Tiểu luận TỔNG QUAN VỀ GIẤU TIN

16 381 0
Tiểu luận TỔNG QUAN VỀ GIẤU TIN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận: TỔNG QUAN VỀ GIẤU TIN MỤC LỤC Lời nói đầu…………………………………………………..………………………2 1.1 Tổng quan về ẩn giấu tin 3 1.1.1 Khái niệm “Ẩn – Giấu tin” 3 1.1.2 Các thành phần của hệ “Ẩn – giấu tin” 3 1.1.3 Ẩn – giấu tin và mật mã 3 1.1.4 Phân loại “Ẩn – giấu tin” 3 1.2 Một số hình thức “Ẩn – Giấu tin” trong dữ liệu đa phương tiện 3 1.2.1 “Ẩn Giấu tin” trong ảnh 3 1.2.2 “Ẩn Giấu tin” trong audio 3 1.2.3 “Ẩn Giấu tin” trong video 3 1.3 Các tính chất của “Ẩn – giấu tin” trong ảnh 3 1.4 Vấn đề tấn công hệ thống “Ẩn – Giấu tin” 3 1.5 Một số ứng dụng đang được triển khai 3 1.5.1 Liên lạc bí mật 3 1.5.2. Bảo vệ bản quyền (copyright protection) 3 1.6 Một số chương trình “Ẩn – Giấu tin” 3 1.6.1 Chương trình Hide and Seek v4.1 3 1.6.2 Chương trình StegoDos 3 1.6.3 Chương trình White Noise Storm 3 1.6.4 Chương trình STools for Windows 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO 3 Lời nói đầu Các bạn chắc không ai là không biết về sự kiện 119, hai toà cao ốc trung tâm thương mại thế giới của Mĩ đã bị khủng bố khiến biết bao người thiệt mạng, đó là một ngày kinh hoàng đối với nước Mĩ nói riêng và thế giới nói chung. Vậy làm sao bọn khủng bố lại có thể “qua mặt” cơ quan tình báo CIA của Mĩ để thực hiện được vụ khủng bố một cách dễ dàng như vậy? Mãi gần đây mới có câu trả lời, đó là vì chúng đã áp dụng công nghệ “Ẩn Giấu tin”. Với công nghệ này chúng có thể truyền tin cho đồng bọn trên các phương tiện đại chúng mà không bị phát hiện. Cuộc cách mạng thông tin kỹ thuật số đã đem lại những thay đổi sâu sắc trong xã hội và trong cuộc sống của chúng ta. Những thuận lợi mà thông tin kỹ thuật số mang lại cũng sinh ra những thách thức và cơ hội mới cho quá trình đổi mới. Mạng Internet toàn cầu đã biến thành một xã hội ảo nơi diễn ra quá trình trao đổi thông tin trong mọi lĩnh vực chính trị, quân sự, quốc phòng, kinh tế, thương mại…Và chính trong môi trường mở và tiện nghi như thế xuất hiện những vấn nạn, tiêu cực đang rất cần đến các giải pháp hữu hiệu cho vấn đề an toàn thông tin như nạn xuyên tạc thông tin, truy nhập thông tin trái phép, v.v.. Đi tìm giải pháp cho những vấn đề này không chỉ giúp ta hiểu thêm về công nghệ phức tạp đang phát triển rất nhanh này mà còn đưa ra những cơ hội kinh tế mới cần khám phá. Trải qua một loạt giai đoạn phát triển, “Ẩn Giấu tin” ngày này càng trở lên tinh vi hơn cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin. Với môi trường mạng mở, có rất nhiều loại thông tin, trong đó có các thông tin quí giá mà bạn không thể để người khác biết được. Hiện nay cuộc chiến với các cracker vẫn chưa ngã ngũ, và có lẽ sẽ chẳng bao giờ ngã ngũ... thì việc dùng các phương pháp mã hóa sẽ khiến cho những tên cracker sẽ để ý đến thông tin của bạn, và tất nhiên chúng sẽ tìm mọi cách để crack, vì vậy sẽ chẳng có gì là đảm bảo thông tin của bạn sẽ được an toàn. Với công nghệ “Ẩn Giấu tin” bạn có thể dấu một bài thơ tình vào một bức ảnh mà không làm thay đổi bức ảnh (đối với cảm nhận của con người), như vậy chúng ta đã đánh lạc hướng được những tên cracker, thêm vào đó việc thực hiện crack trên dữ liệu đa phương tiện sẽ khó khăn hơn nhiều so với crack với các văn bản text. Hiện này công nghệ “Ẩn Giấu tin” đã và đang phát triển ở mức độ cao hơn, đó là vấn đề bảo vệ bản quyền , công nghệ sử dụng trong lĩnh vực này là watermarking digital (thủy vân kĩ thuật số)... Trong tiểu luận này, em sẽ trình bày tổng quan về “Ẩn Giấu tin” và một số ứng dụng sử dụng công nghệ này.

Tiểu luận: TỔNG QUAN VỀ GIẤU TIN MỤC LỤC Lời nói đầu………………………………………………… ………………………2 Lời nói đầu Các bạn chắc không ai là không biết về sự kiện 11/9, hai toà cao ốc trung tâm thương mại thế giới của Mĩ đã bị khủng bố khiến biết bao người thiệt mạng, đó là một ngày kinh hoàng đối với nước Mĩ nói riêng và thế giới nói chung. Vậy làm sao bọn khủng bố lại có thể “qua mặt” cơ quan tình báo CIA của Mĩ để thực hiện được vụ khủng bố một cách dễ dàng như vậy? Mãi gần đây mới có câu trả lời, đó là vì chúng đã áp dụng công nghệ “Ẩn - Giấu tin”. Với công nghệ này chúng có thể truyền tin cho đồng bọn trên các phương tiện đại chúng mà không bị phát hiện. Cuộc cách mạng thông tin kỹ thuật số đã đem lại những thay đổi sâu sắc trong xã hội và trong cuộc sống của chúng ta. Những thuận lợi mà thông tin kỹ thuật số mang lại cũng sinh ra những thách thức và cơ hội mới cho quá trình đổi mới. Mạng Internet toàn cầu đã biến thành một xã hội ảo nơi diễn ra quá trình trao đổi thông tin trong mọi lĩnh vực chính trị, quân sự, quốc phòng, kinh tế, thương mại…Và chính trong môi trường mở và tiện nghi như thế xuất hiện những vấn nạn, tiêu cực đang rất cần đến các giải pháp hữu hiệu cho vấn đề an toàn thông tin như nạn xuyên tạc thông tin, truy nhập thông tin trái phép, v.v Đi tìm giải pháp cho những vấn đề này không chỉ giúp ta hiểu thêm về công nghệ phức tạp đang phát triển rất nhanh này mà còn đưa ra những cơ hội kinh tế mới cần khám phá. Trải qua một loạt giai đoạn phát triển, “Ẩn - Giấu tin” ngày này càng trở lên tinh vi hơn cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin. Với môi trường mạng mở, có rất nhiều loại thông tin, trong đó có các thông tin quí giá mà bạn không thể để người khác biết được. Hiện nay cuộc chiến với các cracker vẫn chưa ngã ngũ, và có lẽ sẽ chẳng bao giờ ngã ngũ thì việc dùng các phương pháp mã hóa sẽ khiến cho những tên cracker sẽ để ý đến thông tin của bạn, và tất nhiên chúng sẽ tìm mọi cách để crack, vì vậy sẽ chẳng có gì là đảm bảo thông tin của bạn sẽ được an toàn. Với công nghệ “Ẩn - Giấu tin” bạn có thể dấu một bài thơ tình vào một bức ảnh mà không làm thay đổi bức ảnh (đối với cảm nhận của con người), như vậy chúng ta đã đánh lạc hướng được những tên cracker, thêm vào đó việc thực hiện crack trên dữ liệu đa phương tiện sẽ khó khăn hơn nhiều so với crack với các văn bản text. Hiện này công nghệ “Ẩn - Giấu tin” đã và đang phát triển ở mức độ cao hơn, đó là vấn đề bảo vệ bản quyền , công nghệ sử dụng trong lĩnh vực này là watermarking digital (thủy vân kĩ thuật số) Trong tiểu luận này, em sẽ trình bày tổng quan về “Ẩn - Giấu tin” và một số ứng dụng sử dụng công nghệ này. 2 1.1 Tổng quan về ẩn giấu tin 1.1.1 Khái niệm “Ẩn – Giấu tin” “Ẩn – giấu tin” tiếng Hi Lạp là “Steganography”, tiếng Anh là “Covered writing”. “Ẩn – giấu tin” là phương pháp đã và đang được nghiên cứu và ứng dụng rất mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới đó là phương pháp nhúng tin(che dấu thông tin) trong các phương tiện khác. Đây là phương pháp mới và phức tạp nó đang được xem như một công nghệ chìa khoá cho vấn đề bảo vệ bản quyền, nhận thực thông tin và điều khiển truy cập ứng dụng trong an toàn và bảo mật thông tin. Ẩn - giấu tin được hiểu là nhúng mẩu tin mật vào một vật mang tin khác, sao cho mắt thường khó phát hiện ra mẩu tin mật đó, mặt khác khó nhận biết được vật mang tin. Từ Steganography bắt nguồn từ Hi Lạp và được sử dụng cho tới ngày nay, nó có nghĩa là tài liệu được phủ (covered writing). Các câu chuyện kể về kỹ thuật giấu thông tin được truyền qua nhiều thế hệ, ý tưởng về che giấu thông tin đã có từ hàng nghìn năm về trước nhưng kỹ thuật này được dùng chủ yếu trong quân đội và trong các cơ quan tình báo như: Giấu tin bằng cách dùng “mực không mầu” để viết tin mật. Để xem tin mật, người nhận dùng thủ thuật cho hiện mầu. Người ta khắc bản đồ kho báu lên đầu các thủy thủ, để tóc mọc che kín đi. Quân Hy Lạp đã thông báo cho nhay về âm mưu của kẻ địch bằng cách “khắc tin” dưới lớp sáp của viên thuốc. Trung Hoa thời Trung cổ, người ta ghi hình các tượng vào các vị trí nhất định trong một bức thư rồi gửi nó đi. Khi có chữ viết, người ta giấu tin mật vào một bài thơ thông thường, bằng cách dùng các ký tự đầu tiên của mỗi từ. Mãi cho tới vài thập niên gần đây, giấu thông tin mới nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và các viện công nghệ thông tin với rất nhiều các công trình nghiên cứu. Cuộc cách mạng số hoá thông tin và sự phát triển nhanh chóng của mạng truyền thông là nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi này. Công nghệ thông tin đã tạo ra những môi trường “Ẩn – giấu tin” mới vô cùng tiện lợi và phong phú. Không chỉ “Ẩn – giấu tin” trong văn bản, người ta còn có thể “Ẩn – giấu tin” trong hình ảnh, âm thanh. Không chỉ “Ẩn – giấu tin” trong các gói “dữ liệu”, người ta có thể “Ẩn – giấu tin” trong các phần mềm trên đường truyền tin. Cũng có thể “Ẩn – giấu tin” ngay trong các khoảng cách trống hay các 3 phân vùng ẩn của môi trường lưu trữ như đĩa cứng, đĩa mềm, USB. Đó chính là các phương pháp “Ẩn – giấu tin số”. Ngày nay, “Ẩn – giấu tin số” không chỉ dùng cho mục đích quân sự, nghệ thuật “Ẩn – giấu tin số” còn để phục vụ các mục đích tích cực như bảo vệ bản quyền các “tài liệu số”, ví dụ như “tranh ảnh số”, “bản nhạc số”, công trình khoa học hay bài văn bài thơ đã được số hóa,… Các tài liệu được “giấu” một định dang ghi bản quyền, phương pháp “Ẩn – giấu tin số” này được gọi là “Thủy ấn số” (Watermarking). Sự kiện 11/9/2001 khiến cho kiên lạc bí mật qua mạng máy tính được quan tâm hơn nữa. Người ta cho rằng Osama Bin Laden và quân khủng bố đã liên lạc với nhau bằng cách giấu thông tin vào ảnh trên Internet. Năm 1990, các kết quả nghiên cứu đầu tiên về “giấu tin” với sự trợ giúp của máy tính đã đặt nền móng cho sự phát triển phương pháp bí mật : “Ẩn giấu tin số”. Sự phát triển của Internet kéo theo sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác. Internet đã tạo ra môi trường kinh doanh mới – kinh doanh trên mạng máy tính, ví dụ: thương mại điện tử. Kinh doanh trên mạng mang lại rất nhiều lợi ích nhưng cũng phát sinh những mặt tiêu cực như vi phạm bản quyền, giả mạo thương hiệu, … Trước tình thế đó, các phương pháp “Ẩn giấu tin số” đã khẳng định được chỗ đứng của mình. Chúng được áp dụng để “ghi dấu ấn” vào “sản phẩm số” các thông tin như chữ ký, nhãn thương hiệu,… để minh chứng cho sự hợp pháp của “sản phẩm số” đó, góp phần bảo vệ bản quyền “sản phẩm số”. Giấu tin trong ảnh có hai khía cạnh: Một là bảo mật cho dữ liệu đem giấu (embedded data), thông tin mật được giấu kỹ trong một đối tượng khác sao cho người khác không phát hiện được. Hai là bảo mật chính đối tượng được dùng để giấu dữ liệu vào (host data), chẳng hạn như ứng dụng bảo vệ bản quyền, phát hiện xuyên tạc thông tin (watermarking) Đây là ứng dụng cơ bản nhất của kỹ thuật giấu tin trong ảnh. Một thông tin nào đó sẽ được nhúng vào trong một ảnh, giả sử hình ảnh cần được lưu thông trên mạng. Để bảo vệ các sản phẩm chống lại hành vi lấy cắp hoặc làm nhái cần phải có một kỹ thuật để “dán tem bản quyền” vào sản phẩm này. Việc dán tem hay chính là việc nhúng thuỷ vân cần phải đảm bảo không để lại một ảnh hưởng lớn nào đến việc cảm nhận sản phẩm. Yêu cầu kỹ thuật đối với ứng dụng này là thuỷ vân phải tồn tại bền vững cùng với sản phẩm, muốn bỏ thuỷ vân này mà không được phép của người chủ sở hữu thì chỉ còn cách là phá huỷ sản phẩm. 4 1.1.2 Các thành phần của hệ “Ẩn – giấu tin” Trong một quá trình phát triển lâu dài, nhiều phương pháp bảo vệ thông tin đã được đưa ra trong đó giải pháp dùng mật mã học là giải pháp được ứng dụng rộng rãi nhất. Các hệ mã mật đã được phát triển nhanh chóng và được ứng dụng rất phổ biến cho đến tận ngày nay. Thông tin ban đầu sẽ được mã hoá thành các ký hiệu vô nghĩa, sau đó sẽ được lấy lại thông qua việc giải mã nhờ khoá của hệ mã. Đã có rất nhiều những hệ mã phức tạp được sử dụng như DES, RSA, NAPSACK và phương pháp này đã được chứng minh thực tế là rất hiệu quả và được ứng dụng phổ biến. Nhưng ở đây ta không định nói về các hệ mã mật mà ta tìm hiểu về một phương pháp đã và đang được nghiên cứu và ứng dụng rất mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới đó là phương pháp giấu tin (“Ẩn - Giấu tin”). Đây là phương pháp mới và phức tạp, nó đang được xem như một công nghệ chìa khoá cho vấn đề bảo vệ bản quyền, nhận thực thông tin và điều khiển truy cập … ứng dụng trong an toàn và bảo mật thông tin. Hai sơ đồ sau biểu diễn quá trình giấu tin và quá trình giải tin. Hình 1: Lược đồ chung cho quá trình giấu tin 5 Hình 2: Lược đồ chung cho quá trình tách tin Các thành phần chính của một hệ “Ẩn giấu tin” trong ảnh gồm: + Mẩu tin mật: có thể là văn bản, hình ảnh hay tệp tin tùy ý (audio, video,…) vì trong quá trình giấu tin, chúng đều được chuyển thành chuỗi các bit. + Môi trường sẽ chứa tin mật: thường là ảnh, nên gọi là Ảnh phủ hay Ảnh gốc. + Khóa K: khóa viết mật, tham gia vào quá trình giấu tin để tăng tính bảo mật. + Môi trường đã chứa tin mật: thường là ảnh, nên gọi là Ảnh mang, là ảnh sau khi nhúng tin mật vào. 1.1.3 Ẩn – giấu tin và mật mã Có thể xem “Ẩn – giấu tin” là một nhánh của ngành mật mã với mục tiêu là nghiên cứu các phương pháp che giấu thông tin mật. Ngành mật mã Cryptology Mật mã Cryptography Viết mật Steganography Giấu tin Information hiding Thủy vân số Watermarking 6 Hình 3: Các lĩnh vực nghiên cứu của ngành “Mật mã học” Ẩn –giấu tin và Mã hóa tuy có cùng mục đích là để đối phương khó phát hiện ra mẩu tin cần giấu, tuy nhiên vẫn có sự khác biệt rõ ràng. Sự khác biệt chủ yếu giữa mã hoá thông tin và giấu thông tin là phương pháp mã hoá làm cho các thông tin hiện rõ là nó có được mã hoá hay không còn đối với phương pháp giấu thông tin thì người ta sẽ khó biết được là có thông tin giấu bên trong do tính chất ẩn (invisible) của thông tin được giấu. Một khi những thông tin mã hoá bị phát hiện thì những tên tin tặc sẽ tìm mọi cách để triệt phá. Và cuộc chạy đua giữa những người bảo vệ thông tin và bọn tin tặc vẫn chưa kết thúc tuyệt đối về bên nào. Trong hoàn cảnh đó thì giấu thông tin trở thành một phương pháp hữu hiệu để che giấu thông tin mà các hacker không thể phát hiện ra. 1.1.4 Phân loại “Ẩn – giấu tin” Trong lĩnh vực bảo mật thông tin, “Ẩn – giấu tin” bao gồm các vấn đề sau: Steganography Information hiding Watermarking Intrinsic Pure Watermarking Fingerprinting 7 Hình 4: Các vấn đề nghiên cứu trong “Ẩn – giấu tin” a. Giấu tin (Steganography) là kỹ thuật nhúng “mẩu tin mật” (mẩu tin cần giữ bí mật) vào “môi trường giấu tin” (môi trường phủ). + Giấu tin có xử lý (Intrinsic Steganography) là một dạng “Giấu tin” trong đó để tăng tính bảo mật có thể dùng “khóa viết mật”; để giải mã, người ta cũng phải dùng “khóa viết mật” đó. “Khóa viết mật” không phải dùng để mã hóa mẩu tin, nó có thể là khóa dùng để sinh ra “hàm băm” phục vụ “rải tin mật” vào môi trường giấu tin. + Giấu tin đơn thuần (Pure Steganography) là một dạng “giấu tin” trong đó không dùng khóa viết mật để