Thiết kế hệ thống điều hòa không khí cho khách sạn mường thanh xa la

172 937 1
Thiết kế hệ thống điều hòa không khí cho khách sạn mường thanh   xa la

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỤC LỤC Chương 1: NHU CẦU VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRONG ĐỜI SỐNG VÀ CÔNG NGHIỆP 4 1.1. Khái niệm 4 1.2. Lịch sử phát triển của điều hòa không khí 4 1.3. Yêu cầu của điều hòa không khí đối với đời sống và sản xuất 5 1.3.1. Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến con người 5 1.3.1.1.Ảnh hưởng của nhiệt độ (t) 5 1.3.1.2. Ảnh hưởng của độ ẩm (φ) 6 1.3.1.3. Ảnh hưởng của dòng không khí (ω) 6 1.3.1.4. Độ trong sạch của không khí 7 1.3.1.5. Độ ồn 7 1.3.2. Điều hòa không khí đối với sản xuất công nghiệp 8 Chương 2: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ 11 2.1. Phân loại hệ thống điều hoà không khí 11 2.2. Máy điều hòa phòng RAC 13 2.2.1. Máy điều hòa cửa sổ 13 2.2.2. Máy điều hoà hai mảng 14 2.3. Hệ thống điều hòa (tổ hợp) gọn 15 2.3.1. Máy điều hòa hai cụm không ống gió 15 2.3.2. Máy điều hòa hai cụm có ống gió 16 2.3.3. Máy điều hòa dàn ngưng đặt xa 16 2.3.4. Máy điều hòa lắp mái 16 2.3.5. Máy điều hòa nguyên cụm giải nhiệt nước 16 2.3.6. Máy điều hòa VRV 17 2.4. Hệ thống điều hòa trung tâm nước 19 Chương 3: TÍNH CÂN BẰNG NHIỆT ẨM 23 3.1. Giới thiệu công trình khách sạn Mường Thanh – Xa La 23 3.2. Chọn các thông số thiết kế 25 3.2.1. Chọn cấp điều hòa trong phòng 25 3.2.2. Các thông số tính toán trong và ngoài nhà 26 3.3. Xác định các nguồn nhiệt gây tổn thất 29 2 3.3. Tính nhiệt hiện thừa và nhiệt ẩn thừa. 31 3.3.1. Nhiệt tổn thất qua kính do bức xạ mặt trời Q 11 . 31 3.3.2 Nhiệt hiện truyền qua mái bằng bức xạ và do t  : Q 21 37 3.3.3. Nhiệt hiện truyền qua vách Q 22 39 3.3.3.1. Nhiệt hiện truyền qua tường Q 22t 40 3.3.3.2. Nhiệt hiện truyền qua cửa ra vào: Q 22c 41 3.3.3.3. Nhiệt truyền qua kính cửa sổ : Q 22cs , W 43 3.3.4. Nhiệt truyền qua nền, Q 23 44 3.3.5. Nhiệt hiện tỏa do đèn chiếu sáng, Q 31 44 3.3.6. Nhiệt hiện tỏa do máy móc, Q 32 45 3.3.7. Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do người tỏa ra, Q 4 46 3.3.7.1. Nhiệt hiện do người tỏa ra, Q 4h 46 3.3.7.2. Nhiệt ẩn do người tỏa ra, Q 4â 47 3.3.8. Nhiệt hiện và ẩn do gió tươi mang vào phòng, Q hN và Q âN 47 3.3.9. Nhiệt hiện và ẩn do gió lọt, Q 5h và Q 5â 48 3.3.10. Xác định phụ tải lạnh Q 0 , W 48 Chương 4: THÀNH LẬP VÀ TÍNH TOÁN SƠ ĐỒ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ 52 4.1. Các quá trinh cơ bản trên ẩm đồ 52 4.1.1. Quá trình sưởi nóng không khí đẳng dung ẩm 52 4.1.2. Quá trình làm lạnh và khử ẩm 52 4.1.3. Quá trình hòa trộn không khí 53 4.1.4. Quá trình gia ẩm bằng nước và hơi nước 54 4.2. Các sơ đồ điều hòa không khí cho mùa hè 54 4.2.1. Sơ đồ thẳng 54 4.2.2. Sơ đồ tuần hoàn một cấp 56 4.2.3. Sơ đồ tuần hoàn 2 cấp 57 4.3. Tính toán sơ đồ điều hòa không khí 58 4.3.1. Điểm gốc và hệ số nhiệt hiện SHF ( Sensible Heat Factor)  h. 58 4.3.2. Hệ số đi vòng BF (Bypass Fator):  BF 59 4.3.3. Hệ số nhiệt hiện hiệu dụng ESHF(Effective Sensible Heat Factor):  hef 59 4.3.4. Hệ số nhiệt hiện tổng GSHF (Grand Sensible Heat