TỔNG CỤC THỐNG KÊ VIEN KHOA HOC THONG KE
†
ĐỀ TÀI KHOA HỌC
-.NGHIÊN CỨU, SỬA ĐỔI VÀ HỆ THỐNG HOÁ
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ CHO PHÙ HỢP -
VỚI YÊU CẤU QUẢN LÝ MỚI (1996 - 2000)
sÀ
Trang 2CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI
,
PTS Tăng Văn Khiên KS Phạm Đình Trân PTS Vũ Mạnh Hà
‘KS Dao Ngoc Lam
| PTS Nguyén Thé Léc PGS PTS Nguyễn Sinh Cúc
S Vũ Văn Tuấn
PTS Nguyễn Hải
Viện Trưởng Viện KHTK
Chủ nhiệm đề tài
Q Vu Truéng Vụ Phương pháp chế độ
Phó Chủ nhiệm
Chuyên viên Viện KHTK
_ Thư kí
Chuyên viên P.I
Vụ Trưởng Vụ XDCB-GTVT
Vu Trưởng Vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vụ Trưởng Vụ Công nghiệp
Trang 32 Lời nói đầu
Chế độ báo cáo thống kê cùng với chế độ điều tra thống kê là hai hình
thức cơ bản để thu thập số liệu thống kê
Hai hình thức này có mối quan hệ tương hỗ bổ sung cho nhau Phạm vi
Ap dụng hình thức báo cáo hay hình thức điều tra thường khơng có danh giới cố định, mà tuỳ thuộc vào tính chất của nhu cầu thông tin, vào cơ chế quản lí, vào
trình độ hạch toán cụ thể và khả năng của bộ máy thu thập thông tin trong từng
-thời kì
Do tính chất và đặc điểm của mỗi hình thức thu thập số liệu này đều có ưu thế và nhược điểm nhất định, vấn đề quan trọng là khéo léo kết hợp hài hoà giữa báo cáo thống kê và điều tra thống kê để phương pháp thu thập số liệu thống kê đạt được chất lượng và hiệu quả cao nhất với chỉ phí thấp nhất
Đề tài "Nghiên cứu sửa đổi và hệ thống hoá chế độ báo cáo thống kê cho
phù hợp với cơ chế quản lí mới (thời kì 1996 - 2000)" có nhiệm vụ trên cơ sở lí
luận khoa học thống kê và thực tiễn nước ta nghiên cứu đề xuất những giải pháp
cơ bản nhằm cải tiến chế độ báo cáo thống kê hiện hành, trước mắt áp dụng cho những năm tới
Báo cáo đề tài gồm có 3 chương:
Chương I: Cơ sở lí luận về chế độ báo cáo thống kê
Trang 4Đề tài này do Viện Nghiên cứu Khoa học, thuộc Tổng cục Thống kê chủ
' trì với sự tham gia của các Vụ của Tổng cục Thống kê, một số cục thống kê
tỉnh, thành phố có đên quan `
Kết quả nghiên cứu của để tài góp phần làm sáng tỏ thêm quan niệm về
báo cáo thống kê trong tình hình mới và từ đó có giải pháp nâng cao chất lượng
._ báo cáo thống kê góp phần to lớn hơn trong quần lí kinh tế xã hội của đất nước
Trang 5CHUONG |
CO SG LY.LUAN VE CHE DO BAO CAO THONG KE Chế độ báo cáo thống kê (BCTK) là một trong hai hình thức cơ bản để thu thập số liệu thống kê
Các nước trên thế giới đều đồng thời sử dụng chế độ BCTK song song với chế độ điều tra thống kê,
Do điều kiện chính trị - xã hội, chủ yếu là do cơ chế quản lí kinh tế - xã
hội cụ thể, mỗi nước có mức độ vận dụng phương pháp này hay phương pháp
kia nặng, nhẹ, nhiêu ít khác nhau
Song dù là BCTK hay điều tra thống kê, hình thức nào cũng có những
nguyên tắc chỉ phối nhất định
Trên lí thuyết và thực tiễn, chế độ BCTK có ưu thế gắn bó mật thiết và
thường xuyên với quá trình hoạt động kinh tế xã hội trội hơn so với điều tra
thống kê
Chế độ báo cáo thống kê có tính ổn định tương đốt về nội dung thông tin,
về đối tượng cung cấp thông tin, về hoạt động thường xuyên liên tục của bộ
máy thu thập thông tin, bảo đảm cho hệ thống BCTK từ đưới lên trên được
thông suốt kịp thời -
_ Còn điều tra thống kê thường mang tính thời điểm, kém ổn định hơn: có
điều kiện thì tiến hành, có điều kiện đến đâu thì làm đến đó Vì vậy trong điều
tra thống kê tuy khối lượng số liệu thống kê cơ bản thu thập được rất lớn và
phong phú nhưng không thể tiến hành thường xuyên mà thường co dãn về nội dung thông tin; về đối tượng điều tra, về phạm vi và thời hạn điều tra đồng
Trang 6nào, địa phương nào; ngành nào cũng được điều tra), thời gian chuẩn bị và tiến hành điều tra, xử lí SỐ, liệu thường kéo dài (có khi 2-3 năm sau mới có số liệu
điều tra chính thức),
Đề xây dựng chế độ BCTK, cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
1 Chế độ BCTK phải đầm bảo đáp ứng tốt nhất nhụ cầu thôn: tin thudng xuyên và có kì han ngắn cud người sit dung tin
1.1 BCTK chỉ có thể thoả mãn những nhu cầu thông tín quan trọng nhất,
có tính chất thường xuyên; tương đối ổn định lâu dài và có tính hệ thống theo
từng chu kì ngắn (Thường là một năm trở xuống) Còn điều tra thống kê thường
đáp ứng yêu cầu thông tin đột xuất, nhất thời, khơng mang tính hệ thống, ổn định cao Đây là danh giới cơ bản để phân biệt chỉ tiêu đưa vào chế độ BCTK ` với chỉ tiêu điều tra thống kê
1.2 Xét theo nhu cầu sử dựng tin, có hai cấp độ cơ bản:
a Nhu cầu thông tin của tầm vĩ mô - chiến lược: phục vụ xây dựng và chỉ
đạo qui hoạch, kế hoạch, chính sách, đường lối phát triển trên phạm vi cả nước, - từng vùng và địa phương, từng ngành và lĩnh vực KTXH trọng yếu
Khái niệm tầm (hoặc cấp) vĩ mô bao hàm tầm chỉ đạo chiến lược của các cấp, các ngành, không phải chỉ bó hẹp cho Nhà nước Phục vụ tâm vĩ mô là
phục vụ các cấp, các ngành trước hết là cấp Nhà nước (Chính phủ) thực hiện được chức năng chỉ đạo chiến lược
b Nhu cầu thông tin của tầm (cấp) vĩ mơ có tính chất phục vụ sự chỉ đạo
điều hành và quản lí các hoạt động KTXH cụ thể, trong đó có cả các hoạt động quản lí Nhà nước của các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp cơ sở
Trang 7CHUONG TRINH - KẾ HOẠCH BÁO CÁO THỐNG KÊ THỐNG NHẤT trên phạm vi
quốc gia, bao trùm cả các ngành, các lĩnh vực KTXH chủ yếu, các vùng lãnh
thổ và địa phương ˆ
Cồn nhu cầu thông tin cấp vi mô phục vụ chỉ đạo điều hành và quản lí
từng hoạt động KTXH cụ thể, được tổ chức linh hoạt hơn, tuỳ thuộc vào yêu
cầu và trình độ quản lí của các loại doanh nghiệp, các loại đơn vị KTXH nhất
định, các ngành quản lí sản xuất kinh doanh cụ thể
1.3 Tương ứng với hai tầm quản lí vĩ mô và vi mô, chế độ BCTK cũng
được tổ chức theo hai kênh cơ bản:
a Kênh BCTK Nhà nước (Còn gọi là kênh BCTK tổng hợp hoặc kênh
-BCTK các cấp ) do Tổng cục Thống kê trực tiếp phụ trách, có nhiệm vụ chủ
yếu đáp ứng yêu cầu thông tin tầm vĩ mô
b Kenh BCTK các ngành do các bộ, các ngành TW trực tiếp phụ trách,
có sự phối hợp và chỉ đạo về nghiệp vụ của Tổng cục Thống kê, vừa đáp ứng
yêu cầu quản lí vi mô trong phạm vi nội bộ ngành (Tĩnh vực) và các đơn vị cơ sở của ngành, vừa cung cấp thông tin cho yêu cầu quản lí vĩ mơ
2 Chế độ BCTXK phải phù hợp với tinh chất và yêu cầu của cơ chế quản lí:
Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung - bao cấp trước đây, Nhà nước có thêm chức năng kinh tế trực tiếp nên chế độ BCTK có nhiệm vụ phục vụ các
cấp, các ngành và Nhà nước điêu hành kế hoạch mà chủ yếu là điêu hành sản
xuất kinh doanh cụ thể, theo kế hoạch Nhà nước Vì vậy chế độ BCTK rất nang
nề mà vẫn không vươn tới được tầm vĩ mô của cơng tác quản lí toàn xã hội
Trang 8chủ và cạnh tranh, nên số đơn vị tham gia hoạt động KTXH tăng lên rất nhiều, ' nội dung hoạt động rất cơ động, đa dạng, qui mô tổ chức và trình độ quản lí rất chênh lệch nhau Song khuynh hướng chung là đơn vị nào, dù to hay nhỏ, cũng muốn hoạt động kinh doanh khép kín, đa ngành, liên ngành, vươn ra xa kể
cả tới nước ngoài, nhằm lợi nhuận tối đa Do tính chất kinh doanh tổng hợp cao
của các doanh nghiệp như vậy, nên chế độ BCTK cũng phải chuyển hướng báo cáo tổng hợp hoá, đa ngành hơn là báo cáo chuyên ngành như trước
Đây là một tình hình phải tính đến khi thiết kế xây dựng chế độ BCTK
cho các đơn VỊ cơ sở, cho các ngành, các cấp
3 Chế độ BCTK phải dưa trên cơ sở nguồn số liêu có thể thụ thập được qua
đăng kí, ghỉ chép thường xuyên trên số sách hoặc thông qua kiểm tra, kiếm
soát một cách đơn giản (như kiểm kê phanh, như đo đạc, khảo sát trực tiếp Ở một thời điểm nhát định;) Tuy nhiên với trình độ tổ chức hạch tốn hiện nay,
hình thức phổ biến, thông dụng nhất là dựa trên các chứng từ sổ sách kế toán và
các hồ sơ quản lí hành chính sắn có của các đơn vị (có sự chấn chỉnh, kiện toàn
hơn)
Những thông tin nào, những loại đơn vị nào không có điều kiện và khả
năng tổ chức theo dõi ghi chép thường xun thì khơng thể vận dụng chế độ
BCTK mà phải thông qua điều tra thống kê để thu thập số liệu
4 Chế độ BCTK, đặc biệt là BCTK phục vụ quản lí vĩ mô, nhất thiết phải được tổng hợp, hệ thống hoá từ dưới lên trên, từ nhiều ngành, nhiều cấp lên
tổng hợp chung cả nước
Phương tiện chủ yếu dùng để tổng hợp là các bảng biểu được thiết kế
Trang 9“Tổng hợp và hệ thống hoá BCTK cùng phải tuân thủ theo mnột chương
trình thống nhất về khơng gian và thời gian cụ thể phục vụ các cấp, các ngành
sit dung tin "
Phạm vi không gian trước hết là trên phạm vi cả nước Kèm theo đó, tuỳ
theo yêu cầu cụ thể có thể tổng hợp và hệ thống hoá riêng theo từng lĩnh vực
- hoặc ngành KTXH, theo từng chương trình dự án KTXH quan trọng, theo từng
vùng, địa phương, theo cấp quần lí TW, địa phương
Phạm vi thời gian: theo các kì báo cáo đã qui định như báo cáo đột xuất,
báo cáo tháng, quí, báo cáo năm Những chỉ tiêu vượt quá thời hạn trên 1
năm/lần, thường không đưa vào chế độ BCTK
Hiệu quả của BCTK tuỳ thuộc vào thời gian tính Phải phấn đấu làm sao
qui trình thu thập, xử lí thơng tin có độ thời gian ngắn nhất Chỉ có tự động hố
các khâu truyền đưa và xử lí thơng tin mới góp phần giải quyết nhiệm vụ nặng né nay
5 Chế độ BCTK phải được cấp có thẩm quyên chính thức ban hành để có
hiệu lực pháp lí cao - ộ
-_ Văn bản ban hành phải qui định chặt chẽ và thống nhất về chỉ tiêu báo cáo, về phạm vi báo cáo, về thời hạn báo cáo, về trách nhiệm của cơ quan, đơn
vị, cá nhân báo cáo, trách nhiệm của cơ quan nhận báo cáo.v.v
_ Kỉ luật BCTK phải bảo đảm cho chế độ BCTK được thực hiện nghiêm
túc, ngăn ngừa và khắc phục mọi hiện tượng sai trái, vi phạm phương pháp chế độ trong việc lập và gửi báo cáo Cơ quan nhận báo cáo phải kiểm tra tính chính xác của BCTK do cấp dưới gửi lên và thường xuyên tổ chức thanh tra việc thực
Trang 106 Chế độ BCTK phải có tính khả thí cao Tính khả thì tuỳ thuộc chủ yếu vào
` sự cân đối tích cực giữa hai yếu tố: nhu cầu và khả năng
a Nhu cdu: La một thực thể khách quan, là mục tiêu phải đáp ứng vì vậy phải có sự tính tốn, cân nhắc, chọn lọc một cách nghiêm túc để xây đựng hệ
thống chỉ tiêu báo cáo đủ mức cẩn thiết với qui trình thu thập xử lí thơng tin hợp lí, tối ưu nhất, không hạ thấp yêu câu khi có điêu kiện đáp ứng
b Khả năng: Là yếu tố chủ quan, phải vươn lên ngang tầm như cầu đỏi
hỏi Đó là trình độ của bộ máy tổ chức và cán bộ thực hành, dù có chuyên trách
hoặc kiêm nhiệm, nhưng phải có năng lực và hoạt động thường xuyên, được trang bị phương tiện công cụ hiện đại cần thiết -
Tính chất hoạt động thường xuyên, liên tục theo một qui chế thống nhất,
chặt chế của bộ máy làm BCTK là đặc điểm nổi bật nhất so với bộ máy làm
điều tra thống kê (chỉ có tính chất nhất thời)
Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, với quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố - hiện đại hoá, việc nâng cao trình độ thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bệ và trang bị kĩ thuật hiện đại không cịn là khó khăn q lớn, có thể
giải quyết trong một thời gian tương đối ngắn
7 Chế độ BCTK phải đất trong mối quan hệ qua lai biên chứng, quan hệ tương hỗ với chế đô điêu tra thống kê, hợp thành hệ thống phương pháp thu
thập thông tin thống kê hiện đại, hoàn chỉnh
Bản thân chế độ BCTK dù có hồn thiện cũng chỉ đáp ứng được một bộ phận nhất định trong tổng nhu cầu thông tin rộng lớn của các đối tượng sử dụng tin Hơn nữa nhiều hiện tượng quá trình phức tạp lại chỉ có thể thu thập thông tin thông qua điều tra thống kê Trong nhiều trường hợp, điều tra thống kê được tiến hành nhằm kiểm tra, đánh giá chất lượng các báo cáo thống kê, Ngược lại
Trang 11số liệu báo cáo thống kê có tác dụng làm cơ sở tin cậy để vận đụng các phương
pháp điều tra thống kê, Cơ chế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta vẫn
tạo khả năng thực hiện ngày càng tốt hơn chế độ BCTK theo hướng tỉnh giản,
thiết thực
Phải khéo léo sử dụng kết hợp hài hồ cả hai hình thức thu thập thông tin này, tránh mọi khuynh hướng tuyệt đối hoá chế độ BCTK hoặc ngược lại, chỉ
đơn thuần một chiều để cao điều tra thống kê, hạ thấp vai trò tất yếu khách
quan của BCTK trong cơ chế thị trường
Trang 12CHƯƠNG HAI
QUA TRINH VA THUC TRANG BAO CAO THONG KE
Trước đây, ở nước ta, cũng như các nước xã hội chủ nghĩa khác, Nhà
nước lãnh đạo toàn diện nền kinh tế quốc dân Ngoài chức năng quản lí Nhà
nước, cịn có chức năng điều hành kinh tế trực tiếp, chỉ phối các hoạt động kinh
tế xã hội thông qua kế hoạch hoá tập trung bao cấp Quan hệ giữa Nhà nước và các chủ thể trong xã hội nói chung là có sự ràng buộc chặt chế Trên nhiều lĩnh vực, còn thể hiện rõ mối quan hệ trực tiếp giữa lãnh đạo và bị lãnh đạo Tình hình đó tạo ra khả năng cho phép vận dụng rộng rãi chế độ BCTK
Trong thực tế, nên kinh tế với hình thức cơng hữu hoá và tập thể hoá cao chiếm ưu thế, qui luật phát triển có kế hoạch phát huy tác dụng thì chế độ báo
cáo thống kê không ngừng được tăng cường và mở rộng, chủ yếu là do các đơn
vị kinh tế quốc doanh và tập thể thực hiện bắt buộc thông qua chế độ cung cấp vật tư, tién vốn và giao nộp sản phẩm theo kế hoạch Nhà nước chỉ phối Một bộ :
phận quan trọng trong chế độ BCTK còn lại là do các cơ quan quản lí Nhà nước đảm nhận theo chức năng quản lí hành chính, quản lí kinh tế, quan lí xã hội của
các bộ, ngành, các sở chuyên môn,
Những năm đầu thập kỉ 80 trở về trước, khi kế hoạch chiếm vị trí chủ yếu trong cơ chế quản lí, thì cơng tác thống kê cũng xuất hiện tình trạng lấy báo cáo
_ thống kê làm phương tiện và hình thức chủ yếu để thu thập số liệu Quan điểm
thịnh hành lúc đó nhấn mạnh quan hệ giữa Nhà nước và các cơ sở kinh tế xã -
hội chủ yếu thông qua kế hoạch hoá cung cấp vật tư, thiết bị, tiền vốn và tiêu
thụ, giao nộp sản phẩm theo nghĩa vụ, pháp lệch thì tất yếu các cơ sở (và các
cấp trên cơ sở) bất buộc phải thực hiện chế độ báo cáo thống kê trực tiếp
Trang 13Nhà nước thực hiện chức năng giám sát, điều hành và quyết toán kế hoạch _ Những chỉ tiêu đưa vào chế độ BCTK cho từng loại cơ sở kinh tế xã hội thường bao trùm và nhiều hơn các chỉ tiêu kế hoạch được giao Đáng chú ý là kinh phí chi cho việc làm BCTK đều do các cơ sở sản xuất - kinh doanh tự lo liệu, Nhà nước (Tổng cục Thống kê) không phải đài thọ kinh phí như trong điều tra thống
kê nên càng thêm chỉ tiêu báo cáo, thêm kì báo cáo càng đỡ phải điều tra
càng tốt Bên cạnh những mặt tích cực thu thập được một khối lượng thông tin
ngày càng lớn, đáp ứng yêu cầu kế hoạch hoá Song hậu quả là chế độ BCTK -
ngày một nặng nề, tình trạng lạm phát các chỉ tiêu, biểu mẫu ở các cấp, các ngành là nghiêm trọng, gây ra khó khăn ách tắc trong khâu thu thập thông tin
Theo số liệu tổng kết thì trong thời gian đó, chỉ tính riêng hệ thống chỉ
tiêu thống kê nói chung do Nhà nước ban hành, có tới 4/5 tổng số chỉ tiêu thuộc
diện BCTK
Trong chế độ BCTK lại có nhiều loại khác nhau về hình thức báo cáo
nhưng không khác nhau về tính chất, nội dung như báo cáo tiến độ, báo cáo đột
xuất, báo cáo nhanh, báo cáo ước tính, báo cáo chính thức hoặc kết hợp cả
báo cáo ước tính và báo cáo chính thức trên một biểu
ˆ Về thời hạn báo cáo: Báo cáo tiến độ theo chư kì 5-7 ngày hoặc 10
ngày/1 lần; Báo cáo ước tính kì này phải kèm theo báo cáo chính thức kì trước và được gửi tới Tổng cục Thống kê trước ngày 25/tháng nên cơ sở phải lập báo
cáo chậm nhất là ngày 15 Vì vậy số liệu ước tính dần dân thốt li thực tế, cịn số liệu chính thức lại quá rauộn nên khơng có tác đụng kịp thời
Trước nguy cơ chế độ BCTK bị suy yếu Tổng cục Thống kê đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung, cải tiến chế độ BCTK, song vẫn lúng túng Khơng thốt khỏi
cơ chế hành chính bao cấp
Trang 14Bước vào thời kỉ đổi mới, trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài cấp
` Nhà nước "Những cơ gở lí luận và thực tiễn để cải tiến hệ thống hạch toán và
thống kê phục vụ yêu cầu đổi mới cơ chế quản lí ở nước ta hiện nay", Tổng cục
Thống kê đã từng bước chuyển đổi hệ thống chỉ tiêu và đổi mới phương pháp ˆ
thu thập thông tin thống kê từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang co
chế thị trường và hoà nhập vào thống kê quốc tế
Chế độ báo cáo thống kê và điều tra thống kê do Tổng cục Thống kê ban hành cuối năm 1990 để áp dụng cho thời kì 1991-1995 trên các lĩnh vực kinh tế - Xã hội khác nhau, tuy có được tiếp tục bổ sung, sửa đổi và chưa hoàn thiện,
song đã đánh dấu bước đổi mới cơ bản về hệ thống chỉ tiêu và phương pháp thu
thập thông tin
Quan điểm đổi mới phương pháp thu thập thông tin thống kê là không tuyệt đối hố mặt hình thức, phương pháp thu thập thông tin nào mà phải lựa
chọn hình thức nào cho phù hợp với từng chỉ tiêu cụ thể, với từng ngành kinh tế, từng thành phần kinh tế của các đơn vị báo cáo
Như vậy chế độ BCTK đã được tinh giản rõ rệt:
- Giảm đáng kể nhiều chỉ tiêu có tính chất tác nghiệp và những chỉ tiêu chuyên ngành không cần thiết;
- Tăng thêm nhiều chỉ tiêu mới phát sinh theo yêu cầu quản lí cơ chế Zt
mol;
- Dãn bớt thời gian báo cáo, giảm hẳn số lần, số biểu báo cáo.v.v
Ngay đối với các doanh nghiệp quốc doanh, số lượng chỉ tiêu báo cáo chỉ
giữ lại ở mức thật cần thiết, nhất là trong báo cáo hàng tháng, mỗi loại doanh
Trang 15nghiệp chỉ còn báo cáo 1-2 chỉ tiêu, chủ yếu là chỉ tiêu giá trị sản xuất và sản
' phẩm chủ yếu a
Bảng so sánh số lượng chỉ tiêu BCTK định kì ở hai thời điểm trước 1990 và cuối năm 1995 sau đây sẽ chứng minh sự tỉnh giản đó: -
Trước 1990 Cuối 1995 % 1995 so với 1990
Tổng số chỉ tiêu báo cáo — 6H 315 51,5
Trong đó: l
Báo cáo tháng 69 48 69,6 Báo cáo quí : 209 48 23,0
Báo cáo năm 228 112 49,1
Chính nhờ có sự đổi mới chế độ BCTK, nên trong những năm qua, mặc dù có nhiều sự xáo trộn trong khâu tổ chức, bộ máy (Đặc biệt là tại các cơ sở
sản xuất kinh doanh và thống kê cấp huyện) ngành thống kê vẫn thu thập được
một khối lượng thông tin định kì phục vụ kịp thời TW và Chính phủ chỉ đạo
công cuộc đổi mới Gần đây, Tổng cục Thống kê với sự phối hợp của các Bộ
ngành đã ban hành các hệ thống chỉ tiêu BCTK cho các Tổng công ty Nhà
nước, cho các công ty liên đoanh với nước ngoài,
Tuy nhiên do bị hạn chế của thực tiễn khi xây dựng chế độ BCTK thời kì 1991-1995, cơ chế thị trường còn đang chuyển đối, chưa hình thành rõ nét, nên không tránh khỏi những nhược điểm, thiến sót
Nhìn chung chế độ báo cáo hiện hành vẫn còn nhiều ảnh hưởng của cơ
chế cũ, chưa thật phù hợp với cơ chế thị trường, chưa đáp ứng được yêu cầu ứng
dụng hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), chưa tập trung phản áh những vấn đề quan trọng nhất của đất nước đang diễn biến mau lẹ và phức tạp trong cơ chế
Trang 16
thị trường, theo yêu cầu quản lí vĩ mơ, các chỉ tiêu so sánh quốc tế cịn nhiều ' tơn tại trong việc lựa chon chi tiêu và phương pháp tính toán, chuyển đổi
Trong chừng mực nhất định, ở đây, đó đã xuất hiện khuynh hướng lơi
long, dé đặt đối với BCTK, muốn chuyển sang chế độ điều tra thống kê nhiều
chỉ tiêu lẽ ra có thể đưa vào chế độ BCTK để có thể phát huy tác dụng thường
xuyên hơn :
Hién trang chi yéu vé tình hình BCTK có thể tóm tắt như sau:
1 Nội dung chế độ BCTK chưa phản ánh được khái quát, tổng hợp tình hình KTXH theo chu kì ngắn hạn, cịn đáng dấp một tập hợp đơn thuần các lĩnh
vực, ngành KTXH
Nhược điểm lớn nhất là chưa có chỉ tiêu tổng hợp đánh giá sự tăng trưởng
kinh tế (ít nhất là 6 tháng/lần hoặc ngắn hạn hơn) Ví dụ, chỉ tiêu Tổng sản " phẩm trong nước (GDP) như một số nước đã tính hàng tháng Hoặc có thể thay
bằng một số chỉ tiêu thống kê tổng hợp tương đương, có giá trị phản ánh sự tăng trưởng chung
2 Hệ thống chỉ tiêu còn khập khiếng, thừa không đáng kế nhưng thiếu
nhiễu chỉ tiêu theo nhu cầu thông tin nhanh nhậy, đặc trưng của cơ chế thị trường Ngoài những hệ thống chỉ tiêu chuyên ngành truyền thống, chưa có các
hệ thống chỉ tiêu về tài nguyên, môi trường, môi sinh, về khoa học cơng nghệ, ©
về đầu tư trang thiết bị kĩ thuật mới, về tệ nạn xã hội, về tội phạm, v.v mà xã _
hội quan tâm ,
Bên cạnh những chỉ tiêu về vốn đầu tư thực hiện theo kế hoạch Nhà tiước, về giá trị sản xuất, doanh số kinh doanh dịch vụ, xuất nhập khẩu, chỉ số | gid hang tiéu ding, chi số giá vàng, đơla, số hộ thiếu đói trong nông dân đã được đưa vào báo cáo định kì hàng tháng, cịn trống vắng nhiều chỉ tiêu quan
Trang 17trọng phản ánh được diễn biến tình hình và xu thế tăng trưởng chung hàng
thing, hàng quí như tỉ lệ lạm phát (nay dùng chỉ số giá lẻ hàng tiêu dùng thay cho tỉ lệ lạm phát là không hợp I0, tỉ lệ thất nghiệp, bội thu-chỉ ngân sách Nhà nước, tiền tệ qua quï ngân hàng và kho bạc, hoặc chuẩn bị cho thời kì tới như thị trường chứng khoán.v.v
3 Chế độ BCTK mới ban hành từ năm 1990 đến nay qua 5-6 năm vẫn chưa được chuẩn hoá vẻ nội dung chỉ tiêu, phương pháp tính tốn, để có thể tổng hợp, hệ thống hoá một cách khoa học Nhiều điểm được qui định trước đây đến nay tình hình đã thay đổi trong đó có cả những qui định mới về chính sách,
về chế độ quản lí của Nhà nước, nhưng trong báo cáo thống kê vẫn chưa được
sửa đổi theo tỉnh thần mới
Một vài ví dụ điển hình, như sản lượng lương thực qui thóc bao gồm cả lúa, ngô, khoai lang, sắn, khoai nước, rong giéng, khoai tây với hệ số qui đổi
của thời kì "tự cấp, tự túc” không tính đến các yếu tố chất lượng dinh dưỡng, giá trị đến nay vần chưa được sửa đổi, cho phù hợp với xu hướng thị trường trong nước và quốc tế
Trước đây nuôi trồng thuỷ sẵn được coi là một bộ phận của ngành chăn nuôi và được xếp vào ngành nơng nghiệp, do đó đất nông nghiệp bao gồm cả
diện tích mặt nước như ni trồng thuỷ sản Đến nay thuỷ sản là một ngành cấp I trong đó ni trồng thuỷ sản là một ngành của thuý sản, tách khỏi chăn nuôi của nông nghiệp Song diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản vẫn cịn nằm
trong đất nơng nghiệp như trước
