Tăng áp cầu thang nhằm mục đích tạo cho không gian bên trong cầu thang có được áp suất dương (pct > pkk) khi tòa nhà không may xảy ra sự cố cháy, nổ…việc tạo ra áp suất dương bên trong cầu thang sẽ làm cho khói, lửa, khí độc… không thể tràn vào trong cầu thang giúp cho mọi người không bị ngạt do khói, khí độc…khi di chuyển, thoát hiểm bên trong cầu thang.
Theo tiêu chuẩn BS5588-1998 của Anh:
+Lưu lượng gió xì qua cửa (khi cửa đóng) được tính theo công thức: L1= (m-n).0,827.AE.Δp1/2
, m3/s Trongđó:
L1– Lưu lượng gió xì qua cửa, m3 /s. AE– Hệ số diện tích gió xì qua cửa. m – Tổng số lượng cửa.
n - Số lượng cửa mở đồng thời, chọn n = 2.
Δp –Độ chênh áp giữa bên trong và bên ngoài cầu thang, Pa.
Loại cửa Kích thước, mm m Hướng mở cửa AE Δp [Pa] Cửa đơn 2100x900 13 Ngược chiều gió 0,010 50
Vậy L1= (13-2).0,827.0,010.501/2= 0,6433 m3/s.
+ Lưu lượng gió tràn qua cửa (khi cửa mở)được tính theo công thức: L2= n.v.F , m3/s
Trongđó:
v- Vận tốc gió qua cửa, m/s. F – Diện tích cửa, m2
Loại cửa Kích thước, mm m n v [m/s]
Cửa đơn 2100x900 13 2 1,50
Vậy L2= 2.1,89.1,50 = 5,67 m3/s.
+ Lưu lượng gió tạo áp: L’ = L1+ L2= 6,3133 m3/s. + Hệ số rò rỉ qua ống gió: 5%.
+ Vậy lưu lượng gió tạo áp trong cầu thang bộ: L = 1,05.L’ = 1,05.6,3133 = 6,63 m3/s. L = 23868 m3/h.
Ta chọn quạt ly tâm có Model TT32C1-630để tăng áp cho cầu thang bộ. Thông số kỹ thuật của quạt:
Model Đường kính cánh, mm Lưu lượng, m3/h Công suất, HP Áp suất hút, mmH20 Điện áp, V TT32C1-D630 630 28800 100 390 220/380
Chương 7
TRANG BỊ ĐIỆN, ĐIỀU KHIỂN