1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Làng nghề truyền thống hoa giấy Thanh Tiên

12 2,9K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 3,7 MB

Nội dung

Đây là một làng nghề truyền thống chuyên làm hoa giấy rất đặc sắc phục vụ nhu cầu tâm linh và thẩm mĩ của người dân xứ Huế.

LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HOA GIẤY THANH TIÊN Mỗi khi nhắc đến tết Huế là người ta nghĩ ngay tới bánh chưng Nhật Lệ, bánh Tét làng chuồn và hoa giấy Thanh Tiên. Người Huế vẫn hay có câu: Xanh xanh đỏ đỏ vàng vàng Cứ đến tháng Chạp cả làng làm hoa. Năm nào cũng vậy, cứ mỗi độ xuân về tết đến là trên các đường phố Huế, các chợ hoa Huế bày bán một loại hoa giấy rực rỡ sắc màu, dân dã mà sang trọng, đó là hoa giấy Thanh Tiên, bao đời nay được coi là hoa thờ ngày Tết ở Huế, mỗi năm chỉ thay một lần, do đó mà những bông hoa này được vinh danh là loài hoa không tàn và làng hoa giấy Thanh Tiên cũng được coi là làng hoa không tàn. 1. Vị trí địa lý Làng Thanh Tiên thuộc tổng Mậu Tài, huyện Phú Vang, phủ Triệu Phong. Nay thuộc xã Phú Mậu, Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Làng nằm ở phía hạ lưu sông Hương, đối diện với phố cổ Bao Vinh và cảng Thanh Hà. Đây là một địa danh nổi tiếng về nghề làm hoa giấy thờ cúng, đặc biệt là hoa sen và có lịch sử làm hoa giấy hơn 300 năm. Bản đồ làng hoa giấy Thanh Tiên 2. Lịch sử làng nghề Những bậc tiền bối sáng lập ngôi làng này có nguồn gốc từ Sơn Tây, nam tiến theo chúa Nguyễn. Nguyên thủy họ sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Đến giờ chưa ai biết nghề làm hoa giấy bắt đầu từ khi nào, học nghề với ai. Theo gia phả họ Trần ( Phụng tu ngày 4-5 năm Tự Đức 33), ngài khai canh của làng là Võ Đình Tiên, từ Sơn Tây phò chúa Nguyễn đến đóng đô ở Phú Xuân, đã có công khai canh 83 mãu ruộng tại làng. Vì vậy làng vốn có truyền thống làm nghề nông, tuy nhiên, vào tháng Chạp Thanh Tiên lại rộn rã với nghề làm hoa giấy. Nghề hoa giấy Thanh Tiên có danh mục thống kê của các nghề thủ công từ thế kỉ 16-19 của Đại Nam nhất thống chí. Cũng có người cho rằng do địa thế của làng hay ngập lụt, do đó nhìn thấy các làng chung quanh trồng hoa tươi chơi tết, dân làng Thanh Tiên đã nghĩ ra cách làm hoa giấy. thấy hoa giấy đẹp, người ta hỏi mua, thế là Thanh Tiên từ đó có nghề làm hoa giấy. Và đến năm 1802 thì hoa giấy mới được đông đảo mọi người biết đến. Đó là nhờ việc: Năm 1802, sau khi vua Gia Long thống nhất đất nước, nhân lễ Thượng tuần, nhà vua ban chiếu đề nghị mỗi một trấn đem về Kinh một loài hoa quý để dâng lên vua. Lúc này trong triều đình có một vị Quan, người làng Thanh Tiên, làm ở Bộ Lễ chức Tả Hữu Đồng Nghị, dâng lên nhà vua một loài hoa ngũ sắc với đầy ý nghĩa độc đáo tượng trưng đầy đủ đạo lý Tam Cương - Ngũ Thường: “ Mỗi cành bao giờ cũng có 8 hoa chính. Ba cành hoa ở giữa tượng trưng cho Trung - Hiếu- Nghĩa. Trong đó luôn luôn có một chiếc hoa màu vàng hoặc màu đỏ được làm to nhất tượng trưng cho Mặt trời, đấng minh quân, còn 5 bông hoa hai bên tượng trưng cho Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín”. Khi nghe trình bày hết ý nghĩa của loại hoa giấy Thanh Tiên, vua lấy làm thích thú, và sau đó ban chiếu khuyến khích người dân làng Thanh Tiên làm hoa giấy để bày biện, bán lên kinh đô và phổ biến nghề làm hoa giấy cho mọi người biết. Từ đó, nghề làm hoa giấy của làng nổi tiếng khắp đất nước. 3. Đặc sắc của làng nghề Hằng năm, vào khoảng giữa tháng Mười, khi vụ đông xuân vừa mới gieo xong, dân làng lại chuẩn bị mọi thứ để làm hoa giấy. đến giữa tháng Chạp thì nhà nào nhà nấy cũng tràn ngập sắc hoa. Nghề làm hoa giấy Thanh Tiên xuất phát từ tin ngưỡng dân gian. Tục xưa, hoa giấy được trang trọng tôn trí ở những nơi như : Trang Ông, Trang Bà, Am Cảnh,và Ông Táo. Hằng năm thay thế một lần, vào Tết nguyên Đán hoa mới được thay thế, hoa cũ hạ xuống “Duống” và đốt đi gọi là “Tẩu”. Cứ như thế, hoa giấy Thanh Tiên từ bao đời nay đã trở thành một nét văn hóa trong tín ngưỡng dân gian của người dân xứ Huế và đã lan tỏa ra các tỉnh lân cận như Quảng Trị, Đà Nẵng cũng như nhưng nơi có người Huế cư ngụ mỗi khi tết đến xuân về. Người dân làng Thanh Tiên đã biết tận dụng những nguyên liệu sẵn có ở vùng mình như cây lùng, cây tre cộng với sức sáng tạo phong phú đã tạo lên những sản phẩm nghệ thuật vô cùng độc đáo. Cây tre một trong những nguyên liệu để làm hoa giấy Với những nguyên liệu tự nhiên đã làm cho hoa giấy Thanh Tiên tràn đầy màu sắc và nhiều loại khác nhau, đẹp, để được lâu lại thể hiện sự trang nghiêm nên hoa giấy đã dễ dàng được người dân ưa chuộng và tồn tại lâu. Nghề làm hoa giấy tuy diễn ra có mấy tháng cuối năm nhưng mọi việc đã được người dân chuẩn bị rải rác trong suốt cả năm. Tranh thủ những lúc trời nắng, mọi người đã lo chuẩn bị nguyên liệu bằng cách chặt tre; chẻ tre; phơi tre; vót nan; nhuộn tre; nhuộm giấy; kiếm ruột cây sắn ( một thứ vật liệu trắng, mềm và nhẹ như bấc) phơi khô để làm đài, làm nụ…. Tất cả đều được nhuộm màu, phơi khô, bảo quản chống ẩm mốc, mối mọt hay phai màu rồi đem cất sẵn chờ đến mùa mưa dầm gió bấc thì đem các thứ nguyên liệu ấy ra để làm hoa chuẩn bị bán tết. Tất cả công đoạn đều được làm thủ công Tất cả các nguyên liệu chuẩn bị được chuẩn bị kĩ càng nhưng chưa đủ, việc làm hoa giấy tuy đơn giản nhưng lại không dễ làm, bởi ngoài sự khéo tay, người thợ cần phải có sự tài hoa, óc thẩm mĩ mới có thể cho ra đời những sản phẩm đẹp và tinh tế. Đặc biệt giấy làm hoa do người thợ tự nhuộm bằng những loại màu pha chế từ cây cỏ. Đầu tiên, người thợ cắt giấy ngũ sắc theo hình hoa để tạo cánh, sau đó cắt giấy thiếc bạc hoặc gương thủy tinh để làm nhụy hoa ( táng chần), tiếp đến chẻ tre làm cuốn hoa (tăm), cành hoa ( chông), cuối cùng ghép chúng lại thành cành hoa (gọi là lên cây). Dù là hoa giấy nhưng hoa giấy Thanh Tiên bắt trước hoa thật, cũng đủ loại hoa mai, hoa sen, hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa cúc, thược dược, thủy tiên…để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Cái khó của nghệ nhân làm hoa giấy là phải làm sao giống như hoa thật, cũng có cành, lá, búp, nhị uốn mềm mại. Và để làm ra 1 bông hoa người thợ phải trải qua nhiều công đoạn tinh xảo khác nhau. Ví như việc muốn tạo nên 1 loại cánh hoa nào đó người thợ sẽ xếp chồng giấy màu đã chọn và dùng một loại đục tạo hình để cắt xén cánh hoa. Vì thế hoa làm ra có kích cỡ và hình dáng đồng nhất. việc gắn hoa thành cành cũng là một điều thú vị và thường mỗi cành hoa của Thanh Tiên có từ 9-10 bông, bởi theo quan niệm của người Huế, đó là những con số may mắn luôn đem lại mọi điều tốt lành. Dưới là một số hình ảnh trong các công đoạn làm hoa giấy: Ví dụ công đoạn tạo độ cong cho cánh hoa và hình dáng của cánh hoa Những cành hoa giấy Thanh Tiên làm xong được cắm chung vào 1 “cây hoa” chừng 300-500 cành. Người bán cứ thế vác cả cây hoa trên vai đi bán dạo khắp các phố phường. theo đường sông, đường bộ, hoa giấy Thanh Tiên tỏa khắp mọi nẻo đường xứ Huế và vùng phụ cận mỗi khi mùa xuân đến. Vì thế, trên đường phố thỉnh thoảng người ta lại bắt gặp hình ảnh những người bán hoa vác cây hoa to được cắm đầy những cành mai vàng rực rỡ, những cành cúc như đọng hơi sương, những cánh hồng thắm đỏ rung rinh khoe sắc trong nắng xuân hồng… Tuy là nghề phụ vì mỗi cành hoa giấy Thanh Tiên giá chỉ khoảng 2.000-3000 nghìn đồng nhưng mỗi năm cũng đem lại cho đân làng nguồn thu nhập đáng kể. Những cây hoa giấy Thanh Tiên Trong các sản phẩm của làng hoa Thanh Tiên, bông Lùng, bông Đũa có thể xem tạo hình đầy thú vị. Bông Lùng được làm từ ruột của một loài cây thân thảo-cây lùng; bông đũa được vót từ thanh tre thân xơ tua tủa. Hoa Thanh Tiên thường được cắm trên bàn thờ, trang thờ bổn mạng của nhiều gia đình ở Huế hoặc trang trí trên vách giữa-tô vẽ, điểm khuyết phần nào cho sự trống trải của ngôi nhà. Và làng hoa giấy Thanh Tiên có được tên như vậy chính là nhờ sự áng tạo của nhiều người dân trong làng qua bao đời làm hoa giấy. Với óc tưởng tượng phong phú và bàn tay khéo léo, nghệ thuật, họ đã mô phỏng các loại hoa có ở tự nhiên như: Hoa bìm bìm( hoa loa kèn), hoa cúc đơn, hoa cúc kép, hoa mắm nêm, hoa tường vi, hoa quỳ và sau đó là hoa sen. Trong làng Thanh Tiên người sau học nghề người trước, giờ đây nghề làm hoa giấy Thanh Tiên đã đạt đén độ tinh xảo và nghệ thuật. Hoa giấy đẹp mặn mà, đằm thắm khiến những tay làm hoa giấy “hàng mã” không thể bắt trước được. Do đó, ngày Tết không mua hoa giấy Thanh Tiên chưng trên ban thờ ông táo, bàn thờ trang ông, trang bà, người Huế cảm thấy như tết thiếu mai vàng. Một số sản phẩm của làng nghề Một sản phẩm hoa giấy của làng hoa Thanh Tiên mà hẳn khi nói đến hoa giấy, người dân xứ Huế đều ngưỡng mộ đó là nghệ thuật làm hoa sen giấy của làng hoa giấy Thanh Tiên. Một bó hoa sen gồm hoa, lá, nụ đứng ở tầm xa khoảng vài mét mà người ta cứ ngỡ tưởng là bó hoa sen thật và hoa sen giấy Thanh Tiên, biểu tượng đặc trưng của văn hóa Việt Nam đã sang Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Úc qua các lượt khách du lịch khi đến với Huế. Hơn nữa hoa sen giấy Thanh Tiên đã được cách tân làm biểu tượng trong các lễ hội lớn như Festival Huế 2006 và 2008, lễ hội áo dài Minh Hạnh, các chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật và được trưng bày ở Đại Nội-Huế, ở nhà lưu niệm Nguyễn Chí Diểu (Thanh Tiên, Phú Mậu, Phú Vang, Thừa Thiên – Huế). Hình ảnh hoa sen giấy và họa sĩ Thân Văn Huy bên tác phẩm của mình Hoa sen giấy làm công phu và tỉ mỉ. Cánh sen làm bằng giấy dó hoặc giấy vẽ; cuống sen được làm từ thân mây khô. Việc nhuộm màu cho cánh sen là dày công nhất, bởi nhuộm thế nào cho cánh sen có sự chuyển tông từ hồng đậm sang nhạt dần rồi mới phớt trắng là cả một sự kì công của người nghệ sĩ. Đặc biệt tất cả các công đoạn để làm ra hoa đều được làm thủ công bởi những đôi tay tài tình, khéo léo của người nghệ nhân làng Thanh Tiên. Giấy làm hoa sen được nhuộm màu như hoa thật Hoa giấy đẹp, tinh xảo gần như là không thua kém hoa thật. Hoa giấy không chỉ mang ý nghĩa thờ cúng, mà giờ đây hoa giấy Thanh Tiên còn mang trong mình giá trị thẩm mĩ, văn hóa. Làng hoa giấy Thanh Tiên đã lưu giữ lại được nghề làm hoa giấy truyền thống quý báu của người dân xứ Huế cũng như của Việt Nam. 4. Hiện trạng Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu thờ cúng hoa giấy đã giảm nhiều, tuy thế, Thanh Tiên vẫn duy trì hoạt động của mình trên quy mô đáng kể. Bên cạnh nguồn gốc – giá trị sâu xa về mặt tín ngưỡng trong nếp sống cổ truyền, làng quê này hằng năm vẫn mang lại cho Huế không khí rạo rực; những hình ảnh thật vui mắt trong dịp Tết với những bó hoa sắc màu sặc sỡ cắm trên một thân tre – phần đầu bó bằng rơm hoặc chổi được mang đi rao bán khắp nơi Ngày nay, làng hoa giấy Thanh Tiên chỉ lẻ tẻ một số hộ dân có truyền thống lâu đời trồng hoa và làm hoa giấy. Hiện có 17 hộ chuyên làm hoa giấy trong đó có 4 hộ làm hoa sen giấy, còn lại chủ yếu vì mưu sinh nên chuyển sang các ngành nghề khác. Thỉnh thoảng có một số người dân ở xã lân cận mua hoa giấy Thanh Tiên kết vào xe để lên thành phố bán, song số lượng không được là bao. Mặt khác, hoa giấy chủ yếu làm thủ công, số lượng hoa không lớn, do đó, không đủ sức cạnh tranh với các loại hoa khác đổ về thành phố Huế trong dịp Tết. Bên cạnh đó hoa giấy làm ra chỉ đáp ứng nhu cầu trong vùng và các xã lân cận, chứ chưa thực sự liên kết tiêu thụ với các tỉnh khác. Thu nhập từ nghề làm hoa giấy không nhiều nên đời sống của người dan nơi đây cũng bấp bênh. 5. Giá trị của làng nghề Các sản phẩm hoa giấy đã đạt đến độ tinh xảo với những bông hoa giấy độc đáo thể hiện sự sáng taojvaf óc thẩm mĩ của người dân nơi đây. Các sản phẩm của làng nghề dường như không chỉ có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước mà còn được khách nước ngoài biết tiếng. nghề truyền thống là niềm tự hào của người dân nơi đây, nó không chỉ tạo công ăn việc lam mà còn góp phần nâng cao đời sống vật chất của người dân Sản phẩm vừa có ý nghĩa kinh tế vừa mang những giá trị vật thể và phi vật thể phản ánh được lịch sử, văn hóa và xã hội liên quan đến những người dân trong làng. Đến với làng hoa giấy Thanh Tiên chúng ta sẽ được chứng kiến những người thợ tài hoa, luôn tỉ mỉ với đôi bàn tay khóe léo và trình độ chuyên môn cao đã tạo những sản phẩm mang tính nghệ thuật cao. [...]... với Thanh Tiên, việc làm này còn là niềm tự hào của nhiều thế hệ quyết tâm giữ lại nét riêng cho mình sau hàng trăm năm 6 Giải pháp để bảo tồn và phát triển làng nghề Trước nguy cơ nghề truyền thống bị mai một, ngày 22/8/2013, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã công nhận làng hoa giấy Thanh Tiên là Làng nghề truyền thống Hoa giấy Thanh Tiên và lễ đón nhận bằng công nhận được diễn ra tại Đình Thanh Tiên, ... Mậu, Huyện Phú Vang nhằm tôn vinh làng nghề truyền thống này Khơi dậy niềm tự hào của người dân nơi đây và từ đó nỗ lực phát huy, bảo tồn nghề truyền thống này Hơn nữa, để bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phê duyệt đề án khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống giai đoạn 2010 đến 2015 Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch cũng là một... cùng phong phú của mình Như bác Nguyễn Văn Ninh, một hộ dân làm hoa giấy ở làng cho biết: “ Làm hoa giấy phải rất kiên nhẫn, tỉ mỉ từng cái một Vì nó không mang hương thơm nên đòi hỏi người thợ phải khéo tay thì hoa mới bán được” Một sản phẩm là cả một sự kì công của các nghệ nhân làng Thanh Tiên, do đó, làng nghề truyền thống hoa giấy Thanh Tiên là nơi cần được gìn giữ, bảo tồn và phát huy ... những biện pháp nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề Với những chính sách này như làn gió làm hồi sinh các làng nghề không những Thanh Tiên mà còn cả tỉnh Thừa Thiên- Huế nói chung 7 Kết luận Nét đẹp trong văn hóa và sự độc đáo từ các sản phẩm của làng nghề hoa giấy Thanh Tiên đã tô điểm thêm cho sác màu làng nghề Việt Nam Dù không phát triển như các làng nghề khác nhưng qua các tác phẩm của mình các.. .Làng nghề nằm gần dòng sông Hương thơ mộng và trữ tình xứ Huế, ngoài việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm hoa giấy thì làng nghề còn phát triển du lịch, thu hút các du khác đến thăm quan làng Việc làm này không những tăng thêm thu nhập cho người dân trong làng mà còn góp phần quảng bá giới thiệu sản phẩm truyền thống của làng cũng như của Việt Nam cho Tất cả . quanh trồng hoa tươi chơi tết, dân làng Thanh Tiên đã nghĩ ra cách làm hoa giấy. thấy hoa giấy đẹp, người ta hỏi mua, thế là Thanh Tiên từ đó có nghề làm hoa giấy. Và đến năm 1802 thì hoa giấy mới. hoa (gọi là lên cây). Dù là hoa giấy nhưng hoa giấy Thanh Tiên bắt trước hoa thật, cũng đủ loại hoa mai, hoa sen, hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa cúc, thược dược, thủy tiên để đáp ứng nhu cầu tiêu. hoa thật. Hoa giấy không chỉ mang ý nghĩa thờ cúng, mà giờ đây hoa giấy Thanh Tiên còn mang trong mình giá trị thẩm mĩ, văn hóa. Làng hoa giấy Thanh Tiên đã lưu giữ lại được nghề làm hoa giấy

Ngày đăng: 19/08/2014, 19:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w