Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hiện nay

57 421 1
Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Từ khi nước ta thực hiện mở cửa nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, cụm từ cạnh tranh đã được sử dụng ngày càng nhiều với nhiều thái độ và cách nhìn nhận khác nhau. Nhưng có thể kết luận chung rằng cạnh tranh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nó được coi là động lực của sự phát triển không chỉ của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp mà cả nền kinh tế nói chung. Bất cứ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào nền kinh tế thị trường đều phải chịu tác động của các quy luật kinh tế khách quan, trong đó có quy luật cạnh tranh. Theo quy luật này, mỗi doanh nghiệp phải tận dụng mọi nguồn lực của mình, nỗ lực không ngừng nâng cao hiệu quả lao động, tiết kiệm chi phí và đáp ứng nhu cầu khách hàng... nhằm chiến thắng đối thủ cạnh tranh, tiếp tục tồn tại và phát triển trên thị trường. Do đó, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải đặc biệt quan tâm trong quá trình tồn tại và phát triển. Hiện nay, nước ta ngày càng hội nhập sâu và rộng với thế giới sau khi gia nhập WTO. Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ được gỡ bỏ theo lộ trình sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam khi phải cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng không còn nhiều sự bảo hộ của nhà nước. Đứng trước tình hình này, việc nâng cao năng lực cạnh tranh trở nên cực kỳ cấp thiết, có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại sống còn của doanh nghiệp nói riêng và sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia nói chung

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG L NÂNG CAO NĂNG L Ự Ự C CẠNH C CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRANH CỦA DOANH NGHIỆP LỜI NÓI ĐẦU Trong thời kỳ hiện nay, sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đã và đang tạo ra nhiều biến động lớn trong nền kinh tế nước ta. Người ta ngày càng nói nhiều hơn tới “cạnh tranh” và các doanh nghiệp tìm mọi cách để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Là một doanh nghiệp đã thành lập và hoạt động từ năm 2006, kinh doanh trong lĩnh vực máy tính và máy văn phòng, cho tới nay công ty TNHH Thương mại và Công nghệ An Nam đã đạt được những thành tựu nhất định và đang trên đà phát triển, mở rộng. Vào thời điểm này các vấn đề về cạnh tranh càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết. Tôi xin chân thành cảm ơn sự tạo điều kiện của nhà trường, sự hướng dẫn nhiệt tình của TS. Phạm Trung Tiến và sự hợp tác giúp đỡ của toàn thể công ty An Nam, tôi đã được thực tập và nghiên cứu hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Thương mại và Công nghệ An Nam”. Chuyên đề đã nghiên cứu từ những lý luận chung nhất đến thực tiễn quá trình hoạt động của công ty An Nam, tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu, nhận diện các cơ hội và thách thức để từ đó có những góp ý có giá trị giúp An Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới. Do còn nhiều hạn chế về mặt thời gian và kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên chắc rằng những nghiên cứu của tôi sẽ còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý, giúp đỡ của thầy cô cùng toàn thể ban lãnh đạo và công nhân viên công ty An Nam. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1. Mô hình kênh phân phối của doanh nghiệp Sơ đồ 1.2. Sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô Sơ đồ 2.1. cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH TM & CN An Nam. Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và Công nghệ An Nam năm 2008 - 2010. Bảng 2.3. So sánh giá một số mặt hàng của công ty An Nam so với các đối thủ cạnh tranh năm 2010 Bảng 2.4. Tình hình lợi nhuận của An Nam các năm 2008 - 2010 Bảng 2.5. Tình hình sử dụng chi phí của công ty trong 3 năm 2008 - 2010 Bảng 2.6. Các nguồn vốn và tài sản của công ty Bảng 2.7. Tình hình sử dụng lao động của công ty trong các năm 2008 - 2010 Bảng 3.1. Kế hoạch kinh doanh năm 2011 – 2015 Công ty An Nam Chương I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài: Từ khi nước ta thực hiện mở cửa nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, cụm từ "cạnh tranh" đã được sử dụng ngày càng nhiều với nhiều thái độ và cách nhìn nhận khác nhau. Nhưng có thể kết luận chung rằng cạnh tranh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nó được coi là động lực của sự phát triển không chỉ của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp mà cả nền kinh tế nói chung. Bất cứ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào nền kinh tế thị trường đều phải chịu tác động của các quy luật kinh tế khách quan, trong đó có "quy luật cạnh tranh". Theo quy luật này, mỗi doanh nghiệp phải tận dụng mọi nguồn lực của mình, nỗ lực không ngừng nâng cao hiệu quả lao động, tiết kiệm chi phí và đáp ứng nhu cầu khách hàng nhằm chiến thắng đối thủ cạnh tranh, tiếp tục tồn tại và phát triển trên thị trường. Do đó, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải đặc biệt quan tâm trong quá trình tồn tại và phát triển. Hiện nay, nước ta ngày càng hội nhập sâu và rộng với thế giới sau khi gia nhập WTO. Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ được gỡ bỏ theo lộ trình sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam khi phải cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng không còn nhiều sự bảo hộ của nhà nước. Đứng trước tình hình này, việc nâng cao năng lực cạnh tranh trở nên cực kỳ cấp thiết, có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại sống còn của doanh nghiệp nói riêng và sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia nói chung. Trong quá trình thực tập tôi đã có một cái nhìn tuy có thể chưa đầy đủ, nhưng khá toàn diện về năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ An Nam. Qua bốn năm thành lập và phát triển, An Nam đã xây dựng được một chỗ đứng trên thị trường máy tính và máy móc thiết bị văn phòng trên thị trường Hà Nội. Tuy nhiên, hiện nay lĩnh vực kinh doanh này cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ, trong đó có cả những công ty nước ngoài rất mạnh. Trong khi đó, thuộc khối doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất, nhân lực còn nhiều hạn chế, các công cụ cạnh tranh cũng chưa thực sự hiệu quả, sử dụng nguồn lực còn nhiều lãng phí, bất cập đã làm giảm lợi nhuận, giảm khả năng cạnh tranh của An Nam trên thị trường Hà Nội. Từ tình hình trên, việc nghiên cứu khả năng cạnh tranh, nhận diện những ưu điểm, hạn chế, chỉ ra những cơ hội và thách thức của An Nam trong quá trình hoạt động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài: Qua tình hình thực tế thực tập, nghiên cứu tại doanh nghiệp, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp và vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn, tôi đã chọn nghiên cứu và hoàn thành đề tài: "Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH TM & CN An Nam" 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hướng đến những mục tiêu sau: - Làm rõ một số vấn đề về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. - Phân tích thực trạng và những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty TNHH Thương mại và Công nghệ An Nam. - Đề xuất một số biện pháp giải quyết nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Thương mại và Công nghệ An Nam. 1.4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu, phân tích đánh giá khả năng cạnh tranh các mặt hàng máy tính và máy móc, đồ dùng văn phòng của Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ An Nam. - Phạm vi thời gian: Đề tài phân tích khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ An Nam trong 3 năm: 2008, 2009, 2010. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty đến năm 2015. - Phạm vi nội dung: Từ thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ An Nam đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. 1.5. Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu 1.5.1. Khái quát về cạnh tranh của doanh nghiệp a. Khái niệm cạnh tranh: Thuật ngữ "cạnh tranh" có nguồn gốc từ tiếng La-tinh với nghĩa chủ yếu là sự đấu tranh, ganh đua, thi đua giữa các đối tượng cùng phẩm chất, cùng loại, đồng giá trị nhằm đạt được ưu thế, lợi ích, mục tiêu xác định. b. Khái niệm cạnh tranh giữa các doanh nghiệp: Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các doanh nghiệp ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt được mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích, đối với doanh nghiệp là lợi nhuận. c. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Có rất nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Quan điểm khả năng cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối cảnh và trình độ phát triển trong từng thời kỳ. Việc đưa ra một khái niệm chung nhất về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong tình hình kinh tế luôn có sự thay đổi, biến động là không hề đơn giản. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện nay, theo đó khả năng cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ so với các đối thủ và khả năng "thu lợi" của các doanh nghiệp. Theo M. Porter, khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động, năng suất lao động là thước đo duy nhất về khả năng cạnh tranh. Theo tác giả Vũ Trọng Lâm, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ những quan niệm khác nhau trên, có thể đưa ra khái niệm chung nhất về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như sau: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là năng lực về mọi hoạt động của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm tạo ra những sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ chất lượng cao với chi phí thấp, được thị trường chấp nhận. Nhờ đó doanh nghiệp có thể tự duy trì vị trí của nó một cách lâu dài trên thị trường, đảm bảo việc thu lợi nhuận, phát triển thị trường và thực hiện được những mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Nâng cao khả năng cạnh tranh là điều kiện cần để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trên thị trường. d. Một số lý thuyết cơ bản về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Theo quan điểm của Kinh tế chính trị học thì "cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền kinh tế thị trường nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá" Theo Các Mác cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu lợi nhuận tối đa. Tiếp cận quan điểm khả năng cạnh tranh cấp ngành, cấp công ty của M.Porter. Quan điểm này dựa trên quản trị chiến lược phản ánh trong các cuốn sách của ông, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là năng lực chiếm lĩnh thị trường, tiêu thụ các sản phẩm cùng loại của công ty đó. Với cách tiếp cận này khả năng cạnh tranh được quy định bởi các yếu tố sau: - Số lượng các doanh nghiệp mới tham gia. - Sự có mặt của các sản phẩm thay thế. - Vị thế của khách hàng. - Uy tín của nhà cung ứng. - Tính quyết liệt của đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu các yếu tố trên sẽ là cơ sở cho doanh nghiệp xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, từng thời kỳ phát triển của công ty cũng như của nền kinh tế từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Quan điểm tân cổ điển về khả năng cạnh tranh của một sản phẩm là quan điểm dựa trên lý thuyết thương mại truyền thống qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất. Như vậy khả năng cạnh tranh của một ngành, công ty được đánh giá cao hay thấp tuỳ thuộc vào chi phí sản cuất. Đây là điều kiện cơ bản của lợi thế cạnh tranh. Theo quan điểm tổng hợp của VarDwer, E. Martin và R.Westgren thì khả năng cạnh tranh của một ngành, một cong ty được thể hiện ở việc tạo ra và duy trì lợi nhuận trong các thị trường trong nước và ngoài nước. Như vậy thị trường và lợi nhuận là hai chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chúng có quan hệ tỷ lệ thuận, lợi nhuận và thị phần càng lớn thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao. Từ những quan điểm trên có thể thấy có rất nhiều quan điểm khác nhau về khả năng cạnh tranh nhưng đều có liên quan đến hai khía cạnh là chiếm lĩnh thị trường và lợi nhuận. e. Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh Nâng cao khả năng cạnh tranh luôn là mối quan tâm hàng đầu của một doanh nghiệp. Chính vì vậy có rất nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này dưới nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Ví dụ: Luận văn tốt nghiệp đại học: "Các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạn tranh của công ty Phát triển phần mềm VASC" của sinh viên Trần Thu Trang, khoa Quản trị doanh nghiệp, Trường ĐH Thương Mại năm 2003. Luận văn tốt nghiệp đại học: "Một số biện pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của khách sạn Thắng Lợi" của sinh viên Nguyễn Thị Thu Anh, khoa Khách sạn du lịch, trường ĐH Thương Mại, năm 2003. Luận văn này nghiêng về yếu tố marketing trong cạnh tranh, không đề cập được một cách đầy đủ về các yếu tố cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Luận văn tốt nghiệp: "Một số biện pháp góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty CP đồ hộp Hạ Long" của sinh viên Bùi Minh Hồng, khoa Quản trị doanh nghiệp, trường ĐH Thương Mại năm 2003 đã đi sâu vào nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp và phân tích được một cách rõ nét với thực tế ở công ty CP đồ hộp Hạ Long. Luận văn thạc sỹ kinh tế chuyên ngành sản xuất và dịch vụ trường Đại học Thương Mại: "Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty giấy Bãi Bằng trong giai đoạn hiện nay" do PGS.TS Phạm Công Đoàn hướng dẫn năm 2006. Đề tài đã trình bày được lý thuyết cơ bản về cạnh tranh, các trường phái cổ điển, các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; nhân tố ảnh hưởng và nâng cao khả năng cạnh tranh. Nêu được thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty giấy Bãi Bằng. Tác giả đã đề xuất giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh như mở rộng quy mô sản xuất, giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, tăng cường hoạt động marketing, áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh. Nhìn chung các công trình nghiên cứu này đã hệ thống hoá được những vấn đề lý luận cơ bản về khả năng cạnh tranh của một số doanh nghiệp. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng quát về tình hình, khả năng cạnh tranh của công ty TNHH Thương mại và Công nghệ An Nam. 1.5.2. Phân định nội dung nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 1.5.2.1. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh Trước những áp lực ngày càng cao của môi trường kinh doanh hiện nay, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần phải biết chấp nhận cạnh tranh. Khả năng cạnh tranh là điều kiện cần để doanh nghiệp có thể đối đầu với các đối thủ trên thương trường, do đó doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình bằng cách tận dụng nững điểm mạnh hay cơ hội trong kinh doanh và hạn chế tối đa những yếu điểm hay rủi ro doanh nghiệp có thể gặp phải. Từ đó giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh được với các đối thủ và dền chiếm lĩnh thị trường. Nâng cao khả năng cạnh tranh sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, làm cho khách hàng tin rằng sản phẩm của doanh nghiệp là tốt nhất, thoả mãn nhu cầu của họ nhất. Giúp doanh nghiệp gia tăng được thị phần, nâng cao được uy tín, tăng doanh thu, lợi nhuận, hoàn thành tốt trách nhiệm với nhà nước. Ngày nay khi nền kinh tế thị trường ở Việt Nam càng ngày càng phát triển cùng với việc gia nhập WTO thì sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn với sự xâm nhập mạnh mẽ của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài hơn hẳn các doanh nghiệp Việt Nam về tiềm lực tài chính cũng như khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý. Như vậy để đứng vững và vươn lên trong môi trường đó nhất thiết các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm mọi giải pháp để tự hoàn thiện mình hơn. Doanh nghiệp phải xác định được vị thế của mình trên thị trường tiềm năng như thế nào để có được những chiến lược phù hợp nhất cho doanh nghiệp phát triển nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tóm lại có thể khẳng định việc nâng cao khả năng cạnh tranh là một điều tất yếu của các doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường ngày một nhiều thách thức như hiện nay. 1.5.2.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh  Giá cả Giá cả là biểu hiện bằng tiền giá trị của hàng hoá. Giá cả của một sản phẩm trên thị trường được hình thành thông qua quan hệ cung cầu. Từ lâu giá cả đã trở thành một nhân tố quan trọng trong việc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường của các doanh nghiệp. Giá cả được coi như một vũ khí để cạnh tranh thông qua việc định giá sản phẩm: - Chính sách giá cao là doanh nghiệp ấn định giá bán sản phảm cao hơn giá bán sản phẩm cùng loại trên thị trường hiện tại. Chính sách này thường áp dụng với những mặt hàng có tính chất xa xỉ phục vụ một số khách hàng có thu [...]... động lực to lớn cho nhân viên cũng như tạo sự tin tưởng của doanh nghiệp nói chung và sản phẩm nói riêng đối với khách hàng Từ đó, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được nâng cao rất nhiều Chương II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ AN NAM 2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề về nâng cao năng lực cạnh tranh. .. khác Ngoài các công cụ cạnh tranh trên, dịch vụ trước, trong và sau bán cũng là công cụ hiệu quả giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh Nó giúp doanh nghiệp giữ được khách hàng, nâng cao doanh số, biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng hiện thực Các dịch vụ doanh nghiệp có thể thực hiện để nâng cao khả năng cạnh tranh tuỳ theo đặc trưng của loại sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp Ví dụ:... khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Sơ đồ 1.2 Sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô Kinh tế Khoa học Công nghệ DOANH NGHIỆP Chính trị Pháp luật Văn hoá- Xã hội Chiến lược Năng lực cạnh tranh  Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế quốc gia ổn định hay bất ổn có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tác động tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Tính ổn định của. .. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp  Thị phần Có nhiều chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Tuy nhiên, một số chỉ tiêu đặc trưng tiêu biểu nhất để đánh giá tình hình khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp đó là chỉ tiêu thị phần, chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận, chỉ tiêu chi phí và tỷ suất chi phí Thị phần là chỉ tiêu mà các doanh nghiệp thường dùng... tính của sản phẩm thể hiện mức độ thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với cộng dụng lợi ích của sản phẩm Trong thời kỳ hiện nay chất lượng là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Để sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp luôn là sự lựa chọn của khách hàng ở hiện tại và tương lai thì nâng cao chất lượng là một việc cần thiết Nâng cao. .. kinh doanh Lợi nhuận được coi là một chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao thì chắc chắn doanh nghiệp đó phải có doanh thu cao và chi phí thấp Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế so với doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh khả năng. .. hoạt động kinh doanh Có thể thấy uy tín là một yếu tố quan trọng giúp An Nam có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình 2.3.2.2 Các chỉ tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Thương mại và Công nghệ An Nam  Thị phần Như đã trình bày ở phần trên, thị phần của doanh nghiệp là một chỉ tiêu phản ánh quy mô thị trường của doanh nghiệp Để giữ vững, củng cố và mở rộng thị phần của công ty trong... công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh của mình so với các đối thủ  Các nhân tố thuộc môi trường ngành Doanh nghiệp chịu sự tác động của các yếu tố thuộc môi trường ngành sau: - Đối thủ hiện tại Doanh nghiệp cần xác định đối thủ cạnh tranh hiện tại của mình là ai cũng như năng lực cạnh tranh và vị thế hiện tại của họ trên thị trường thông qua nghiên cứu tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của họ trên thị trường... Đối thủ mới tiềm ẩn Đây là các doanh nghiệp hiện tại chưa tham gia cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất kinh doanh với doanh nghiệp nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ lựa chọn và quyết định gia nhập ngành Đây là đe doạ cho các doanh nghiệp hiện tại và nếu các đối thủ tiềm ẩn này thực sự tham gia thì mức độ cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn Do đó các doanh nghiệp hiện tại trong ngành cần tạo ra... bị từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Đồng thời hạn chế được các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh của những doanh nghiệp xấu  Môi trường văn hoá - xã hội Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, phong cách, văn hoá của người dân có ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua cách thức, yêu cầu khác nhau trong lựa chọn sản phẩm tiêu dùng, doanh nghiệp cần . LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG L NÂNG CAO NĂNG L Ự Ự C CẠNH C CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRANH CỦA DOANH NGHIỆP LỜI NÓI. khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; nhân tố ảnh hưởng và nâng cao khả năng cạnh tranh. Nêu được thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty giấy Bãi Bằng. Tác giả đã đề xuất giải pháp nâng cao. năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như sau: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là năng lực về mọi hoạt động của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm tạo ra những sản phẩm, hàng hoá và dịch

Ngày đăng: 20/08/2014, 10:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan