1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

sáng kiến học vần cho học sinh

32 349 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 570,83 KB

Nội dung

sáng kiến học vần cho học sinh. Tiaf liệu này rất mới và cực hot

Sáng kiến kinh nghiệm - Lớp 1  Vũ Thị Thanh Huyền PHẦN MỞ ĐẦU I - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng của sự đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học là làm sao để giáo viên không chỉ là truyền thụ kiến thức mà còn là người tổ chức, định hướng cho học sinh hoạt động, để học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân vào việc chiếm lĩnh kiến thức mới. Như chúng ta đã biết Tiếng Việt vừa là môn học tiếng mẹ đẻ vừa là công cụ giúp học sinh giao tiếp và tiếp thu các môn học khác tốt hơn ( Các em có đọc thông, viết thạo, hiểu được nội dung văn bản thì mới nắm được thông tin và giải quyết được vấn đề mà văn bản nêu ra). Môn Tiếng Việt lớp Một là môn học khởi đầu giúp các em chiếm lĩnh công cụ mới dể sử dụng trong học tập và giao tiếp, đó là chữ viết. Môn tiếng việt lớp Một còn giúp học sinh hình thành nếp học như: cách cầm sách đọc đúng tư thế, cách ngắt, nghỉ ( hơi) đúng chỗ, cách trả lời câu hỏi, cách nhận xét bạn đọc, cách cầm bút; giúp học sinh có kĩ năng nghe nói một số câu đơn giản; bước đầu có những hiểu biết về cuộc sống; giúp các em yêu quý việc học tập Đây chính là nền móng cho các em học tốt môn Tiếng Việt ở các lớp trên. Chính vì vậy dạy tốt môn Tiếng Việt ở lớp một ( phân môn Học vần - Tập đọc) là điều cực kì quan trọng. Với những lí do trên, ngay đầu năm học, từ giai đoạn tổ chức lớp cho đến khi giảng dạy, bản thân luôn chú ý, quan tâm đến việc tìm tòi, khám phá, khai thác, nội dung bài học; xây dựng hoạt động, vận dụng, sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh, xây dựng cho học sinh hướng phát huy chủ động, sáng tạo. Đây sẽ là nền tảng, là động lực để thúc đẩy các em tiếp thu bài đầy đủ, được trau dồi tri thức và tiếp tục vươn xa trên con đường học vấn của mình. Từ những suy nghĩ trên, bản thân đã mạnh dạn suy nghĩ, nghiên cứu và áp 1 Sáng kiến kinh nghiệm - Lớp 1  Vũ Thị Thanh Huyền dụng kinh nghiệm " Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ Học vần, nhằm nâng cao chất lượng học Tiếng Việt lớp Một", để áp dụng vào thực tế lớp 1A nói riêng và học sinh khối 1 nói chung. II- MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI: - Nghiên cứu thực trạng về việc dạy học phần Học vần -Tiếng Việt lớp Một, phân tích những thuận lợi và khó khăn khi dạy và học Tiếng Việt ở lớp 1 phần Học vần. - Tìm ra một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh trong tiết Học vần lớp Một. III - KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU - Học sinh lớp 1, đặc biệt là học sinh lớp 1A trường tiểu học Bách Quang - Thị xã Sông Công – Tỉnh Thái Nguyên. IV- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: - Tìm hiểu và điều tra thực trạng về việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học vần ở lớp 1A . - Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó. - Biện pháp khắc phục. - Áp dụng các biện pháp đó vào thử nghiệm cho học sinh. - Những kết quả thu được. - Rút ra bài học kinh nghiệm. - Những kết luận và ý kiến đề nghị. V- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu sách giáo khoa Tiếng Việt 1 2 Sáng kiến kinh nghiệm - Lớp 1  Vũ Thị Thanh Huyền ( phần Học vần ) để tìm ra nguyên tắc sắp xếp chương trình; nghiên cứu cơ sở lí luận của việc dạy học phát huy tính tích cực, chủ động. - Phương pháp điều tra, quan sát. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm. VI – KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: - Từ 5/ 9 / 2011 đến 02 / 10 / 2011: + Tiến hành điều tra, quan sát việc học sinh đã tích cực, chủ động như thế nào trong giờ học vần. + Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới kết quả như đã quan sát. - Từ 3/ 10 / 2011 đến 31 / 1 / 2012: + Tiến hành nghiên cứu tìm ra các giải pháp khắc phục. + Xin ý kiến chỉ đạo, góp ý của chuyên môn nhà trường và các đồng nghiệp. + Thể nghiệm các giải pháp, tự rút kinh nghiệm. + Tiếp tục thục hiện các giải pháp đã điều chỉnh, rút kinh nghiệm. + Quan sát và đối chiếu kết quả . - Tháng 1/ 2/ 2012 đến tháng 3 / 2012: + Hội thảo chuyên môn tổ về các giải pháp đã thực hiện + Khảo sát kết quả và so sánh đối chiếu kết quả với thời gian trước khi vận dụng sáng kiến. + Rút ra bài học kinh nghiệm + Đề xuất các ý kiến để phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh trong toàn trường. 3 Sáng kiến kinh nghiệm - Lớp 1  Vũ Thị Thanh Huyền - Tháng 4 / 2012 đến 5/ 2012: Hoàn tất việc trình bày sáng kiến kinh nghiệm. PHẦN NỘI DUNG   Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH. 1. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học và việc giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động trong giờ học Tiếng Việt. Học sinh Tiểu học ở lứa tuổi từ 6 -11 tuổi đang ở giai đoạn phát triển rất mạnh mẽ về thể chất và tư duy. Các em đọc sách, học bài, nghe giảng rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khi chúng không tập trung cao độ. Chính vì vậy phải tạo ra hứng thú trong học tập và phải được tập luyện, ôn tập thường xuyên. Học sinh Tiểu học rất dễ xúc động và rất thích tiếp xúc với các sự vật hiện tượng. Trẻ rất hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên rất dễ hình thành cảm xúc mới. Do vậy trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy học, đưa học sinh đi tham quan, đi thực tế, tăng cường thực hành, thực nghiệm, tổ chức các trò chơi xen kẽ. Đặc biệt học sinh lớp 1 dễ xúc động nhưng hình ảnh lại chưa bền vững dễ mất đi vì tính mục đích chưa cao. Trẻ rất hiếu động nên chóng chán, do vậy trong giờ dạy giáo viên phải gây chú ý cho học sinh nhiều xúc cảm đọng lại thông qua bài học và các hoạt động khác để củng cố, khắc sâu kiến thức. 2. Mục tiêu dạy Tiếng Việt ở Tiểu học. - Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Viêt ( đọc, viết, nghe, nói) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. - Thông qua việc dạy học tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. 4 Sáng kiến kinh nghiệm - Lớp 1  Vũ Thị Thanh Huyền - Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt; Về tự nhiên, xã hội và con người; Về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài. - Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu dạy Tiếng Việt ở Tiểu học rất chú trọng đến việc hình thành kĩ năng sử dụng tiếng Việt, do vậy việc hướng dẫn học sinh lớp 1 các kĩ năng thực hành tiếng Việt( đọc, viết, nghe, nói) là điều rất quan trọng. 3. Mục tiêu của chương trình Tiếng Việt lớp 1 Ở lớp 1, mục tiêu dạy học tiếng Việt được cụ thể hoá thành những yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng đối với học sinh như sau: - Đọc đúng và rõ ràng văn bản đơn giản (Khoảng 30 tiếng / phút).Hiểu nghĩa một số từ ngữ thông thường và nội dung thông báo của câu văn, đoạn văn. - Viết đúng chữ viết thường, chép đúng chỉnh tả đoạn văn (khoảng 30 chữ /15 phút) - Nghe hiểu lời giảng và lời hướng dẫn của giáo viên. - Nói rõ ràng, trả lời được câu hỏi đơn giản. 4. Nội dung chương trình và sách giáo khoa phần Học Vần lớp 1. 4.1.Nội dung chương trình: Phần này gồm 103 bài (83 bài thuộc tập một và 20 bài thuộc tập hai), với 3 dạng cơ bản sau: - Làm quen với cấu tạo đơn giản của tiếng qua âm và chữ - Học âm, vần và chữ thể hiện âm, vần mới. - Ôn tập nhóm âm hoặc nhóm vần. 5 Sáng kiến kinh nghiệm - Lớp 1  Vũ Thị Thanh Huyền Từ bài 1 đến bài 27, học sinh đã được học toàn bộ âm và các chữ cái ghi âm của tiếng Việt, được làm quen với âm tiết mở. Từ bài 29 đến bài 90, học sinh được học các vần và các chữ thể hiện vần mới ia, ua, ưa … theo trình tự vần kết thúc bằng bán âm (i, y, o, u); vần kết thúc bằng phụ âm vang (m, n, ng, nh); vần kết thúc bằng phụ âm không vang (p, t, c, ch); Từ bài 90 đến bài 103, học sinh được ôn lại một lần nữa các âm và các chữ thể hiện các âm của Tiếng Việt qua việc học một loại vần mới. Vần có âm đầu vần là u hoặc o. 4.2.Cấu trúc sách giáo khoa: * Dạng bài dạy âm (vần) mới: Trang chẵn: Đầu tiên là âm (vần) mới; tiếng chứa âm (vần) mới; tiếp đến tranh minh hoạ từ mới; từ mới; từ ứng dụng; cuối cùng là nội dung phần luyện viết. Trang lẻ: Đầu tiên là tranh minh hoạ và nội dung câu ứng dụng rồi đến tên chủ đề và tranh minh hoạ chủ đề luyện nói. *Dạng bài ôn tập: Trang chẵn: Đầu tiên là bảng âm (Vần ) cần ôn ->từ ứng dụng ->nội dung phần tập viết. Trang lẻ: Đầu tiên là tranh minh hoạ nội dung câu ứng dụng-> câu ứng dụng, tiếp theo là tên truyện và tranh minh hoạ nội dung câu chuyện. Các chữ ghi âm, tiếng từ và tranh minh hoạ đều được in màu sắc đẹp, hợp với tâm lí của học sinh lớp Một giúp các em hứng thú học tập và nắm nội dung bài học một cách chủ động. Ngoài ra, từng phần của bài học còn có kí hiệu sử dụng sách (bằng các hình cụ thể: em bé đọc, viết, nói, kể chuyện) giúp học sinh dễ dàng phân biệt phần nào để đọc, viết, luyện nói và kể chuyện. Tiết một thường học hết trang chẵn, tiết hai học trang lẻ và luyện viết ở vở tập viết. 6 Sáng kiến kinh nghiệm - Lớp 1  Vũ Thị Thanh Huyền 5. Phương pháp dạy học tích cực . Chúng ta đều biết rằng quá trình dạy học gồm hai hoạt động có quan hệ hữu cơ: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Cả hai hoạt động này đều được tiến hành nhằm thực hiện mục đích giáo dục. Hoạt động học tập của học sinh chính là hoạt động nhận thức. Hoạt động này chỉ có hiệu quả khi học sinh học tập một cách tích cực chủ động, tự giác với một động cơ nhận thức đúng đắn. Luôn luôn phát huy tích cực, chủ động trong hoạt động học tập của học sinh ở mỗi tiết học, đó chính là dạy học tích cực. 5.1.Những dấu hiệu cơ bản của dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh: - Coi trọng việc tổ chức các hoạt động của học sinh. - Tạo điều kiện để học sinh tìm tòi, tiếp nhận tri thức. - Tạo điều kiện để học sinh chủ động trong các hoạt động học tập. - Chú ý hình thành khả năng tự học của học sinh. 5.2.Tác dụng của dạy học phát huy tính tích cực của học sinh: - Hợp với quy luật hoạt động học tập; Phát huy tính độc lập sáng tạo, hình thành thói quen tự học. - Năng cao hiệu quả và chất lượng dạy học, đảm bảo tính toàn diện, cụ thể là giúp học sinh: + Nắm vững, hiểu sâu và bền vững hơn về kiến thức. + Luôn củng cố và phát triển cách học của mình. + Có tinh thần trách nhiệm, ý thức tập thể. + Có tinh thần hợp tác với bạn bè. 7 Sáng kiến kinh nghiệm - Lớp 1  Vũ Thị Thanh Huyền Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HS TRONG GIỜ HỌC VẦN Ở LỚP 1A – TRƯỜNG TH BÁCH QUANG 1.Thuận lợi: - Chương trình sách giáo khoa được biên soạn trên cơ sở của việc đổi mới phương pháp dạy học (Các bài học được sắp xếp theo nguyên tắc: mạch kiến thức và kĩ năng được thực hiện từ đơn giản đến phức tạp; có lặp lại nhưng đáp ứng yêu cầu phát triển, nâng cao ).Việc tăng cường kênh hình của sách, cách trình bày hấp dẫn, sinh động, nhiều hình ảnh, hình vẽ phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 1 tạo điều kiện cho các em tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên hơn. - Đồ dùng dạy học được trang bị tương đối đầy đủ cho giáo viên và học sinh. (Tranh ảnh minh hoạ từ ứng dụng, tranh luyện nói, tranh kể chuyện và bộ thực hành TiếngViệt, của giáo viên và học sinh) - Được sự quan tâm của Bộ - Sở - Phòng Giáo dục và đặc biệt là Ban giám hiệu của nhà trường rất quan tâm đến việc đổi mới phương pháp (Tổ chức các tiết dạy thực hành, chốt lại quy trình tiết dạy, các băng đĩa hình minh hoạ, cách dạy từng dạng bài cụ thể ) - Việc học tập của học sinh hiện nay cũng được nhiều bậc phụ huynh chú ý. - Được học tập là điều mới lạ với học sinh lớp 1 nên các em rất tò mò, hào hứng được học, được tìm hiểu. - Nhà trường có đội ngũ giáo viên tay nghề tương đối đồng đều, có nhiều giáo viên dạy giỏi các cấp. 2. Khó khăn: 8 Sáng kiến kinh nghiệm - Lớp 1  Vũ Thị Thanh Huyền - Số lượng kiến thức dạy trong một bài học vần còn nhiều với thời gian một tiết học 35 phút. - Từ tiếng Việt có nhiều nghĩa, quy tắc chính tả còn phức tạp, một số từ đọc gần giống nhau lại có cách viết khác nhau. - Học sinh lớp 1 còn bỡ ngỡ; một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của học sinh, không biết cách kèm cặp con em mình ở nhà. - Sức ép của các bậc cha mẹ đối với học sinh, giáo viên và nhà trường . - Phường Bách Quang phần đông các gia đình làm nghề nông nên mặt bằng dân trí chưa đồng đều. Một số em còn chưa mạnh dạn, còn nhút nhát khi tham gia các hoạt động học tập - Một số giáo viên vì mới vào nghề nên còn chưa có kinh nghiệm trong việc đổi mới phương pháp dạy học và một số giáo viên chưa áp dụng được công nghệ thông tin trong các tiết học cần nhiều tranh ảnh. 3. Đánh giá thực trạng về tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học vần ở lớp 1A. 3.1. Đánh giá thực trạng : Qua một số tiết dạy đầu năm học, nhất là giờ học vần của lớp 1A Trường tiểu học Bách quang, tôi nhận thấy: tính tích cực, chủ động của học sinh còn kém, thể hiện qua một số dấu hiệu sau đây: - Khả năng tập trung, chú ý của các em chưa cao. Nhiều em còn phát âm sai các tiếng có phụ âm n, l, kh, th một số em còn đọc ngọng dấu hỏi và dấu ngã, dẫn đến việc các em không chủ động khi phát âm và đọc nhỏ. - Học sinh tìm từ còn chậm và số lượng còn ít, hay tìm từ giống nhau hoặc giống sách giáo khoa, khả năng diễn đạt còn kém. * Ví dụ dạy bài 7: ê – v 9 Sáng kiến kinh nghiệm - Lớp 1  Vũ Thị Thanh Huyền Sau khi học chủ đề luyện nói " bế bé '', tôi hỏi: + Mẹ rất vất vả chăm sóc chúng ta. Chúng ta phải làm gì cho cha mẹ vui lòng? Thì chỉ có khoảng 6 - 8 em giơ tay. - Học sinh đọc, viết còn kém đó là các em: Đặng Trường An, Nguyễn Văn Nam, Đào Long Ngọc, Nguyễn Kim Ngân, Nguyễn Thị Chi, Dương Bách Hợp , ngoài ra trong lớp còn có 2 em học sinh học hòa nhập, các em không biết cách đọc viết sao cho đúng trong giờ học vần. Do vậy dẫn đến tình trạng các em thiếu tự tin khi tham gia các hoạt động học tập. THỐNG KÊ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TS HS HS chưa chú ý vào bài HS phát âm sai HS không tìm được từ mới Đọc, viết kém HS tích cực, chủ động học tập TS % TS % TS % TS % TS % 28 15 53,6 7 25 18 64,2 14 50 10 35,7 3.2. Nguyên nhân của thực trạng trên: * Về phía giáo viên : + Sử dụng đồ dùng dạy học chưa hiệu quả. + Hệ thống câu hỏi chưa phù hợp, chưa rõ ràng, chưa gợi mở cho học sinh. + Còn nặng nề về cung cấp các kiến thức, chưa vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học, chưa chú ý đến việc tạo điều kiện giúp học sinh tự tìm tòi tiếp thu kiến thức; việc động viên học sinh mạnh dạn, tích cực học tập chưa kịp thời. + Việc tổ chức trò chơi học tập còn ít chưa phong phú. * Về phía học sinh: Các em đang quen với nếp vui chơi tương đối tự do, thoải mái tùy theo hứng thú của mình khi học mẫu giáo. Nhưng khi học tiểu học, các em phải làm việc trong một tập thể có nội quy, kỉ luật; có hướng dẫn học tập; có trách nhiệm, nghĩa vụ rõ ràng. 10 [...]... th lm gỡ giỳp m ? Khi nờu cõu hi cho hc sinh tụi ó chỳ ý: - Thu hỳt s chỳ ý ca hc sinh - Sau khi nờu cõu hi, ginh thi gian cho hc sinh suy ngh - Chỳ ý phõn b hp lý s hc sinh c ch nh tr li - Chỳ ý khuyn khớch nhng hc sinh rt rố, chm chp 3 Bin phỏp th ba : T chc '' Trũ chi hc tp '' Trũ chi hc tp l hỡnh thc hc tp thụng qua trũ chi Hỡnh thc ny rt phự hp vi la tui hc sinh lp 1, giỳp cỏc em trỏnh c nhng... m chi, chi m hc'' to cho cỏc em hng thỳ v nim tin trong hc tp, duy trỡ c kh nng chỳ ý ca cỏc em trong tit hc Trũ chi hc tp khụng ch nhm gii trớ m cũn gúp phn cng c tri thc, k nng hc tp cho hc sinh Vic s dng trũ chi hc tp trong quỏ trỡnh dy hc nhm lm cho vic tip thu tri thc, rốn k nng bt i s khụ khan, cú thờm s sinh ng, hp dn, phỏt huy tớnh t giỏc, tớch cc ca hc sinh; rốn cho hc sinh tớnh mnh dn, tớnh... hc sinh t tin hn trong hc tp ng viờn hc sinh tớch cc hn trong hc tp, tụi ó : Kiờn trỡ, kiờn nhn trc nhng vng mc ca hc sinh, th hin s gn gi vi hc sinh Luụn cú thỏi ghi nhn nhng tin b ca hc sinh i vi cỏc em kộm, tụi luụn lng nghe v ng viờn cỏc em trỡnh by, khụng nụn núng Khi cỏc em cú tin b v mt mt no ú, tụi khen ngay Cú th thng bng hỡnh thc : Tng cho bn mt trng phỏo tay khớch l cỏc em i vi hc sinh. .. sinh vo hot ng hc tp do giỏo viờn t chc v ch o, thụng qua ú hc sinh ch ng khỏm phỏ, tỡm tũi kin thc khụng th ng trụng ch vo vic truyn th ca giỏo viờn Hc sinh c hot ng, c trc tip quan sỏt, tho lun, vn dng kin thc vo thc t cuc sng theo kh nng nhn thc, kh nng sỏng to ca mi cỏ nhõn Giỏo viờn luụn chỳ ý rốn cho hc sinh phng phỏp hc tp ch ng Cn phi hp hot ng cỏ nhõn ca hc sinh v hot ng hc tp hp tỏc hc sinh. .. kinh phớ cn thit phc v cho cụng tỏc ging dy cho hc sinh v giỏo viờn 2.2 V phớa giỏo viờn - Phi thng xuyờn t hc v hc hi nõng cao trỡnh v chuyờn mụn cng nh tay ngh - Thng xuyờn nghiờn cu tỡm ra nhng cỏch lm hay, i mi phng phỏp dy hc theo hng tớch cc - Trc khi lờn lp phi chun b bi tht k cng, cú s u t cho bi dy - Liờn h vi cha m hc sinh cú bin phỏp h tr cho cỏc em nh 2.3 V phớa hc sinh - Phi thc hin k... mm vo chai cho khi rt ra ngoi Tụi thc hnh rút nc vo chai hc sinh quan sỏt Nh vy hc sinh khụng nhng bit ú l cỏi phu m cũn bit tỏc dng ca cỏi phu b S dng tranh nh minh ho cõu ng dng S dng khai thỏc tranh nh khi dy cõu ng dng, giỳp hc sinh hiu thờm v ni dung cõu ng dng, v mt s t mi cú trong cõu ng dng * Vớ d dy bi 40: iu -ờu Khi hc cõu ng dng: Cõy bi cõy tỏo nh b u sai tru qu Tụi cho hc sinh quan sỏt... v thanh to ting mi; c trn; + Cỏch chi: Tụi t chc cho hc sinh chi ghộp vn, ting t, theo ni dung bi hc, chỳ ý dn dt, m rng vn t v vn hiu bit ca hc sinh Vớ d bi 44: on - an Sau khi hc xong bi tụi cho hc sinh ghộp ting ngoi bi cú cha vn on, vn an theo hai dóy ( dóy 1 ghộp ting cha vn on, dóy 2,3 ghộp ting cha vn an) vo bng gi HS ghộp xong, tụi yờu cu hc sinh gi bng hi thờm tng em nờu rừ ting tỡm c cú... dng linh hot cỏc hỡnh thc t chc dy hc, to mụi trng thun li cho vic giao tip, cho vic rốn luyn 4 k nng s dng Ting Vit (c, vit, nghe, núi); To iu kin cho mi hc sinh u luyn c, luyn vit, luyn núi; To iu kin cho cỏc em cỏch lm vic tp th theo nhúm, hc cỏch phi hp vi bn bố trong hc tp; Chng hc vt; Ghi nh bng nhiu giỏc quan cỏch c, cỏch vit giỳp hc sinh khụng nhm chỏn v ghi nh hn bi hc Tụi ó lu ý khi t chc... trong tp vit, giỳp cho cỏc em ghi nh c hỡnh dỏng, cỏch vit ch bng nhiu giỏc quan ( mt nhỡn, tai nghe ), giỳp cỏc em ghi nh lõu v hỡnh thnh k nng vit * Vớ d dy vit ch: h - Tụi a mu ch h - Yờu cu hc sinh quan sỏt, nhn xột cao ca ch h; phõn tớch ch h gm my nột? L nhng nột no? - Mt loi trc quan rt quan trng i vi hc sinh ú l cụ vit mu Tụi rt trỳ trng n k nng vit mu cho ỳng v sao cho tt c hc sinh u quan sỏt... hc sinh m khụng thoỏt ly khi mc tiờu bi hc Tr em ham hiu bit, hiu ng, vic a cõu hi s giỳp cỏc em suy ngh v hng thỳ khi c tr li ý kin ca mỡnh Xut phỏt t mc ớch yờu cu ca ni dung bi v i tng hc sinh trong lp tụi xõy dng h thng cõu hi chớnh v cõu hi ph kốm theo Cõu hi tụi a ra u cú ni dung rừ rng, d hiu, chớnh xỏc phự hp vi trỡnh ca hc sinh H thng cõu hi th hin phõn hoỏ i tng hc sinh, to iu kin cho hc sinh . gian trước khi vận dụng sáng kiến. + Rút ra bài học kinh nghiệm + Đề xuất các ý kiến để phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh trong toàn trường. 3 Sáng kiến kinh nghiệm - Lớp 1. và chữ - Học âm, vần và chữ thể hiện âm, vần mới. - Ôn tập nhóm âm hoặc nhóm vần. 5 Sáng kiến kinh nghiệm - Lớp 1  Vũ Thị Thanh Huyền Từ bài 1 đến bài 27, học sinh đã được học toàn bộ. CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC VẦN: 1. Biện pháp thứ nhất : Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học. Đồ dùng dạy học là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình dạy học. trong quá trình dạy học, học

Ngày đăng: 21/08/2014, 17:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w