Ngay trong nội bộ Tổng cục Thống kê, cùng một chỉ tiêu cách tính tốn
cũng khác nhau Ví dụ, giá trị sản xuất của lâm trường quốc đoanh Vụ Nông
Lâm nghiệp (Cùng Bộ Lam nghiệp cũ qui định khác hẳn Vụ Hệ thống tài khoản
quốc gia)
Trang 184 Chế độ BCTK chưa có giải pháp hợp lí cho sự song trùng hai loại báo ` cáo ước tính và báo cáo chính thức Tình hình này gây khơng ít khó khăn, nặng
né cho don vị báo cáo, dễ gây nhiễu trong thông tin
Trong điều kiện phương tiện thông tin và tính tốn hiện đại ngày được tăng cường, có thể đưa báo cáo chính thức ngày càng chiếm vị trí chủ yếu Có thể qui ước thời gian báo cáo sớm hơn thời gian kết thúc theo lịch (Ví dụ 25
tháng trước đến 25 thắng này là một chu kì báo cáo tháng, khơng nên kết thúc
sớm như báo cáo giá vào ngày 20 như đã qui định cách đây nửa thế ki)
5 Đối tượng phục vụ của chế độ báo cáo thống kê chưa được mở rộng
'Hầu như chỉ hạn chế trong đối tượng là lãnh đạo các cấp, các ngành Ngay cả đối với Quốc hội, HĐND các cấp có chức năng lập pháp, giám sát và kiểm soát :
tối cao đối với việc thực hiện hiến pháp, pháp luật cũng chưa được cung cấp
thông tin KTXH một cách đầy đủ, thường xuyên Ngoài ra, các cơ quan nghiên
cứu, các cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lí là những đối tượng rất cần được cập
nhật thông tin, nhưng ta chưa có kế hoạch cung cấp, công bố Đối với quần
chúng lao động, các thành phần kinh tế, hồn tồn cịn bị bỏ trống
Trang 19CHUONG III
PHUGNG HUGNG CẢI TIẾN CHẾ ĐỘ
BAO CAO THONG KE
Chế độ BCTK là cơng cụ nắm tình hình không thể thiếu được đối với bất ˆ kỳ bộ máy quản lý, cán bộ quản lý Sự cần thiết tất yếu này tỷ lệ thuận với
chiều sâu và chiều cao của công tác quản lý
So với điều tra thống kê thì chế độ BCTK có ưu thế hơn thể hiện ở các
_ mặt sau:
- a BCTK đáp ứng nhu cầu thông tin thường xuyên, kịp thời có hệ thống từ dưới lên trên, theo kỳ hạn ngắn của các cấp, các ngành
b Nội dung thông th của BCTK gắn bó trực tiếp với quá trình hoạt động kinh tế - xã hội hàng ngày của các đơn vị, các ngành, các cấp
c BCTK do đích thân các chủ thể kinh tế - xã hội tự đảm nhiệm theo chế độ trách nhiệm và quyền hạn được pháp luật qui định, có sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý Nhà nước, nên vừa có tính bắt buộc vừa có tính dân chủ, các chủ thể báo cáo dễ đồng tình và chấp nhận (kế cả mặt tổ chức thực
hiện và kết quả số liệu b cáo), cịn điều tra thống kê chủ yếu là điều tra viên thu thập, tính tốn trên cơ sở số liệu do các đơn vị và đối tượng điều tra cung cấp Ở đây chế độ trách nhiệm của người cung cấp thông tin thiếu chặt chế hơn
d BCTK có nề nếp ổn định hơn, cả về nhu cầu thông tin, kỳ hạn thơng tin, hơn nữa có bộ máy tổ chức thực hiện rộng khắp, hoạt động thường xuyên, liên tục, nắm tình hình chắc chắn hơn
Trang 20_ Thực tế, trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế quần lý, những năm đầu thực
: hiện cơ chế thị trường, các chủ thể sản xuất kinh doanh biến động nhiều, công
tác quản lý Nhà nước theo cơ chế mới cịn láng túng, thì chế độ báo cáo thống
kê đương nhiên còn gặp nhiều khó khăn, nhiêu nơi có lúc bị trì tre, mất tác dụng
Đến nay đã và đang xuất hiện nhiều nhân tố mới ảnh hưởng tích cực đến
chế độ báo cáo thống kê Đó là:
a Cơng cuộc đổi mới cùng với q trình đẩy mạnh Cơng nghiệp hoá - Hiện đại hoá, cơ chế quản lý mới ngày càng hoàn thiện, công tác quản lý Nhà
nước và quản lý sản xuất, kinh doanh sẽ đi dần vào nề nếp
b Xu thế tập trung, tích tụ sản xuất sẽ thúc đẩy qui mơ sản xuất, trình độ sản xuất và trình độ quản tý ngày một cao hơn
c Cuộc cải cách nên hành chính Nhà nước sẽ tăng hiệu lực quản lý của
Nhà nước, của các cấp, các ngành
d Sự bùng nổ thông tin, cùng với sự hồn thiện cơng cụ thơng tin và tính tốn vơ cùng nhanh chóng
Đây là những nhân tố vừa đòi hỏi, vừa tạo thế cho công tác báo cáo thống kê nói chung được tăng cường và phát triển
Tuy vậy, trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn nghèo nàn, sản xuất nhỏ còn rộng lớn, tác phong thủ công nghiệp còn nặng nể, nên trong cán bộ lãnh
Trang 21về mặt nghiệp vụ và trang bị kỹ thuật Vì vậy, cần phải có thời gian, không
' thể vội vàng :
Trước mắt, trong 5 - 10 năm tới phải đạt được một số mục tiêu cơ bản trong công tác và chế độ BCTK theo định hướng sau đây:
1 Xác định nhu cầu thông tin tối thiểu của lãnh đạo vĩ mô theo chế độ
_ báo cáo thường xuyên, định kỳ Phải dự báo được đây đủ và cụ thể nhu cầu thông tin trong thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá vận hành theo cơ chế
thị trường Trên cơ sở đó nghiên cứu, xây dựng chế độ báo cáo thống kê mang tính chất tổng hợp, khái quát cao, theo yêu cầu ứng dụng hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) thay thế hệ thống cân đối kinh tế quốc dân (MPS)
Phải coi hệ thống các chỉ tiêu tổng hợp là cơ bản nhằm phản ánh tập trung, khái quát cao sự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển kinh tế xã hội Còn
các chỉ tiêu chuyên ngành, Tinh vực là cần thiết và quan trọng đáp ứng yêu cầu quan sát cơ cấu và chỉ đạo, đường lối, chính sách Các hệ chỉ tiêu chuyên ngành, lĩnh vực phải bảo đảm mối quan hệ tổng hợp liên ngành, lĩnh vực cũng
như sự tổng hợp chung toàn bộ nền kinh tế - xã hội
- Chế độ BCTK trước hết phải bảo đảm tính tốn được nhanh chóng và có
` độ tin cậy cần thiết Những chỉ tiêu được coi là “thước đo”, là “phong vũ biểu”
của sự tăng trưởng kinh tế như: tổng giá trị sản xuất (GO), tổng sản phẩm trong nước (GDP), tổng sản phẩm quốc gia (GNP), tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát, -
chỉ số giá bán lẻ, xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế,đầu tư phát triển, cân đối
ngân sách, thị trường chứng khoán và một số chỉ tiêu sản phẩm đặc biệt quan
trọng như: điện, khí, dầu, than, thóc, gạo, thịt,
‹
Ta có khả năng phấn đấu trong một vài năm tới đưa phần lớn chỉ tiêu trên đây vào chế độ báo cáo theo chu kỳ ngắn (hàng tháng hoặc ít nhất là hàng qui)
Trang 22`
Đây là một tiêu chí rất quan trọng đánh giá sự chuyển biến cơ bản về chất _ lượng cơng tác thống kệ nói chung mà chế độ BCTK có thể đáp ứng được
2 Chuẩn hoá các chỉ tiêu báo cáo thống kê về các mặt: định nghĩa khoa
học, nội dung, phương pháp tính phù hợp với đặc điểm thực tiễn của Việt nam, có chú ý đến yêu cầu hoà nhập khu vực (trước hết là khối ASEAN) và quốc tế
Việc chuẩn hố chỉ tiêu BCTK khơng phải chỉ đáp ứng yêu cầu trước mắt mà cịn tính đến tình hình phát triển sắp tới nhằm ổn định trong một thời gian tương đối dài, cần tích cực làm trước tạo cơ sở tiến tới biên soạn Từ điển Thống
kê Việt Nam
Các bảng danh mục hệ thống hoá như: phân ngành kinh tế quốc dân,
-đanh mục lao động, danh mục sản phẩm cần được điều chỉnh theo chuẩn mực quốc tế
Xác lập các kênh thu thập thông tin BCTK một cách hợp lý và chuẩn hoá sơ đồ quan hệ thông tin theo hướng xử lý thông tin bằng phương tiện hiện đại,
rút ngắn đường đi và thời gian truyền đưa, xử lý thông tin, bảo đảm tính kịp thời của thơng tin chỉ đạo trong cơ chế thị trường
3 Qui định chu kỳ báo cáo cho phù hợp với nhu cầu thông tin ngắn hạn (kịp thời) của lãnh đạo Coi trọng báo cáo hàng quí, đặc biệt là báo cáo hàng
tháng trên một số chỉ tiêu tổng hợp cơ bản nhất, không chỉ nặng về báo cáo
năm mang tính chất tổng kết chu kỳ năm, ít tác dụng đối với chỉ đạo kịp thời Cần thiết có qui ước về chu kỳ thời gian tính (ví dụ từ 25 tháng trước đến 25 tháng này là một tháng qui ước, như thời gian qui ước để tính giá và chỉ số giá
đã làm nhưng với thời gian thích hợp hơn với điều kiện có trang 'bị kỹ thuật)
Trang 234 Phấn đấu đưa dần báo cáo thống kê chỉ sử đụng nguồn số liệu chính
- thức (đã thực hiện), tích cực hạn chế và xoá bỏ dần báo cáo ước tính (đặc biệt là báo cáo ước tính hàng tháng, vừa gây nặng nề, khẩn trương, vừa gây rối loạn thông tin) -
Việc tăng cường và chấn chỉnh công tác hạch toán ở cơ sở bảo đảm cập
nhật thường xuyên tình hình bằng số liệu cụ thể đi đôi với trang bị kỹ thuật
truyền đưa thông tin (qua mạng fax, mạng vi tính) bảo đảm chủ trương này trở
thành hiện thực
5 Hoàn thiện chế độ báo cáo thống kê của các đơn vị , các tổng công ty, các bộ/ngành cho phù hợp với tính chất và phạm vi hoạt động sản xuất - kinh
doanh đa dạng của các doanh nghiệp quốc doanh, các công ty tư nhân (kể cả
cơng ty nước ngồi theo luật qui định), các doanh nghiệp tập thể Đây là mạng
thông tin chủ yếu trong hệ thống thu thập thông tin qua BCTK, cần phải bảo đảm tính khả thi với yêu cầu tỉnh giản
Song song với chế độ BCTK, ban hành cho doanh nghiệp, cần thiết phải chấn chỉnh kiện tồn cơng tác đăng ký va lập hồ sơ quản lý hành chính của các
cơ quan các cấp, các ngành (đặc biệt là công tác hộ tịch, hộ khẩu, giải quyết việc làm, ruộng đất, hải quan, xét xử, các vụ việc tai nạn, tệ nạn xã hội thường - diễn biến phức tạp trong cơ chế thị trường) tạo thành nguồn cung cấp thông tin
quan trọng cho BCTK hoặc khai thác sử dụng khi có nhu cầu, nhất là nhu cầu xây dựng dữ liệu thông tin thống kê Bằng cách này cịn có thể giảm bớt được
một số cuộc điều tra thống kê từ trước đến nay thường phải làm do hệ thống
đăng ký lập hồ sơ còn yếu kém
Các cơ quan có chức năng quản lý hành chính trên các lĩnh vực chính trị,
Trang 24thống chính quyền, Đảng, đồn thể hiệp hội đều có trách nhiệm thực hiện chế
` độ BCTK Nhà nước đối với những vấn để thuộc phạm vi quản lý của mình mà
Nhà nước yêu cầu (kế cả văn phòng Quốc hội, văn phòng Chủ tịch nước, văn phòng TW Đảng )
6 Vấn đề đặc biệt quan trọng có ý nghĩa quyết định là việc tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê trong thực tế
Yếu tố quyết định này tuỳ thuộc trước hết là sự chuyển biến nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý, biết coi trọng và biết sử dụng tài liệu, số liệu thống kê trong nề nếp công tác thường xuyên hàng ngày của
mình, theo quan điểm Nhà nước thực hiện kiểm tra, kiểm soát, trước hết là kiểm kê, kiểm soát trên lĩnh vực hạch toán, thống kê, kế toán làm tiên đề cho việc tăng cường và cải tiến chế độ BCTK
Hệ thống tổ chức bộ máy làm nhiệm vụ thu thập và xử lý thông tin BCTK ở các đơn vị cơ sở, các cấp, các ngành, mà trung tâm chỉ đạo là Tổng cục Thống kê, giữ vai trò tổ chức và chỉ đạo thực hiện từ A đến Z
Cân có sự khảo sát nghiêm túc để đánh giá đúng dắn hệ thống tổ chức bộ máy báo cáo thống kê để có kế hoạch cải tiến, hoàn thiện theo yêu cầu nhiệm
vụ mới, nhất là ở cấp cơ sở và cấp trên trực tiếp cơ sở là nơi thực hiện mọi chủ
trương, kế hoạch công tác mà hiện tại còn yếu kém về nhiều mặt
Trọng tâm chú ý là chế độ nắm tình hình của cơ sở, của cấp, ngành,
mạng lưới tổ chức báo cáo thống kê, số cán bộ và chất lượng cán bộ đảm
nhiệm, trang bị kỹ thuật, chế độ làm việc, đặc biệt chính sách đãi ngộ, thu
nhập, đời sống của cán bộ thống kê '
Trang 25Chỉ có giải pháp hợp lý nâng cao năng lực và hiệu lực của tổ chức bộ
' máy và cần bộ, làm sao cân đối tích cực với yêu cầu của nhiệm vụ được giao, mới đưa đến kết quả: “lau dài và vững chắc cho chế độ BCTK di và thực tiễn
cuộc sống Song dù trong trường hợp nào bộ máy cũng phải tỉnh giản, coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng
Với nguồn số liệu đổi dào, phong phú trong chế độ báo cáo thống kê,
chúng ta có thể đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin của các cấp lãnh đạo, đồng thời mở ra một hướng mới là thông qua việc cung cấp rộng rãi thông
tin thống kê theo cơ chế hợp đồng vừa thoả mãn nhu câu thông tin chung của xã hội, của các tổ chức, các thành phần kinh tế cũng như thông tin cá biệt của các đối tượng khác nhau, vừa là cơ sở góp phần nâng cao thu nhập đời sống cho
cán bộ trong ngành
Chỉ có như vậy mới hình thành ngày càng rõ hơn, đây đủ, chính xác hơn
Trang 262 KET LUAN
Tinh hình thiếu, đói thơng tin thống kê có chất lượng cao và kịp thời ở
các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp vĩ mô là nghiêm trọng ` Yêu cầu tăng cường và cải tiến chế độ BCTE trở thành cấp bách
_ BCTK dap tmg được phân lớn yêu cầu thông tin thống kê nói chung, đặc
biệt là thông tin thường xuyên, kỳ hạn ngắn chỉ có thể đáp ứng được kịp thời qua chế độ BCTK
Phấn đấu đưa chế độ BCTK vào nể nếp quản lý trong cơ chế thị trường có nhiễu nhân tố mới thuận lợi cần khai thác Song trước mắt có khơng ít khó khăn do tập quán, lề lối tác phong sản xuất nhỏ, do bộ máy tổ chức cán bộ thiếu
ổn định, do trang thiết bị còn nghèo nàn,
Trên cơ sở nhận thức được đổi mới, cần xây dựng một chế độ BCTK theo
chương trình mục tiêu cụ thể trong những năm tới, với hệ thống quan điểm
đúng đắn về tính tất yếu, về nhu cầu thông tin và hệ thống chỉ tiêu BCTK, về
Trang 27}
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần tht VII
. Phương hướng, nhiệm vụ của ngành Thống kê 1996 - 1997
Đề tài khoa học ““Quan hệ báo cáo và điều tra thống kê 1996”
Đề tài “Hệ thống chỉ tiêu 1996”
Tổng kết nghiệp vụ báo cáo và điều tra thống kê của các Vụ: Phương
pháp Chế độ, Tổng hợp, Công nghiệp, Nông nghiệp, XDCB - GT, Đời
sống - văn xã, Dân số - Lao động thuộc TCTK năm 1996
Đề tài “Tối ưu hoá hệ thống chỉ tiêu thống kê” Đề tài cấp Nhà nước 98a 05 03