Thực trạng phát hành cổ phiếu năm 2006 – 2007: Bắt đầu từ năm 2006, quy mô thị trường có bước tăng trưởng mạnh mẽ, vững chắc, từng bước đóng vai trò là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng. Vào năm 2006, quy mô thị trường đã có bước nhảy vọt mạnh mẽ đạt 13,8 tỷ USD đạt 22,7% GDP. Hoạt động phát hành huy động vốn trên TTCK thực tế chỉ mới phát sinh từ năm 2006. Trong năm 2006, có 44 công ty cổ phần thực hiện việc chào bán hơn 203 triệu cổ phiếu. Tính đến ngày 29/12/2006, toàn thị trường chứng khoán chính thức Việt Nam có 193 cổ phiếu niêm yết, với quy mô vốn hóa lên tới 220 nghìn tỷ đồng, tương đương 13,8 tỷ USD (SGDCK TP.HCM đã có sự góp mặt của 106 cổ phiếu, TTGDCK Hà Nội, số lượng chứng khoán tham gia đã lên đến 87 cổ phiếu). Trong năm 2006, chứng kiến sự thành công của chương trình cổ phần hóa gắn với đấu giá cổ phần một cách công khai minh bạch tại các trung tâm giao dịch chứng khoán. Trong năm 2006 hai SGDCK TP. Hồ Chí Minh và TTGDCK Hà Nội đã tổ chức được 188 phiên đấu giá, cung cấp 645 triệu cổ phiếu cho thị trường, thu hơn 12 880 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn TTCK như là một kênh huy động vốn hiệu quả, thay thế cho kênh truyền thống là vay vốn ngân hàng. Một số công ty lớn phát hành cổ phiếu trong năm 2006: 19/1, công ty cổ phần sữa Việt Nam ( Vinamilk ) được giao dịch trên sàn giao dịch TP.HCM; tháng 7, ngân hàng Sacombank là ngân hàng đầu tiên niêm yết trên sàn tập trung. Cuối năm 2006, liên tiếp các công ty đấu giá cổ phiếu lần đầu với lượng cổ phiếu tương đối lớn. Chỉ riêng trong tháng 11/2006, một số công ty đã hoàn thành IPO. Ví dụ như công ty cổ phần khu công nghiệp Tân Tạo – Itaco với 45 triệu cổ phiếu, công ty cổ phần Cát Lợi với 8,4 triệu cổ phiếu v.v Trong năm 2006, thị trường chứng kiến rất nhiều đợt tăng vốn điều lệ của các Công ty dưới hình thức thưởng cổ phiếu, bán cổ phiếu phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu. Tháng 8/2006, UBCKNN chấp thuận Bibica, Hapaco niêm yết bổ sung gần 4 triệu cổ phiếu trong đó công ty BBC được niêm yết bổ sung 1,7 triệu cổ phiếu BBC ( mệnh giá 10.000 đồng ), công ty Hapaco được niêm yết bổ sung 2,15 triệu cổ phiếu. Nối tiếp sự thành công của năm 2006, bước vào năm 2007 hầu hết các công ty IPO đều rất thành công. Năm 2007, hoạt động phát hành thực sự bùng nổ, khi có gần 200 đợt phát hành của 192 công ty và 4 ngân hàng thương mại được đăng ký với UBCKNN với tổng lượng vốn huy động lên đến gần 40.000 tỷ VND, mức vốn hóa đạt tới 40% GDP. Đến cuối năm 2007, TTCK Việt Nam đã có 253 tổ chức niêm yết ( tăng 59 tổ chức so với năm 2006 ), với tổng khối lượng niêm yết khoảng 5,087 triệu cổ phiếu. Các SGDCK TP.HCM, TTGDCK Hà Nội đã tổ chức được 114 phiên đấu giá cổ phần bán được 765,39 triệu cổ phần, đạt giá trị 47.285 tỷ đồng. Nhiều công ty IPO cổ phiếu được các nhà đầu tư đưa ra những mức giá cao ngất ngưởng so với giá khởi điểm. Điển hình, cổ phiếu của công ty nhiệt điện Phả Lại được đấu giá với mức giá cao nhất lên tới 50 triệu đồng/cổ phiếu, đưa mức giá trung bình lên 69.710 đồng/cổ phiếu trong khi giá khởi điểm chỉ là 43.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, về nửa cuối năm 2007, mức đấu giá bình quân của các đợt IPO chỉ nhỉnh hơn mức giá khởi điểm một chút. Điều này khiến số tiền thặng dư phát hành của doanh nghiệp không cao như dự kiến. Bảng số liệu một số doanh nghiệp IPO năm 2007- 2008: Ngày Tên tổ chức IPO Khối lượng IPO Giá khởi điểm Khối lượng đặt mua hợp lệ Khối lượng bán được Giá đấu bình quân % kl bán/ kl IPO ĐVT Cổ phiếu Đồng Cổ phiếu Cổ phiếu Đồng % 19/10/2007 Tổng công ty cổ phần dầu khí Việt Nam(PVFC) 59638900 51000 16203450 0 5963890 0 69974 100% 26/12/2007 Ngân hàng ngoại thương Việt Nam(VCB) 97500000 10000 0 12197810 0 9750000 0 10787 0 100% 28/1/2008 Tổng công ty bia rượu nước giải khát Sài Gòn(sabeco) 128257000 70000 78373000 7836240 0 70003 61% 27/3/2008 Tổng công ty bia rượu nước giải khát Hà Nội 34770000 50000 4377900 4377900 50015 13% 25/12/2008 Ngân hàng công thương Việt Nam(VIETINBANK) 53600000 20000 55846000 5360000 0 20265 100% Năm 2007, thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp hầu hết đều tân dụng tối đa cơ hội TTCK tăng trưởng để thực hiện liên tiếp các đợt phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng, điều này tạo ra một nguồn cung hàng đột biến trong năm 2007. Ví dụ như: Tháng 5/2007, Ủy ban Chứng khoán đã chấp thuận kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Kế hoạch này bao gồm phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2006 và phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và cán bộ chủ chốt. Qua đợt phát hành này, Sacombank sẽ thực hiện tăng vốn điều lệ từ 2.089 tỷ đồng lên 4.449 tỷ đồng Hay Công ty cổ phần Đại lý liên hiệp vận chuyển (GEMADEPT) vừa được phép phát hành thêm 12.976.966 cổ phiếu nhằm huy động vốn đầu tư tăng vốn điều lệ lên trên 300 tỷ đồng. Mệnh giá ban đầu của cổ phiếu là 10.000 đồng. Năm 2007 xảy ra một hiện tượng là lạm phát chứng khoán, đó là do các công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu. Nhiều công ty đã không trả cổ tức cho các nhà đầu tư bằng tiền mà bằng cổ phiếu, nhờ đó mà hàng triệu cổ phiếu đươc phát hành thêm một cách mặc nhiên và doanh nghiệp thu được khoản tiền đáng kể. Tuy nhiên, có những DN tranh thủ phát hành cổ phiếu nhưng thay vì SXKD thì lại đi trả nợ, gửi ngân hàng, dẫn đến kế hoạch phát hành không đem lại hiệu quả. Bên cạnh đó, còn có nhiều DN phát hành cổ phiếu nhưng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, tài chính là những lĩnh vực đầy rủi ro và không phải chuyên môn của DN. . triệu cổ phiếu. Nối tiếp sự thành công của năm 2006, bước vào năm 2007 hầu hết các công ty IPO đều rất thành công. Năm 2007, hoạt động phát hành thực sự bùng nổ, khi có gần 200 đợt phát hành. triệu cổ phiếu, công ty cổ phần Cát Lợi với 8,4 triệu cổ phiếu v.v Trong năm 2006, thị trường chứng kiến rất nhiều đợt tăng vốn điều lệ của các Công ty dưới hình thức thưởng cổ phiếu, bán cổ phiếu. này bao gồm phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2006 và phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và cán bộ chủ chốt. Qua đợt phát hành này, Sacombank sẽ thực hiện tăng vốn điều lệ từ 2.089 tỷ