Chế tạo và vận hành thực nghiệm mô hình UASB xử lý nước thải chế biến thủy sản

61 802 0
Chế tạo và vận hành thực nghiệm mô hình UASB xử lý nước thải chế biến thủy sản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây khi mà khoa học ngày càng phát triển thì sức khỏe của con người cũng đang bị đe dọa bởi những căn bệnh hiểm nghèo. Điều này có thể được giải thích bởi sự ô nhiễm môi trường ngày càng tăng. Trong đó ngành Thủy Sản cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm của môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của động, thực vật và con người. Do đó vấn đề người ta quan tâm là làm sao xử lý được nguồn nước thải làm giảm độ ô nhiễm cho môi trường. Y thức được phần trách nhiệm của mình, ngành Thủy Sản Việt Nam đã có những giải pháp cho vấn đề này. Tuy nhiên hiện nay do sự phát triển mạnh của mặt hàng thủy sản do đó xử lý nước thải vẫn chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Nhằm góp phần cho quá trình nghiên cứu xử lý nước thải chế biến thuỷ sản bằng phương pháp sinh hoá. Tôi được khoa Chế Biến trường Đại Học Thủy Sản giao cho đề tài: Chế tạo và vận hành thực nghiệm mô hình UASB xử lý nước thải chế biến thủy sản. Mục đích là làm quen với công việc nghiên cứu xử lý nước thải trên mô hình tại phòng thí nghiệm, sau đó áp dụng vào thực tế sản xuất. Mặt khác giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tế. Trong thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp, được sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Phước Hòa và sự giúp đỡ của các thầy cô tại trung tâm CNSH và môi trường, bộ môn hoá cơ bản của Trường Đại Học Thủy Sản đã giúp tôi hoàn thành đồ án này. Do thời gian có hạn, kiến thức của bản thân tôi còn nhiều hạn chế nên báo cáo này còn nhiều thiếu sót. Kính mong được sự giúp đỡ của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp Nha Trang, 25/11/2005. Sinh viên thực hiện. Bùi Thị Phượng PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 2 CHƯƠNG1 NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 3 1.1. Nguồn gốc và lưu lượng nước thải ở một số xí nghiệp tại Nha Trang. 1.1.1. Nguồn gốc. Nước thải có nguồn gốc từ nước cấp, ở các xí nghiệp chế biến thủy sản trung bình sử dụng 70 ÷150 m 3 /tấn sản phẩm để sử dụng trong quá trình sản xuất chế biến thủy sản. Sau quá trình sản xuất lượng nước thải được thải ra với số lượng rất lớn cùng với các chất thải rắn và các chất hữu cơ rất dễ bị phân hủy thành các sản phẩm cấp thấp gây ra ô nhiễm môi trường trầm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe con người. 1.1.2. Lưu lượng nước thải ở một số xí nghiệp tại Nha Trang. TT Cơ sở sản xuất Địa chỉ Mặt hàng chính Lưu lượng (m 3 /Ng. đêm) 1 Nha Trang Seafood F17 Nha Trang Tôm, cá, mực, ghẹ… 400 2 Doanh nghiệp Việt Thắng Nha Trang Tôm, cá, mực, ghẹ… 70 3 Công ty thực phẩm Anh Đào Nha Trang Tôm, cá, mực, sò 100 4 XN Dịch vụ khai thác Thuỷ Sản Nha Trang Tôm, cá, mực, ghẹ 40 5 Công ty Sao Đại Hùng Khu công nghiệp Suối Dầu - Nha Trang Đồ hộp cá, gà, hoa quả 1000 6 Công ty TNHH Long Shin Khu công nghiệp Suối Dầu – Nha Trang Tôm, cá, mực 500 7 Công ty Vân Như Nha Trang Tôm, cá, mực 80 8 Công ty Hải Vương Khu công nghiệp Suối Dầu – Nha Trang Cá ngừ đại dương 500 9 Công ty Trúc An Khu công nghiệp Suối Dầu – Nha Trang Tôm, cá, mực 400 10 Công ty Hải Long Khu công nghiệp Suối Dầu – Nha Trang Cá ngừ đại dương 200 1.2. Thành phần tính chất và đặc tính của nước thải 1.2.1. Thành phần tính chất của nước thải. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 4 Nước thải là hỗn hợp phức tạp trong đó chất bẩn thuộc nguồn gốc hữu cơ thường tồn tại dưới dạng không hoà tan, dạng keo và dạng hoà tan. Thành phần và tính chất của nước thải chế biến thuỷ sản phụ thuộc nhiều yếu tố như lĩnh vực sản xuất nguyên liệu tiêu thụ, quy trình công nghệ, lưu lượng đơn vị tính trên sản phẩm… 1.2.1.1. Đặc điểm vật lý. Nước thải được chia thành. - Chất không hoà tan ở dạng lơ lửng kích thước lớn hơn 10 -4 mm. Có thể ở dạng huyền phù, nhũ tương hoặc dạng sợi… - Các tạp chất bẩn dạng keo với kích thước hạt 10 -4 ÷ 10 -6 mm. - Các tạp chất bẩn dạng tan có kích thước nhỏ hơn 10 -6 mm, có thể ở dạng phân tử hoặc phân ly thành ion. Nước thải chế biến thuỷ sản có mùi hôi thối do xuất hiện khí H 2 S 1.2.1.2. Đặc điểm hoá học. Nước thải chứa các hợp chất hóa học dạng vô cơ như: Fe, Mg, Ca, Si… Nhiều chất hữu cơ sinh hoạt như phân, nước tiểu và các chất thải khác như : cát, sét, dầu, mỡ. Các chất hữu cơ có thể chia thành các chất chứa nitơ và các chất chứa cacbon. Các hợp chất chứa nitơ chủ yếu là: ure, protein, amin, axit amin. Các hợp chất chứa cacbon như mỡ, xà phòng, hyđrocacbon. 1.2.1.3. Đặc điểm sinh vật, vi sinh. Vi sinh trong nước thải chế biến thuỷ sản được chia theo hình dạng, vi sinh xử lý nước thải có thể chia thành 3 nhóm: vi khuẩn, nấm và nguyên sinh động vật. - Vi khuẩn dạng nấm ( Fungi Bacteria ) có kích thước lớn hơn vi khuẩn và không có vai trò trong quá trình phân huỷ ban đầu của chất hữu cơ trong quá trình xử lý. - Vi khuẩn dạng nấm phát triển thường kết thành lưới nối trên mặt nước gây cản trở dòng chảy và quá trình thuỷ động học. - Nguyên sinh động vật đặc trưng bằng một vài hoạt động trong quá trình sống của nó thức ăn chính của nguyên sinh động vật là vi khuẩn cho nên chúng là chất chỉ thị quá trình thể hiện hiệu quả xử lý của các quá trình xử lý sinh học nước thải. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 5 1.2.2 Đặc tính của nước thải . Giống như hầu hết các loại nước thải khác, nước thải trong chế biến thuỷ sản chứa hỗn hợp các chất gây ô nhiễm, phần lớn là các chất hữu cơ. Mức độ gây ô nhiễm phụ thuộc vào sự có măt của một số yếu tố quan trọng, nhất là phương pháp chế biến và loại thuỷ sản đươc chế biến. Việc phân tích chi tiết đối với mẫu thành phẩm không có ý nghĩa ( hoặc gần như không thực hiện được) đối với quá trình xử lý nước thải. Người ta có thể thực hiện các phương pháp định lượng các chất hữu cơ cũng như các thông số hoá lý cơ bản, vì đây là một thông số chính về ô nhiễm nước. Các thông số hoá lý cơ bản của nước thải chế biến thuỷ sản. + PH : độ pH tự nó không thể gây ô nhiễm nhưng đóng vai trò là một thông số đặc trưng rất quan trọng, cho biết mức độ nhiễm bẩn và xác định sự cần thiết phải điều chỉnh trước khi xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Nước thải từ các xí nghiệp chế biến thuỷ sản ít khi có tính axít, pH thường bằng 7 học có tính kiềm do quá trình phân huỷ đạm và thải amoniac. + Hàm lượng chất rắn: tổng chất rắn là thành phần vật lý đặc trưng quan trọng của nước thải. Nó bao gồm các chất rắn lơ lửng dạng keo và tan. Dạng lơ lửng đáng quan tâm nhất vì nếu có nó sẽ lắng đọng trong ống dẫn nước thải, hiệu quả thải sẽ kém, nếu như lắng trong hồ chứa nước thải sẽ ảnh hưởng tới hệ thực vật đáy và chuỗi thức ăn, nếu nổi cường đô ánh sáng qua bề mặt sẽ giảm đến hệ sinh thái. + Nhiệt độ: Trừ nước thải của quá trình nấu và khử trùng ở các xí nghiệp đồ hộp. + Mùi : Nước thải từ các xí nghiệp chế biến thuỷ sản có mùi do các chất hữu cơ phân huỷ tạo ra các loại khí như amin, diamin, NH 3 . Nước thaỉ tự hoại có mùi H 2 S, CH 4 … Dấu hiệu của mùi rất quan trọng trong việc đánh giá và chấp nhận hệ thống nước thải của xí nghiệp .Mùi có thể gây khó chịu và buồn nôn và khi hàm lượng lớn sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người + Hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải chế biến thuỷ sản. Có nhiều cách đánh giá hàm lượng chất hữu cơ ô nhiễm. Thông dụng nhất là các phương pháp xác định nhu cầu oxy sinh hoá (BOD5) hoặc nhu cầu oxy hoá học (COD) nhưng cũng có thể dùng phương pháp đo cacbon hữu cơ. Số liệu ước tính đầu tiên là lượng oxy cần thiết để ổn định hàm lượng chất hữu cơ trong PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 6 chất thải. Hai phương pháp phổ biến nhất là xác định nhu cầu oxy sinh hoá và oxy hoá học. + Nhu cầu oxy sinh hoá ( BOD ): Là chỉ tiêu thông dụng nhất để xác định mức độ ô nhiễm của nước thải công nghiệp. BOD được định nghĩa là lượng oxy mà vi sinh sinh vật đã sử dụng trong quá trình oxy hoá chất hữu cơ trong điều kiện hiếu khí . Phương trình tổng quát: Chất hữu cơ +O 2 → CO 2 + H 2 O + Tế bào mới + sản phẩm cố định. Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hoá sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan. Vì vậy việc xác định tổng lượng oxy hoà tan cần thiết cho quá trình phân huỷ sinh học là công việc quan trọng để đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với nguồn nước. BOD biểu thị lượng các chất hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật. ••Những hạn chế của phép phân tích BOD: - Yêu cầu mật độ vi sinh vật trong mẫu phân tích phải đủ lớn và các vi sinh vật bổ sung vào cần được thich nghi với môi trường. - Khi chất thải có chứa các chất độc hại cần xử lý sơ bộ trước khi phân tích, đồng thời cần chú ý giảm ảnh hưởng của các vi sinh vật Nitrat hoá - Phép phân tích BOD không có giá trị cân bằng sau khi các chất hữu cơ hoà tan trong dung dịch đã bị sử dụng. - Chỉ đo được hàm lượng các chất hữu cơ có thể bị phân huỷ bằng con đường sinh học. - Thời gian phân tích quá dài, sau năm ngày mới có kết quả. + Nhu cầu oxy hoá học (COD): chỉ số này được dùng rộng rãi để biểu thị hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải bị oxy hoá bởi chất oxy hoá và mức độ ô nhiễm nước tự nhiên. COD được định nghĩa là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hoá các chất hữu cơ trong mẫu nước thành CO 2 và nước. Lượng oxy này tượng đương với hàm lượng chất hữu cơ trong mẫu nước có thể bị oxy hoá, được sử dụng khi VSV PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 7 sử dụng tác nhân oxy hoá mạnh trong môi trường axit. Phương pháp phổ biến nhất để xác định COD là phương pháp bicromat. - Cơ chế của nó theo phương trình sau: Các chất hữu cơ + Cr 2 O 7 2- + H + CO 2 + H 2 O + 2Cr 3+ Lượng Cr 2 O 7 2- dư được chuẩn độ bằng dung dịch FAS (Fe(NH 4 ) 2 (SO 4 ) 2 ) và sử dụng dung dịch Feroin làm chất chỉ thị. Điểm kết thúc chuẩn độ là điểm khi dung dịch chuyển tử màu xanh lam sang màu nâu đỏ nhạt theo phản ứng sau: 6Fe 2+ + Cr 2 O 7 2- + 14H + → 6Fe 3+ +2Cr 3+ + 7H 2 O - Các chất dinh dưỡng trong nước thải chế biến thuỷ sản: Ag 2 SO 4 T 0 sôi PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 8 + Hàm lượng Nitơ: Là nguyên tố chủ yếu cần thiết cho vi sinh vật nguyên sinh và thực vật phát triển, chúng được biết đến như là những chất dinh dưỡng hay là kích thích sinh học. Nitơ tồn tại ở các dạng: Nitơ hữu cơ (N-HC), nitơ amoniac (N-NH 3 ), nitơ nitrit (N-NO 2 ), nitơ nitrat (N-NO 3 ) và nitơ tự do. Vì Nitơ là nguyên tố chính xây dựng tế bào, tổng hợp Protein, do đó số lượng về Nitơ sẽ rất cần thiết để xác định khả năng có thể xử lý một loại nước thải nào đó bằng các phương pháp sinh học, trong trường hợp không đủ Nitơ, có thể bổ sung thêm để cho chất thải đó có khả năng xử lý bằng phương pháp sinh học. Chỉ tiêu hàm lượng Nitơ trong nước cũng được xem như là chỉ thị tình trạng ô nhiễm của nước vì NH 3 tự do là sản phẩm phân huỷ các chất Protein. Nitơ không những gây ra các vấn đề phù dưỡng môi trường sinh thái vựa nước mà chỉ tiêu N-NO 3 trong nước cấp sinh hoạt vượt quá 45mg NO 3 /l cũng có thể gây ra mối đe doạ nghiêm trọng đối với sức khoẻ con người. + Hàm lượng phospho. Phospho tồn tại trong nước thải ở các dạng như: Orthophosphate (PO 4 3- , HPO 4 2- , H 2 PO 4 - , H 3 PO 4 ) hay polyphosphate và phosphate hữu cơ. Đây là một trong những nguồn dinh dưỡng cho thực vật dưới nước, gây ô nhiễm và góp phần thúc đẩy hiện tượng phú dưỡng ở các thuỷ vực. Phospho là một chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng trong cấp nước để kiểm soát sự hình thành cặn rỉ, ăn mòn và xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Nitơ và phospho thường xuyên có mặt trong nước thải chế biến thuỷ sản nên không cần bổ sung thêm trong quá trình xử lý sinh học. 1.3. Ảnh hưởng của các chất có trong nước thải chế biến thuỷ sản đối với môi trường 1.3.1. Ảnh hưởng của các chất hữu cơ. Các chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học bao gồm các hợp chất chứa cacbon, nitơ, phospho ( cacbonhydrat, protein, chất béo…). Khi thải ra thuỷ vực làm tăng độ phù dưỡng của nguồn nước, đồng thời dễ bị phân huỷ bởi vi sinh vật gây mùi thối và giảm oxy hoà tan trong nước ( chỉ số BOD và COD cao ), dẫn đến suy thoái tài nguyên thuỷ sản và giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 9 Ngược lại với các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học là các chất hữu cơ bền sinh học ( khó bị phân huỷ sinh học ), chúng có độc tính cao đối với sinh vật và con người. Chúng lại có khả năng tồn tại lâu dài trong môi trường và cơ thể sinh vật nên có khả năng tích luỹ và gây tổn hại lâu dài. Ngoài các chất thải là hợp chất hữu cơ, công nghiệp thực phẩm còn thải ra môi trường một lượng lớn vi sinh vật và nồng độ chất rắn cao. Lượng chất lơ lửng nếu không được xử lý trước khi thải ra có thể đọng ở cống thải, làm tắc hệ thống thoát nước, gây ô nhiễm môi trường. Một lượng lớn vi sinh vật từ nước thải của các cơ sở sản xuất chế biến thuỷ sản nếu không có biện pháp quản lý hiệu quả thì rất dễ gây bệnh, gây độc cho nguồn nước sử dụng và những vấn đề khác vì sự phát triển không lường trước được của vi sinh vật thải ra cùng nước thải. 1.3.2. Ảnh hưởng của các chất vô cơ. Chất vô cơ trong nước thải như: NO 2 - , NH 3 , SO 4 2- , NO 3 - , PO 4 3- , các kim loại nặng. Trong đó đặc biệt NO 3 - , PO 4 - là môi trường dinh dưỡng cho tảo, rong phát triển. Nếu với nồng độ cao sẽ dẫn đến hiện tượng”nở hoa” trong thuỷ vực ( hiện tượng phiêu sinh thực vật tăng đột ngột nhày nhụa cho thuỷ vực). SO 4 2- gây nhiễm mặn, nước phèn chua làm giảm năng lực nuôi trồng thuỷ sản. NH 3 và muối NH 4 + làm hư hỏng các vật dụng bằng đồng thau và hợp kim đồng. Ngoài những chất vô cơ thông thường, Clo được xem là chất vô cơ độc, nguy hiểm, các hợp chất của Clo độc hơn 50-100 lần. Việc thải Clo ra môi trường sẽ tạo điều kiện để thu nhận những hợp chất có tính độc cao hơn Clo. Nó được bảo tồn trong tự nhiên và có thể biến đổi dưới các dạng khác nhau với tính năng còn mạnh hơn, nguy hiểm hơn là các chất ban đầu. Theo chu trình sinh học, hóa học, nó tan vào môi trường nước, khí, đất, tương tự vào các mô động vật, hoặc thực vật và theo con đường thực phẩm đi trở lại con người và tích tụ lai trong cơ thể. Khi lượng độc tố này đủ lớn sẽ tiêu diệt sự sống. Vòng biến đổi sinh học chính là cơ chế nâng cao nồng độ của các chất độc nguyên sinh- hay con gọi là tích tụ sinh học. Kim loại trong nước mặn có thể gây độc cấp tính hoặc mãn tính cho cá và các động vật khác kể cả con người. Dạng ion thường gây chết cá tức thì, trong khi các hợp chất kim loại có xu hướng tác động bằng cách tích tụ trong mô cơ thể trong thời gian dài. Dạng ion của kim loại nặng tạo ra sự kích thích mang cá làm hủy hoại các lớp mỏng của mang và do đó cá xảy ra ngạt thở. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 10 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com [...]... thích nghi, sinh sản và phát triển tăng sinh khối ( trừ những nước thải có chất độc, ức chế hoặc diệt vi sinh vật như các loại nước thải có hàm lượng cao các kim loại năng, các chất hữu cơ và vô cơ có độc tính, ) Sau một thời gian sinh trưởng, chúng tạo thành quần thể vi sinh vật có trong nước thải đồng thời kéo theo sự phát triển của các giới thủy sản Quần thể vi sinh vật ở các loại nước thải là không... vật, thực khuẩn thể dung giải vi sinh vật Nước thải đặc biệt là nước thải sinh hoạt và nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm rất giàu các chất hữu cơ, vì vậy số lượng vi sinh vật trong nước thải là rất lớn ( 105- 106 tế bào/ml ) Trong số này chủ yếu là vi khuẩn chúng đóng vai trò phân hủy các chất hữu cơ, cùng với các chất khoáng khác dùng làm vật liệu xây dựng tế bào đồng thời làm sạch nước thải. .. trưởng của vi sinh vật trong nước thải - Sự sinh trưởng của vi sinh vật bao gồm sự tăng kích thước, số lượng tế bào (sinh sản) , phát triển tăng khối lượng quần thể vi sinh vật (tăng sinh khối) Tất cả những biến đổi về hình thái, sinh lý diễn ra trong tế bào được tổng hợp thành khái niệm “phát triển” Sinh sản cũng là kết quả của sự phát triển Trong nước thải và quá trình xử lý nước thải, sự sinh trưởng cũng... bùn Bể này thích hợp để xử lý nước thải có hàm lượng chất hữu cơ hoà tan dễ phân huỷ nồng độ cao hoặc xử lý bùn hữu cơ Thiết bị xáo trộn có thể dùng hệ thống cách khuấy cơ khí hoặc tuần hoàn khí biogas Trong quá trình phân huỷ, lượng sinh khối mới sinh ra và phân bố đều trong toàn bộ thể tích bể Hàm lượng chất lơ lửng ở dòng ra phụ thuộc vào thành phần nước thải vào và yêu cầu xử lý, do bể phân huỷ kỵ... đoạn thủy phân ) dưới tác dụng của men do vi sinh vật tiết ra, các chất hữu cơ trong nứơc thải sẽ bị thủy phân cacbonhyđrat phức tạp sẽ thành đường đơn giản, protit sẽ thành peptit thấp phân tử và axit amin, mỡ sẽ thành glyxerin và axit béo + Giai đoạn 2 ( giai đoạn tạo khí ) sản phẩm của quá trình thủy phân sẽ tiếp tục bị phân giải và tạo sản phẩm cuối cùng là hỗn hợp các khí chủ yếu là CO2 và CH4,... Khí metan được tạo ra ở giữa lớp bùn, hỗn hợp khí- lỏng và bùn làm cho bùn tạo thành dạng lơ lửng Với quy trình này, bùn tiếp xúc được nhiều với chất hữu cơ có trong nước thải và quá trình phân huỷ xảy ra tích cực Các loại khí tạo ra trong điều kiện kỵ khí chủ yếu là CH4 và CO2 sẽ tạo ra dòng tuần hoàn Bể UASB có những ưu, nhược điểm sau + Ưu điểm: - Hiệu quả xử lý cao - Thời gian lưu nước trong bể... sử dụng phổ biến phương pháp này để xử lí nước thải sinh hoạt, công nghiệp hoặc hỗn hợp nước thải sinh hoạt và công nghiệp có nồng độ BOD cao Khi nồng độ BOD trong nước thải cao hơn 500mg/l nên áp dụng quy trình 2 bậc Bậc 1: xử lí kị khí Bậc 2: xử lí hiếu khí Quá trình chuyển hóa chất hữu cơ nhờ vi sinh vật kị khí xảy ra theo 3 bước - Trước tiên nhóm vi sinh vật tự nhiên có trong nước thải thủy phân... QUÁ TRÌNH XỬ LÝ KỴ KHÍ 2.1 Cơ sở lý thuyết của quá trình Xử lý sinh học nước thải thực chất là lợi dụng sự sống và hoạt động của các vi sinh vật để thực hiện các dạng phân hủy khác nhau Sự phân hủy chất hữu PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 12 cơ thường kèm theo sự thoát khí dưới tác dụng của enzyme do vi khuẩn tiết ra Nhiệm vụ của công trình kĩ thuật xử lý nước thải bằng... kỵ khí tiếp xúc Một số loại nước thải công nghiệp có NOS khá cao có thể ổn định rất hiệu quả bằng xử lý kị khí Ơ quá trình tiếp xúc kị khí chất thải chưa xử lý được khuấy trộn với bùn hoạt tính tuần hoàn và sau đó được phân huỷ trong bể đậy kín Sau khi phân huỷ hợp chất được lắng trong hoặc biến đổi và phần nước trong phía trên được xả đi như dòng ra khỏi bể, thường được xử lý tiếp theo Bùn kị khí sau... hoạt hạt…) tạo sinh khối bám dính lớn Dòng ra được tuần hoàn trở lại để tạo vận tốc nước đi lên đủ lớn cho lớp vật liệu hạt ở dạng lơ lửng, giãn nở khoảng 15- 30% hoặc lớn hơn Hàm lượng sinh khối trong bể có thể lên đến 10000- 40000 mg/l Do vậy lượng sinh khối lớn và thờigian lưu nước nhỏ, quá trình này có thể ứng dụng xử lý nước thải có nồng độ chất hữu cơ thấp như nước thải sinh hoạt 2.5 Cơ chế của . Chế Biến trường Đại Học Thủy Sản giao cho đề tài: Chế tạo và vận hành thực nghiệm mô hình UASB xử lý nước thải chế biến thủy sản. Mục đích là làm quen với công việc nghiên cứu xử lý nước thải. triển mạnh của mặt hàng thủy sản do đó xử lý nước thải vẫn chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Nhằm góp phần cho quá trình nghiên cứu xử lý nước thải chế biến thuỷ sản bằng phương pháp sinh. Nước thải có nguồn gốc từ nước cấp, ở các xí nghiệp chế biến thủy sản trung bình sử dụng 70 ÷150 m 3 /tấn sản phẩm để sử dụng trong quá trình sản xuất chế biến thủy sản. Sau quá trình sản

Ngày đăng: 15/08/2014, 15:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan