Nâng cao hiệu quả điều trị hiếm muộn tại Việt Nam Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, Việt Nam hiện có khoảng 10 – 15 % dân số trong độ tuổi sinh sản bị hiếm muộn. Trong đó, tỷ lệ vô sinh ở nam và nữ cùng chiếm gần 40%, còn lại 10% là do cả hai vợ chồng và 10% không rõ nguyên nhân. Đây không chỉ là nỗi đau của riêng các cặp vợ chồng mà còn liên quan đại gia đình, và là nguyên nhân dẫn đến các vụ ly hôn, tệ nạn xã hội. Do đó việc điều trị hiếm muộn thực sự đã trở thành nhu cầu bức thiết đối với những cặp vợ chồng khó có khả năng sinh con. Vừa qua, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị Hiếm muộn toàn quốc lần thứ 2 do Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Từ Dũ tổ chức với sự tham gia của nhiều giáo sư, bác sĩ chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, di truyền học đến từ các trường đại học y khoa, trung tâm hỗ trợ sinh sản của Úc, Anh Quốc, Singapore nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, nâng cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị hiếm muộn – vô sinh tại Việt Nam. Thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm tại TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: V.T Hiện nay việc điều trị hiếm muộn – vô sinh tại Việt Nam đã có những bước tiến lớn, nhất là chương trình thụ tinh trong ống nghiệm bắt đầu được áp dụng từ 14 năm trước. Từ khởi đầu là những phương pháp đơn giản như bơm hơi vòi trứng, canh rụng trứng bằng phương pháp đo thân nhiệt và hướng dẫn giao hợp tự nhiên đến kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến như kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng bằng laser, kỹ thuật nuôi trưởng thành noãn (IVM), thụ tinh với phương pháp ICSI, DCSI – trữ phôi lạnh… Năm 1997, Khoa Hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ TP. HCM là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng các kỹ thuật hiện đại trong hỗ trợ sinh sản giúp cho các cặp vợ chồng hiếm muộn có cơ hội thực hiện thiên chức làm cha làm mẹ. Tại hội nghị, các chuyên gia đã trao đổi thảo luận những vấn đề về chuẩn bị nội mạc tử cung trong các chu kỳ chuyển phôi trữ; vai trò của phẫu thuật nội soi trong chuẩn đoán và điều trị hiếm muộn; ứng dụng kỹ thuật sinh thiết và chuẩn đoán một số bất thường số lượng nhiễm sắc thể của phôi sau rã đông trong quy trình thụ tinh trong ống nghiệm; Nghiên cứu nguyên nhân, phân loại lâm sàng và kỹ thuật lấy tinh trùng trong vô sinh nam không tinh trùng; Tiên lượng đáp ứng buồng trứng trong kích thích buồng trứng TTTON; Xác định khả năng của estrogen phối hợp với GnRHa để kích thích buồng trứng trong điều trị vô sinh; Bảo tồn chức năng sinh sản ở nữ;… Các chuyên gia trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản đến từ Australia, Anh và Singapore đã thuyết trình, chia sẻ kinh nghiệm điều dưỡng trong quản lý, siêu âm 3D trong hỗ trợ sinh sản và việc sử dụng phác đồ agonist và antagonist ở Australia,… Hội nghị hiếm muộn lần này đã cập nhật thêm nhiều những kiến thức, kỹ năng mới về phương diện chẩn đoán và điều trị hiếm muộn nhằm đáp ứng ngày càng hiệu quả cho nhu cầu chính đáng của con người, duy trì giống nòi tương lai . sinh sản, nâng cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị hiếm muộn – vô sinh tại Việt Nam. Thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm tại TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: V.T Hiện nay việc điều trị hiếm muộn – vô. Nâng cao hiệu quả điều trị hiếm muộn tại Việt Nam Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, Việt Nam hiện có khoảng 10 – 15 % dân số trong độ tuổi sinh sản bị hiếm muộn. Trong. Do đó việc điều trị hiếm muộn thực sự đã trở thành nhu cầu bức thiết đối với những cặp vợ chồng khó có khả năng sinh con. Vừa qua, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị Hiếm muộn toàn quốc