Factor): ht 61 4.3.5. Hệ số nhiệt hiện phòng RSHF ( Room Sensible Heat Factor)  hf 62 4.3.6. Nhiệt độ đọng sương của thiết bị: t s 63 4.3.7. Nhiệt độ không khí sau dàn lạnh 64 4.3.8. Lưu lượng không khí qua dàn lạnh 65 Chương 5: CHỌN MÁY, THIẾT BỊ VÀ BỐ TRÍ HỆ THỐNG 81 5.1. Chọn hệ thống điều hòa không khí 81 3 5.2. Chọn dàn lạnh 82 5.3. Chọn cụm dàn nóng 87 5.4. Chọn hệ thống cung cấp không khí tươi 91 5.5. Chọn bộ chia gas 93 5.6. Chọn đường ống dẫn môi chất 94 Chương 6: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG VẬN CHUYỂN, PHÂN PHỐI KHÔNG KHÍ VÀ THÔNG GIÓ 96 6.1. Tính chọn và bố trí miệng thổi, miệng hồi 96 6.2. Tính toán thiết kế đường ống dẫn không khí 97 6.3. Tính toán thiết kế đường ống dẫn khí thải của nhà vệ sinh 102 6.4. Tính toán thiết kế tăng áp cầu thang 103 Chương 7 : TRANG BỊ ĐIỆN, ĐIỀU KHIỂN 105 7.1. Hệ thống điện động lực 105 7.2. Hệ thống điều khiển 105 7.2.1. Điều khiển cho mỗi dàn lạnh 105 7.2.2. Điều khiển trung tâm 106 Chương 8: LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG MÁY VÀ HỆ THỐNG 108 8.1. Lắp đặt hệ thống điều hòa không khí 108 8.1.1. Lắp đặt dàn nóng và dàn lạnh 108 8.1.2. Lắp đặt đường ống gas, đường ống nước xả, cách nhiệt cho hệ thống 108 8.1.3. Lắp đặt hệ thống điện 110 8.2. Kiểm tra và chạy thử 111 8.2.1. Thử kín, thử bền 111 8.2.2. Hút chân không, nạp gas 111 8.2.3. Chạy thử 112 8.3. Sửa chữa và bảo dưỡng 113 KẾT LUẬN………………………………………………………………………………… 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………… ………………… …………… 115 PHỤ LỤC…………………………………………………………… ………………………116 4 Chương 1 NHU CẦU VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRONG ĐỜI SỐNG VÀ CÔNG NGHIỆP 1.1. Khái niệm Điều hòa không khí được hiểu là các quá trình xử lý không khí cho không gian cần điều hòa, trong đó các thông số về nhiệt độ, độ ẩm tương đối, sự tuần hoàn, lưu thông phân phối không khí và độ sạch… được điều chỉnh trong phạm vi cho trước theo yêu cầu của không gian cần điều hòa, không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết bên ngoài. 1.2. Lịch sử phát triển của điều hòa không khí Từ xa xưa con người đã biết tạo ra những điều kiện không khí tiện nghi xung quanh mình như: Mùa đông thì đốt lửa sưởi ấm, mùa hè thì thông gió tự nhiên hoặc cưỡng bức để tạo cho mình có cảm giác thoải mái nhất. Nhưng điều hòa không khí chỉ thực sự bắt đầu hình thành từ năm 1845 khi một bác sĩ người Mỹ John Gorrie chế tạo máy nén khí đầu tiên cho bệnh viện của mình. Sự kiện này đã đưa ông đi vào lịch sử ngành điều hòa không khí. + Năm 1850, nhà thiên văn học Piuzzi Smith người Scotland lần đầu tiên đưa dự án điều hòa không khí phòng ở bằng máy lạnh nén khí. + Năm 1860 ở Pháp, F. Carrier đã đưa những ý tưởng về điều hòa không khí cho các phòng ở và đặc biệt cho các nhà hát. + Năm 1894, công ty Linde đã xây dựng một hệ thống điều hòa không khí bằng máy lạnh amoniac dùng làm lạnh và khử ẩm không khí mùa hè. Dàn lạnh đặt trên trần nhà, không khí đối lưu tự nhiên. Không khí lạnh từ trên đi xuống phía dưới do mật độ lớn hơn. Máy lạnh được đặt dưới tầng hầm. 5 + Năm 1901, một công trình khống chế nhiệt độ dưới 28 0 C với độ ẩm thích hợp cho phòng hòa nhạc ở Monte Carlo được khánh thành. + Năm 1910 Công ty Borsig đã xây dựng các hệ thống điều hòa không khí ở Koeln và Rio de Janeiro. Các công trình này chủ yếu mới là khống chế nhiệt độ, chưa đạt được sự hoàn thiện và đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật cần thiết. Nhưng cũng từ lúc này đã bắt đầu hình thành hai xu hướng cơ bản là điều hòa tiện nghi cho các phòng ở và điều hòa công nghệ để phục vụ các nhu cầu sản xuất. + Đúng vào thời điểm này, một nhân vật quan trọng đã đưa ngành điều hòa không khí của Mỹ nói riêng và của toàn thế giới nói chung một bước phát triển rực rỡ, đó là Willis H. Carrier. Chính ông là người đã đưa ra định nghĩa điều hòa không khí kết hợp với sưởi ấm, làm lạnh, gia ẩm, hút ẩm, lọc và rửa không khí, tự động duy trì trạng thái không khí không đổi phục vụ cho yêu cầu tiện nghi hoặc công nghệ. + Năm 1911, Carrier đã lần đầu tiên xây dựng ẩm đồ của không khí ẩm và cắt nghĩa tính chất nhiệt của không khí ẩm và các biện pháp xử lý để đạt được trạng thái yêu cầu. Ông đã cống hiến cả đời mình cho điều hòa không khí và đã trở thành ông tổ vĩ đại nhất của ngành điều hòa. 1.3. Yêu cầu của điều hòa không khí đối với đời sống và sản xuất 1.3.1. Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến con người 1.3.1.1.Ảnh hưởng của nhiệt độ (t) Khi nhiệt độ không khí xung quanh cơ thể con người giảm xuống, cường độ trao đổi nhiệt đối lưu giữa cơ thể và môi trường sẽ tăng lên. Cường độ này càng tăng khi độ chênh lệch nhiệt độ giữa bề mặt cơ thể và không khí càng tăng, nếu độ chênh lệch này quá lớn thì nhiệt lượng cơ thể mất đi càng lớn và đến một mức nào đó sẽ bắt đầu có cảm giác khó chịu. Việc giảm nhiệt độ của các bề mặt xung quanh sẽ làm gia tăng cường độ trao đổi nhiệt bằng bức xạ, ngược lại, nếu nhiệt độ của các bề mặt xung quanh tiến gần đến nhiệt độ cơ thể thì thành phần trao đổi nhiệt bằng bức xạ sẽ giảm đi rất nhanh. 6 Các nghiên cứu và kinh nghiệm đã chỉ ra rằng, trong phần lớn các trường hợp thì con người sẽ cảm thấy dễ chịu trong vùng nhiệt độ khoảng từ 22 0 C đến 27 0 C. 1.3.1.2. Ảnh hưởng của độ ẩm (φ) Chính độ ẩm tương đối của không khí xung quanh quyết định tới mức độ bay hơi, bốc ẩm từ cơ thể ra ngoài môi trường. Nếu độ ẩm tương đối giảm xuống thì lượng ẩm bốc ra từ cơ thể sẽ càng nhiều, điều đó cũng có nghĩa là cơ thể sẽ thải nhiệt ra ngoài môi trường nhiều hơn. Kinh nghiệm cho thấy, nếu nhiệt độ không khí là 27 0 C thì độ ẩm không khí để con người có cảm giác dễ chịu nên vào khoảng 50%. 1.3.1.3. Ảnh hưởng của dòng không khí (ω) Tùy thuộc vào mức độ chuyển động của dòng không khí mà lượng ẩm thoát ra từ cơ thể sẽ nhiều hay ít. Khi chuyển động của dòng không khí tăng lên thì lớp không khí bão hòa xung quanh bề mặt cơ thể càng dễ bị kéo đi để nhường chỗ cho lớp không khí khác ít bão hòa hơn, do đó khả năng bốc ẩm từ cơ thể sẽ nhiều hơn. Cũng cần phải thấy rằng, chuyển động của dòng không khí không chỉ ảnh hưởng đến lượng ẩm bốc ra mà còn ảnh hưởng đến cường độ trao đổi nhiệt đối lưu. Rõ ràng, quá trình đối lưu càng mạnh khi vận tốc chuyển động của dòng không khí càng lớn. Các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng, để tạo cảm giác dễ chịu cho con người thì tốc độ lưu chuyển không khí trong vùng ưu tiên nên khoảng chừng 0,25 m/s. Tuy vậy, khi chọn tốc độ không khí ta cần phải lưu ý đến sự tương thích với nhiệt độ không khí xung quanh, bảng 1.1 biểu diễn sự phụ thuộc của tốc độ lưu chuyển không khí vào nhiệt độ. Bảng 1.1. Tốc độ gió cho phép Nhiệt độ không khí trong phòng, t [ o C ] Tốc độ không khí trong phòng, k  [m/s] 16÷20 < 0,25 21÷23 0,25÷0,3 24÷25 0,4÷0,6 26÷27 0,7÷1,0 27÷28 1,1÷1,3 >30 1,3÷1,5 7 Cũng cần phải chú ý rằng nếu tốc độ lưu chuyển không khí lớn quá mức cần thiết dễ gây ra hiện tượng mất nhiệt cục bộ, làm cho cơ thể con người chóng mệt mỏi. 1.3.1.4. Độ trong sạch của không khí Ngoài ba yếu nhiệt độ, độ ẩm, và tốc độ lưu chuyển của không khí đã nói ở trên thì môi trường không khí còn phải bảo đảm độ trong sạch nhất định. Không khí bao giờ cũng lẫn nhiều tạp chất như bụi, các khí lạ và vi khuẩn Tùy theo yêu cầu, ta phải dùng các biện pháp và thiết bị để xử lý không khí như: Khử bụi, khử hóa chất lạ và vi khuẩn, kết hợp với việc thay đổi không khí trong phòng. Các chất độc hại có trong không khí thường gặp có thể phân thành ba loại: - Bụi: Là các chất có kích thước nhỏ bé có thể xâm nhập vào cơ thể theo đường hô hấp (thở). - Khí CO 2 và hơi nước không có độc tính nhưng nồng độ lớn sẽ làm giảm lượng O 2 trong không khí. Chúng phát sinh do hô hấp của động vật, thực vật hoặc do đốt cháy các chất hữu cơ hoặc trong các phản ứng hóa học. - Các hóa chất độc hại dạng khí, hơi (hoặc một số dạng bụi) phát sinh trong quá trình sản xuất hoặc các phản ứng hóa học. Mức độ độc hại tùy thuộc vào cấu tạo hóa học và nồng độ của từng chất: Có loại chỉ gây cảm giác khó chịu, có loại gây bệnh nghề nghiệp, có loại gây ngộ độc hoặc nặng hơn có thể sẽ dẫn đến tử vong khi nồng độ của các chất này đủ lớn. 1.3.1.5. Độ ồn Độ ồn cũng được coi là một yếu tố quan trọng gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng tới thính giác và tâm lý con người. Bất cứ một hệ thống điều hoà nào cũng có các bộ phận có thể gây ra tiếng ồn ở một mức độ nhất định, nguyên nhân do: Máy nén, bơm, quạt, các ống dẫn không khí, các miệng thổi không khí… 8 Bảng 1.2 Độ ồn cực đại cho phép theo tiêu chuẩn Đức Trường hợp Giờ trong ngày Độ ồn cực đại cho phép, dB Cho phép Nên chọn Bệnh nhân, trại điều dưỡng 6 ÷ 22 22 ÷ 6 35 30 30 30 Phòng ở 6 ÷ 22 22 ÷ 6 40 30 35 30 Khách sạn 6 ÷ 22 22 ÷ 6 45 40 35 30 Phòng ăn lớn, quán ăn lớn, hiệu cà phê nhỏ 50 45 Phòng hội thảo, phòng họp 55 50 Giảng đường, phòng học 40 35 Phòng đặt máy tính 40 35 Văn phòng làm việc 50 45 Phân xưởng sản xuất 85 80 Nhà hát, phòng hòa nhạc 30 30 Rạp chiếu bóng 40 35 1.3.2. Điều hòa không khí đối với sản xuất công nghiệp Trong sản xuất công ghiệp thì điều hòa không khí cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Đối với nhiều ngành sản xuất thì nhiệt độ, độ ẩm, độ sạch của không khí có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả và chất lượng của quá trình sản xuất nhất là trong các nhà máy dệt, thuốc lá, điện tử, cơ học chính xác và trong cả các phòng thí nghiệm. Để thấy rõ vai trò của điều hòa không khí trong sản xuất công nghiệp, ta có thể xét đến một số các trường hợp cụ thể sau: Trong ngành cơ khí chính xác, chế tạo dụng cụ đo lường, dụng cụ quang học, độ trong sạch và sự ổn định của nhiệt độ và độ ẩm của không khí là điều kiện quết định 9 cho chất lượng, độ chính xác và độ bền của sản phẩm. Nếu các linh kiện, chi tiết tinh vi của máy đo, kính quang học được chế tạo trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm không ổn định thì độ co dãn khác nhau về kích thước của chi tiết sẽ làm cho độ chính xác của máy móc không đảm bảo. Bụi xâm nhập vào bên trong máy móc tinh vi làm độ mài mòn của các máy móc tăng cao và dụng cụ nhanh chóng hư hỏng, chất lượng giảm sút. Trong ngành công nghiệp sợi và dệt, điều hòa không khí có ý nghĩa rất quan trọng. Khi độ ẩm cao độ dính kết, ma sát giữa các sơ bông sẽ lớn và quá trình kéo sợi sẽ khó khăn, sợi kéo ra không được suôn sẻ, đều đặn. Ngược lại độ ẩm thấp sẽ làm cho sợi dệt dễ bị đứt, năng suất kéo sợi sẽ bị giảm. Đối với quá trình dệt vải thì độ ẩm lại phải tương đối cao để sợi khỏi bị đứt và vải được mịn. Nhiều quá trình công nghệ trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đòi hỏi phải có môi trường không khí thích hợp. Ví dụ trong khâu chế biến thịt, sản xuất giò, nếu độ ẩm quá thấp sẽ làm cho sản phẩm khô hanh, giảm khối lượng và chất lượng sản phẩm. Ngược lại, nếu nhiệt độ và độ ẩm của không khí trong không gian chế biến thịt tương đối lớn thì đó chính là một môi trường thuận lợi để cho vi sinh vật phát triển, điều đó sẽ ảnh hưởng đến thời gian bảo quản cũng như chất lượng của sản phẩm. Một đặc điểm nữa trong công nghệp thực phẩm là lượng nhiệt và ẩm tỏa ra bên trong phân xưởng tương đối lớn, thường xảy ra hiện tượng đọng sương trên bề mặt kết cấu bao che hoặc bề mặt thiết bị máy móc công nghệ, gây mất vệ sinh, vì đó là môi trường tốt cho vi khuẩn, vi sinh vật phát triển. Tất cả các hiện tượng bất lợi nêu trên chỉ có thể khắc phục bằng cách sử dụng các hệ thống điều hòa không khí. Trong công nghiệp chế biến thuốc lá có đạt được năng suất và chất lượng cao hay không là nhờ một phần quan trọng vào hệ thống điều hòa không khí. Thuốc là loại nguyên liệu rất nhạy cảm với nhiệt độ và độ ẩm không khí, đặc biệt là độ ẩm. Nếu nhiệt độ và độ ẩm không ổn định thì độ dẻo, kích thước của giấy cũng như tính chất cơ lí của sợi thuốc cũng thay đổi theo làm cho máy móc hoạt động kém hiệu quả và sản 10 phẩm kém chất lượng. Độ ẩm thấp thì điếu thuốc lá dễ bị rỗ đầu. Tất cả các yêu cầu công nghệ nêu trên đều phải cần đến hệ thống điều hòa không khí. Các thông số của môi trường không khí trong các nhà máy sản xuất phim, giấy ảnh cũng cần được duy trì ở mức nhất định và chặt chẽ bằng hệ thống điều hòa không khí. Bụi rất dễ bám vào bề mặt phim, giấy ảnh làm giảm chất lượng sản phẩm. Nhiệt độ cao của không khí trong phân xưởng làm cho nóng chảy lớp thuốc ảnh phủ trên bề mặt phim và giấy ảnh. Độ ẩm quá thấp gây ra hiện tượng khô vênh, cong queo của giấy và phim.Ngược lại độ ẩm quá cao làm cho sản phẩm dính bết vào nhau. Ngoài ra, điều hòa không khí đóng một vai trò rất quan trọng trong việc gìn giữ và bảo đảm các giá trị nghệ thuật và các công trình có tính lịch sử như Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Độ tinh khiết của môi trường không khí ở những khu vực trọng yếu của Lăng phải là tuyệt đối, còn nhiệt độ và độ ẩm của những khu vực này phải duy trì ở mức nhiệt độ 16 ±0,5 0 C và độ ẩm 75 ± 5% quanh năm bất kể thời tiết bên ngoài thay đổi như thế nào. Điều hòa không khí có ý nghĩa thiết yếu trong các phòng thí nghiệm phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học. Cụ thể là các thành phần thông số nhiệt độ, độ ẩm của không khí phải được giữ ở mức không đổi để tạo ra các kết quả tương tự trong lĩnh vực sinh học, sinh hóa, sinh thái học . . . Điều hòa không khí cũng được sử dụng vào mục đích bảo quản các giá trị vĩ đại của văn hóa – lịch sử như tranh, ảnh, tượng, sổ sách, hiện vật. . .trong các phòng trưng bầy, viện bảo tàng, thư viện . . . lưu truyền cho nhiều thế hệ mai sau. Rõ ràng là môi trường không khí với các thông số thích hợp của nó có thể làm chậm lại một cách đáng kể hoặc ngừng hẳn quá trình phân hủy. Để thực hiện được điều này ta chỉ có thể thực hiện được bằng cách sử dụng các hệ thống điều hòa không khí. Tóm lại: Điều hòa không khí hiện nay đã trở nên rất phổ biến và trở thành một công cụ đắc lực cho con người trong cuộc sống. Nó đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của con người và có mặt trong hầu hết các lĩnh vực. [...]... mùa đông - Hệ thống điều hòa không khí cấp 2: Nếu chọn cấp điều hòa này thì các thông số vi khí hậu trong nhà được đảm bảo được duy trì trong phạm vi cho phép sai lệch không quá 200giờ/1năm - Hệ thống điều hòa không khí cấp 3: Nếu chọn cấp điều hòa này thì các thông số vi khí hậu trong nhà được duy trì trong phạm vi cho phép với độ sai lệch không quá 400 giờ/1năm Hệ thống điều hòa không khí cấp 1 tuy... và outdoor - Không lấy được gió tươi nên không đảm bảo được vấn đề thông gió, độ sạch của không khí trong không gian điều hoà chưa được quan tâm đúng mức - Dàn nóng đặt bên ngoài có thể gây ồn cho các căn hộ xung quanh 2.3 Hệ thống điều hòa (tổ hợp) gọn 2.3.1 Máy điều hòa hai cụm không ống gió Máy điều hòa hai cụm của hệ thống điều hòa gọn giống với máy điều hòa hai cụm của hệ thống điều hòa cục bộ,... nghề - Bên cạnh đó giá thành của hệ thống VRV tương đối cao nên hệ thống VRV chủ yếu phục vụ cho điều hòa tiện nghi chất lượng cao 2.4 Hệ thống điều hòa trung tâm nước Hệ thống điều hòa trung tâm nước là hệ thống điều hòa sử dụng nước lạnh khoảng 70C để làm lạnh không khí gián tiếp qua các dàn trao đổi nhiệt FCU (Fan Coil Unit) và AHU (Air Handling Unit) Hệ thống điều hòa trung tâm nước chủ yếu gồm:... CHỌN HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ 2.1 Phân loại hệ thống điều hoà không khí Hệ thống điều hoà không khí là một tập hợp các máy móc, thiết bị, công cụ… để tiến hành các quá trình xử lí không khí như: Sưởi ấm, làm lạnh, khử ẩm, gia ẩm, hút ẩm… điều chỉnh, khống chế và duy trì các thông số vi khí hậu trong nhà như: nhiệt độ, độ sạch, khí tươi, sự tuần hoàn không khí trong phòng nhằm đáp ứng nhu cầu nghệ... trình khách sạn Mường Thanh – Xa La ta chỉ cần chọn hệ thống điều hòa không khí để lắp đặt cho công trình là hệ thống điều hòa không khí cấp 3 là phù hợp I 1315 tmax 100 cấp I 0,5(tmax+ttbmax) ttbmax cấp II cấp III 0 d 3.2.2 Các thông số tính toán trong và ngoài nhà Việc lựa chọn các thông số nhiệt độ và độ ẩm trong nhà để thiết kế cho công trình phụ thuộc vào mục đích của công trình trạng thái lao... 25 thấp Vì vậy hệ thống điều hòa không khí phải đảm bảo làm mát vào mùa hè và sưởi ấm vào mùa đông 3.2 Chọn các thông số thiết kế Để tiến hành thiết kế một hệ thống điều hòa không khí ta cần tiến hành chọn các thông số tính toán của không khí ngoài trời và thông số tiện nghi trong nhà Các thông số đó bao gồm: - Nhiệt độ t [0C] - Độ ẩm tương đối  [ %] - Tốc độ chuyển động của không khí trong phòng... Độ ồn cho phép trong phòng Lp [dB] - Lượng khí tươi cung cấp LN [m 3 /s] - Cấp điều hòa không khí - Nồng độ cho phép của các chất độc hại có trong phòng 3.2.1 Chọn cấp điều hòa trong phòng Dựa vào tính năng của công trình và yêu cầu của chủ đầu tư mà ta có thể chọn một trong ba cấp điều hòa sau: - Hệ thống điều hòa không khí cấp 1: Nếu chọn cấp điều hòa này các thông số trong nhà sẽ ổn định không bị... phân phối không khí - Hệ thống tiêu âm và giảm âm - Hệ thống lọc bụi, thanh trùng và triệt khuẩn cho không khí - Bộ xử lý không khí - Hệ thống tự điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm phòng, điều chỉnh gió tươi, gió hồi và phân phối không khí, điều chỉnh năng suất lạnh, điều khiển cũng như báo hiệu và bảo vệ toàn bộ hệ thống Máy làm lạnh nước giải nước cùng hệ thống bơm thường được bố trí ở dưới tầng hầm hoặc tầng... ống còn không khí đi ngoài ống Loại ướt (còn gọi là loại có dàn phun) là loại buồng điều hoà có dàn phun phun trực tiếp nước lạnh vào không khí cần làm lạnh Loại khô còn được gọi là hệ thống kín, loại ướt còn gọi là hệ thống hở - Theo cách phân phối không khí: Có thể phân ra hệ thống điều hoà cục bộ hoặc trung tâm Kiểu cục bộ là xử lý không khí có tính chất cục bộ cho từng không gian điều hoà riêng... phòng được thống kê chi tiết trong phụ lục 1 Hệ thống điều hòa không khí cần phục vụ toàn bộ diện tích từ tầng 1 cho đến tầng 13 trừ các phòng vệ sinh, phòng kỹ thuật, cầu thang, kho, bể bơi, xông hơi Các cầu thang cần bố trí hệ thống các quạt để tạo cho cầu thang có được áp suất dương để đề phòng khi xảy ra hỏa hoạn 24 Hệ thống điều hòa không khí phải đảm bảo tiện nghi, thỏa mãn các yêu cầu vi khí hậu . 20 - Hệ thống gió tươi, gió hồi, vận chuyển và phân phối không khí. - Hệ thống tiêu âm và giảm âm. - Hệ thống lọc bụi, thanh trùng và triệt khuẩn cho không khí. - Bộ xử lý không khí. - Hệ thống. quanh. 2.3. Hệ thống điều hòa (tổ hợp) gọn 2.3.1. Máy điều hòa hai cụm không ống gió Máy điều hòa hai cụm của hệ thống điều hòa gọn giống với máy điều hòa hai cụm của hệ thống điều hòa cục bộ,. CHỌN HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ 2.1. Phân loại hệ thống điều hoà không khí Hệ thống điều hoà không khí là một tập hợp các máy móc, thiết bị, công cụ… để tiến hành các quá trình xử lí không khí

Ngày đăng: 15/08/2014, 14:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan