TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 67, 2011 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH, TẬP TÍNH SINH HOẠT, KHẢ NĂNG VÀ TẬP TÍNH SINH SẢN CỦA LỢN RỪNG THÁI LAN NHẬP NỘI NUÔI Ở MIỀN TRUNG VIỆT NAM
Trang 1TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 67, 2011
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH, TẬP TÍNH SINH HOẠT, KHẢ
NĂNG VÀ TẬP TÍNH SINH SẢN CỦA LỢN RỪNG THÁI LAN NHẬP NỘI
NUÔI Ở MIỀN TRUNG VIỆT NAM
Lê Đình Phùng, Hà Thị Nguyệt Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định một số đặc điểm về ngoại hình, tập tính sinh
hoạt, khả năng và tập tính sinh sản của lợn rừng Thái Lan nhập nội Nghiên cứu được tiến hành
trên 362 lợn (34 đực giống, 136 nái và 192 lợn con) tại cơ sở chăn nuôi Trung Sơn Đà Nẵng Số
lợn này được bố trí vào 34 ô chuồng, mỗi ô gồm có 1 lợn đực 4 lợn nái và con của chúng Lợn
nghiên cứu được nuôi theo hình thức bán hoang dã Lợn rừng Thái Lan có đầu nhỏ, thon, dài;
hai bên má có hai bạc má; tai nhỏ, vểnh và hướng về phía trước Lợn rừng có 42 cái răng,
trong đó 4 răng nanh rất phát triển, đặc biệt là ở con đực Màu lông trên cơ thể lợn rừng không
đồng nhất; lông bờm ở gáy tốt và cứng, ở con đực phát triển hơn ở con cái, một gốc chân lông
có 3 ngọn chụm lại thành cụm Lợn rừng mới sinh toàn thân có 6 sọc chạy dọc hai bên mình từ
hốc tai đến khấu đuôi, sau 5 - 6 tháng tuổi các sọc này mất hẳn và toàn thân phủ màu đen hoặc
nâu đậm Lợn rừng thường đào bới, ủi đất để tìm kiếm thức ăn Lợn ưa sống cùng bầy đàn Khả
năng tự vệ và phòng vệ của lợn rừng rất cao Lợn rừng đẻ tự nhiên không cần sự can thiệp của
con người, là loài cam con, nuôi con khéo Hầu hết lợn mẹ không có biểu hiện sát nhau và
100% lợn mẹ ăn nhau sau khi đẻ Năng suất sinh sản của lợn rừng Thái lan tương đối thấp Lợn
rừng Thái Lan có số con sơ sinh 5,87 con/lứa; số lợn con còn sống đến 24 giờ sau khi sinh 5,2
con/lứa, trong đó lợn đực chiếm tỉ lệ 56,7%; khối lượng sơ sinh lợn con đạt 0,37 kg/con; số con
cai sữa đạt 4,43 con/lứa; khối lượng cai sữa lúc 120 ngày tuổi đạt 13,83 kg; khoảng cách giữa
các lứa đẻ là 229,3 ngày
Từ khóa: Lợn rừng, Thái Lan, Ngoại hình, Tập tính, Sinh sản
1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn rừng và lợn địa phương miền núi ở
Việt Nam được xem là một nghề mới có nhiều triển vọng và thu hút được sự quan tâm
của nhiều người chăn nuôi Với các đặc điểm tốt như: khả năng thích nghi và chống
chịu tốt với điều kiện khắc nghiệt, có thể tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên, yêu cầu
về kỹ thuật chăn nuôi không cao, người chăn nuôi lợn rừng đang hi vọng về một loại vật
nuôi ít rủi ro nhưng cho lợi nhuận kinh tế cao hơn các đối tượng nuôi truyền thống Hầu
hết các trang trại lợn rừng hiện tại chăn nuôi theo hình thức bán hoang dã, chủ các trang
Trang 2trại nuôi lợn rừng chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi và tài liệu tham khảo nên còn gặp nhiều khó khăn
Các thông tin về đặc điểm ngoại hình, tập tính, khả năng sinh sản của vật nuôi
có ý nghĩa ứng dụng to lớn đối với kỹ thuật chăn nuôi Sinh sản là đặc tính quan trọng
để duy trì và phát triển nòi giống Các tính trạng sinh sản còn là các tính tr ng khởi đầu của hiệu quả chăn nuôi Sinh sản càng có vai trò quan trọng hơn khi số lượng quần thể hạn chế và địa bàn phân bố hẹp [1] Điều này đặc biệt quan trọng với các đối tượng chăn nuôi mới, các đối tượng đang trong quá trình nuôi thử nghiệm như lợn rừng Những nghiên cứu về các đặc điểm trên nhằm cung cấp những thông tin khoa học làm nguồn tư liệu cho các nhà chăn nuôi lợn rừng là hết sức cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và hạn chế những rủi ro trong quá trình nuôi
Phần lớn số lượng lợn rừng đang được nuôi ở Việt Nam là lợn rừng có nguồn gốc từ Thái Lan [6] Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu hệ thống về các đặc điểm sinh học và khả năng sinh sản của giống lợn này trong điều kiện chăn nuôi Việt Nam Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “nghiên cứu đặc điểm ngoại hình, tập tính sinh hoạt hằng ngày, khả năng và tập tính sinh sản của đàn lợn rừng Thái Lan nhập nội”
2 Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên 362 con lợn rừng Thái Lan Trong đó: lợn sinh sản có 34 lợn đực và 136 lợn nái, lợn sinh trưởng có 192 con Lợn nghiên cứu được nuôi theo hình thức bán hoang dã, tại trang trại lợn rừng của công ty cổ phần Trung Sơn,
Đà Nẵng Số lợn này được bố trí nuôi vào 34 ô chuồng Mỗi ô chuồng gồm có: 1 lợn đực giống, 4 lợn nái và lợn con của chúng Diện tích các ô chuồng rộng 500m2
, bốn phía được bao bọc bằng thép B40, cao 2m Trong khuôn viên mỗi ô chuồng được bố trí hai chuồng lợn đẻ, hai máng ăn, hệ thống ống dẫn nước và có trồng nhiều cây xanh Chuồng lợn đẻ có kích thước 2m x 2m x 1,5m Hai máng ăn được xây bằng ximăng; trong đó, một máng ăn dành cho lợn con tập ăn và lợn choai với kích thước 100cm x 20cm x 15cm được bao bọc bằng thép B40, máng ăn còn lại dành cho lợn trưởng thành với kích thước 200cm x 20cm x 15cm
Lợn được cho ăn ngày 3 bữa Vào lúc 7 giờ sáng lợn được cho ăn cám gạo Vào lúc 14 giờ chiều lợn được cho ăn các loại phụ phế phẩm như bèo thân chuối, rau muống,
củ sắn và vào lúc 17 giờ lợn được cho ăn bổ sung thêm cám Lượng cám gạo cho mỗi
Trang 3lần ăn của 1 lợn choai từ 2 - 4 tháng tuổi là 0,3 kg; lợn hậu bị ≥ 5 tháng tuổi và lợn mang thai là 0,5 kg và lợn nái đẻ là 1,5 kg
Các chỉ tiêu liên quan đến đặc điểm ngoại hình của đàn lợn như: hình dáng, màu sắc lông da, sự phân bố màu sắc các vùng lông trên cơ thể và các tập tính như: đi lại, tìm kiếm thức ăn, nước uống, ngủ, vui chơi và tập tính sinh lý, sinh sản của chúng được
thu thập thông qua theo dõi và quan sát trực tiếp
Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản lợn nái và sinh trưởng của lợn con như:
số con sơ sinh (con/lứa), số lượng con còn sống sau 24 giờ (con/lứa), khối lượng sơ sinh (kg/con), số con cai sữa (con/lứa), số ngày lợn con theo mẹ (ngày), khối lượng cai sữa (kg/con), khoảng cách lứa đẻ (ngày) được xác định theo phương pháp thường quy Các
số liệu được phân tích bằng phần mềm Genstat (2004) Các giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của tính trạng được đề cập
3 Kết quả thảo luận
3.1 Đặc điểm ngoại hình của lợn rừng Thái Lan nhập nội
Kết quả quan sát và theo dõi về đặc điểm ngoại hình của lợn rừng Thái Lan nhập nội được mô tả theo đặc điểm của từng phần như sau:
Phần Đầu: Lợn rừng Thái Lan có đầu nhỏ thon ngắn, mõm dài, mặt thon nhọn
hình tam giác Má của lợn gọn, không phệ, hai bên má có hai bạc má Đầu của lợn phủ hoàn toàn một màu đen, nâu đất hoặc hơi bạc Mũi mềm nhưng rất khỏe dùng để ủi đất tìm kiếm thức ăn Răng của lợn rừng Thái Lan có tất cả 42 cái, hàm trên có 20 cái, hàm dưới có Răng nanh của con đực phát triển hơn của con cái và chìa ra ngoài, đó là
vũ khí tự vệ của chúng Hai răng nanh hàm dưới cong lên, nhọn và có màu trắng ngà Hai mắt to tròn, lồi Tai nhỏ, vểnh, mỏng và hướng về phía trước không cụp xuống như đối với lợn nhà Không có sự khác nhau ở phần đầu của lợn đực và lợn cái khi chúng còn nhỏ Khi trưởng thành lợn cái có đầu và mõm dài hơn so với lợn đực; màu lông phần đầu của lợn cái có màu nâu, nâu đất hoặc màu hơi bạc trong khi đó ở lợn đực hoàn toàn là màu đen
Phần Mình: Phần mình của lợn con phụ thuộc nhiều vào lợn mẹ của chúng,
những lợn nái sữa tốt, khéo nuôi con thì con tròn mình, trường hợp ngược lại con con
ốm Khi lợn trưởng thành (5 - 6 tháng tuổi) thì mình thon nhỏ dần về phía đuôi, hơi gầy, bụng gọn, đòn dài, lưng thẳng Lợn đực có hình dáng và kích thước lớn nhưng bụng gọn hơn so với lợn cái Phần mình lợn đực có bờm chạy từ đỉnh đầu đến giữa sống lưng, lông bờm dài và dựng thẳng Đặc biệt khi lợn gặp kẻ thù hay bị hoảng sợ thì bờm dựng đứng hung dữ để uy hiếp kẻ thù Lợn cái cũng có bờm nhưng không dài, dựng thẳng và rậm như ở lợn đực
Đặc điểm của bốn chân: Bốn chân của lợn rừng dài, nhỏ, hai chân sau dài hơn
hai chân trước Móng chân cao, khi đứng móng guốc nhỏ hướng về phía trước, hai
Trang 4móng treo không chạm đất, hai móng tiếp đất chụm lại với nhau, nhọn, chắc, có màu đen Vì vậy, lợn rừng di chuyển rất linh hoạt, nhanh nhẹn và nhẹ nhàng, ít tạo ra tiếng động
Bầu vú: Qua khảo sát 136 lợn nái mẹ thì có 132 nái mẹ bầu vú có 10 vú, chiếm
97,06%; chỉ 4 con có 8 vú, chiếm 2,94% Vú được chia làm 2 hàng đều nhau, rất ít vú
kẽ và vú lép (2 trong 132 lợn nái có vú kẽ) Vú lép thường gặp ở những lợn nái đã đẻ nhiều lứa, chủ yếu gặp ở những vú hàng sau
Đuôi: Lợn rừng Thái Lan con có đuôi nhỏ, thon, không có lông và chưa có chùm
lông hình rể quạt ở cuối đuôi Khi trưởng thành, đuôi của lợn rừng dài tới gối của chân sau Cuối đuôi có chùm lông hình rể quạt
Màu sắc lông da: Lợn con có 6 sọc chạy dọc thân mình từ hốc tai đến khấu đuôi
như sọc trái dưa gang, các sọc màu nâu xen kẽ với các sọc màu vàng, hung đen hoặc hung nâu Đến tháng thứ 5-6 thì các sọc này nhạt màu rồi mất hẳn Hai bên má của lợn
có hai bạc má màu trắng bạc và không thay đổi trong giai đoạn trưởng thành Vùng bụng có màu trắng đục, còn vùng lông chạy dọc sống lưng tới nửa lưng tạo thành dọc lông bờm, phần này thường có màu nâu đậm hoặc đen đậm
Sự phân bố màu sắc vùng lông trên cơ thể: Sự phân bố màu sắc lông trên cơ thể
lợn không đồng nhất Giai đoạn còn non thì lông nhỏ, mịn, càng lớn lên lông càng phát triển cứng và dài Một gốc chân lông có 3 ngọn và phần lông dọc theo sống lưng và cổ thường dày, dài, cứng, chân lông to hơn so với các vùng lông khác
3.2 Tập tính sinh hoạt của lợn rừng Thái Lan nhập nội
Vận động và đi lại: Lợn con từ khi ra khỏi cơ thể mẹ đến 3-4 ngày tuổi thường
thích tìm chỗ kín và ấm để nằm; chúng thường nằm quây quần, chồng chất lên nhau kể
cả những khi nhiệt độ cao nóng bức Phần lớn thời gian chúng dành để ngủ và bú sữa Lợn con sau 1 tuần tuổi thích chạy nhảy nô đùa, chúng ưa thích nơi có ánh nắng Khi nhiệt độ lên cao, thời tiết nóng bức lợn con thích vầy nơi có nước hoặc tắm mình dưới bùn Lợn từ 2 tháng tuổi trở lên thì ít vận động hơn Vào những ngày đông lạnh chúng thường tha rác làm ổ và nằm nghỉ ngơi Còn những ngày nhiệt độ lên cao, nóng bức chúng tìm nơi có nước hoặc bùn rồi tắm mình xuống đó Lợn rừng có thói quen sau khi
ăn no thì nằm nghỉ ngơi, sau đó mới dành thời gian cho vận động, đi lại và nô đùa
Thời gian ngủ nghỉ: Lợn con từ khi mới sinh đến 4 ngày tuổi ngủ cả ngày, chỉ
trừ thời gian bú sữa Lợn trưởng thành ngủ ít hơn, chúng ưu tiên thời gian cho vận động
và kiếm ăn Vào mùa hè, lợn rừng thường tìm nơi yên tĩnh và có bóng mát để nghỉ ngơi Thời gian ngủ nghỉ chủ yếu của lợn rừng là sau bữa ăn, vào buổi trưa và ban đêm
Tìm kiếm thức ăn: Lợn rừng dùng mõm để ủi và đào bới đất tìm kiếm thức ăn
trong lòng đất Chúng tìm kiếm thức ăn và ăn lai rai cả ngày, ưa ăn những loại thức ăn cứng, thích gặm cỏ và thân cây
Trang 5Tập tính uống nước: Lợn con rất thích liếm láp những nơi ẩm ướt Khi trưởng
thành chúng lại thích uống nước tự do Lợn rừng không thích uống nước vòi như lợn nhà
Tập tính tự vệ và phòng vệ: Lợn con phản xạ rất nhanh khi có tiếng động lạ,
tiếng khua mạnh Khi có con vật lạ tấn công thì chúng chạy nhanh về phía mẹ và những con lớn trong đàn đồng thời tập trung lại thành cụm và thường quay đầu hướng về phía
kẻ thù để quan sát Lợn choai và lợn bố mẹ khi nghe có tiếng động lạ, có con vật lạ hoặc người tấn công thì cả đàn chạy loạn lên, túm tụm lại với nhau và hướng đầu ra phía đối phương để quan sát và phòng thủ (tự vệ tập thể) Lợn rừng khi thả vào đàn lạ thường bị các con khác trong đàn đuổi cắn
Tập tính bầy đàn-gia đình: Lợn rừng rất thích sống theo bầy đàn đông, chúng
thường quây quần, nô đùa cùng nhau Khi lợn còn nhỏ, chúng thích sống theo mẹ Trong thời kỳ sinh sản, khi lợn mẹ đẻ nếu không kịp thời nhốt lợn con vào chuồng đẻ thì lập tức bị các con khác trong đàn cắn chết Vì vậy, người chăn nuôi cần phải thường xuyên quan sát để kịp thời phát hiện và nhốt riêng con mẹ khi chúng có những biểu hiện sắp đẻ Khi lợn con đã cứng cáp mới thả ra để gia nhập vào đàn Vào những ngày trời mưa, lợn rừng thường nằm quây quần chồng chất lên nhau, những con lớn nằm phía dưới, con con leo lên nằm phía trên con lớn Lợn con càng nhỏ thì nằm phía trên tạo thành thế giống như hình nóc chùa Những ngày trời nắng ấm lợn thích ra nắng để sưởi
ấm và đùa nghịch, đặc biệt là lợn con
Tập tính thải phân và nước tiểu: Lợn rừng thải phân, nước tiểu tự do Chúng
thường tìm những nơi ẩm ướt và mát mẻ để thải phân và nước tiểu
3.3 Tập tính và khả năng sinh sản của lợn rừng Thái Lan nhập nội
Hoạt động chửa đẻ: Vào những ngày sắp đẻ, lợn rừng thường có các biểu hiện:
bụng sà, vú căng, âm hộ sưng, đi lại khó khăn, trạng thái bồn chồn Lợn mẹ hung dữ hơn ngày thường, chúng bắt đầu tha rác, cỏ, cây để làm ổ đẻ Lợn thường làm ổ ở những nơi vắng vẻ như góc chuồng Hầu như không có hiện tượng sát nhau nào ở lợn rừng, 100% lợn mẹ ăn hết nhau thai của chúng Sau khi đẻ, lợn mẹ trở nên rất hung dữ và sẵn sàng tấn công các động vật tiến lại gần, kể cả người chăm sóc và thú y viên Có một số
ít trường hợp lợn mẹ cắn chết con sau khi sinh
Một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản của lợn mẹ: Khả năng sinh sản của lợn nái
được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu về sinh lý sinh sản của lợn mẹ và sinh trưởng của lợn con Các tham số thống kê được sử dụng để đánh giá bao gồm: giá trị trung bình, giá trị tối đa, giá trị tối thiểu, độ lệch chuẩn Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 1
Trang 6Bảng 1 Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn rừng Thái lan
Khối lượng con sơ sinh (kg/con) 42 0,37 0,33 0,47 0,03
Trong đó: n là số mẫu, X là trung bình, Min là giá trị tối thiểu, Max là giá trị tối đa, S
là độ lệch chuẩn
Kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng sinh sản của lợn rừng Thái Lan nhập nội tương đối thấp Giá trị trung bình về số con sơ sinh là 5,87 con/ổ; số lợn con còn sống đến 24 giờ sau khi sinh là 5,2 con/lứa, trong đó lợn đực chiếm tỉ lệ 56,7%; khối lượng
sơ sinh lợn con đạt 0,37 kg/con; số con cai sữa là 4,43 con/lứa; trọng lượng cai sữa lúc
120 ngày tuổi đạt 13,83 kg; khoảng cách lứa đẻ là 229,3 ngày
Giá trị về số lượng lợn con sơ sinh của lợn Thái Lan nhập nội trong nghiên cứu này (5,87 con/lứa) thấp hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của Tăng Xuân Lưu và cộng sự (2010) với 7,8 con/lứa trên cùng đối tượng Giá trị độ lệch tiêu chuẩn về chỉ tiêu này khá lớn so với giá trị trung bình, 2,17 Điều này cho thấy, có thể nâng cao chỉ tiêu số con sơ sinh của lợn rừng Thái Lan như cải thiện điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng Kết quả tỉ lệ lợn đực/lứa thu được (56,7 %) phù hợp với kết quả nghiên cứu của Tăng Xuân Lưu và cộng sự (2010) với với tỉ lệ đực/ cái khoảng từ 52 đến 60% Tiềm năng về sinh sản của lợn rừng Thái Lan là lớn hơn so với lợn địa phương Vân Pa của Việt Nam Các chỉ tiêu số lượng lợn con còn sống đến 24 giờ và khối lượng sơ sinh của lợn rừng Thái Lan nhập nội của nghiên cứu này (5,2 con/lứa và 0,37 kg/con) cao hơn so với lợn Vân Pa nuôi ở Quảng Trị trong nghiên cứu của Trần Thanh Hải và Lê Đình Phùng (2009) (5,02 con/lứa và 0,29 kg/con) Nếu xem xét với các giống địa phương khác của Việt Nam như lợn Mường Khương đẻ 5 con/lứa, lợn Mẹo Nghệ An 6 - 7 con/lứa, lợn Cỏ 6 - 7 con/lứa [3] thì lợn rừng Thái Lan nhập nội không thua kém nhiều về số con sinh ra còn sống/lứa
so với các giống khác
Kết quả nghiên cứu về khối lượng lợn con sơ sinh (0,37 kg/con) thấp hơn so với kết quả của Võ Văn Sự và Tăng Xuân Lưu (2008) với 0,49kg/con Khối lượng lợn rừng lúc cai sữa ở 120 ngày tuổi của nghiên cứu này (13,83 kg/con) là tương đối cao và kết quả này tương đương với nghiên cứu của Võ Văn Sự và Tăng Xuân Lưu (2008)
Trang 74 Kết luận và đề nghị
Lợn rừng Thái Lan có đầu nhỏ, thon, dài; hai bên má có hai bạc má; tai nhỏ, vểnh và hướng về phía trước Lợn rừng có 42 cái răng, trong đó 4 răng nanh rất phát triển, đặc biệt là ở con đực Màu lông trên cơ thể lợn rừng không đồng nhất; lông bờm ở gáy tốt và cứng, ở con đực phát triển hơn ở con cái, một gốc chân lông có 3 ngọn chụm lại thành cụm Lợn rừng mới sinh toàn thân có 6 sọc chạy dọc hai bên mình từ hốc tai đến khấu đuôi, sau 5 - 6 tháng tuổi các sọc này mất hẳn và toàn thân phủ màu đen hoặc nâu đậm Lợn rừng thường đào bới, ủi đất để tìm kiếm thức ăn; ưa sống cùng bầy đàn Khả năng tự vệ và phòng vệ của lợn rừng rất cao
Lợn rừng đẻ tự nhiên không cần sự can thiệp của con người, là loài ham con, nuôi con khéo Hầu hết lợn mẹ không có biểu hiện sát nhau và 100% lợn mẹ ăn nhau sau khi đẻ Năng suất sinh sản của lợn rừng Thái lan tương đối thấp Lợn rừng Thái Lan
có số con sơ sinh 5,87 con/lứa; số lợn con còn sống đến 24 giờ sau khi sinh 5,2 con/lứa, trong đó lợn đực chiếm tỉ lệ 56,7%; khối lượng sơ sinh lợn con đạt 0,37 kg/con; số con cai sữa 4,43 con/lứa; khối lượng cai sữa lúc 120 ngày tuổi đạt 13,83 kg; khoảng cách giữa các lứa đẻ là 229,3 ngày
Cần tiếp tục nghiên cứu khả năng sinh trưởng của lợn rừng Thái Lan nhập nội trong các hệ thống chăm sóc nuôi dưỡng khác nhau, cũng như nghiên cứu quan hệ di truyền giữa lợn rừng Thái lan nhập nội với các nhóm lợn rừng cũng như lợn địa phương
ở Việt Nam như Kiềng Sắt ở Quảng Ngãi, Elic ở Thừa Thiên Huế, Vân Pa ở Quảng trị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bourdon, R M., Understanding Animal Breeding Colorado State University Prentice
Hall Upper Saddle River, NJ 07458, 1997
[2] GenStat VSN International Ltd., Genstat user's guide 7th version, VSN International,
Wilkinson House, Jordan Hill Road, Oxford, UK, 2004
[3] Lê Viết Ly và cs, Chuyên khảo bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở Việt Nam, Nxb Nông
nghiệp, , 1999
[4] Tăng Xuân Lưu, Trần Thị Loan, Võ Văn Sự, Nguyễn Văn Thành và Trịnh Phú Ngọc,
Một số đặc điểm sinh học của đàn lợn Rừng Thái Lan nhập nội và lợn Rừng Việt Nam,
Khoa học và Công nghệ, Viện Chăn nuôi Quốc gia, 25,(2010), 12-19
[5] Trần Thanh Hải và Lê Đình Phùng, Khả năng sinh trưởng và sinh sản của lợn bản địa Vân Pa (lợn Mini Quảng Trị), Quảng Trị, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Giống cây trồng vật nuôi, tập I, 12, (2009), 153-157
[6] Võ Văn Sự, Tổng quan về chăn nuôi lợn rừng ở Việt Nam từ 2005 - 2009, Hội thảo chăn nuôi lợn rừng Phía Bắc Hà nội: Viện Chăn nuôi Quốc gia, 2009
Trang 8[7] Võ Văn Sự, Tăng Xuân Lưu, Kết quả bước đầu nuôi lợn rừng Thái thuần tại Ba Vì và Bắc Giang, Báo cáo khoa học, phần Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi Quốc gia, Hà Nội,
2008
APPEARANCE, DAILY ACIVIVITIES AND REPRODUCTIVE BEHAVIOUR AND CAPACITY OF THAILAND INDEGENOUS PIGS RAISING
IN THE CENTRAL REGION OF VIETNAM
Le Dinh Phung, Ha Thi Nguyet College of Agriculture and Forestry, Hue University
SUMMARY
This study was aimed at identifying the appearance, daily activities and reproductive behavior and capacity of Thailand indigenous pigs The study was conducted on 362 pigs (34 boars, 136 sows and 192 piglets) at Trung Son station Pigs were allocated in 34 stables (1 boar,
4 sows and their progeny) Pigs were raised semi-free ranging Pigs have a small and slim head, small ear directing ahead Pigs have 42 teeth of which 4 big carmine teeth, especially of boars Hair color is not homogenous Three hair fibers originate from one source Newly born pigs have 6 color stripes at both sides of the body stretching from ear to the tail; these color stripes are disappeared when pigs are at the age of about 5-6 months, when all hair and skin of pigs are black Pigs excavate to find foods and like to be in a herd Pigs have a high defensive behavior Pigs deliver naturally without human intervention All sows have no problems of retained placenta and eat placenta after delivery Thailand indigenous pigs have a rather low reproductive capacity with litter size at birth of 5,87 piglets/litter; litter size at 24 hours after birth of 5,2 piglets/litter; body weight at birth of 0,37 kg/piglet; litter size at weaning of 4,43 piglets/litter; body weight at 120 day weaning of 13,83 kg; calving interval of about 229,3 days