1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

so sánh ngân sách việt nam

17 442 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

ngân sách nhà nước, so sánh chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên qua đó nhận xét các khoản chi, giúp cho việc sử dụng chi tiêu trong một nước được hợp lý và tiết kiệm hơn. việc so sánh giúp co người đọc phân biệt từng khoản chi, và giúp nhà nước phân phối một cách đồng đều

1 PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI TS. Vũ Sỹ Cường 1 1. Dẫn nhập Phân cấp quản lý ngân sách giữa các cấp chính quyền là nội dung cốt lõi trong phân cấp quản lý của nhà nước và đang trở thành chủ đề được quan tâm hiện nay trong cải cách hoạt động của khu vực công ở đa số các nước trên thế giới. Luật ngân sách của các nước đều có quy định cách thức phân chia nhiệm vụ, quyền hạn về ngân sách giữa các cấp chính quyền trong bộ máy nhà nước. Nghiên cứu về vai trò của phân cấp tới sự phát triển của địa phương Stigler (1957) nhận xét : “một Chính phủ hoạt động tốt nhất khi nó ở gần dân”. Trong một cuốn sách nổi tiếng về phân cấp Oates (1972) cho rằng: “Hàng hóa công nên do cấp chính quyền đại diện tốt nhất cho vùng/địa phương hưởng lợi cung cấp”. Phân cấp quản lý ngân sách không những tạo ra nguồn lực tài chính mang tính độc lập tương đối để mỗi cấp chính quyền chủ động thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình, mà còn là động lực khuyến khích mỗi cấp chính quyền và dân cư ở địa phương tích cực khai thác các tiềm năng của mình để phát triển địa phương. Trong Báo cáo của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) về cải cách quản trị hành chính công nêu rõ: “Chừng nào chúng ta không đảm bảo rằng các khoản chi cho những mục đích của chính quyền địa phương phù hợp với nhu cầu và mong muốn của nhân dân địa phương, trao cho họ quyền hạn thoả đáng và phân bổ cho họ nguồn tài chính thích hợp thì chúng ta sẽ không bao giờ có thể khơi dậy sự quan tâm và phát huy được sáng kiến của người dân địa phương” 2 . Xu hướng phân cấp quản lý trong đó có phân cấp quản lý ngân sách đã và đang được thực hiện rộng khắp ở các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, quá trình thực hiện phân cấp trong quản lý ngân sách đã được thực hiện từ nhiều năm trước đây và đã được luật hóa lần đầu trong Luật Ngân sách nhà nước 1996 và được bổ sung hoàn thiện gần đây nhất trong Luật Ngân sách 2002 (được áp dụng từ năm 2004). Việt Nam cũng đã ban hành nhiều quy định dưới luật nhằm cụ thể hóa các chủ trương chính sách về phân cấp quản lý ngân sách. Bài viết này có mục đích nhìn lại một cách khái quát tình hình 1 Khoa Tài chính công, Học viện Tài chính. Email: vscuong@gmail.com 2 To Serve and To Preserve: Improving Public Administration in a Competitive World (2000) – ADB 2 thực hiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước (NSNN) trong những năm gần đây và đưa ra một số gợi ý cải cách trong giai đoạn sắp tới. 2. Tổng quan về tình hình phân cấp quản lý ngân sách ở Việt Nam Lịch sử phân cấp trong quản lý nhà nước của Việt Nam bắt nguồn từ thời phong kiến tuy có mức độ phân cấp có sự khác nhau qua khác thời kỳ. Trong giai đoạn phát triển từ 1954 đến 1986 về nguyên tắc thì hệ thống quản lý nhà nước của Việt Nam mang tính tập trung cao độ để phù hợp với bối cảnh lịch sử. Song ngay trong giai đoạn này cũng đã có sự tồn tại của phân cấp quản lý ngân sách phi chính thức ở mức độ hạn chế. Giai đoạn từ sau Đổi mới kinh tế đến nay, chủ trương phân cấp quản lý nói chung và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước nói riêng đã và đang được thực hiện mạnh mẽ. Phân cấp về quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam thực hiện theo nguyên tắc: quyền quyết định của Trung ương và quyền chủ động của các địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ ngân sách. Sau khi ban hành luật Ngân sách 1996 và nhất là luật Ngân sách 2002 các địa phương ngày càng được quyền tự chủ cao hơn và được giao quyền quyết định trong một số nhiệm vụ liên quan đến ngân sách. Phân cấp quản lý ngân sách hiện nay gồm có phân cấp nhiệm vụ thu và chi NSNN. Các cấp ngân sách của Việt Nam được thiết kế theo mô hình Búp bê Nga, ngân sách cấp trên bao hàm ngân sách các cấp dưới. Ngân sách nhà nước được chia thành ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. 2.1 Về phân cấp thu ngân sách giữa trung ương và địa phương. Các khoản thu NSNN được chia thành các nhóm: (i) các khoản thu ngân sách TW hưởng 100%; (ii) các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa NSTW và NSĐP; (iii) các khoản thu được phân cấp cho NSDP 100%. Cụ thể : (i) Các khoản thu ngân sách Trung ương hưởng 100% như : thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá nhập khẩu; thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành; các khoản thuế và thu khác từ dầu, khí theo quy định của Chính phủ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; (ii) Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương như: thuế giá trị gia tăng 3 ; thuế thu nhập doanh nghiệp 4 ; 3 Không kể thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu 4 Không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành 3 thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài 5 ; thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hoá, dịch vụ trong nước; thuế bảo vệ môi trường. Tỷ lệ phân chia NSTW và địa phương được giữ cố định trong giai đoạn từ 3-5 năm với mục tiêu giúp chính quyền địa phương có sự ổn định trong thực hiện nhiệm vụ ngân sách của mình. (iii) Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%: Thuế nhà, đất; Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ dầu, khí; Thuế môn bài; Thuế sử dụng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp; Tiền sử dụng đất; Tiền cho thuê đất; Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; Lệ phí trước bạ; Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Ngân sách địa phương cũng được nhận một khoản thu quan trọng là thu từ chuyển giao ngân sách Trung ương cho địa phương gồm bổ sung cân đối ngân sách (với những địa phương chưa thể tự cân đối ngân sách) và bổ sung có mục tiêu. Hình 1: Thu ngân sách Trung ương và địa phương 0,0 20,0 40,0 60,0 80,0 100,0 120,0 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 % Năm Tỷ lệ thu NSTW theo phân cấp Tỷ lệ thu NSĐP theo phân cấp Tỷ lệ bổ sung từ TW trong NSDP (Nguồn: Bộ Tài chính) Có thể thấy rõ là tỷ lệ thu ngân sách địa phương trong tổng ngân sách nhà nước tăng mạnh kể từ sau khi áp dụng luật ngân sách 2002. Nếu không tính thu NSNN từ dầu thô thì thu ngân sách địa phương chiếm trung bình hơn 44 % tổng thu NSNN ở Việt Nam giai đoạn 2004-2008. Tỷ lệ bổ sung từ NSTW cho địa phương có xu hướng giảm mạnh, chỉ còn 34,1 % cho giai đoạn 2005-2010. So sánh quốc tế cho thấy tỷ lệ 5 Không kể thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài từ lĩnh vực dầu, khí 4 thu NSDP trong GDP quốc gia của Việt Nam đạt 9,9 % giai đoạn này, cao hơn mức trung bình của các nước đang phát triển. Tỷ lệ chuyển giao ngân sách từ Trung ương cho địa phương của Việt Nam cũng cao hơn mức trung bình của nhóm các nước đang chuyển đổi Đông Âu và Liên xô cũ song thấp hơn mức trung bình của các nước đang phát triển (xem bảng 1). Bảng 1: Thu ngân sách địa phương của các nước đang phát triển và đang chuyển đổi (giai đoạn 1997-2003). Nhóm các nư ớc đang chuyển đổi Nhóm các nư ớc đang phát triển Trung bình Cao nhất Thấp nhất Trung bình Cao nhất Thấp nhất 1 . Ngu ồn thu NS của chính quyền địa phương % GDP 7,9 17,3 2,9 5,3 12,5 0,5 % tổng thu ngân sách khu vực công 18,4 36 5,6 16,6 39,8 2,2 2. Chuy ển giao ngân sách cho địa phương % nguồn thu NS chính quyền địa phương 24 50,4 4,1 42,2 80,8 5 3. T ự chủ của địa ph ương Tự chủ về nguồn thu 55,1 91 29,1 40,1 76,5 7,6 Tự chủ về chi tiêu 74 96,2 49,6 58 95 23,4 (Nguồn: Ngân hàng thế giới) 2.2. Về phân cấp chi ngân sách nhà nước Hiện nay phân cấp chi NSNN giữa Trung ương và địa phương được thực hiện theo nguyên tắc: 5 i) Ngân sách Trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia và hỗ trợ những địa phương chưa cân đối được thu, chi ngân sách. Ngân sách Trung ương chi trả cho các chương trình, dự án quốc gia, liên tỉnh, các dịch vụ công cộng có vai trò quan trọng với quốc gia như giáo dục đại học, các bệnh viện quốc gia, quốc phòng, an ninh quốc gia… ii) Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn. Ngân sách địa phương có trách nhiệm với dịch vụ công theo phân cấp mà vùng hưởng lợi nằm trong biên giới của họ. iii) Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp. Có thể thấy rằng nếu xét tỷ lệ chi NSĐP trong tổng chi NSNN thì Việt Nam đang thực hiện phân cấp khá mạnh (xem hình 2). Tỷ lệ chi tiêu của ngân sách địa phương trong tổng chi ngân sách nhà nước tăng từ 37,9% giai đoạn 1996-2000 lên 47,2% năm 2008 và chiếm hơn 50 % tổng chi NSNN năm 2009-2010. Hình 2: Tỷ lệ chi NSĐP và NSTW trong tổng chi NSNN 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00 Tỷ lệ % tổng chi cân đối NSNN Năm Tỷ lệ chi NSĐP Tỷ lệ chi NSTW (Nguồn: Bộ Tài Chính) So sánh quốc tế cho thấy Việt Nam có tỷ lệ chi NSĐP trong tổng chi NSNN cao hơn mức trung bình nhiều quốc gia, cao hơn ngay cả so với mức trung bình của nhóm các nước công nghiệp phát triển (OECD) 6 Hình 3: So sánh tỷ lệ chi NSĐP của Việt Nam với một số nước 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 Tỷ lệ chi NSĐP trong tổng chi NSNN Tỷ lệ chi tiêu NSDP trong tổng NSNN Trung bình OECD Trung bình các nước ĐPT (Nguồn, A. Shah, 2006 và Bộ Tài chính, 2008) 3. Đánh giá về thực trạng phân cấp quản lý ngân sách Những nghiên cứu đánh giá về thực trạng phân cấp ngân sách nhà nước ở Việt Nam không nhiều gồm: Ngân hàng thế giới (1996, 2000, 2005); Martinez – Vazquez và Mc Lure (1998, 2004); Rao. G và cộng sự (1998); Vũ Sỹ Cường (2008); Nguyễn P. Lân (2008), Nguyễn T.Minh và cộng sự (2009), Vũ T.T Anh và cộng sự (2007), và một số bài viết khác được trình bày trong các hội thảo chuyên ngành. Tổng hợp những kết quả nghiên cứu này và qua phân tích đánh giá tình hình phân cấp quản lý ngân sách hiện nay có thể rút ra một số nhận xét sau: 3.1 Những kết quả đạt được của phân cấp quản lý ngân sách Một là, phân cấp ngân sách đã tăng tính chủ động, tích cực của các địa phương. Việc phân cấp theo hướng tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương giúp các cấp chính quyền địa phương phát huy cao độ tính tự chủ trong quản lý ngân sách của cấp mình, tích cực thực hiện các biện pháp khai thác, huy động nguồn thu, chủ động cân đối để điều hành thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương; nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách địa phương. Đặc biệt đối với chính quyền cấp xã, việc điều tiết các nguồn thu theo Luật cùng với ổn định tỷ lệ phân chia và số bổ sung cân đối trong thời kỳ ổn định đã tạo nguồn thu ngân sách phường - xã, giúp các phường - xã từng bước thật sự là một cấp ngân sách. Quy định về phân cấp cũng góp phần lập lại trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực tài chính; chấm dứt tình trạng các cấp huyện, xã quy định nhiều khoản thu trái với pháp luật. 7 Hai là, phân cấp quản lý ngân sách có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế địa phương và xóa đói giảm nghèo. Nghiên cứu của Vũ S.C(2008) chứng minh rằng chính sách phân cấp nguồn thu NSNN có tác dụng khuyến khích các tỉnh đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội địa phương. Tuy nhiên tác động của chính sách này tới kinh tế địa phương là rất nhỏ so với các yếu tố khác. Nghiên cứu của Rao G. và cộng sự (1998), Ngân hàng thế giới (1996, 2005) cho thấy phân cấp ngân sách có ảnh hưởng tích cực tới quá trình xóa đói giảm nghèo. Ba là, phân cấp quản lý ngân sách là cơ sở để từng bước tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của chính quyền các cấp trong thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến NSNN. 3.2 Những bất cập hạn chế trong phân cấp quản lý ngân sách Thứ nhất, cơ cấu ngân sách mang tính thứ bậc cao và tính lồng ghép của ngân sách cấp dưới vào ngân sách cấp trên. Mô hình này tạo điều kiện quản lý tập trung của cấp trên đối với các cấp dưới, nhưng nó cũng hạn chế tính độc lập của các cấp ngân sách bên dưới, và quan trọng hơn cả là nó tạo sự phức tạp trong quản lý ngân sách và sự thiếu phân định trách nhiệm rõ ràng. Cấp ngân sách bên dưới vừa phải phụ thuộc vào cấp ngân sách bên trên, vừa không chịu trách nhiệm đến cùng với các hoạt động của mình trong hệ thống ngân sách lồng ghép, trong khi đó cấp ngân sách bên trên cũng không thể quản lý được chặt chẽ ngân sách bên dưới và cũng không phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về các sai lầm của cấp dưới. Điều này dẫn đến sự không rõ ràng minh bạch trong quản lý ngân sách, khi có những sai sót rất khó tìm ra người chịu trách nhiệm cụ thể. Thứ hai, trên thực tế, chính quyền địa phương mới chỉ được tăng quyền về tổ chức thực thi ngân sách, còn thẩm quyền quyết định vẫn thuộc về Trung ương. Xét về bản chất, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước bao gồm sự phân chia 2 loại quyền: quyền quyết định và quyền tổ chức thực thi. Trên thực tế, ở Việt Nam mới chỉ thực hiện phân cấp về quyền tổ chức thực thi ngân sách, còn quyền được đưa ra những quyết định ngân sách vẫn thuộc về Trung ương. Chính quyền địa phương chỉ được quyền quyết định đối với một số loại phí, lệ phí nhỏ mà Trung ương quy định khung hoặc mang tính địa phương đặc thù. Nguyên tắc trên tạo điều kiện quản lý tập trung thống nhất cao, bảo đảm sự bình đẳng về chính sách thuế giữa các địa phương, nhưng không khuyến khích được các địa phương khai thác lợi thế của mình và chủ động nuôi dưỡng, phát triển các nguồn thu tiềm năng của địa phương. Nói cách khác là quyền tự chủ trong quyết định các khoản thu ngân sách của địa phương là hết sức hạn chế. Mặc dù hiện nay có quy định thưởng khi địa phương có thu vượt dự toán song chủ yếu vẫn là cơ chế xin cho mà không có những quy định rõ ràng, cụ thể. 8 Phân tích số liệu thu NSNN trên địa bàn tỉnh và chi NSĐP bình quân đầu người năm 2010 cho thấy mặc dù các tỉnh có thu NSNN cao thì chi NSĐP bình quân cũng cao hơn song quan hệ giữa 2 biến số này là không rõ rệt vì chi NSĐP còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác. Điều này cho thấy chính sách phân cấp hiện chưa thực sự khuyến khích địa phương nuôi dưỡng nguồn thu. Hình 4: Quan hệ giữa thu NSNN trên địa bàn và chi NSĐP (2010) y = 1638,9ln(x) - 8144,2 R² = 0,2609 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 0 10000 20000 30000 Chi NSNN trên đa bàn BQ Thu NSNN trên đa bàn BQ Quan h thu chi NSNN Log. (Quan h thu chi NSNN) (Tính toán từ số liệu BTC) Vì các sắc thuế đều do Trung ương quyết định cả về thuế suất, cơ sở tính thuế nên không gian cho việc thực hiện sự tự chủ của địa phương là hết sức hạn chế. Do vậy, các địa phương buộc phải tìm kiếm tăng nguồn thu qua việc tăng thu từ đất đai – một loại nguồn thu được phân cấp hoàn toàn cho địa phương. Hình 5 : Tỷ lệ thu NSNN từ đất đai so với tổng chi NSNN địa phương (2009) 26,59 1,77 0,00 5,00 10,00 15,00 20,00 25,00 30,00 Hà Ni Hưng Yên Ninh Bình Bc Kn Yên Bái Bc Giang Lai Châu Hà Tĩnh Qung Nam Khánh Hoà Đc nông TP. H Chí Minh Bình Dương Bà Ra - Vũng Tàu Tin Giang Cần Thơ Bc Liêu Tỷ lệ thu đất đai/Chi NSDP Tỷ lệ thu đất đai/Chi NSDP (Nguồn: Vũ Sỹ Cường (2011) 9 Sự phụ thuộc rất lớn vào thu từ giao quyền sử dụng đất là nguồn thu chỉ phát sinh một lần dẫn đến vấn đề là thu NSNN từ đất đai sẽ không thể đáp ứng các yêu cầu dài hạn ở địa phương . Nguồn thu đất đai lớn còn làm các địa phương có nguy cơ rơi vào tình trạng “ căn bệnh Hà lan”. Hơn nữa đây là nguồn thu không ổn định phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường bất động sản Thứ ba, tương quan giữa nguồn thu được giữ lại và nhiệm vụ chi của các cấp chính quyền địa phương chưa tương xứng. Mặc dù tỷ trọng chi của ngân sách địa phương trong tổng chi ngân sách nhà nước đã tăng lên đáng kể, song phần chi đó phần lớn lại được trang trải từ nguồn bổ sung của ngân sách Trung ương. Số tỉnh tự cân đối được ngân sách từ nguồn thu được giữ lại cho tỉnh giảm từ 15 tỉnh năm 2005 xuống còn 11 tỉnh năm 2010. Các tỉnh còn lại đều phải trông chờ vào số bổ sung của ngân sách Trung ương. Vấn đề công bằng theo chiều ngang hiện chưa được giải quyết tốt khi phân chia nguồn thu NSNN giữa các địa phương. Nhiệm vụ chi của chính quyền cấp xã tăng lên đáng kể nhưng nhiều xã nguồn thu ngân sách theo phân cấp không đủ nên buộc phải huy động các khoản đóng góp của người dân gây bức xúc cho xã hội. Ngược lại nhiều xã, phường ở các thành phố lớn lại có thừa nguồn thu do quy định hưởng tối thiểu 70 % của 5 khoản thu (chủ yếu là thu từ nhà, đất). Phân cấp chi ngân sách chưa gắn liền với việc cung cấp các dịch vụ công cộng ở địa phương mà chủ yếu vẫn được phân bổ dựa trên những định mức cũ, không còn phù hợp. Hình 6 Quan hệ giữa chi NSĐP và cung cấp dịch vụ công : giáo dục mầm non Năm 2003 10 Năm 2009 Hình 6 cho thấy quan hệ giữa tổng chi tiêu NSĐP và số lớp mẫu giáo bình quân đầu người là ngược chiều. Phân tích quan hệ giữa chi tiêu NSĐP và dịch vụ y tế địa phương cho kết quả tương tự. Các địa phương dường như tập trung chi tiêu của mình vào các nhiệm vụ kinh tế hơn là việc cung cấp các dịch vụ công cơ bản. Xu hướng bất công bằng trong chi tiêu cho giáo dục và y tế giữa các tỉnh cũng đã được nghiên cứu của Nguyễn T.Minh (2009) chỉ ra. Sự áp dụng Luật NSNN 2002 dường như không giải quyết được vấn đề này mà còn làm nó trầm trọng thêm. Luật Ngân sách nhà nước qui định không được dùng ngân sách của cấp này để chi nhiệm vụ của cấp khác, trừ trường hợp đặc biệt theo qui định của Chính phủ. Tuy nhiên trong thực tế, hầu hết các địa phương còn phải hỗ trợ thêm kinh phí cho các cơ quan trung ương ở địa phương (cơ quan tư pháp, công an, quân đội…) để thực hiện nhiệm vụ chung trên địa bàn. Việc hỗ trợ không được qui định cụ thể dẫn đến giữa các địa phương hỗ trợ cho đối tượng không thống nhất và gây áp lực về ngân sách của địa phương, nhất là đối với những tỉnh còn phải nhận hỗ trợ của ngân sách Trung ương. Mặt khác khó khăn trong việc kiểm tra, kiểm soát và kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm toán trong công tác quản lý sử dụng kinh phí này. Thứ tư, việc giao nhiều quyền cho cấp tỉnh đồng thời làm hạn chế tính tự chủ của ngân sách cấp dưới. Cách làm này có ưu điểm là tăng quyền quyết định và sự chủ động cho cấp tỉnh tuỳ thuộc vào điều kiện đặc thù của từng địa phương. Nhưng trên thực tế, cách làm này tạo lại điều kiện cho chính quyền cấp tỉnh tập trung các nguồn lực lớn trong tay mình và vô hình chung lại tạo ra một cơ chế xin – cho giữa chính quyền cấp trên với các cấp chính quyền bên dưới ở mỗi địa phương 6 . Điều đó làm tăng tình trạng phụ thuộc của các cấp chính quyền bên dưới vào cấp trên. Cũng không 6 Xem thêm Báo cáo đánh giá chi tiêu công 2005 của Ngân hàng thế giới. [...]... quyết toán ngân sách địa phương cho thấy một vài tiến bộ Song việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật tài chính ngân sách đang thực sự là vấn đề lớn, đáng lo ngại, cần được xem xét, bàn thảo để tìm ra giải pháp hiệu quả để quản lý tốt ngân sách nhà nước 4 Một số hướng cải cách phân cấp quản lý ngân sách Từ phân tích thực tế tình hình phân cấp quản lý ngân sách và các nguyên tắc về phân cấp ngân sách có thể... phạm pháp luật về dự toán ngân sách địa phương, đồng thời HĐND có cơ sở để tổ chức giám sát việc sử dụng ngân sách Nhà nước theo quy định 15 Kết luận Kinh nghiệm các nước cũng như các phân tích lý thuyết đã chỉ ra rằng phân cấp ngân sách là một quá trình khó khăn, phức tạp, chịu sự tác động của nhiều yếu tố Phân cấp ngân sách đem lại nhiều lợi ích trong quản lý ngân sách, song nó cũng chứa đựng các... bổ, chấp hành và quyết toán ngân sách Quy trình ngân sách theo kiểu truyền thống dựa trên cơ sở tổng nguồn lực hiện có và hệ thống các chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành để xây dựng dự toán và phân bổ ngân sách, dẫn đến hiệu quả quản lý ngân sách thấp, không gắn giữa kinh phí đầu vào với kết quả đầu ra, chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, không có tầm nhìn trung hạn, ngân sách bị phân bổ dàn trải,... toán NSNN, mỗi cấp ngân sách có thời gian và điều kiện để xem xét chi tiết, kĩ lưỡng ngân sách cấp mình, tăng tính công khai, minh bạch của NSNN Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay thì Việt Nam chưa thể thực hiện ngay được mô hình không lồng ghép các cấp ngân sách do việc phân cấp kinh tế – xã hội giữa các cấp chính quyền ở địa phương vẫn chưa thống nhất, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang thí điểm... dựng một hệ thống phân cấp đầy đủ, rõ ràng giữa các cấp ngân sách, đảm bảo tính thống nhất quản lý của NSNN, vừa tạo tính chủ động cho ngân sách địa phương Phân cấp phải đi đôi với trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương và nâng cao tính công khai minh bạch ngân sách liên quan đến lập và quyết toán ngân sách hằng năm của các cấp ngân sách và đơn vị thụ hưởng 16 Tài liệu tham khảo chính ADB... (2010) “ Một số vấn đề về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước” Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 26 (2010) 34-10 Ngân hàng thế giới 1996 "Vietnam Fiscal Decentralization and Delivery of Rural Services," In, 220 p Washington D.C Ngân hàng thế giới 2001 "The Vietnam Public Expenditure Review 2000," In Hanoi Ngân hàng thế giới và -CHXH CN Việt Nam 2005 Vietnam Management Public Expenditure for Poverty... toán ngân sách của tỉnh mình trên cơ sở số kiểm tra được giao Bảng 2: So sánh chênh lệch quyết toán và dự toán ngân sách địa phương (%) Chỉ tiêu Thu NSNN trên địa bàn Chi NSDP Trung bình 262,2 232,9 Độ lệch chuẩn 126,1 46,3 Lớn nhất 890,3 369,9 Nhỏ nhất 100,1 147,0 (Tính toán từ số liệu BTC, 2010) Tương tự, trong khâu quyết toán ngân sách, cấp tỉnh vẫn phải chủ động tính toán dựa trên số liệu phân bổ ngân. .. cách sau: Thứ nhất, thiết kế lại hệ thống ngân sách nhà nước Theo kinh nghiệm quốc tế, trong hệ thống NSNN của phần lớn các nước trên thế giới như Đức, Mỹ, Canada, Trung Quốc, Thái Lan…, các cấp ngân sách không lồng ghép với nhau, ngân sách từng cấp do Quốc hội và HĐND cấp đó quyết định Với mô hình không lồng ghép như vậy, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp ngân sách được quy định rõ ràng hơn, đơn giản... lực, thậm chí làm vô hiệu hóa các quyết định phân cấp ngân sách Thứ sáu, vấn đề vay nợ của địa phương và kỷ luật ngân sách Hiện nay theo khoản 3 điều 8 Luật Ngân sách nhà nước thì các địa phương được huy động vốn đầu tư 11 cơ sở hạ tầng của với mức dư nợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh Tuy nhiên việc quy định tỷ lệ đồng nhất... chính quyền địa phương song việc giám sát sử dụng nguồn lực này và trả nợ vẫn là vấn đề cần có những quy định cụ thể hơn Nếu không có những quy định chặt chẽ về trách nhiệm của chính quyền địa phương trong vay và sử dụng nợ thì có thể xảy ra tình trạng “ ràng buộc ngân sách lỏng” và các địa phương sẽ có thể “ vay nợ để trả nợ” rất nguy hiểm cho ngân sách nhà nước Kỷ luật ngân sách cũng là vấn đề đáng . ngân sách. Phân cấp quản lý ngân sách hiện nay gồm có phân cấp nhiệm vụ thu và chi NSNN. Các cấp ngân sách của Việt Nam được thiết kế theo mô hình Búp bê Nga, ngân sách cấp trên bao hàm ngân. ngân sách cấp trên bao hàm ngân sách các cấp dưới. Ngân sách nhà nước được chia thành ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. 2.1 Về phân cấp thu ngân sách giữa trung ương và địa phương thấy rõ là tỷ lệ thu ngân sách địa phương trong tổng ngân sách nhà nước tăng mạnh kể từ sau khi áp dụng luật ngân sách 2002. Nếu không tính thu NSNN từ dầu thô thì thu ngân sách địa phương chiếm

Ngày đăng: 14/08/2014, 20:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w