che giấu tin, tức là chỉ giấu tin đơn thuần vào môi trường giấu tin. b. “Thủy ấn số” (Watermarking) là kỹ thuật nhúng “dấu ấn số” (tin giấu) vào một “tài liệu số” (“sản phẩm số”) nhằm chứng thực (đánh dấu, xác thực) nguồn gốc hay chủ sở hữu của “tài liệu số” này. Ví dụ “dấu ấn số” dùng để xác nhận bản quyền một “tài liệu số”. Tạm gọi “Thủy ấn số” là “Ẩn tin” để phân biệt với “Giấu tin”. + “Dấu vân tay” (Fingerprinting) là một dạng “Thủy ấn số”, trong đó “dấu ấn” (tin giấu) là một định danh duy nhất (ví dụ định danh người dùng). c. So sánh “Ẩn tin” (Watermarking) và “Giấu tin” (Streganography) Về mặt hình thức, “Ẩn tin” giống “Giấu tin” ở chỗ đều tìm cách nhúng thông tin vào một môi trường. Về mặt nội dung, “Ẩn tin” có một số điểm khác với “Gấu tin”: * Về mục tiêu: - “Ẩn tin”: + Mục tiêu của “Ẩn tin” là nhúng mẩu tin thường là biểu tượng, chữ ký, dấu nhỏ đặc trưng vào môi trường phủ, nhằm phục vụ việc chứng thực bản quyền tài liệu. Như vậy “mẩu tin” cần nhúng (đề làm biểu tượng xác thực) không nhất thiết phải là bí mật, nhiều khi cần lộ ra cho mọi người biết. 8 + “Ẩn tin ” có thể vô hình hoặc hữu hình trên vật mang tin. “Ẩn tin” tìm cách biến “tin giấu” thành một thuộc tính của vật mang tin. + Mục đích của “Ẩn tin” là bảo vệ môi trường mang tin. - “Giấu tin”: + Mục tiêu của “Giấu tin” là nhúng mẩu tin thường là bí mật vào môi trường phủ, sau đó có thể lấy ra (tách lại) tin mật từ môi trườn phủ. + “Giấu tin” không cho phép nhìn thấy (bằng mắt) “tin giấu” trên vật mang tin. Mục đích của “Giấu tin” là bảo vệ được “tin giấu”. * Về đánh giá hiệu quả: + Chỉ tiêu quan trọng nhất của “Ẩn tin” là tính bền vững của tin được giấu. + Chỉ tiêu quan trọng nhất của “Giấu tin” là dung lượng của tin được giấu. 1.2 Một số hình thức “Ẩn – Giấu tin” trong dữ liệu đa phương tiện 1.2.1 “Ẩn - Giấu tin” trong ảnh Hiện nay giấu thông tin trong ảnh là một bộ phận chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các chưng trình ứng dụng hệ thống giấu tin trong đa phương tiện bởi lượng thông tin được trao đổi bằng ảnh là rất lớn và hơn nữa giấu thông tin trong ảnh cũng đóng vai tò hết sức quan trọng trong hầu hết các ứng dụng bảo vệ an toàn thông tin như: nhận thực thông tin, xác định xuyên tạc thông tin, bảo vệ bản quyền tác giả, điều khiển truy cập…Chính vì thế mà vấn đề này nhận được sự quan tâm rất lớn của các cá nhân, tổ chức, trường đại học và nhiều viện nghiên cứu trên thế giới. Khi giấu thông tin trong ảnh, thông tin sẽ được giấu cùng với dữ liệu ảnh nhưng chất lượng ảnh ít thay đổi và gần như khi nhìn binh thường vào ảnh đó chúng ta không thể phát hiện ra rằng đằng sau ảnh là khối thông tin được ẩn trong đó. Ngày nay khi ảnh số được sử dụng rất phổ biến thì giấu thông tin trong ảnh là một công nghệ đem lại rất nhiều tác dụng quan trọng trên nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Ví dụ như đối với các nước phát triển, chữ kí tay đã được số hóa và lưu trữ sử dụng như là hồ sơ cá nhân của các dịch vụ ngân hàng và tài chính, nó được dùng để nhận thực trong các thẻ tín dụng của người tiêu dùng. Phần mềm WinWord của Microsoft cũng chho phép người dùng lưu trữ chữ ký trong ảnh nhị phân rồi gắn vào vị trí nào đó trong file văn bản để đảm bảo tính an toàn của thông tin. Tài liệu sau đó được truyền trực tiếp qua máy fax, qua mạng theo đó việc nhận thực chữ ký, xác thực thông tin đó trở thành một vấn đề cực kỳ quan trọng khi mà việc ăn cắp thông tin hay xuyên tạc thông tin bởi các tin tặc đang trở thành một vấn nạn đối với bất kỳ quốc gia nào, tổ chức nào. 9 Thêm vào đó lại có rất nhiều loại thông tin quan trọng cần được bảo mật như những thông tin về an ninh, thông tin về bảo hiểm hay các thông tin về tài chính, các thông tin này được số hóa và lưu trữ trong hệ thống máy tính hay trên mạng. Chúng rất dễ bị lấy cắp và bị thay đổi bởi các phần mềm chuyên dụng. Việc nhận thực cũng như phát hiện thông tin xuyên tạc đó trở nên vô cùng quan trọng, cấp thiết. Và một đặc điểm của giấu thông tin trong ảnh đó là thông tin được giấu trong ảnh đó là thông tin được giấu trong ảnh một cách vô hình, nó như là một cách mà truyền thông tin mật cho nhau mà người khác không thể biết được bởi sau khi giấu thông tin thì chất lượng ảnh gần như không thay đổi đặc biệt đối với ảnh mầu hay ảnh xám. Gần đây báo chí đã đưa tin vụ việc ngày 11-9 gây chấn động nước Mĩ và toàn thế giới, chính tên trùm khủng bố quốc tế Osma BinLaDen đã dùng cách thức giấu thông tin trong ảnh để liên lạc với đồng bọn, và hắn đã qua mặt được cục tình báo trung ương Mĩ CIA và các cơ quan an ninh quốc tế. Chắc chắn sau vụ việc này, thì việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến giấu thông tin trong ảnh sẽ rất được quan tâm. 1.2.2 “Ẩn - Giấu tin” trong audio Giấu thông tin trong audio mang những đặc điểm khác so với giấu thông tin trong các đối tượng đa phương tiện khác. Một trong những yêu cầu cơ bản của giấu tin là đảm bảo tính chất ẩn của thông tin được giấu đồng thời không làm ảnh hưởng đến chất lượng của dữ liệu gốc. Khác với kĩ thuật giấu thông tin trong ảnh phụ thuộc vào hệ thống thị giác thì kĩ thuật giấu thông tin trong audio lại phụ thuộc vào hệ thống thính giác HAS. Một vấn đề khó khăn ở đây là hệ thống thính giác của con người nghe được các tín hiệu ở các giải tần rộng và công suất lớn nên đã gây khó dễ đối với các phương pháp giấu tin trong audio. Nhưng thật may là HAS lại kém trong việc phát hiện sự khác biệt các dải tần và công suất, điều này có nghĩa là các âm thanh to, cao tần có thể che giấu được các âm thanh nhỏ thấp một cách dễ dàng. Các mô hình phân tích tâm lí đã chỉ ra điểm yếu trên và thông tin này sẽ giúp ích cho việc chọn các audio thích hợp cho việc giấu tin. Vấn đề khó khăn thứ hai đối với giấu thông tin trong audio là kênh truyền tin. Kênh truyền hay băng thông chậm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thông tin sau khi giấu. Ví dụ để nhúng một đoạn java applet vào một đoạn audio (16 bit, 44.100 Hz) có chiều dài bình thường thì các phương pháp nói chung cũng cần ít nhất là 20 bit/s. Giấu thông tin trong audio đòi hỏi yêu cầu rất cao về tính đồng bộ và tính an toàn của thông tin. Các phương pháp giấu thông tin trong audio đều lợi dụng điểm yếu trong hệ thống thính giác của con người. 10 [...]...1.2.3 “Ẩn - Giấu tin trong video Cũng như giấu tin trong ảnh hay trong audio giấu tin trong video cũng được quan tâm và được phát triển mạnh mẽ cho nhiều ứng dụng như điều khiển truy cập thông tin, nhận thực thông tin và bảo vệ bản quyền tác giả Một phương pháp giấu tin trong video được đưa ra bởi Cox là phương pháp phân bố đều Ý tưởng cơ bản của phương pháp là phân phối thông tin giấu dàn trải... thông tin mật Nếu không thể do thám tin mật thì kẻ địch cũng cố tìm cách làm sai lạc tin mật, làm giả macoj tin mật để gây bất lợi cho đối phương Phương pháp Giấu tin tốt nhất phải đảm bảo tin mật không bị tấn công một cách chủ động trên cơ sở những hiểu biết về thuật toán nhúng tin và có ảnh mang (nhưng không biết khóa Giấu tin ) Đối với “Ẩn tin thì khả năng chống giả mạo là yêu cầu vô cùng quan. .. hóa” và giấu tin là người ta giải thiết thám tin biết trước phương pháp mã hóa hay giấu tin Như vậy, việc thám tin theo một phương pháp cụ thể (mã hóa hay giấu tin) phụ thuộc vào “khóa” chứ không phải phụ thuộc vào độ phức tạp của phương pháp này Tương tụ như thám mã trong mã hóa, các kỹ thuật thám tin trong giấu tin cũng được chia làm 5 nhóm: 12 - Biết ảnh mang tin - Biết ảnh gốc và ảnh mang tin -... thuật giấu thông tin trong video áp dụng cả những đặc điểm về thị giác và thính giác của con người 1.3 Các tính chất của “Ẩn – giấu tin trong ảnh Hiện nay có nhiều phương pháp “Ẩn – Giấu tin trong ảnh được nghiên cứu Để đánh giá chất lượng của một phương pháp “Ẩn – Giấu tin , người ta dựa vào một số tiêu chí sau: i) Bảo đảm tính “vô hình” “Ẩn – Giấu tin trong ảnh sẽ làm biến đổi ảnh mang tin Tính... biết tin mật và ảnh mang tin thì cơ hội phá tin mật sẽ cao hơn Nếu biết thuật toán “Ẩn – Giấu tin , kẻ thám tin có thể dùng nó thử “Ẩn – Giấu tin lên nhiều ảnh khác nhau, qua đó dùng phương pháp thống kê để tìm ra các quy luật gây nhiễu, cũng dùng nó để kiểm thử xem một ảnh có mang tin mật hay không Việc thám tin khó nhất đó là sửa đổi tin trong ảnh mang và suy ra được “khóa viết mật” dùng để nhúng tin. .. tin - Biết có tin giấu trong ảnh mang tin - Biết thuật toán giấu tin - Biết thuật toán trích (tách) tin mật Thám tin phát hiện “Thủy ấn” hay tin mật có thể thực hiện bằng cách phân tích vùng nhiễu quá mức trên ảnh Tin tặc kinh nghiệm có thể nhận thấy các vùng nhiễu này bằng mắt thường Nếu nhận biết được ảnh gốc thì việc thám tin còn đơn giản hơn nữa, vì khi đó có thể so sánh ảnh mang tin với ảnh gốc... thước đo “sự nguyên ven” của tin mật sau những biến đổi như vậy v) Độ phức tạp tính toán “Độ phức tạp” của thuật toán “Ẩn – Giấu tin và “Giải tin cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá một phương pháp “Ẩn – Giấu tin trong ảnh Chỉ tiêu này cho chúng ta biết “tài nguyên” (thời gian và bộ nhớ) tốn bao nhiêu dùng cho một phương pháp “Ẩn – Giấu tin Với chủ nhân “Ẩn – Giấu tin thì thời gian thực hiện... khóa viết mật, kẻ thám tin có thể làm giả các tin khác giống như nó được gửi đi từ chính chủ Phương pháp thám tin để biết thuật toán “Ẩn – Giấu tin và thuật toán “tách tin hay được dùng trong các hệ thám tin Nhiều kỹ thuật thám tin trong “Ẩn – Giấu tin được chuyển sang từ kỹ thuật thám mã trong mã hóa 13 1.5 Một số ứng dụng đang được triển khai 1.5.1 Liên lạc bí mật Bản mã của tin mật có thể gây sự... nhúng được nhiều tin hơn các chương trình trước Ảnh mang không cần kích thước cố định, tính vô hình cao 1.6.4 Chương trình S-Tools for Windows Một chương trình giấu ảnh tốt Có thể giấu tin trong ảnh BMP, GIF, tệp tin âm thanh WAV, các vùng chưa dùng đến của đĩa mềm Giao diện đồ họa kéo thả Để giấu tin chỉ cần kéo biểu tượng tệp tin cần giấu và thả ảnh lên Một yếu tố mà các hệ giấu tin nhắm tới và khai... người Một trong những phương pháp giấu tin là tạo ra các mặt nạ giác quan để đánh lừa mắt người Vậy nên các nghiên cứu về phương pháp giấu tin trong ảnh có liên quan mật thiết với lĩnh vực xử lý ảnh, lý thuyết mật mã và các kiến thức về hệ thống thị giác 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Trịnh Nhật Tiến, Giáo trình An toàn dữ liệu, 2008 2 Một số địa chỉ website tìm hiểu về Giấu tin - http://www.pcworld.com.vn/pcworld/printArticle.asp?atcl_id=5f5e5c5b595f5e . tin tìm cách biến tin giấu” thành một thuộc tính của vật mang tin. + Mục đích của “Ẩn tin là bảo vệ môi trường mang tin. - “Giấu tin : + Mục tiêu của “Giấu tin là nhúng mẩu tin thường là bí. Chỉ tiêu quan trọng nhất của “Ẩn tin là tính bền vững của tin được giấu. + Chỉ tiêu quan trọng nhất của “Giấu tin là dung lượng của tin được giấu. 1.2 Một số hình thức “Ẩn – Giấu tin trong. kỹ thuật thám tin trong giấu tin cũng được chia làm 5 nhóm: 12 - Biết ảnh mang tin - Biết ảnh gốc và ảnh mang tin - Biết có tin giấu trong ảnh mang tin - Biết thuật toán giấu tin - Biết thuật

Ngày đăng: 21/08/2014, 15:38

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1 Tổng quan về ẩn giấu tin

    • 1.1.1 Khái niệm “Ẩn – Giấu tin”

    • 1.1.2 Các thành phần của hệ “Ẩn – giấu tin”

      • Hình 2: Lược đồ chung cho quá trình tách tin

      • 1.1.3 Ẩn – giấu tin và mật mã

      • 1.1.4 Phân loại “Ẩn – giấu tin”

      • 1.2 Một số hình thức “Ẩn – Giấu tin” trong dữ liệu đa phương tiện

        • 1.2.1 “Ẩn - Giấu tin” trong ảnh

        • 1.2.2 “Ẩn - Giấu tin” trong audio

        • 1.2.3 “Ẩn - Giấu tin” trong video

        • 1.3 Các tính chất của “Ẩn – giấu tin” trong ảnh

        • 1.4 Vấn đề tấn công hệ thống “Ẩn – Giấu tin”

        • 1.5 Một số ứng dụng đang được triển khai

          • 1.5.1 Liên lạc bí mật

          • 1.5.2. Bảo vệ bản quyền (copyright protection)

          • 1.6 Một số chương trình “Ẩn – Giấu tin”

            • 1.6.1 Chương trình Hide and Seek v4.1

            • 1.6.2 Chương trình StegoDos

            • 1.6.3 Chương trình White Noise Storm

            • 1.6.4 Chương trình S-Tools for Windows

            • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan