Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
118,5 KB
Nội dung
BÀI TIỂU LUẬN: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGHÀNH NÔNG, LÂM. NGƯ NGHIỆP Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TIẾP THEO Sinh viên thực hiện:HOÀNG NGHĨA NAM Lớp: Trắc địa A-K52 Giáo viên hướng dẫn: Để đi sâu vào tìm hiểu về nghành nông, lâm, ngư nghiệp ở Việt nam trong những năm gần đây trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu qua về tổng quan nền kinh tế Việt nam như sau: Việt Nam là một nước đang phát triển với dân số đông, trong hơn 30 năm qua đang phải phục hồi khỏi sự tàn phá của chiến tranh, sự mất mát chỗ dựa về tài chính sau khi Liên bang Xô viết tan rã và sự cứng nhắc của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Sau nhiều năm với các cuộc chiến tranh kéo dài, trong hoàn cảnh bị cô lập về chính trị và trì trệ về kinh tế, Việt Nam đang nhanh chóng hòa mình vào dòng chảy chung của kinh tế và chính trị thế giới. Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách Đổi Mới (cải cách kinh tế), hướng tới một nền kinh tế thị trường. Trong môi trường tự do đầu tư, những nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới đang thể hiện rõ sự quan tâm chưa từng có đối với Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam vẫn chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp. Khu vực đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc và đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam là hai khu vực nông nghiệp chủ yếu với những nông sản chính bao gồm gạo, hồ tiêu, đay, cao su, đường mía, cà phê, chè, cây họ lạc và thuốc lá. Nhờ những cải cách lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, chẳng hạn việc áp dụng hình thức khoán, cùng với sự tăng lên của đầu tư trực tiếp, các ưu đãi về thuế và giá thu mua lương thực cao hơn từ Chính phủ, tổng sản lượng lương thực gia tăng lên đáng kể từ 1988 trở đi Bằng sự nỗ lực phấn đấu của Đảng,Nhà nước và Nhân dân,trong 5 năm từ năm 2001-2005 nền kinh tế nước ta nói chung và nghành nông,lâm,ngư nghiệp nói riêng đã thu được nhiều kết quả đáng chú ý: -Tổng sản phẩm trong nước(GDP) tăng 7,5%/năm -Gía trị sản xuất nông,lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,5%/năm -Tỷ trọng nghành nông,lâm nghiệp và thủy sản trong GDP năm 2005 đạt 20,9% Một trong những tác động của sự phát triển quá nhanh của công nghiệp ở Việt Nam chính là việc đất nông nghiệp bị chuyển đổi sang đất khu công nghiệp. Điều này phản ánh sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế: tỉ trọng nông nghiệp trong GDP giảm từ 20,6% năm 2006 xuống còn 20,5% năm 2007. (Ngành công nghiệp và dịch vụ đóng góp tới hơn 90% tổng tăng trưởng GDP năm 2007) Sản lượng chè, cà phề và cao su tự nhiên đã giúp đẩy mạnh xuất khẩu trong ngành nông nghiệp. Nhu cầu tăng cao từ các thị trường nước ngoài cũng giúp củng cố thêm sức tăng trưởng của ngành ngư nghiệp. Hiện tại Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, đứng thứ 2 sau Thái Lan về xuất khẩu gạo, thứ 2 sau Bra-xin về cà phê và sau Ấn Độ về hạt điều, đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu cao su và thứ 7 thế giới về xuất khẩu chè. Chính phủ đang tập trung mạnh vào các cây hoa màu với tiềm năng xuất khẩu cũng như tập trung vào xây dựng ngành công nghiệp chế biến nông sản. Với mục đích khuyến khích nông dân đầu tư lâu dài và tăng năng suất, Luật Đất đai mới đã được kì họp Quốc hội vào tháng 7 năm 1993 thông qua, trong đó công nhận những quyền của nông dân trong việc trao đổi, chuyển giao, cho thuê và thừa kế phần đất đã được phân phối. Cơ cấu thuế cũng đã có thêm một số thay đổi liên quan đến chuyển giao quyền sử dụng đất để đảm bảo sự cân bằng trong mức thu thuế của chính quyền trung ương và địa phương. Mặc dù vậy, đất đai vẫn thuộc sở hữu của Nhà nước, phù hợp với Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Năm 2000 - 2005, nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao, liên tục, GDP bình quân mỗi năm đạt 7,5%. Năm 2005, tốc độ tăng trưởng đạt 8,4%, GDP theo giá hiện hành, đạt 838 nghìn tỷ đồng, bình quân đầu người đạt trên 10 triệu đồng, tương đương với 640 USD. Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm phải nhập khẩu 50 vạn - 1 triệu tấn lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 2005, nước ta đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, thứ 2 về cà phê, thứ 4 về cao su, thứ 2 về hạt điều, thứ nhất về hạt tiêu. Về cơ cấu ngành, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm dần, năm 1988 là 46,3%, năm 2005 còn 20,9%. Trong nội bộ ngành nông nghiệp cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng tỷ trọng các sản phẩm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Giá trị tạo ra trên một đơn vị diện tích ngày một tăng lên. Trong kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 5,5%/năm, giá trị tăng thêm bằng khoảng 3,89%/năm. Cơ cấu lao động có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm tỷ lệ lao động trong sản xuất thuần nông, tăng tỷ lệ lao động trong công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Năm 1990, lao động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 73,02% trong tổng số lao động xã hội, năm 2000 còn 56,8%. Giá trị tạo ra trên một đơn vị diện tích ngày một tăng lên. Trong kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 5,5%/năm, giá trị tăng thêm bằng khoảng 3,89%/năm. Năm 2008 là năm đầy khó khăn thiên tai,lũ lụt trong nước cùng với khó khăn bên ngoài tác động là khủng hoảng tài chính nhưng nghành nông nghiệp vẫn tăng trưởng 3,79% trở thành nghành kinh tế duy nhất trong cả nước có mức tăng trưởng cao hơn so với mức tăng của năm 2007 Thương mại nông lâm sản Việt nam cũng là lĩnh vực duy nhất của Việt nam xuất siêu trong năm 2008 VIệT NAM: Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu – 2008 Triệu USD 1 Dầu thô 10450 2 Dệt may 9108 3 Da giầy 4697 4 Hải sản 4562 5 Lúa gạo 2902 6 Đồ gỗ 2779 7 Điện tử, máy tính 2703 8 Cà phê 2022 9 Cao su 1597 10 Than đá 1444 11 Dây & cáp điện 1014 12 Khác 19622 Nhìn vào bảng trên ta thấy các sản phẩm nông,lâm,thủy sản chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng kim nghạch xuất khẩu của các mặt hang trên. Trong giai đoạn 5 năm từ 2006-2010 sự phát triển nghành nông,lâm,ngư nghiệp có những điểm đáng chú ý như sau: -Tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6,7%/năm, thấp hơn giai đoạn trước 0,6%.Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong GDP liên tục giảm, từ 35,4% năm 2005 xuống còn 27,9% năm 2010, ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 26,5% năm 2005 lên 34,2% năm 2010, dịch vụ giảm từ 38,1% năm 2005 xuống còn 37,9% năm 2010. -Cơ cấu ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản chiếm 6,5-7%.Cơ cấu nội ngành nông nghiệp chuyển biến rõ nét và đúng hướng, tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ tăng dần, từ 28,8% năm 2005 lên 34%; trồng trọt từ 71,2% năm 2005 giảm xuống 66%. - Sản xuất lương thực liên tục được mùa, trồng rừng kinh tế phát triển mạnh, kinh tế nông nghiệp nông thôn có bước chuyển biến mạnh mẽ. -Sản xuất nông nghiệp có bước phát triển tiến bộ khá toàn diện, đã phát huy có hiệu quả những lợi thế về đất đai, khí hậu để chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường tiêu thụ. Các vùng sản xuất hàng hóa như: lúa, ngô, chè, chuối, dứa… được hình thành khá rõ và bước đầu xây dựng các vùng sản xuất có hiệu quả như: cây thuốc lá, rau an toàn, hoa, cây ăn quả ôn đới. - Các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng rộng rãi vào sản xuất, đặc biệt là kỹ thuật giống, thâm canh, tăng vụ, trên 90% diện tích lúa, ngô, đậu tương, lạc được trồng giống mới có năng suất cao. Sản xuất tăng vụ được mở rộng đem lại hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu mùa vụ. Năng suất, sản lượng các loại cây trồng đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 228 nghìn tấn, bằng 114% KH. Giá trị sản xuất trên đơn vị canh tác đạt 33 triệu đồng, bằng 165% KH. -Chăn nuôi đại gia súc phát triển theo hướng hàng hoá; đàn trâu bình quân hằng năm tăng 5,57%, đàn bò 6,18%, đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi và bước đầu hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, theo hình thức trang trại, phương thức công nghiệp, sử dụng giống tốt, đảm bảo an toàn dịch bệnh, do vậy kết quả chăn nuôi tăng khá. Giá trị sản xuất tăng bình quân trên 11%/năm. -Ngành lâm nghiệp đã chuyển hướng mạnh từ lâm nghiệp nhà nước thuần tuý sang lâm nghiệp xã hội có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế; trồng rừng phòng hộ và rừng kinh tế được tích cực triển khai và đạt nhiều kết quả: Dự kiến đến hết năm 2010, toàn tỉnh trồng mới 4.774 ha rừng phòng hộ, đạt 119,4% KH; trồng 24.330 ha rừng kinh tế, đạt 152% KH. Độ che phủ rừng tăng từ 45% năm 2005 lên 49,5% năm 2010, vượt 1,5% so KH; giá trị sản xuất trên một ha rừng năm 2010 ước đạt trên 18 triệu đồng, gấp 1,5 lần so năm 2005. -Thủy sản phát triển mạnh, đã bước đầu khai thác có hiệu quả những ưu thế về mặt nước, khí hậu để nuôi trồng đa dạng; chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là trong khâu sản xuất giống nên bước đầu chủ động cung cấp giống tốt cho nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh; nhiều mô hình giống mới hiệu quả cao như cá nước lạnh; diện tích nuôi thâm canh quy mô ngày càng lớn, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng nhanh. Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha nuôi trồng thuỷ sản từ 18,1 triệu/ha năm 2005, lên 53,3 triệu/ha. Nông nghiệp nông thôn có bước phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển giao ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ, giảm sản xuất thuần nông, một số làng nghề truyền thống được khôi phục. Trang trại nông thôn phát triển khá ở quy mô vừa và nhỏ. Hợp tác xã được chuyển đổi, củng cố, sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là đường giao thông, thuỷ lợi, cấp điện, cấp nước, trường học, chợ…được chú ý đầu tư. Công tác phòng chống bão lũ, thiên tai và sắp xếp ổn định dân cư được đẩy mạnh. Hằng năm, đã cân đối, bố trí từ 65- 70% tổng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước địa phương để đầu tư cho vùng nông thôn, vùng cao. Vì vậy đến nay: 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 80% số xã có đường cho xe cơ giới đến tất cả các thôn bản; 87% số thôn bản có đường giao thông liên thôn; hệ thống thuỷ lợi đã đảm bảo nước tưới cho 85% diện tích ruộng; 100% số xã có trường, lớp học kiên cố tại trung tâm,65% thôn, bản có điểm trường kiên cố; 100% số xã có điện lưới quốc gia đến trung tâm xã với 77% hộ ở nông thôn được dùng điện; 100% số xã có trạm y tế xã; 74% số hộ được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; cơ bản xoá nhà tạm cho hộ nghèo tại khu vực nông thôn, trên 6.000 lao động vùng nông thôn được đào tạo nghề; sắp xếp ổn định dân cư được đẩy mạnh, đã bố trí, di chuyển gần 6.000 hộ dân về nơi ở mới Đã có trên 250 trang trại quy mô vừa và nhỏ tập trung chủ yếu ở huyện Bảo Thắng và Bát Xát, 190 HTX với gần 10.000 xã viên và 13.780 lao động; Nghị quyết Trung ương 7 khoá X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” được triển khai mạnh mẽ, đã thu được kết quả bước đầu. Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng đa dạng hoá ngành nghề và kinh tế trang trại. Đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, đặc biệt vùng nông thôn, vùng cao được cải thiện rõ rệt. Theo thông tin mới nhất của Vụ Kinh tế nông nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 24/10/2011 có một số vấn đề nổi lên trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp tháng 10 năm 2011 như sau: 1. Nông nghiệp 1.1. Trồng trọt Sản xuất nông nghiệp tháng 10 năm 2011 tập trung chủ yếu vào thu hoạch lúa mùa tại các địa phương phía Bắc; thu hoạch lúa hè thu, thu đông và gieo cấy lúa mùa tại các địa phương phía Nam. Lúa mùa: Tính đến ngày 15/10/2011, các địa phương phía Bắc thu hoạch được 434,5 nghìn ha lúa mùa, chiếm 35% diện tích gieo cấy và bằng 48,7% cùng kỳ năm trước. Vùng đồng bằng sông Hồng thu hoạch 188,1 nghìn ha, chiếm 32,5% diện tích gieo cấy và bằng 45,3% so cùng kỳ (Vĩnh Phúc đạt 100%, Hà Nội đạt 72,3%, Hải Dương 44,5%, Hải Phòng 13%, Thái Bình 19,5% so cùng kỳ). Tiến độ thu hoạch lúa năm nay chậm hơn so với cùng kỳ chủ yếu do gieo cấy vụ muộn hơn so vơi năm trước. Trong những ngày cuối tháng 9 và đầu tháng 10 do ảnh hưởng của cơn bão số 5, số 6 và không khí lạnh gây mưa đã làm cho nhiều diện tích trà lúa đầu sắp thu hoạch bị đổ ngã, rụng bông, người dân phải thu hoạch khi cây còn xanh; cây lúa trà cuối giảm khả năng đậu hạt, ngoài ra sâu bệnh cũng phát sinh trên các trà lúa, đặc biệt là sâu đục thân và rầy nâu gây ảnh hưởng, làm giảm năng suất thu hoạch. Theo đánh giá sơ bộ của các tỉnh, năng suất lúa mùa miền Bắc vẫn tăng nhẹ so cùng kỳ năm 2010 do các địa phương đã chủ động bơm tiêu úng kịp thời nhằm giảm thiệt hại đến mức tối thiểu. Tính đến trung tuần tháng 10, các địa phương phía Nam gieo cấy được 497,8 nghìn ha lúa mùa, bằng 69,4% so với cùng kỳ, chủ yếu do thu hoạch vụ hè thu năm nay muộn hơn năm 2010 và mưa nhiều. Trước tình hình trên, một số tỉnh chỉ đạo những diện tích thu hoạch hè thu chậm hoặc tại các vùng trũng, thấp hay ngập lụt không gieo cấy vụ mùa để tránh ngập úng hư hại và chuyển sang trồng đông xuân sớm. Lúa hè thu + thu đông: Tính đến 15 tháng 10, cả nước đã thu hoạch 2145,4 nghìn ha lúa hè thu và thu đông, chiếm 81,3 diện tích xuống giống. Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch được khoảng 86% diện tích lúa hè thu và thu đông, trong đó lúa thu đông thu hoạch 46% diện tích xuống giống (Đồng Tháp 77%, Vĩnh Long 75%, Cần Thơ 97%, An Giang 5% diện tích lúa thu đông). Nước lũ tại Vùng này lên cao nhất trong 10 năm gần đây, làm ngập và hư hại nhiều diện tích lúa, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng (Đồng Tháp khả năng mất trên 10 nghìn tấn lúa thu đông). Lúa hè thu chính vụ ở các vùng khác đã cơ bản thu hoạch xong, ước tính diện tích, năng suất và sản lượng đều tăng ở tất cả các vùng. Cây hàng năm khác: Cùng với việc thu hoạch lúa mùa, các tỉnh miền Bắc bắt tay vào sản xuất vụ đông nhưng do nhiều diện tích lúa mùa chưa thu hoạch và mưa nhiều nên tiến độ gieo trồng một số cây vụ đông năm nay giảm rõ rệt so với năm trước. Tính đến ngày 15/10, diện tích gieo trồng ngô cả nước đạt 124,2 nghìn ha, bằng 80,2%; khoai lang đạt 15,6 nghìn ha, bằng 50,8%; rau đậu đạt 59,7 nghìn ha bằng 80,6%; đậu tương đạt 25,7 nghìn ha, bằng 1/3 cùng kỳ năm trước. Thiệt hại do mưa lũ: Mưa lũ lớn xảy ra liên tiếp trong tháng qua đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt tại các tỉnh: Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Lâm Đồng, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang. Theo ước tính ban đầu, có gần 42 nghìn ha lúa mùa, hè thu, thu đông và rau màu bị ảnh hưởng, trong đó gần 20 nghìn ha bị mất trắng: QuảngNinh mất trắng 3900 ha lúa và rau màu; Hà Tĩnh có 3851 ha lúa hè thu bị ngập úng, trong đó 460 ha mất trắng; Bình Thuận có khoảng 415 ha thanh long, 280 ha lúa và 100 ha hoa màu khác bị ngập nước, 1.100 ha lúa mới trồng bị hỏng phải gieo sạ lại; Mưa kéo theo lũ quét cũng làm hỏng gần 6400 ha rau màu của tỉnh Lâm Đồng, Riêng tại vùng lúa trọng điểm ĐBSCL, đã có hơn 8000 ha lúa thu đông bị mất trắng trong tổng số 15000 ha lúa và rau màu bị ngập úng do lũ lớn; Mưa lũ tại vùng này cũng làm ngập nhiều diện tích cây ăn trái, chủ yếu tại 2 tỉnh đầu nguồn là Đồng Tháp và An Giang: Tại Đồng Tháp có 2.085 ha lúa thu đông bị mất trắng, 933 ha hoa màu bị ngập nặng (mất trắng 28 ha); 3.418 ha vườn cây ăn trái bị ngập (trong đó có 1.011 ha bị thiệt hại 100%). Tại An giang: Do lũ dâng cao cộng với cơn bão số 5 đã làm ngập nhiều tuyến đê bao với tổng chiều dài hơn 450km và vỡ một số tuyến đê tổng chiều dài vỡ 322m. Đến thời điểm này, có khỏang 66 ngàn ha lúa bị đe dọa, 671 ha lúa bị ngập; 4.251ha lúa bị mất trắng; diện tích bị gặt ép là 37 ha; diện tích hoa màu bị ngập là 15ha; diện tích mất trắng là 287 ha. Hiện nay tình hình mưa lũ hiện nay còn diễn biến phức tạp, do vậy thiệt hại về sản xuất nông nghiệp sẽ tiếp tục tăng. 1.2. Chăn nuôi -Chăn nuôi trâu, bò phát triển ổn định và không có biến động lớn do dịch bệnh đã được khống chế. Ước tính đàn trâu xấp xỉ cùng kỳ, đàn bò giảm nhẹ do đồng cỏ bị thu hẹp. -Chăn nuôi lợn: Trong tháng dịch lợn tai xanh vẫn còn xuất hiện ở một vài điểm nhưng không bùng phát, lây lan rộng. Trong thời gian qua người nuôi lợn đã tập trung đầu tư tái đàn nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của thị trường những tháng cuối năm nên đàn lợn của cả nước có chiều hướng tăng, phát triển ở quy mô gia trại, trang trại với số lượng đầu con lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, thời gian gần đây giá thịt lợn trên thị trường giảm khá mạnh trong khi các chi phí đầu vào vẫn ở mức cao đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của người chăn nuôi lợn, ước tính đàn lợn đạt 97 - 98% so cùng kỳ nhưng tăng khoảng 2-3% so tháng trước . -Chăn nuôi gia cầm: Đàn gia cầm cả nước phát triển tương đối tốt và tiếp tục tăng do dịch bệnh đã được khống chế nhưng vẫn còn nhiều khó khăn do giá thịt gia cầm giảm mạnh. Hiện tại, giá gia cầm trên thị trường miền Bắc đã tụt xuống mức rất thấp, có nơi chỉ còn 27-28 nghìn đồng/kg , ảnh hưởng đến việc tiếp tục mở rộng đàn, ước tính đàn gia cầm tăng khoảng từ 7-8% so cùng kỳ. 2. Lâm nghiệp Trong tháng, điều kiện thời tiết cả nước có mưa trên diện rộng nên thuận lợi cho công tác lâm sinh, diện tích rừng mới trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Đến nay cơ bản các tỉnh, thành phố phía Bắc đã hoàn thành công tác trồng rừng 2011, các địa phương thuộc Trung và Nam Bộ đang tiếp tục trồng rừng chính vụ. Tuy nhiên trong kỳ nhiều địa phương thuộc khu vực Trung và Nam Bộ có mưa lớn gây ngập lụt đã ảnh hưởng đến sản xuất lâm nghiệp, do mưa lũ nên tiến độ trồng rừng chậm hơn so cùng kỳ năm 2010. Tổng hợp kết quả sản xuất tháng 10 đạt được như sau: Diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 5,5 nghìn ha; số cây lâm nghiệp trồng phân tán ước tính 6,85 triệu cây, tăng 0,7%; sản lượng củi khai thác 2,62 triệu ste, tăng 0,8%; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 432 nghìn m3, tăng 6,4%. Tính chung 10 tháng đầu năm 2011, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 157 nghìn ha, so cùng kỳ năm 2010 chỉ bằng 83,1%; số cây lâm nghiệp trồng phân tán ước đạt 170,5 triệu cây, tăng 0,3%; Sản lượng gỗ khai thác ước đạt 3.530 nghìn m3, tăng 12,2%. Sản lượng củi khai thác 24,3 triệu ste, tăng 2,1%. Tình hình thiệt hại rừng: Do đang trong mùa mưa lũ nên ít xảy ra cháy rừng, tình hình chặt phá rừng làm nương rẫy cũng hạn chế nhiều so các tháng trước. Trong kỳ chỉ xảy ra 9 vụ cháy rừng, diện tích bị cháy 11 ha; số vụ chặt phá rừng là 42 vụ, diện tích bị phá 9 ha chủ yếu tại các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc. Tính chung 10 tháng đầu năm diện tích rừng bị thiệt hại 2.017 ha, chỉ bằng 25,9% so cùng kỳ năm 2010, trong đó: Diện tích rừng bị cháy 994 ha, bằng 14,8%, diện tích rừng bị phá 1.023 ha bằng 96,7%. 3. Thuỷ sản Sản lượng thuỷ sản sản xuất ước đạt 467,2 nghìn tấn, tăng 4,4%, trong đó cá đạt 342 nghìn tấn, tăng 4,3%; tôm đạt 70 nghìn tấn, tăng 4,9%. 3.1 Nuôi trồng thuỷ sản Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 249,5 nghìn tấn, tăng 4,2% so cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng cá đạt 187 nghìn tấn, tăng 3,3%; sản lượng tôm đạt 47 nghìn tấn, tăng 4,4%, sản lượng thủy sản khác đạt 16 nghìn tấn, tăng 15%. Sản xuất cá tra tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất qui mô lớn, các địa phương đang đẩy mạnh việc triển khai và mở rộng diện tích nuôi theo các tiêu chuẩn Global GAP, SQF, BMP, GAP nhằm hướng đến tạo nguồn hàng đảm bảo an toàn, vệ sinh và chất lượng phục vụ nhu cầu xuất khẩu từng bước nâng cáo giá trị hàng hóa nông sản chế biến trên thị trường thế giới. Tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích thả nuôi cá tra hiện nay chủ yếu là của các Công ty xây dựng vùng nuôi tập trung nhằm ổn định nguồn nguyên liệu cho nhà máy chế biến chiếm khoảng 75% diện tích nuôi cá tra công nghiệp. Nhu cầu tiêu dùng thủy sản thay thế các mặt hàng thực phẩm khác tăng lên cả trên thị trường trong nước và thế giới làm cho giá cá tra tăng nhẹ trở lại với mức giá từ 21-24 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, với mức giá này các hộ nuôi vẫn không có lãi. Nuôi nuôi tôm sú còn gặp khó khăn trên các diện tích trước đây bị dịch bệnh nuôi thả lại do mưa nhiều làm thay đổi môi trường cùng với nguồn nước còn lẫn mầm bệnh chưa được xử lý hết từ trươc đó, điển hình tại Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến tre: Nếu trước đây, tôm thả 30- 40 ngày mới có hiện tượng bị chết chết thì hiện này xuất hiện tình trang tôm bị chết sơm và có trường hợp tôm mới thả 6- 7 ngày đã bị chết. Tuy nhiên trên các diện tích nuôi thân thiện với môi trường như nuôi kết hợp với cá, lúa, nuôi tỉa thưa thả bù cho sản lượng thu hoạch khá và ổn định, trong đó Cà Mau thu được 9 nghìn tấn, tăng 12%; Trà Vinh 8 nghìn tấn, tăng 12,4%; Kiên Giang 1,5 nghìn tấn Tăng 40%. Ngoài ra, sản lượng tôm thẻ chân trắng tiếp tục tăng nhanh ở nhiều địa phương do năng suất cao, chu kỳ nuôi ngắn nên diện tích được mở rộng. 3.2. Khai thác thuỷ sản Sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 218 nghìn tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khai thác biển đạt 198 nghìn tấn, tăng 5,3%. Thời tiết biển mặc dù có bão nhưng ảnh hưởng không nhiều đến khai thác thủy sản so với cùng kỳ năm trước; bước vào vụ cá Nam, các luồng cá nục, cá cơm khá dày rất thuận lợi cho ngư dân đánh bắt tại khu vực biển miền Trung, thêm vào đó các địa phương đang đẩy mạnh thực hiện Quyết định 48/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ cho tàu có công suất lớn khai thác trên các vùng biển xa nên phần lớn các tàu đi đánh bắt đều đạt sản lượng khá [...]... tài nguyên (đất đai, lao động và ngu n vốn), nâng cao thu nhập trên một đơn vị ha đất canh tác, trên một ngày công lao động; cải thiện đời sống của nông dân - Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, nâng cao đời sống vật chất tinh thần dân cư nông thôn, xã hội nông thôn ổn định (2) Xây dựng đề án sử dụng hợp lý tài nguyên... nông nghiệp và nông thôn: - Xây dựng và thực hiện chương trình nâng cao năng suất sử dụng đất, sử dụng hợp lý ngu n tài nguyên nước; áp dụng hệ thống sản xuất nông lâm kết hợp; nông lâm ngư kết hợp phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, nhằm sử dụng hợp lý và có hiệu quả ngu n tài nguyên đất, nước, khí hậu - Xây dựng chương trình đưa nhanh tiến bộ khoa học và kỹ thuât và nông nghiệp; nhất là... chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn - Xây dựng chương trình đưa nhanh tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào nông nghiệp; nhất là chương trình giống Xây dựng và mở rộng mô hình sản xuất hàng hoá vùng núi khó khăn - Điều chỉnh, bổ sung cập nhật quy hoạch phát triển nông, lâm ,ngư nghiệp trong từng vùng kinh tế và liên vùng theo hướng phát triển bền vững gắn sản xuất với thị trường, gắn vùng nguyên liệu với... ngày càng chuyển sang hoạt động nhiều hơn trong các nghành công nghiệp,dịch vụ Là 1 bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế nước nhà,Nghành công,nông,ngư nghiệp cũng được quan tâm.Cụ thể trong kế hoach 5 năm Đảng và Nhà nước ta có đưa ra mục tiêu và phương hướng cho sự phát triển kinh tế,trong đó: -Đưa ra mục tiêu GDP bình quân 5 năm 2011-2015 tăng 7,5%-8%/năm Cơ cấu GDP năm 2015:nông,lâm,ngư nghiệp... lũ tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên - Người chết: 14 người (tăng 04 người so với báo cáo nhanh ngày 19/10, Bình Định: 02, Đà Nẵng: 01, Kon Tum: 01); Người mất tích: 05 người; Người bị thương: 16 người - Nhà bị ngập: 65.754 căn - Lúa bị ngập: 3.146 ha; Hoa màu bị ngập, hư hại: 15.733 ha; - Số hộ phải di dời: 7.395 hộ Hiện tại, nước lũ tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã rút * Lũ tại đồng bằng... thủy sản Đẩy mạnh khai thác hải sản xa bờ, giảm cường lực khai thác ven bờ nhằm gia tăng hiệu quả đánh bắt, bảo vệ ngu n lợi thủy sản, đảm bảo an ninh, trật tự trên biển Để nghành nông, lâm, ngư nghiệp ở Việt nam ngày càng phát triển giữ vững vị trí cao trong kim nghạch xuất khẩu trong nền kinh tế và trên toàn thế giới cần có sự nỗ lực của toàn Đảng toàn dân.Cần chú trọng phát triển công nghiệp chế biến... các thành phần tham gia - Xây dựng đề án phát triển đa dạng ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn; đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo việc làm phi nông nghiệp, tăng thời gian lao động và cơ cấu lại ngu n lao động ở nông thôn (4) Xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn chất lượng cho một số sản phẩm thủy sản chủ lực phục vụ xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu của các nước nhập khẩu là điều kiện tiên quyết để các... vườn cây ăn trái, vùng nuôi thủy sản và phục vụ sinh hoạt cho nhân dân (3) Xây dựng và thực hiện chương trình phát triển thị trường nông thôn, tăng khả năng tiêu thụ nông sản kết hợp với việc phát triển ngu n nhân lực phục vụ phát triển sản xuất - Thúc đẩy và phát triển mối liên kết giữa các chủ thể trong các kênh sản xuất và lưu thông sản phẩm, tạo mới và ổn định các kênh thị trường nhằm tối đa hóa lợi . hòa mình vào dòng chảy chung của kinh tế và chính trị thế giới. Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách Đổi Mới (cải cách kinh tế), hướng tới một nền kinh tế thị trường. Trong môi trường. Xây dựng đề án sử dụng hợp lý tài nguyên nông nghiệp và nông thôn: - Xây dựng và thực hiện chương trình nâng cao năng suất sử dụng đất, sử dụng hợp lý ngu n tài nguyên nước; áp dụng hệ thống sản. trên thế giới đang thể hiện rõ sự quan tâm chưa từng có đối với Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam vẫn chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp. Khu vực đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc và đồng bằng sông