1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Vật lý 11 chương trình chuẩn: Bài 30. GIẢI BÀI TOÁN VỀ HỆ THẤU KÍNH potx

8 4,2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 210,92 KB

Nội dung

Bài 30. GIẢI BÀI TOÁN VỀ HỆ THẤU KÍNH I. MỤC TIÊU: Kiến thức: - Lập được sơ đồ tạo ảnh cho hệ nhiều kính đồng trục. - Chưng minh được công thức độ tụ tương đương của hệ kính ghép sát. - Xây dựng lại được công thức tính độ phóng đại ảnh qua hệ quang học. Kĩ năng: - Lập sơ đồ tạo ảnh. - Vẽ ảnh qua của vật qua hệ kính. - Giải bài toán hệ kính. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: 1. Phấn màu, thước kẻ. 2. Chuẩn bị phiếu: Phiếu học tập 1 (PC1) - Lập biểu thức tính độ phóng đại ảnh qua hệ: TL1: - Ta có : k = A”B”/AB = (A”B”/A’B’).(A’B’/AB) = k 1 k 2. Phiếu học tập 2 (PC2) - Lập qua hệ độ tụ tương đương và độ tụ thành phần ở hệ kính ghép sát. TL1: + Ta có: 1/f = (1/d) + (1/d’) (1) 1/f 1 = (1/d 1 ) + (1/d’ 1 ) (2) + 1/f 2 = (1/d 1 ) + (1/d’ 2 ) (3) + mà : d 1 ’ = 0 - d 2 = - d 2 (4) + Kết hợp (1), (2), (3), (4): suy ra 1/f = (1/f 1 ) + (1/f 2 ) Vậy: D = D 1 + D 2 Phiếu học tập 3 (PC1) 1. Nếu có 2 thấu kính đồng trục ghép sát thì hai kính trên có thể coi như một kính tương đương có độ tụ thỏa mãn công thức A. D = D 1 + D 2 . B. D = D 1 – D 2 . C. D = | D 1 + D 2 | . D.D = | D 1 | + | D 2 | . A B d 1 A A d’ 2 O 1 O 2 2. Hệ 2 kính khi tạo ảnh thì ảnh cuối qua hệ có độ phóng đại là: A. k = k 1 /k 2 . B. k = k 1 .k 2 . C. k = k 1 + k 2 . D. k = | k 1 | + | k 2 | . 3. Khi ghép sát một thấu kính hội tụ có tiêu cự 30 cm đồng trục với một thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm ta có được thấu kính tương đương với tiêu cự là A. 50 cm. B. 20 cm. C. – 15 cm. D. 15 cm. 4. Một thấu kính phân kì có tiêu cự - 50 cm cần được ghép sát đồng trục với một thấu kính có tiêu cự bao nhiêu để thu được một kính tương đương có độ tụ 2 dp? A. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 25 cm. B. Thấu kính phân kì tiêu cự 25 cm. C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 50 cm. D. thấu kính phân kì có tiêu cự 50 cm. 5. Một thấu kính phân kì có tiêu cự 20 cm được ghép đồng trục với một thấu kính hội tụ có tiêu cự 40 cm, đặt cách thấu kính thứ nhất 50 cm. Đặt một vật phẳng nhỏ vuông góc với trục chính và trước thấu kính một 20 cm. Ảnh cuối cùng A. th ật v à cách kính hai 120 cm. B. ảo v à cách kính hai 120 cm. C. thật và cách kính hai 40 cm. D. ảo và cách kính hai 40 cm. 6. Cho một hệ thấu kính gồm thấu kính phân kì (1) đặt đồng trục với thấu kính hội tụ (2) tiêu cự 40 cm cách kính một là a. Để ảnh tạo bởi hệ kính là ảnh thật với mọi vị trí đặt vật trước kính (1) thì a phải A. lớn hơn 20 cm. B. nhỏ hơn 20 cm. C. lớn hơn 40 cm. D. nhỏ hơn 40 cm. 7. Cho một hệ thấu kính gồm thấu kính phân kì tiêu cự 20 cm (1) đặt đồng trục với thấu kính hội tụ (2) tiêu cự 40 cm cách kính một là a. Để chiếu một chùm sáng song song tới kính một thì chùm ló ra khỏi kính (2) cũng song song a phải bằng A. 20 cm. B. 40 cm. C. 60 cm. D. 80 cm. 8. Đặt một điểm sáng trước một hệ thấu kính đồng trục thấy chùm tia sáng ló ra khỏi hệ là chùm sáng phân kì. Kết luận nào sau đây về ảnh của điểm sáng tạo bởi hệ là đúng? A. ảnh thật; B. ảnh ảo; C. ảnh ở vô cực; D. ảnh nằm sau kính cuối c ùng. TL3: Câu 1: A; Câu 2: B; Câu 3: C; Câu 4: A; Câu 5: A; Câu 6: C; Câu 7: A; Câu 8: B. 3. Gợi ý ứng công công nghệ thông tin (UD): Có thể sử dụng phần mềm Crocodile physic để hướng dẫn HS nắm rõ vài trò vật, ảnh với mỗi quang cụ và lập sơ đồ tạo ảnh. 4. Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: Bài 30. Giải các bài toán về hệ thấu kính. I. Lập sơ đồ tạo ảnh 1. Hệ hai thấu kính đồng trục ghép cách khoảng… 2. Hệ hai thấu kính đồng trục ghép sát… II. Thực hiện bài toán 1. Quan hệ giữa hai vai trò ảnh và vật của A’ 1 B’ 1 … 2. Số (độ) phóng đại ảnh sau cùng… III. Các bài tập ví dụ: Học sinh: - Chuẩn bị bài mới. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1 ( phút): Kiểm tra bài cũ. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời miệng hoặc bằng phiếu. - Dùng PC 2 – 9 bài 29 để kiểm tra. Hoạt động 2 ( phút): Hướng dẫn HS cách lập sơ dồ tạo ảnh qua quang hệ, giải bài toán hệ kính đồng trục ghép cách khoảng. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Đọc đề bài, tìm cách giải. - Theo dõi và vận dụng vào bài theo hướng dẫn. - Cho HS làm bài tập 1 (trang 222). - Hướng dẫn HS tìm hiểu đề đường truyền ánh sáng, sự tạo ảnh qua từng quang cụ, vai trò ảnh vật của A 1 ’ B 1 ’. Hoạt động 3 ( phút): Xây dựng công thức xác định số phóng đại ảnh của hệ. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời các câu hỏi PC1. - Vận dụng hoàn thành bài tập 1. - Dùng phiếu PC1 nêu câu hỏi. Hoạt động 4 ( phút): Xây dựng công tức tính độ tụ tương đương của hệ kính ghép sát. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời các câu hỏi PC2. - Chứng minh công thức theo hướng dẫn. - Làm bài tập 2. - Nêu câu hỏi PC2. - Hướng dẫn trả lời PC2. - Cho HS làm bài tập 2 (trang 222). Hoạt động 5 ( phút): Vận dụng, củng cố. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời câu hỏi và bài tập theo phiếu PC3. (lên bảng và làm ra nháp). - Cho HS làm bài tập theo phiếu PC3. - Nhận xét, đánh giá nhấn mạnh kiến thức trong bài. Hoạt động 6 ( phút): Giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Ghi bài tập về nhà. - Ghi chuẩn bị cho bài sau. - Cho bài tập trong SGK: bài tập 1 đến 5 (trang 224). - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau. . cho họ: Bài 30. Giải các bài toán về hệ thấu kính. I. Lập sơ đồ tạo ảnh 1. Hệ hai thấu kính đồng trục ghép cách khoảng… 2. Hệ hai thấu kính đồng trục ghép sát… II. Thực hiện bài toán 1 Bài 30. GIẢI BÀI TOÁN VỀ HỆ THẤU KÍNH I. MỤC TIÊU: Kiến thức: - Lập được sơ đồ tạo ảnh cho hệ nhiều kính đồng trục. - Chưng minh được công thức độ tụ tương đương của hệ kính ghép. một hệ thấu kính gồm thấu kính phân kì (1) đặt đồng trục với thấu kính hội tụ (2) tiêu cự 40 cm cách kính một là a. Để ảnh tạo bởi hệ kính là ảnh thật với mọi vị trí đặt vật trước kính (1) thì

Ngày đăng: 14/08/2014, 21:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w