Đối với một công trình khi thiết kế điều cần thiết là phải đủ năng suất lạnh mà việc quan trọng trước tiên là xác định đúng các thành phần nhiệt gây tác động tới không gian điều hòa. Có rất nhiều phương pháp tính cân bằng nhiệt ẩm khác nhau để xác định năng suất lạnh yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên có hai phương pháp phổ biến được áp dụng tính toán là phương pháp truyền thống và phương pháp Carrier. Phương pháp tính tải lạnh theo Carrier chỉ khác phương pháp truyền thống ở chỗ cách xác định năng suất lạnh Q0 mùa hè bằng cách tính riêng tổng nhiệt hiện thừa Qht và nhiệt ẩn thừa Qat của mọi nguồn nhiệt tác động vào không gian điều hòa. Vậy nên các tính toán trong đồ án em dùng phương pháp Carrierđể thực hiện.
Công trình khách sạn Mường Thanh – Xa La là một toà nhà lớn, số lượng phòng là rất nhiều và chủ yếu là các phòng nghỉ cho khách, ngoài ra cũng có những phòng chức năng khác từ tầng 1 đến tầng 4 và hầu nhưcác phòngđều được điều hòa dođó tổn thất nhiệt qua kết cấu bao che giữa các phòng cùng điều hòa là rất nhỏ, nên những phòng chỉ tính tổn thất nhiệt qua một kết cấu nào chịu tổn thất nhiệt mà thôi còn những kết cấu khác có cùng không gian thì ta không tínhđến ví dụ nhưtường chung của 2 phòng gần nhau cùng phải thiết kế điều hòa. Do khối lượng tính toán là rất lớn, em không thể trình bày chi tiết cách tính từng phòng được như vậy sẽ làm cho đồ án trở nên cồng
kềnh, để đơn giản và thuận tiện trong quá trình tính toán em chỉ xin trình bày công thức và tính ví dụ cho một vài phòng, các phòng còn lại được tính toán tương tự và được thống kê vào bảng excel.
Trong công trình khách sạn này từ tầng 5 đến tầng 13 có kết cấu xây dựng và chức năng sử dụng giống nhau, vì vậy để tránh sự lặp đi lặp lại trong khi tính toán nên em chỉ tính tầng 5 các tầng còn lại từ tầng 6 đến tầng 12 kết quả lấy theo tầng 5. Riêng tầng 13 do cũng có kết cấu giống nhưtầng 5 nhưng phải chịu thêm bức xạ mặt trời trên trần do đó phải tính riêng.
Các nguồn nhiệt gây tổn thất cho không gian điều hòa: + Nhiệt tổn thất do bức xạ mặt trời Q1.
+ Nhiệt tổn thất qua kết cấu bao che Q2.
+ Nhiệt tổn thất do máy và thiết bị chiếu sáng tỏa ra Q3. + Nhiệt tổn thất do người tỏa ra Q4.
+ Nhiệt tổn thất do gió tươi mang vào QN. + Nhiệt tổn thất do gió lọt Q5.
Hình 3.1. Sơ đồ tính toán nguồn nhiệt hiện thừa và nhiệt ẩn thừa theo phương pháp Carrier