèn chỉ báo LED: Giống như phần lớn thiết bị nối mạng, các access
point cung cấp đèn nhỏ (LED) nhằm cho bạn biết điều gì đang xảy ra vào bất cứthời điểm nào Thực tế, khi bạn bắt đầu sử dụng thiết bị nối mạng cùng vớinhau- Modem dải rộng, Router và AP, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng bạn cóthể tắt các đèn trên đầu trong phòng và có một đèn nhấp nháy từ các LED.Những LED này cho bạn biết một số chi tiết quan trọng chẳng hạn như AP cóthiết lập một nối kết với mạng hữu tuyến và nó có truyền và thu dữ liệu từnhững thiết bị không dây hay không
Nút Reset: Đôi khi bạn không thể làm cho access point hoạt động,
thường sau khi bị mất điện hoặc sau khi bạn đã thực hiện các thay đổi quantrọng đối với cấu hình mạng, chẳng hạn như chuyển đổi từ một nhà cung cấpDSL sang một nhà cung cấp cáp Trong trường hợp này, một khi bạn đã sử dụnghết tất cả tuỳ chọn cấu hình, nút reset có thể là một người bạn tốt nhất
Dây nguồn: Dù tin hay không, thành phần này rất quan trọng Các
access point đòi hỏi nguồn điện riêng của chúng, một việc vốn giới hạn các vị trí
mà bạn có thể đặt chúng trong đó Yêu cầu này thường không đưa ra vấn đề khiđịnh vị trí AP chính, nhất là trong một mạng infrastructure nó có khuynh hướngnằm gần PC chính (để chạy một cáp nối mạng từ các cổng Ethernet của AP đếncổng Ethernet của PC) nhưng trong nhiều trường hợp bạn sẽ muốn đặt các APphụ ở những vị trí chiến lược dành cho các mục đích thu tín hiệu Đôi khi điều